Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Hoạt động kinh tế, văn hóa của cộng đồng người việt nam tại tỉnh salavan (lào) từ năm 1986 đến năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.76 MB, 103 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
–––––––––––––––––––––

SINGAMPHAI PHIMPHAPHONE

HOẠT ĐỘNG KINH TẾ, VĂN HÓA
CỦA CỘNG ĐỒNG NGƢỜI VIỆT NAM
TẠI TỈNH SALAVAN (LÀO)
TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2015

LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÂN VĂN

THÁI NGUYÊN - 2016

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
–––––––––––––––––––––

SINGAMPHAI PHIMPHAPHONE

HOẠT ĐỘNG KINH TẾ, VĂN HÓA
CỦA CỘNG ĐỒNG NGƢỜI VIỆT NAM
TẠI TỈNH SALAVAN (LÀO)
TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2015
Chuyên ngành: LỊCH SỬ VIỆT NAM


Mã số: 60.22.03.13

LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÂN VĂN

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS.Nguyễn Thị Quế Loan

THÁI NGUYÊN - 2016
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố. Các
thông tin, tài liệu trình bày trong luận văn này đã được ghi rõ nguồn gốc.

Thái Nguyên, ngày…….tháng…….năm 2016
Tác giả luận văn

Singamphai Phimphaphone

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – iĐHTN




LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tác giả luận văn xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo
hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Quế Loan, cùng các Thầy Cô trong tổ Lịch sử Việt

Nam của khoa Lịch sử, trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã chỉ
bảo tận tình, động viên, khích lệ tác giả trong suốt quá trình học tập.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn Ủy ban nhân dân tỉnh Salavan, Sở Lao
động và phúc lợi xã hội, Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Ngoại giao, Công an quản
lý người nước ngoài, Công an quản lý điều tra dân số tỉnh Salavan, Hội người
Việt tại tỉnh Salavan, Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Pakse và các đơn vị liên
quan khác đã tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt để tác giả hoàn thành luận văn.
Trong thời gian đi thực tế, tác giả luận văn đã nhận được sự giúp đỡ
nhiệt tình của các già làng, trưởng bản và những người cung cấp thông tin là
người Lào và người Việt ở nhiều làng, bản của tỉnh Salavan. Tác giả trân thành
cảm ơn sự giúp đỡ quý báu đó.
Cuối cùng, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới trường Cao
đẳng sư phạm Salavan, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tác
giả trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Thái Nguyên, ngày…….tháng…… năm 2016
Tác giả luận văn

Singamphai Phimphaphone

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ii
ĐHTN




MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................... i
Lời cảm ơn ....................................................................................................... ii
Mục lục ........................................................................................................... iii
Danh mục các chữ viết tắt ................................................................................ iv

Danh mục các bảng …………………………………………………………….v
MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 2
3. Đối tượng, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu ................................................ 5
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu.................................................... 6
5. Đóng góp của luận văn ................................................................................. 7
6. Bố cục luận văn ............................................................................................ 8
Chƣơng 1: KHÁI QUÁT VỀ TỈNH SALAVAN VÀ CỘNG ĐỒNG
NGƢỜI VIỆT NAM Ở TỈNH SALAVAN .................................................. 10
1.1. Khái quát về tỉnh Salavan ........................................................................ 10
1.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và dân cư ............................................. 10
1.1.2. Đặc điểm kinh tế và xã hội của tỉnh Salavan ......................................... 12
1.1.3. Quan hệ hợp tác kinh tế, văn hóa giữa Việt Nam - Salavan ................... 16
1.2. Cộng đồng người Việt Nam tại tỉnh Salavan ............................................ 18
1.2.1. Cộng đồng người Việt Nam tại tỉnh Salavan….………………………..18
1.2.2. Chính sách của chính phủ Lào đối với cộng đồng người Việt Nam ...... 31
Tiểu kết chương 1 ........................................................................................... 32
Chƣơng 2: HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA NGƢỜI VIỆT NAM Ở
TỈNH SALAVAN (1986-2015) ..................................................................... 34
2.1. Nông nghiệp ............................................................................................ 35
2.2. Buôn bán, dịch vụ .................................................................................... 38
2.3. Công nghiệp............................................................................................. 44
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –iii
ĐHTN




2.4. Sự đóng góp về kinh tế của người Việt Nam ở tỉnh Salavan .................... 46

Tiểu kết chương 2 ........................................................................................... 49
Chƣơng 3: ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỦA NGƢỜI VIỆT NAM Ở TỈNH
SALAVAN (1986-2015) ............................................................................... 51
3.1. Văn hóa vật chất ...................................................................................... 52
3.1.1. Ăn uống ................................................................................................ 52
3.1.2. Trang phục ............................................................................................ 58
3.1.3. Nhà ở .................................................................................................... 59
3.1.4. Phương tiện đi lại, vận chuyển .............................................................. 61
3.2. Văn hóa tinh thần ..................................................................................... 62
3.2.1. Ngôn ngữ và giáo dục ........................................................................... 62
3.2.2. Tín ngưỡng, tôn giáo ............................................................................. 65
3.2.3. Phong tục tập quán ................................................................................ 69
Tiểu kết chương 3 ........................................................................................... 80
KẾT LUẬN ................................................................................................... 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 84

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –iv
ĐHTN




DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết là

Đọc là

CHDCNH

Công hòa Dân chủ Nhân dân


Nxb

Nhà xuất bản

NDCM

Nhân dân Cách mạng



Quyết định

THVNL

Tổng hội Việt Nam tại Lào

TL

Tư liệu

TLS-PS

Tổng lãnh sự quán tại Pakse

TP

Thành phố

Tr


Trang

TTĐT

Thông tin điện tử

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –iv
ĐHTN




DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Thống kê dân số các dân tộc tại tỉnh Salavan năm 1995 ................. 11
Bảng 1.2: Thống kê Việt Kiều đã đăng ký hộ khẩu ở tỉnh Salavan năm 2015 ....... 25
Bảng 1.3: Thống kê người Việt Nam nhập cảnh tại tỉnh Salavan từ năm 20072015 ................................................................................................ 28
Bảng 1.4: Thống kê quê quán người Việt Nam cư trú tạm thời tại huyện
Laungam, tỉnh Salavan năm 2015 ................................................... 29
Bảng 2.1: Thống kê cơ cấu nghề nghiệp của người Việt Nam cư trú tạm
thời tại tỉnh Salavan năm 2015 ........................................................ 35
Bảng 2.2: Thống kê người Việt Nam làm nông nghiệp tại 4 nông trường ở
huyện Laungam năm 2015 .............................................................. 36
Bảng 2.3: Thống kê một số cửa hàng buôn bán lớn ở tỉnh Salavan năm 2015 ...... 40
Bảng 2.4: Thống kê một số cửa hàng buôn bán trung bình ở tỉnh Salavan
năm 2015 ........................................................................................ 41
Bảng 2.5: Thống kê cửa hàng buôn bán của người Việt Nam ở tỉnh
Salavan (năm 2015) ...................................................................... 42
Bảng 2.6: Thống kê các dịch vụ của người Việt Nam tại tỉnh Salavan (năm
2015)............................................................................................... 43


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – vĐHTN




MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lào là đất nước nằm trong khu vực Đông Nam Á gồm nhiều dân tộc,
mỗi dân tộc đều có đặc trưng văn hóa riêng của mình. Thực hiện đường lối đối
ngoại hòa bình, độc lập, hữu nghị và hợp tác; đa phương hóa, đa dạng hóa quan
hệ; sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của tất cả các nước, nước Cộng hòa Dân
chủ Nhân dân (CHDCND) Lào đã tăng cường mối quan hệ hợp tác với nhiều
nước trong đó có Việt Nam. Từ xa xưa, Việt Nam - Lào đã có mỗi quan hệ hữu
nghị đoàn kết và hợp tác toàn diện, đây là tài sản vô giá, là nhân tố quan trọng
trong sự phát triển của hai nước Việt Nam - Lào. Mối quan hệ đó đã được thể
hiện trong vần thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Việt - Lào hai nước chúng ta
tình sâu hơn nước Hồng Hà, Cửu Long”, Chủ tịch Lào Kaysone Phomvihane
đã từng nói “Trong lịch sử cách mạng thế giới đã có nhiều tấm gương sáng chói
về tinh thần quốc tế vô sản nhưng chưa ở đâu và chưa bao giờ có sự đoàn kết
liên minh chiến đấu đặc biệt lâu dài và toàn diện như vậy” [3].
Việt Nam và Lào có chung đường biên giới dài 2.069 km và có nhiều nét
tương đồng về lịch sử và văn hóa nhất là ở các tỉnh miền núi Tây Bắc, miền
Trung của Việt Nam với các tỉnh của Lào (Phongsaly, Huaphanh, Xiêng
Khoảng, Khăm Muộn, Savannakhet và các tỉnh hạ Lào Salavan và Attapeu...).
Điều kiện địa lý thuận lợi tạo điều kiện cho giao lưu văn hóa Việt Nam - Lào
và cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự hiện diện của
cộng đồng người Việt trên đất nước Lào.
Salavan là một tỉnh thuộc miền Nam của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân
dân Lào nằm trên cao nguyên Bolaven - Tạôi. Phía Đông giáp biên giới Việt

Nam với chiều dài 80 Km, đây là tỉnh có khá đông người Việt làm ăn, sinh
sống. Trong chiến tranh, họ đã cùng sát cánh với nhân dân Lào chiến đấu giành
độc lập. Thời bình, người Việt lại góp sức mình xây dựng đất nước Lào trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – 1ĐHTN




nhiều lĩnh vực như: kinh tế, văn hóa và xã hội. Do sống cộng cư với người Lào,
nên người Việt có những điểm tương đồng với văn hóa Lào. Tuy nhiên, họ vẫn
có những nét văn hóa đặc trưng. Để tìm hiểu sâu sắc về cuộc sống sinh hoạt của
người Việt định cư tại Salavan, tác giả đã quyết định chọn đề tài “Hoạt động
kinh tế, văn hóa của cộng đồng người Việt Nam tại tỉnh Salavan (Lào) từ
năm 1986 đến năm 2015” làm luận văn thạc sĩ.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Cho đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu về hoạt động kinh tế,
văn hóa của cộng đồng người Việt Nam tại tỉnh Salavan (Lào). Do đó, đây là
công trình nghiên cứu đầu tiên về vấn đề này. Tuy nhiên, trong quá trình thực
hiện đề tài, tác giả luận văn đã được tiếp cận một số tác phẩm, công trình
nghiên cứu có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp góp phần quan trọng giúp tác
giả thực hiện đề tài như:
Về sách: có cuốn “Lịch sử tỉnh Salavan” của Phoxay Sihachak, xuất bản
năm 2000. Trong cuốn sách này, Phoxay Sihachak đã đề cập đến quá trình hình
thành và phát triển của tỉnh Salavan, tuy nhiên, trong nội dung dân cư, tác giả
không viết về người Việt cũng như quá trình sinh sống của cộng đồng người
Việt Nam tại tỉnh Salavan.
Năm 2003, trong sách “Lịch sử mối quan hệ giữa Việt Nam - Lào” gồm 4
tập của nhóm các tác giả Lào, do Nhà xuất bản Quốc gia Lào phát hành, nhóm
tác giả đã đề cập nội dung về mối quan hệ hợp tác giữa hai nước Việt Nam Lào trong khoảng thời gian từ năm 1930 đến năm 2003. Đồng thời tác phẩm
này cũng đã cung cấp cho tác giả luận văn những tư liệu về quá trình hình

thành và định cư của người Việt Nam ở Lào. Qua đó, giúp cho tác giả xác định
và hiểu được thời gian đến định cư, lao động trong lịch sử của người Việt tại
Lào nói chung và tại tỉnh Salavan nói riêng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – 2ĐHTN




Tiếp đó, có thể kể đến tác phẩm“Vai trò của cộng đồng người Việt ở Lào
trong mối quan hệ Việt Nam-Lào” của tác giả Phạm Đức Thành, xuất bản năm
2006. Trong cuốn sách này, Phạm Đức Thành đã đề cập về cuộc sống sinh hoạt
của người Việt tại đất nước Lào và những đóng góp của cộng đồng người Việt
trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội....
Năm 2008, nhà xuất bản Khoa học xã hội Hà Nội xuất bản sách “Cộng
đồng người Việt ở Lào trong mối quan hệ Việt Nam - Lào” của tác giả Phạm
Đức Thành. Trong cuốn sách này, tác giả Phạm Đức Thành nghiên cứu về đời
sống sinh hoạt của công đồng người Việt định cư ở đất nước Lào trong mối
quan hệ hợp tác giữa hai nước Việt Nam - Lào. Những thuận lợi cũng như
những khó khăn của người Việt khi sinh sống ở đây.
Trong sách “Di cư và chuyển đổi lối sống trường hợp cộng đồng người
Việt ở Lào” của Nguyễn Duy Thiệu, xuất bản năm 2008 do Nhà xuất bản Thế
giới phát hành, tác giả Nguyễn Duy Thiệu đã cung cấp nội dung về nguyên
nhân cơ bản, các đợt di cư và sự thích ứng của người Việt Nam với cuộc sống
sinh hoạt ở Lào.
Năm 2014, Sở Ngoại vụ tỉnh Salavan đã cho xuất bản sách “Những quy
định quản lý người nước ngoài”. Cuốn sách là sự tổng kết những quy định
nhằm quản lý người nước ngoài ở Lào. Trên cơ sở những chính sách quản lý
chung đó, tỉnh Salavan áp dụng để quản lý người Việt Nam tại địa phương.
Về tạp chí, có thể nhắc đến bài viết “Nguyên nhân và các đợt di dân của
người Việt đến Lào” của tác giả Vũ Thị Vân Anh, Tạp chí Nghiên cứu Đông

Nam Á, số 2, tr. 37-43, năm 2007. Bài viết này đã tìm hiểu đến hoàn cảnh lịch
sử, nguyên nhân và các đợt di dân của người Việt Nam đến đất nước Lào.
Năm 2007, trong Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 9, tr. 47-49, có
bài viết “Đóng góp của Việt kiều trong đấu tranh giành độc lập của nhân dân
Lào giai đoạn những năm 30 của thế kỷ XX” của tác giả Nghiêm Thị Hải Yến.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – 3ĐHTN




Trong bài viết này, tác giả đã nói đến hoàn cảnh lịch sử của Lào, vai trò và sự
đóng góp quan trọng của Việt kiều trong cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân
dân Lào giai đoạn những năm 30 của thế kỷ XX.
Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 2, năm 2007 đã dành một chuyên đề
về vấn đề người Việt ở Lào. Trước hết, phải kể đến bài viết “Cộng đồng người
Việt tại Lào sinh tồn và giữ gìn bản sắc” của Nguyễn Duy Thiệu (tr 3-18) đã tìm
hiểu đến tình trạng và sự chuyển đổi, hòa nhập văn hóa và việc bảo tồn bản sắc
văn hóa trong môi trường mới ở Lào của cộng đồng người Việt Nam.
Cũng trong Tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á, số 2, xuất bản năm 2007,
bài viết “Tài liệu lưu trữ thời kỳ thuộc địa Pháp liên quan đến Cộng đồng người
Việt ở Lào” của tác giả Nguyễn Hào Hùng đã đề cập về cộng đồng người Việt
ở Lào trong thời kỳ thuộc địa Pháp và các tài liệu lưu trữ thời kỳ thuộc địa
Pháp (tr. 70-77). Bài viết “Chùa của người Việt ở Lào”, tr. 57-62. của tác giả
Nguyễn Lệ Thi lại nghiên cứu về các công trình kiến trúc, những ngôi chùa
Việt, điểm khác biệt trong bài trí, kiến trúc và tín ngưỡng tôn giáo của người
Việt Nam ở Lào. Còn trong bài viết của Nguyễn Duy Thiệu và Amthilo
Latthanho về “Bước đầu tìm hiểu luật pháp và chính sách của chính phủ Lào
đối với người nước ngoài và người Việt Nam tại Lào”, tr. 63-70 lại cung cấp
thông tin về luật pháp và chính sách của chính phủ Lào đối với người nước
ngoài nói chung, người Việt nói riêng đang sinh sống và làm ăn tại nước Lào.

Trong bài viết “Tiếp xúc giao lưu và chuyển đổi bản sắc trong nhóm hôn
nhân hỗn hợp Lào - Việt Nam, Việt Nam - Lào” của tác giả Xomthon Yerlo
bliayao (tr. 27- 36) đã tìm hiểu về vấn đề kết hôn và sự thay đổi của trong kết
hôn của người Việt tại đất nước Lào, sự giao thoa văn hóa của người Việt tại
Lào trong các gia đình hôn nhân hỗn hợp và thậm chí là sự chuyển đổi văn hóa
qua các thế hệ gia đình Lào - Việt.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – 4ĐHTN




Năm 2013, trong Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 12, tác giả
Nguyễn Văn Thoàn có bài “Chùa phật giáo trong đời sống văn hóa của hai dân
tộc Việt Nam - Lào”. Trong bài viết này, Nguyễn Văn Thoàn đã chỉ ra sự khác
biệt giữa công trình kiến trúc của các chùa Phật giáo của hai dân tộc Việt NamLào, từ sự khác biệt đó, thấy được bản sắc của hai dân tộc thể hiện trong kiến
trúc chùa. Bên cạnh đó, tác giả cũng nhấn mạnh vào đặc trưng văn hóa thể hiện
trong cách bài trí, thờ cúng.
Ngoài những công trình đã xuất bản kể trên, còn có Luận văn thạc sĩ,
chuyên ngành lịch sử, của trường Đại học sư phạm Thái Nguyên “Kinh tế -Văn
hóa của người Việt ở Thành phố Viêng Chăn Lào (1975-2014)” của học viên
Phongsavath Silipanya viết năm 2015.Tác giả luận văn nghiên cứu về
đời sống của cộng đồng người Việt, các hoạt động kinh tế và văn hóa của người
Việt tại thành phố Viêng Chăn trong giai đoạn từ năm thành lập nước Cộng hòa
Dân chủ Nhân dân Lào năm 1975 đến năm 2010, những đóng góp của cộng
đồng người Việt và sự giao thoa kinh tế- văn hóa của người Việt - Lào tại thành
phố Viêng Chăn.
Như vậy, các công trình nghiên cứu mà tác giả được tiếp cận đã ít nhiều
đề cập đến những vấn đề liên quan đến nội dung của đề tài mà tác giả đang
thực hiện. Song nhìn chung, các nghiên cứu trên chỉ mới tìm hiểu ở diện rộng
về một số khía cạnh hoạt động kinh tế, văn hóa của người Việt tại Lào mà chưa

đề cập tới hoạt động kinh tế văn hóa của người Việt Nam tại tỉnh Salavan,
những sắc thái đa dạng và cả những đặc trưng trong đời sống của cộng đồng
người Việt nơi đây. Mặc dù vậy, những công trình nghiên cứu đó đã giúp tác
giả luận văn có cơ sở và một số tư liệu cần thiết làm nền tảng, gợi mở hướng
nghiên cứu để tác giả hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình.
3. Đối tƣợng, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Các hoạt động kinh tế, văn hóa trong đời sống của cộng đồng người Việt
Nam tại tỉnh Salavan (Lào).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – 5ĐHTN




3.2. Nhiệm vụ
- Khái quát về tỉnh Salavan (điều kiện tự nhiên, xã hội…), quá trình định
cư của người Việt Nam tại tỉnh Salavan và nguyên nhân dẫn đến người Việt
định cư ở tỉnh Salavan.
- Nghiên cứu về các hoạt động kinh tế trong đời sống của người Việt
Nam ở tỉnh Salavan.
- Các hoạt động văn hóa trong đời sống cộng đồng người Việt Nam tại
tỉnh Salavan.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Các hoạt động kinh tế, văn hóa của người Việt Nam .
- Phạm vi không gian: Đề tài giới hạn không gian nghiên cứu tại tỉnh
Salavan (Lào)
- Phạm vi thời gian: Từ năm 1986 đến năm 2015 (từ khi Lào thực hiện
công cuộc Đổi mới, mở rộng việc hợp tác giao lưu, thúc đẩy phát triển kinh tế
với nhiều nước, đặc biệt là với Việt Nam).
4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu

4.1. Nguồn tư liệu
Để thực hiện đề tài này, tác giả đã sử dụng các nguồn tư liệu chủ yếu
sau đây:
- Tư liệu thành văn gồm:
+ Các công trình khoa học được xuất bản thành sách, các bài nghiên cứu
được đăng trên tạp chí, bài viết trên các báo... bằng tiếng Việt và tiếng Lào.
+ Tài liệu lưu trữ của Hội người Việt Nam và lưu trữ tại trường học của
người Việt ở tỉnh Salavan.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – 6ĐHTN




- Tư liệu điền dã: Do tác giả đề tài thu thập trong quá trình tìm hiểu về
cộng đồng người Việt tại thực địa. Trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu về hoạt
động kinh tế, văn hóa của người Việt Nam định cư tại tỉnh Salavan, tác giả đã
gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là việc thu thập tư liệu trong quá trình thực tế bởi
người Việt định cư rải rác ở các huyện trong tỉnh Salavan. Mặc dù vậy, tác giả
đã cố gắng khắc phục khó khăn, tìm tư liệu thực tế để đưa ra những kết luận
chính xác về đời sống kinh tế, văn hóa của người Việt ở đây.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài tác giả luận văn đã sử
dụng phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp logic để tìm hiểu, nghiên
cứu các sự kiện, hiện tượng theo trình tự thời gian (niên đại) và không gian từ
quá khứ đến hiện tại, để hiểu và làm rõ quá tình hình thành và phát triển trong
đời sống người Việt Nam tại tỉnh Salavan. Trong nghiên cứu vấn đề, việc sử
dụng phương pháp lịch sử giúp tác giả nghiên cứu các hiện tượng trong quá
khứ của cộng đồng người Việt. Vì thế, tác giả đã kết hợp sử dụng phương pháp
logic, nhằm đi sâu tìm hiểu bản chất, cái phổ biến và đặc trưng trong hoạt động

kinh tế văn hóa của người Việt tại tỉnh Salavan.
Để tìm hiểu về đời sống kinh tế, văn hóa của người Việt một cách đầy
đủ, tác giả đã sử dụng phương pháp điền dã dân tộc học thông qua việc phỏng
vấn trực tiếp người Việt Nam đang sinh sống và làm việc ở Salavan, quan sát
nơi ở và làm việc. Bên cạnh đó, trong quá trình nghiên cứu, tác giả vận dụng
các phương pháp tổng hợp, phân tích và so sánh, thống kê các số liệu để hoàn
thiện đề tài.
5. Đóng góp của luận văn
- Luận văn là công trình đầu tiên nghiên cứu về kinh tế, văn hóa của
người Việt Nam ở tỉnh Salavan (Lào).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – 7ĐHTN




- Luận văn là tài liệu tham khảo cho những người quan tâm về mối quan
hệ giữa Việt Nam - Lào, các môn học lịch sử quan hệ quốc tế, lịch sử Lào, lịch
sử văn hóa, tộc người...
- Luận văn là cứ liệu lịch sử khẳng định thêm về mối quan hệ đặc biệt
giữa Việt Nam - Lào trong quá khứ cũng như hiện tại.
6. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của
luận văn được trình bày theo 3 chương:
Chƣơng 1: Khái quát về tỉnh Salavan và cộng đồng người Việt Nam ở tỉnh
Salavan Chƣơng 2: Hoạt động kinh tế của người Việt Nam tại tỉnh Salavan
(1986-2015)
Chƣơng 3: Đời sống văn hóa của người Việt Nam ở tỉnh Salavan (1986-2015)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – 8ĐHTN





BẢN ĐỒ TỈNH SALAVAN
(NƯỚC CỘNG HÕA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO)

Nguồn: />File:Map_of_Saravan_Province,_Laos.jpg

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – 9ĐHTN




Chƣơng 1
KHÁI QUÁT VỀ TỈNH SALAVAN VÀ CỘNG ĐỒNG NGƢỜI VIỆT
NAM Ở TỈNH SALAVAN
1.1. Khái quát về tỉnh Salavan
1.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và dân cư
Salavan có diện tích 10.691 km2, là tỉnh nằm trên vùng bình nguyên của
cao nguyên Tạôi và cao nguyên Bolaven ở Đông nam Lào và nằm ở phía bắc
của 3 tỉnh: Champasak, Attapeu, Sekong. Phía bắc giáp tỉnh Savannakhet (275
km), phía nam giáp tỉnh Champasak (175 km), phía đông nam giáp tỉnh
Xekong (200 km), phía tây giáp tỉnh Amnatchalern của Thái Lan, phía đông
giáp các tỉnh Quảng trị, Huế của Việt Nam (80 km) [3].
Địa hình của Salavan chủ yếu là vùng bình nguyên trên cao nguyên Tạôi
nối liền với cao nguyên Bolaven, phía tây có rừng quốc gia Sebangnoune,
Phuxiengthong. Thời tiết của tỉnh Salavan chia thành 2 khu vực: vùng khí hậu
lạnh ở huyện Tạôi, Samour, Laungam và vùng khí hậu nóng gồm có huyện
Salavan, Khongsedone, Lakhonpheng,Toumlan và Vapi. Nhiệt độ trung bình

trong năm là 260c, nhiệt độ cao nhất 410c, nhiệt độ thấp nhất 070c. Thời tiết
nóng nhất vào tháng 3-5, thời tiết lạnh nhất tháng 12-1. Lượng mưa trung bình
1.800-2.000mm/năm. Sông Mê Công chạy qua tỉnh Salavan ở huyện Lakhonpheng
và Khongsedone có chiều dài 95 km bao gồm nhiều đảo nhỏ lớn như: đảo
Donkhut, Donphimai, Donkhiew, Donmakkeur đó là đường biên giới giữa
Salavan và tỉnh Amnatchalern của Thái Lan. Các con sông chính của tỉnh
Salavan bao gồm: Sedone, Sebangnoune, Sepone, Selanong, Sela mong,
Sepakane, Selana, Sekathet.
Trải qua nhiều biến động trong lịch sử, tỉnh Salavan cũng có sự phân chia
các đơn vị hành chính ở các giai đoạn khác nhau. Năm 1959-1963, tỉnh Salavan
gồm 6 huyện: Salavan, Laungam, Pakxong, Paksenay, Paksenok (Pakxong,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –10
ĐHTN




Paksenay, Paksenok thuộc tỉnh Champasak hiện nay) và Khongsedone. Năm
1976-1985 gồm 7 huyện: Salavan, Laungam, Khongsedone, Lakhonpheng,
Vapi, Toumlan. Từ năm 1986 đến nay tỉnh gồm có 8 huyện: Salavan,
Laungam, Khongsedone, Lakhonpheng, Vapi, Tạôi, Toumlan và Samuor.
Về dân cư, theo tạp chí “25 năm con đường phát triển tỉnh Salavan” xuất
bản năm 2000 đã thống kê: năm 2000 Salavan có 294.885 dân số, trong đó có
152.161 nữ, mật độ dân số 28 người/km2. Tỉnh Salavan có hơn 4.700 nhân
khẩu, 14 dân tộc gồm hai nhóm ngôn ngữ Lào - Tày và nhóm ngôn ngữ MônKhơme, mỗi dân tộc đều có tình đoàn kết truyền thống lâu
Bảng 1.1: Thống kê dân số các dân tộc tại tỉnh Salavan năm 1995
Dân tộc

STT


Số lƣợng (ngƣời)

Chiếm 100%

1

Lào

143 104

55,78

2

Katang

45 177

17,60

3

Suồi

19 297

7,52

4


Pako

11 512

4,48

5

Lavên

10,149

3,95

6

Tạôi

9 183

3,58

7

Phù Thai

3 934

1,53


8

In

4 104

1,59

9

Kađô

1 553

0,60

10

Nghẹ

3 381

1,31

11

Tộng

2 742


1,06

12

Ka Tu

1 296

0,50

13

Là nay

600

0,23

14

A Lăc

516

0,20

Nguồn: Theo sách “Lịch sử tỉnh Salavan” [tr.18-19]

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –11
ĐHTN





Tính đến năm 2015, Salavan có 393.489 người. Trong đó, có 202.006
nữ, gồm 5.000 hộ nhân khẩu. Mật độ dân số 37 người/km2, với 10 dân tộc chủ
yếu: Lào, Katang, Suồi, Lavên, Tạôi, Phù Thai, In, Nghẹ, A Lăc, Ka Tu. Trong
đó, dân tộc chiếm tỷ lệ đông nhất là dân tộc Lào (chiếm 60% dân số toàn tỉnh),
còn lại là các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khơ me. Mỗi dân tộc đều có
sắc thái văn hóa riêng của mình. Về văn hóa dân gian, phổ biến là khúc ca Lăm
Salavan và điệu múa Lăm vông Salavan.
Ngoài cư dân bản địa, tỉnh Salavan còn có người nước ngoài đến định
cư, sinh sống và làm việc như: người Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Việt Nam,
người Thái Lan, người Öc ...
1.1.2. Đặc điểm kinh tế và xã hội của tỉnh Salavan.
Sau khi giải phóng hoàn toàn đất nước (năm 1975), một trong những
nhiệm vụ cốt yếu hàng đầu của nước Lào nói chung, của tỉnh Salavan nói riêng
là tập trung khắc phục hậu quả chiến tranh, phát kinh tế - xã hội, đưa tỉnh
Salavan sớm thoát khỏi tình trạng kém phát triển, cải thiện đời sống nhân dân.
Nhận thức vai trò của mình đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc,
Đảng Nhân dân Cách mạng Lào sớm đề ra nhiều chủ trương, biện pháp để phát
triển kinh tế - xã hội Lào. Với chủ trương khôi phục và phát triển kinh tế, tổ
chức lại sản xuất, đẩy mạnh sản xuất lương thực, thực phẩm và hàng tiêu dùng;
đồng thời tranh thủ viện trợ quốc tế, nhằm đáp ứng các yêu cầu cần thiết của nhà
nước và của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào đề ra, nhân dân các bộ tộc Lào đã
phát huy hết tinh thần, trách nhiệm của mình, khai thác mọi thế mạnh, tiềm năng
sẵn có vào phát triển sản xuất, từng bước đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khó
khăn sau chiến tranh và làm cho kinh tế và đời sống nhân dân ổn định.
Trước những yêu cầu mang tính sống còn của thời đại. Với quyết tâm đưa
đất nước phát triển nhanh hơn nữa, dần hội nhập với dòng chảy chung của khu

vực và thế giới, Đại hội IV (năm 1986) của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào đã
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –12
ĐHTN




đi đến một quyết định lịch sử là tiến hành đổi mới đất nước một cách toàn diện
trên mọi lĩnh vực của đời sống, mà trước hết là điều chỉnh cơ cấu kinh tế. Nghị
quyết Đại hội chỉ rõ: “… Từng bước tiến hành công nghiệp hóa xã hội chủ
nghĩa nhằm xây dựng thành công cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã
hội…” [46, tr. 90]. Trên cơ sở của đường lối đổi mới, nước Cộng hòa Dân chủ
Nhân dân Lào từ một nước kém phát triển, đã từng bước xây dựng nền kinh tế
ngày càng phát triển, cải thiện đáng kể đời sống của nhân dân.
Đại hội Đảng bộ tỉnh Salavan lần thứ III đã diễn ra ngày 17 tháng 10
năm 1986 tại hội trường Ông Kẹo, trung tâm tỉnh Salavan, Trong Đại hội này
có Tổng bí thư Kaysone Phomvihane tham dự. Đại hội đã đề ra các định hướng
và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Salavan từ năm 1986-1990 đồng
thời đề ra Nghị quyết:
1. Đảm bảo vấn đề lương thực và thức ăn.
2. Ngăn chặn nạn phá rừng làm vườn.
3. Hoạt động phân chia khu kinh tế, có kế hoạch phát triển nông thôn
toàn diện và sử dụng tài nguyên thiên nhiên có hiệu quả.
4. Xây dựng cơ sở hạ tầng; mở rộng tuyền thông, giao thông vận tải.
5. Mở rộng thương mại và việc trao đổi hàng hóa.
6. Tiếp tục đào tạo nguồn nhân lực và nâng cao trình độ cán bộ cho các
lĩnh vực.
Thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Salavan lần III, Salavan đã
xây dựng cơ sở hạ tầng: giao thông vận tải, thủy lợi, bệnh viện, các trường
học…, tiêu biểu đó là việc hoàn thành xây dựng thủy điện Seset, xây dựng

đường số 20 và hoàn thành còn đường từ trung tâm tỉnh Salavan - TạôiiSamuor có chiều dài 160 Km, nhiều trường học được thành lập ở khắp nơi.
Xác định phát triển kinh tế là một trong những nhiệm vụ hàng đầu, tỉnh
Salavan đã có những chính sách cải thiện việc buôn bán, mở rộng sản xuất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –13
ĐHTN




hàng hóa nhằm mục tiêu tăng cường hàng hóa xuất khẩu, khuyến khích nhân
dân làm ruộng thay thế việc phá rừng làm nương ở miền núi, mở rộng diện tích
trồng lúa nước có năng xuất cao hơn trồng lúa nương nhằm giải quyết vấn đề
lương thực ở các huyện vùng núi như Tạôii, Samuor [46, tr. 95-100].
Kể từ năm 1986 đến nay, nước Lào nói chung, tỉnh Salavan nói riêng
ngày càng ổn định, quốc phòng - an ninh được giữ vững, trật tự an toàn xã hội
được bảo đảm, nhân dân có tinh thần đoàn kết, kinh tế tăng trưởng liên tục, đời
sống vật chất và tinh thần, văn hóa của nhân dân không ngừng được cải thiện.
Có kết quả đó là do kiên trì thực hiện đường lối đổi mới toàn diện với nguyên
tắc vừa mạnh dạn, vừa sáng tạo trong việc khai thác tiềm năng, sức mạnh của
dân tộc và tranh thủ sự giúp đỡ của quốc tế [50, tr. 180]. Từ năm 2011 đến năm
2015, Đảng NDCM Lào đang tập trung tổ chức triển khai Nghị quyết Đại hội
lần thứ IX của Đảng và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm lần thứ 7
(2011-2015) trên tinh thần bốn “đột phá”: Đột phá về mặt tư duy; đột phá mạnh
mẽ về phát triển nguồn nhân lực; đột phá về việc giải quyết hệ thống cơ chế,
chế độ, cải cách thủ tục hành chính Nhà nước; và đột phá trong việc giải quyết
xóa nghèo, xây dựng cơ sở hạ tầng cần thiết để làm cho đời sống của nhân dân
ngày càng tốt hơn, đưa đất nước thoát khỏi tình trạng nước chậm phát triển vào
năm 2020.
Nông nghiệp được xác định là ngành kinh tế chủ đạo của tỉnh Salavan,
diện tích dành cho việc sản xuất nông nghiệp là 100.000 ha. Trong đó, làm

ruộng 45.038 ha, diện tích trồng cây công nghiệp hơn 10.000 ha, trồng cà phê
20.042 ha [46, tr.10-11]. Các loại cây trồng có lúa, lạc, khoai lang, ngô, sắn,
dưa hấu, thuốc lá và các loại rau. Cây trồng nhiều nhất là cà phê, lạc, khoai
lang, ngô. Về cây ăn quả, có xoài, chuối, cam, mít, nhãn, sầu riêng, me... cây
công nghiệp chính được trồng là cao su và cà phê.
Ngành công nghiệp ở tỉnh Salavan chưa phát triển, ngoài nhà máy thủy điện
Selabam có công suất 5.5 MW, Seset1 (45 MW) và Seset2 [9, tr.1509-1510],
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –14
ĐHTN




Salavan có một số nhà máy chế biến gỗ thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài
sang tỉnh để hợp tác với nhà đầu tư Lào. Đó cũng là một trong những nguyên
nhân cho người nước ngoài sang Salavan để làm việc và định cư ở đây. Bên
cạnh đó, Salavan có nhà máy sản xuất bột ngô - khoai lang mới được xây dựng
5 năm trước. Các nhà máy này không chỉ sản xuất bột ngô - khoai lang mà còn
mua, bán ngô và khoai lang, điều này đã thúc đẩy ngành nông nghiệp ở tỉnh
Salavan ngày càng phát triển.
Về thủ công nghiệp, tỉnh Salavan có nhiều làng bản làm nghề thủ công,
sản phẩm tiêu biểu là đồ dùng trong gia đình như: đan làn, dệt chiếu, đan lẵng,
đan nong, đan liễn (típ xôi) để dùng trong nhà và bán ngoài chợ. Một nghề thủ
công nổi tiếng của tỉnh Salavan là nghề chạm gỗ, đồ khảm trai rất đẹp thu hút
nhiều khách du lịch tại Salavan mua làm kỉ niệm. Trong số các làng nghề, tiêu
biểu là Huội Hún, đây là làng văn hóa của tỉnh với sản phẩm thủ công nổi tiếng
là vải do phụ nữ dân tộc Katu - dân tộc chủ yếu sống ở làng dệt. Các sản phẩm
đặc sắc của Huội Hún thu hút nhiều khách nước ngoài đến vừa du lịch vừa tìm
hiểu văn hóa của dân tộc Katu ở bản Huội Hún mua về làm quà.
Giao thông đường bộ ở Salavan tương đối thuận lợi, các tuyến giao

thông chính là quốc lộ 13 nam, đường số 1 H, đường số 15A - 15B và đường số
20. Các điểm du lịch nổi tiếng ở đây có: Tạt Ló, nhà máy thủy điện Seset, Tạt
Súng, hang 9 nhánh, cao nguyên Bolaven. Người Lào vẫn có câu “Mak phao
Naxay, ping kay Napong, Lau khao Meung Khong, Lam vong Salavan ”(dịch
nghĩa: Quả dưa nhiều ở bản Na xay, gà nướng ngon ở bản Napông, rượu trắng
ngon ở huyện khongsedone, múa Lăm vông Salavan) với hàm ý thể hiện sự hấp
dẫn và phong phú của những địa danh du lịch ở tỉnh Salavan.
Cư dân Salavan có nền văn hóa tốt đẹp từ lâu đời, đa số họ theo đạo
Phật. Hàng tháng, người dân vào chùa làm lễ để cầu mong mang sự may mắn
cho mình và cả gia đình. Mỗi năm, các làng bản đều tổ chức lễ riêng gọi là Bun
Bản, còn các dân tộc Katang, Katu, Nghẹ có lễ hội lớn gọi là Bun La pự (lễ ăn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –15
ĐHTN




trâu 3 năm tổ chức một lần). Lễ hội lớn nhất ở tỉnh Salavan là lễ hội thi đua
thuyền được tổ chức vào tháng 9 trong năm, trong lễ hội, một nghi lễ phổ biến
là lễ buộc chỉ cổ tay.
Những món ăn đặc trưng của người dân ở Salavan là lạp Salavan, chèo
pa đẹc, chèo pa tau, chèo phác y khụ ... Trong một bữa cơm, không thể thiếu
chèo (nước chấm). Bên cạnh đó, những người nước ngoài đang sinh sống và
làm việc ở Salavan như người Trung Quốc, người Việt… ngoài việc nhanh
chóng hòa nhập với văn hóa của người Lào, họ cũng mang văn hóa của nước
mình thể hiện trong cách thức ăn uống, ngôn ngữ, tín ngưỡng tôn giáo, việc tổ
chức lễ tết riêng... tạo thành bức tranh văn hóa đa dạng ở tỉnh Salavan.
1.1.3. Quan hệ hợp tác kinh tế, văn hóa giữa Việt Nam-Salavan
Việt Nam và Lào là hai nước láng giềng có truyền thống hữu nghị, tình
anh em gắn bó kéo sơn từ lâu đời. Hai dân tộc Việt - Lào cùng chung dải

Trường Sơn hùng vĩ, cùng uống dòng nước sông Cửu Long. Trong lịch sử của
mình, hai dân tộc Việt - Lào luôn thủy chung son sắt, kề vai sát cánh bên nhau
để đấu tranh chống giặc ngoại xâm, giành lại độc lập, tự do cho quốc gia của
mình và nước bạn láng giềng. Nói về tình hữu nghị giữa Việt Nam - Lào Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã viết:
“Yêu nhau mấy núi cũng trèo
Mấy sông cũng lội mấy đèo cũng qua
Việt - Lào hai nước chúng ta
Tình sâu hơn nước Hồng Hà, Cửu Long”
Chủ tịch Xuphanuvong của Lào cũng đã khẳng định tình hữu nghị giữa
Việt Nam-Lào:“Cao hơn núi, dài hơn sông, rộng hơn đại dương, đẹp hơn
trăng rằm và thơm hơn mọi loại hoa thơm” [9, tr.9].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –16
ĐHTN




Sau thành lập nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, từ năm 1976 đến
năm1985, tỉnh Salavan đã kết bạn với các tỉnh Quảng Nam và Đà Nẵng của
Việt Nam. Hai bên thường tổ chức đoàn đại biểu thăm hỏi, trao đổi bài học
kinh nghiệm và giao lưu văn hóa lẫn nhau.
Từ năm 1993 đến năm 1997, tỉnh Salavan đã tiếp tục tăng cường mối
quan hệ hữu nghị và mối quan hệ đoàn kết đặc biệt với các tỉnh của Việt Nam
như: Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, thành phố Đà Nẵng và Quảng Nam. Cùng
với việc thăm hỏi, trao đổi bài học kinh nghiệm lẫn nhau, hai bên đã kí kết bản
ghi nhớ với các nội dung thỏa thuận hợp tác trong bảo vệ biên giới và hợp tác
kinh tế. Sau kí kết, hai bên đã thực hiện dự án xây dựng đường, dự án phân
vùng kinh tế ở huyện Samuor của tỉnh Salavan (Lào).

Từ năm 1998 đến nay, quan hệ Việt - Lào vẫn được giữ gìn và phát triển
ngày càng tốt đẹp. Việc hợp tác kinh tế- văn hóa tiếp tục được tăng cường.
Về kinh tế, tỉnh Salavan là nơi được các nhà đầu tư Việt Nam quan tâm
đến, đặc biệt là đầu tư vào chế biến lâm sản, sản xuất đồ nội thất bằng gỗ,
trồng, chế biến và xuất khẩu cao su.
Ngày 30 tháng 12 năm 2011, tại Viêng Chăn, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên
và môi trường Lào Akhom Toulanom đại diện cho Chính phủ Lào và ông Lê
Chí Hoàng - Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn cổ phần Cao su Dầu Tiếng
đã ký kết hợp tác kinh tế. Theo nội dung ký kết, phía Lào cho Công ty trách
nhiệm hữu hạn Cổ phần phát triển Cao su Dầu Tiếng thuê 4739 ha đất tại tỉnh
Champasak và tỉnh Salavan trong thời hạn 40 năm để trồng cây cao su phục vụ
nội địa và hướng đến xuất khẩu.
Đà Nẵng cũng là thành phố hợp tác với nhiều địa phương của Lào trong
đó có tỉnh Salavan. Trong giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2017, Đà Nẵng đã
ký kết biên bản ghi nhớ với tỉnh Salavan thực hiện liên hợp tác trên các lĩnh
vực: giáo dục- đào tạo, nông nghiệp…, Đà Nẵng cũng đã hỗ trợ 7 tỷ đồng giúp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –17
ĐHTN




×