Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng của việc sử dụng Internet đến học tập của sinh viên trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 126 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRẦN THỊ HỒNG LOAN

NGHIÊN CỨU NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
CỦA VIỆC SỬ DỤNG INTERNET ĐẾN HỌC TẬP
CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Đà Nẵng - Năm 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRẦN THỊ HỒNG LOAN

NGHIÊN CỨU NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
CỦA VIỆC SỬ DỤNG INTERNET ĐẾN HỌC TẬP
CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
ĐÀ NẴNG

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60.34.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ DÂN



Đà Nẵng - Năm 2014


LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả luận văn

Trần Thị Hồng Loan


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................. 1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................ 2
4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 2
5. Bố cục đề tài .......................................................................................... 2
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu .............................................................. 3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG
INTERNET TẠI VIỆT NAM ........................................................................ 6
1.1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG INTERNET TẠI VIỆT
NAM ................................................................................................................. 6
1.1.1. Định nghĩa internet .......................................................................... 6
1.1.2. Quá trình ra đời và phát triển của Internet....................................... 6
1.1.3. Thực trạng sử dụng internet tại Việt Nam ...................................... 8

1.1.4. Tình hình sử dụng internet trong học tập của sinh viên trường Đại
học Kinh tế Đà Nẵng....................................................................................... 15
1.2. CÁC MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ............................................................. 18
1.2.1. Mô hình thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action TRA) ............................................................................................................... 18
1.2.2. Mô hình thuyết hành vi dự định TPB (Theory of Planned Behavior
-TPB) ............................................................................................................... 20
1.2.3. Mô hình chấp nhận công nghệ (Technology Acceptance Model TAM) .............................................................................................................. 21
CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU .................................................. 24


2.1. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
HÀNH VI SỬ DỤNG INTERNET TRONG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN 24
2.1.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất ......................................................... 24
2.1.2. Các giả thuyết nghiên cứu ............................................................. 25
2.1.3. Phân tích từng nhân tố đề xuất trong mô hình............................... 26
2.2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU...................................................................... 29
2.2.1. Nghiên cứu sơ bộ ........................................................................... 30
2.2.2. Nghiên cứu chính thức................................................................... 35
2.2.3. Phương pháp thu thập thông tin..................................................... 36
2.2.4. Phân tích dữ liệu ............................................................................ 36
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................... 41
3.1. MÔ TẢ MẪU........................................................................................... 41
3.2. PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ (EFA) ........................................ 44
3.2.1. Phân tích nhân tố cho các biến độc lập......................................... 44
3.2.2. Phân tích nhân tố cho các biến phụ thuộc .................................... 47
3.3. KIỂM TRA ĐỘ TIN CẬY - SỬ DỤNG HỆ SỐ CRONBACH’S ALPHA 48
3.4. KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU BẰNG PHÂN TÍCH HỒI QUY
BỘI ................................................................................................................. 53
3.4.1. Đánh giá sự phù hợp của mô hình ................................................ 53
3.4.2. Kiểm định sự khác biệt về hành vi sử dụng internet trong học tập

theo đặc điểm nhân khẩu học ......................................................................... 57
3.4.3. Thống kê mô tả thang điểm Likert đối với các thang đo được rút ra
từ kết quả phân tích hồi quy ........................................................................... 69
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ........................... 74
4.1. KẾT LUẬN ............................................................................................. 74
4.1.1. Tổng kết một số kết quả nghiên cứu chính ................................... 74
4.1.2. Mô hình hồi qui ............................................................................. 76


4.1.3. Kết quả đánh giá hành vi sử dụng internet đối với các biến quan sát .77
4.2. NHỮNG HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI......................................................... 79
4.2.1. Hạn chế của đề tài ......................................................................... 79
4.2.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo .......................................................... 79
4.3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP............................................................................ 80
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT

Viết tắt

Viết đầy đủ

1

CNTT


2

EFA

Exploratory Factor Analysis

3

KMO

Kaiser-Meyer-Olkin

4

TAM

Technology Acceptance Model

5

TPB

Theory of Planned behavior

6

TRA

Theory of Reasoned Action


Công nghệ thông tin


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng

bảng
2.1

2.2

2.3

2.4
2.5
2.6

Các Items được sử dụng để đo lường các nhân tố trong
mô hình
Thành phần sự hữu ích cảm nhận được điều chỉnh lại
sau khi điều tra thử
Thành phần sự dễ sử dụng cảm nhận được điều chỉnh
lại sau khi điều tra thử
Thành phần chuẩn chủ quan được điều chỉnh lại sau khi
điều tra thử
Các Items đã điều chỉnh sau khi điều tra thử
Mã hóa các items được sử dụng để đo lường các nhân

tố trong mô hình

Trang

26

31

32

33
33
37

3.1

Tóm tắt đặc điểm của đáp viên

41

3.2

Kết quả phân tích nhân tố các biến độc lập

44

3.3
3.4
3.5


3.6

Các biến số được đặt tên lại sau khi thực hiện phân tích
nhân tố khám phá
Kêt quả phân tích nhân tố các biến phụ thuộc
Hệ số Cronbach’s Alpha của thành phần Sự hữu ích
cảm nhận
Hệ số Cronbach’s Alpha của thành phần Sự dễ sử dụng
cảm nhận

46
47
48

49


3.7

3.8

3.9

3.10

Hệ số Cronbach’s Alpha của thành phần Chuẩn chủ
quan
Hệ số Cronbach’s Alpha của thành phần Khả năng sử
dụng
Hệ số Cronbach’s Alpha của thành phần Hành vi sử

dụng
Các biến số và items điều chỉnh sau khi kiểm định
Cronbach’s Alpha

49

50

50

51

3.11

Tóm tắt mô hình hồi quy đa biến

54

3.12

Kết quả phân tích ANOVA

54

3.13

Kết quả phân tích hồi quy riêng từng phần

55


3.14

3.15

3.16

3.17

3.18

3.19

Tóm tắt mô hình hồi quy đa biến – Trường hợp sinh
viên nữ (GIOITINH=0)
Kết quả phân tích ANOVA– Trường hợp sinh viên nữ
(GIOITINH=0)
Kết quả phân tích hồi quy riêng từng phần– Trường
hợp sinh viên nữ (GIOITINH=0)
Tóm tắt mô hình hồi quy đa biến – Trường hợp sinh
viên nam (GIOITINH=1)
Kết quả phân tích ANOVA– Trường hợp sinh viên nam
(GIOITINH=1)
Kết quả phân tích hồi quy riêng từng phần– Trường
hợp sinh viên nam (GIOITINH=1)

57

58

58


59

60

61


Tóm tắt mô hình hồi quy đa biến – Trường hợp sinh
3.20

viên có kinh nghiệm sử dụng internet từ 1-5 năm

62

(KNSD=2)
3.21

Kết quả phân tích ANOVA– Trường hợp sinh viên có
kinh nghiệm sử dụng internet từ 1-5 năm (KNSD=2)

63

Kết quả phân tích hồi quy riêng từng phần– Trường
3.22

hợp sinh viên có kinh nghiệm sử dụng internet từ 1-5

64


năm (KNSD=2)
3.23

3.24

Tóm tắt mô hình hồi quy đa biến – tần suất sử dụng
internet 2-3h mỗi ngày (TSSD=1)
Kết quả phân tích ANOVA– Trường hợp sinh viên có
tần suất sử dụng internet 2-3h mỗi ngày (TSSD=1)

66

67

Kết quả phân tích hồi quy riêng từng phần– Trường
3.25

hợp sinh viên có tần suất sử dụng internet 2-3h mỗi

67

ngày (TSSD=1)
3.26

3.27

3.28

3.29


Giá trị trung bình của các biến quan sát thuộc nhân tố
sự hữu ích cảm nhận
Giá trị trung bình của các biến quan sát thuộc nhân tố
sự dễ sử dụng cảm nhận
Giá trị trung bình của các biến quan sát thuộc nhân tố
chuẩn chủ quan
Giá trị trung bình của các biến quan sát thuộc nhân tố
khả năng sử dụng

70

70

71

72


DANH MỤC CÁC HÌNH

Số hiệu

Tên hình

hình
1.1

1.2

Tỷ lệ sử dụng internet đến hết quý 2-2012 trên thế giới

phân theo khu vực
Số người sử dụng Internet ở một số nước châu Á đến
hết Q2-2012

Trang

9

10

1.3

Số người sử dụng internet tại Việt Nam

11

1.4

Tỷ lệ sử dụng internet tại các thành phố Việt Nam

12

1.5

Tỷ lệ sử dụng Internet phân theo độ tuổi

12

1.6


Tỷ lệ sử dụng các hoạt động trực tuyến

13

1.7

Tỷ lệ sử dụng các hoạt động trực tuyến theo nhóm tuổi

14

1.8

Sơ đồ tổ chức quản lý trường Đại học kinh tế nhiệm kỳ
2010-2015

15

1.9

Mô hình TRA

18

1.10

Mô hình TPB

20

1.11


Mô hình TAM

21

1.12

Mô hình TAM rút gọn

22

2.1

Mô hình nghiên cứu đề xuất

24

2.2

Quy trình nghiên cứu

29

3.1

Mô hình nghiên cứu được điều chỉnh

53



1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chúng ta đang ở thế kỉ XXI, thế kỉ mà ngành công nghệ thông tin trên
thế giới đang phát triển như vũ bão. Những tiện ích mà Internet mang lại cho
chúng ta là rất lớn, số lượng người sử dụng Internet đã tăng lên đáng kể.
Internet đã trở nên thông dụng, được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác
nhau, giúp cho mọi người đến gần nhau hơn, tổ chức quản lý công việc nhanh
chóng và hiệu quả hơn. Đặc biệt đối với sinh viên, đó là kho tàng kiến thức
rộng lớn, có thể giúp cho sinh viên nâng cao kiến thức, và là nguồn tài liệu vô
tận phục vụ cho công việc học tập và nghiên cứu của sinh viên hiện nay, giúp
cho họ có những hiểu biết sâu rộng trong mọi lĩnh vực, cập nhật được thông
tin cách nhanh nhất, tiện lợi trong quá trình học tập và mang lại kết quả cao.
Ngày nay việc sử dụng Internet dường như đã trở thành thói quen không thể
thiếu đối với sinh viên, theo nghiên cứu mới đây của Netcityzen Việt Nam
98% số người được hỏi cho biết internet thật sự cần thiết đối với mỗi sinh
viên để phục vụ cho học tập và nghiên cứu. Việc nghiên cứu động cơ sử dụng,
hành vi sử dụng và mức độ sử dụng Internet để phục vụ học tập và nghiên cứu
của sinh viên là hết sức cần thiết, từ đó để có cách sử dụng hợp lý để nâng cao
hiệu quả học tập. Trên cơ sở tìm hiểu các nghiên cứu áp dụng mô hình chấp
nhận công nghệ, em chọn đề tài “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng của
việc sử dụng internet đến học tập của sinh viên Trường Đại học Kinh tế
Đà Nẵng” làm đề tài tốt nghiệp của mình. Đề tài này sẽ đem đến cho sinh
viên và nhà trường có cái nhìn khách quan về các nhân tố tác động đến hành
vi sử dụng Internet trong học tập của sinh viên, từ đó có những giải pháp điều
chỉnh phù hợp.
2. Mục tiêu nghiên cứu
(1) Tìm hiểu thực trạng sử dụng Internet của sinh viên tại Việt Nam nói



2

chung và sinh viên trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng nói riêng.
(2) Đề xuất và đo lường mức độ quan trọng của các nhân tố tác động
đến hành vi sử dụng Internet trong học tập của sinh viên Trường Đại học
Kinh tế Đà Nẵng, từ đó đưa ra các đề xuất và giải pháp nâng cao hiệu quả của
việc sử dụng Internet trong học tập của sinh viên.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
(1) Đối tượng nghiên cứu: sinh viên đã có kinh nghiệm sử dụng Internet
phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu, hiện đang học tập tại trường Đại học
Kinh tế Đà Nẵng;
(2) Thời gian: thực hiện từ tháng 8.2013 đến tháng 12.2013.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sẽ sử dụng đồng thời cả hai phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu
định tính và nghiên cứu định lượng, được thực hiện theo hai bước:
Bước 1 - Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua nghiên cứu định
tính nhằm xác định mô hình, các nhân tố, các biến đo lường phù hợp cho
nghiên cứu tại Việt Nam, thiết lập bảng câu hỏi điều tra;
Bước 2 - Nghiên cứu chính thức thực hiện thông qua nghiên cứu định
lượng: dựa trên kết quả của nghiên cứu sơ bộ, sử dụng bảng câu hỏi phỏng vấn
những sinh viên Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng để thu thập dữ liệu. Sau đó
tiến hành phân tích dữ liệu. Nghiên cứu định lượng là cách tiếp cận chính của
đề tài nhằm nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến hành vi sử
dụng Internet trong học tập của sinh viên trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng
Công cụ phân tích: phần mềm SPSS 16.0.
5. Bố cục đề tài
Đề tài này gồm 4 chương với nội dung chính như sau:
· Chương 1: Cơ sở lý luận và thực trạng của vấn đề nghiên cứu
· Chương 2: Thiết kế nghiên cứu



3

· Chương 3: Kết quả nghiên cứu
· Chương 4: Kết luận và hàm ý chính sách
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Internet hiện nay rất phổ biến trên thế giới và tại Việt Nam, tuy nhiên các
nghiên cứu và tài liệu về ý định, hành vi sử dụng internet, đặc biệt là việc sử
dụng internet trong học tập của sinh viên vẫn còn rất hạn chế. Do đó trong quá
trình thực hiện đề tài này, tác giả chủ yếu tham khảo các nghiên cứu, các tài
liệu, các bài báo của Việt Nam và tài liệu nước ngoài về nội dung có liên quan.
Sau đây là phần tổng quan một số tài liệu mà tác giả đã sử dụng để thực
hiện cho đề tài nghiên cứu của mình.
- Davis, F.D. (1989), “Perceived usefulness, perceived ease of use, and
user acceptance of information technology”, MIS Quarterly. Nghiên
cứu này chỉ ra 2 biến số ảnh hưởng đến “ý định sử dụng công nghệ”
đó chính là “sự hữu ích cảm nhận” và “sự dễ sử dụng cảm nhận”.
Nghiên cứu này được tác giả vận dụng để làm cơ sở lý thuyết cho đề
tài của mình.
- Ajzen, I. (1991), “The theory of planned behavior” Organizational
Behavior and Human Decision Processes. Nghiên cứu này dự đoán và
giải thích hành vi của người tiêu dùng trong cùng một nội dung và
hoàn cảnh nghiên cứu. Trong nghiên cứu này đã đề cập đến 3 biến ảnh
hưởng trực tiếp đến ý định hành vi của người tiêu dùng, đó là Thái độ,
chuẩn chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi. Tác giả đã sử dụng
mô hình này làm nền tảng cơ sở lý thuyết của đề tài.
- Napaporn Kripanont (2007) “Examining a Technology Acceptance
Model of Internet Usage by Academics within Thai Business
Schools”, PhD Thesis, Victoria University Melbourne, Australia.

Nghiên cứu này đã đề xuất một mô hình ứng dụng từ mô hình chấp


4

nhận công nghệ để nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử
dụng Internet của nhân viên một trường đại học tại Thái Lan. Nghiên
cứu này đưa ra khá nhiều yếu tố ảnh hưởng tuy nhiên tác giả đặc biệt
chú ý đến 2 biến là “sự hữu ích cảm nhận” và “sự dễ sử dụng cảm
nhận”. Những diễn giải về 2 biến này trong nghiên cứu đã được tác
giả vận dụng vào việc xây dựng mô hình nghiên cứu và xây dựng
bảng câu hỏi nghiên cứu của đề tài. Ngoài ra tác giả có sử dụng một số
items trong bảng câu hỏi của nghiên cứu này để làm cơ sở đưa ra bảng
câu hỏi cho đề tài của mình
- Timothy Teo (2009) “Evaluating the intention to use technology
among student teachers: A structural equation modeling approach”.
International Journal of Technology in Teaching and Learning.
Nghiên cứu này đo lường mức độ sử dụng công nghệ của học sinh và
giáo viên tại Singapore năm 2009. Nghiên cứu này cũng áp dụng mô
hình chấp nhận công nghệ để đề xuất mô hình nghiên cứu. Nghiên cứu
này cũng nhấn mạnh 2 biến là “sự hữu ích cảm nhận” và “sự dễ sử
dụng cảm nhận”. Nghiên cứu này còn chỉ ra 2 biến là “sự hữu ích cảm
nhận” và “sự dễ sử dụng cảm nhận” ảnh hưởng đến ý định sử dụng
công nghệ thông qua một biến trung gian là Thái độ hướng đến việc
sử dụng máy tính.
- Chen, C.F. và Chao, W.H. (2010) “Habitual or Reasoned? Using the
Theory of Planned Behavior, Technology Acceptance Model, and
Habit

to


Examine

Swiching

Intentions

Toward

Public

Transit”Transporation Research. Nghiên cứu này đề xuất mô hình kết
hợp Mô hình TPB và Mô hình TAM.
- Nguyễn Duy Mộng Hà (2010). “Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả
sử dụng internet trong giảng dạy, học tập và nghiên cứu tại trường


5

Khoa học Xã hội và nhân văn Tp.HCM” . Tạp chí phát triền KH&CN,
tập 12, số X2-2010. Nghiên cứu này được tác giả tham khảo để đưa ra
một số khái niệm về internet trong đề tài của mình.
- Vietnam Netcitizens Report (2011), Internet Usage and Development
in Vietnam. Bài báo cáo của Cimigo đã cho thấy một bức tranh chung
về tình hình sử dụng internet tại Việt Nam, tỷ lệ người dân sử dụng
internet phân theo độ tuổi, ngành nghề, và các hoạt động chủ yếu khi
sử dụng Internet. Đây là cơ sở để đánh giá tình hình sử dụng Internet
của người dân Việt Nam, đặc biệt là giới trẻ.
- Một số tài liệu khác về mô hình chấp nhận công nghệ, mô hình thuyết
hành vi dự định, các nghiên cứu ứng dụng các mô hình này trong một

số lĩnh vực như thương mại điện tử, e-banking…


6

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG INTERNET
TẠI VIỆT NAM
1.1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG INTERNET TẠI VIỆT
NAM
Hiện nay, Việt Nam đang trong giai đoạn hội nhập và phát triển không
ngừng. Sự bùng nổ thông tin qua nhiều kênh đã đem đến cho xã hội và con
người Việt Nam không ít thay đổi cả tích cực lẫn tiêu cực. Nổi bật nhất trong
số đó là kênh internet.
1.1.1. Định nghĩa internet
Có rất nhiều định nghĩa về internet, nhưng nhìn chung tất cả các định
nghĩa đều mô tả internet là một hệ thống thông tin toàn cầu, liên kết với tất cả
mọi nơi, mọi lĩnh vực ngành nghề, mọi đối tượng sử dụng… đem lại một
công cụ, phương tiện hữu hiệu để tất cả mọi người có thể kết nối, giao lưu,
học hỏi lẫn nhau trong bối cảnh công nghệ thông tin phát triển như hiện nay.
1.1.2. Quá trình ra đời và phát triển của Internet
Quá trình ra đời và phát triển của Internet trải qua các thời kỳ sau:
· Thời kì phôi thai:
Cùng với sự ra đời của chiếc máy tính điện tử đầu tiên trên thế giới năm
1946, internet cũng bắt đầu những bước đi đầu tiên và không ngừng phát
triển. Năm 1974, thế giới lần đầu biết đến thuật ngữ “Internet”. Lúc đó, mạng
vẫn được gọi là ARPANET.Năm 1983, được đánh dấu là một mốc quan trọng
bởi ARPANET được tách ra thành hai phần: phần thứ nhất – ARPANET,
dành cho việc nghiên cứu và phát triển; phần thứ hai là MILNET, mạng dùng

cho các mục đích quân sự. Đến thời điểm này, ARPANET đã chứng tỏ sự bền
bỉ và thành công bao gồm hơn 200 IMP (Interface Message Processor – các
mạng con sử dụng minicomputer) và hàng trăm máy chính. Cũng trong thập


7

niên 1980, nhiều LAN (Local Area Network – mạng máy tính cục bộ) đã nối
vào ARPANET và thiết kế DNS (Domain Naming System – hệ thống đặt tên
miền) cũng ra đời trên mạng này trước tiên.
· Thời kỳ bùng nổ thứ nhất
Thời kỳ bùng nổ thứ nhất của internet được xác lập vào giữa thập niên
80, khi tổ chức khoa học Mĩ đã thành lập mạng liên kết các trung tâm máy
tính lớn với nhau gọi là NSFNET. Nhiều doanh nghiệp đã chuyển từ
ARPANET sang NSFNET. Trong thời gian phát triển sau đó, thì ARPANET
và CSNET suy thoái (1990), chỉ còn NSFNET là 1 mạng khá tốt trở thành
mạng chính liên kết các mạng khác trên Internet. Sự hình thành mạng xương
sống của NSFNET và những mạng vùng khác đã tạo ra một môi trường thuận
lợi cho sự phát triển của Internet. Đến năm 1995, NSFNET thu lại thành một
mạng nghiên cứu còn Internet thì vẫn tiếp tục phát triển.
· Thời kỳ bùng nổ thứ hai với sự xuất hiện của WWW (World Wide
Web)
Năm 1991, Tim Berners Lee ở trung tâm nghiên cứu nguyên tử châu Âu
CERN phát minh ra World Wide Web (WWW) dựa theo ý tưởng về siêu văn
bản được Ted Nelson đưa ra từ năm 1985. Có thể nói đây là 1 cuộc cách
mạng trên internet vì người ta có thể truy cập, trao đổi thông tin 1 cách dễ
dàng, nhanh chóng. Năm 1997, chỉ vài tháng sau khi Netscape công bố phiên
bản trình duyệt 4.0, Microsoft đã đưa ra câu trả lời bằng trình duyệt của mình
với phiên bản 4.0. Đến cuối thời kỳ bùng nổ thứ hai này, Công ti Hotmail bắt
đầu cung cấp dịch vụ Web Mail. Chỉ sau 18 tháng đã có 12 triệu người sử

dụng. Sau này được Microsoft mua lại với giá 400 triệu USD vào tháng 7 năm
1996. Cũng trong năm đó, triển lãm internet 1996 World Exposition là triển
lãm thế giới đầu tiên trên mạng internet được diễn ra.


8

· Mạng không dây ngày càng phổ biến
Năm 1985, cơ quan quản lí viễn thông của Mĩ đã quyết định mở cửa một
số băng tần của giải phóng không dây, cho phép người sử dụng chúng mà
không cần giấy phép của chính phủ. Đây là bước mở đầu cho các mạng không
dây ra đời và phát triển rất nhanh. Ban đầu các nhà cung cấp các thiết bị
không dây dùng cho mạng LAN như Proxim và Symbol ở Mĩ đều phát triển
các sản phẩm độc quyền, không tương thích với các sản phẩm của công ty
khác. Điều này, dẫn đến sự cần thiết phải xác lập một chuẩn chung không
dây. Tháng 8/1999, sáu công ty gồm Intersil, 3Com, Nokia, Aironet, Symbol
và Lucent liên kết tạo thành liên minh tương thích Ethernet không dây
VECA.Thuật ngữ Wi-Fi ra đời, là tên gọi thống nhất để chỉ công nghệ kết nối
cục bộ không dây đã được chuẩn hóa.
Ngày nay, Internet đã gần như “chiếm lĩnh” thế giới, thâm nhập vào
cuộc sống con người và đem đến những lợi ích thiết thực. Với Internet, con
người có thể nắm cả thế giới trong tay chỉ bằng một cú click chuột. Rất nhiều
hoạt động được tiến hành nhanh – gọn – nhẹ hơn nhờ internet. Tuy nhiên,
Leonard Kleinrock, một trong những nhà khoa học tạo ra mạng máy tính đầu
tiên, cho rằng: “Internet mới chỉ đạt độ tuổi thiếu niên”. Trong tương lai, công
nghệ Internet sẽ còn có những bước tiến vượt bậc, phục vụ cho nhu cầu kết
nối và sử dụng của con người. Từ thập niên 70, Internet đã thay đổi bộ mặt
của nhân loại và trong tương lai nó sẽ còn thực hiện được những sứ mệnh lớn
lao hơn nữa.
1.1.3. Thực trạng sử dụng internet tại Việt Nam

Vào thời điểm cuối năm 2009, khoảng 1,7 tỷ người đã sử dụng Internet
trên thế giới, chiếm tỷ lệ khoảng 26% dân số toàn cầu. Số người sử dụng
Internet đã nhân lên năm lần trong vòng 10 năm trở lại đây. Tỷ lệ sử dụng
Internet cao nhất là ở Bắc Mỹ (74%), Úc/ châu Đại dương (60%) và châu Âu


9

(52%). Tại châu Á, tỷ lệ sử dụng ở mức 19% và là châu lục thấp thứ hai bên
cạnh châu Phi (nguồn: internetworldstats.com).
Tuy nhiên nếu nhìn con số tuyệt đối, số lượng người sử dụng Internet tại
châu Á lại cao hơn bất kỳ nơi nào trên thế giới. Có khoảng 45% người sử
dụng Internet trên toàn thế giới là từ châu Á. Điều này chủ yếu do lượng dân
số lớn ở Trung Quốc.

Hình 1.1: Tỷ lệ sử dụng internet đến hết quý 2-2012 trên thế giới phân theo
khu vực
(Nguồn: internetworldstats.com)
Trong số các quốc gia trọng điểm ở châu Á, có hai mô hình khác nhau về
tỷ lệ sử dụng Internet. Tại các nước phát triển (Hàn Quốc, Nhật Bản,
Singapore, Hồng Kông, Đài Loan, và Malaysia), tỷ lệ sử dụng Internet ở mức
60-80%, với tốc độ tăng trưởng nhẹ qua mỗi năm. Còn ở các thị trường mới
nổi (như Trung Quốc, Việt Nam, Philippines và Indonesia), tỷ lệ sử dụng
Internet chỉ khoảng 20-30%, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng mỗi năm lại cao
hơn nhiều. Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ tăng trưởng Internet nhanh nhất
trong khu vực và nằm trong số các quốc gia có tỷ lệ tăng trưởng cao nhất trên
thế giới. Từ năm 2000, số lượng người dân sử dụng Internet đã nhân lên
khoảng 100 lần. Cách đây 10 năm, tỷ lệ sử dụng Internet của Việt Nam nằm



10

cách xa hầu hết các nước châu Á khác. Hiện tại, Việt Nam đã bắt kịp mức độ
sử dụng Internet và đã đạt tới cấp độ của các thị trường mới nổi khác.

Hình 1.2: Số người sử dụng Internet ở một số nước châu Á đến hết Q2-2012
(Nguồn: internetworldstats.com)
Ngày 19/11/1997 là ngày đầu tiên Việt Nam hòa vào mạng Internet toàn
cầu, mở đầu cho giai đoạn phát triển mạnh mẽ của Internet tại Việt Nam. Tính
tới hết Quý III/2012, Internet Việt Nam có 31.196.878 người sử dụng, chiếm
tỉ lệ 35,49 % dân số. Việt Nam đứng thứ 18/20 quốc gia có số người dùng
Internet lớn nhất thế giới, đứng thứ 8 khu vực Châu Á và đứng vị trí thứ 3 ở
khu vực Đông Nam Á (Asean). So với năm 2000, số lượng người dùng
Internet Việt Nam đã tăng khoảng hơn 15 lần.


11

Hình 1.3: Số người sử dụng internet tại Việt Nam
(Nguồn: Báo cáo tài nguyên internet Việt Nam năm 2012 – Trung tâm
Internet Việt Nam)
Theo báo cáo NetCityzens Việt Nam năm 2011, tỷ lệ sử dụng Internet ở
thành thị Việt Nam là 56%, nam giới (60%) truy cập internet thường xuyên
hơn nữ giới (50%). Tỷ lệ sử dụng internet ở các khu vực đô thị lớn tại Việt
Nam (TP HCM và Hà Nội) cao hơn so với các thành phố nhỏ hơn. Nhìn
chung phần lớn người dân Việt Nam ở khu vực thành thị đang tích cực sử
dụng Internet.


12


Hình 1.4: Tỷ lệ sử dụng internet tại các thành phố Việt Nam
(Nguồn: Cimigo NetCityzens)
Ở những lứa tuổi khác nhau thì việc sử dụng internet cũng khác nhau.
Đối với nhóm tuổi trẻ hầu hết tất cả đều sử dụng Internet, và mức độ sử dụng
internet thấp hơn đối với những nhóm tuổi cao hơn

Hình 1.5: Tỷ lệ sử dụng Internet phân theo độ tuổi
(Nguồn: Cimigo NetCityzens)
Có thể nói, trong những năm gần đây, người dân Việt Nam đã tiếp cận
với internet như một công cụ cần thiết cho cuộc sống sinh hoạt – làm việc
hằng ngày. Việc sử dụng internet của người dân chủ yếu chia thành 5 dạng:


13

· Thu thập thông tin
· Giải trí trực tuyến
· Giao tiếp trực tuyến
· Blog và mạng xã hội
· Kinh doanh trực tuyến
Hoạt động thường xuyên nhất trên internet là thu thập thông tin. Gần
như tất cả người sử dụng internet tại Việt Nam đều sử dụng Google và đọc tin
tức trực tuyến. Internet cũng thường được sử dụng để nghiên cứu cho việc học
hay công việc.

Hoạt động thu
thập thông tin
Hoạt động giải
trítrực tuyến

Hoạt động giao
tiếp trực tuyến
Blog và mạng
xã hội
Hoạt động kinh
doanh trực tuyến

Hình 1.6: Tỷ lệ sử dụng các hoạt động trực tuyến
(Nguồn: Cimigo NetCityzens)


14

Việc sử dụng các hoạt động trực tuyến cũng có sự khác nhau giữa các
nhóm tuổi. Nhìn chung, giới trẻ có xu hướng sử dụng gần như các hoạt động
trực tuyến với mức độ thường xuyên gấp 2 lần so với các nhóm tuổi còn lại.

Hình 1.7: Tỷ lệ sử dụng các hoạt động trực tuyến theo nhóm tuổi
(Nguồn: Cimigo NetCityzens)


×