Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Nghiên cứu việc vận dụng chuẩn mực kế toán hàng tồn kho tại các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.99 MB, 127 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

NGUYỄN THỊ THÚY AN

NGHIÊN CỨU VIỆC VẬN DỤNG CHUẨN MỰC
KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÁC
DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Đà Nẵng – Năm 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

NGUYỄN THỊ THÚY AN

NGHIÊN CỨU VIỆC VẬN DỤNG CHUẨN MỰC
KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÁC
DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 60.34.30

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH



Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS TRẦN ĐÌNH KHÔI NGUYÊN

Đà Nẵng – Năm 2013


LỜI CAM ĐOAN

Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thúy An


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU............................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................. 1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................. 2
4. Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 2
5. Bố cục của luận văn .................................................................................. 2
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu................................................................... 3
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUẨN MỰC KẾ TOÁN HÀNG
TỒN KHO .......................................................................................................... 7
1.1. ĐỊNH NGHĨA VÀ PHÂN LOẠI HÀNG TỒN KHO ................................... 7
1.1.1. Định nghĩa hàng tồn kho..................................................................... 7
1.1.2. Phân loại hàng tồn kho........................................................................ 7
1.2. HỆ THỐNG QUẢN LÝ HÀNG TỒN KHO ............................................... 10

1.2.1. Hệ thống quản lý hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường
xuyên ........................................................................................................... 10
1.2.2. Hệ thống quản lý hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ 11
1.3. ĐO LƯỜNG HÀNG TỒN KHO.................................................................. 12
1.3.1. Xác định giá trị của HTK khi doanh nghiệp tiếp nhận ..................... 12
1.3.2. Xác định giá trị hàng tồn kho khi xuất dùng..................................... 15
1.3.3. Đo lường hàng tồn kho vào thời điểm lập báo cáo tài chính ............ 17
1.4. TRÌNH BÀY HÀNG TỒN KHO TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH ............. 18
1.5. CÁC VẤN ĐỀ VỀ HÀNG TỒN KHO LIÊN QUAN ĐẾN CHUẨN MỰC
KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO ............................................................................ 20
1.5.1. Chuẩn mực kế toán và sự cần thiết của chuẩn mực kế toán ............. 20
1.5.2. Những điểm khác biệt giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn
mực kế toán quốc tế .................................................................................... 25


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.................................................................................... 26
CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ....................................................... 27
2.1. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................................................. 27
2.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC DOANH NGHIỆP HIỆN NAY ĐANG HOẠT
ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ......................................... 28
2.2.1. Về quy mô ......................................................................................... 28
2.2.2. Về lĩnh vực hoạt động ....................................................................... 29
2.2.3. Về năng lực tài chính ........................................................................ 30
2.2.4. Về trình độ cơng nghệ và phát triển thị trường sản phẩm: ............... 30
2.2.5. Về cấu trúc tổ chức và các quy trình quản lý.................................... 30
2.2.6. Về việc tổ chức hệ thống kế toán...................................................... 31
2.3. KHẢO SÁT SƠ BỘ VIỆC VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN
HÀNG TỒN KHO............................................................................................... 32
2.3.1. Mục tiêu khảo sát .............................................................................. 33
2.3.2. Phương pháp khảo sát ....................................................................... 33

2.3.3. Đánh giá kết quả khảo sát sơ bộ........................................................ 36
2.3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc việc vận dụng CMKT HTK.......... 37
2.4. THIẾT KẾ BẢNG CÂU HỎI ĐIỀU TRA................................................... 41
2.4.1. Xây dựng bảng câu hỏi điều tra ........................................................ 41
2.4.2. Đối tượng điều tra ............................................................................. 46
2.4.3. Phương pháp điều tra và xử lý số liệu............................................... 46
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2.................................................................................... 47
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ
VIỆC VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI
CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG........ 48
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP ĐƯỢC ĐIỀU TRA . 48
3.2. TÌNH HÌNH VẬN DỤNG CHUẨN MỰC HÀNG TỒN KHO TẠI CÁC
DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ...................... 50


3.2.1. Hệ thống quản lý hàng tồn kho ......................................................... 50
3.2.2. Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho khi doanh nghiệp tiếp
nhận ............................................................................................................. 51
3.2.3. Phương pháp tính giá hàng xuất kho................................................. 53
3.2.4. Về cơng tác lập dự phịng giảm giá hàng tồn kho............................. 59
3.2.5. Về trình bày thơng tin trên báo cáo tài chính.................................... 62
3.2.6. Đánh giá mức độ hài lịng của kế tốn viên đối với nội dung trong
chuẩn mực kế toán hàng tồn kho................................................................. 63
3.2.7. Đánh giá chung về việc lập BCTC theo chuẩn mực kế toán ............ 66
3.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC VẬN DỤNG CHUẨN MỰC
KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÁC DOANH NGHIỆP ............................ 68
3.4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ VẤN ĐỀ TRÌNH BÀY VÀ CƠNG BỐ
THƠNG TIN THEO CHUẨN MỰC KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÁC
DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ...................... 79
3.4.1. Kiến nghị đối với kế toán và nhà quản trị ở các doanh nghiệp......... 80

3.4.2. Kiến nghị đối với các nhà soạn thảo chuẩn mực kế tốn về báo cáo
tài chính ....................................................................................................... 82
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3.................................................................................... 86
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 87
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................... 89
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (BẢN SAO)
PHỤ LỤC.


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCTC

: Báo cáo tài chính

BCĐKT

: Bảng cân đối kế tốn

CMKT

: Chuẩn mực kế tốn

CTCP

: Cơng ty cổ phần

DN

: Doanh nghiệp


DNSX

: Doanh nghiệp sản xuất

DNTM

: Doanh nghiệp thương mại

HTK

: Hàng tồn kho

TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn

VAS

: Vietnam Accounting Standard


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng

bảng

Trang


2.1

Bảng thông tin về 15 doanh nghiệp được khảo sát

34

3.1

Đặc điểm qui mô doanh nghiệp trong mẫu điều tra

48

3.2

Đặc điểm lĩnh vực hoạt động doanh nghiệp trong mẫu

48

điều tra
3.3

Đặc điểm về loại hình hoạt động doanh nghiệp trong

49

mẫu điều tra
3.4

Tình hình vận dụng hệ thống quản lí hàng tồn kho


50

3.5

Loại hàng tồn kho phổ biến tại các doanh nghiệp

51

3.6

Bảng tổng hợp xác định giá trị hàng tồn kho mua vào

52

3.7

Các phương pháp tính giá xuất kho tại các doanh

53

nghiệp
3.8

Bảng Kiểm định Chi-Square Tests - Phương pháp tính

56

giá hàng xuất kho
3.9


Các yếu tố liên quan đến việc các doanh nghiệp lựa

57

chọn phương pháp giá hàng xuất kho
3.10

Tình hình lập dự phịng giảm giá hàng tồn kho

59

3.11

Cơ sở lập dự phịng giảm giá hàng tồn kho

60

3.12

Tình hình lý do doanh nghiệp khơng trích lập việc dự

60

phịng giảm giá hàng tồn kho
3.13

Thống kê trình bày thơng tin trên báo tài chính

62


3.14

Mức độ hài lịng của kế tốn viên với nội dung trong

63

chuẩn mực kế toán hàng tồn kho
3.15

Mức độ hài lịng của kế tốn viên với nội dung trong
chuẩn mực kế toán hàng tồn kho

65


Số hiệu

Tên bảng

Trang

Bảng kết quả phân tích Anova của các nhân tố ảnh

69

bảng
3.16

hưởng
3.17


Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng CMKT HTK

73

3.18

Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng CMKT HTK

76


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hàng tồn kho (HTK) là một phần quan trọng trong tài sản ngắn hạn của
nhiều doanh nghiệp, là một yếu tố không thể thiếu trong quá trình hoạt động
sản xuất kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp (DN) nào. Do vậy, việc xác định
và đánh giá HTK có một ảnh hưởng quan trọng trong việc xác định kết quả lãi
lỗ và trình bày báo cáo tài chính của một DN.
Để đáp ứng kịp thời với tình hình thực tế về yêu cầu cung cấp thông tin
phù hợp, đa dạng và tạo điều kiện hội nhập với hệ thống thông tin kế trong
khu vực, trên thế giới cũng như theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế trong lĩnh
vực kế tốn tài chính, bộ tài chính (BTC) đã nghiên cứu soạn thảo và ban
hành 26 chuẩn mực kế toán (CMKT) Việt Nam. Các chuẩn mực này được xây
dựng dựa trên nền tảng của các CMKT quốc tế có tính đến những điều chỉnh
cho phù hợp với đặc thù kinh tế - xã hội Việt Nam hiện nay.
Tuy nhiên, trên thực tế việc vận dụng các CMKT nói chung trong cơng
tác kế tốn và q trình vận dụng CMKT HTK nói riêng tại các DN trong thời

gian qua đã xuất hiện nhiều vấn đề cần được xem xét và nghiên cứu. Vấn đề
đặt ra ở đây là CMKT HTK đã được các DN đưa vào vận dụng như thế nào
và vận dụng ở mức độ nào? Liệu CMKT HTK Việt Nam có được vận dụng
một cách phù hợp chưa tại các DN hiên nay ?
Với lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài “Nghiên cứu việc vận dụng
CMKT HTK tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng ” sẽ góp
phần làm sáng tỏ các vấn đề về vận dụng CMKT HTK tại các DN hiện nay
trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Ø Nghiên cứu tình hình vận dụng các nguyên tắc đo lường và công bố


2

thơng tin liên quan đến chuẩn mực kế tốn HTK tại các doanh nghiệp trên địa
bàn thành phố Đà Nẵng.
Ø Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng CMKT HTK
để có định hướng hồn thiện triển khai trong thực tiễn.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: xem xét việc vận dụng CMKT HTK của tại các
DN trên địa bàn thành phố Đà Nẵng ở hai khía cạnh là đo lường và trình bày.
- Phạm vi nghiên cứu: Là các DN trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, ngoại
trừ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các DN trong lĩnh vực tài
chính (ngân hàng, bảo hiểm, chứng khốn).
4. Phương pháp nghiên cứu
Tiến trình nghiên cứu được thơng qua 2 giai đoạn như sau:
+ Khảo sát sơ bộ: Thiết kế nháp bảng câu hỏi, tham khảo ý kiến của
chuyên gia và những người làm cơng tác kế tốn có kinh nghiệm lâu năm. Sau
đó tiến hành phỏng vấn ngẫu nhiên 15 kế toán viên tại các DN trên địa bàn TP
Đà Nẵng để lấy thông tin làm cơ sở cho việc xây dựng các ý tưởng cho bảng

câu hỏi.
+ Nghiên cứu chính thức bằng bảng câu hỏi điều tra : thơng qua bảng
câu hỏi để thu thập thông tin về việc vận dụng CMKT HTK tại các DN trên
địa bàn TP Đà Nẵng. Sau đó, tổng hợp các câu trả lời từ bảng câu hỏi và xử lý
bằng phần mềm SPSS để phân tích và ghi nhận kết quả. Số lượng các DN để
khảo sát là 56 DN.
5. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về chuẩn mực kế toán hàng tồn kho
Chương 2: Thiết kế nghiên cứu


3

Chương 3: Kết quả nghiên cứu và một số kiến nghị về việc vận dụng
CMKT HTK tại các DN trên địa bàn TP Đà Nẵng
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Chuẩn mực kế toán HTK đề cập đến một bộ phận tài sản có giá trị lớn tại
doanh nghiệp. Việc xác định đúng, đủ giá gốc HTK đóng vai trị quan trọng
trong quá trình quản lý, tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên,
việc xác định đúng phải đủ giá gốc HTK theo quy định của chuẩn mực là việc
khơng đơn giản. Việc trình bày khoản mục HTK trên báo cáo tài chính. Qua
một số khảo sát, các doanh nghiệp chỉ trình bày trên báo cáo tài chính các
chính sách kế tốn áp dụng trong việc đánh giá HTK, gồm cả phương pháp
tính giá trị HTK; giá trị dự phịng giảm giá HTK; giá trị hồn nhập và trình
bày chi phí về HTK trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh nhưng không
thể hiện rõ những trường hợp hay sự kiện dẫn đến việc trích lập trích lập thêm
hoặc hồn nhập dự phịng giảm giá HTK.
Trong tiến trình nghiên cứu và thực hiện đề tài: “ Nghiên cứu việc vận
dụng chuẩn mực hàng tồn kho tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành

phố Đà Nẵng ”, trước tiên tác giả nghiên cứu các vấn đề liên quan như:
Chuẩn mực kế toán Việt Nam bao gồm các: Chuẩn mực chung số 01; Chuẩn
mực số - 02 HTK [1] và các chuẩn mực có liên quan; các thơng tư hướng
dẫn; chế độ kế toán [2]; chuẩn mực kế toán quốc tế và những vấn đề liên
quan đến kế toán HTK của DN.
Ngoài ra tác giả đã tham khảo các nghiên cứu như: Với nghiên cứu “
Bàn về mơ hình các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng chế độ kế toán trong các
trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ”, Tạp chí khoa học và cơng nghệ, Đại học
Đà Nẵng, số 5 (40). 2010, tr 225 -233 của TS. Trần Đình Khơi Ngun [7].
Vấn đề đặt ra của nghiên cứu là đánh giá việc vận dụng các chuẩn mực sẽ ảnh
hưởng như thế nào đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vừa và nhỏ.


4

Tác giả đã sử dụng phương pháp điều tra thử nghiệm ở hai nhóm đối tượng là
các kế tốn viên và các cán bộ thuế. Đề tài đã thu thập thông tin qua bảng câu
hỏi, kết quả điều tra thử nghiệm từ các cán bộ thuế quản lý của doanh nghiêp
và các kế tốn viên. Nghiên cứu phát thảo mơ hình các nhân tố ảnh hưởng đến
việc vận dụng chế độ kế toán trong các của doanh nghiêp vừa và nhỏ tại Việt
Nam. Kết quả của nghiên cứu cho thấy trình độ kế tốn của nhân viên cùng
với sự tác động của hệ thống pháp luật đã ảnh hưởng đáng kể đến việc vận
dụng các chuẩn mực kế tốn, cơng tác kế toán ở các của doanh nghiêp chỉ chú
trọng cho mục đích kê khai thuế, sự thay đổi về cơ chế quản lý của doanh
nghiêp từ cơ quan thuế cũng được xem là một nhân tố ảnh hưởng đến việc
vận dụng chế độ kế tốn, chi phí cho cơng việc kế toán vẫn chưa được đánh
giá cao trong việc ảnh hưởng đến chất lượng thông tin và năng lực hạn chế
của nhân viên kế toán cũng ảnh hưởng đến việc vận dụng chuẩn mực kế toán.
Tuy nhiên nghiên cứu trên chỉ là mơ hình đề xuất nghiên cứu từ những
nghiên cứu lý thuyết và thử nghiệm. Các bước tiếp theo cần tiến hành là đo

lường các biến và sử dụng mơ hình phù hợp để xem xét mối quan hệ tác động
đến việc vận dụng chuẩn mực kế toán. Mơ hình cấu trúc được xem là thích hợp
nhất để xác định nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng chế độ kế toán trong
doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tác giả cho rằng nếu những nhân tố này thực sự có ý
nghĩa trong mơ hình, kết quả nghiên cứu sẽ là nền tảng để có thể tạo lập và phát
triển kế tốn trên nhiều khía cạnh. Ở góc độ quản lý vĩ mơ: cần xem xét u
cầu kiểm tốn các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở một mức độ như thế nào? Điều
này được cân nhắc do lợi ích sử dụng, tuân thủ các chuẩn mực kế toán. Cơ
quan thuế nếu qua kết quả thực nghiệm, sẽ cần nhìn nhận vai trị tương đối của
mình đối với cơng tác kế tốn ở doanh nghiệp. Ngồi ra, người soạn thảo chuẩn
mực, chế độ kế toán cần quan tâm đặc thù của kinh tế - xã hội – giáo dục của
nước ta để có thể xây dựng chuẩn mực phù hợp nhất cho doanh nghiệp vừa và


5

nhỏ. Kết quả nghiên cứu cịn có thể chỉ ra vai trị của cơng tác đào tạo kế tốn
để có thể hình thành một thế hệ kế tốn viên đủ sức đảm đương trong giai đoạn
hội nhập kinh tế thế giới. Ở góc độ vi mơ, người chủ doanh nghiệp sẽ thay đổi
nhìn nhận cùa mình về vai trị của thơng tin kế tốn để có thể tác động đến việc
vận dụng chuẩn mực kế toán. Với bài báo “Hệ thống CMKT Việt Nam: Những
vấn đề cần tiếp tục hoàn thiện” của Đoàn Xuân Tiên (2008) [11]. Đúc kết kinh
nghiệm nhiều năm cơng tác trong lĩnh vực kế tốn, tác giả Đồn Xn Tiên
(2008) đã cung cấp một cái nhìn khái quát về hệ thống CMKT Việt Nam, đặc
biệt là về khả năng thực thi của CMKT trong thực tiễn. Tác giả Đoàn Xuân
Tiên (2008) đã chỉ ra những điểm thuận lợi, những vướng mắc khó khăn trong
thực tế vận dụng CMKT như quá nhiều thuật ngữ trong chuẩn mực chưa thống
nhất và thói quen chờ đợi sự hướng dẫn cụ thể của Bộ Tài chính để vận dụng
đã tồn tại trong một bộ phận không nhỏ những người làm cơng tác kế tốn. Tác
giả đã nêu ra một số ý kiến nhằm hoàn thiện hệ thống CMKT tại Việt Nam.

Một là, chỉnh sửa bổ sung những điểm còn chưa thống nhất giữa các chuẩn
mực và cập nhật những thay đổi mới nhất trong nội dung của các chuẩn mực
lập và trình bày BCTC hiện nay. Hai là, tập trung vào việc tổng kết đánh giá
hiệu quả của quá trình soạn thảo các chuẩn mực đã ban hành nhằm rút ra những
kinh nghiệm bổ ích cho các lần ban hành sau. Ba là, phát triển đội ngũ những
người làm kế tốn được trang bị đầy đủ cả về chun mơn nghiệp vụ và đạo
đức nghề nghiệp nhằm đạt được sự công nhận của khu vực và quốc tế, đưa hệ
thống CMKT vào thực tiễn một cách nhanh chóng. Bốn là, tiếp tục nghiên cứu
một số CMKT quốc tế để ban hành một số chuẩn mực mà Việt Nam chưa có.
Năm là, nâng cao vai trò của hội nghề nghiệp kế tốn, kiểm tốn. Ngồi ra với
luận án “ Determinants Of Corporate Intrernet Financial Reporting Evidence
From Vietnam” của Thạc sĩ Đoàn Nguyễn Phương Trang [9]. Nghiên cứu này


6

hướng đến điều tra những nhân tố có thể ảnh hưởng đến việc công bố thông tin
trên báo cáo tài chính của các tập đồn kinh tế ở Việt Nam trên các trang web.
Hiện tại những nghiên cứu về các vần đề liên quan đến chuẩn mực kế toán
cũng khá ít. Chỉ có vài trang báo trên mạng đề cập đến vấn đề này nhưng
không đủ độ tin cậy cao và nội dung khơng cụ thể chỉ nói chung chung.
Với những cơ sở lý luận trên và kế thừa các nghiên cứu trước, có thể thấy
rằng, các nghiên cứu trước chỉ mới đi vào góc độ chung. Những vấn đề cụ thể
trong từng chuẩn mực còn thực sự chưa xem xét hết. Vì vậy, việc khảo sát
chuẩn mực HTK - một loại tài sản phổ biến ở các DN có ý nghĩa thực tiễn.


7

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUẨN MỰC KẾ TOÁN
HÀNG TỒN KHO
1.1. ĐỊNH NGHĨA VÀ PHÂN LOẠI HÀNG TỒN KHO
1.1.1. Định nghĩa hàng tồn kho
Để ghi nhận một tài sản là HTK, khơng chỉ xem xét tài sản đó có thỏa
mãn các tiêu chuẩn ghi nhận tài sản của DN mà còn xem đến tài sản mua về
sử dụng cho mục đích gì [8]. Theo CMKT HTK [2] thì HTK là những tài sản
rơi vào một trong ba trường hợp sau:
(1) Tài sản được mua về hoặc sản xuất ra nhằm mục đích bán ra trong kỳ
sản xuất kinh doanh bình thường
(2) Tài sản được mua về để sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh
hoặc cung cấp dịch vụ
(3) Tài sản đang trong quá trình sản xuất kinh doanh dở dang
1.1.2. Phân loại hàng tồn kho
a. Phân loại theo mục đích sử dụng
Theo cách này, HTK được chia thành 3 loại
- Các loại dự trữ phục vụ cho q trình sản xuất kinh doanh của DN. Tùy
theo cơng dụng kinh tế, loại tồn kho này gồm những loại sau:
+ Nguyên liệu và vật liệu: là những yếu tố tham gia vào quá trình sản
xuất ở DN. Loại tồn kho này trong các doanh nghiệp sản xuất (DNSX)
thường chia thành các loại sau:
Nguyên liệu và vật liệu chính: là những loại tồn kho hình thành nên thực
thể sản phẩm ở DNSX. Ở một góc độ rộng, khái niệm nguyên liệu dùng để
chỉ những sản phẩm của công nghiệp hoặc của nông nghiệp khai thác từ trong
tự nhiên chưa qua khâu chế biến công nghiệp như quặng sắt, bông hạt…Vật


8

liệu chính là sản phẩm đã được chế biến cơng nghiệp dùng làm đối tượng chế

biến trong quá trình sản xuất
Vật liệu phụ: là loại tồn kho có tác dụng kết hợp với nguyên liệu, vật liệu
chính để nâng cao chất lượng sản phẩm hoặc để đảm bảo cho công cụ, dụng
cụ hoạt động bình thường.
Nhiên liệu: là loại tồn kho tạo ra nhiệt năng như xăng, dầu, khí ga,
than…
Các loại vật liệu khác: như phế liệu thải từ quá trình sản xuất hay thanh
lý TSCĐ, các loại phụ tùng thay thế cho các loại phương tiện sản xuất
Các loại vật liệu khác: như phế liệu loại thải từ quá trình sản xuất hay
thanh lý TSCĐ , các loại phụ tùng thay thế cho các loại phương tiện sản xuất,
các loại vật tư phục vụ quá trình sản xuất ở doanh nghiệp nhưng không được
xếp vào TSCĐ hay CCDC.
+ Công cụ, dụng cụ: là những tư liệu lao động không đủ các tiêu chuẩn
về giá trị hoặc thời gian sử dụng quy định đơi với TSCĐ . Ví dụ: các loại xô,
chậu, đồ bảo hộ hộ lao động sử dụng trong doanh nghiệp chế biến hải sản; các
loại xe đẩy, đồ nghề chuyên dùng trong doanh nghiệp xây lắp ... Các loại tồn
kho trên đều có đặc trưng chung là có giá trị nhỏ nhưng lại tham gia vào nhiều
chu kỳ kinh doanh nên được xếp vào CDDC. Do những đặc điểm trên nên
công tác quản lý CDDC cần kết hợp cả những đặc trưng quản lý nguyên liệu,
vật liệu và quản lý TSCĐ.
- Các loại dự trữ cho hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp. Thuộc loại
này gồm có thành phẩm, bán thành phẩm có thể tiêu thụ trong DNSX, hoặc
hàng hóa trong DNTM. Thành phẩm là kết quả cuối cùng của quy trình sản
xuất trong các DNSX, đạt các tiêu chuẩn về chất lượng có thể bán cho khách
hàng. Bán thành phẩm là sản phẩm đã hoàn thành một hoặc một vài giai đoạn
chế biến (trừ giai đoạn cuối cùng) của quy trình cơng nghệ sản xuất của


9


DNSX, được nhập kho, chuyển sang giai đoạn sau để tiếp tục chế biến hoặc
có thể bán ra ngồi. Hàng hóa là những sản phẩm được mua vào để nhằm mục
đích bán ra ở các DNTM.
- Các loại sản phẩm và dịch vụ dở dang. Trong DNSX, loại tồn kho này
là những sản phẩm đang chế tạo nên dây chuyền sản xuất, chưa hồn thành
quy trình cơng nghệ, chưa thể cung cấp cho khách hàng. Nói chung, bộ phận
tồn kho này sẽ cấu thành trong các loại dự trữ cho hoạt động tiêu thụ ở doanh
nghiệp. Trong các doanh nghiệp dịch vụ, đó là những dịch vụ cịn đang trong
q trình cung cấp cho khách hàng chưa hồn thành.
b. Phân theo vị trí của hàng tồn kho trong q trình luân chuyển
HTK của DN được chia thành các loại sau:
- Hàng mua đang đi đường: Là những vật tư, hàng hóa mà DN có quyền
kiểm sốt, nhưng các loại hàng này chưa về nhập kho ở DN do những đặc thù
trong khâu cung ứng hay những quy định riêng rẽ trong khâu giao và cung
cấp hàng hóa.
- Hàng đang dự trữ tại kho, quầy của DN: gồm các loại nguyên vật liệu,
CDDC, hàng hóa, thành phẩm, sản phẩm dở dang đang được quản lý về mặt
vật chất tại kho hay quầy hàng của DN. Đây là những loại tồn kho sẵn sàng
phục vụ cho hoạt động sản xuất và tiêu thụ của DN. Sản phẩm dở dang cũng
được xếp vào nhóm tồn kho này.
- Hàng gửi đi bán: Là những loại thành phẩm, hàng hóa xuất khỏi kho
của DN nhưng chưa được tiêu thụ. Về mặt vật chất, những loại hàng này
không được quản lý ở kho của đơn vị. Tuy nhiên, DN vẫn có quyền kiểm sốt
những tài sản này cho đến khi chuyển phần lớn rủi ro và quyền sở hữu hoặc
quyền kiểm soát cho khách hàng. Quy mô của hàng gửi đi bán tùy thuộc vào
các thức tổ chức kênh phân phối trong hoạt động tiêu thụ của DN.


10


1.2. HỆ THỐNG QUẢN LÝ HÀNG TỒN KHO
Do HTK của DN thường đa dạng, luôn biến động với số lượng lớn nên
quản lý HTK còn liên quan đến khả năng DN có theo dõi liên tục, kịp thời
tình hình nhập – xuất – tồn của từng loại hàng hay không về mặt số lượng và
giá trị. Kế toán HTK cần lựa chọn hệ thống HTK thích hợp để quản lý tình
hình biến động vật tư hàng hóa. Trên thực tế cơng tác kế có hai hệ thống quản
lý HTK, gọi là phương pháp kê khai thường xuyên và phương pháp kê khai
định kỳ.
1.2.1. Hệ thống quản lý hàng tồn kho theo phương pháp kê khai
thường xuyên
Phương pháp kê khai thường xuyên (KKTX) là phương pháp phản ánh
thường xuyên, liên tục tình hình nhập, xuất, tồn kho vật tư, hàng hóa trên sổ
kế tốn. Khi áp dụng phương pháp này thì tài khoản HTK được dùng để phản
ánh số dư hiện có, tình hình tăng, giảm của từng loại HTK ở DN. Vì vậy, số
lượng và giá trị của mỗi loại HTK trên sổ sách kế tốn có thể xác định được ở
bât kỳ thời điểm nào trong kỳ kế toán. Số liệu trên sổ kế toán về HTK là cơ sở
để đối chiếu với số liệu tồn kho để kiểm kê qua thực tế vào cuối kỳ kế toán.
Tuy nhiên, sai lệch giữa số liệu tồn kho trên sổ kế toán và tồn kho thực tế là
cơ sở để phát hiện tình hình thừa thiếu từng loại hàng, qua đó có biện pháp
đảm bảo của đơn vị khơng được thất thốt, sử dụng lãng phí.
Để đảm bảo những u cầu về quản lý HTK như trên, việc tổ chức ghi
chép chi tiết tại bộ phận kế toán và bộ phận kho hàng phải tương xứng. Trên
thực tế có ba cách tổ chức ghi chép chi tiết HTK là phương pháp thẻ song
song, phương pháp sổ số dư và phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển.
Tóm lại, với hệ thống kê khai thường xun, kế tốn có thể cung cấp
thơng tin kịp thời về số hiện có và tình hình biến động của loại tồn kho cả về
số lượng và giá trị, qua đó tăng cường trách nhiệm của các bộ phận có liên


11


quan ở DN đến HTK. Hệ thống này vì thế được sử dụng phổ biến ở nhiều
DN, nhất là trong điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin.
1.2.2. Hệ thống quản lý hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê
định kỳ
Trong một số trường hợp, HTK của DN có rất nhiều, không thể theo dõi
cụ thể giá trị cho mỗi lần xuất kho do hạn chế về khả năng xử lý số liệu. Để
thay thế cho cách quản lý tồn kho trên, kế tốn chỉ có thể phản ánh tình hình
tồn kho đầu kỳ, tình hình mua vào và tình hình tồn kho cuối kỳ qua kiểm kê
thực tế. Quản lý HTK trong trường hợp này thuộc phương pháp kiểm kê định
kỳ.
Như vậy, phương pháp kiểm kê định kỳ là phương pháp không theo dõi
một cách thường xuyên, liên tục trên sổ kế tốn tình hình biến động của từng
loại hàng của DN. Khi áp dụng phương pháp này thì tồn bộ các loại vật tư,
hàng hóa ... mua vào đều được theo dõi qua tài khoản mua hàng. Trong kỳ,
các khoản xuất kho vật tư, hàng hóa khơng được phản ánh vào các tài khoản
HTK tương ứng mà cuối kỳ phải tiến hành kiểm kê thực tế của chúng để ghi
vào các tài khoản HTK.
Phương pháp này áp dụng ở những DN có nhiều chủng loại vật tư, hàng
hóa với mẫu mã khác nhau, có giá trị thấp. Hạn chế của phương pháp này là
thất thoát vật tư, hàng hóa do quản lý lỏng lẻo sẽ khơng bị phát hiện vì số
lượng xuất dùng để ghi chép dựa trên kiểm kê tồn kho thực tế. Vì vậy, để áp
dụng phương pháp này, đòi hỏi phải tăng cường quản lý vật tư, hàng hóa tại
kho, quầy, bến bãi.
Như vậy, căn cứ vào đặc điểm sản xuất kinh doanh và khả năng xử lý
thơng tin, đơn vị có thể sử dụng một trong hai phương pháp trên và phải tuân
thủ nguyên tắc nhất quán. Dù vận dụng phương pháp nào đi nữa thì cuối kỳ
cũng phải kiểm kê tồn kho thực tế. Kết quả kiểm kê trong phương pháp kiểm



12

kê định kỳ là cơ sở để tính giá trị hàng xuất kho; còn đối với phương pháp kê
khai thường xuyên là cơ sở đối chiếu với số liệu số sách và xác định hàng
thừa, thiếu (nếu có).
1.3. ĐO LƯỜNG HÀNG TỒN KHO
1.3.1. Xác định giá trị của HTK khi doanh nghiệp tiếp nhận
HTK được tiếp nhận ở DN quan quá trình mua hàng sản xuất, chế biến;
hoặc nhận được từ sự góp vốn của người chủ sở hữu. HTK tăng lên trong
những trường hợp này được đo lường theo nguyên tắc giá gốc. Theo nguyên
tắc này, giá gốc (hay cịn gọi là giá thực tế) bao gồm tồn bộ các chi phí thực
tế có liên quan đến hình thành HTK ở trạng thái sẵn sàng để bán hay chuẩn bị
cho hoạt động sản xuất kinh doanh của DN.
- Vật tư hàng hóa mua ngồi:
Giá thực tế (giá gốc) của ngun vật liệu, dụng cụ, hàng hóa mua ngồi
được xác định như sau:
Giá trị thực tế = Giá mua + Chi phí khác + Các khoản thuế - Các khoản
(Hóa đơn)

liên quan

khơng hồn lại

giảm trừ

Các chi phí khác liên quan thường bao gồm chi phí vận chuyển, bốc xếp,
bảo quản, phân loại, bảo hiểm, ... nguyên vật liệu, hàng hóa từ nơi mua về đến
kho của DN; cơng tác phí của nhân viên mua, chi phí của bộ phận thu mua
độc lập, hao hụt trong định mức (nếu có).
Các khoản giảm trừ trong quá trình mua thường gồm: các khoản giảm

giá hàng mua do không đúng quy cách, phẩm chất, hàng mua trả lại, các
khoản chiết khấu thương mại khi mua hàng. Cần chú ý là khoản chiết khấu
được nhà cung cấp chấp nhận khơng tính trong các khoản giảm trừ.


13

Các khoản thuế khơng hồn lại bao gồm: thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế
nhập khẩu. Đối với khoản thuế GTGT phát sinh trong quá trình mua hàng,
khoản thuế này được tính vào giá gốc vật tư, hàng hóa mua vào hay không tùy
thuộc vào:
- Hoạt động kinh doanh của DN có thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hay
khơng.
- Cách thức DN đăng ký thuế GTGT: trực tiếp hay khấu trừ.
Trong trường hợp hoạt đông kinh doanh của DN thuộc đối tượng chịu
thuế GTGT và DN đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ, giá mua và
chi phí các dịch vụ có liên quan q trình đều là giá chưa có thuế GTGT.
Trong trường hợp hoạt đơng kinh doanh của DN không thuộc đối tượng
chịu thuế GTGT hay DN đăng ký nộp thuế theo phương pháp trực tiếp thì giá
mua và các chi phí của những dịch vụ có liên quan là giá thanh toán đối với
nhà cung cấp.
- Vật tư, thành phẩm tự sản xuất chế biến:
Đối với thành phẩm hình thành qua quá trình sản xuất ở DN, giá thực tế
của thành phẩm bao gồm 3 bộ phận:
- Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp
- Chi phí nhân cơng trực tiếp
- Chí phí sản xuất chung
Chi phí SXC của DN được phân thành chi phí SXC biến đổi và chi phí
SXC cố định. Chuẩn mực kế tốn HTK (VAS02) cịn quy định về nhìn nhận
chi phí SXC cố định có được tính hết vào sản lượng sản xuất làm ra trong kỳ

hay không thông qua so sánh với sản lượng cơng suất bình thường. Nếu sản
lượng sản xuất thực tế bằng hoặc lớn hơn sản lượng theo cơng suất bình
thường thì tồn bộ định phí sản xuất chung sẽ tính hết cho sản phẩm sản xuất
trong kỳ. Tuy nhiên, khi sản lượng sản xuất thực tế thấp hơn sản xuất theo


14

cơng suất bình thường thì định phí sản xuất chung được phân bổ cho thành
phẩm sản xuất và cả chi phí kinh doanh để xác định lợi nhuận trong kỳ.
Thực chất của vấn đề này xuất phát từ quan điểm HTK khơng được đánh
giá cao hơn giá trị của nó. Do vậy, nếu sản lượng sản xuất thực tế thấp hơn
mức cơng suất bình thường và DN tính hết vào chi phí chế biến để sản xuất
thành phẩm thì giá thành đơn vị thành phẩm sản xuất kỳ đó sẽ cao hơn trong
điều kiện sản xuất bình thường. Việc ghi nhận giá trị thành phẩm quá cao với
điều kiện sản xuất bình thường sẽ làm sai lệch giá trị tài sản và kết quả hoạt
động sản xuất kinh doanh của DN trình bày trên BCTC. Do vậy, kế tốn trong
DNSX cần thống kê sản lượng bình thường trong nhiều kỳ trước để có cách
phân bổ thích hợp phần định phí sản xuất chung nói trên.
Đối với vật liệu tự chế biến để phục vụ cho quá trình sản xuất. Do đặc
thù về tổ chức sản xuất, nhiều DN tự sản xuất một số vật liệu để phục vụ cho
hoạt động sản xuất cơ bản của mình. Chẳng hạn, các DN xây lắp có thể tổ
chức bộ phận sản xuất vật liệu xây dựng (đá, sạn ...) để cung cấp ổn định
nguồn vật tư cho hoạt động xây lắp. Xác định giá trị vật liệu tự chế cũng theo
nguyên tắc giá gốc.
- Sản phẩm dở dang:
Trên thực tế, quá trình sản xuất ở các DN sản xuất diễn ra liên tục nên
thời điểm tính giá thành sản phẩm ln tồn tại sản phẩm trên dây chuyền sản
xuất. Do vậy, việc tính giá thực tế của thành phẩm (thường gọi là giá thành)
luôn gắn liền với xác định giá trị sản phẩm dở dang vào cuối kỳ kế tốn cịn là

cơ sở để xác định chỉ tiêu lợi nhuận trình bày trên Báo cáo kết quả kinh doanh
và chỉ tiêu HTK trình bày trên Bảng cân đối kế toán.
Về bản chất, giá trị sản phẩm dở dang tồn tại 2 yếu tố: chi phí nguyên,
vật liệu trực tiếp và chi phí chế biến. Tuy nhiên, thật khó khăn cho việc xác
định chính xác bao nhiêu chi phí về vật liệu và chế biến đã kết tinh trong sản


15

phẩm làm dở. Vì thế, q trình tính tốn sản phẩm dở dang mang những đặc
trưng của ước tính kế tốn. Đó cũng là lý do mà chuẩn mực kế tốn HTK
khơng đưa ra ngun tắc tính tốn giá sản phẩm dở dang như các trường hợp
tồn kho khác.
- Vật tư hàng hóa hình thành từ các nguồn khác
Ngồi trường hợp mua ngoài và tự sản xuất, vật tư hàng hóa của đơn vị
có thể hình thành do chủ sở hữu góp vốn khi thành lập DN, khi tăng vốn, khi
nhận vốn góp liên doanh ... Trong tất cả những trường hợp này, giá gốc (thực
tế) của HTK là giá được các bên có liên qua chấp nhận thơng qua trao đổi,
đàm phán.
Trường hợp, q trình sản xuất có tạo ra sản phẩm phụ thì giá của sản
phẩm phụ được tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được trên cơ sở ước
tính kế tốn. Đó là giá bán sản phẩm phụ ước tính trừ đi chi phí ước tính để
hồn thành và tiêu thụ sản phẩm.
1.3.2. Xác định giá trị hàng tồn kho khi xuất dùng
a. Phương pháp giá thực tế đích danh
Phương pháp giá thực tế đích danh là phương pháp mà giá thực tế đơn vị
khi HTK mua và nhập kho được tính chính xác cho số lượng của chính mặt
hàng đó khi xuất dùng hoặc tồn kho cuối kỳ. Phương pháp này đòi hỏi mỗi
loại hàng quản lý ở kho được làm dấu riêng biệt để có thể xác định chi phí ở
bất kỳ thời điểm nào. Do vậy, nó thường áp dụng cho những HTK có giá trị

lớn nhưng số lượng ít, có thể dễ dàng theo dõi hoặc xác định số lượng mỗi
khoản mục khi nhập hoặc xuất.
Phương pháp giá thực tế đích danh đòi hỏi xác định cẩn thận giá trị của
mỗi loại HTK, do vậy tạo ra những hạn chế trong thực tiễn cơng tác kế tốn vì
phải xây dựng hệ thống sổ kế toán rất chi tiết để giải quyết vấn đề về giá.


16

Măc dù có những hạn chế trên, phương pháp giá thực tế đích doanh gắn
liền dịng chi phí vật chất cụ thể của mỗi loại HTK, do vậy phản ánh trung
thực giá trị của hàng đã xuất dùng và hàng cịn tồn kho vào cuối kỳ kế tốn.
b. Phương pháp giá bình quân
Phương pháp bình quân dựa trên giả định rằng: giá gốc của HTK cuối kỳ
và giá vốn hàng bán trong một kỳ kế tốn phản ánh giá bình quân của các lần
nhập và hàng tồn đầu kỳ kế tốn. Phương pháp giá bình qn được vận dụng
theo hai cách, tùy thuộc vào hệ thống quản lý HTK vận dụng.
- Trong hệ thống kê khai thường xuyên, giá thực tế đơn vị HTK được
xác định theo phương pháp giá bình qn thời điểm sau mỗi lần vật tư, hàng
hóa tồn kho.
- Trong hệ thống kiểm kê định kỳ, đơn giá thực tế HTK được tính theo
giá bình qn của tồn bộ kỳ kế tốn vì chi phí bình qn chỉ được xác định
chỉ vào cuối kỳ kế tốn.
Tóm lại, phương pháp giá bình quân cơ ưu điểm là đơn giản, dễ sử dụng,
cung cấp thông tin về giá trị hàng xuất dùng và giá trị tồn kho trên cơ sở giá
trung bình của cả một thời kỳ. Khi sử dụng phương pháp này thì những ảnh
hưởng về thay đổi giá cả đầu vào đối với giá trị hàng xuất dùng và HTK
không được chú trọng.
c. Phương pháp giá nhập trước - xuất trước
Phương pháp này dựa trên giả thuyết dịng chi phí là giá của những mặt

hàng nào nhập kho trước tiên sẽ sử dụng để tính giá cho hàng xuất dùng hay
giá của những mặt hàng còn tồn kho cuối kỳ là giá của những mặt hàng vừa
nhập kho ở lần gần nhất. Nghĩa là đơn giá thực tế của hàng xuất kho được tính
theo đơn giá của lô hàng nhập kho ở thời điểm đầu kỳ ở gần đầu kỳ, đơn giá
của HTK cuối kỳ được tính theo giá của hàng nhập kho ở thời điểm cuối cuối
hoặc gần cuối kỳ còn tồn kho.


×