Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Phát triển cụm công nghiệp huyện Đại Lộc tỉnh Quảng Nam.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (542.71 KB, 90 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRẦN KIM ĐÀO

PHÁT TRIỂN CỤM CÔNG NGHIỆP
HUYỆN ĐẠI LỘC, TỈNH QUẢNG NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Đà Nẵng-Năm 2011

This document is created by GIRDAC PDF Converter Pro trial version
GIRDAC PDF Converter Pro full version doesn‘t add this green footer
Full version can be ordered from />

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRẦN KIM ĐÀO

PHÁT TRIỂN CỤM CÔNG NGHIỆP HUYỆN ĐẠI LỘC,
TỈNH QUẢNG NAM

Chuyên ngành: KINH TẾ PHÁT TRIỂN
Mã số: 60.31.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THANH LIÊM

Đà Nẵng - Năm 2011

This document is created by GIRDAC PDF Converter Pro trial version
GIRDAC PDF Converter Pro full version doesn‘t add this green footer
Full version can be ordered from />

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả

Trần Kim Đào

This document is created by GIRDAC PDF Converter Pro trial version
GIRDAC PDF Converter Pro full version doesn‘t add this green footer
Full version can be ordered from />

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................... 1
Chương 1 - CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CỤM CÔNG NGHIỆP4
1.1. Khái niệm cụm công nghiệp ............................................................... 4
1.2. Nhận định sự khác nhau giữa các quan điểm về CCN ....................... 5
1.3. Các mô hình phát triển CCN ............................................................. 7
1.3.1. Mô hình của Boekholt và Thuriaux .................................................. 7
1.3.2. Mô hình của Kuchiki........................................................................ 9
1.3.3. Mô hình của Bộ Kinh tế, Công nghiệp và Thương mại (METI) Nhật

Bản .......................................................................................................... 14
1.3.4. Nội dung phát triển CCN ............................................................... 16
1.4. Vai trò của việc phát triển CCN....................................................... 17
1.4.1. Huy động vốn đầu tư phát triển ...................................................... 17
1.4.2. Giải quyết việc làm cho lao động.................................................... 18
1.4.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ............................................................ 18
1.4.4. Thúc đẩy ứng dụng khoa học –công nghệ ...................................... 19
1.4.5. Nâng cao hiệu quả kinh tế.............................................................. 20
1.5. Những nhân tố tác động đến sự phát triển của CCN ....................... 21
1.5.1. Sự phát triển của lực lượng sản xuất .............................................. 21
1.5.2. Sự phát triển của khoa học công nghệ............................................ 21
1.5.3. Tính đa dạng của sản xuất hàng hoá.............................................. 22
1.5.4. Vai trò của Nhà nước với các chính sách vĩ mô .............................. 22
1.5.5. Sự phát triển của nền kinh tế thị trường ......................................... 23
1.5.6. Quá trình hội nhập và tác động của hội nhập ................................. 24
1.6. Các hình thức phát triển CCN ở ViệtNam ....................................... 25
1.7. Kết luận chương 1 ............................................................................ 26

This document is created by GIRDAC PDF Converter Pro trial version
GIRDAC PDF Converter Pro full version doesn‘t add this green footer
Full version can be ordered from />

Chương 2 - THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC CỤM CÔNG NGHIỆP
ĐẠI LỘC ................................................................................................ 27
2.1. Tổng quan về cụm công nghiệp Đại Lộc .......................................... 27
2.1.1. Khái quát quá trình hình thành các CCN Đại Lộc .......................... 27
2.1.2. Một số nét đặc trưng của các CCN Đại lộc ..................................... 28
2.1.2.1. Sự phát triển của các CCN Đại Lộc............................................... 28
2.1.2.2. Về vị trí của các CCN Đại Lôc ...................................................... 29
2.1.2.3. Về qui mô ..................................................................................... 29

2.2. Tình hình đầu tư của doanh nghiệp vào các CCN Đại Lộc .............. 31
2.2.1. Thông tin chung về các doanh nghiệp khảo sát .............................. 31
2.2.1.1. Về loại hình doanh nghiệp ............................................................ 32
2.2.1.3. Về qui mô vốn hoạt động............................................................... 33
2.2.1.4. Về cơ cấu vốn hoạt động ............................................................... 34
2.2.1.5. Về thu hút lao động....................................................................... 35
2.2.1.6. Về trình độ chuyên môn ................................................................ 36
2.2.2. Đánh giá tính hấp dẫn của các CCN............................................... 37
2.2.2.1. Tính an toàn và ổn định ................................................................ 37
2.2.2.2. Hệ thống điện phục vụ cho sản xuất kinh doanh ............................. 38
2.2.2.3. Hệ thống cung cấp nước cho SXKD............................................... 38
2.2.2.4. Chất lượng dịch vụ bưu chính viễn thông ....................................... 39
2.2.2.5. Mong muốn của doanh nghiệp đối với CCN................................... 40
2.3. Kết quả phát triển các CCN ............................................................. 41
2.3.1. Yếu tố tăng trưởng.......................................................................... 41
2.3.1.1. Thu hút các doanh nghiệp chủ đạo ................................................ 41
2.3.1.2. Mối liên kết giữa các doanh nghiệp trong CCN.............................. 42
2.3.1.3. Vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng................................................ 42
2.3.1.4. Về kết quả thu hút và triển khai các dự án ..................................... 44

This document is created by GIRDAC PDF Converter Pro trial version
GIRDAC PDF Converter Pro full version doesn‘t add this green footer
Full version can be ordered from />

2.3.1.5. Các chương trình hỗ trợ phát triển ................................................ 46
2.3.2. Yếu tố ổn định xã hội..................................................................... 50
2.3.2.1. Đào tạo và giải quyết việc làm cho người lao động ........................ 50
2.3.2.2. Giải quyết chỗ ở cho người lao động ............................................. 52
2.3.3. Yếu tố bảo vê môi trường sinh thái ................................................. 53
2.4. Kết luận chương 2 ............................................................................ 55

Chương 3 - GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC CCN ĐẠI LỘC.............. 57
3.1. Định hướng và mục tiêu phát triển các CCN của huyện Đại Lộc .... 57
3.1.1. Định hướng phát triển các CCN của huyện Đại Lộc ....................... 57
3.1.2. Mục tiêu ......................................................................................... 58
3.2. Quan điểm đề xuất các giải pháp pháp triển các CCN Đại lộc......... 59
3.2.1. Phát triển các CCN là công cụ hữu hiệu để thực hiện quá trình CNH,
HĐH của huyện Đại Lộc ......................................................................... 59
3.2.2. Phát triển các CCN huyện Đại Lộc phù hợp với xu thế hội nhập kinh
tế quốc tế ................................................................................................. 59
3.2.3. Nâng cao hiệu quả hoạt động các CCN của huyện Đại Lộc để phục
vụ tốt và kịp thời quá trình phát triển ....................................................... 60
3.3. Giải pháp phát triển các CCN Đại Lộc ............................................ 60
3.3.1 Nhóm giải pháp cho việc phát triển các CCN hiện có và xúc tiến hình
thành các CCN mới tại Đại Lộc ............................................................... 61
3.3.2. Nhóm giải pháp đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế............................... 62
3.3.2.1. Quy hoạch tổng thể phát triển các CCN của huyện ........................ 62
3.3.2.2. Cải thiện môi trường đầu tư vào các CCN Đại Lộc ........................ 65
3.3.2.3. Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trong các CCN ............ 67
3.3.3 Nhóm giải pháp ổn định và phát triển xã hội ................................... 70
3.3.3.1. Đào tạo cung ứng nguồn nhân lực................................................. 70
3.3.3.2. Tập trung các nguồn lực để giải quyết việc làm ............................. 71

This document is created by GIRDAC PDF Converter Pro trial version
GIRDAC PDF Converter Pro full version doesn‘t add this green footer
Full version can be ordered from />

3.3.4 Nhóm giải pháp hạn chế ô nhiễm và bảo vệ môi trường................... 72
3.3.4.1. Tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường ........................... 73
3.3.4.2. Tập trung xử lý chất thải công nghiệp............................................ 73
3.4. Một số kiến nghị............................................................................... 75

3.4.1. Đối với trung ương ......................................................................... 75
3.4.2. Đối với Tỉnh Quảng Nam ............................................................... 75
3.5. Kết luận chương 3 ............................................................................ 76
KẾT LUẬN............................................................................................. 77
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................. 79
PHỤ LỤC

This document is created by GIRDAC PDF Converter Pro trial version
GIRDAC PDF Converter Pro full version doesn‘t add this green footer
Full version can be ordered from />

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CCN

cụm công nghiệp

CCNLK

Cụm công nghiệp liên kết

DN

Doanh nghiệp

QL14B

Quốc lộ 14B

UBND


ủy ban nhân dân

SXKD

Sản xuất kinh doanh

CNH, HĐH

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

This document is created by GIRDAC PDF Converter Pro trial version
GIRDAC PDF Converter Pro full version doesn‘t add this green footer
Full version can be ordered from />

DANH MỤC CÁC BẢNG
Số

Tên bảng

hiệu

Trang

2.1

Qui mô của các CCN

30

2.2


Cơ cấu loại hình doanh nghiệp đầu tư vào các CCN

32

2.3

Lĩnh vực SXKD của các DN đầu tư vào các CCN

32

2.4

Qui mô về vốn của các doanh nghiệp trong các CCN

33

2.5

Cơ cấu về vốn theo loại hình doanh nghiệp

34

2.6

Lực lượng lao động của DN trong các CCN

35

2.7


Cơ cấu trình độ lao động chia theo loại hình doanh nghiệp

36

2.8

Một số lý do Doanh nghiệp chọn đầu tư vào CCN

37

2.9

Đánh giá tổn thất do mất điện của DN trong các CCN

38

2.10

Đánh giá mức độ xử lý nước thải của các DN trong CCN

38

2.11

Mức độ đánh giá về chất lượng dịch vụ viễn thông

39

2.12


Mức độ cần thiết sự hỗ trợ của CCN đối với DN

40

2.13

Vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng

43

2.14

Kết quả thu hút và triển khai các dự án

44

2.15

Kết quả thu hút lao động làm việc tại các CCN

50

This document is created by GIRDAC PDF Converter Pro trial version
GIRDAC PDF Converter Pro full version doesn‘t add this green footer
Full version can be ordered from />

DANH MỤC CÁC HÌNH
Số
hiệu


Tên hình

Trang

1.1

Mô hình phát triển CCN của Kuchiki

10

1.2

Hiệu ứng Canon tại khu công nghiệp Thăng Long-Hà Nội

13

1.3

Mô hình phát triển CCN của METI

15

This document is created by GIRDAC PDF Converter Pro trial version
GIRDAC PDF Converter Pro full version doesn‘t add this green footer
Full version can be ordered from />

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Việt nam đang trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa
tập trung sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Định
hướng đến năm 2020 thì Việt nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp.
Để thực hiện được mục tiêu chung của quốc gia thì mỗi địa phương cũng có
những mục tiêu cụ thể nhằm phấn đấu hoàn thành mục tiêu chung của đất
nước. Trong quá trình phát triển kinh tế thì việc hình thành các khu công
nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp,… là một tất yếu.
Trong đó, việc phát triển các cụm công nghiệp (CCN) ở các địa phương bước
đầu đã tạo nên những thành công đáng kể nhằm góm phần hoàn thành mục
tiêu của địa phương, của đất nước như chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng
từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, nâng dần tỷ trọng giá trị sản
xuất của công nghiệp và dịch vụ, giải quyết việc làm cho lao động vùng nông
thôn, tận dụng lao động tại chỗ góp phần giảm giá thành, nâng cao tính cạnh
tranh sản phẩm của doaanh nghiệp.
Đại Lộc là một huyện trung du miền núi thuộc tỉnh Quảng Nam, việc
phát triển các CCN tại địa phương trở nên cấp bách và cần thiết. Quá trình
hình thành các CCN đã bước đầu tạo sự chuyển biến rõ rệt về giá trị sản sản
xuất công nghiệp trên địa bàn huyện Đại Lộc và nổi bật nhất là:
Thiết bị- quy trình công nghệ hiện đại đã hình thành và ngày càng có
vị trí quan trọng trong việc tạo ra sản phẩm công nghiệp chất lượng cao.
Tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tăng do có sự đóng
góp của các doanh nghiệp trong các CCN .
Giá trị hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp trong CCN ngày càng
chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị xuất khẩu của địa phương.

This document is created by GIRDAC PDF Converter Pro trial version
GIRDAC PDF Converter Pro full version doesn‘t add this green footer
Full version can be ordered from />


2

Thu hút một lực lượng lao động lớn, giả i quyết được nhiều công ăn
việc làm cho lao động địa phương.
Do ưu thế của các CCN là yêu cầu về mặt bằng sản xuất công nghiệp
(đặc biệt là khu vực kinh tế tư nhân). Đồng thời góp phần giải quyết ô nhiễm
môi trường - vấn đề mang tính cấp bách của bất cứ địa phương nào hiện nay.
Tuy nhiên, việc đầu tư xây dựng và phát triển các CCN còn gặp nhiều khó
khăn, vướn mắc là vì một mô hình sáng tạo, thí điểm. Mặt khác, lại chưa có
quy chế của Nhà nước cho loại hình CCN này nên đó còn là một vấn đề phức
tạp và còn nhiều ý kiến khác nhau.
Xuất phát từ lý do đó thì việc chọn đề tài nghiên cứu cho khóa luận tốt
nghiệp cao học của tác giả “Phát triển cụm công nghiệp huyện Đại Lộc tỉnh
Quảng Nam” trở nên cần thiết và cấp bách nhằm tìm ra những thành công và
hạn chế của việc phát triển các CCN tại địa phương. Từ đó, gợi ý những chính
sách góp phần phát triển CCN theo hướng thân thiện với môi trường.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Tham khảo, tổng hợp các quan điểm về CCN của một số nhà nghiên
cứu
Tổng hợp, trình bày tình hình thực tiễn của quá trình đầu tư xây dựng
và phát triển CCN, đánh giá nhận xét về kết quả và hiệu quả quá trình đầu tư
xây dựng, mở rộng các CCN Đại Lộc trong thời gian qua.
Đề xuất phương hướng tiếp tục xây dựng và phát triển các CCN trên
địa bàn huyện Đại Lộc.
Đưa ra một số kiến nghị và giải pháp thực hiện cho giai đoạn hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quá trình phát triển của các CCN
Đại Lộc, trên cơ sở xem xét so sánh tổng thể hoạt động sản xuất kinh doanh
của các doanh nghiệp trong các CCN. Đồng thời phân tích, đánh giá vai trò


This document is created by GIRDAC PDF Converter Pro trial version
GIRDAC PDF Converter Pro full version doesn‘t add this green footer
Full version can be ordered from />

3

của ban quản lý trong việc tăng cường thu hút các dự án đầu tư cả về số lượng
và vốn đầu tư nhằm đáp ứng yêu cầu tăng trưởng kinh tế kết hợp với ổn định
và phát triển xã hội, đảm bảo và hạn chế tác hại đối với môi trường sinh thái.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong luận văn tác giả sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp phân tích, so sánh, thống kê, tổng hợp.
Sử dụng những tài liệu, nguồn thông tin từ giáo trình, luận văn, báo, tạp
chí
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Thứ nhất, tác giả đã hệ thống và phân biệt được một số khái niệm liên
quan đến CCN
Thứ hai, từ phân tích thực nghiệm quá trình hoạt động của các CCN, tác
giả đã rút ra được những thành công và hạn chế trong quá trình phát triển các
CCN Đại Lộc và những nguyên nhân dẫn đến sự tồn tại đó.
Thứ ba, tác giả đã đề xuất những giải pháp mang tính tham khảo để góp
phần pháp triển các CCN Đại Lộc.
6. Cấu trúc nội dung của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, nội dung luận văn chia thành 3
chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển CCN
Chương 2: Thực trạng phát triển các CCN Đại Lộc
Chương 3: Giải pháp phát triển các CCN Đại Lộc

This document is created by GIRDAC PDF Converter Pro trial version

GIRDAC PDF Converter Pro full version doesn‘t add this green footer
Full version can be ordered from />

4

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CỤM CÔNG NGHIỆP
1.1. Khái niệm cụm công nghiệp
Khái niệm cụm công nghiệp “district industriel” xuất hiện vào cuối thế
kỷ 19 bởi Marshall xuất phát từ việc nghiên cứu của ông về sự tập trung sản
xuất công nghiệp ở miền bắc nước Anh. Sau đó, khái niệm này được phát
triển theo 2 trường phái tiếp cận công nghiệp khác nhau. Các nhà nghiên cứu
theo trường phái P háp như Courlet et Pecqueur , Colletis ,… gọi là các hệ
thống sản xuất địa phương “Systèmes productifslocalisés”. Đó là hệ thống
sản xuất đề cập nhiều đến khía cạnh lãnh thổ. Các nhà nghiên cứu theo trường
phái Anh - Mỹ gọi là cụm công nghiệp liên kết “cluster” hay “district
industrie l” với các tiếp cận của G. Becattini ; M. Porter ; Nadvi et Schmitz ,…
Vậy cụm công nghiệp(CCN) là gì ?
CCN là sự tập trung về mặt địa lý của các công ty và các tổ chức có liên
quan với nhau trong một lĩnh vực cụ thể; gồm một loạt các ngành công nghiệp
liên kết với nhau và các chủ thể khác có vai trò quan trọng đối với cạnh tranh;
gồm chính phủ và các tổ chức khác… cung cấp giáo dục, đào tạo, thông tin,
nghiên cứu và hỗ trợ kỹ thuật (theo Porter)
CCN là một thực thể xã hội – lãnh thổ đặc trưng bởi sự có mặt hoạt động
của một cộng đồng người và quần thể doanh nghiệp trong một không gian địa
lý và lịch sử nhất định (theo G. Becattini)
CCN là sự tập trung về mặt địa lý hoặc địa phương hóa của các doanh
nghiệp sản xuất các mặt hàng tương tự nhau hoặc có liên quan mật thiết với
nhau trong một khu vực nhỏ (theo Sonobe & Otsuka)
CCN là sự tập trung về mặt địa lý trong một quốc gia hoặc một vùng của

các công ty có liên kết với nhau, các nhà cung cấp chuyên biệt, các nhà cung
cấp dịch vụ và các tổ chức liên quan thuộc một lĩnh vực cụ thể (theo Kuchiki)

This document is created by GIRDAC PDF Converter Pro trial version
GIRDAC PDF Converter Pro full version doesn‘t add this green footer
Full version can be ordered from />

5

CCN là khu vực tập trung các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp tiểu thủ công nghiệp, cơ sở dịch vụ phục vụ sản xuất công nghiệp - tiểu thủ
công nghiệp; có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống; được
đầu tư xây dựng chủ yếu nhằm di dời, sắp xếp, thu hút các cơ sở sản xuất, các
doanh nghiệp nhỏ và vừa, các cá nhân, hộ gia đình ở địa phương vào đầu tư
sản xuất, kinh doanh; do Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương quyết định thành lập. CCN có quy mô diện tích không quá 50
(năm mươi) ha. Trường hợp cần thiết phải mở rộng cụm công nghiệp hiện có
thì tổng diện tích sau khi mở rộng cũng không vượt quá 75 ha. (theo
105/2009/QĐ-TTg)
1.2. Nhận định sự khác nhau giữa các quan điểm về CCN
Thực tế, có nhiều định nghĩa khác nhau về CCN. Nhưng trong các định
nghĩa đều chứa đề cập đến sự tập trung theo địa lý của các doanh nghiệp gắn
kết với sự đổi mới và có sự phát triển năng động do tính hiệp đồng thừa
hưởng từ “Tính hiệu quả tập thể’’ thông qua các tác động kinh tế từ bên
ngoài, từ mạng lưới các nhà cung cấp, mạng lưới khách hàng và các lợi ích
của các hoạt động tập thể. Trong CCN, vấn đề mấu chốt là có sự hiệp đồng,
sản xuất với qui mô lớn, có sự tác động qua lại, có sự tương trợ, có sự ganh
đua và có khả năng phản ứng nhanh với những thay đổi của thị trường để
mang lại hiệu quả trong sản xuất và kinh doanh.
Các cách hiểu về CCN ở trên tuy khác nhau, nhưng đều có điểm chung
là: muốn nói đến sự tập trung công nghiệp và mối liên kết giữa các doanh

nghiệp trong CCN. Mặc dù thuật ngữ “cụm công nghiệp” được sử dụng khá
phổ biến ở Việt Nam, nhưng khái niệm “cụm công nghiệp” của Việt Nam
không giống với những khái niệm đã trình bày ở trên. Theo định nghĩa này
(định nghĩa CCN theo 105/2009/QĐ-TTg) thì CCN được hiểu là một khu

This document is created by GIRDAC PDF Converter Pro trial version
GIRDAC PDF Converter Pro full version doesn‘t add this green footer
Full version can be ordered from />

6

công nghiệp quy mô nhỏ. Do vậy, có thể nói khái niệm khu công nghiệp
(industrial zone) và CCN (industrial cluster) ở Việt Nam được hiểu là một.
Trên thực tế, hai khái niệm này có liên quan đến nhau nhưng không hoàn
toàn giống nhau. Cả hai đều là nơi chuyên sản xuất sản phẩm công nghiệp và
hoặc cung cấp dịch vụ công nghiệp nhưng khu công nghiệp có ranh giới địa lý
xác định còn CCN thì có thể không. Do vậy, có thể hiểu CCN là một thể chế
hơn là một khu vực địa lý đơn thuần.
Nói cách khác, khái niệm khu công nghiệp đề cập tới địa điểm tập trung
của các hoạt động kinh tế còn khái niệm CCN đề cập tới hiện tượng tập trung
và liên kết của các hoạt động kinh tế. Đồng thời, khu công nghiệp thường
được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục nhất định còn CCN có thể
tồn tại một cách tự phát và không nhất thiết phải được thành lập treo một trình
tự nào. Thêm nữa, trong khu công nghiệp có thể tồn tại hoặc không tồn tại sự
liên kết giữa các doanh nghiệp nhưng đối với CCN đây là một yếu tố quan
trọng.
Do cách hiểu về CCN như vậy nên ở Việt Nam hiện nay vẫn chưa có một
nghiên cứu đầy đủ nào về CCN và các chính sách phát triển CCN cũng chưa
được thực hiện một cách hệ thống, đầy đủ. Chính sách phát triển CCN (nếu
có) cũng chỉ là chính sách phát triển khu công nghiệp và thu hút đầu tư nhằm

lấp đầy khu công nghiệp.
Nhìn chung, tuy đã có dấu hiệu về sự tập trung công nghiệp ở một số
vùng, nhưng sự tập trung xuất hiện chủ yếu là do các lợi thế cạnh tranh tĩnh
(địa điểm, chính sách thu hút đầu tư của địa phương, chi phí lao động thấp,
gần thị trường và nguồn cung đầu vào…) mà không phải do lợi thế cạnh tranh
động (chất lượng lao động, công nghiệp hỗ trợ, công nghệ, R&D…) và liên
kết kinh doanh giữa các doanh nghiệp, đặc biệt giữa doanh nghiệp trong nước
và nước ngoài. Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý và hoạch định chính sách

This document is created by GIRDAC PDF Converter Pro trial version
GIRDAC PDF Converter Pro full version doesn‘t add this green footer
Full version can be ordered from />

7

chưa quan tâm đúng mức tới sự tập trung công nghiệp này. Hình thức hỗ trợ
mới chỉ dừng lại ở việc tổ chức hội nghị, triển lãm, chưa có các chương trình
dài hạn có tác động thực sự đến doanh nghiệp
1.3. Các mô hình phát triển CCN
Câu hỏi đặt ra là liệu các nhà hoạch định chính sách có thể tạo ra các
CCN, hay chúng được hình thành và phát triển một cách tự phát nhờ một
“biến cố lịch sử” nào đó. Thực tế cho thấy nhiều nước trên thế giới, kể cả
nước tiên tiến và nước đang phát triển đều đang nỗ lực triển khai các chính
sách phát triển CCN nhằm đẩy mạnh tăng trưởng công nghiệp. Kuchiki cho
rằng chính sách CCN là một phần của chính sách phát triển vùng. Điều quan
trọng là phải xác định rõ vai trò của chính quyền địa phương đối với sự hình
thành CCN. Trên cơ sở đó, chúng ta xem xét các mô hình chính sách phát
triển CCN bao gồm mô hình của Boekholt và Thuriaux (1999), mô hình theo
biểu đồ tiến trình của Kuchiki (2007) và mô hình của Bộ Kinh tế, Công
nghiệp và Thương mại (METI) Nhật Bản.

1.3.1. Mô hình của Boekholt và Thuriaux
Boekholt và T huriaux (1999) phân loại thành bốn mô hình chính sách
phát triển CCN khác nhau, gồm có:
Thứ nhất: Mô hình lợi thế quốc gia
Tại các quốc gia tiếp cận theo mô hình lợi thế quốc gia, các nhà hoạch
định chính sách tiến hành nghiên cứu, lập bản đồ CCN trên toàn quốc để xác
định một số CCN chủ yếu và tập trung nguồn lực cho các cụm này. Các chính
sách được đưa ra nhằm cải thiện điều kiện cạnh tranh để có thể đáp ứng
những nhu cầu cụ thể của các cụm và tạo điều kiện thuận lợi cho các cụm này
tiếp cận với R&D, thị trường nước ngoài, giáo dục.
Thứ hai: Mô hình mạng lưới doanh nghiệp

This document is created by GIRDAC PDF Converter Pro trial version
GIRDAC PDF Converter Pro full version doesn‘t add this green footer
Full version can be ordered from />

8

Theo mô hình này thì chính sách phát triển CCN là những chương trình
xây dựng, duy trì và khuyến khích phát triển mạng lưới liên kết giữa các
doanh nghiệp trong phạm vi vùng, gồm ba loại hình cơ bản: mạng lưới nguồn
lực (các doanh nghiệp cùng chia sẻ các nguồn lực về đào tạo, công nghệ, kinh
nghiệm quản lý, thông tin chiến lược), mạng lưới chuỗi cung cấp (nhóm các
nhà cung cấp cộng tác với nhau và với nhà thầu tiềm năng của họ) và mạng
lưới ngang (các doanh nghiệp trong cùng một ngành liên kết với nhau về thị
trường, thu mua hàng hóa, nhằm tăng năng lực cạnh tranh). Cơ chế hỗ trợ tập
trung vào việc khuyến khích mạng lưới cộng tác giữa các doanh nghiệp với
nhau, giữa các doanh nghiệp với các nhà cung cấp tri thức, công nghệ, và
nâng cao kỹ năng môi giới của các nhà môi giới kinh doanh.
Thứ ba: Mô hình phát triển cụm vùng

Theo mô hình này thì chính sách phát triển CCN được thực hiện nhằm
tăng cường năng lực cho các ngành công nghiệp tại địa phương. Chính quyền
địa phương sử dụng các công cụ chính sách khác nhau liên quan đến khoa học
công nghệ, giáo dục, thu hút nước ngoài… nhằm thúc đẩy các ngành công
nghiệp này. Những chính sách này khuyến khích các thành viên trong CCN
gặp gỡ trực tiếp nhau nhằm tăng cường mạng lưới liên kết giữa các doanh
nghiệp.
Thứ tư: Mô hình liên kết công nghiệp - nghiên cứu
Trong mô hình liên kết công nghiệp - nghiên cứu thì bên cạnh các doanh
nghiệp trong CCN là các cơ sở nghiên cứu luôn tồn tại và đồng hành song
song. Do đó, CCN theo mô hình này không phải là chuỗi giá trị sản phẩm mà là
chuỗi giá trị tri thức, từ nghiên cứu cơ bản đến thương mại hóa. Công cụ hỗ trợ
chủ yếu là hỗ trợ tài chính cho các hoạt động hợp tác trong R&D, hỗ trợ các
doanh nghiệp khởi nghiệp dựa vào công nghệ cao và cung cấp những thông tin
chiến lược về phát triển khoa học công nghệ trong một vài lĩnh vực cụ thể.

This document is created by GIRDAC PDF Converter Pro trial version
GIRDAC PDF Converter Pro full version doesn‘t add this green footer
Full version can be ordered from />

9

Như vậy, bốn mô hình chính sách phát triển CCN của Boekholt và
Thuriaux đều quan tâm đến lợi thế của các doanh nghiệp trong một CCN là:
có lợi thế trong việc cùng chia sẽ sự tiến bộ về khoa học công nghệ, liên kết
các nguồn lực, liên kết thị trường, thu mua hàng hóa,…nhằm tạo ra lợi thế
cạnh tranh. Bên cạnh đó, song song và đồng hành với các doanh nghiệp trong
CCN thì với sự có mặt của các trung tâm nghiên cứu sẽ tạo ra chuỗi giá trị tri
thức từ nghiên cứu cơ bản đến thương mại hóa. Để đạt được mục tiêu trên thì
chính quyền địa phương luôn cần có những chính sách hỗ trợ phù hợp như: hỗ

trợ tài chính trong các hoạt động R&D, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp
khởi nghiệp dựa vào công nghệ cao, cung cấp những thông tin chiến lược về
phát triển khoa học công nghệ trong một vài lĩnh vực cụ thể, tạo điều kiện cho
các doanh nghiệp trong CCN tiếp cận với thị trường trong nước và thị trường
nước ngoài
Theo bốn cách phân loại mô hình phát triển CCN của Boekholt và
Thuriaux nêu trên thì tại Việt Nam nói chung, các địa phương nói riêng
dường như chưa có nơi nào triển khai các chính sách, các mô hình phát triển
CCN một cách có hệ thống và thực sự tạo ra “lợi thế cạnh tranh động” nhằm
phát huy sức mạnh cạnh tranh bởi sự liên kết của các doanh nghiệp trong các
CCN. Vì vậy, ít nhiều trong tương lai, việc phát triển các CCN phải gắn liền
với chính sách hỗ trợ phát triển nhằm khai thác lợi thế cạnh tranh bởi sự liên
kết công nghiệp.
1.3.2. Mô hình của Kuchiki
Kuchiki đã xây dựng một mô hình chính sách phát triển CCN mà thực
chất là một kế hoạch hành động gồm các bước được thực hiện theo trình tự
thời gian với hai giai đoạn chính là giai đoạn tập trung và giai đoạn đổi mới.
Trình tự các biện pháp trong chính sách phát triển CCN của Kuchiki như sau:

This document is created by GIRDAC PDF Converter Pro trial version
GIRDAC PDF Converter Pro full version doesn‘t add this green footer
Full version can be ordered from />

10

Bước 1:
Tập trung

(a)


Khu công nghiệp

(b)

Xây dựng năng lực ( I )
1.
2.
3.
4.

Bước 2:
Đổi mới

Cơ sở hạ tầng
Thể chế
Nguồn nhân lực
Điều kiện s ống

(c)

Doanh nghiệp c hủ đạo

(d)

Doanh nghiệp liên quan

(a)

(b)


T rường đại học /Viện nghiên cứu

Xây dựng năng lực ( I I )
1 . Cơ sở hạ tầng
2 . Thể chế
3 . Nguồn nhân lực
4 . Điều kiện s ống

(c)

Người c ó vai trò quyết định

(d)

Cụm công nghiệp

Hình 1.1. Mô hình phát triển CCN của Kuchiki

This document is created by GIRDAC PDF Converter Pro trial version
GIRDAC PDF Converter Pro full version doesn‘t add this green footer
Full version can be ordered from />

11

Theo mô hình này thì việc phân biệt khu công nghiệp và CCN là hai khái
niệm có nội hàm hoàn toàn khác nhau. Việc hình thành khu công nghiệp có
vai trò động lực trong việc thúc đẩy việc hình thành CCN. Các doanh nghiệp
chủ đạo có vai trò rất lớn trong việc tạo ra sự tập trung công nghiệp và chính
quyền địa phương cũng đóng vai trò quyết định trong việc thúc đẩy CCN hình
thành và phát triển. Việc hình thành CCN được phân thành hai bước rõ rệt:

Bước 1: bước tập trung, gồm bốn nhiệm vụ:
Nhiệm vụ 1: thành lập khu công nghiệp. Nếu chưa có khu công nghiệp,
cần xác định cơ quan chịu trách nhiệm thành lập khu công nghiệp này.
Nhiệm vụ 2: xây dựng năng lực sau khi đã có khu công nghiệp về mặt
pháp lý. Cần đảm bảo các điều kiện như nước, điện, truyền thông và cơ sở hạ
tầng cho khu công nghiệp. Sau khi cơ sở hạ tầng đã sẵn sàng, cần tiếp tục xem
xét đến các vấn đề liên quan đến thể chế. Chính quyền Trung ương phải thống
nhất hệ thống thuế quốc gia và chính quyền địa phương cũng phải thống nhất
hệ thống thuế địa phương. Điều hiển nhiên là dịch vụ một cửa dành cho các
thủ tục đầu tư rất quan trọng trong việc thu hút đầu tư nước ngoài, dồi dào về
lao động phổ thông là điều kiện cần để thu hút các nhà đầu tư tìm kiếm lao
động chi phí thấp. Tuy nhiên, CCN cũng sẽ cần đến lao động có kỹ năng sau
một thời gian công nghiệp hóa. Do vậy, cần xây dựng các trường đào tạo nghề
để có thể đáp ứng yêu cầu này trong tương lai. T iếp đến là xem xét điều kiện
sống có đáp ứng được yêu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài hay không. Cần
xây dựng điều kiện tối ưu về nhà ở, trường học, bệnh viện, v.v… Đây là điều
kiện cuối cùng phải được thỏa mãn để làm tiền đề xúc tiến thực hiện bước
công việc tiếp theo.
Nhiệm vụ 3: mời doanh nghiệp chủ đạo đầu tư vào khu công nghiệp. Các
doanh nghiệp chủ đạo đóng vai trò tạo niềm tin khi đầu tư vào khu công
nghiệp, tạo một hiệu ứng lan tỏa nhằm tạo sự chú ý của các doanh nghiệp liên

This document is created by GIRDAC PDF Converter Pro trial version
GIRDAC PDF Converter Pro full version doesn‘t add this green footer
Full version can be ordered from />

12

quan trong ngành, các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm phụ trợ,… xem xét và
xúc tiến đầu tư vào khu công nghiệp.

Nhiệm vụ 4: mời các doanh nghiệp liên quan đầu tư vào khu công
nghiệp. Tại đây, nhờ hiệu ứng đầu tư lan tỏa của các doanh nghiệp chủ đạo và
các chính sách thu hút, các chương trình quảng bá sẽ mời được sự quan tâm
đầu tư của các doanh nghiệp liên quan vào khu công nghiệp.
Giai đoạn 2: giai đoạn đổi mới, gồm bốn nhiệm vụ sau
Nhiệm vụ 1: Hình thành các trung tâm nghiên cứu, trung tâm đào tạo lao
động nhằm cung ứng lao động có tay nghề, nghiên cứu, chuyển giao công
nghệ sản xuất, khoa học quản lý
Nhiệm vụ 2: Xây dựng năng lực chuẩn bị các điều kiện về cơ sở hạ tầng,
các điều kiện sống, lao động,… thu hút sự tham gia của trường đại học và các
cơ quan nghiên cứu. Các đơn vị này đóng vai trò là trung tâm nghiên cứu
khoa học kỹ thuật, khoa học quản lý, hướng dẫn triển khai ứng dụng thành
tực khoa học vào trong sản xuất, trong quản lý, điều hành doanh nghiệp
Nhiệm vụ 3: T ìm kiếm người có vai trò quyết định
Nhiệm vụ 4: Hình thành CCN
Như vậy, theo mô hình của Kuchiki thì mục đích cuối cùng là việc hình
thành và thúc đẩy phát triển CCN dựa trên nền tản khu công nghiệp, các doanh
nghiệp chủ đạo, các doanh nghiệp liên quan, các cơ quan nghiên cứu, ứng dụng
khoa học kỹ thuật để từ đó thúc đẩy hoạt động công nghiệp theo liên kết ngang,
liên kết dọc. Theo nhận định của tác giả thì hiện nay tại một số địa phương của
Việt Nam, việc phát triển CCN theo mô hình của Kuchiki từng bước được vận
dụng và thực sự tạo ra hiệu ứng lan tỏa trong đầu tư mà khu công nghiệp Thăng
Long- Hà nội và khu kinh tế mở Chu lai là minh chứng.
Tại Hà Nội, có thể nói khu công nghiệp Thăng Long đã phát triển theo
mô hình của Kuchiki. Khu công nghiệp không phải do chính quyền Trung

This document is created by GIRDAC PDF Converter Pro trial version
GIRDAC PDF Converter Pro full version doesn‘t add this green footer
Full version can be ordered from />


13

ương hay địa phương của Việt Nam mà do đối tác nước ngoài là Công ty
Sumitomo của Nhật Bản xây dựng. Quá trình xây dựng khu công nghiệp
được thực hiện đồng thời với việc xây dựng năng lực (cơ sở hạ tầng) với sự
hỗ trợ lớn của ODA Nhật Bản. Sau khi cơ sở hạ tầng được hoàn thiện vào
năm 2000, Canon đã quyết định đầu tư vào đây kéo theo nhiều nhà cung cấp
cùng đầu tư vào khu công nghiệp Thăng Long tạo nên “hiệu ứng Canon”. Sự
hình thành và phát triển cụm công nghiêp thông qua ‘hiệu ứng Canon” được
mô tả theo hình vẽ sau

Khu c ông nghiệp
Thăng L ong

+

Xây dựng năng lực

Công ty chủ đạo

- quốc lộ 5, cảng Hải
Phòng
- cải các h thể chế
(dịc h vụ 1 cửa,
thuế,…)

Canon

Hiệu ứng
Canon

Công ty liên quan

Các công ty nước ngoài khác
và cty củaViệt nam

Cụm công nghiệp

Sự phát triển của Hà Nội

Hình 1.2. Hiệu ứng Canon tại khu công nghiệp Thăng Long-Hà Nội

This document is created by GIRDAC PDF Converter Pro trial version
GIRDAC PDF Converter Pro full version doesn‘t add this green footer
Full version can be ordered from />

14

Cũng với cách nhìn nhận trên, có thể nói tại khu kinh tế mở Chu Lai
Quảng Nam cũng có cách phát triển tương tự. Tại đây đã tạo nên một hiệu
ứng, đó là “hiệu ứng Trường Hải”, Công ty ôtô Trường Hải đóng vai trò là
doanh nghiệp chủ đạo trong việc lôi kéo các doanh nghiệp liên quan như KIA,
Huyndai xúc tiến đầu tư hình thành khu liên hợp ôtô có qui mô lớn nhất tại
Việt Nam về ngành công nghiệp ôtô.
1.3.3. Mô hình của Bộ Kinh tế, Công nghiệp và Thương mại (METI) Nhật
Bản
Trong số những quốc gia áp dụng chính sách phát triển CCN thành công
có thể kể đến Nhật Bản. Từ đầu những năm 2000, Nhật Bản đã xây dựng và
triển khai kế hoạch chính sách CCN một cách công phu. Để hình thành một
CCN, METI tiến hành bốn bước:
Bước 1: phân tích đặc điểm của địa phương

Bước 2: xác định mạng lưới có thể có
Bước 3: mở rộng phạm vi mạng lưới
Bước 4: thúc đẩy tập trung công nghiệp và đổi mới.
Ba nhóm chính sách mà METI thực hiện là
Nhóm 1: xây dựng mạng lưới
Nhóm 2: hỗ trợ doanh nghiệp (R&D, phát triển thị trường, quản lý, đào
tạo)
Nhóm 3: thúc đẩy liên kết (giữa tổ chức tài chính – công nghiệp – cơ sở
đào tạo). Mô tả khái niệm CCN và các biện pháp chính sách hỗ trợ mà METI
thực hiện tại Nhật Bản được mô tả như sau:

This document is created by GIRDAC PDF Converter Pro trial version
GIRDAC PDF Converter Pro full version doesn‘t add this green footer
Full version can be ordered from />

15

Cơ quan nhà nước và
chính sách hỗ trợ

Trường đại học
viện nghiên cứu

Đổi mới

T ích lũy của công ty
cạnh tranh
và hợp tác

Chia sẽ

kiến
thức
Gia nhập ngành

Ở gần nhau để có thể
gặp gỡ t.tiếp

Công ty
mới

Chia sẽ
kiến
thức

Doanh nhân
Tổ chức khác: cung cấp
vốn, quản lý,…

Nguồn: Tsukamoto (2005)

Hình 1.3. Mô hình phát triển CCN của METI
Mô hình của METI đòi hỏi các doanh nghiệp hoạt động trong CCN
không những tận dụng được lợi thế cạnh tranh chung mà các doanh nghiệp
còn phải luôn luôn đổi mới để tồn tại và phát triển. Các doanh nghiệp sẽ là
tổng hòa các mối quan hệ như: quan hệ giữa doanh nghiệp với các doanh
nghiệp khác, với các trung tâm nghiên cứu, với các tổ chức cung cấp vốn, với
các cơ quan quản lý nhà nước nhằm hỗ trợ doanh nghiệp. Để phát triển CCN
theo mô hình của METI thì có thể thấy rằng cần chú trọng và đầu tư phát triển
các lĩnh vực hoạt động sau:
Thứ nhất: quan tâm thích đáng đến công tác khảo sát, nghiên cứu thế

mạnh của từng địa phương. Đó là cơ sở để tiến hành qui hoạch và tập trung
công nghiệp

This document is created by GIRDAC PDF Converter Pro trial version
GIRDAC PDF Converter Pro full version doesn‘t add this green footer
Full version can be ordered from />

×