Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Phát triển chăn nuôi bò thịt trên địa bàn tỉnh Kon Tum

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 125 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả

Hùynh Minh Chương

This document is created by GIRDAC PDF Creator Pro trial version
GIRDAC PDF Creator Pro full version does not add this green footer
Full version can be ordered from />

ii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
MỞ ĐẦU..............................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI BÒ
THỊT ..................................................................................................................................5
1.1. Vai trò và đặc điểm của chăn nuôi bò thịt ................................................................5
1.1.1. Vai trò của chăn nuôi bò thịt............................................................................5
1.1.2. Đặc điểm của chăn nuôi bò thịt .......................................................................9
1.2.2. Tiêu chí phản ánh sự phát triển chăn nuôi bò thịt.......................................16
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển chăn nuôi bò thịt ...................................17


1.3.1. Điều kiện tự nhiên............................................................................................17
1.3.2. Sự phát triển của nền kinh tế và nông nghiệp ..............................................19
1.3.3. Chính sách phát triển chăn nuôi bò thịt........................................................21
1.3.4. Nguồn cung cấp giống v à thức ăn cho bò thịt .............................................22
1.3.5. Hệ thống tiêu thụ sản phẩm............................................................................23
1.5. Kinh nghiệm phát triển chăn nuô i bò thịt của mộ t số địa p hương.......................28
1.5.1. Kinh nghiệm của tỉnh Nghệ An ......................................................................28
1.5.2. Kinh ng hiệm của tỉnh Quảng Nam ................................................................29
1.5.3. Bài học rút ra cho tỉnh Kon Tum ...................................................................31
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI BÒ THỊT TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM .........................................................................................32
2.1. Tình hình p hát triể n chăn nuôi bò thịt ở tỉnh Kon Tum ........................................32
2.1.1. Tình hình gia tăng quy mô và cơ cấu đàn bò thịt ........................................32
2.1.2. Tình hình chất lượng đàn bò của tỉnh ...........................................................35
2.1.3. Tình hình kinh doanh của người chăn nuôi..................................................38

This document is created by GIRDAC PDF Creator Pro trial version
GIRDAC PDF Creator Pro full version does not add this green footer
Full version can be ordered from />

iii

2.1.4. Tình hình huy động và sử dụng nguồn lực cho chăn nuôi bò thịt .............44
2.2.1. Điều kiện tự nhiên............................................................................................49
2.2.2. Tình hình phát triển k inh tế v à sản xuất nông nghiệp của tỉnh Kon Tum 52
2.2.3. Chính sách phát triển chăn nuôi bò thịt của tỉnh ........................................56
2.2.4. Nguồn cung cấp thức ăn cho bò thịt..............................................................59
2.2.5. Hệ thống tiêu thụ sản phẩm...........................................................................62
2.2.6. Khả năng của hệ thống cung cấp dịch vụ k ỹ thuật và thú y .......................64
3.1. Phương hướng và mục tiêu phát triển chăn nuô i bò thịt ở tỉnh Ko n Tum thời

gian tới ................................................................................................................................69
3.1.1. Phương hướng phát triển chăn nuôi bò thịt ở tỉnh Kon Tum.....................69
3.1.2. Mục tiêu phát triển chăn nuôi bò thịt ở tỉnh Kon Tum................................70
3.2. Các giả i pháp phát triển chăn nuôi bò thịt ở tỉnh Ko n Tum .................................71
3.2.1. Hoàn thiện v à quản lý quy hoạch phát triển v ùng chăn nuôi ....................71
3.2.2. Tăng quy mô v à nâng cao chất lượng đàn bò thịt .......................................75
3.2.3. Tổ chức lại sản x uất k inh doanh bò thịt........................................................79
3.2.4. Giải quyết vấn đề v ốn cho chăn nuôi. ...........................................................85
3.2.5. Phát triển nguồn nhân lực ..............................................................................88
3.2.6. Giải quyết vấn đề thức ăn cho bò thịt ...........................................................90
3.2.7. Giải quyết vấn đề thị trường sản phẩm.........................................................92
3.2.8. Hoàn thiện h ệ thống dịch v ụ kỹ thuật chăn nuôi v à thú y.......................... 94
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGH Ị ......................................................................................98
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................ 101
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN
PHỤ LỤC

This document is created by GIRDAC PDF Creator Pro trial version
GIRDAC PDF Creator Pro full version does not add this green footer
Full version can be ordered from />

iv

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1. Công nghiệp - Xây dựng

CN-XD

2. Dịch vụ


DV

3. Giá trị sản lượng chăn nuôi

GTSLCN

4. Giá trị sản xuất

GTSX

5. Lâm nghiệp

LN

6. Nông nghiệp

NN

7. Thủy sản

TS

8. Tổ chức lương thực và nô ng nghiệp liên hợp q uố c

FAO

9. Tổ chức thương mại thế giới

WTO


10. Trọng lượng

TL

This document is created by GIRDAC PDF Creator Pro trial version
GIRDAC PDF Creator Pro full version does not add this green footer
Full version can be ordered from />

v

DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu

Tên bảng

Trang

1.1

Thành p hần dinh dưỡng của thịt bò và một số vật nuôi khác

07

2.1

Cơ cấu đàn bò theo địa phương ở Kon Tum

34


2.2

Một số chỉ tiêu sản xuất của bò vàng Việt Nam và bò lai Zê

36

bảng

bu
2.3

Cơ cấu lao động của tỉnh Ko n Tum

54

2.4

Lượng thức ăn từ phụ phẩm nô ng nghiệp

60

3.1

Số lượng đ àn bò tro ng vùng chăn nuôi tập trung.

72

This document is created by GIRDAC PDF Creator Pro trial version
GIRDAC PDF Creator Pro full version does not add this green footer
Full version can be ordered from />


vi

DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu

Tên hình

hình

Trang

2.1

Số lượng đ àn bò và các gia súc khác ở tỉnh Kon Tum

32

2.2

Tỷ lệ bò lai và cày kéo trong cơ cấu đàn bò tỉnh Kon Tum

33

2.3

Mố i q uan hệ tỷ lệ thuận giữa bò lai và lượng thịt hơi xuất
chuồng

37


2.4

Cơ cấu quy mô chăn nuôi của hộ chăn nuô i

39

2.5

Cơ cấu lao động

39

2.6

Trọ ng lượng xuất chuồng của bò

40

2.7

Giá bán bò hơi của các hộ chăn nuô i

41

2.8

Hiệu quả k inh do anh bò thịt

41


2.9

Cơ cấu chí p hí sản xuất chăn nuôi bò thịt

42

2.10

Tỷ lệ chi p hí sản xuất của các nhó m hộ sản xuất

43

2.11

Trình độ học vấn của người chăn nuôi

45

2.12

Mố i q uan hệ giữa học vấn và giá bán bò thịt

46

2.13

Mố i q uan hệ giữa học vấn và tỷ suất lợi nhuận

46


2.14

Các k hó k hăn của người chăn nuô i bò thịt

47

2.15

Lựa chọ n nguồ n vố n vay của người chăn nuô i bò thịt

48

2.16

Tăng trưởng kinh tế và các ngà nh của tỉnh Kon Tum

53

2.17

Cơ cấu ngành GDP của tỉnh Kon Tum

54

2.18

% Tăng trưởng GTSX nông nghiệp và các ngành trong
nông nghiệp


55

2.19

Cơ cấu tro ng nội bộ sản xuất nông nghiệp

55

2.20

Tỷ trọ ng tiêu thụ thịt bò theo các kênh

62

This document is created by GIRDAC PDF Creator Pro trial version
GIRDAC PDF Creator Pro full version does not add this green footer
Full version can be ordered from />

1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tỉnh Ko n Tum nằm ở phía b ắc Tây N guyê n. Đây là k hu vực có địa hình chia
cắt, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, nhưng lại có nhiều tiềm năng để phát triển chăn
nuôi bò, đặc biệt là bò thịt, chính vì thế ở đây đ ã có nghề nuô i bò từ lâu. Hiện nay,
tỉnh có khoảng 74.406 co n bò, [10] chủ yếu là bò thịt.
Nuô i bò thịt không phức tạp và đòi hỏ i kỹ thuật cao như nuô i bò sữa, ít bệnh,
phù hợp với trình độ chăn nuôi của nô ng dân và có thể tận dụng có hiệu quả nguồ n
phụ phẩm từ sản xuất nông nghiệp. Nếu nhìn từ góc độ thị trường, hiện tại cả nước
sản xuất chưa đạt 4 kg thịt bò hơi/đầu người/năm. Trong khi đó nhu cầu về thịt trâu,

bò hơi của người dân Việt Nam là 18-20 kg/đầu người/năm, [3] rõ ràng nhu cầu thị
trường là rất lớn như ng vẫn chưa đáp ứ ng đủ.
Với những điều k iện của tỉnh Kon Tum, diện tích đ ất lâm nghiệp rộ ng (chiếm
70%), đặc biệt là rừng nghèo (hơn 50.500ha) là nơi có nhiều thức ăn cho bò và quỹ
đất trố ng đồi núi trọc (hơn 90.300 ha) có khả năng p hát triển đồ ng cỏ chăn nuô i.
Hơn nữa, trồ ng trọt có lượng phụ phẩm có thể cung cấp thức ăn cho bò k há lớn
như cây sắn, ngô, đậu…. Đồng thời nhu cầu p hân bó n hữu cơ cho sản xuất cây công
nghiệp , cây trồng hà ng năm rất lớn. Nên việc phát triển chăn nuôi bò, đặc b iệt là bò
thịt là khâu đột phá tro ng chuyể n đổ i cơ cấu cây trồ ng vật nuô i, nâng tỷ trọng của
ngành chăn nuôi trong tổng sản lượng nông nghiệp , thự c hiện cô ng nghiệp hoá nông
nghiệp nông thô n, tạo công ăn việc làm ở nông thô n, góp phần xoá đói giảm nghèo,
thúc đẩy phát triển k inh tế xã hộ i của địa phương mộ t cách bền vững.
Trong quá trình p hát triển chăn nuôi bò ở địa p hương cũng đã nảy sinh ra một
số vấn đề:
Một là, đàn bò thịt với quy mô số lượng còn chư a tương xứng với tiềm năng,
chất lượng của con giống chưa cao dẫn tới năng suất và hiệu q uả chăn nuô i thấp;
Hai là, việc phát triển chăn nuôi bò thịt thiếu quy hoạch chi tiết cụ thể, quá
trình điều hành hoạt độ ng của các cơ quan chứ c năng chưa sát thực tế;

This document is created by GIRDAC PDF Creator Pro trial version
GIRDAC PDF Creator Pro full version does not add this green footer
Full version can be ordered from />

2

Ba là, đội ngũ cán bộ kỹ thuật và quản lý tại cơ sở của tỉnh còn thiếu và mỏ ng,
thiếu đào tạo thường xuyên; chế độ đãi ngộ và thu hút nhân tài chưa phù hợp với
tình hình thực tế, hiệu quả chư a cao;
Bốn là, người sản xuất - các hộ gia đ ình và trang trại thiếu vố n để đầu tư lâu
dài hạn. Họ thiếu kiến thức về k ỹ thuật, thú y và tổ chứ c sản xuất hàng hóa lớn theo

hướng thâm canh;
Năm là, hệ thố ng các hoạt động phụ trợ hoạt độ ng chư a hiệu quả, chưa hình
thành hệ thống dịch vụ đảm b ảo cho các hoạt độ ng này, chưa đáp ứng cho việc phát
triển chăn nuô i bò thịt ở đ ịa phương trên quy mô hàng hóa lớn.
Để góp phần giải quyết những vấn đề đó, đóng góp cho sự phát triển chăn
nuôi bò thịt của tỉnh Kon Tum, tôi hình thành và chọn đề tài nghiên cứu: “Phát
triển chăn nuôi bò thịt trên địa bàn tỉnh Kon Tum” làm đề tài luận văn tốt nghiệp.
2. Mục tiêu của đề tài
- Làm rõ được lý luận và thực tiễn phát triển chăn nuôi bò thịt đ ể hình thành
khung nộ i d ung nghiên cứu phát triển chăn nuôi bò thịt;
- Xác định được tiềm năng, thế mạnh và các nguồ n lự c cho phát triển chăn
nuôi bò thịt của tỉnh Kon Tum;
- Chỉ ra được mặt mạnh, yếu kém trong p hát triể n bò thịt của địa p hương;
- Kiến nghị được các giả i pháp phát triển chăn nuô i bò thịt của tỉnh thời gian
tới.
3. Phương pháp nghiê n cứu
Nghiên cứu này sử dụng một lo ạt các phương p háp cụ thể như phân tích thống
kê, chi tiết hó a, so sánh, đánh giá, tổng hợp, k hái q uát, chuyên gia…theo nhiều cách
từ riêng rẽ tới k ết hợp với nhau. Chúng được sử dụng tro ng việc k hảo cứu, p hân
tích, đánh giá so sánh các nghiên cứu lý luận và thực tiễn phát triể n chăn nuôi bò
thịt. Trên cơ sở đó cùng với tình hình thự c tế và đặc điểm của tỉnh Kon Tum, chúng
tôi lựa chọn các nộ i dung đánh giá tình hình p hát triển chăn nuôi bò thịt ở đây.
Các phương pháp này còn được d ùng trong đánh giá tình hình phát triển chăn
nuôi bò thịt cũng như thực thi chính sách phát triển chăn nuôi bò thịt ở tỉnh Ko n

This document is created by GIRDAC PDF Creator Pro trial version
GIRDAC PDF Creator Pro full version does not add this green footer
Full version can be ordered from />

3


Tum và chỉ ra các vấn đề tồ n tại cùng với các nguyên nhâ n từ đó hình thà nh các giải
pháp p hát triển chăn nuôi bò thịt của địa phương.
Cách tiếp cận:
+ Tiếp cận vĩ mô : Phân tích chính sách p hát triển nông nghiệp của Đảng và
Nhà nước;
+ Cách tiếp cận thực chứ ng: Tìm hiểu thực tế để thấy được nguyê n nhân, thự c
trạng, phát triển chăn nuô i bò thịt tỉnh Kon Tum. Dự báo quy mô và năng suất chăn
nuôi bò thịt thời kỳ tới;
+ Tiếp cận hệ thống: Mối tương q uan giữa p hát triển kinh tế và phát triển
nô ng nghiệp; p hát triển chăn nuôi bò thịt và công nghiệp, dịch vụ; mối quan hệ
giữa phát triển chăn nuôi bò thịt và p hát triển nô ng thôn;
+ Tiếp cận lịch sử: So sánh những giai đoạn khác nha u tro ng vận d ụng đường
lối p hát triể n chăn nuôi bò thịt Việt Nam.
4. Nguồn thô ng tin dữ liệu, công cụ phân tích chính
- Số liệu sơ cấp : Được thu thập bằng p hiếu điều tra, phỏng vấ n được xây dựng
theo mục đ ích nghiên cứ u với các đối tượng thu thập thông tin là 132 hộ gia đ ình
chăn nuô i bò thịt,
- Thứ cấp: Chủ yếu sử d ụng số liệu của Niên giám thống kê tỉnh Kon Tum từ
năm 2000; tổ ng điều tra nô ng nghiệp nô ng thôn năm 2006; cổng thông tin đ iện tử
tỉnh Kon Tum và các báo cáo tổ ng k ết của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thô n
tỉnh Kon Tum.
- Ý kiến của chuyên gia.
- Công cụ chính: Sử dụng chương trình xử lý số liệu bằng Excel.
5. Điểm mới của đề tà i
- Vận dụng lý luận phát triển ngà nh kinh tế q uốc dân vào phát triển chăn nuôi
bò thịt của tỉnh Ko n Tum với những đặc thù của địa phương miề n núi;
- Đây là lần đầu tiên một nghiên cứu p hát triển chăn nuôi bò thịt toàn diện
được áp dụng ở tỉnh Kon Tum;


This document is created by GIRDAC PDF Creator Pro trial version
GIRDAC PDF Creator Pro full version does not add this green footer
Full version can be ordered from />

4

- Các giải pháp được kiến nghị dựa trên tính đặc thù của địa phương sẽ hứ a
hẹn có hữu ích cho hoạch định chính sách phát triển chăn nuôi bò thịt trên đ ịa bàn
tỉnh.
6. Kết cấ u luận văn
Luận văn, ngoài p hần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệ u tham k hảo, các phụ
lục, kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1. Nhữ ng vấn đ ề chung về phát triển chăn nuô i bò thịt;
Chương 2. Thực trạng phát triể n chăn nuôi bò thịt tỉnh Kon Tum;
Chương 3. Phương hướng và giả i pháp p hát triển chăn nuô i bò thịt của tỉnh
Kon Tum.

This document is created by GIRDAC PDF Creator Pro trial version
GIRDAC PDF Creator Pro full version does not add this green footer
Full version can be ordered from />

5

CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI BÒ THỊT
1.1. Vai trò và đặ c điể m của chăn nuôi bò thịt
1.1.1. Vai trò của chăn nuôi bò thịt
Chăn nuôi bò thịt đóng góp vào gia tăng sản lượng và chuyển dịch cơ cấu
nông nghiệp
Trong nền k inh tế quốc dân, nô ng nghiệp và khu vực nông thôn đóng một

vị trí quan trọ ng. Vị trí này được thể hiện q ua việc cung cấp sản p hẩm làm nguyên
liệu cho sản xuất, xuất k hẩu sản phẩm tạo nguồn ngo ại tệ, cung cấp lao động cho
các lĩnh vực k inh tế và là thị trường tiêu thụ sản phẩm công nghiệp và góp phần giải
quyết vấn đ ề xã hội cho đất nước. Ở các nước đ ang phát triển như Việt Nam, nông
nghiệp là nguồn sống của đại đ a số dân cư, do vậy phát triển kinh tế nô ng nghiệp
và nông thô n là cơ sở để giải quyết nhiều vấn đề của đất nước như: đ ảm bảo an ninh
lương thực, nâng cao hiệ u quả sử dụng các nguồn tài nguyên, xó a đói giảm nghèo
và ổn đ ịnh kinh tế xã hội.
Trong những năm q ua, ngành nông nghiệp Việt Nam đã đạt những thành công
nhất định, mứ c tăng trưởng bình q uân từ 1991 đến 2009 là 5,5%, nhưng tốc độ tăng
giá trị gia tăng của nông nghiệp trong thời gian này chỉ là 4,1%. Nhưng mức đóng
góp của nông nghiệp vào tố c độ tăng trưởng còn thấp, nếu năm 2000 mức đóng góp
của nô ng nghiệp là 24% thì năm 2009 chỉ còn 16%. Như vậy, chất lượng của
sự tăng trưởng trong nô ng nghiệp chưa cao.
Trong cùng thời gian đó, với sự p hát triển của các ngành cô ng nghiệp, dịch vụ,
cơ cấu ngành kinh tế có sự thay đổi: nô ng nghiệp tăng khá về giá trị tuyệt đối, song
tỷ trọng tro ng GDP giảm từ 40,49% năm 1991 xuống còn 24,3 % vào năm 2000 và
gần 20,5% năm 2009, cũng trong thời gian đó cô ng nghiệp tăng từ 23,79% lên
36,61% và 40 % còn d ịch vụ là 35,72% lên 39,09% và 41%. Cơ cấu lao động theo
ngành kinh tế cũng có sự thay đổi nhưng không khả quan lắm, lao động tro ng nông
nghiệp giảm từ 72,6% (1991) tổng số lao động cả nước xuống cò n 62,61% năm

This document is created by GIRDAC PDF Creator Pro trial version
GIRDAC PDF Creator Pro full version does not add this green footer
Full version can be ordered from />

6

2000 và khoảng 52% năm 2009. Lao động trong cô ng nghiệp tăng không đáng kể,
nếu năm 1991 chiếm 13,6% thì năm 2009 là 13,5%. Sự chuyển d ịch lao động chủ

yếu từ nô ng nghiệp sang các ngành dịch vụ, năm 1991 tỷ trọ ng lao độ ng trong các
ngành dịch vụ là 13,8% thì năm 2009 là 34%. Mặc d ù kinh tế đã có sự chuyển dịch
và thể hiện được xu hướng tiến bộ (tăng tỷ trọng của công nghiệp và d ịch vụ, giảm
tỷ trọng nông nghiệp trong GDP) nhưng cơ cấu còn chuyển dịch chậm đặc b iệt là cơ
cấu lao động.
Muốn phát triển k inh tế nô ng nghiệp và nô ng thôn, thực hiện công nghiệp hó a
cần thiết phải chuyể n dịch cơ cấu k inh tế nô ng nghiệp và nông thô n. Tro ng nông
nghiệp theo nghĩa hẹp có hai ngành lớn là trồ ng trọt và chăn nuôi, ngoài ra cò n
có thể kể tới mộ t số ngành tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ nô ng nghiệp . Trong điều
kiện của nước ta, việc phát triển ngành chăn nuô i vừa đ áp ứng với điều kiện thực tế,
vừ a phù hợp xu hướng chuyển d ịch cơ cấu kinh tế - tăng tỷ trọng của chăn nuôi
tro ng giá trị sản lượng ngành nô ng nghiệp và tập trung vào phát triển đại gia súc.
Từ năm 1991 trở lạ i đây, nhìn chung chăn nuôi có tốc độ phát triể n nhanh
hơn đặc biệt là những năm gần đây. Tuy nhiên vì q uy mô của chăn nuôi vẫn cò n
nhỏ, nên tốc độ của nó chưa thể thúc đẩy sự phát triển của toàn ngành. Nếu năm
1996 trong 1% tăng trưởng của ngành nông nghiệp, ngành trồng trọt đó ng góp 86%,
chăn nuô i chỉ đó ng góp 13,4%, đến năm 2009 tỷ trọng có sự thay đổi trong đó trồng
trọt tuy có giảm nhưng vẫn còn cao k ho ảng 63,5%, chăn nuô i tăng lên 35%.
Như vậy, với những ưu thế của mình muốn cho nông nghiệp phát triển ta cần phải
phát triển chăn nuôi và thực hiện chuyển dịc h cơ cấu kinh tế trong nô ng nghiệp.
Chăn nuôi bò thịt đảm bảo cho nền kinh tế nhiều loại sản phẩm
Từ ngàn đời nay con người đã thuần hoá và nuô i bò để p hục vụ cho các lợi ích
khác nhau. Cũng giố ng một số loài nhai lại khác như dê, cừu, trâu… bò có k hả năng
sử d ụng và chuyể n ho á các loại thức ăn thô xanh (các loại rau, cỏ tự nhiên, cỏ
trồ ng...), các phế phụ p hẩm công - nông nghiệp (rơm lúa, bã sắn, ngọ n mía, bẹ và
lá ngô, d ây khoai lang…) có giá trị hàng hoá rất thấp hoặc thậm chí không
có giá trị hàng hoá thành năng lượng sức kéo, thành thịt, sữa - nhữ ng nguồn d inh

This document is created by GIRDAC PDF Creator Pro trial version
GIRDAC PDF Creator Pro full version does not add this green footer

Full version can be ordered from />

7

dưỡng quí giá cho con người. Bò có khả năng sử dụng, đồng hoá các chất chứ a
nitơ phi prôtein như urê, amô niac…và b iến chúng thành p rô tein của cơ thể.
Sở d ĩ bò có được khả năng này là nhờ cấu tạo dạ dày bốn túi, trong đó có dạ cỏ rất
phát triển với hệ vi sinh vật vô cùng phong phú.
Chăn nuôi bò thịt giúp khai thác tối ưu các nguồn lợi thiên nhiên (đồ ng bãi
chăn thả) và nguồ n lợi con người (lao động phụ, dư thừ a) trong một khu vự c hay
một vùng nào đó, mang lại hiệu quả kinh tế cao, thiết thự c.
Bò có hệ thống thần kinh p hát triển cho nên chúng có khả năng thích ứ ng rộng
và chống chịu tốt với những điều kiện sống khó k hăn, với bệnh tật. Khi di chuyển
từ vùng này sang vùng k hác chúng thích nghi dễ dàng hơn so với các loài gia súc
khác.
Bò thịt cung cấp thịt cho nhu cầu của con người
Thịt bò được xếp vào nhó m “thịt đỏ”, có giá trị dinh dưỡng cao. Từ thịt
bò ngư ời ta có thể chế biến ra nhiều món ăn ngon bổ. Chính vì vậ y, trên thị trường
thịt bò luôn luôn đắt hơn thịt các loại gia súc khác và đắt hơn cả thịt gia cầm (là loại
thịt trắng).
Giá trị dinh dưỡng của thịt chủ yếu là nguồn p rôtein. Đó là loại prôtein hoàn
thiện, chứa tất cả các axit amin cần thiết cho cơ thể. Thịt cũng chứ a các thành p hần
khác, trong đó có mỡ. Chính mỡ trong thịt làm cho nó vừ a có giá trị năng lượng cao
vừ a góp phần tăng hương vị thơm ngon của thịt.
Bảng 1.1 Thành phầ n dinh dưỡng của thịt bò và một số vật nuô i khác
Loại thịt
Thịt bò
Trâu bắp
Lợn (1/2 nạc)
Thịt gà


Nước
70,5
72,3
60,9
69,2

Thành phần hoá họ c (g/100g)
Prôtein
Mỡ
Khoáng
18
10,5
1
21,9
4,9
0,9
16,5
21,5
1,1
22,4
7,5
0,9

Calo
171
118
268
162


Nguồn: Nuôi trâu, bò ở nông thôn và trang trại - TS. Phùng Quốc Quảng

This document is created by GIRDAC PDF Creator Pro trial version
GIRDAC PDF Creator Pro full version does not add this green footer
Full version can be ordered from />

8

Cung cấp phân bón cho cây trồng
Phân bò là lo ại phân hữu cơ có khối lượng và giá trị đ áng kể. Hàng ngày, mỗi
co n bò trưởng thành thải ra 10-20kg phân, mộ t năm thải ra 3-5 tấn phân nguyên
chất. Ở nước ta, p hân bò được sử d ụng làm phân bón cho trồng trọt rất p hổ b iến,
đáp ứng 50-70% nhu cầu phân hữu cơ tro ng nông nghiệp.
Cung cấp sức kéo cho nông nghiệp và vận chuyển
Ở nước ta, nghề nuôi bò gắn liền với nghề trồng lúa nước. Ngày nay chúng ta
đang từng bước cơ giới hoá nông nghiệp , nhưng vai trò của bò trong khâu là m đất
(cày, bừa) và tro ng nông nghiệp nói chung vẫn rất quan trọng. Công việc nặng nhọ c
này thu hút khoảng 70% số bò. Theo số liệu của Bộ Nô ng nghiệp và Phát triển nông
thôn, năm 2000 mức độ cơ giới ho á tro ng k hâu làm đất tính chung cho cả nước mới
đạt 34-35% (năm 1995 đạt 29%), trong đó đồng bằng sông Cửu Long mứ c độ cơ
giới ho á bằng 66%, đồng bằng sông Hồ ng b ằng 29 %.
Tuy nhiên, bò cũng chưa phải là vật nuôi cung cấp sức kéo cho nô ng nghiệp
chính như trâu.
Cung cấp các phụ phẩm giết mổ cho nông nghiệp và thủ công mỹ nghệ
Da bò là một mặt hàng rất quan trọng để xuất khẩu cũng như để cung cấp
nguyên liệu cho cô ng nghiệp địa p hương.
Người ta d ùng da để sản xuất đ ế giày, thắt lưng, yên xe, các lo ại đai da… Da
có thể được tách thành 3 lớp: lớp ngoài cùng để sản xuất nhữ ng mặt hàng cao cấp,
làm áo k ho ác ngo ài; lớp giữa làm va li và làm túi đựng áo quần, còn lớp ở trong
cùng để sản xuất các sản phẩm d a mịn, các lớp lót tro ng.

Da bò là nguồn nguyên liệu chủ yếu cho các nhà máy thuộc da. Đáng tiếc
là ở nư ớc ta chư a có những cơ chế và b iện p háp thích hợp để thu thập nguồn nguyên
liệu này. Nhiều vùng nông thô n sử dụng lãng phí d a bò, d ùng da bò làm thực p hẩm.
Lông bò rất thích hợp để sản xuất bàn chải mỹ nghệ và lau một số máy mó c
quang họ c.
Sừng bò có nhiều hình dạng khác nha u. Màu sắc cũng thay đổ i. Nếu hơ nóng
trên ngọn lửa, sừng bò trở nê n dễ uốn theo các hình d ạng khác nha u và cuối cùng

This document is created by GIRDAC PDF Creator Pro trial version
GIRDAC PDF Creator Pro full version does not add this green footer
Full version can be ordered from />

9

được cố định trong nước lạnh. Sừng bò được gia công chế biến cẩn thận có thể sản
xuất ra nhiề u mặt hàng có giá trị. Là nguyên liệu rất quan trọng cho ngành thủ công
mỹ nghệ. Từ sừng bò có thể sản xuất ra trâm cài, lược, cúc áo, các đồ trang trí, kim
đan, móc áo.
1.1.2. Đặc điểm của chăn nuôi bò thịt
Chăn nuôi bò thịt là một trong những ngà nh sản xuất của sản xuất nông
nghiệp , song có những khác b iệt so với sản xuất của ngành trồng trọt, nên bên cạnh
những đặc điểm chung của sản xuất nông nghiệp thì còn có những đặc điểm riêng
mà cần chú ý.
Thứ nhất, đối tượng tác động của ngành chăn nuôi bò thịt là các cơ thể
sống - bò thịt. Để tồ n tại bò thịt luô n cần mộ t lượng tiê u tốn thức ăn tố i thiể u cần
thiết thường xuyên, không kể rằng các đối tượng nà y nằm trong q uá trình sản xuất
hay không. Từ đặc đ iểm này, đặt ra cho người sản xuất hai vấn đ ề:
Bên cạnh việc đầu tư cơ b ản cho đ àn bò phải đồ ng thời tính tới phần đầu tư
thường xuyên về thứ c ăn để d uy trì và phát triển của đàn bò. Nếu cơ cấu đ ầu tư giữ a
2 phần này không cân đố i thì dẫn tới tình trạng dư thừa lãng p hí hay sẽ làm chậm sự

phát triển thậm chí p há hủy cả đ àn bò.
Phải đ ánh giá chu kỳ sản xuất và đầu tư cho chăn nuôi một cách hợp lý trên cơ
sở tính to án cân đối giữa chi phí sản xuất và sản phẩm tạo ra, giữa chi phí đầu tư
xây dựng cơ bản và giá trị đào thả i để lựa chọ n thời điểm đào thải, lự a chọn phương
thức đầu tư mới hay duy trì tái tạo phục hồi.
Thứ hai, chăn nuôi bò thịt có thể phát triển tĩnh tại tập trung mang tính
chất như sản xuất công nghiệp hay di động phân tán mang tính chất như sản
xuất nông nghiệp. Chính đ ặc đ iểm này đã làm hình thành và xuất hiệ n ba phương
thức chăn nuô i bò thịt khác nhau như chăn nuôi tự nhiên, chăn nuôi cô ng nghiệp và
chăn nuô i sinh thái.
Chăn nuôi bò thịt theo phương thức tự nhiên là phương thức xuất hiện sớm
nhất trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, cơ sở để thự c hiệ n phương thứ c
này là dựa vào các nguồn thức ăn sẵn có ở tro ng tự nhiên tạo ra. Trong phương thứ c

This document is created by GIRDAC PDF Creator Pro trial version
GIRDAC PDF Creator Pro full version does not add this green footer
Full version can be ordered from />

10

này, người ta sử dụng các giống bò địa phương bản đ ịa vốn đã thích ứng với môi
trường số ng và điều kiện thức ăn ở đó. Phương thứ c này thường yê u cầu mứ c đầu tư
thấp, k hô ng đòi hỏi cao về k ỹ thuật song năng suất thịt cũng thấp, chất lượng sản
phẩm thường mang đ ặc tính tự nhiên nên thường được ưa chuộng cao. Do đó
phương thứ c này mang lại cho người chăn nuôi bò thịt hiệu q uả khác cao và dễ tiêu
thụ.
Phương thức chăn nuôi bò công nghiệp là phương thức ho àn toàn đối lập với
phương thứ c chăn nuôi bò tự nhiên. Phương châm cơ bản của phương thức này
là tăng tối đa k hả năng tiếp nhậ n thức ăn của bò nuô i và giảm thiểu quá trình
vận độ ng để tiết k iệm hao phí năng lư ợng nhằm tăng khối lượng thịt và năng suất

thịt. Địa bàn chăn nuôi thường tĩnh tại bằng cách nhố t bò nuôi trong chuồ ng trại với
quy mô nhỏ nhất có thể được. Thứ c ăn cho chăn nuô i cô ng nghiệp là thức ăn
chế biến sẵn theo phương thức công nghiệp và sử dụng các kích thích tố tăng trưởng
để bò nuôi có thể cho năng suất thịt cao nhất. Phương thức chăn nuôi bò công
nghiệp đòi hỏi p hải đ ầu tư thâm canh rất lớn, khô ng p hụ thuộc vào điều kiện
tự nhiên nên nă ng suất thịt k há cao và ổn định. Tuy nhiên, chất lượng sản phẩm
chăn nuô i bò cô ng nghiệp thường khác xa với sản p hẩm tự nhiên kể cả giá trị d inh
dưỡng, hương vị và tính chất vệ sinh an toàn thực p hẩm. Nhưng dù sao phương
thức chăn nuôi bò công nghiệp này vẫn được chấp nhận và thự c hiệ n rộ ng rãi trên
thế giới.
Phương thức chăn nuôi bò thịt sinh thái là phương thứ c chăn nuô i tiên tiến
nhất, nó kế thừa cả những ưu điểm của hai phương thức trên đồng thời hạn chế và
khắc p hục những mặt yếu k ém và tồ n tại của cả hai phương thức chăn nuôi bò trên.
Phương thứ c chăn nuô i này tạo ra các điều kiện và ngoại cảnh để bò thịt được phát
triển trong môi trường tự nhiên trên cơ sở nguồn các nguồn thứ c ăn d inh dưỡng
mang tính tự nhiê n nhưng do co n người chủ động hình thành nên luô n bảo đảm tính
cân đối và đầy đ ủ dinh dưỡng.
Thứ ba, chăn nuôi bò thịt là ngành sản xuất đồng thời cho nhiều sản phẩm.
Do vậy, tùy theo mục đích sản xuất để quy đ ịnh là sản phẩm chính hay sản phẩm

This document is created by GIRDAC PDF Creator Pro trial version
GIRDAC PDF Creator Pro full version does not add this green footer
Full version can be ordered from />

11

phụ và lự a chọn phương hướng đ ầu tư. Chẳng hạn chăn nuô i bò thịt thì thịt là sản
phẩm chính, nhưng bò thịt còn sinh bê co n và nguồn phân bón cho ngành trồng trọ t.
Vì có nhiều sản phẩm đồ ng thời mà nhiề u khi giá trị của sản phẩm phụ không kém
gì sản phẩm chính. Vì vậy mà tro ng chăn nuôi bò thịt phải biết tận dụng tất cả các

loại sản p hẩm để b ảo đảm hiệ u q uả k inh doanh.
1.2. Nội dung và tiê u chí phá t triển chă n nuôi bò thịt
1.2.1. Nội dung về phát triển chăn nuôi bò thịt
Chăn nuôi trong nô ng nghiệp là ngành kinh tế quan trọng không phải chỉ với
các nước đang p hát triển mà cả với các nước phát triển. Đã có nhiều nghiên cứu của
các nhà k inh tế thế giới mà ngà y nay chúng ta vẫn có thể vận dụng vào thực tiễn
phát triển chăn nuôi bò thịt ở Việt Nam trong đó đều khẳng định phát triển là sự vận
động đ i lên theo hướng hoàn thiện hơn cả về quy mô, chất lượng của chăn nuô i bò
thịt cùng với cải thiện phương thức tổ chức chăn nuô i và bảm đảm lợi ích cho người
sản xuất. Nội dung của phát triển chăn nuôi bò thịt được bao hàm các nội dung sau:
(1) Gia tăng quy mô sản lượng chăn nuôi bò thịt
Phát triển nô ng nghiệp cũng là mục tiêu của nhiều nghiên cứu Việt N am, các
nghiên cứu này cũng cho rằng p hát triển nô ng nghiệp thể hiện nhiề u khía cạnh k hác
nhau. Nộ i dung đ ầu tiên mà nhiề u nghiên cứu đ ã khẳng định là sự gia tăng quy
mô sản lượng chăn nuô i.[6],[7]
Trước hết quy mô của ngành chăn nuô i bò thịt thể hiện q ua quy mô đàn bò - số
lượng đàn bò. Sau chu k ỳ chăn nuô i bò thịt người ta sẽ tái đàn song song với quá
trình thu hoạch. Do đó q uy mô chăn nuô i bò thịt còn được phản ánh bằng tổng sản
lượng thịt bò mà các ngành sản xuất này tạo ra trong một thời gian nhất đ ịnh thường
là tổ ng trọng lượng bò thịt xuất chuồng tro ng k ỳ. Ngoài ra người ta sử d ụng giá trị
sản lượng đ ể phản ảnh. Điề u này cũng thuận lợi nhiều hơn cho tính toán và so sánh.
Tuy nhiên sự gia tăng sản lượng chăn nuôi bò thịt này cò n phải được d uy trì
ổn đ ịnh tro ng thời gian dài. Nghĩa là trước nhữ ng b iến động từ nhiều nhân tố như
điều kiện thời tiết k hí hậu, b iến động từ thị trường hay từ d ịch bệnh… sản lượng
nô ng nghiệp vẫn được đảm bảo gia tăng.

This document is created by GIRDAC PDF Creator Pro trial version
GIRDAC PDF Creator Pro full version does not add this green footer
Full version can be ordered from />


12

Quy mô sản lượng chăn nuôi bò thịt p hản ảnh k ết quả ho ạt động của các cơ sở
các tổ chức sản xuất. Sản lượng thịt đạt được nhờ sự phân bổ và k ết hợp sử d ụng
các nguồ n lực trong chăn nuô i. Sản lượng cao hay thấp thể hiện q uy mô lớn hay bé
của ngành sản xuất. Rõ ràng sản lượng chăn nuôi bò thịt gia tăng nhờ mở rộ ng sử
dụng các nguồn lực - p hát triển theo chiề u rộng và nâng cao hiệ u quả phân p hố i và
sử dụng nguồn lực - phát triển theo chiều sâu. Các mô hình lý thuyết nên ở mục trên
đều khẳng định điều này.
(2) Nâng cao năng suất và chất lượng chăn nuôi bò thịt
Chất lượng sản phẩm và năng suất chăn nuôi bò thịt có vai trò lớn trong quyết
định sự phát triển của ngành. N hững giố ng bò có năng suất thịt cao vừa bảo đảm
hiệu quả cho người chăn nuôi, đ áp ứng nhu cầu thịt bò của thị trường ngày càng cao
vừ a làm tăng nhanh sản lượng thịt bò tạo ra sự phát triển của ngành. Năng suất cao
cò n quyết đ ịnh tới thu nhập và khả năng tái sản xuất mở rộng ngành sản xuất này
vố n là một ngành đò i hỏi lư ợng vố n đầu tư rất lớn.
Chất lượng thịt phụ thuộc vào giố ng và điều kiện chăn nuô i nhất là trong điều
kiện dịch b ệnh và yêu cầu cao của thị trường về tiêu chuẩn vệ sinh an toàn đối với
thịt bò. Không chỉ đ ảm bảo về hàm lượng dinh dưỡng và còn phải đáp ứng những
tiêu chuẩ n khắt khe về k ỹ thuật k hác. Nếu đ iều này không được đảm b ảo thì sản
phẩm cũng không được thị trường chấp nhận và k hi đó sự phát triển sẽ b ị tác động
rất xấu. Khi đó sẽ dẫn tới sự đ ình trệ với hệ thố ng chăn nuôi bò thịt trong nhiều
trường hợp dẫn tới sự phá sản hàng loạt các cơ sở chăn nuô i bò thịt như nhiều nước
trên thế giới đ ã xảy ra.
Chất lượng thịt bò còn quyết định sự tồn tại và phát triển lâu dài của ngành sản
xuất này khi đã đầu tư lớn nếu k hô ng sẽ mất k hả năng thu hồi vố n.
Nhiều nhà nghiên cứu đề nghị đầu tư nhiều hơn cho nông nghiệp [7 ] và khẳng
định phải nâng cao trình độ kỹ thuật và cô ng nghệ tro ng sản xuất nông nghiệp nói
chung và chăn nuôi bò thịt nó i riêng.[16] Tổ chức sản xuất nông nghiệp cũng
được đề cập tới, ở Việt Nam những đột phá trong tổ chức sản xuất nô ng nghiệp đã

trở thành cú híc h phát triển. Đây cũng là cơ sở để k hẳng định rằng muốn nâng cao

This document is created by GIRDAC PDF Creator Pro trial version
GIRDAC PDF Creator Pro full version does not add this green footer
Full version can be ordered from />

13

chất lượng và năng suất chăn nuô i bò thịt thì phải nâng cao trình độ kỹ thuật chăn
nuôi và áp dụng phương pháp quản lý tiên tiến.
Năng suất chỉ có thể được thực hiện k hi các nguồ n lực được khai thác có hiệu
quả.
(3) Gia tăng và nâng cao hiệu quả sử d ụng nguồ n lực
Sự phát triển chăn nuôi bò thịt có thể thực hiện theo: (1) Huy độ ng thêm các
nguồ n lực để tăng q uy mô sản xuất ngành chăn nuô i này như đầu tư tăng thêm số
lượng đàn bò, mở rộng diện tích đồ ng cỏ để tăng lượng thứ c ăn…; (2) N âng cao
hiệu quả sử d ụng các nguồ n lực trong nô ng nghiệp chẳng hạ n đầu tư cải tạo giống
cho đàn bò, thâm canh trồng cỏ trên một đơn vị diện tích, nâng cao trình độ kỹ thuật
cho người chăn nuôi hay áp dụng q uy trình cô ng nghệ q uản lý đàn bò …
Cách phát triển thứ nhất dường như gặp phải giới hạn của quy luật lợi suất
giảm dần k hi tăng nguồn lực cho sản xuất. Hơn nữa nhiều nguồ n lực tro ng nông
nghiệp bị giới hạn cứ ng chẳng hạn diện tích đất canh tác. Như ng cách p hát triển dựa
trên tiế n bộ công nghệ cùng các nhân tố khác lại k hô ng b ị giới hạn. Quan điểm phát
triển chăn nuôi thể hiện ngay từ thời David Ricacdo (1772-1823). Nhà k inh tế họ c
người Anh cho rằng phát triển nông nghiệp phải chú trọng phát triển chăn nuôi nhờ
đó sử dụng có hiệu q uả tư liệu sản xuất q uan trọ ng nhất là đất đai và nâng cao trình
độ kỹ thuật công nghệ sản xuất nông nghiệp góp phần tăng năng suất và thu nhập
của nông dân. N ghĩa là nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực để tăng năng suất vẫn
là xu hướng chính đ ể gia tăng sản lượng chăn nuôi hay là phát triển theo cách thứ
hai.

Do vậy, ngoài số lượng lao độ ng thì trình độ của lao động tro ng ngà nh chăn
nuôi bò thịt rất q uan trọng. Chăn nuô i bò thịt là mộ t tro ng nhữ ng ngành sản xuất của
sản xuất nô ng nghiệp, song có nhữ ng k hác biệt so với sản xuất của ngành trồng trọt
khác k hi nó đòi hỏi phải k ỹ thuật cao hơn do đối tượng tác độ ng của ngà nh chăn
nuôi bò thịt là các cơ thể số ng - bò thịt. Để đảm bảo có năng suất chăn nuôi và chất
lượng sản p hẩm yêu cầu quá trình sản xuất p hải tuân thủ nhữ ng q uy trình kỹ thuật
nhất định với những tiê u chuẩ n đi kèm. Điều đó cũng như k inh nghiệm thực tiễn đã

This document is created by GIRDAC PDF Creator Pro trial version
GIRDAC PDF Creator Pro full version does not add this green footer
Full version can be ordered from />

14

cho thấy để thực hiện điều này đò i hỏi người sản xuất phải là những người am hiểu
về đối tượng, quy trình sản xuất và các tiêu chuẩn kỹ thuật. Muố n thực hiện được
điều nà y điều k iện đầu tiên đòi hỏi người chăn nuôi p hải có trình độ học vấn nhất
định, vốn k iến thứ c phổ thô ng này giúp họ tiếp cận với k ỹ thuật chăn nuôi và q uản
lý.
Trình độ kiến thức về kỹ thuật chăn nuôi, thú y và quản lý sẽ quyết đ ịnh tới kết
quả sản xuất và chất lượng sản p hẩm k hi người sản xuất biết chọn co n giống, chăm
sóc phòng bệnh, xây dựng chuồng trại bảo đảm kỹ thuật và tiết kiệm, chọ n chế biến
thức ăn cũng như chế độ dinh dưỡng cho bò, quyết định chu kỳ k inh doanh, mở
rộ ng sản xuất…Để có được k ỹ thuật chăn nuôi và k iến thức quản lý chăn nuôi bò
thịt đòi hỏi người chăn nuôi còn phải có q uá trình tích lũy nhất đ ịnh bằng cách tham
gia các k hóa đào tạo chính quy, khô ng chính quy cũng như từ thự c tiễn. Việc cung
cấp kiến thức kỹ thuật và thú y cũng như quản lý chăn nuôi nói chung và bò thịt nói
riêng p hụ thuộc vào nhu cầu của các hộ chăn nuôi, hệ thống các Trung tâm k huyến
nô ng và thú y cũng như các trung tâm và cơ sở đào tạo chuyê n môn ở mỗi khu vự c
và địa phương. Khi quy mô sản xuất càng phát triển thì yếu tố này càng quan trọng

và có tính chất quyết định. Những bằng chứ ng thự c tế đã cho thấy những người
chăn nuô i bò thịt có tham gia các đợt tập huấn kỹ thuật hay các câu lạc bộ chăn nuôi
thường có k ết quả kinh doanh tố t hơn.[3]
Kết quả kinh doanh bò thịt của những người kinh do anh quyết đ ịnh việc những
người đang k inh doanh định hướng p hát triển sản xuất bò thịt của họ. Khi k inh
doanh có lã i họ mới có nguồ n tích lũy để tái sản xuất mở rộng và có nhiều k inh
nghiệm hơn. Lợi nhuận như sự kích thích và tăng thêm động lực để họ tiếp tục k inh
doanh. Nhữ ng hộ thành cô ng sẽ có nhu cầu hợp tác làm ăn để hình thành những
Hợp tác xã hay doanh nghiệp lớn kinh doanh bò thịt. Đồ ng thời họ sẽ mở rộng sản
xuất từ chăn nuô i sang các hoạt độ ng d ịch vụ phục vụ chăn nuôi chính như cung cấp
giống, thức ăn, thú y và tiêu thụ sản phẩm…

This document is created by GIRDAC PDF Creator Pro trial version
GIRDAC PDF Creator Pro full version does not add this green footer
Full version can be ordered from />

15

Ngo ài ra hiệu ứ ng từ những người này sẽ kéo theo những người k hác tham gia
kinh doanh bò thịt. Khi đó sẽ hướng sự q uan tâm của chính quyền tới p hát triển
ngành sản xuất này.
Kinh nghiệm của nhiều địa phương đ ã cho thấy yế u tố vố n có vai trò rất lớn
tro ng việc phát triển ngành sản xuất này. Thiếu vốn người sản xuất không thể mua
nổ i giố ng bò có năng suất cao hay cải tạo giống bò địa phương, cũng không thể đầu
tư cho chuồng trại và kỹ thuật chăn nuô i nên dựa ho àn toàn vào tự nhiên đ ể sản
xuất. Thiếu vốn cũng k hiến họ phải bán rẻ đàn bò cho tư thương khi gặp k hó k hăn
tro ng sản xuất hay cần tiền trang trải cho các nhu cầu cuộc sống cấp bách của họ.
Nhữ ng đ ịa phương có đàn bò thịt lớn ngoài điều kiện tự nhiên hay thị trường
thuậ n lợi … thì chính sách hỗ trợ vốn tốt là nhân tố quan trọng nhất. Cũng cần phải
chú ý rằng khả năng trả nợ của người sản xuất không phải không có vì thự c

tế họ p hải vay vốn từ hệ thống tín dụng đ en với giá khá cao. Mặt khác, hệ thống
Ngân hàng tuy có quan tâm, song không mặn mà với k hu vực thị trường nông thô n
với những bản hợp đồng nhỏ lẻ, chi phí cho mỗ i đồng cho vay khá cao và giám sát
khó khăn trong khi k hu vực doanh nghiệp ở các thành thị đang thiế u vố n.
(4) Nâng cao kết quả k inh doanh và thu nhập của người chăn nuôi
Ngành chăn nuôi bò thịt thự c sự phát triển khi nó bảo đảm cho người chăn
nuôi có thu nhập và tích lũy từ chăn nuô i nếu k hông họ sẽ chuyể n nguồ n lực sang
sản xuất sản p hẩm k hác k hi đó quy mô chăn nuôi bò thịt sẽ giảm. Chăn nuô i bò thịt
phải bảo đảm tạo ra việc làm và tăng thêm thu nhập của những người tham gia chăn
nuôi.
Mặt k hác, đây là ngành hoạt độ ng trong lĩnh vực nông nghiệp do vậy phụ
thuộ c vào điều kiện tự nhiê n. Sự phát triển chăn nuôi bò thịt ở nhữ ng nơi có tiềm
năng sẽ góp phần phát huy lợi thế gia tăng thu nhập cho người dân và p hát triển
kinh tế địa phương.
Muốn nâng cao thu nhập cho người sản xuất còn cần phải hoàn thiện tổ chứ c
sản xuất. Torado (1990) cho rằng sự phát triển nông nghiệp là q uá trình chuyển đổi
từ độc canh tới đa dạng hó a rồi chuyê n môn hóa. Nếu xét trên p hương diện công

This document is created by GIRDAC PDF Creator Pro trial version
GIRDAC PDF Creator Pro full version does not add this green footer
Full version can be ordered from />

16

nghệ q uá trình này từ cô ng cụ thô sơ tiến tới công cụ máy móc cùng với đầu vào
từ cô ng nghiệp tiến tới giai đoạn cơ giới hóa nông nghiệp. Đây cũng là quá trình
chăn nuô i bò thịt quy mô hộ gia đình nhỏ tiến dần tới trang trại chăn nuô i bò thịt
được chuyê n môn hóa cao, tận d ụng lợi thế quy mô để áp d ụng kỹ thuật hiện đại
nhờ đó sản lượng tăng lên k hô ng ngừ ng nhờ tăng năng suất.
1.2.2. Tiêu chí phản ánh sự phát triển chăn nuôi bò thịt

- Tăng trưởng q uy mô đàn bò :
+ Số lượng bò thịt;
+ Số lượng bò thịt tăng thêm hàng năm.
- Tăng trưởng giá trị chăn nuôi bò thịt:
Giá trị sản lượng bò thịt (GO) là toàn bộ giá trị của số lượng bò do hộ gia đ ình
và người sản xuất bán ra thị trường trong một thời kỳ nhất đ ịnh (thường là 1 năm).
Giá trị sản xuất chăn nuôi bò thịt được tính theo phương pháp chu chuyển
nghĩa là cho p hép tính trùng giữa trồng trọt và chăn nuô i tro ng nội bộ ngành:
Giá trị sản
xuất của
chăn nuôi

=

Giá trị trọng lượng
Giá trị sản phẩm
thịt hơi tăng thêm + chăn nuôi không +
trong năm
qua giết thịt

Giá trị sản
phẩm chăn
nuôi khác

+

Chênh lệch
giá trị chăn
nuôi dở dang


- Mức và tốc độ tăng trưởng giá trị sản lượng bò thịt:
Tăng trưởng giá trị sản lượng bò thịt được hiể u là sự gia tăng về q uy mô giá
trị sản lượng bò thịt trong một thời k ỳ nhất định và được phản ánh q ua mức và tỷ lệ
tăng giá trị sản lượng bò thịt.
Mức tăng trưởng thường được phản ánh bằng chênh lệch q uy mô giá trị sản
lượng bò thịt thực tế giữ a năm nghiên cứu (GTS LCN t-1 ) và năm gốc (GTSLCN t)
theo cô ng thức sau:
Mức tăng trưởng:
% Tăng trưởng :

GTSLCN t - GTSLCN t-1
GTS LCN t - GTSLCN t-1
GTSLCN

t-1

- Sự thay đổi tỷ lệ các lo ại giống đàn bò:
+ Số lượng bò lai và bò vàng;
+ Tỷ lệ và sự thay đổi tỷ lệ các giống bò cho năng suất cao.

This document is created by GIRDAC PDF Creator Pro trial version
GIRDAC PDF Creator Pro full version does not add this green footer
Full version can be ordered from />

17

- Đo lường năng suất thịt trong chăn nuô i bò thịt, người ta thường dùng các chỉ
tiêu sau:
+ Trọng lượng và sự gia tăng trọ ng lư ợng bò hơi xuất chuồng của một co n
cho một chu k ỳ chăn nuô i;

+ Khố i lượng thịt của một co n cho một chu k ỳ chăn nuôi;
+ Tỷ lệ thịt xẻ.
- Huy độ ng và hiệu quả sử dụng nguồn lực:
+ Với vốn:
. Sản lượng thịt/1 đơn vị vốn;
. Hay mức tăng sản lư ợng thịt/1 đơn vị vốn.
+ Với đất đ ai:
. Diện tích đất dành cho chăn nuôi bò;
. C hỉ tiêu sản lượng cỏ cho chăn nuô i/đơn vị d iệ n tích;
. Hay gia tăng sản lượng/sự gia tăng 1 đơn vị d iện tích;
. Hay tổng thu nhập/1 đơn vị d iệ n tích.
+ Với lao động:
. Giá trị sản lượng chăn nuô i bò thịt/1 lao động;
. Mức tăng Giá trị sản lượng chăn nuôi bò thịt /1 lao động tăng thêm.
- Việc làm và thu nhập lao độ ng:
+ Số lao động thu hút thêm hay số việc làm mới tạo ra từ chăn nuôi bò thịt;
+ Mức tăng trưởng thu nhập của lao động chăn nuô i bò thịt;
+ Số hộ nghèo tham gia chăn nuôi và thoát nghèo ;
+ Lượng phụ p hẩm nông nghiệp được k hai thác cho chă n nuôi bò thịt.
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triể n chăn nuô i bò thịt
1.3.1. Điều kiện tự nhiên
Các nhâ n tố tự nhiên là tiền đề cơ bản đ ể phát triể n và phân bố nô ng nghiệp
nó i chung và chăn nuô i bò nói riêng. Mỗi lo ại cây trồng, vật nuôi chỉ có thể sinh
trưởng và phát triển tro ng những điều k iện tự nhiên nhất đ ịnh. Các điều kiện
tự nhiên quan trọng hàng đầu là đất, nước và k hí hậu. C húng sẽ quyết đ ịnh k hả năng
nuôi trồng các loại cây, co n cụ thể trên từ ng lãnh thổ, khả năng áp d ụng các quy

This document is created by GIRDAC PDF Creator Pro trial version
GIRDAC PDF Creator Pro full version does not add this green footer
Full version can be ordered from />


18

trình sản xuất nô ng nghiệp, đồ ng thời có ảnh hưởng lớn đ ến năng suất cây trồng, vật
nuôi.
1.3.1.1. Khí hậu
Khí hậu với các yếu tố nhiệt độ, lượng mưa, ánh sáng, độ ẩm, chế độ
gió và cả nhữ ng bất thường của thời tiết như bão, lũ lụt, gió … có ảnh hưởng rất
lớn tới việc xác định cơ cấu cây trồng vật nuô i, cơ cấu mùa vụ, khả năng xen canh,
tăng vụ và hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Tính mùa của khí hậu q uy đ ịnh tính mùa
tro ng sản xuất và trong tiêu thụ sản phẩm. Mỗi loại cây trồng, vật nuôi chỉ thích
hợp với những điều kiện khí hậu nhất đ ịnh (nghĩa là tro ng đ iều k iện đó cây trồng,
vật nuôi mới có thể phát triển bình thường) vượt quá giới hạn cho phép, chúng
sẽ chậm phát triển, thậm chí b ị chết.
Bò, đặc biệt bò lai là độ ng vật rất mẫn cảm với mô i trường, nhất là với
nhiệt độ và độ ẩm. Bản thân con bò như một chiếc máy sống sản xuất sữa, thịt với
nhịp điệu căng thẳng. Các giống bò ôn đới như Holstein F riesian p hát triển tốt
0

nhất ở nhiệt độ từ 18 - 25 C và độ ẩm thích hợp là 60-75%. Các giố ng bò nhiệt đới
như Red Sind hi, S ahiwal có năng suất thấp hơn một ít so với giố ng bò Holstein
0

Friesian, dễ thích nghi với nhiệt độ từ 20- 32 C. Do vậy bò vàng cải tiến (bò lai giữ a
bò địa p hương với bò Red Sind hi trong chương trình S ind ho á đàn bò ) ở các
tỉnh miền Trung Tây N guyên và bò đực HF b iểu hiện sự thíc h nghi tốt với k hí hậu
nước ta và khu vực này.
Khí hậu thời tiết k hông những ảnh hưởng trực tiếp lên con vật, mà cò n ảnh
hưởng tới tình hình dịch bệnh và cả thu go m bảo quản sản p hẩm. Ngoài ra nó cò n
là nhân tố ảnh hưởng tới việc sản xuất thức ăn cho gia súc nó i chung và bò thịt nói

riêng.
1.3.1.2. Đất đai và nguồn nước
Đất đai là nơi diễn ra q uá trình chăn nuôi bò thịt, bao gồm diện tích đồ ng cỏ
tự nhiên, diện tích cỏ trồng, diện tích chuồng trại. Diện tích, năng suất và chất lượng
đồng cỏ quyết đ ịnh q uy mô chăn nuô i bò thịt. Việc xây dựng và triển k hai thự c hiện
các dự án p hát triển chăn nuôi bò thịt phải chú trọng đến năng suất và chất lượng

This document is created by GIRDAC PDF Creator Pro trial version
GIRDAC PDF Creator Pro full version does not add this green footer
Full version can be ordered from />

19

đồng cỏ chăn thả.
Muốn duy trì hoạt động chăn nuôi bò cần p hải có đầy đủ nguồn nước ngọt cho
đồng cỏ, nước uố ng, nước tắm rửa cho bò. Nước có ảnh hưởng rất lớn đến năng
suất, chất lượng thịt và hiệu quả sản xuất chăn nuô i. Nước cần cho nhu cầu sống của
bò thịt và sự sinh trưởng phát triển của cỏ và các lo ại thức ăn khác cho bò thịt.
Ở nước ta lượng mư a tập trung quá lớn làm dư thừa nước, cò n mùa khô ngược
lại rất khan hiếm nước. Điều đó gây ra nhiều k hó k hăn cho sản xuất nô ng nghiệp.
Để k hắc phục được trình trạng thiếu nước tro ng mùa khô và quá dư thừa nước cho
mùa mưa, người ta đã xây dựng các công trình thuỷ lợi, hồ chứa nước… để p hục
vụ tưới tiêu một cách chủ động. Sự suy giảm nguồ n nước ngọt là nguy cơ đe
doạ sự tồ n tại và p hát triển của nền nông nghiệp nói riê ng và nền kinh tế nó i chung.
Vì vậy chúng ta cần sử dụng hợp lý, tiết k iệm, bảo vệ nguồn nước.
Với năng suất trồng cỏ thâm canh ở nước ta hiện nay, bình quân mỗi co n
2

bò cần có 500 m đất trồ ng cỏ. Việc trồng cỏ cho bò phụ thuộ c vào quỹ đất cũng
như điều kiện tự nhiên tại đó. Bãi cỏ tự nhiên ở nước ta nó i chung cũng như ở Tây

Nguyên nó i riêng thường thiếu màu mỡ, cằn cỗi do thiếu nước nên sản lượng cỏ
thấp khoảng 8 tấn/ha/năm. Muốn có đồ ng cỏ thâm canh người ta thường phải đầu tư
khá nhiều công sức và tiền vố n.
1.3.2. Sự phát triển của nền kinh tế và nông nghiệp
Sự phát triển của nền kinh tế nói chung và ngành nô ng nghiệp nói riêng
là nhân tố ảnh hưởng lớn tới sự p hát triể n của ngành chăn nuô i này. Sự p hát triển
của nền kinh tế vừ a tạo đ iều kiện thúc đẩy vừ a đặt ra yêu cầu đối với sự p hát triển
của ngành chăn nuôi bò thịt.
Nhu cầu thịt tăng lên không ngừng khi nên kinh tế phát triển do thu nhập của
dân cư cao hơn (hiện tại mức tiêu dùng thịt bò của người dân Việt N am chỉ k ho ảng
1,7 kg/người/nă m),[8] thị trường đ ầu ra cho sản p hẩm thịt được mở rộ ng. Điều này
cho phép khắc phục vấn đề khó khăn nhất của sản p hẩm nông nghiệp là thị trường
đầu ra.

This document is created by GIRDAC PDF Creator Pro trial version
GIRDAC PDF Creator Pro full version does not add this green footer
Full version can be ordered from />

×