Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

NGHIÊN cứu tác ĐỘNG của DỊCH vụ NGÂN HÀNG QUỐC tế đến HIỆU QUẢHOẠT ĐỘNG của các NGÂN HÀNGTHƯƠNG mại VIỆT NAM (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (795.63 KB, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
---------HUỲNH THỊ HƯƠNG THẢO

NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA DỊCH VỤ
NGÂN HÀNG QUỐC TẾ ĐẾN HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 62340201

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2017


Công trình được hoàn thành tại: Đại học Kinh tế TP. HCM
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Trần Huy Hoàng
Phản biện 1: ..................................................................
Phản biện 2: ..................................................................
Phản biện 3: ..................................................................
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp
trường họp tại
.............................................................................................
Vào hồi giờ

ngày tháng năm 2017

Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
Thư viện Khoa học Tổng hợp TP. HCM
Thư viện Đại học Kinh tế TP. HCM




DANH MỤC CÔNG TRÌNH
ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN
1. Huỳnh Thị Hương Thảo, 2015. Định hướng phát triển dịch vụ
ngân hàng quốc tế tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. Tạp chí
Thị trường Tài chính Tiền tệ, số 14 (431), trang 20-23.
2. Huỳnh Thị Hương Thảo, 2015. Nghiên cứu tác động của dịch vụ
ngân hàng quốc tế đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng
thương mại Việt Nam. Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng, số
159, trang 63-69.
3. Huỳnh Thị Hương Thảo, 2016. Ước lượng hiệu quả hoạt động
kinh doanh của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Tạp chí Khoa
học và Đào tạo Ngân hàng, số 168, trang 43-48.
4. Huỳnh Thị Hương Thảo, 2016. Tác động của dịch vụ ngân hàng
quốc tế đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt
Nam. Tạp chí Công nghệ Ngân hàng, số 123, trang 44-53.
5. Huỳnh Thị Hương Thảo, 2017. Ảnh hưởng của dịch vụ ngân
hàng quốc tế đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam. Tạp chí
Tài chính, số 651, trang 66-68.
6. Huỳnh Thị Hương Thảo, 2017. Tác động của dịch vụ ngân hàng
quốc tế đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại Việt
Nam. Tạp chí Nghiên cứu Tài chính Kế toán, số 7(168), trang 1417.
7. Huỳnh Thị Hương Thảo, 2017. Tác động của dịch vụ ngân hàng
quốc tế đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt
Nam. Tạp chí Khoa học Công nghệ và Thực phẩm, số 11, trang
132-141.


1

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1. Lý do nghiên cứu của luận án
Hiệu quả hoạt động (HQHĐ) là mối quan tâm hàng đầu của
tất cả các ngân hàng thương mại (NHTM). Trong xu hướng hội nhập
kinh tế quốc tế ngày càng trở nên sâu rộng, NHTM với các dịch vụ
ngân hàng (DVNH) bao gồm cả DVNH trong nước và dịch vụ ngân
hàng quốc tế (DVNHQT) thì vai trò của DVNHQT ngày càng lớn
hơn và ảnh hưởng mạnh mẽ đến HQHĐ của mỗi ngân hàng (NH).
Một số công trình khoa học nghiên cứu về tác động của một DVNH
hay một chỉ tiêu cụ thể của NH như: nợ xấu, dịch vụ phi tín dụng,
mức đa dạng hóa thu nhập NH … đối với HQHĐ của NH nhưng
riêng nghiên cứu về DVNHQT tác động đến HQHĐ của các NHTM
thì chưa được tìm thấy trong các nghiên cứu trước đây. Xuất phát từ
những đòi hỏi mang tính mới và nhu cầu thực tiễn ở Việt Nam, việc
xem xét một cách tổng thể HQHĐ và nghiên cứu chuyên sâu về ảnh
hưởng của DVNHQT đến HQHĐ của các NHTM là hết sức quan
trọng và có giá trị, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu tác động
của dịch vụ ngân hàng quốc tế đến hiệu quả hoạt động của các
ngân hàng thương mại Việt Nam” làm luận án nghiên cứu.
1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu của luận án
Đề tài nghiên cứu có mục tiêu chung là nghiên cứu tác động
của DVNHQT đến HQHĐ của các ngân hàng thương mại Việt Nam
(NHTMVN). Trên cơ sở mục tiêu chung, luận án được thực hiện với
hai mục tiêu cụ thể sau đây:
Mục tiêu 1: Nghiên cứu tác động của DVNHQT đến HQHĐ
của các NHTMVN theo các chỉ số phản ánh khả năng sinh lời: lợi
nhuận sau thuế trên tổng tài sản (return on assets – ROA) và lợi


2

nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (return on equity – ROE).
Mục tiêu 2: Nghiên cứu tác động của DVNHQT đến HQHĐ
của các NHTMVN theo các chỉ số của phương pháp phân tích hiệu
quả biên, cụ thể là phương pháp tiếp cận phi tham số bao dữ liệu
(Data envelopment analysis - DEA) bao gồm: hiệu quả kỹ thuật
(HQKT), hiệu quả kỹ thuật thuần (HQKTT), hiệu quả quy mô
(HQQM).
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, luận án phải trả lời được
02 câu hỏi nghiên cứu sau:
Câu hỏi 1: DVNHQT có tác động đến các chỉ tiêu phản ánh
khả năng sinh lời của các NHTMVN hay không?
Câu hỏi 2: DVNHQT có tác động đến các chỉ tiêu: HQKT,
HQKTT và HQQM của các NHTMVN hay không?
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài chọn đối tượng nghiên cứu là sự tác động của
DVNHQT đến HQHĐ của các NHTMVN. Dữ liệu nghiên cứu được
lấy từ báo cáo thường niên hoặc báo cáo tài chính đã kiểm toán từ 38
NHTMVN bao gồm các NHTM nhà nước và NHTM cổ phần trong
khoảng thời gian 2008-2014. Các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô của Việt
Nam như: tỷ lệ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát lấy dữ liệu từ
Tổng cục Thống kê Việt Nam.
Trong phạm vi nghiên cứu, luận án sử dụng hai chỉ tiêu phổ
biến nhất khi đánh giá HQHĐ theo phương pháp sử dụng các chỉ số
phản ánh khả năng sinh lời là ROA và ROE. Đối với phương pháp
đánh giá HQHĐ theo phương pháp phân tích hiệu quả biên, luận án
chọn phương pháp DEA làm đại diện với các chỉ tiêu đánh giá về
HQHĐ của NH là: HQKT, HQKTT, HQQM. DVNHQT nghiên cứu
trong luận án không bao gồm các nghiệp vụ đầu tư quốc tế.



3
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Luận án xây dựng mô hình nghiên cứu dựa trên cơ sở mô
hình nghiên cứu của Trujillo-Ponce (2013), Nguyễn Thị Hồng Vinh
(2014), Phạm Hữu Hồng Thái (2014), Lâm Chí Dũng và cộng sự
(2015) …. để nghiên cứu tác động của DVNHQT đến HQHĐ của
các NHTM. Ngoài ra, luận án tiếp cận phương pháp phân tích phi
tham số theo mô hình bao dữ liệu (DEA) của Avkiran (1999), Ngô
Đăng Thành (2010), Liễu Thu Trúc và Võ Thành Danh (2012),
Trương Quang Thịnh (2012), Lê Phan Thị Diệu Thảo và Nguyễn Thị
Ngọc Quỳnh (2013) … để xác định HQKT, HQKTT, HQQM.
1.5. Kết cấu của luận án
Ngoài kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, kết cấu của luận
án bao gồm 5 chương chính: Mở đầu; Cơ sở lý thuyết và nghiên cứu
thực nghiệm; Phương pháp, dữ liệu và mô hình nghiên cứu; Kết quả
nghiên cứu; Kết luận và hàm ý chính sách.
1.6. Ý nghĩa thực tiễn của luận án
- Luận án đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về
DVNHQT và HQHĐ, xác định được các chỉ tiêu phản ánh DVNHQT
để từ đó xác định mô hình về sự tác động của DVNHQT đến HQHĐ
của các NHTM.
- Luận án đã định lượng được HQHĐ của các NHTMVN
giai đoạn 2008-2014, kết quả nghiên cứu này là một tham khảo mang
tính khoa học giúp các nhà quản trị NH đánh giá được mức độ hoàn
thành kế hoạch và mức độ tăng trưởng HQHĐ của NH.
- Luận án đã phân tích các nhân tố tích cực, nhân tố tiêu cực
thuộc DVNHQT ảnh hưởng đến HQHĐ của NH, từ đó đề xuất ra
một số hàm ý chính sách để phát huy nhân tố tích cực, kiểm soát
nhân tố tiêu cực thuộc về DVNHQT nhằm nâng cao HQHĐ.



4
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ
NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM
2.1. Dịch vụ ngân hàng quốc tế của NHTM
2.1.1. Khái niệm dịch vụ ngân hàng quốc tế
Theo Nguyễn Thị Cẩm Thủy (2012), DVNHQT bao gồm tất
cả các dịch vụ tài chính do khách hàng (KH) yêu cầu có liên quan
đến thương mại quốc tế, đầu tư quốc tế, du lịch quốc tế …, hay nói
cách khác, đó là việc NH cung ứng các dịch vụ tài chính ngân hàng
trên thị trường quốc tế nhằm mục đích sinh lời. Theo Trần Huy
Hoàng và cộng sự (2006), một NH cung cấp DVNHQT là NH cung
ứng các DVNH liên quan đến ngoại hối hoặc người không cư trú. Về
phạm vi không gian, DVNHQT không chỉ diễn ra giữa các quốc gia
với nhau mà còn diễn ra bên trong địa phận của mỗi nước, bất kể
đồng tiền của quốc gia đó có được tự do chuyển đổi ra ngoại tệ khác
hay không. Trên cơ sở kế thừa các khái niệm về DVNHQT và các
văn bản pháp lý tại Việt Nam, khái niệm DVNHQT được thống nhất
sử dụng trong nghiên cứu này là các DVNH liên quan đến ngoại tệ
do NH cung cấp.
2.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá dịch vụ ngân hàng quốc tế
Hai chỉ tiêu: tỷ lệ tài sản nợ ngoại tệ trên tổng nguồn vốn
(Trương Quang Thông, 2010) và tỷ lệ cho vay ngoại tệ trên tổng tài
sản có ngoại tệ là hai chỉ tiêu phản ảnh tổng quát nhất về DVNHQT
nên được đưa vào mô hình nghiên cứu và là biến độc lập, giải thích
về tác động DVNHQT đến HQHĐ của các NH. Chỉ tiêu tài sản nợ
ngoại tệ trên tổng nguồn vốn phản ánh nghiệp vụ huy động vốn thuộc
về nghiệp vụ nguồn vốn của NHTM trong khi đó, chỉ tiêu cho vay
ngoại tệ trên tổng tài sản có ngoại tệ phản ánh nghiệp vụ sử dụng vốn
của NHTM.



5
2.2. Hiệu quả hoạt động của NHTM
2.2.1. Khái niệm hiệu quả hoạt động của NHTM
Theo Berger và Mester (1997) thì HQHĐ của các NHTM thể
hiện ở mối quan hệ giữa doanh thu và chi phí sử dụng các nguồn lực
hay chính là khả năng biến các nguồn lực đầu vào thành các đầu ra
tốt nhất trong hoạt động kinh doanh.
2.2.2. Các phương pháp đánh giá hiệu quả hoạt động của NHTM
Theo Berger và Humphrey (1997), Heffernan và Fu (2008),
phân tích HQHĐ của NHTM thường sử dụng hai phương pháp chính
là: phương pháp sử dụng các chỉ số phản ánh khả năng sinh lời và
phương pháp phân tích hiệu quả biên.
2.2.2.1. Phương pháp sử dụng chỉ số phản ánh khả năng sinh lời
Để đánh giá HQHĐ bằng chỉ số phản ánh khả năng sinh lời
của NHTM, hai chỉ tiêu thường được sử dụng nhiều nhất là ROA và
ROE (Tarawneh, 2006; Zeitun, 2012; Naceur, 2003). Bên cạnh hai
chỉ tiêu về hệ số doanh lợi trên, HQHĐ của NH còn được thể hiện
qua các chỉ tiêu về tỷ lệ thu nhập cận biên.
2.2.2.2. Phương pháp phân tích hiệu quả biên
Nghiên cứu sử dụng phương pháp DEA, kết quả của DEA
bao gồm: HQKT, HQKTT, HQQM (Charnes, Cooper và Rhodes,
1978; Banker, Charnes và Cooper, 1984).
2.3. Mối liên hệ giữa dịch vụ ngân hàng quốc tế và hiệu quả hoạt
động của NH
DVNHQT không thể đứng riêng lẻ mà chỉ có thể phát triển
tốt trong mối liên hệ ngang dọc với các dịch vụ khác của NH, cùng
hỗ trợ nhau vươn lên và cùng kiểm soát lẫn nhau. Xét về bản chất
cũng như lịch sử phát triển, DVNHQT luôn luôn là một bộ phận cơ

hữu, gắn chặt với DVNH nội địa và tạo ra toàn bộ hoạt động kinh


6
doanh của một NH. DVNHQT là một phần không thể thiếu trong
hoạt động kinh doanh của NH và sự phát triển của DVNHQT chắc
chắn sẽ tác động không nhỏ đến HQHĐ của NH. Chính vì vậy, việc
nghiên cứu tác động của DVNHQT đến HQHĐ là thật sự có ý nghĩa
và vô cùng cần thiết.
2.4. Các nghiên cứu thực nghiệm về HQHĐ và DVNHQT
2.4.1. Các nghiên cứu thực nghiệm về HQHĐ và DVNHQT
Với các nghiên cứu chuyên sâu về DVNHQT tại Việt Nam:
Lê Thành Lân (2004), Trần Huy Hoàng và cộng sự (2006), Nguyễn
Thị Cẩm Thủy (2012), các tác giả chỉ mới dừng lại ở phương pháp
thống kê mô tả hoặc quy nạp, diễn dịch mà chưa áp dụng phương
pháp nghiên cứu định lượng để nghiên cứu chuyên sâu về HQHĐ và
DVNHQT.
Qua các nghiên cứu của Nguyễn Việt Hùng (2008), Trương
Quang Thông (2010), Nguyễn Thị Loan và Trần Thị Ngọc Hạnh
(2013), Trịnh Quốc Trung và Nguyễn Văn Sang (2013), Phạm Hữu
Hồng Thái (2014), Nguyễn Thị Hồng Vinh (2014), Võ Xuân Vinh và
Trần Thị Phương Mai (2015), Lâm Chí Dũng và cộng sự (2015),
HQHĐ của NH có thể đánh giá bằng các chỉ số phản ánh khả năng
sinh lời như ROA, ROE hoặc bằng các chỉ số HQHĐ của phương
pháp phi tham số DEA. Mô hình hồi quy Pooled OLS, FEM, REM
hoặc Tobit thường được sử dụng để nghiên cứu phân tích các nhân tố
ảnh hưởng đến HQHĐ của NH. Đã có một số nghiên cứu riêng về tác
động của một DVNH hay một chỉ tiêu cụ thể của NH như: nợ xấu,
dịch vụ phi tín dụng, mức đa dạng hóa thu nhập NH … đối với
HQHĐ của NH, tuy nhiên đối với nghiên cứu riêng về DVNHQT thì

chưa có một nghiên cứu nào trong nước sử dụng phương pháp định
lượng để xem xét tác động của DVNHQT đến HQHĐ của NH.


7
Bảng 2.4: Thống kê các biến độc lập ảnh hưởng đến HQHĐ của
NHTM được sử dụng trong các nghiên cứu thực nghiệm
Biến độc lập

Tác giả

Tương
quan

Yudistira (2004), Nguyễn Việt Hùng
Vốn chủ sở
hữu/Tổng tài
sản

(2008), Sufian và Chong (2008), Sanchez

+

và cộng sự (2013), Raphael (2013), Ayadi
(2014) …
Gul và cộng sự (2011), Aremu và cộng

-

sự (2013) …

Yudistira (2004), Nguyễn Việt Hùng
Quy mô tổng tài
sản

Tổng cho
vay/Tổng tài
sản
Vốn huy
động/Cho vay
Tốc độ tăng
trưởng kinh tế

(2008), Gul và cộng sự (2011), Alper và
Anbar (2011), Raphael (2013) …
Sufian và Chong (2008) …

-

Nguyễn Việt Hùng (2008), Alper và

-

Anbar (2011) …
Gul và cộng sự (2011), Sufian (2011),

+

Garza-Garcia (2012) …
Nguyễn Việt Hùng (2008), Nguyễn Thị


-

Loan và Trần Thị Ngọc Hạnh (2013) …
Gul và cộng sự (2011), Garza-Garcia

+

(2012) …
Gul và cộng sự (2011), Sufian (2011) …

Tỷ lệ lạm phát

+

+

Sufian và Chong (2008), Garza-Garcia
(2012), Ongore và Kusa (2013), Sanchez

-

và cộng sự (2013) …
Nguồn: Tổng hợp các nghiên cứu


8
2.4.2. Vấn đề cần nghiên cứu tại Việt Nam
Nghiên cứu này dựa trên những nghiên cứu trước và có
những điểm mới dựa trên những cơ sở sau:
(i) Hội nhập kinh tế tạo điều kiện cho hệ thống NH và các

DVNH phát triển theo như nghiên cứu của Claessens và Horen
(2009), Sufian và Habibullah (2011).
(ii) Đa dạng hóa DVNH trong đó đa dạng hóa các DVNH
trong nước và DVNHQT sẽ giúp các NH tối đa hóa lợi nhuận
(Chiorazzo và cộng sự, 2008; Gurbuz và cộng sự, 2013; Võ Xuân
Vinh và Trần Thị Phương Mai, 2015 …). Một trong những hướng
đi cho các NHTMVN để có thể nhanh chóng đứng vững cùng các
NHTM ở trong khu vực và hội nhập quốc tế đó là phát triển và đa
dạng các DVNHQT (Trần Thị Vân Anh, 2016).
(iii) Có nhiều công trình trên thế giới nghiên cứu nhân tố
tác động đến HQHĐ của NH và từ các kết quả nghiên cứu đó, các
tác giả đã đề xuất các chính sách thích hợp để nâng cao HQHĐ của
NH (Sufian, 2011; Garza-Garcia, 2012; Aremu và cộng sự, 2013;
Ayadi, 2014 …). Tuy nhiên, các nghiên cứu này chỉ xem xét về
các DVNH nói chung mà chưa có nghiên cứu cụ thể nào về
DVNHQT.
Trên cơ sở kế thừa các công trình nghiên cứu này, luận án
có những điểm khác biệt so với các nghiên cứu trước đây về nội
dung nghiên cứu và cả mô hình nghiên cứu khi sử dụng mô hình
hồi quy Pooled OLS, FEM, REM, FGLS để đánh giá DVNHQT
tác động đến HQHĐ của các NHTMVN giai đoạn 2008-2014. Qua
đó, đây cũng là cơ sở để hoàn thiện được một khung chính sách
phù hợp trong quá trình quản lý hoạt động của các NHTM ở Việt
Nam trong thời kỳ hội nhập.


9
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP, DỮ LIỆU VÀ
MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
3.1. Dữ liệu nghiên cứu

Để thực hiện nội dung nghiên cứu, tác giả đã thu thập số liệu
trên báo cáo tài chính hoặc báo cáo thường niên của 38 NHTMVN
giai đoạn 2008 - 2014, dữ liệu kinh tế vĩ mô của Việt Nam như: tốc
độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát được thu thập từ Tổng cục
Thống kê Việt Nam. Nghiên cứu đã tiến hành phân loại thành 2
nhóm NH dựa trên tiêu chí vốn chủ sở hữu và tổng tài sản trong đó
nhóm 1 bao gồm 11 NH (Vietinbank, Vietcombank, BIDV,
Agribank, Sacombank, Militarybank, Techcombank, Eximbank,
SCB, ACB, SHB) và nhóm 2 bao gồm 27 NH (PVcombank,
Maritimebank,

VPbank,

HDbank,

VIB,

Lienvietpostbank,

Anbinhbank, SeAbank, DongAbank, Tienphongbank, BacAbank,
MDbank, OCB, VietAbank, MHB, Saigonbank, Kienlongbank,
PGbank, NamAbank, Vietcapitalbank, NCB, Phuongnambank,
Oceanbank, Baovietbank, VNBC, Westernbank, GPbank).
3.2. Mô hình nghiên cứu
Xuất phát từ mô hình nghiên cứu của các tác giả trong nước và
ngoài nước về các nhân tố tác động đến HQHĐ của NHTM đều đã sử
dụng mô hình hồi quy để nghiên cứu như: Trujillo-Ponce (2013),
Nguyễn Thị Hồng Vinh (2014), Phạm Hữu Hồng Thái (2014), Võ
Xuân Vinh và Trần Thị Phương Mai (2015), Lâm Chí Dũng và cộng
sự (2015) …, tác giả đã xây dựng mô hình nghiên cứu chung về tác

động của DVNHQT đến HQHĐ của NH như sau:
HQHĐi,t = α + βDVNHQTi,t + γCONTROLi,t + εi,t.
Trong đó: HQHĐi,t là biến phụ thuộc với các biến đại diện là
ROA, ROE, HQKT, HQKTT, HQQM của ngân hàng i trong năm t.


10
DVNHQTi,t là biến độc lập về DVNHQT của ngân hàng i
trong năm t với hai biến đại diện là CVNT và TSNNT.
CONTROLi,t là biến kiểm soát tập hợp các nhân tố nội tại của
NH (VCSH, QMTS, CV, VHDCV) và nhân tố kinh tế vĩ mô (TTKT,
LP) tác động đến HQHĐ của ngân hàng i trong năm t; α là hệ số chặn;
β và γ là các tham số ước lượng; ε là sai số ngẫu nhiên.
3.3. Mô tả các biến nghiên cứu
3.3.1. Đối với nghiên cứu tác động của dịch vụ ngân hàng
quốc tế đến hiệu quả hoạt động theo các chỉ số ROA, ROE
của các NHTMVN
- Biến phụ thuộc: ROA, ROE.
- Biến độc lập gồm: biến cho vay ngoại tệ trên tổng tài sản
có ngoại tệ (CVNT) và biến tài sản nợ ngoại tệ trên tổng nguồn vốn
(TSNNT).
- Biến kiểm soát gồm: biến tỷ lệ giữa vốn chủ sở hữu trên
tổng tài sản của ngân hàng (VCSH), biến quy mô tài sản ngân hàng
(QMTS), biến tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản (CV), biến tỷ lệ
vốn huy động trên dư nợ cho vay (VHDCV), biến tốc độ tăng trưởng
kinh tế (TTKT), biến tỷ lệ lạm phát (LP).
Các giả thuyết liên quan đến biến phụ thuộc ROA và ROE:
Giả thuyết 1a: Cho vay ngoại tệ trên tổng tài sản có ngoại tệ
có tương quan ngược chiều đến ROA đối với toàn bộ mẫu NH, NH
nhóm 1 và NH nhóm 2.

Giả thuyết 1b: Cho vay ngoại tệ trên tổng tài sản có ngoại tệ
có tương quan ngược chiều đến ROE đối với toàn bộ mẫu NH, NH
nhóm 1 và NH nhóm 2.
Giả thuyết 2a: Tài sản nợ ngoại tệ trên tổng nguồn vốn có
tương quan cùng chiều đến ROA đối với toàn bộ mẫu NH, NH nhóm


11
1 và NH nhóm 2.
Giả thuyết 2b: Tài sản nợ ngoại tệ trên tổng nguồn vốn có
tương quan cùng chiều đến ROE đối với toàn bộ mẫu NH, NH nhóm
1 và NH nhóm 2.
3.3.2. Đối với nghiên cứu tác động của dịch vụ ngân hàng
quốc tế đến hiệu quả hoạt động theo các chỉ số của phương
pháp DEA: HQKT, HQKTT, HQQM của các NHTMVN
Dựa theo các nghiên cứu của Leightner và Knox Lovell
(1998), Avkiran (1999) …, nghiên cứu sử dụng phương pháp tiếp cận
doanh thu và chi phí với các biến đầu vào và đầu ra bao gồm:
Biến đầu vào: Đầu vào gồm chi phí trả lãi (X1), chi phí tiền
lương (X2), chi phí khác (X3).
Biến đầu ra: Đầu ra gồm thu nhập từ lãi (Y1) và thu nhập
khác (Y2).
- Biến phụ thuộc: hiệu quả kỹ thuật (HQKT), hiệu quả kỹ
thuật thuần (HQKTT), hiệu quả quy mô (HQQM).
- Biến độc lập gồm: biến cho vay ngoại tệ trên tổng tài sản
có ngoại tệ (CVNT) và biến tài sản nợ ngoại tệ trên tổng nguồn vốn
(TSNNT).
- Biến kiểm soát gồm: biến tỷ lệ giữa vốn chủ sở hữu trên
tổng tài sản của ngân hàng (VCSH), biến quy mô tài sản ngân hàng
(QMTS), biến tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản (CV), biến tỷ lệ

vốn huy động trên dư nợ cho vay (VHDCV), biến tốc độ tăng trưởng
kinh tế (TTKT), biến tỷ lệ lạm phát (LP).
Các giả thuyết liên quan đến biến phụ thuộc HQKT,
HQKTT, HQQM nêu ra như sau:
Giả thuyết 1c: Cho vay ngoại tệ trên tổng tài sản có ngoại tệ
có tương quan ngược chiều đến hiệu quả kỹ thuật đối với toàn bộ


12
mẫu NH, NH nhóm 1 và NH nhóm 2.
Giả thuyết 1d: Cho vay ngoại tệ trên tổng tài sản có ngoại tệ
có tương quan ngược chiều đến hiệu quả kỹ thuật thuần đối với toàn
bộ mẫu NH, NH nhóm 1 và NH nhóm 2.
Giả thuyết 1e: Cho vay ngoại tệ trên tổng tài sản có ngoại tệ
có tương quan ngược chiều đến hiệu quả quy mô đối với toàn bộ mẫu
NH, NH nhóm 1 và NH nhóm 2.
Giả thuyết 2c: Tài sản nợ ngoại tệ trên tổng nguồn vốn có
tương quan cùng chiều đến hiệu quả kỹ thuật đối với toàn bộ mẫu
NH, NH nhóm 1 và NH nhóm 2.
Giả thuyết 2d: Tài sản nợ ngoại tệ trên tổng nguồn vốn có
tương quan cùng chiều đến hiệu quả kỹ thuật thuần đối với toàn bộ
mẫu NH, NH nhóm 1 và NH nhóm 2.
Giả thuyết 2e: Tài sản nợ ngoại tệ trên tổng nguồn vốn có
tương quan cùng chiều đến hiệu quả quy mô đối với toàn bộ mẫu
NH, NH nhóm 1 và NH nhóm 2.
3.4. Phương pháp nghiên cứu và kiểm định
Nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng (panel data) được hồi quy
theo 4 cách: Pooled OLS, FEM, REM, FGLS. Các kiểm định được
sử dụng là: kiểm định Hausman để lựa chọn mô hình FEM hay REM,
kiểm định Modified Wald và kiểm định Breusch-Pagan Lagrangian

nhằm kiểm định phương sai thay đổi (Green, 2012), kiểm định
Wooldridge để kiểm định hiện tượng tự tương quan (Wooldridge,
2002 và Drukker, 2003). Mô hình FGLS có thể kiểm soát được hiện
tượng tự tương quan và phương sai thay đổi (Beck và Katz, 1995).
Nghiên cứu chọn phương pháp DEA để phân tích HQHĐ qua đó sẽ
xác định được HQKT, HQKTT, HQQM của các NHTMVN giai
đoạn 2008-2014 bằng phần mềm DEAP 2.1.


13
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Nghiên cứu tác động của dịch vụ ngân hàng quốc tế đến hiệu
quả hoạt động theo chỉ tiêu ROA, ROE của các NHTMVN
4.1.1. Thống kê mô tả về các biến
Số liệu được trình bày dưới dạng thống kê mô tả, mỗi biến
được mô tả các nội dung như: tên biến, số quan sát, giá trị nhỏ nhất,
giá trị lớn nhất, giá trị trung bình, độ lệch chuẩn để từ đó tiến hành
phân tích một cách tổng quát nhất về các biến đưa vào mô hình.
4.1.2. Kết quả hệ số tương quan giữa các biến
Phân tích tương quan được sử dụng để xem xét mối quan hệ
giữa các biến độc lập CVNT, TSNNT, VCSH, QMTS, CV, VHDCV,
TTKT, LP và biến phụ thuộc ROA, ROE đối với toàn bộ mẫu NH
nghiên cứu, NH nhóm 1 và NH nhóm 2.
4.1.3. Kết quả kiểm tra đa cộng tuyến
Hệ số tương quan giữa các biến độc lập đều nhỏ hơn 0,8 điều
này cho ta thấy khả năng xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến thấp khi
phân tích hồi quy.
Bảng 4.6: Kết quả kiểm tra đa cộng tuyến các biến
Biến


VIF

VIF

VIF

(Toàn bộ mẫu NH)

(NH nhóm 1)

(NH nhóm 2)

CVNT

1,12

1,37

1,07

TSNNT

1,26

1,54

1,18

VCSH


2,02

1,64

2,36

QMTS

2,47

2,81

2,98

CV

2,22

4,57

2,13

VHDCV

2,27

3,05

2,20


TTKT

1,24

1,26

1,29


14
LP

1,32

1,35

1,51

Trung bình VIF

1,74

2,20

1,84

Nguồn: Kết quả từ Stata 11.1 với dữ liệu của 38 NHTMVN khảo sát
4.1.4. Kết quả nghiên cứu đối với biến phụ thuộc ROA
Bảng 4.8: Tổng hợp kết quả nghiên cứu đối với biến phụ thuộc ROA
Tác động đến ROA


Biến
Toàn bộ mẫu NH
CVNT

NH nhóm 1

NH nhóm 2

Cùng chiều nhưng

Cùng chiều với mức Ngược chiều nhưng

không có ý nghĩa

ý nghĩa 1%

không có ý nghĩa

thống kê

thống kê

TSNNT Cùng chiều với mức Cùng chiều với mức
ý nghĩa 1%

ý nghĩa 1%




ROA

hình

0,0192177*TSNNT

Cùng chiều với mức
ý nghĩa 1%

= ROA = 0,0304053 + ROA
0,00867*CVNT

=

+ 0,0132762*TSNNT

hồi quy + 0,0401921*VCSH 0,0238037*TSNNT
-0,0016915*QMTS

+ 0,0372443*VCSH
+ 0,202777*TTKT

+ 0,0137062*LP

Nguồn: Tổng hợp kết quả từ Stata 11.1 với dữ liệu của 38 NHTMVN
Biến CVNT tác động cùng chiều (+0,00867) đến ROA ở
mức ý nghĩa thống kê 1% đối với NH nhóm 1 và không có ý nghĩa
thống kê đối toàn bộ mẫu NH và NH nhóm 2, tức là sự gia tăng
trong hoạt động cho vay ngoại tệ của NH sẽ mang lại hiệu quả cao
hơn đối với NH nhóm 1 là nhóm các NH có hoạt động cho vay

ngoại tệ chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng cho vay đã nói lên lợi
thế của các NH có quy mô lớn hiện nay về hoạt động cho vay ngoại
tệ. Theo nghiên cứu của Trương Quang Thông (2010), chỉ tiêu cho
vay ngoại tệ trên tổng cho vay có tác động dương đến ROA đối với


15
nhóm NHTM nhà nước cũng là các NH thuộc NH nhóm 1, chính
sách gợi ý của tác giả là nên gia tăng hoạt động cho vay ngoại tệ
đối với nhóm NHTM nhà nước. Vậy, kết quả nghiên cứu có sự
tương đồng với nghiên cứu của Trương Quang Thông (2010)
nhưng lại trái với giả thuyết 1a.
TSNNT tác động cùng chiều đến ROA đối với toàn bộ mẫu
NH (+0,0192177), NH nhóm 1 (+0,0238037) và NH nhóm 2
(+0,0132762) đều ở mức ý nghĩa 1%, hệ số hồi quy NH nhóm 1 cao
hơn toàn bộ mẫu NH và NH nhóm 2. TSNNT có tương quan dương
cho thấy nếu các NH tăng cường huy động vốn ngoại tệ và sử dụng
tốt nguồn vốn huy động này thì sẽ gia tăng HQHĐ, tạo ra nhiều cơ
hội đầu tư hơn cho NH. Theo kết quả nghiên cứu của Trương Quang
Thông (2010), chỉ tiêu tài sản nợ ngoại tệ trên tổng nguồn vốn có tác
động âm đến ROA đối với cả hai nhóm NHTM Nhà nước và NHTM
cổ phần, vậy kết quả nghiên cứu không có sự tương đồng với kết quả
của Trương Quang Thông (2010). Dựa vào kết quả nghiên cứu
trên, ta chấp nhận giả thuyết 2a đối với mẫu nghiên cứu là toàn
bộ các NH, NH nhóm 1 và NH nhóm 2.
4.1.5. Kết quả nghiên cứu đối với biến phụ thuộc ROE
Bảng 4.10: Tổng hợp kết quả nghiên cứu đối với biến phụ thuộc ROE
Tác động đến ROE

Biến

Toàn bộ mẫu NH
CVNT

TSNNT

Ngược

NH nhóm 1

NH nhóm 2

chiều Cùng chiều với Ngược

chiều

nhưng không có ý mức ý nghĩa 1%

nhưng không có ý

nghĩa thống kê

nghĩa thống kê

Cùng chiều với Cùng chiều với Cùng chiều với
mức ý nghĩa 1%

mức ý nghĩa 1%

mức ý nghĩa 1%



16
Mô hình

ROE = -0,1931715 +

hồi quy

0,2122217*TSNNT

ROE
0,093209*CVNT

=

ROE

=

+ 0,1292072*TSNNT -

+ 0,0116989*QMTS 0,3059712*TSNNT - 0,0789531*VCSH +
+ 0,9082031*TTKT

0,8065711*VCSH + 1,749651*TTKT
0,1777064*LP

0,0827546*LP

Nguồn: Tổng hợp kết quả từ Stata 11.1 với dữ liệu của 38 NHTMVN

Biến CVNT có tác động ngược chiều đến ROE đối với toàn
bộ mẫu NH và NH nhóm 2 nhưng không có ý nghĩa thống kê, có
tác động cùng chiều với mức ý nghĩa 1% đối với NH nhóm 1
(+0,093209), kết quả nghiên cứu này trái ngược với giả thuyết
1b. Biến CVNT có ảnh hưởng cùng chiều đến ROE ở mức ý nghĩa
thống kê 1% tương tự như đối với biến ROA tức là sự gia tăng
trong hoạt động cho vay ngoại tệ của các NH nhóm 1 sẽ mang lại
hiệu quả cao hơn đối với nhóm NH này chứng tỏ các NH nhóm 1 đã
quản lý tốt được các rủi ro của hoạt động cho vay ngoại tệ như tài
trợ xuất nhập khẩu, bao thanh toán quốc tế, bảo lãnh quốc tế ….
TSNNT tác động cùng chiều đến ROE đối với toàn bộ mẫu
NH (+0,2122217), NH nhóm 1 (+0,3059712) và NH nhóm 2
(+0,1292072) đều ở mức ý nghĩa 1%. Hệ số hồi quy của mẫu NH
nhóm 1 cao hơn toàn bộ mẫu NH và NH nhóm 2 chứng tỏ với khả
năng quản lý của mình, các NH nhóm 1 khi huy động vốn ngoại tệ
càng nhiều thì sẽ càng gia tăng HQHĐ. TSNNT có tương quan
dương đến ROE cũng tương tự như ROA cho thấy nếu các NH sử
dụng tốt nguồn vốn huy động ngoại tệ thì sẽ làm gia tăng HQHĐ, tạo
ra nhiều cơ hội đầu tư hơn cho NH. Điều này càng cho thấy rõ để gia
tăng HQHĐ, các NH phải gia tăng tỷ lệ nợ để tăng đòn bẩy tài chính.
Với kết quả trên, chúng ta chấp nhận giả thuyết 2b đối với mẫu
nghiên cứu là toàn bộ NH, NH nhóm 1 và NH nhóm 2.

-


17
4.2. Nghiên cứu tác động của dịch vụ ngân hàng quốc tế đến hiệu
quả hoạt động theo chỉ tiêu hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả kỹ thuật
thuần, hiệu quả quy mô của các NHTMVN

4.2.1. Nghiên cứu hiệu quả hoạt động của các NHTMVN theo
phương pháp DEA
4.2.1.1. Thống kê mô tả các biến số liệu mẫu nghiên cứu
15.000.000
Y1
10.000.000

Y2
X1

5.000.000

X2
X3

0
2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014


Hình 4.5: Giá trị trung bình các biến đầu vào và đầu ra 2008-2014

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thường niên của 38 NHTMVN khảo sát
4.2.1.2. Kết quả ước lượng hiệu quả kỹ thuật theo mô hình
DEACRS
Hiệu quả kỹ thuật bình quân của cả mẫu nghiên cứu qua các
năm 2008, 2009, 2010, 2011, 2012, 2013, 2014 lần lượt đạt 0,862;
0,917; 0,893; 0,946; 0,943; 0,931; 0,92 điều này cho thấy các
NHTMVN có HQKT đạt 86,2% ở năm 2008; 91,7% ở năm 2009;
89,3% ở năm 2010; 94,6% ở năm 2011; 94,3% ở năm 2012; 93,1% ở
năm 2013 và 92% năm 2014.
4.2.1.3. Kết quả ước lượng hiệu quả kỹ thuật thuần theo mô hình
DEAVRS
Hiệu quả kỹ thuật thuần bình quân qua các năm 2008, 2009,
2010, 2011, 2012, 2013, 2014 lần lượt đạt 0,918; 0,959; 0,938;


18
0,966; 0,971; 0,951; 0,94 điều này cho thấy HQKTT của các
NHTMVN đạt 91,8% ở năm 2008; 95,9% ở năm 2009; 93,8% ở năm
2010; 96,6% ở năm 2011; 97,1% ở năm 2012; 95,1% ở năm 2013 và
94% ở năm 2014.
4.2.1.4. Kết quả ước lượng hiệu quả quy mô của các NHTMVN
Hiệu quả quy mô bình quân qua các năm 2008, 2009, 2010,
2011, 2012, 2013, 2014 lần lượt đạt 0,939; 0,956; 0,952; 0,979;
0,972; 0,979; 0,98 điều này cho thấy các NHTMVN có HQQM đạt
93,9% ở năm 2008; 95,6% ở năm 2009; 95,2% ở năm 2010; 97,9% ở
năm 2011; 97,2% ở năm 2012; 97,9% ở năm 2013; 98% ở năm 2014.
4.2.2. Nghiên cứu tác động của dịch vụ ngân hàng quốc tế đến
hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả kỹ thuật thuần, hiệu quả quy mô của

các NHTMVN
4.2.2.1. Thống kê mô tả về các biến
HQKT trung bình đạt 91,58% với NH đạt HQKT thấp nhất
là Kienlongbank năm 2008 với mức 64,6%; HQKTT trung bình đạt
94,91% với NH đạt HQKTT thấp nhất là Kienlongbank năm 2008
với mức 68,5%. HQQM trung bình đạt 96,5%; cao hơn hẳn HQKT
trung bình và HQKTT trung bình chứng tỏ HQQM của NH có ảnh
hưởng lớn đến HQHĐ.
4.2.2.2. Kết quả hệ số tương quan giữa các biến
Phân tích tương quan được sử dụng để xem xét mối quan hệ
giữa các biến độc lập CVNT, TSNNT, VCSH, QMTS, CV, VHDCV,
TTKT, LP và biến phụ thuộc HQKT, HQKTT, HQQM đối với toàn
bộ mẫu NH nghiên cứu, NH nhóm 1 và NH nhóm 2.
4.2.2.3. Kết quả nghiên cứu đối với biến phụ thuộc HQKT
Bảng 4.24: Tổng hợp kết quả nghiên cứu đối với biến phụ thuộc HQKT


19
Tác động đến HQKT

Biến
Toàn bộ mẫu NH

NH nhóm 1

CVNT Ngược chiều nhưng
không có ý nghĩa

NH nhóm 2


Ngược chiều với

Cùng

mức ý nghĩa 5%

không có ý nghĩa

thống kê

chiều

nhưng

thống kê

TSNNT Cùng chiều với mức

Cùng chiều nhưng

Cùng chiều với mức ý

ý nghĩa 5%

không có ý nghĩa

nghĩa 10%

thống kê



HQKT = 0,738668 + HQKT

= HQKT = 0,3921823 +

hình

0,1115416*TSNNT + 0,9456188

- 0,1230141*TSNNT +

hồi quy 0,2398684*VCSH + 0,1214874*CVNT

0,3038906*VCSH

+

0,0222701*QMTS

-

0,0414814*QMTS

-

0,1926906*CV

-

0,1511831*CV


-

0,0300667*VHDCV -

2,440381*TTKT

1,735985*TTKT

Nguồn: Tổng hợp kết quả từ Stata 11.1 với dữ liệu của 38 NHTMVN
Biến CVNT tác động ngược chiều đến HQKT ở mức ý
nghĩa thống kê 5% đối với NH nhóm 1 (-0,1214874) tuy nhiên mô
hình không có ý nghĩa thống kê (Prob > chi2 = 0,1161; phụ lục
17), biến CVNT không có ý nghĩa thống kê đối toàn bộ mẫu NH và
NH nhóm 2. Dựa vào kết quả trên, ta bác bỏ giả thuyết 1c đối
với mẫu nghiên cứu là toàn bộ các NH, NH nhóm 1 và NH
nhóm 2 do hệ số hồi quy hoặc mô hình hồi quy không có ý
nghĩa thống kê.
TSNNT tác động cùng chiều đến HQKT đối với toàn bộ
mẫu NH (+0,1115416) và NH nhóm 2 (+0,1230141) lần lượt ở mức
ý nghĩa 5% và 10%. Dựa vào kết quả trên ta bác bỏ giả thuyết 2c


20
đối với mẫu nghiên cứu là NH nhóm 1 do hệ số hồi quy không
có ý nghĩa thống kê, chấp nhận giả thuyết 2c đối với mẫu
nghiên cứu là toàn bộ các NH và NH nhóm 2. Kết quả nghiên cứu
đối với biến phụ thuộc HQKT có sự tương đồng khi nghiên cứu với
biến phụ thuộc là ROA và ROE.
4.2.2.4. Kết quả nghiên cứu đối với biến phụ thuộc HQKTT

Bảng 4.26: Tổng hợp kết quả nghiên cứu đối với biến phụ thuộc HQKTT
Tác động đến HQKTT

Biến
Toàn bộ mẫu NH

NH nhóm 1

NH nhóm 2

CVNT Ngược chiều nhưng

Ngược chiều nhưng

Ngược chiều nhưng

không có ý nghĩa

không có ý nghĩa

không có ý nghĩa

thống kê

thống kê

thống kê

Cùng chiều với mức


Cùng chiều nhưng

ý nghĩa 5%

không có ý nghĩa

TSNNT Cùng chiều với mức
ý nghĩa 5%

thống kê


HQKTT = 0,66676 + HQKTT = 0,5903455 HQKTT

=

hình

0,0671865*TSNNT

+

+ 0,0847568*TSNNT 0,8495037

hồi quy + 0,1634918*VCSH + 0,0199237*QMTS
+ 0,0182934*QMTS

0,1759197*VCSH 0,0963768*CV
2,085647*TTKT


Nguồn: Tổng hợp kết quả từ Stata 11.1 với dữ liệu của 38 NHTMVN
Biến CVNT tác động ngược chiều đến HQKTT cho ta thấy
hoạt động cho vay ngoại tệ không mang lại HQHĐ cho NH chứng
tỏ các NHTMVN chưa quản lý tốt được các rủi ro của hoạt động
cho vay ngoại tệ như tài trợ xuất nhập khẩu, bao thanh toán quốc tế,
bảo lãnh quốc tế … mang lại. Tuy nhiên, kết quả CVNT tác động
ngược chiều đến HQKTT lại không có ý nghĩa thống kê. Chính vì

-


21
vậy, giả thuyết 1d của nghiên cứu bị bác bỏ.
TSNNT tác động cùng chiều đến HQKTT đối với toàn bộ
mẫu NH (+0,0671865) và các NH nhóm 1 (+0,0847568) đều ở mức
ý nghĩa 5%. Điều này chứng tỏ để gia tăng HQHĐ, các NH mở rộng
hoạt động huy động vốn bằng ngoại tệ. Với kết quả trên, chúng ta
chấp nhận giả thuyết 2d đối với mẫu nghiên cứu là toàn bộ NH
và NH nhóm 1, bác bỏ giả thuyết 2d đối với mẫu nghiên cứu là
NH nhóm 2.
4.2.2.5. Kết quả nghiên cứu đối với biến phụ thuộc HQQM
Bảng 4.28: Tổng hợp kết quả nghiên cứu đối với biến phụ thuộc HQQM
Tác động đến HQQM

Biến
Toàn bộ mẫu NH

NH nhóm 1

NH nhóm 2


CVNT Ngược chiều nhưng Ngược chiều nhưng

Cùng chiều nhưng

không có ý nghĩa

không có ý nghĩa

không có ý nghĩa

thống kê

thống kê

thống kê

TSNNT Ngược chiều nhưng Ngược chiều nhưng

Cùng chiều nhưng

không có ý nghĩa

không có ý nghĩa

không có ý nghĩa

thống kê

thống kê


thống kê



HQQM = 0,981067 - HQQM = 1,251849 - HQQM = 0,7489874

hình

0,082662*CV

- 0,3542843*CV

hồi quy 0,0187937*VHDCV
- 0,0696219*LP

- + 0,0803187*VCSH

0,0606122*VHDCV

+ 0,0137401*QMTS

- 0,3777144*LP

-0,0326891*CV

Nguồn: Tổng hợp kết quả từ Stata 11.1 với dữ liệu của 38 NHTMVN
Biến CVNT có tác động ngược chiều đối với toàn bộ mẫu
NH và các NH nhóm 1 chứng tỏ khi gia tăng hoạt động cho vay
ngoại tệ không làm tăng HQQM. Ngược lại, đối với NH nhóm 2 khi

gia tăng hoạt động cho vay ngoại tệ sẽ làm tăng HQQM. Tuy nhiên,


22
kết quả nghiên cứu này không có ý nghĩa thống kê nên giả thuyết 1e
bị bác bỏ.
Biến TSNNT có tác động ngược chiều đối với toàn bộ mẫu
NH và các NH nhóm 1 chứng tỏ khi các NH gia tăng hoạt động huy
động vốn ngoại tệ không làm tăng HQQM. Ngược lại, đối với các
NH nhóm 2, khi gia tăng huy động vốn ngoại tệ sẽ tăng HQQM. Tuy
nhiên, kết quả này không có ý nghĩa thống kê nên giả thuyết 2e bị
bác bỏ.
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH
5.1. Kết luận từ mô hình nghiên cứu
Với biến phụ thuộc đại diện cho HQHĐ của NH là các chỉ
số khả năng sinh lời: ROA và ROE, kết quả nghiên cứu cho thấy có
sự tương đồng trong kết quả nghiên cứu về tác động biến CVNT và
biến TSNNT đối với cả hai biến phụ thuộc là ROA và ROE.
Với biến phụ thuộc đại diện cho HQHĐ của NH là các chỉ
số HQKT, HQKTT, HQQM, kết quả nghiên cứu cho thấy biến
CVNT không có ý nghĩa thống kê, biến TSNNT có tác động tích cực
đối với biến HQKT (hay HQKT toàn bộ) và HQKTT (cho biết hiệu
quả quản lý các đầu vào) và không ý nghĩa thống kê với biến phụ
thuộc là HQQM (cho biết khả năng của NH chọn lựa quy mô tối ưu
với nguồn lực NH).
5.2. Những đóng góp chính của luận án
Ngoài những đóng góp về mặt lý thuyết, luận án có một số
đóng góp về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu của luận án được kỳ
vọng sẽ hỗ trợ cho các nhà quản trị NH.
5.3. Một số hàm ý chính sách

5.3.1. Đối với dịch vụ huy động vốn ngoại tệ


×