Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

GIÁO ÁN KHÁM PHÁ KHOA HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (35.11 KB, 4 trang )

GIÁO ÁN KHÁM PHÁ KHOA HỌC

ĐỀ TÀI: KHÁM PHÁ VÀ PHÂN BIỆT CHỨC NĂNG CỦA CÁC GIÁC QUAN TRÊN CƠ THỂ


I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
1.Kiến thức:
- Trẻ biết được tên gọi, tác dụng của những bộ phận và các giác quan trên cơ thể.
- Trẻ biết một số chức năng, hoạt động chính của một số bộ phận.
2.Kỹ năng:
- Trẻ biết quan sát, nếm, ngửi, sờ, nghe, thực hiện các yêu cầu của cô.
- Rèn khả năng chú ý và ghi nhớ, phối hợp hoạt động nhóm ở trẻ.
- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ thông qua việc kể lại hành động, gọi tên các bộ phận,
các giác quan.
3. Thái độ:
- Trẻ biết giữ gìn cơ thể khoe mạnh, biết chăm sóc, bảo vệ các giác quan.
-Trẻ tích cực hứng thú tham gia các hoạt động .
II. CHUẨN BỊ:
- Đồ dùng của cô:
+ Hoa hồng, quả cam, lọ nước hoa, cái cò.
+ Một số đồ vật: cứng, mềm, chai nước nóng, nước lạnh để trẻ sờ.
+ Tranh thể hiện hành vi tốt và không tốt với các giác quan, sức khỏe của trẻ
+ Đĩa nhạc, tivi , 2 cái bảng
- Đồ dùng của trẻ: - Tranh lô tô về các giác quan
- Địa điểm:

- Trong lớp

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động 1: Ổn định tổ chức
- Cô cùng trẻ hát và vận động bài “Cái mũi”.


- Trò chuyện về nội dung bài hát:
Hôm nay, cô cháu mình cùng nhau tìm hiểu, khám phá về một các giác quan trên cơ thể và
chức năng của chúng nhé!


Hoạt động 2: Cung cấp kiến thức
1.

Khám phá về các giác quan :

* Khám phá về thị giác:
- Cho trẻ chơi : “ Trời tối – trời sáng”
+ Vì sao các con biết đây là bông hoa hồng ?
+ Bộ phận nào để nhìn thấy ? Mắt ở đâu ? ( Trẻ chỉ vào mắt )
+ Mắt dùng để làm gì ? Có mấy con mắt ?
+ Mắt có đặc điểm gì ?
+ Nếu như không có mắt thì các con sẽ như thế nào ?
+ Chúng mình cần làm gì để bảo vệ và giữ gìn đôi mắt ?
+ Mắt còn gọi là cơ quan gì ?
- Cô mở rộng thêm mắt không chỉ để nhìn mà còn để thể hiện cảm xúc. Vì vậy các con phải biết
bảo vệ và giữ gìn đôi mắt: rửa mắt bằng nước sạch, lau khăn có kí hiệu riêng của mình, không
được ngồi xem ti vi quá gần làm ảnh hưởng đến mắt.
* Khám phá về khứu giác :
- Cô xịt nước hoa vào không khí, hỏi trẻ:
+ Các con có ngửi được mùi gì không?
+ Vậy nhờ có bộ phận nào của cơ thể mà các con ngửi được mùi thơm?
+ Các con thử bịt mũi lại xem còn ngửi thấy mùi nước hoa nữa không ?
+ Khi bịt mũi lại các con cảm thấy như thế nào ? ( khó chịu, không thở được)
Vì sao không thở được ? ( vì chúng ta không hít được không khí vào cơ thể, làm cho ta bị
khó thở)

+ Mũi giúp cho cơ thể chúng ta làm gì ?
+ Mũi gồm có những bộ phận nào ?
+ Mũi còn gọi là cơ quan gì ?
- Cô giải thích : Mũi rất quang trọng, mũi còn được gọi là khứu giác. Vì vậy chúng ta cần vệ sinh
mũi sạch sẽ.
*Khám phá về vị giác:
- Cô cho trẻ trải nghiệm nếm cam và hỏi cảm nhận của trẻ :
+ Các con vừa nếm vị của quả gì ? mùi vị như thế nào ?
+ Nhờ có bộ phận gì mà các con nếm được các mùi vị của thức ăn ?


+ Miệng có đặc điểm gì ? ( môi, lưỡi, răng )
+ Miệng dùng để làm gì ?
+ Miệng còn gọi là cơ quan gì ? ( cơ quan vị giác)
+ Chúng mình cần làm gì để bảo vệ răng miệng ?
* Phám phá về thính giác:
- Cô cho trẻ nghe tiếng thổi còi. Hỏi trẻ :
+ Các con có nghe được tiếng gì không ?
+ Vì sao con nghe được ?
- Cô cho trẻ bịt tai lại và lắng nghe tiếng nhạc to, nhỏ khác nhau và hỏi cảm nhận của trẻ.
+ Tai dùng để làm gì ? Có mấy cái tai ?
+ Tai nằm ở đâu ?
+ Tai còn gọi là giác quan gì ?
+ Nếu không có tai, con sẽ như thế nào ?
+ Chúng mình cần phải làm gì để bảo vệ giữ gìn đôi tai ?
Tai là một bộ phận rất quan trọng. Vì vậy các cháu cầm phải bảo vệ đôi tai, không dùng vật nhỏ
hoặc nhọn bỏ vào tai, phải vệ sinh tai thường xuyên.
* Phám phá về xúc giác :
- Cô cho trẻ chơi “ Cái túi kì lạ”. Trong túi buộc kín để sẵn một đồ dùng, đồ chơi mềm, cứng,
nóng, mát lạnh.

- Cho trẻ trải nghiệm, sờ các vật trong túi và đoán xem đó là vật gì. Cho trẻ mô tả về cảm nhận
của mình khi sờ vào các vật đó.
+Taydùng để làm gì ? Có mấy cái tay ?
+Taycủa các con ở đâu ?
+Taycòn gọi là giác quan gì ?
+ Nếu không có tay, con sẽ như thế nào ?
+ Các con cần phải làm gì để bảo vệ đôi tay ?
Cô mở rộng : Ngoài đôi bàn tay, da giúp chúng ta cảm nhận được độ nóng, lạnh, khô, ướt từ đồ
dùng, đồ ăn. Da bao bọc trên cơ thể, bảo vệ cơ thể đối với sự thay đổi của môi trường. Đôi bàn
tay có khả năng cảm nhận tốt nhất nên có thể nói đôi bàn tay đại diện cho cơ quan xúc giác.
2.Trò chơi:
* Trò chơi 1: “Mắt- miệng - tai”
- Cách chơi: Thực hiện theo yêu cầu của cô.


Lần 1: Cô nói Mắt – trẻ nói nhìn…..
Lần 2: Cô nói nhìn trẻ chỉ vào mắt, nghe chỉ vào tai, ngửi chỉ vào mũi, ăn
chỉ vào miệng, sờ thì đưa hai bàn tay ra.
Lần 3: Cô đọc câu đố, trẻ giải câu đố và chọn tranh lô tô giơ lên.
* Trò chơi 2: “Bé chọn hình nào ”
- Cách chơi: Cô cho trẻ 2 đội chơi, lần lượt từng trẻ chạy lên chọn những bức tranh có hành vi
tốt hoặc không tốt với sức khỏe và các giác quan gắn lên bảng.
- Luật chơi : Mỗi bạn chỉ được chọn một hình. Trong một thời gian nhất định, đội nào gắn được
nhiều hình và đúng là thắng cuộc.
- Trẻ chơi 2- 3 lần
* Củng cố:
Hoạt động 3 : Kết thúc hoạt động
- Nhận xét - tuyên dương :
- Cho trẻ hát bài “ Tay thơm, tay ngoan” và nghĩ.




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×