VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
PHẠM MINH TUẤN
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC
TẠI CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Ở
TRUNG ƯƠNG HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG
HÀ NỘI, 2017
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
PHẠM MINH TUẤN
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC
TẠI CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Ở
TRUNG ƯƠNG HIỆN NAY
Chuyên ngành
: Chính sách công
Mã số
: 60 34 04 02
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS Bùi Nguyên Khánh
HÀ NỘI, 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn Thạc sỹ
Chính sách công về" Thực hiện chính sách tuyển dụng công chức tại các cơ
quan hành chính nhà nước thuộc trung ương hiện nay" là hoàn toàn trung
thực và không trùng lặp với các đề tài khác trong cùng lĩnh vực.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
Tác giả luận văn
Phạm Minh Tuấn
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU………………………………………….……………………...…………1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH VÀ THỰC HIỆN
CHÍNH SÁCH TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC CỦA CÁC CƠ QUAN HÀNH
CHÍNH NHÀ NƯỚC………………………………………………………..……..7
1.1. Lý luận về chính sách và thực hiện chính sách tuyển dụng công chức của các cơ
quan hành chính nhà nước..........................................................................................7
1.2. Khái niệm hoạt động công vụ, công chức và tuyển dụng công chức…................8
1.3. Thực hiện chính sách tuyển dụng công chức trong các cơ quan hành chính nhà
nước hiện nay……………………………….……………….……………….….....16
Chương 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TUYỂN DỤNG
CÔNG CHỨC TRONG CAC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Ở
TRUNG ƯƠNG HIỆN NAY………………………………….…………..……...37
2.1. Khái quát cơ cấu công chức trong các cơ quan hành chính nhà nước ở Trung
ương hiện nay……………………………………..………...………………….......37
2.2. Tình hình thực hiện chính sách tuyển dụng công chức trong các cơ quan hành
chính nhà nước ở Trung ương…………………………………….……….….....…41
Chương 3: HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH VÀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH
NHÀ NƯỚC Ở TRUNG ƯƠNG ………………………………………….……..63
3.1. Phương hướng và mục tiêu hoàn thiện chính sách tuyển dụng công chức trong
các cơ quan hành chính nhà nước ở Trungương……..………..…..….……...…….63
3.2. Hoàn thiện việc thực hiện chính sách tuyển dụng công chức trong các cơ quan
hành chính nhà nước tại Trung ương………………….….………….……………66
KẾT LUẬN…..........................................................................................................79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ………………………………………
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
HCNN:
Hành chính Nhà nước
TDCC:
Tuyển dụng công chức
XHCN:
Xã hội chủ nghĩa
CHXHCN:
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
CV:
Chuyên viên
CVC:
Chuyên viên chính
CVCC:
Chuyên viên cao cấp
UBND:
Ủy ban nhân dân
HĐND:
Hội đồng nhân dân
CCHC:
Công chức hành chính
UBTVQH:
Ủy ban thường vụ Quốc hội
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
Tên bảng
bảng
Trang
1.2.2
Sơ đồ tác động của chính sách tuyển dụng công chức
15
1.3.1
Sơ đồ chủ thể thực hiện chính sách tuyển dụng công chức
27
2.1.1
Cơ cấu và chất lượng đội ngũ công chức
38
2.1.2
Cơ cấu ngạch và chất lượng đội ngũ công chức ở cơ quan
HCNN thuộc Trung ương
39
2.2.1
Thông báo tuyển dụng của một số Bộ, ngành
42
2.2.2
Kết quả nhận biết người có tài trong quá trình tuyển dụng
55
2.2.3
Sơ đồ đánh giá chủ thể thực hiện chính sách tuyển dụng
công chức
58
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ở tất cả các quốc gia trên thế giới, nhân tố con người đóng vai trò hết sức
quan trọng trong hoạt động của bộ máy nhà nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh trong tác
phẩm “Sửa đổi lề lối làm việc” đã khẳng định: “Cán bộ là cái gốc của công việc”,
“công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém” [21;tr.26]. Quá trình
cách mạng hơn 80 năm qua, trong từng thời kỳ, Đảng ta luôn đề ra chiến lược, nghị
quyết về công tác cán bộ, công chức nhằm lựa chọn những người có phẩm chất
chính trị, chuyên môn cao để phục vụ đất nước. Hiện nay, Nhà nước ta đang tiến
hành cải cách hành chính quốc gia, nhằm xây dựng một nền hành chính dân chủ,
trong sạch, vững mạnh,từng bước hiện đại; trong đó, nội dung xây dựng, tuyển
dụng và sử dụng đội ngũ công chức hành chính có đủ phẩm chất và năng lực là một
nội dung mang tính tiên quyết. Chính vì vậy, Chương trình tổng thể cải cách hành
chính của Chính phủ giai đoạn 2011-2020 nhấn mạnh tầm quan trọng của đội ngũ
công chức gắn với cải cách thể chế, tổ chức bộ máy, thủ tục hành chính, cải cách tài
chính công theo hướng “hoàn thiện quy định của phát luật về tuyển dụng, bố trí,
phân công nhiệm vụ phù hợp với trình độ, sở trường, năng lực của công chức, viên
chức” [8] bên cạnh chính sách về đánh giá, nâng ngạch, khen thưởng kỷ luật và các
chế độ tiền lương của công chức.
Trong những năm gần đây, khi nền kinh tế nước ta có những bước phát
triển mới thì nền hành chính của nước nhà vẫn còn chuyển biến chậm, chưa đáp
ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế. Chúng ta đã và đang thực hiện chính sách
tổng thể cải cách hành chính. Trong đó có nhiều nội dung, nhưng việc xây dựng
đội ngũ cán bộ, công chức có chất lượng cao là khâu khó khăn nhất trong lộ trình
cải cách hành chính. Bởi lẽ, cán bộ, công chức là cái gốc của mọi công việc, công
việc có thành công hay thất bại phụ thuộc trước hết vào đội ngũ công chức. Công
chức Nhà nước là đội ngũ tiên phong, mang trọng trách lớn trong việc tổ chức và
thực thi chính sách pháp luật, làm cho chính sách pháp luật đi vào cuộc sống. Việc
tuyển chọn những người có đủ đức, đủ tài, vừa hồng, vừa chuyên như Bác Hồ đã
1
dạy để làm cho đất nước ngày càng phát triển và tiến bộ là một thách thức lớn
trong quá trình cải cải hành chính. Muốn tuyển chọn được một đội ngũ cán bộ,
công chức có chất lượng thì phải xây dựng chính sách và thực thi chính sách tuyển
dụng (từ khâu hoạch định đến tổ chức thực hiện chính sách) một cách thật sự khoa
học, tiến bộ. Hệ thống các cơ quan nhà nước hoạt động có hiệu quả hay không đều
phụ thuộc vào năng lực, trách nhiệm của đội ngũ công chức hành chính và trước
hết, là khâu tuyển dụng đội ngũ này. Do vậy, việc hoàn thiện chính sách tuyển
dụng công chức trong các cơ quan HCNN để đảm bảo công chức có trình độ
chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp cao, phù hợp với nhu cầu của xã hội mới, có
ý thức chính trị, tinh thần trách nhiệm, tận tuỵ với công việc, có đạo đức liêm
khiết khi thi hành công vụ là nhiệm vụ cấp thiết của các cấp, các ngành nhằm đáp
ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt
Nam xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế trong giai đoạn hiện nay.
Với nhận thức trên, người viết chọn đề tài “Thực hiện chính sách tuyển
dụng công chức trong các cơ quan hành chính Nhà nước ở Trung ương hiện
nay” làm nội dung nghiên cứu của luận văn thạc sỹ chuyên ngành chính sách công.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Do tầm quan trọng của việc tuyển dụng cán bộ, công chức hành chính nhà
nước, cho đến nay, có nhiều đề tài khoa học nghiên cứu về tuyển dụng, xây dựng,
nâng cao đội ngũ cán bộ công chức nhà nước nói chung và cán bộ công chức trong
lĩnh vực thực thi chính sách nói riêng như:
“Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức
trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” của PGS.TS
Nguyễn Phú Trọng và PGS.TS Trần Xuân Sầm, Nxb Chính trị quốc gia 2003; các
tác giả đã đúc kết, đưa ra các quan điểm, định hướng trong việc xây dựng và hoàn
thiện chính sách, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức nói chung;
“Hệ thống công vụ và xu hướng cải cách của một số nước trên thế giới” của
tác giả TS. Thang Văn Phúc, TS Nguyễn Minh Phương, Nguyễn Thu Huyền, Nxb
Chính trị quốc gia, 2004. Đây là công trình nghiên cứu về tổ chức nhà nước, bộ máy
2
nhà nước, bộ máy hành chính, lịch sử nền công vụ, chế độ quản lý công chức ở các
nước có nền kinh tế phát triển trên thế giới. Công trình cũng đưa ra các ưu điểm,
hạn chế ở mỗi nước để làm bài học kinh nghiệm cho Việt Nam;
“Về chế độ công vụ Việt Nam” do PGS.TS Nguyễn Trọng Điều chủ biên,
Nxb Chính trị quốc gia, 2007; đây là công trình nghiên cứu về công chức, công vụ
và các cơ sở khoa học để hoàn thiện chế độ công vụ ở Việt Nam; đề tài phân tích
một cách có hệ thống về lý luận và thực tiễn của chế độ công vụ và cải cách công
vụ Việt Nam qua từng thời kỳ, có tham chiếu các mô hình công vụ một số nước tiêu
biểu cho các thể chế chính trị khác;
“Pháp luật về công vụ, công chức của Việt Nam và một số nước trên thế
giới” của TS Trần Anh Tuấn, Nxb Chính trị quốc gia, 2011.Cuốn sách đề cập đến
những vấn đề pháp lý của hoạt động công vụ Việt Nam từ 1946 đến nay và so sánh
các chế định pháp luật công chức ở Việt Nam với các chế định pháp luật của một số
nước trên thế giới, trong đó có các vấn đề pháp lý về tuyển dụng công chức.
Luận án TS “Thu hút và trọng dụng tài năng trong các cơ quan hành chính
nhà nước Việt Nam” của tác giả Trần Văn Ngợi, 2015;
Bài viết của PGS. TS Đinh Ngọc Giang, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí
Minh đăng trên Tạp chí Lý luận chính trị số 8-2016 về Công tác tuyển dụng, đào tạo
cán bộ, công chức, viên chức hiện nay;
Bài viết của ThS. Thạch Thọ Mộc, Viện Khoa học tổ chức nhà nước về Tiếp
tục đổi mới công tác tuyển dụng và đánh giá đội ngũ công chức ở nước ta hiện nay;
Bài viết của ThS. Phạm Tuấn Doanh, Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,
công chức – Bộ Nội vụ về Quy định về tuyển dụng công chức và một số giải pháp
hoàn thiện;
Các tác phẩm và công trình trên đề cập đến nhiều khía cạnh chính sách công
và pháp luật về một nền công vụ, công chức; các luận cứ khoa học cho việc xây
dựng, đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng từ công chức; so sánh và đề xuất việc tiếp thu
các chính sách về công chức ở các nước trên thế giới cho Việt Nam. Tuy nhiên,
chưa có tác giả nào đi sâu nghiên cứu việc thực hiện chính tuyển dụng công chức ở
3
Việt Nam với tư cách là một loại chính sách tác động trực tiếp đến hoạt động công
vụ ở các cơ quan HCNN ở Trung ương. Vì vậy, việc chọn nghiên cứu đề tài luận
văn: “Thực hiện chính sách tuyển dụng công chức trong các cơ quan hành chính
Nhà nước ở Trung ương hiện nay” sẽ góp phần nhỏ bé vào việc làm sáng tỏ thêm
lý luận và thực tiễn của chính sách TDCC nói chung và TDCC ở các cơ quan
HCNN ở Trung ương nói riêng.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu của đề tài là nhằm làm rõ những vấn đề lý luận về
chính sách cán bộ, công chức và tuyển dụng công chức; phân tích, đánh giá việc
thực hiện chính sách TDCC trong các cơ quan hành chính Nhà nước ở trung ương
hiện nay, hiệu quả thực hiện và để từ đó đề xuất phương hướng, giải pháp, một số
khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách TDCC ở các cơ quan
HCNN ở Trung ương.
* Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nghiên cứu làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về chính sách cán bộ, công
chức và tuyển dụng công chức;
- Phân tích, đánh giá việc thực hiện chính sách TDCC, hiệu quả thực hiện
chính sách TDCC trong các cơ quan hành chính Nhà nước ở trung ương hiện nay;
- Phương hướng, giải pháp, một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả
thực hiện chính sách TDCC ở các cơ quan HCNN ở Trung ương.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu:
+ Nghiên cứu việc thực hiện chính sách TDCC ở các cơ quan HCNN ở
Trung ương;
+ Nghiên cứu các giải pháp và công cụ thực hiện chính sách TDCC dưới góc
độ khoa học chính sách công
4
Luận văn đầy đủ ở file: Luận văn full