Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

nang cao hieu qua thuc hien quy che van hoa cong so tai cac co quan hanh chinh nha nuoc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (212.25 KB, 15 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
Việc thực hiện Quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan Hành
chính Nhà nước là vô cùng cần thiết. Kêt quả thực hiện trong những
năm qua đạt góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan,
đơn vị, tạo sự chuyển biến rõ nét trong nhận thức, ý thức trách nhiệm
về tu dưỡng rèn luyện, chấp hành chủ trương đường lối của Đảng,
chính sách pháp luật của nhà nước của đội ngũ cán bộ, công chức, viên
chức. Có thể thấy Quy chế văn hóa công sở là một quy chế hợp với lòng
dân, thể hiện bản chất ưu việt của nhà nước thật sự của dân, do dân, vì dân.
Tuy nhiên, vẫn còn đó tình trạng bộ máy công quyền độc đoán,
chuyên quyền đã làm giảm sút niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà
nước, ảnh hưởng đến trật tự xã hội, làm xuống cấp nét đẹp văn hóa công sở.
Chính vì vậy, việc lập lại trật tự kỷ cương; xây dựng phong cách ứng xử
chuẩn mực của CBCC trong hoạt động công vụ là một đòi hỏi vừa khách
quan vừa cấp bách.
Trong điều kiện hội nhập, cạnh tranh văn hóa công sở càng trở nên
quan trọng, cần phải được chú trọng nhiều hơn nữa ở các công sở, cơ quan
hành chính nhà nước và các doanh nghiệp. Xuất phát từ lý do đó, tác giả
lựa chọn đề tài: "Nâng cao hiệu quả thực hiện quy chế văn hóa công sở tại
một số cơ quan Hành chính Nhà nước huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau” làm
tiểu luận chuyên đề tự chọn.
Tiểu luận này tác giả tập trung nghiên cứu việc thực hiện quy chế văn
hóa công sở tại 12 phòng trực thuộc Ủy ban nhân dân huyện Phú Tân. Trên
cơ sở phân tích thực trạng văn hóa công sở tại một số cơ quan Hành chính
huyện Phú Tân, từ đó đưa ra giải pháp thực hiện hiệu quả Quy chế này.


PHẦN NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận và pháp lý của vấn đề
1. 1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Một số khái niệm có liên quan


- Công sở là nơi cán bộ công chức (CBCC) hàng ngày tiếp xúc và giải
quyết những công việc liên quan đến người dân. Vì vậy, từ nề nếp đến
phong cách làm việc và thái độ tiếp cận của đội ngũ CBCC đều ảnh hưởng
đến hiệu quả công việc và hiệu lực quản lý nhà nước.
- Văn hóa công sở được hiểu là những quy tắc, chuẩn mực ứng
xử giữa CBCC - người đại diện cho cơ quan hành chính nhà nước với công
dân và giữa CBCC với nhau, nhằm phát huy tối đa năng lực để đạt hiệu quả
cao nhất trong hoạt động công vụ.
- Cơ quan hành chính nhà nước là một loại cơ quan trong bộ máy nhà
nước được thành lập theo hiến pháp và pháp luật, để thực hiện quyền lực
nhà nước, có chức năng quản lý hành chính nhà nước trên tất cả các lĩnh
vực của đời sống xã hội. Cơ quan hành chính nhà nước mang đầy đủ đặc
điểm của cơ quan nhà nước nói chung tuy nhiên bên cạnh đó cơ quan hành
chính nhà nước cũng có những đặc điểm riêng biệt giúp phân biệt với các
cơ quan khác trong bộ máy nhà nước.
1.1.2. Vai trò của văn hóa công sở
Văn hóa công sở có vai trò to lớn trong việc xây dựng một nề nếp làm
việc khoa học, kỷ cương và dân chủ. Nó đòi hỏi các thành viên trong cơ
quan hành chính nhà nước phải quan tâm đến hiệu quả công việc chung của
công sở, giúp cho mỗi cán bộ, công chức tự nhìn lại, đánh giá mình, chống
lại những biểu hiện thiếu văn hóa như: tham ô, móc ngoặc, quan liêu, hách


dịch, cửa quyền, cơ hội... Bên cạnh đó, yếu tố văn hóa còn giúp cho mỗi
thành viên trong công sở phải tôn trọng kỷ luật, danh dự của công sở, quan
hệ thân ái, đoàn kết, hợp tác vì sự nghiệp chung của công sở.
Môi trường văn hóa công sở tốt đẹp sẽ tạo được niềm tin của cán bộ
công chức với cơ quan, với nhân dân góp phần nâng cao hiệu quả hoạt
động của công sở. Tính tự giác của cán bộ công chức trong công việc sẽ
đưa công sở này phát triển vượt hơn lên so với công sở khác.

Văn hóa công sở hướng các cán bộ công chức đến một giá trị chung,
tôn trọng những nguyên tắc, quy tắc và chuẩn mực văn hóa của công sở, từ
đó giúp cho cán bộ công chức tự hoàn thiện mình.
1.1.3. Biểu hiện của văn hóa công sở
Văn hóa nơi công sở không chỉ thể hiện đạo đức, phẩm chất của cán
bộ, công nhân viên chức trong khi thực thi nhiệm vụ mà còn thể hiện trình
độ văn hóa của mỗi người. Để bảo đảm tính trang nghiêm và hiệu quả hoạt
động của các cơ quan hành chính nhà nước
Gắn liền với trình độ học vấn và trình độ văn minh trong hoạt động
của các cơ quan hành chính nhà nước. Một nền văn minh mới xuất hiện đã
thể hiện ở sự hình thành các tiêu chí, chuẩn mực trong hoạt động công sở,
quan hệ ứng xử và môi trường chính trị mang đậm màu sắc văn hóa nhân
văn, nhân ái và nhân bản, với các giá trị chân, thiện, mỹ. Việc các công sở
khuyến khích, thậm chí bao cấp việc học tập cho các thành viên là nhằm
thúc đẩy hiệu quả hoạt động của các công sở hiện nay.
Một số quốc gia trên thế giới quy định cán bộ, công chức khi đến
công sở phải mặc đồng phục, đây được coi là trách nhiệm cao dù không cần
một lời tuyên thệ nào. Điều này làm cho mỗi cán bộ, công chức tự khép


mình vào kỷ luật và khuôn phép, coi kỷ luật công sở là hòn đá tảng của tinh
thần văn hóa dân tộc. Tài sản vô hình ở các công sở hiện nay bao gồm các
yếu tố như: thông tin khoa học - công nghệ, tổ chức bộ máy và nghệ thuật
quản lý, sự tín nhiệm của nhân dân đối với cán bộ, công chức nhà nước.
Những điều này có thể coi là sự chuyển hóa các năng lượng tinh thần của
con người vào hoạt động công sở, đó chính là văn hóa công sở.
1.2. Cơ sở pháp lý
Ngày 02/8/2007 Thủ tướng chính phủ ban hành Quy chế văn hóa
công sở kèm theo Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg. Quy chế gồm: 03
chương, 16 điều quy định chi tiết các nội dung, phạm vi, đối tượng điều

chỉnh và các nguyên tắc thực hiện; quy định việc thực hiện văn hoá công sở
phải tuân thủ theo các nguyên tắc: Phù hợp với truyền thống, bản sắc văn
hoá dân tộc và điều kiện kinh tế – xã hội; phù hợp với định hướng xây dựng
đội ngũ CBCC chuyên nghiệp, hiện đại; phù hợp với các quy định của pháp
luật và mục đích, yêu cầu cải cách hành chính, chủ trương hiện đại hoá nền
hành chính nhà nước. Theo Quy chế này, các nhân viên cơ quan nhà nước
từ trung ương đến địa phương trong khi làm việc, tiếp xúc với dân, giao
tiếp, ứng xử phải hết sức nghiêm túc, lịch sự, biết tôn trọng người dân; quy
định cụ thể về trang phục; việc đeo thẻ khi thực hiện nhiệm vụ; việc bố trí
phòng làm việc, treo biển hiệu cơ quan... Ngoài ra, Quy chế còn quy định
các hành vi cấm đối với CBCC như: cấm hút thuốc lá, không được nói tục,
không sử dụng đồ uống có cồn tại công sở (trừ trường hợp được sự đồng ý
của thủ trưởng cơ quan)....


II. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN QUY CHẾ VĂN HÓA CÔNG
SỞ TẠI MỘT SỐ CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC HUYỆN
PHÚ TÂN, TỈNH CÀ MAU
2.1. Đôi nét về cơ quan hành chính huyện Phú Tân
Huyện Phú Tân được thành lập theo Nghị định của Chính phủ số
138/2003/NĐ-CP ngày 17/11/2003, do tách ra từ huyện Cái Nước. Toàn
huyện có tổng diện tích là 44.595 ha (446 km²), với dân số 109.642 người,
Về cơ cấu tổ chức:
- Các phòng trực thuộc UBND có tổng số 110 biên chế: Văn phòng
HĐND&UBND huyện (21 biên chế); Phòng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn (10 biên chế); Phòng Tài chính - Kế hoạch (9 biên chế); Phòng
Kinh tế và Hạ tầng (9 biên chế); Phòng Tài nguyên và Môi trường (7 biên
chế); Phòng Giáo dục và Đào tạo (11 biên chế); Phòng Văn hóa và thông
tin (7 biên chế); Phòng Lao động - Thương binh và xã hội (11 biên chế);
Phòng Tư pháp (5 biên chế); Thanh tra (6 biên chế); Phòng Y tế (4 biên

chế); Phòng Nội vụ (10 biên chế).
- Các xã, thị trấn (8 xã, 1 thị trấn): Thị trấn Cái Đôi Vàm, Xã Tân
Hải, Xã Rạch Chèo, Xã Tân Hưng Tây, Xã Nguyễn Việt Khái, Xã Phú
Thuận, Xã Phú Mỹ, Xã Phú Tân, Xã Việt Thắng
- Các ban, ngành, tổ chức: Công an huyện, Ban chỉ huy quân sự
huyện, Đồn Biên phòng Cái Đôi Vàm, Chi cục thuế, Chi cục thống kê, Ban
quản lý dự án xây dựng huyện.
2.2. Triển khai, tổ chức thực hiện Quy chế văn hóa công sở tại các
cơ quan Hành chính Nhà nước huyện Phú Tân


Thực hiện Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg ngày 02/8/2007 của Thủ
tướng Chính phủ, Văn phòng Ủy ban nhân dân huyện Phú Tân đã ban hành
Công văn số 141/VPUB ngày 27/3/2008 yêu cầu tất cả cán bộ, công chức,
viên chức tổ chức quán triệt, học tập và thực hiện các nội dung quy định
trong Quy chế văn hóa công sở.
Trên cơ sở đó, các phòng, bộ phận trực thuộc Văn phòng đã triển
khai, quán triệt đến CBCCVC của đơn vị bằng nhiều hình thức. Trong đó,
nhấn mạnh mục đích, ý nghĩa của việc thực hiện Quy chế văn hóa công sở
nhằm tạo ý thức và chuyển biến tích cực trong giao tiếp và ứng xử khi thi
hành nhiệm vụ; tổ chức rà soát cơ sở vật chất, trang thiết bị và bài trí trụ sở
để phù hợp với quy định.
Việc triển khai, tổ chức thực hiện Quy chế văn hóa công sở dưới
nhiều hình thức.
Thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy chế văn
hóa công sở, kết quả thực hiện được sử dụng làm căn cứ, tiêu chuẩn để xét
thi đua, khen thưởng cuối năm.
2.3. Thực trạng văn hóa công sở tại một số cơ quan hành chính
huyện Phú Tân
2.3.1. Về quy chế làm việc và việc thực hiện quy chế làm việc nơi

công sở
Phần lớn CBCC đều thực hiện tốt và nghiêm túc nội quy, quy chế làm
việc của cơ quan.
2.3.2. Về thời gian làm việc và việc sử dụng thời gian làm việc
Đảm bảo thời gian làm việc 8 giờ/1 ngày (tương đương 48h/tuần).


Phần lớn công chức sử dụng thời gian công sở cho việc thực thi công
vụ. Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận làm việc rieng trong giờ hành chính.
2.3.3. Về cách bài trí công sở và nơi làm việc
- Quốc kỳ được treo thường xuyên, trang trọng trước trụ sở cơ quan,
đảm bảo đúng các tiêu chuẩn về kích thước, màu sắc; không để xảy ra
trường hợp treo quốc kỳ bị cũ, phai màu sắc hoặc bị hư hỏng;
- Biển tên cơ quan được đặt tại cổng chính và nhà chính. Biển tên cơ
quan ghi đúng quy định;
- Bố trí, sắp xếp phòng làm việc theo quy định, khuôn viên cơ quan
được bố trí cây cảnh hài hòa, thông thoáng, xanh sạch tạo môi trường làm
việc tốt đối với CBCCVC cũng như đối với khách liên hệ công tác;
- Bố trí khu vực để phương tiện giao thông miễn phí cho CBCCVC và
cá nhân, tổ chức đến liên hệ công tác.
2.3.4. Về trang phục, lễ phục của cán bộ, công chức, viên chức
- Các cơ quan thực hiện đồng phục vào sáng thứ hai hàng tuần: đối
với nữ là áo dài hoặc đồng phục cơ quan, nam là áo sơ mi quần tây.
- 100% CBCCVC thực hiện đeo thẻ khi làm việc, tiếp xúc công dân,
tổ chức. Thẻ được đính trực tiếp bằng kim trên túi áo hoặc trang bị thêm
dây đeo.
2.3.5. Về giao tiếp, ứng xử, quan hệ trong công sở
- CBCCVC chấp hành nghiêm các quy định tại Điều 8, 9, 10, 11 Quy
chế; chấp hành tốt các quy định về những việc phải làm và những việc
không được làm theo quy định của pháp luật;

- Ngôn ngữ giao tiếp rõ ràng, không nói tục, nói tiếng lóng;


- Đối với bộ phận CBCCVC thường xuyên tiếp xúc với người dân, bộ
phận một cửa thì luôn có thái độ nhã nhặn, giải thích và hướng dẫn rõ ràng,
cụ thể; thực hiện đúng quy định của Chỉ thị số 02/2009/CT-UBND ngày 05
tháng 02 năm 2009 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ về việc chấn
chỉnh một số hoạt động trong thực hiện thủ tục hành chính và Chỉ thị số
01/2012/CT-UBND ngày 05 tháng 01 năm 2012 của UBND thành phố về
việc chấn chỉnh lề lối làm việc, nâng cao ý thức trách nhiệm trong thi hành
công vụ của cán bộ, công chức, viên chức;
- Tổ chức khảo sát mức độ hài lòng của tổ chức, công dân khi tiếp xúc
với Văn phòng để rút kinh nghiệm, kịp thời chấn chỉnh, uốn nắn.
2.3.6. Về các hành vi cấm:
- Treo biển cấm “hút thuốc lá” tại những nơi khách thường xuyên liên
hệ để khuyến khích mọi người cùng thực hiện; treo biển cấm trong phòng
làm việc để thực hiện đúng quy định về cấm hút thuốc lá đối với CBCCVC;
- Triển khai các văn bản về việc cấm hút thuốc lá đến toàn thể
CBCCVC.
- Không lập bàn thờ, thắp hương, không đun nấu trong phòng làm
việc.
Sau thời gian triển khai thực hiện Quy chế văn hóa công sở, các cơ
quan Hành chính Nhà nước huyện Phú Tân đã được quan tâm đầu tư điều
kiện và phương tiện làm việc tốt hơn, đầu tư nâng cấp phòng tiếp dân, nơi
giải quyết thủ tục hành chính tạo thuận lợi hơi cho người dân đến giao dịch
công việc; phong cách và thái độ làm việc của CBCC ở nhiều cơ quan đã có
những chuyển biến tích cực, hầu hết CBCC đeo thẻ khi làm việc, các công
sở đều bố trí người và nơi trông giữ xe cho người dân khi đến giao dịch và



liên
hệ
giải
quyết
công
việc… vì thế, có thể thấy Quy chế văn hóa công sở là một quy chế hợp với
lòng dân, thể hiện bản chất ưu việt của nhà nước thật sự của dân, do dân, vì
dân.
2.4. Một số tồn tại, nguyên nhân
* Hạn chế trong thực hiện quy chế văn hóa công sở trong một số co
quan Hành chính Nhà nước huyện Phú Tân
Bên cạnh những kết quả đạt được, ở nhiều một số cơ quan Hành
chính Nhà nước vẫn còn nhiều hạn chế trong thực hiện Quy chế văn hóa
công sở.
Tại một số nơi, môi trường làm việc và bài trí trong công sở vẫn chưa
thể hiện được một nền hành chính dân chủ, hiện đại và gần dân. Ở không ít
công sở còn diễn ra cảnh tượng nơi làm việc nhếch nhác, lộn xộn, thiếu
biển chỉ dẫn lối đi, sơ đồ hướng dẫn các bộ phận giải quyết công việc của
cơ quan, không bố trí người giữ xe; cổng vào của công sở vẫn còn tấm
biển khô cứng, thiếu thiện cảm.
Không ít CBCC với thái độ làm việc thiếu nghiêm túc, trang phục
phản cảm; tác phong công tác tuỳ tiện, tính kỷ luật yếu kém, hiện tượng
“Sáng cắp cặp đi, tối cắp cặp về” vẫn diễn ra; tình trạng CBCC làm việc
riêng trong giờ làm việc (uống trà, tán chuyện vặt, chơi game, lướt web,…)
còn diễn ra thường xuyên; bớt xén thời gian làm việc, đùn đẩy trách nhiệm,


sử dụng lãng phí tài sản công như: gọi điện thoại “chùa”, dùng điện, nước
vô tội vạ; giải quyết công việc sai quy định hoặc thiếu thờ ơ, vô cảm trong
việc tiếp công dân vẫn còn tồn tại ở nhiều nơi.

Trong thực hiện công vụ vẫn còn tình trạng CBCC lợi dụng chức
quyền trục lợi các nhân, gây phiền hà, xách nhiễu người dân.
* Nguyên nhân hạn chế
Thực trạng trên cho thấy, nhận thức về văn hóa công sở của các
ngành, các cấp, các địa phương chưa đầy đủ, không thấy được mối liên hệ
qua lại giữa trình độ văn hóa công sở với hiệu quả, năng suất của công việc
tại công sở. Chúng ta còn thiếu các chuẩn mực về văn hóa công sở và các
chế tài xử lý vi phạm, thiếu đào tạo, bồi dưỡng về văn hóa công sở. Thiếu
sự quan tâm của lãnh đạo một số đơn vị,chưa đánh giá đúng vai trò, tầm
quan trọng của văn hóa công sở đối với hiệu quả công việc và hình ảnh của
chính quyền trong mắt nhân dân.
2.5. Bài học kinh nghiệm
Trên cơ sở học tập kinh nghiệm về văn hóa công sở ở một số nước
tiên tiến, cũng như quá trình thực hiện văn hóa công sở tại địa phương, có
thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:
- Trang bị trụ sở cơ quan Hành chính hiện đại, thông thoáng, gọn
gàng, sạch đẹp.
- Thái độ tiếp dân: Khi người dân đến các cơ quan nhà nước, nhân
viên phải đứng lên chào niềm nở, tươi cười, sau đó mời người dân ngồi.
Chỉ sau khi người dân ngồi thì nhân viên nhà nước mới được ngồi. Ngoài
ra, luôn có các nhân viên hướng dẫn người dân đến bàn làm việc nào,


phòng nào, thủ tục hành chính ra sao, chứ không để người dân tự tìm đến
nơi cần giải quyết như ở chúng ta hiện nay.
- Xưng hô đúng chức danh, vị trí làm việc, tránh tình trạng xưng hô
theo lối tình cảm như: anh, chị, chú, bác,….
- Quy trình tiếp dân, xử lý công việc cần phải được chuẩn bị kỹ, chu
đáo, tránh tình trạng qua loa, đại khái, chiếu lệ.
- Các cán bộ đón tiếp khách cần ăn mặc rất lịch sự, chào hỏi và tươi

cười với khách. Về nội dung buổi tiếp hoặc làm việc đều được các cán bộ
chuẩn bị kỹ.
III. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN QUY
CHẾ VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI MỘT SỐ CƠ QUAN HÀNH CHÍNH
NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ TÂN
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức về văn hóa công sở cho cán bộ
lãnh đạo, đội ngũ CBCC và nhân dân.
- Các cơ quan công sở cần ban hành quy chế văn hóa với nội dung cụ
thể, rõ ràng mang tính khả thi cao; có bản cam kết thực hiện của mỗi phòng
ban, đơn vị trực thuộc; có kiểm tra, tổng kết, đánh giá định kỳ.
- Để quy chế văn hóa công sở đạt hiệu quả cao trước hết cần phải xây
dựng quy chế một cách cụ thể, chi tiết, rõ ràng và phải phù hợp với điều
kiện của từng cơ quan, tổ chức để mọi người phấn đấu; cần có quy định
về thưởng, phạt đúng mức đối với những CBCC làm tốt và chưa tốt.
- Xây dựng chiến lược và lập kế hoạch hoạt động, xây dựng và vận
hành một cơ cấu tổ chức hợp lý, quản lý và phát triển đội ngũ CBCC.
- Giám sát và kiểm tra hoạt động của đơn vị và cá nhân, xây dựng và
quản lý hệ thống thông tin quản lý, tổ chức hoạt động giao tiếp (trong nội


bộ công sở và với bên ngoài, đặc biệt là hoạt động tiếp dân), quản lý việc
chi tiêu ngân sách.
- Tham gia nghiên cứu và xây dựng hệ thống chính sách công, đặc
biệt là các chính sách liên quan trực tiếp đến ngành, lĩnh vực mà công sở
hoạt động.
- Xử lý nghiêm minh đối với những cán bộ, công chức uống rượu, bia
hoặc đi làm trễ trong các cơ quan.
- Phải tạo một không gian thoải mái cho những người dân đến chỗ
làm và phải có một thái độ đón tiếp lịch sự.
- Phải có sự thống nhất về nhận thức chung, xem thực hiện văn hóa

công sở chính là một phần của nhiệm vụ cải cách hành chính và mỗi CBCC
cũng cần nhận thức được công việc của mình là phục vụ nhân dân, những
người đang nộp thuế trả lương cho mình. Các ngành, các cấp phải nghiêm
túc kiểm điểm những hạn chế, thiếu sót nơi công sở của cơ quan, đơn vị, kể
cả cách bài trí công sở, trong giao tiếp, ứng xử của cán bộ, công chức, cần
phải thấy được những hạn chế, thiếu sót đó sẽ cản trở tiến trình đổi mới hội
nhập kinh tế đất nước trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Lãnh đạo cần quyết liệt chỉ đạo, kiểm tra và gương mẫu thực hiện quy
chế văn hóa công sowe. Cần thực hiện thường cuyên liên tục để dần hình
thành thói quen văn minh, lịch thiệp.


PHẦN KẾT LUẬN
Xuất phát từ thực trạng văn hóa công sở trên địa bàn huyện đến nay
cho thấy, nhận thức về văn hóa công sở của các ngành, các cấp, các địa
phương nhìn chung chưa đầy đủ, một số cơ quan, đơn vị chưa thấy được
mối liên hệ qua lại giữa trình độ văn hóa công sở với hiệu quả, năng suất
của công việc tại công sở. Cần phải nhìn nhận rằng, chúng ta còn thiếu các
quy định chuẩn mực về văn hóa công sở và các chế tài xử lý vi phạm, thiếu
đào tạo, bồi dưỡng về văn hóa công sở. Điều đó đã dẫn đến hiệu quả công
việc của các cơ quan hành chính Nhà nước thấp, cản trở quá trình hội nhập.
Thực tế cho thấy, nơi nào cán bộ công nhân viên chức càng gương
mẫu, thực hiện tốt quy chế văn hóa công sở, nơi đó càng có sự đoàn kết,
thống nhất nội bộ cao, chất lượng, hiệu quả công việc tốt hơn, nhiệm vụ
chính trị luôn đảm bảo, thực hiện tốt mục tiêu, kế hoạch đề ra. Chính điều
này đã góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả của công tác cải cách hành
chính, đồng thời nhận được sự đồng tình cao của quần chúng nhân dân.
Ngoài ra, để tạo môi trường văn hóa tốt trong công sở, vấn đề quan trọng là
người đứng đầu một cơ quan phải tạo được cơ chế tốt để các nhân viên có
điều kiện phát triển, một môi trường hòa đồng thân thiện có tính đoàn kết

cao. Và điều cốt lõi là người lãnh đạo cần giải quyết tốt được bài toán về
quyền lợi của mỗi thành viên trong cơ quan sao cho công bằng, phù hợp với
năng lực làm việc và khả năng cống hiến của từng người.
Để nâng cao hiệu quả thực hiện Quy chế Văn hóa công sở tại cơ quan
Hành chính nhà nước đòi hỏi phải thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, có sự
đồng thuận và cố gắng trên tinh thần tự giác của các CBCC, viên chức và
người lao động. Việc hoàn thiện và nâng cao văn hóa công sở có ý nghĩa và


tầm quan trọng to lớn, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả khi xử lý,
giải quyết công việc, xây dựng lề lối làm việc khoa học của đội ngũ CBCC,
đồng thời góp phần đẩy nhanh quá trình cải cách hành chính.
Văn hoá công sở là một trong những vấn đề nhạy cảm; yếu tố nhận
thức là vấn đề then chốt để mỗi cán bộ lãnh đạo, đội ngũ CBCC và toàn thể
nhân dân hiểu được vai trò, trách nhiệm của chính mình và từ đó nâng cao
các hành vi văn hoá công sở và là một trong những điều kiện cần và đủ để
đội ngũ CBCC thay đổi quan niệm, cung cách làm việc tiến dần đến chuẩn
“Chuyên nghiệp và hiện đại”. Trong khi xã hội ngày càng tiến bộ, con
người ngày càng văn minh thì văn hóa công sở đòi hỏi ngày càng phải được
tôn trọng thực thi làm cho năng suất, hiệu quả công tác được cải thiện.


Tài liệu tham khảo
- Quy chế Văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước, Ban
hành kèm theo Quyết định số 129 /2007/QĐ-TTg ngày02 tháng8 năm
2007 của Thủ tướng Chính phủ,
- Dương Hoàng Giang, Một số nhiệm vụ và giải pháp để nâng cao văn
hóa công sở ở Cà Mau hiện nay, đăng tại ngày
22/01/2015
- Trần Thế Vinh, Nâng cao hiệu quả thực hiện Quy chế văn hóa công

sở

tại

các



quan

hành

chính

nhà

đăng ngày 13/10/2011

nước,

tại



×