Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Nồng độ magie huyết tương ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại bệnh viện trường đại học y khoa thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 92 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC

TẠ THỊ LƢỢNG

NỒNG ĐỘ MAGIE HUYẾT TƢƠNG
Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƢỜNG TÝP 2 TẠI BỆNH VIỆN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

THÁI NGUYÊN - 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC

TẠ THỊ LƢỢNG

NỒNG ĐỘ MAGIE HUYẾT TƢƠNG
Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƢỜNG TÝP 2 TẠI BỆNH VIỆN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
Chuyên ngành: Nội khoa
Mã số: 60.72.01.40

Hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ HOA



THÁI NGUYÊN - 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




i
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và làm luận văn tôi đã nhận được sự quan tâm giúp
đỡ rất nhiều của các Thầy Cô, Nhà trường, Bệnh viện, gia đình và bè bạn
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau đại học, các
Bộ môn của trường Đại học Y Dược Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi
học tập và nghiên cứu.
Với tất cả sự kính trọng, tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của
mình tới Tiến sĩ Nguyễn Thị Hoa, người Thầy đã trực tiếp truyền đạt cho tôi
những kiến thức, tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi và động viên tôi trong suốt quá
trình học tập cũng như quá trình hoàn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới:
- Thầy Cô, các kỹ thuật viên, nhân viên khoa Xét nghiệm, khoa Khám
bệnh, phòng quản lý điều trị bệnh ĐTĐ- THA bệnh viện trường Đại học Y khoa
Thái Nguyên, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành luận văn.
- Thầy Cô trong Hội đồng đánh giá đề cương và Hội đồng chấm luận văn tốt
nghiệp. Các Thầy Cô đã dành nhiều thời gian quý báu của mình hướng dẫn tôi trong
nghiên cứu, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
- Thầy Cô giáo bộ môn Nội đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ tôi trong quá trình
học tập và nghiên cứu.
- Ban Giám Đốc bệnh viện Tâm Thần Tỉnh Vĩnh Phúc, Trung Tâm Y tế
huyện Yên Lạc nơi tôi đã và đang công tác đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt
thời gian học tập và hoàn thành luận văn.

Cuối cùng tôi xin dành lời cảm ơn sâu sắc tới những người thân yêu trong gia
đình, nhất là chồng tôi, người đã luôn ở bên tôi, động viên giúp đỡ tôi và tạo mọi
điều kiện tốt nhất cho tôi được học tập, nghiên cứu để hoàn thành luận văn này.
Thái Nguyên , tháng 5 năm 2015
Tác giả

Tạ Thị Lƣợng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố
trong bất cứ công trình nào khác. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Tác giả

Tạ Thị Lƣợng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

ADA

Chữ viết đầy đủ
American Diabetes Association (Hiệp hội đái tháo đường
Hoa Kỳ)

BMI

Body mass index (Chỉ số khối cơ thể)

BN

Bệnh nhân

DNA

Deoxyribose nucleic acid

ĐTĐ

Đái tháo đường

HA

Huyết áp

HbA1C

Hemoglobin glycosyl hoá


HDL

High density lipoprotein (Lipoprotein tỷ trọng cao)

HDL-C

High density lipoprotein cholesterol (Cholesterol của
lipoprotein tỷ trọng cao)

LDL

Low density lipoprotein (Lipoprotein tỷ trọng thấp)

LDL-C

Low density lipoprotein cholesterol

(cholesterol của

lipoprotein tỷ trọng thấp)
MDA

Malon dialdehyd

NIDDM

(Non- insulin dependent diabetic mellitus- NIDDM) “Đái
tháo đường không phụ thuộc insulin.”

NO


Oxid nitric

TC

Total Cholesterol (Cholesterol toàn phần)

TG

Triglycerid

THA

Tăng huyết áp

VLDL

Very low density lipoprotein (Lipoprotein tỷ trọng rất thấp)

WHO

World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




iv
MỤC LỤC

Trang
Trang bìa phụ
Lời cảm ơn ......................................................................................................... i
lời cam đoan ...................................................................................................... ii
danh mục chữ viết tắt ....................................................................................... iii
mục lục ............................................................................................................. iv
danh mục bảng .................................................................................................. v
danh mục hình, biểu đồ .................................................................................... vi
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN ............................................................................... 3
1.1. Đại cương về bệnh đái tháo đường ............................................................ 3
1.1.2. Tình hình bệnh ĐTĐ trên thế giới và tại Việt Nam ................................ 3
1. 1. 3. Sinh lý bệnh của bệnh đái tháo đường .................................................. 4
1.1.4. Phân loại bệnh ĐTĐ ................................................................................ 5
1.1.4.1. Đái tháo đường týp 1 ................................................................................ 6
1.1.4.2. Đái tháo đường týp 2 ................................................................................ 6
1.1.4.3. ĐTĐ thai kỳ............................................................................................... 6
1.1.4.4.Các thể bệnh đặc biệt khác: ...................................................................... 6
1.1.5. Biến chứng bệnh ĐTĐ ............................................................................ 7
1.1.5.1. Biến chứng cấp tính: ................................................................................. 7
1.1.5.2. Biến chứng mạn tính ................................................................................ 7
1.1.6. Các rối loạn chuyển hóa trong ĐTĐ ..................................................... 10
1.1.6.1. Rối loạn lipid [22] ...................................................................................10
1.1.6.3.Rối loạn chuyển hoá glucid ....................................................................11
1.1.6.4. Rối loạn chuyển hoá protein ..................................................................11
1.1.7. Điều trị ĐTĐ ......................................................................................... 11
1.1.7.1.Chế độ ăn của bệnh nhân ĐTĐ ..............................................................12
1.1.7.2. Chế độ luyện tập của bệnh nhân ĐTĐ..................................................12
1.1.7.3. Phương pháp điều trị dùng thuốc viên hạ glucose máu [22]. .............13
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





v
1. 2. Vai trò magie và thiếu hụt magie trong ĐTĐ ......................................... 15
1.2.1. Vai trò của magie .......................................................................................15
1.2.4. Thiếu hụt magie trong bệnh ĐTĐ ............................................................18
1.2.5. Thiếu hụt magie và stress oxy hóa ...........................................................19
1.2.6. Thiếu hụt magie và bệnh tim mạch ..........................................................21
1.3. Tình hình nghiên cứu về magie máu ở bệnh nhân đái tháo đường
trên thế giới và Việt Nam ................................................................................ 22
1.3.1. Trên thế giới: ..............................................................................................22
1.3.2. Tại Việt Nam: .............................................................................................24
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 26
2.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 26
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ .....................................................................................27
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 27
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu..................................................................................27
2.2.2. Thời gian nghiên cứu .................................................................................27
2.3. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 27
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu ...................................................................................27
2.3.2. Cỡ mẫu ........................................................................................................28
2.3.3. Chỉ tiêu nghiên cứu ....................................................................................29
2.3.4. Phương pháp thu thập số liệu....................................................................30
2.4. Vật liệu nghiên cứu .................................................................................. 33
2.5. Xử lý số liệu ............................................................................................. 33
2.6. Đạo đức trong nghiên cứu ........................................................................ 33
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 35
3.1. Đặc điểm chung các bệnh nhân nghiên cứu ............................................. 35

3.3. Liên quan giữa nồng độ magie huyết tương với một số yếu tố lâm
sàng, cận lâm sàng ở BN ĐTĐ týp 2 ............................................................... 43
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




vi
Chƣơng 4. BÀN LUẬN ................................................................................. 53
4.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu .................................................... 53
4.1.1. Tuổi .............................................................................................................53
4.1.2. Giới ..............................................................................................................54
4.1.3. Đặc điểm về dân tộc ..................................................................................54
4.1.4. Đặc điểm về nghề nghiệp ..........................................................................55
4.1.5. Đặc điểm về chỉ số khối cơ thể .................................................................55
4.1.6. Tăng huyết áp .............................................................................................56
4.1.7. Sử dụng thuốc ở BN ĐTĐ ........................................................................57
4.2.1. Nồng độ glucose huyết tương ...................................................................57
4.2.2. Tỷ lệ HbA1C ...............................................................................................58
4.2.3. Nồng độ một số thành phần lipid huyết tương ........................................59
4.2.4. Nồng độ magie huyết tương .....................................................................60
4.3. Mối liên quan giữa nồng độ magie huyết tương với một số yếu tố
lâm sàng, cận lâm sàng .................................................................................... 62
4.3.1. Thời gian mắc bệnh ...................................................................................62
4.3.2. Chỉ số khối cơ thể ......................................................................................63
4.3.3. Huyết áp ......................................................................................................64
4.3.4. Thuốc kiểm soát glucose bằng đường uống ............................................64
4.3.5. Mối liên quan giữa nồng độ magie huyết tương với một số chỉ số
hóa sinh máu ...............................................................................................65
KẾT LUẬN .................................................................................................... 69

KHUYẾN NGHỊ............................................................................................ 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 72
PHỤ LỤC

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




v
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Phân loại thể trạng theo chỉ số khối cơ thể áp dụng cho người
châu Á ............................................................................................ 30
Bảng 2.2. Bảng phân loại tăng huyết áp theo JNC VI - 1997 ......................... 30
Bảng 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi ......................................... 35
Bảng 3.2. Đặc điểm nghề nghiệp ở nhóm BN ĐTĐ ...................................... 37
Bảng 3.3. Chỉ số BMI và huyết áp trung bình ở nhóm BN ĐTĐ theo giới .... 37
Bảng 3.4. Phân loại tăng huyết áp ở BN ĐTĐ ................................................ 39
Bảng 3.5. Thời gian phát hiện bệnh ở nhóm BN ĐTĐ ................................... 39
Bảng 3.6. Sử dụng thuốc ở nhóm BN ĐTĐ .................................................... 40
Bảng 3.7. Một số thói quen ở nhóm BN ĐTĐ ................................................ 40
Bảng 3.8. Nồng độ magie huyết tương ở nhóm BN ĐTĐ theo giới ............... 41
Bảng 3.9. Nồng độ glucose và HbA1C ở nhóm nghiên cứu ......................... 42
Bảng 3.10. Nồng độ glucose và HbA1C ở nhóm BN ĐTĐ theo nồng độ
magie ............................................................................................. 44
Bảng 3.11. Nồng độ một số thành phần lipid huyết tương ở nhóm BN
ĐTĐ theo nồng độ magie .............................................................. 45
Bảng 3.12. Nồng độ magie và glucose máu ở nhóm BN ĐTĐ theo thời
gian mắc bệnh ................................................................................ 45
Bảng 3.13. Nồng độ một số chỉ số lipid máu ở nhóm BN ĐTĐ theo thời

gian mắc bệnh ................................................................................ 46
Bảng 3.14. Nồng độ magie và glucose máu ở nhóm BN ĐTĐ theo chỉ số
khối cơ thể ..................................................................................... 46
Bảng 3.15. Nồng độ một số thành phần lipid huyết tương ở nhóm BN
ĐTĐ theo chỉ số khối cơ thể .......................................................... 47

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




vi
Bảng 3.16. Nồng độ magie và glucose máu ở nhóm BN ĐTĐ theo phân
độ huyết áp ..................................................................................... 47
Bảng 3.17. Nồng độ magie và glucose máu ở nhóm BN ĐTĐ theo nhóm
thuốc điều trị ĐTĐ ......................................................................... 48
Bảng 3.18. Nồng độ magie và glucose huyết tương ở nhóm BN ĐTĐ
theo thuốc điều trị hạ áp ................................................................ 48
Bảng 3.19. Nồng độ magie và glucose huyết tương ở nhóm BN ĐTĐ
theo thuốc điều trị hạ lipid máu ..................................................... 49
Bảng 3.20. Mối tương quan giữa nồng độ magie huyết tương với một số
chỉ số hóa sinh máu ....................................................................... 49
Bảng 3.21. Mối tương quan giữa nồng độ magie huyết tương với một số
đặc điểm lâm sàng ......................................................................... 50
Bảng 4.1. So sánh nồng độ magie huyết tương............................................... 61
Bảng 4.2. So sánh nồng độ một số chỉ số hóa sinh huyết tương theo
nồng độ magie huyết tương ở nhóm BN ĐTĐ .............................. 62

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





vi
DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ
1. DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Giảm magie máu - nguyên nhân và hậu quả ở BN ĐTĐ ................ 19
Hình 1.2. Giảm magie máu gây các biến chứng bệnh tim mạch .................... 22
2. DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Đặc điểm giới của nhóm nghiên cứu .......................................... 36
Biểu đồ 3.2. Phân bố nhóm BN ĐTĐ theo dân tộc......................................... 36
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ giảm magie huyết tương ở nhóm nghiên cứu ................... 41
Biểu đồ 3.4. Nồng độ một số thành phần lipid HT ở nhóm nghiên cứu ........ 43
Biểu đồ 3.5. Tương quan giữa nồng độ magie với glucose huyết tương ........ 51
Biểu đồ 3.6. Tương quan giữa nồng độ magie huyết tương với HbA1C ........ 51
Biểu đồ 3.7. Tương quan giữa nồng độ magie với cholesterolTP huyết tương ... 52

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO (World Health Organization) thế kỷ
21 là thế kỷ của các bệnh không lây nhiễm. Trong khi các bệnh lây nhiễm
đang từng bước được khống chế và đẩy lùi thì các bệnh không lây như bệnh
tim mạch, tâm thần, ung thư v.v… và đặc biệt là rối loạn chuyển hóa glucid
và lipid ngày càng gia tăng.
Đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa glucid mạn tính, khá phổ

biến trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Tỷ lệ bệnh có xu hướng tăng dần
theo thời gian và theo tốc độ phát triển của xã hội. Trên thế giới hiện đã có
hơn 370 triệu người mắc đái tháo đường, mỗi năm có thêm 7 triệu người mắc
mới trong đó khoảng 50% số bệnh nhân mắc không được phát hiện sớm, cứ
10 giây có một người chết do đái tháo đường, cứ 30 giây có một người phải
cắt cụt chi do biến chứng của đái tháo đường.
Đái tháo đường týp 2 là bệnh mạn tính với đặc điểm rối loạn chuyển
hóa glucose liên quan với giảm khả năng đáp ứng của mô với insulin (kháng
insulin). Tăng glucose mạn tính gây tổn thương mạch máu và thần kinh khắp
cơ thể bao gồm bệnh võng mạc, bệnh thần kinh và bệnh thận. Hơn nữa, nguy
cơ bệnh tim mạch ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 cũng cao hơn ở cộng
đồng. Vì vậy, đái tháo đường týp 2 đang là một gánh nặng sức khỏe cộng
đồng và làm gia tăng chi phí điều trị ở các nước công nghiệp [61], [64].
Giảm nồng độ magie ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 đã được chứng
minh qua một số nghiên cứu trên thế giới [40], [41], [48], [52], [61]. Sự thiếu
hụt magie đã có những tác động không tốt đến nồng độ glucose nội môi và sự
nhạy cảm đối với insulin cũng như làm gia tăng các biến chứng như bệnh
võng mạc, huyết khối và tăng huyết áp. Tỷ lệ giảm magie ở bệnh nhân đái
tháo đường týp 2 là 25-39% (trích dẫn theo [52]).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




2
Nồng độ magie máu giảm liên quan đến sự kiểm soát glucose và các
biến chứng ở bệnh nhân đái tháo đường do làm giảm hoạt động của tyrosin
kinase tại thụ thể của insulin làm giảm hoạt động của insulin và dẫn đến
kháng insulin [61].
Giảm magie có thể làm tăng hoạt động của tiểu cầu, tăng đáp ứng

của mạch máu và tuyến thượng thận với angiotensin II, kích thích giải
phóng ra thromboxan 2 dẫn đến tổn thương mô bởi các gốc tự do. Thiếu
hụt magie còn đóng vai trò trong rối loạn lipid máu đặc biệt ở bệnh nhân
đái tháo đường [47].
Tại Việt Nam, chưa có nhiều nghiên cứu về nồng độ magie ở bệnh
nhân đái tháo đường. Liệu nồng độ magie ở bệnh nhân đái tháo đường thay
đổi ra sao và nồng độ magie có liên quan như thế nào với nồng độ một số
thành phần lipid và một số chỉ số khác? Xuất phát từ những vấn đề trên đề tài
“Nồng độ magie huyết tương ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại bệnh
viện trường Đại học Y khoa Thái Nguyên” được thực hiện với mục tiêu:
1. Xác định nồng độ magie huyết tương và một số chỉ số hóa sinh khác
ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 điều trị tại bệnh viện trường Đại học Y
khoa Thái Nguyên.
2. Xác định mối liên quan giữa nồng độ magie huyết tương với một số
triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




3
Chƣơng 1
TỔNG QUAN
1.1. Đại cƣơng về bệnh đái tháo đƣờng
Theo WHO năm 1994 và theo hiệp hội ĐTĐ Hoa Kỳ (ADA năm 1997)
thì “Bệnh ĐTĐ được biểu hiện bằng tình trạng tăng glucose máu, rối loạn
chuyển hóa glucid, lipid và protein, thường kết hợp với giảm tương đối hay
tuyệt đối về tác dụng và/hoặc sự bài tiết insulin”. Mặc dù bệnh có nguồn gốc
nội tiết nhưng biểu hiện là bệnh lý rối loạn chuyển hóa. Sự rối loạn chuyển

hóa glucid đã kéo theo hàng loạt các rối loạn chuyển hóa khác như chuyển
hóa protein và lipid, các rối loạn này gây tổn thương các cơ quan, tổ chức,
trước hết là hệ tim mạch và hệ thần kinh.
1.1.2. Tình hình bệnh ĐTĐ trên thế giới và tại Việt Nam
Theo điều tra của WHO, năm 1995 thế giới có khoảng 118,4 triệu
người mắc bệnh ĐTĐ, trong đó ĐTĐ týp 2 là 113,3 triệu người chiếm 97,6%.
Năm 2000 có khoảng 146 triệu người và dự tính tới năm 2030 sẽ lên tới 552
triệu người mắc đái tháo đường và 398 triệu người bị tiền đái tháo đường.
Trong đó, 90% là người bệnh mắc đái tháo đường týp 2. Theo cảnh báo của
Quỹ đái tháo đường thế giới (WDF), sự gia tăng bệnh đái tháo đường ở các
nước phát triển là 42% nhưng ở các nước đang phát triển lại lên tới 170%.
Vào những năm cuối của thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI, đái tháo đường là
bệnh không lây phát triển nhanh nhất, là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng
thứ 4 hoặc thứ 5 ở các nước phát triển nhưng hiện nay bệnh đái tháo đường có
xu hướng gia tăng nhanh ở các nước đang phát triển nơi mà có sự thay đổi
nhanh về kinh tế, lối sống và tốc độ đô thị hoá [26].
Tại Việt Nam, bệnh đang có chiều hướng tăng nhanh trong những năm
gần đây, đặc biệt là ĐTĐ týp 2. Năm 1993 Mai Thế Trạch và cộng sự điều tra
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




4
5416 người trên 15 tuổi ở thành phố Hồ Chí Minh, kết quả tỷ lệ mắc bệnh
ĐTĐ là 2,52% [33]. Năm 1996, Trần Hữu Dàng và cộng sự đã tiến hành
nghiên cứu tỷ lệ mắc ĐTĐ ở 4980 người trên 15 tuổi tại Huế. Kết quả cho
thấy tỷ lệ tỷ lệ ĐTĐ là 0,96%, trong đó nội thành là 1,05, ngoại thành là 0,6%
[12]. Năm 2000, khi tiến hành điều tra trên 2017 người trên 16 tuổi ở Hà Nội,
Tô Văn Hải và cộng sự đã xác định tỷ lệ mắc ĐTĐ là 3,62% [17]. Theo điều

tra của Tạ Văn Bình và cộng sự năm 2001, tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ ở các thành
phố lớn Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh là 4,9% [4].
Năm 2002, một cuộc điều tra trên phạm vi toàn quốc của bệnh viện Nội tiết,
tỷ lệ mắc ĐTĐ ở lứa tuổi 30- 64 là 2,7%, thành phố là 4,4%, đồng bằng ven
biển là 2,2%, miền núi là 2,1% [3]. Năm 2005, theo nghiên cứu của Nguyễn
Thị Ngọc Huyền cũng trên địa bàn Hà Nội cho thấy tỷ lệ mắc ĐTĐ đã tăng
lên 6,7% [20]. Theo số liệu thống kê năm 2014 thì trong 10 năm qua tỷ lệ
ĐTĐ tại Việt Nam đã tăng đến 211% với gần 5 triệu người mắc và cứ 10 ca
thì có 6 ca được chẩn đoán là ĐTĐ có biến chứng cực kỳ nguy hiểm, có thể
dẫn tới mù lòa, tàn phế, thậm chí là tử vong.
Theo thống kê về tình hình chăm sóc sức khỏe bệnh nhân ĐTĐ tại Việt
Nam và 11 quốc gia Châu Á khác năm 1998, thì tại Việt Nam tỷ lệ ĐTĐ týp 2 là
91,8%, chỉ có 7,3% là ĐTĐ týp 1 và 0,9 % là các ĐTĐ khác [5].
ĐTĐ týp 2 chiếm 90% các trường hợp, thường gặp ở người trên 40 tuổi
đặc biệt là người béo. Có mối liên quan chặt chẽ giữa rối loạn lipid máu, tăng
huyết áp và tình trạng kháng insulin cũng như tăng nồng độ insulin huyết ở
người béo. Rối loạn lipid kèm theo ở bệnh nhân ĐTĐ làm tăng sự kháng
insulin ở tế bào đích, đặc biệt là tế bào cơ [16].
1. 1. 3. Sinh lý bệnh của bệnh đái tháo đƣờng
Ở người bình thường tiểu đảo Langerhans của tụy có 3 loại tế bào:
Alpha (), bêta () và delta () theo thứ tự bài tiết: Glucagon, insulin và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




5
somatostatin, trong đó insulin và glucagon tham gia vào quá trình điều hoà
glucose máu.
* Insulin được bài tiết bởi tế bào  của tiểu đảo Langerhans và là

hormon có tác dụng làm giảm glucose máu bằng cách:
+ Tăng sự thẩm thấu glucose qua màng tế bào.
+ Tác dụng trực tiếp chuyển glycogensynthetase từ dạng không hoạt
động thành dạng hoạt động.
+ Kích thích tổng hợp glucokinase ở gan, đồng thời lại ức chế tổng hợp
một số enzym xúc tác sự tân tạo glucose như pyruvat carboxylase.
+ Giảm tác dụng của glucose 6- phosphatase.
+ Ức chế quá trình thủy phân lipid, tăng cường quá trình thoái hóa
glucose.
* Glucagon có tác dụng làm tăng nồng độ glucose máu, cũng như
adrenalin, glucagon tăng cường sự phân hủy glycogen ở gan.
Đối với ĐTĐ týp 2, đặc điểm sinh lý bệnh nổi bật là những rối loạn
không đồng nhất biểu hiện bằng giảm nhạy cảm với insulin ở mô ngoại vi
và sự suy giảm chức năng của tế bào bê ta biểu hiện bằng những rối loạn
bài tiết insulin.
Để duy trì lượng glucose máu bình thường cần có sự điều hòa của 3
yếu tố: Sự bài tiết insulin từ tế bào  của tiểu đảo Langerhans, quá trình thu
nạp và sử dụng insulin ở mô ngoại vi (chủ yếu là từ cơ vân và một phần ở mô
mỡ), ức chế sản xuất insulin ở gan.
Trong thực tế, khi nồng độ glucose máu đã ở mức cao (>10 mmol/l)
thì cả quá trình bài tiết insulin của tế bào và khả năng hoạt động của insulin
đều bị suy giảm nặng [4], [14], [32].
1.1.4. Phân loại bệnh ĐTĐ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




6
Có nhiều cách phân loại bệnh ĐTĐ.Hiện nay theo WHO (1997) thống

nhất phân loại bệnh ĐTĐ như sau:
1.1.4.1. Đái tháo đường týp 1
Đái tháo đường týp 1 chiếm tỷ lệ khoảng 5 - 10% tổng số bệnh nhân
đái tháo đường thế giới. Nguyên nhân do tế bào bê ta bị phá hủy, gây nên sự
thiếu hụt insulin tuyệt đối cho cơ thể (nồng độ insulin giảm thấp hoặc mất
hoàn toàn).
Đái tháo đường týp 1 phụ thuộc nhiều vào yếu tố gen và thường được
phát hiện trước 40 tuổi. Người bệnh đái tháo đường týp 1 sẽ có đời sống phụ
thuộc insulin hoàn toàn.
1.1.4.2. Đái tháo đường týp 2
Đái tháo đường týp 2 chiếm tỷ lệ khoảng 90%, thường gặp ở người
trưởng thành trên 40 tuổi. Nguy cơ mắc bệnh tăng dần theo tuổi. Tuy nhiên,
do có sự thay đổi nhanh chóng về lối sống, về thói quen ăn uống, đái tháo
đường týp 2 ở lứa tuổi trẻ đang có xu hướng phát triển nhanh.
Đặc trưng của đái tháo đường týp 2 là kháng insulin đi kèm với thiếu
hụt bài tiết insulin tương đối. Đái tháo đường týp 2 thường được chẩn đoán
rất muộn vì giai đoạn đầu tăng glucose máu tiến triển âm thầm không có triệu
chứng. Khi có biểu hiện lâm sàng thường kèm theo các rối loạn khác về
chuyển hoá lipid, các biểu hiện bệnh lý về tim mạch, thần kinh, thận…, nhiều
khi các biến chứng này đã ở mức độ rất nặng.
1.1.4.3. ĐTĐ thai kỳ
ĐTĐ thai kỳ được định nghĩa là tình trạng không dung nạp carbohydrate
được phát hiện lần đầu khi mang thai.
1.1.4.4.Các thể bệnh đặc biệt khác:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




7

- Khiếm khuyết chức năng tế bào bêta do gen (MODY)
- Giảm hoạt tính của insulin do khiếm khuyết gen: Kháng insulin týp A
- Bệnh lý tụy ngoại tiết: Viêm tụy, u tụy, bệnh lý xơ sỏi tụy…
- Do các bệnh nội tiết khác: Hội chứng Cushing, u tiết glucagon,
glucocorticoid…
- Nguyên nhân do nhiễm trùng
- Các hội chứng về gen khác: Hội chứng Down, hội chứng klinefelter…
1.1.5. Biến chứng bệnh ĐTĐ
ĐTĐ nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh sẽ tiến
triển nhanh chóng và xuất hiện các biến chứng cấp và mạn tính. BN có thể tử
vong do các biến chứng này.
1.1.5.1. Biến chứng cấp tính:
* Hôn mê do nhiễm toan - Cetonic: Là tình trạng trầm trọng của rối
loạn chuyển hóa glucid do thiếu insulin nặng gây tăng glucose huyết, tăng
phân hủy lipid, tăng sinh thể ceton gây toan hóa máu. Thường xẩy ra ở bệnh
nhân ĐTĐ týp1 không được điều trị.
* Hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu: Là tình trạng rối loạn chuyển hóa glucid
nặng, mất nước nặng. Hôn mê tăng áp lực thẩm thấu chiếm 5-10% trong các biến
chứng hôn mê ở BN ĐTĐ và là một trong những hôn mê nặng nhất, thường gặp ở
BN ĐTĐ týp 2 cao tuổi, tỷ lệ tử vong ở những BN này cao [22].
* Biến chứng nhiễm khuẩn:

Hay gặp nhiễm khuẩn ở phổi, tiết niệu, viêm thực quản do candid
1.1.5.2. Biến chứng mạn tính
 Biến chứng mạch máu nhỏ:
Biến chứng mắt:
* Bệnh lý võng mạc mắt do ĐTĐ:
Là nguyên nhân của tổn thương thị giác và mù lòa ở 86 % người bệnh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





8
ĐTĐ týp 1.
- Phân loại bệnh lý võng mạc do ĐTĐ:
 Bệnh lý võng mạc ĐTĐ không tăng sinh: Là giai đoạn sớm nhất
của biểu hiện bệnh võng mạc do ĐTĐ
 Bệnh võng mạc ĐTĐ tăng sinh: Hình thành và phát triển ở các
mao mạch máu lớn, các tổ chức mô xơ tại võng mạc. Các mạch
máu tân tạo luôn có nguy cơ chảy máu, tổ chức xơ co kéo dẫn
đến kết quả bong võng mạc.
* Đục thủy tinh thể:
Đục thủy tinh thể là tổn thương thường gặp ở BN ĐTĐ. Có vẻ tương
quan với thời gian mắc bệnh và mức độ tăng glucose máu kéo dài. Sau 20
năm mắc bệnh, hầu hết BN ĐTĐ týp 1 và khoảng 60% BN ĐTĐ týp 2 có
bệnh lý võng mạc do ĐTĐ.
Biến chứng thận:
Là một trong những biến chứng thường gặp, tỷ lệ biến chứng tăng
theo thời gian. Bệnh thận do ĐTĐ khởi phát bằng protein niệu, sau đó khi
chức năng thận giảm xuống, ure và creatinin sẽ tích tụ trong máu.
Biến chứng thần kinh:
Bệnh lý thần kinh ngoại biên là một biến chứng thường gặp ở người
bệnh ĐTĐ, tỷ lệ ngày càng tăng theo thời gian mắc bệnh.
Phân loại bệnh lý thần kinh ĐTĐ:
 Bệnh lý đa dây thần kinh ngoại biên: Biểu hiện tê bì, đau chói, rát
bỏng, dị cảm hoặc mất cảm giác đau, nóng lạnh…
 Bệnh lý đơn dây thần kinh: Bệnh lý thần kinh sọ não, bệnh lý dễ
thần kinh, bệnh lý đám rối thần kinh…
 Bệnh thần kinh tự động:

Tim mạch: Nhịp nhanh khi nghỉ, hạ huyết áp tư thế
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




9
Tiêu hóa: Liệt dạ dày, ỉa chảy do ĐTĐ
Tiết niệu sinh dục: Bệnh bàng quang do thần kinh, liệt dương.
 Biến chứng mạch máu lớn:
Biến chứng mạch máu lớn là nguyên nhân tử vong chính trong bệnh
ĐTĐ gặp ở BN ĐTĐ týp 2 hơn ĐTĐ týp 1. Khi đã có biến chứng thận thì
nguy cơ này bằng nhau cho cả 2 týp.
Biến chứng tim mạch:
- Bệnh mạch vành: Là biến chứng thường gặp và nguy hiểm. Tỷ lệ BN
ĐTĐ có bệnh tim mạch là 45%, nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở BN ĐTĐ gấp
2-4 lần so với người bình thường. Nguyên nhân gây tử vong do bệnh tim
mạch ở BN ĐTĐ chiếm khoảng 75%, trong đó thiếu máu cơ tim và nhồi máu
cơ tim là nguyên nhân gây tử vong lớn nhất.
Bệnh mạch ngoại biên:
Thiếu máu chân thường xuất hiện như một đặc tính riêng ở BN ĐTĐ.
Thường kết thúc bằng phẫu thuật cắt cụt chi.
Bệnh mạch máu não:
Bệnh có xu hướng ngày càng tăng, tỷ lệ cao gấp 2 so với người không
bị ĐTĐ biểu hiện bằng rối loạn tuần hoàn não, huyết khối , tắc mạch não hoặc
xuất huyết, BN thường có xơ vữa động mạch đưa đến giảm lưu lượng máu
não, sa sút trí tuệ. Tử vong do tai biến mạch máu não chiếm 20% tổng số tử
vong do ĐTĐ
Bệnh lý bàn chân ĐTĐ:
Là hậu quả của nhiều nguyên nhân: Như tổn thương thần kinh,bệnh lý

mạch máu, mặc dù có nhiều tiến bộ trong phương pháp điều trị cũng như các
biện pháp phòng ngừa tích cực nhưng vẫn có khoảng 10-15% các BNĐTĐ
phải cắt cụt chi trong suốt cuộc đời họ [30]
Biến chứng ở da và xương khớp:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




10
- Ở da: Teo da, u da
- Ở xương khớp: Hạn chế vận động bàn tay, viêm bao hoạt dịch,mất
chất khoáng đầu xương.
1.1.6. Các rối loạn chuyển hóa trong ĐTĐ
1.1.6.1. Rối loạn lipid [22]
Lipid trong cơ thể gồm 5 lipoprotein: LDL, HDL, VLDL, IDL,
chylomicron, mỗi loại đều có vai trò nhất định trong chuyển hóa lipid.
Rối loạn lipid máu ở người bệnh ĐTĐ týp 2 được ghi nhận ngay từ lúc
BN được chẩn đoán là ĐTĐ. BN ĐTĐ týp 2 mặc dù kiếm soát glucose máu
tốt, rối loạn chuyển hóa lipid có hạn chế nhưng không trở về bình thường, rối
loạn chuyển hóa lipid thường thường liên quan đến tình trạng kháng insulin,
tăng insulin máu. Tăng triglycerid máu và giảm HDL- C thường tồn tại ở
người bệnh ĐTĐ týp 2 đôi khi không phụ thuộc vào mức độ kiểm soát
glucose máu. Những người có LDL máu tăng kéo dài có thể gây tắc mạch,
viêm tụy cấp ở BN ĐTĐ. HDL có vai trò vận chuyển ngược cholesterol dư
thừa từ tổ chức về gan. Ở người ĐTĐ týp 2, giảm HDL góp phần làm thúc
đẩy quá trình vữa xơ động mạch.
1.1.6.2. Stress oxy hóa
Khi glucose máu tăng cao sẽ gây ra hiện tượng glycosyl hóa và glucooxy hóa. Cả hai quá trình này đều sinh ra nhiều gốc tự do.
- Gốc tự do và sự peroxy hóa lipid: Ở BN ĐTĐ có sự tăng sản phẩm

malon dialdehyde (MDA), một dấu ấn của sự tăng peroxy hóa lipid. Gốc tự
do làm tổn thương DNA gốc tự do sinh ra trong quá trình glycosyl hóa sẽ oxy
hóa DNA và ức chế quá trình sửa chữa DNA.
- Gốc tự do và bệnh lý mạch máu trong bệnh ĐTĐ: Tế bào nội mô
(endothelium) có vai trò quan trọng trong việc làm mềm thành mạch bởi vì
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




11
chúng sản xuất ra oxid nitric (NO), chất có hiệu lực nội sinh, yếu tố giãn
mạch trong cơ thể. Anion superoxid là một gốc tự do có tác dụng ức chế hoạt
tính sinh học của NO, gây giảm hiện tượng giãn mạch, hạn chế hiệu lực tế bào
cơ trơn, hậu quả làm thành mạch trương lên, tế bào cơ trơn tăng sinh.
1.1.6.3. Rối loạn chuyển hoá glucid
Khi thiếu insulin, tốc độ vận chuyển glucose máu vào tế bào giảm.
Giảm glucose-6-phosphat được bù đắp bằng tăng tân tạo glucose và
glycogen (từ axit amin) do tác dụng của glucocorticoid khi thiếu insulin,
glucocorticoid tăng tiết có tác dụng hoạt hoá enzym fructose-1,6- diphosphatase,
kết quả là tăng quá trình thoái hóa glycogen.
Thủy phân glycogen chiếm ưu thế so với tân tạo, làm cho glucose từ
gan vào máu nhiều, gây tăng glucose máu. Khi glucose máu vượt quá ngưỡng
thận sẽ xuất hiện glucose niệu.
Glucose máu là nguồn cung cấp năng lượng duy nhất đối với tổ chức
não, đặc biệt là vỏ não, nên khi thiếu insulin não ở trong trạng thái đói glucid,
ngoài ra tổ chức não hấp thu oxy cùng với glucose, do đó khi giảm hấp thu
glucose oxy vào tổ chức não cũng ít đi, kết quả là tổ chức não vừa thiếu
glucid vừa thiếu oxy, khiến cho vỏ não bị ức chế sâu sắc.
1.1.6.4. Rối loạn chuyển hoá protein

Trong bệnh đái tháo đường, tổng hợp protein giảm do:
Thiếu insulin, các acid amin từ máu qua màng tế bào khó.
Thiếu năng lượng do chu trình Krebs bị hạn chế, đã kìm hãm tổng
hợp protein.
Khi thiếu insulin, glucocorticoid tăng tiết đã tăng thoái biến protein,
tăng tân tạo glycogen (từ acid amin).
Rối loạn chuyển hoá protein trong bệnh đái tháo đường đã ức chế quá
trình tạo hình, dẫn đến vết thương lâu lành, kháng thể giảm, hạn chế sức
chống đỡ của cơ thể với nhiễm trùng vv...
1.1.7. Điều trị ĐTĐ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




12
Cho đến nay chưa có phương pháp nào điều trị khỏi hẳn bệnh ĐTĐ, tuy
nhiên nếu bệnh nhân ĐTĐ được quản lý và điều trị đúng, bệnh nhân có cuộc
sống gần như bình thường. Nếu bệnh nhân ĐTĐ không được điều trị tốt thì
bệnh sẽ gây nhiều biến chứng nặng nề [8].
Điều trị bệnh ĐTĐ tiến hành theo từng nấc trong bậc thang điều trị như
sau [9], [12]:
- Bắt đầu bằng chế độ ăn hạn chế glucid
- Bổ sung với thuốc hạ glucose máu
- Hoặc insulin khi cần thiết.
1.1.7.1. Chế độ ăn của bệnh nhân ĐTĐ
- Tiết chế ăn uống là nền tảng của điều trị và phòng ngừa ĐTĐ, với
mục đích nhằm đảm bảo cung cấp dinh dưỡng, cân bằng đầy đủ về lượng và
chất để có thể điều chỉnh glucose máu [7].
Thực tế không có một công thức cụ thể tính chế độ ăn cho mỗi bệnh

nhân vì chế độ cụ thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
+ Thể trạng gầy, béo
+ Có lao động thể lực hay không?
+ Tập quán ăn uống.
+ Kinh tế gia đình.
Dựa vào những yếu tố trên mà người thầy thuốc có thể đưa ra những
chế độ ăn hợp lý cho người bệnh [10], [13], [17].
1.1.7.2. Chế độ luyện tập của bệnh nhân ĐTĐ
Tập luyện giúp cơ thể tăng độ nhạy với insulin máu, do vậy nhu cầu
insulin bổ sung hằng ngày có thể được giảm đi. Đây là tác dụng rất quan trọng
với bệnh nhân ĐTĐ týp 2, vì tình trạng giảm độ nhạy với insulin là nguyên
nhân chính gây tăng glucose máu ở người bệnh. Để đạt được mục đích này
hàng ngày phải luyện tập 30 - 45 phút, 4-5 ngày/tuần [7], [10].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




13
1.1.7.3. Phương pháp điều trị dùng thuốc viên hạ glucose máu [22].
* Nhóm Sulfonylurea: Đây là nhóm thuốc được sử dụng phổ biến nhất,
có tác dụng kích thích tế bào bê ta của tụy tiết ra insulin và làm tăng hiệu lực
của insulin.
 Sulfonylurea thuộc thế hệ thứ 1 như: Chlopropamid viên 100 mg,
250mg; Tolazamid viên 100 mg, 250 mg và 500 mg. Các thuốc này
hiện nay ít dùng vì gây độc cho thận.
 Sulfonylurea thuộc thế hệ thứ 2:
- Nhóm gliclazid: Diamicron 80 mg; Predian 80 mg; Diamicron MR
30mg. Liều dùng từ 1- 4 viên/ ngày, uống trước bữa ăn.
- Nhóm glibenclamid: Daonil 5 mg, Glibelhexal 3,5 mg Liều dùng từ 14 viên/ ngày, uống trước bữa ăn.

- Nhóm glimeppirid: Biệt dược Amaryl viên nén 2mg, 4mg liều dùng
1mg – 8 mg/ ngày, uống trước bữa ăn 1 lần duy nhất trong ngày.
- Nhóm glipizid: Minidiab 5 mg. Liều dùng từ 1- 4 viên/ ngày, uống
trước bữa ăn.
- Nhóm glyburid: Diabeta 5 mg, Micronase 5mg. Liều dùng từ 1- 4
viên/ ngày, uống trước bữa ăn.
Chống chỉ định phụ nữ có thai, cho con bú, dị ứng thuốc, creatinin
máu > 176 µmol/l.
* Nhóm biguanid (metfomin): Trước đây có 3 nhóm benfomin,
bufomin và metfomin, nay chỉ còn metfomin được sử dụng.
Chỉ định :
- Dùng đơn trị liệu hoặc dùng phối hợp với các nhóm thuốc hạ glucose
máu khác
- Ưu tiên cho người có BMI ≥ 23 kg/m2
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




14
- Phối hợp với nhóm sulfonylurea hoặc ức chế men α – glucosidase.
- Phối hợp với insulin
Liều dùng từ 500 đến 2500 mg/ ngày uống sau các bữa ăn
Chống chỉ định : Phụ nữ có thai, cho con bú.
*Nhóm ức chế anpha-glucosidase:
- Thế hệ 1: Nhóm acarbose như Glucobay 50 mg, 100mg. Ngày nay ít
được sử dụng vì thuốc thường gây tác dụng không mong muốn như rối loạn
tiêu hóa, ợ hơi đầy bụng.
- Thế hệ thứ 2: Các Voglibose như Basen 2mg, 3 mg. Loại này ngày
nay được sử dụng rộng rãi vì tránh được các tác dụng không mong muốn của

Glucobay.
Chỉ định:
- Dùng đơn trị liệu hoặc dùng phối hợp với các nhóm thuốc hạ glucose
máu khác
- Thường dùng phối hợp với Metfomin hoặc sulfonylurea.
-Chỉ dùng đơn độc khi glucose máu tăng nhẹ (≤ 7,8 mmol/l)
Liều dùng: Ngày uống 3 lần mỗi lần 1 viên vào các bữa ăn chính.
Chống chỉ định:
- Phụ nữ có thai
- Suy thận
- Xơ gan
- Có bệnh đường tiêu hóa
- Tình trạng nhiễm toan ceton.
Đối với những bệnh nhân áp dụng phương pháp không dùng thuốc và
đơn trị liệu bằng thuốc mà không có kết quả cần phải điều trị bằng một trong
các phác đồ sau:
+ Sulfonylurea + Biguanid
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




×