Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

10 dưỡng chất thiết yếu mà mẹ bầu không thể bỏ qua

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (36.17 KB, 7 trang )

10 dưỡng chất thiết yếu mà mẹ bầu không thể bỏ qua



Không chỉ mẹ bầu cần dinh dưỡng để nuôi dưỡng thai nhi và đảm bảo sức khỏe
của mình trong thời gian mang bầu, mà các mẹ cho con bú cũng cần bổ sung dinh
dưỡng để nuôi con bằng sữa mẹ tốt hơn, bé sơ sinh phát triển tốt là nhờ tiếp nhận
nguồn dinh dưỡng quý giá từ dòng sữa mẹ.
Vì vậy muốn con khỏe mạnh thì mẹ phải mạnh khỏe.
10 loại dưỡng chất mà mẹ cần chú ý bổ sung:
1. Axit folic
Axit folic rất cần thiết cho sức khỏe của bà bầu và sự phát triển của thai nhi:
Giảm nguy cơ bị khuyết tật ống thần kinh và dị tật bẩm sinh ở tim, chi, đường tiểu
của trẻ…
Cần cho quá trình tổng hợp AND và sự phân chia tế bào nhanh.
Thực phẩm giàu axit folic: Những thực phẩm giàu axit folic là cam, măng tây, rau
bina, bông cải xanh, lòng đỏ trứng, đậu tương, khoai tây, ngũ cốc thô…
�Bổ sung axit folic đúng cách:
Bà bầu nên dùng từ 400 – 600 mgr axit folic mỗi ngày.
Tuyệt đối không uống chung folate cùng trà, cà phê, rượu bởi nó sẽ làm giảm khả
năng hấp thụ của viên bổ sung.
Khi bổ sung viên axit folic, nhiều bà bầu thường hay bị táo bón. Vì vậy bà bầu có
thể lựa chọn thuốc bổ có chứa axit folic dưới dạng sắt hữu cơ như Procare để ngăn
ngừa chứng táo bón khu mang thai. Đồng thời nên uống nhiều nước và ăn nhiều
chất xơ để hệ tiêu hóa hoạt động tốt.
2, Sắt
Giảm nguy cơ sinh nhẹ cân, và sức khỏe sơ sinh kém (tối ưu sức khỏe của trẻ khi


mới sinh).
Giảm nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt ở mẹ. Khi thiếu máu, bà mẹ sẽ luôn có cảm


giác mệt mỏi, khó chịu, thậm chí có thể sẽ bị băng huyết sau khi sinh, gây nguy
hiểm đến tính mạng.
Sắt giúp duy trì một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh và bảo vệ cơ thể tránh bị
nhiễm khuẩn.
Thực phẩm giàu sắt: Thịt bò, thịt gia cầm, ngũ cốc, khoai tây, họ nhà đỗ, rau chân
vịt, hạt bí ngô… là những thực phẩm rất giàu sắt mà bà bầu nên bổ sung vào chế
độ ăn uống hàng ngày.
�Bổ sung sắt đúng cách:
Bà bầu nên bổ sung ít nhất 27 mg chất sắt mỗi ngày
Không bổ sung sắt cùng lúc với sữa hoặc canxi vì chúng sẽ làm giảm khả năng hấp
thụ sắt cho cơ thể.
Uống viên sắt có thể gây táo bón. Do đó, bà bầu nên tăng cường rau xanh, hoa quả
trong chế độ ăn hàng ngày.
Vitamin C lại có tác dụng tăng cường khả năng hấp thu sắt. Do đó bà bầu có thể ăn
các loại rau củ giàu sắt và uống thêm vitamin C, để tăng khả năng hấp thu sắt.
Xem thêm: Chế độ dinh dưỡng chuẩn trong 3 tháng đầu
3. Canxi
Cần thiết cho sự hình thành và phát triển xương và răng của thai nhi và trẻ sơ sinh.
Canxi cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển tim,hệ thần kinh, cơ,
góp phần giữ nhịp tim ổn định.
Giúp bà bầu giảm nguy cơ loãng xương sau này
Có thể ngăn ngừa tăng huyết áp do thai kỳ (huyết áp cao) và sinh non.
Thực phẩm giàu canxi: Khi mang thai, bà bầu cần lưu ý tăng cường sử dụng những
nguồn thực phẩm giàu canxi như cua đồng, tôm đồng, tép nhỏ, hải sản không có


thủy ngân, sữa và các sản phẩm từ sữa (sữa chua, phô mai…) tiệt trùng, vừng đen,
trắng, một số loại rau quả (chuối, kiwi, cam, rau súp lơ xanh, rau cải chíp, rau
mùng tơi, muống, đậu, rau cần, cà rốt…).
� Bổ sung canxi đúng cách:

Hàm lượng canxi cần bổ sung cho bà bầu mỗi ngày là 800 – 1500 mg
Khi bổ sung viên nang canxi, tốt nhất bà bầu nên uống sau bữa sáng (hoặc bữa
trưa) 1 tiếng, tránh uống canxi vào buổi tối vì có thể gây sỏi thận hoặc cản trở giấc
ngủ.
Không uống cùng sắt.
4. Protein
Xây dựng, củng cố và thay thế các mô mới trong cơ thể.
Tạo ra kháng thể cho hệ thống miễn dịch.
Tạo ra hormone.
Tạo sự đồng nhất giữa các cơ bắp.
Vận chuyển ô-xy trong máu.
Thực phẩm giàu protein: Những thực phẩm giàu protein là: thịt gia cầm, cá, trứng,
sữa và các chế phẩm sữa, lúa mì, lúa mạch, đậu bắp…
�Bổ sung protein đúng cách:
Bà bầu nên bổ sung protein theo trọng lượng cơ thể: 1g protein cho mỗi kg trọng
lượng.
Protein cần thiết cho cơ thể nhưng nếu hấp thu nhiều protein mà thiếu vận động để
chuyển hóa protein thành năng lượng thì cơ thể bà bầu dễ dàng bị mắc bệnh béo
phì.
5. Omega – 3


Rất quan trọng đối với sự phát triển của não bộ, mắt và miễn dịch, và hoạt động
chức năng của thai nhi và trẻ sơ sinh.
Dùng Omega-3 trong thời gian mang thai sẽ giảm nguy cơ sinh non.
Omega-3 giúp cho thai nhi tránh được nguy cơ dị ứng thức ăn, bệnh eczema, sản
sinh kháng thể có lợi, phòng ngừa các bệnh về tiêu hóa…
Hỗ trợ sức khỏe tim mạch, tâm thần và làn da của mẹ.
Tỷ lệ DHA/EPA tương đương 4/1, là tỷ lệ vàng thích hợp bổ sung cho phụ nữ có
thai, cho con bú và phát triển hệ thần kinh của trẻ ngay từ trong bụng mẹ.

Thực phẩm giàu omega-3: Cá hồi, cá ngừ, cá mòi, trứng, sữa… là những thực
phẩm rất giàu omega-3, bà bầu nên bổ sung chúng trong chế độ ăn hàng ngày để
em bé thông minh, mạnh khỏe nhé.
� Bổ sung omega-3 đúng cách:
Mỗi ngày bà bầu nên tiêu thụ khoảng 500mg omega-3 mỗi ngày.
6. Magie
Mg có một vai trò rất đặc biệt đối với sản phụ, đó là ngăn ngừa bệnh sản giật, do
đó ngừa đẻ non và giảm tử vong sản khoa.
Cần cho sự hình hành xương, protein và axit béo.
Cần thiết để chuyển hóa vitamin D.
Thực phẩm giàu magie: Nguồn thiên nhiên chứa Mg là: các loại ngũ cốc, đậu đỗ,
gạo lức, đậu phộng, đậu nành, đậu xanh, đậu trắng, vừng đen…
�Bổ sung magie đúng cách:
Phụ nữ có thai và cho con bú nhu cầu khoảng 400mg magie mỗi ngày.
7. Kẽm
Giảm nguy cơ sinh non


Giúp hỗ trợ hệ miễn dịch, củng cố vị giác, khứu giác và khả năng tự chữa lành vết
thương của cơ thể
Cần thiết cho sự tăng trưởng tế bào và phát triển toàn diện ở thai nhi và trẻ sơ sinh.
Thiếu kẽm có thể dẫn đến sảy thai, nhiễm độc thai kỳ, sinh con nhẹ cân và các vấn
đề khác trong khi mang thai, chuyển dạ và quá trình sinh nở
Thực phẩm giàu kẽm: Ngũ cốc bổ sung vi chất và thịt đỏ chứa rất nhiều kẽm. Kẽm
cũng có nhiều trong tôm cua, sò ốc, thịt gia cầm, đậu, các loại hạt, ngũ cốc nguyên
cám và sản phẩm từ sữa.
�Bổ sung kẽm đúng cách:
Bà bầu nên bổ sung khoảng 11 mg kẽm mỗi ngày
Bà bầu không nhất thiết phải mỗi ngày bổ sung chính xác lượng kẽm kể trên, thay
vào đó có thể cộng dồn lại vài ngày hoặc một tuần để bổ sung luôn một lần.

8. I ốt
Đi kèm với hành vi vận động tâm thần ở trẻ tốt hơn, và ngăn ngừa các rối loạn do
thiếu iốt (bao gồm: trí tuệ chậm phát triển và chứng đần độn).
Cần cho sự phát triển não bộ, và cho sự tăng trưởng, chuyển hóa và phát triển toàn
diện của thai nhi/trẻ sơ sinh.
Giúp bảo vệ chống lại những rối loạn và suy tuyến giáp do sự thiếu hụt iốt.
Thực phẩm giàu I ốt: Thực phẩm chứa nhiều iốt là tảo tía, rau chân vịt, rau cần, cá
biển, cua biển, muối biển, sơn dược, muối ăn có i-ốt, cải thảo, trứng gà nước mắm,
rau cải xoong, khoai tây…
�Bổ sung I ốt đúng cách:
Phụ nữ có thai và đang cho con bú có nhu cầu khoảng 200mcg I ốt mỗi ngày.
Tuy nhiên, không phải nạp càng nhiều i-ốt càng tốt. Quá nhiều iốt sẽ làm biến đổi
chức năng tuyến giáp, hoặc tăng gánh nặng cho chức năng tuyến giáp.


9. Carbohydrates
Carbohydrate – chất bột đường hay tinh bột là chất không thể thiếu trong quá trình
mang thai nhằm cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động của cơ thể.
Khi tiêu thụ với số lượng chất bột đường không đủ, có thể dẫn đến những cơn mệt
mỏi hoặc thèm ăn trong khi mang thai.
Bổ sung lượng carbohydrates sẽ giúp bà bầu ngăn ngừa táo bón
Thực phẩm giàu tinh bột: Các loại thực phẩm giàu tinh bột ( mì, gạo, khoai tây,
vv), các loại ngũ cốc (lúa mì, lúa mì sấy khô…) và các loại đậu khô ( đậu lăng, đậu
đỏ, đậu xanh…)
�Bổ sung carbohydrates đúng cách:
Bà bầu cần tránh carbohydrates có trong đường trắng, bột trắng, và các loại thực
phẩm có chứa chúng (bánh ngọt, bánh mì trắng), vì ăn nhiều những thực phẩm này
dễ khiến bà bầu bị béo phì, thừa cân.
Bổ sung carbohydrates hợp lý mỗi ngày: 1 lát bánh mỳ, 1 cái bánh ngô, 3-4 bát
cơm, 1 củ khoai tây, ½ bát ngô nấu chín.

10. Các loại vitamin cho bà bầu
- Các vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B5, B6 & B12): Cần thiết cho sức khỏe của
những người sắp làm mẹ và những bà mẹ đang cho con bú.
- Vitamin A: Bổ sung vitamin A giúp tạo ra các tế bào cho các cơ quan bên trong
bé, tăng sức đề kháng cho làn da, xương và giúp đôi mắt của bé thật khỏe mạnh.
Tuy nhiên bà bầu lưu ý không nên bổ sung quá nhiều vitamin A (trên 10.000 IU)
bởi nó có thể có hại cho em bé, vì vậy đừng lạm dụng vitamin A bổ sung. Hãy bổ
sung khoảng 800mcg, tương đương với bốn phần ăn sau: 4 bát rau xanh, 240g sữa,
1/2 cốc dưa hấu, 1 quả đào lớn, 1 bát rau lá sẫm…


- Vitamin D: Vitamin D giúp cho cơ thể sử dụng tốt canxi và phốtpho, giúp xây
dựng xương, mô và răng. Bà bầu hãy bổ sung khoảng 10mcg vitamin D mỗi ngày
với các loại thực phẩm như: lòng đỏ trứng, cá mòi, cá hồi đóng hộp. Tắm nắng
buổi sáng hoặc cuối giờ chiều cũng là một cách để bổ sung vitamin D
- Vitamin C: Vitamin C là một chất chống oxy hoá, có nghĩa là nó giúp ngăn ngừa
bệnh tật cho cả mẹ và bé. Hãy bổ sung khoảng 65mg mỗi ngày bằng khẩu phần ăn
như sau: 1/2 bát quả họ cam quýt, nước quả, 1/2 quả bưởi, quả cam cỡ trung bình,
½ bát dưa hấu, 1/2 bát bắp cải cắt nhỏ hoặc xà lách trộn, 2/3 bát súp lơ xanh nấu
chín, 1 quả cà chua lớn.
- Vitamin E: Vitamin E có vai trò quan trọng đối với sự phát triển và sức khỏe của
hệ miễn dịch và làn da mẹ và em bé. Đồng thời, nó cũng là chất chống oxi hóa cần
để bảo vệ võng mạc và phổi của trẻ sơ sinh vì chúng phải thích nghi với môi
trường mới sau khi ra đời. Bà bầu có thể bổ sung một số thực phẩm giàu vitamin E
như quả óc chó, bơ, cam, quýt, ổi, rau lá xanh, đậu phụ, hải sản… Tuy nhiên bà
bầu không nên bổ sung quá nhiều vitamin E vì nó là nguyên nhân dẫn đến dị tật
bẩm sinh ở trẻ, nhất là dị tật tim và mắc bệnh hen suyễn. Các chuyên gia khuyến
cáo phụ nữ mang thai chỉ nên bổ sung tối đa từ 15- 19 mg vitamin E mỗi ngày
------------------------------------------------------------------------------Các mẹ bầu và mẹ cho con bú có thể bổ sung dưỡng chất bằng thực phẩm, ngoài ra
sử dụng thêm các sản phẩm bổ tổng hợp.

Để đảm bảo sức khỏe bạn nên tham khảo ý kiến bác sỹ nhé!



×