Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Bình luận các quy định của pháp luật hiện hành về chủ thể nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.76 KB, 14 trang )

Bài tập học kỳ thương mại Việt Nam 1

MỤC LỤC
A.

MỞ ĐẦU.................................................................................................................1

B.

NỘI DUNG.............................................................................................................1
I.

KHÁI QUÁT CHUNG........................................................................................1
1.

Phá sản:...........................................................................................................1

2.

Thủ tục phá sản..............................................................................................2

3.

Đơn yêu cầu và chủ thể nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản:.................2

II.

CHỦ THỂ NỘP ĐƠN YÊU CẦU MỞ THỦ TỤC PHÁ SẢN...........................3
1.

Các chủ thể có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo quy định



của Luật phá sản 2004...........................................................................................3
1.1.

Quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của các chủ nợ....................4

1.2.

Quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của người lao động.............4

1.3.

Quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của chủ sở hữu doanh

nghiệp nhà nước, thành viên công ty cổ phần và thành viên hợp danh của công
ty hợp danh..............................................................................................................5
2.

Các chủ thể có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản..................6

3.

Trách nhiệm của người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản...................7

III. MỘT SỐ HẠN CHẾ CỦA LUẬT PHÁ SẢN 2004 VÀ NHỮNG ĐIỂM MỚI
VỀ CHỦ THỂ NỘP ĐƠN YÊU CẦU MỞ THỦ TỤC PHÁ SẢN ĐƯỢC QUY
ĐỊNH TẠI LUẬT PHÁ SẢN 2014.............................................................................8
1.

Một số hạn chế trong quy định của pháp luật hiện hành về chủ thể nộp


đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản...........................................................................8

Sinh viên: Vũ Thị Hải Yến

MSSV: 371647


Bài tập học kỳ thương mại Việt Nam 1

2.

Những điểm mới về chủ thể nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản được

quy định tại luật phá sản 2014..............................................................................9
2.1.

Về những người có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản:........9

2.2.

Về những người có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản:...........10

C.

KẾT THÚC...........................................................................................................11

D.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................12


Sinh viên: Vũ Thị Hải Yến

MSSV: 371647


Bài tập học kỳ thương mại Việt Nam 1

A. MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, phá sản đã trở thành một hiện tượng,
một xu thế tất yếu của quá trình cạnh tranh. Ở mức độ và phạm vi khác nhau,
phá sản bao giờ cũng kéo theo những hậu quả kinh tế - xã hội nhất định mà
trược tiếp nhất là ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế của các chủ nợ, bản thân doanh
nghiệp mắc nợ và những người làm công.
Để đảm bảo quyền lợi cho những chủ thể nêu trên, các nhà làm luật đã đưa ra
những yêu cầu và giải quyết yêu cầu phá sản ở Việt Nam, trong đó có những quy
định về chủ thể nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Để làm rõ hơn về chủ thể
nộp đơn yêu cầu phá sản, em lựa chọn đề bài “Bình luận các quy định của
pháp luật hiện hành về chủ thể nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản”.
Do hiểu biết của em còn hạn hẹp nên bài làm không tránh khỏi những sai sót,
em rất mong nhận được sự giúp đỡ của thầy cô để bài làm được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

B. NỘI DUNG
I.
KHÁI QUÁT CHUNG
1. Phá sản:
Một doanh nghiệp cũng được coi như là một thực thể sống của xã hội, cũng
có quá trình hình thành, phát triển và suy vong. Giai đoạn suy vong của doanh
nghiệp người ta gọi là phá sản.

Thuật ngữ “Phá sản” thường được sử dụng để chỉ những doanh nghiệp bị
lâm vào tình trạng hỗn loạn về tài chính và không còn khả năng thanh toán các
khoản nợ. Có nhiều mức độ phá sản khác nhau, bao gồm từ tình trạng bị mất

Sinh viên: Vũ Thị Hải Yến

1

MSSV: 371647


Bài tập học kỳ thương mại Việt Nam 1

khả năng thanh toán tạm thời cho đến những trường hợp chấm dứt sự hoạt động
của doanh nghiệp với tư cách một thực thể kinh doanh.
Như vậy, phá sản luôn là một hiện tượng tất yếu trong nền kinh tế thị trường.
Nó hiện hữu như là một sản phẩm của quá trình cạnh tranh, chọn lọc và đào thải
tự nhiên của nền kinh tế thị trường, bất kể nền kinh tế đó phát triển ở các nước
trên thế giới hay là nền kinh tế xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.1
2. Thủ tục phá sản
Thủ tục phá sản là thứ tự, cách thức giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản theo
quy định của pháp luật phá sản.
Thủ tục phá sản là thủ tục do cơ quan tư pháp tiến hành. Đối tượng của hoạt
động tố tụng là các quan hệ pháp lí phát sinh giữa các chủ nợ (bên có quyền
được thanh toán) và con nợ (bên có nghĩa vụ thanh toán) theo một cơ chế đặc
biệt. Về bản chất thì thủ tục phá sản là giải quyết toàn bộ số nợ của các chủ nợ
đối với con nợ một cách tập thể. Ở nhiều trường hợp, thủ tục phá sản còn có thể
mở ra cơ hội phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh cho con nợ, ngược lại cũng
có thể chấm dứt sự tồn tại pháp lí của con nợ bị phá sản.
Thủ tục phá sản được nhà nước ghi nhận để bảo vệ lợi ích của nhiều chủ thể

khác nhau trong nền kinh tế. Đó là:
 Để bảo vệ một cách hiệu quả nhất quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ nợ;
 Để bảo vệ lợi ích của người mắc nợ, tạo cơ hội để người mắc nợ rút khỏi thương
trường một cách trật tự và để góp phần bảo vệ lợi ích của người lao động.
3. Đơn yêu cầu và chủ thể nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản:
 Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản: Nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản là thủ tục bắt
buộc đầu tiên của trình tự giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản. Đơn yêu cầu mở thủ
1 Trang 334, giáo trình Luật thương mại Việt Nam 2, đại học Luật Hà Nội, nxb Công an nhân dân, 2006

Sinh viên: Vũ Thị Hải Yến

2

MSSV: 371647


Bài tập học kỳ thương mại Việt Nam 1

tục phá sản là căn cứ để Tòa án có ra quyết định mở thủ tục phá sản đối với doanh
nghiệp, hợp tác xã đó hay không?. Đây là một loại văn bản trong đó thể hiện ý chí
của chủ thể làm đơn mong muốn Tòa án xem xét về tình trạng tài chính của doanh
nghiệp, hợp tác xã từ đó xem xét yêu cầu mở thủ tục phá sản.
 Chủ thể nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản: là những cá nhân có liên quan tới
doanh nghiệp, hợp tác xã đang lâm vào tình trạng phá sản có quyền yêu cầu mở thủ
tục phá sản.
 Thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản: thời
điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ nộp đơn mở thủ tục của các chủ thể sẽ xuất hiện
khi doanh nghiệm, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản. Viêc xác định thời điểm
mở thủ tục phá sản là rất quan trọng bởi nó ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động
của doanh nghiệp và hợp tác xã. Thời điểm phù hợp nhất là khi doanh nghiệp, hợp

tác xã “không còn khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có
yêu cầu”. nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản vào thời điểm này sẽ có lợi cho cả
con nợ, chủ nợ và người lao động.
II.
CHỦ THỂ NỘP ĐƠN YÊU CẦU MỞ THỦ TỤC PHÁ SẢN
1. Các chủ thể có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo quy định của
Luật phá sản 2004
Dấu hiệu chung để làm căn cứ để các chủ thể nộp đơn yêu cầu mở thủ tục
phá sản là khi nhận thấy doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản thì
đối tượng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Còn đối với mỗi đối
tượng có quyền nộp đơn thì luật phá sản có những quy định cụ thể về những dấu
hiệu để các đối tượng căn cứ vào đó thực hiện quyền yêu cầu của mình.
Luật phá sản 2004 có quy định rõ về những đối tượng có quyền nộp đơn yêu
cầu mở thủ tục phá sản: chủ nợ (điều 13), người lao động (điều 14), chủ sở hữu
doanh nghiệp nhà nước (điều 16), cổ đông công ty cổ phần (điều 17) và thành
viên hợp danh của công ty hợp danh (điều 18).
Sinh viên: Vũ Thị Hải Yến

3

MSSV: 371647


Bài tập học kỳ thương mại Việt Nam 1

1.1.

Quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của các chủ nợ
Theo khoản 1 điều 13 Luật phá sản 2004: “Khi nhận thấy doanh nghiệp, hợp
tác xã lâm vào tình trạng phá sản thì các chủ nợ không có bảo đảm hoặc có bảo

đảm một phần đều có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh
nghiệp, hợp tác xã đó”.
Luật phá sản 2004 chỉ dành quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản cho
các chủ nợ không có đảm bảo và chủ nợ có đảm bảo một phần mà không cho
phép chủ nợ có đảm bảo nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Quy định này xuất
phát từ luận điểm cho rằng quyền đòi nợ của các chủ nợ có bảo đảm luôn được
ưu tiên thanh toán bằng tài sản bảo đảm của doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc
người thứ ba.2

1.2.

Quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của người lao động
Khoản 1 điều 14 luật phá sản 2004 quy định: “Trong trường hợp doanh
nghiệp, hợp tác xã không trả được lương, các khoản nợ khác cho người lao
động và nhận thấy doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản thì
người lao động cử người đại diện hoặc thông qua đại diện công đoàn nộp đơn
yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã đó”.
Như vậy, đối với người lao động nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản trong
trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã không trả được lương hoặc các khoản nợ
khác thì người lao động được xem như chủ nợ không có bảo đảm và có các
quyền và nghĩa vụ tương đương. Tuy nhiên, người lao động lại không có quyền
trực tiếp nộp đơn yêu cầu mà phải thông qua người đại diện hoặc đại diện công

2 Trang 369, giáo trình Luật thương mại Việt Nam 2, Đại học Luật Hà Nội, nxb Công an nhân dân, 2006.

Sinh viên: Vũ Thị Hải Yến

4

MSSV: 371647



Bài tập học kỳ thương mại Việt Nam 1

đoàn. Thủ tục này là khá phức tạp và khó khăn trong việc thực hiện nên việc áp
dụng trên thực thế có nhiều hạn chế.
1.3.

Quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của chủ sở hữu doanh nghiệp
nhà nước, thành viên công ty cổ phần và thành viên hợp danh của công ty
hợp danh.
Để mở rộng khả năng tòa án có thể can thiệp vào việc áp dụng thủ tục phá
sản đối với doanh nghiệp khi lâm vào tình trạng phá sản, Luật phá sản dành cho
chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước, cổ đông hoặc nhóm cổ đông của công ty cổ
phần, thành viên hợp danh của công ty hợp danh cũng có quyền nộp đơn yêu cầu
mở thủ tục phá sản. Tuy nhiên, quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản các
chủ thể này cũng phải được đặt trong những điều kiện nhất định.

 Đại diện chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục
phá sản đối với doanh nghiệp nhà nước khi nhận thấy doanh nghiệp nhà nước đó
lâm vào tình trạng phá sản mà doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ nộp đơn yêu
cầu mở thủ tục phá sản3.
Theo những quy định của Luật doanh nghiệp 2005 thì mô hình doanh nghiệp
Nhà nước đều được chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên,
tuy nhiên, chế định chủ sở hữu doanh nghiệp vẫn còn tồn tại. Do đó, chủ sở hữu
doanh nghiệp của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên vẫn có quyền yêu
cầu mở thủ tục phá sản.
 Cổ đông công ty cổ phần có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi nhận
thấy công ty cổ phần lâm vào tình trạng phá sản. Trong trường hợp này cổ đông có
quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo quy định của điều lệ công ty; nếu

3 Khoản 1 Điều 16 Luật phá sản 2004.

Sinh viên: Vũ Thị Hải Yến

5

MSSV: 371647


Bài tập học kỳ thương mại Việt Nam 1

điều lệ công ty không quy định thì việc nộp đơn được thực hiện theo nghị quyết của
đại hội cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 20% số cổ phần phổ thông trong
thời gian liên tục 6 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với
công ty cổ phần đó4.
 Thành viên hợp danh của công ty hợp danh khi nhận thấy công ty hợp danh lâm
vào tình trạng phá sản có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với công ty
hợp danh đó5.
Theo quy định này thì thành viên góp vốn không có quyền nộp đơn yêu cầu
mở thủ tục phá sản. Bởi theo quy định tại Luật doanh nghiệp 2005 thì thành viên
góp vốn không có đầy đủ quyền và nghĩa vụ như thành viên hợp danh (thành
viên hợp danh là cá nhân, có trình độ chuyên môn và uy tín, chịu trách nhiệm
với công ty bằng toàn bộ tài sản của mình và cùng với đó là tham gia vào hoạt
động quản lý, điều hành công ty, tham gia họp và biểu quyết mọi vấn đề của
công ty).
Những quy định này của Luật phá sản 2004 đã làm tăng thêm số lượng các
đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, giảm thiểu số doanh nghiệp đã không còn khả
năng hoạt động trên thực tế nhưng vẫn tồn tại về mặt pháp lý.
2. Các chủ thể có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
Bởi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản là đối tượng biết rõ nhất về thực

trạng tài chính doanh nghiệp của mình, nhằm đảm bảo về quyền lợi của chủ nợ,
pháp luật phá sản còn quy định nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối
với doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản theo điều 15 Luật phá
sản 2004. Cụ thể:
4 Khoản 1 điều 17 Luật phá sản 2004.
5 Khoản 1 điều 18 Luật phá sản 2004.

Sinh viên: Vũ Thị Hải Yến

6

MSSV: 371647


Bài tập học kỳ thương mại Việt Nam 1

 Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã;
 Chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ tịch hội đồng quản trị của công ty cổ phần, chủ tịch
hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên, chủ
sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thành viên hợp danh của công
ty hợp danh.
Bên cạnh những quy định về chủ thể có quyền và nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu
mở thủ tục phá sản, Luật phá sản 2004 còn quy định về trách nhiệm của một số
cơ quan tổ chức có thẩm quyền trong việc thông báo doanh nghệp, hợp tác xã
lâm vào tình trạng phá sản. Điều 20 Luật phá sản 2004: “Trong khi thực hiện
chức năng, nhiệm vụ, nếu nhận thấy doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình
trạng phá sản thì Toà án, Viện kiểm sát, cơ quan thanh tra, cơ quan quản lý vốn,
tổ chức kiểm toán hoặc cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp mà không
phải là chủ sở hữu nhà nước của doanh nghiệp có nhiệm vụ thông báo bằng văn
bản cho những người có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản biết để họ

xem xét việc nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.”
3. Trách nhiệm của người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
Để đảm bảo quyền, lợi ích của doanh nghiệp, hợp tác xã, không để xảy ra
tình trạng người có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản lợi dụng quyền
nộp đơn của mình với mục đích làm giảm hoặc mất uy tín của doanh nghiệp,
hợp tác xã đồng thời bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của chủ nợ và người lao
động, Luật phá sản đã quy định về những chế tài nhất định đối với trường hợp
này.
Theo đó, người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản do không khách quan
gây ảnh hưởng xấu đến danh dự, uy tín, hoạt động kinh doanh ủa doanh nghiệp,
hợp tác xã hoặc có sự gian dối trong yêu cầu mở thủ tục phá sản thì tùy theo tính
Sinh viên: Vũ Thị Hải Yến

7

MSSV: 371647


Bài tập học kỳ thương mại Việt Nam 1

chất, mức độ mà bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu
gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Trong trường hợp có căn cứ rõ ràng cho thấy việc nộp đơn yêu cầu mở thủ
tục phá sản do không khách quan, gây ảnh hưởng xấu đến danh dự, uy tín, hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc có sự gian dối trong yêu cầu
mở thủ tục phá sản thì Tòa án đã nhận đơn phải ra quyết định trả lời đơn yêu cầu
mở thủ tục phá sản theo khoản 4 điều 24 Luật phá sản.
III.

MỘT SỐ HẠN CHẾ CỦA LUẬT PHÁ SẢN 2004 VÀ NHỮNG ĐIỂM MỚI

VỀ CHỦ THỂ NỘP ĐƠN YÊU CẦU MỞ THỦ TỤC PHÁ SẢN ĐƯỢC QUY

ĐỊNH TẠI LUẬT PHÁ SẢN 2014.
1. Một số hạn chế trong quy định của pháp luật hiện hành về chủ thể nộp đơn
yêu cầu mở thủ tục phá sản.
Theo quy định của Luật phá sản doanh nghiệp, những người sau được quyền
nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp:
 Chủ nợ không có bảo đảm hoặc bảo đảm một phần;
 Đại diện công đoàn hoặc đại diện người lao động nơi chưa có tổ chức công đoàn;
 Chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp.
Chỉ có đại diện hợp pháp của các thành phần nêu trên mới có quyền nộp đơn
yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp. Khoản 4 điều 3 Luật phá sản doanh
nghiệp còn quy định đại diện hợp pháp của doanh nghiệp là người được chủ sở
hữu doanh nghiệp ủy quyền theo quy định của pháp luật.
Trên thực tế, có doanh nghiệp lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán tuy
nhiên chưa rõ nguyên nhân, giám đốc doanh nghiệp đã bị xét xử hình sự, cơ
quan cấp trên là chủ sở hữu doanh nghiệp chưa và không có ý định củng cố lại
tổ chức và phục hồi doanh nghiệp này. Bên cạnh đó, thay vì việc sử dụng nộp
Sinh viên: Vũ Thị Hải Yến

8

MSSV: 371647


Bài tập học kỳ thương mại Việt Nam 1

đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản con nợ, các chủ nợ thường đi tìm các giải pháp
khác khôn ngoan hơn và có lợi hơn qua việc thu xếp kín đáo các khoản nợ. Đối
với ngân hàng thương mại nhà nước thì việc xử lý những khoản nợ xấu, khó đòi

của các doanh nghiệp nhà nước bằng hình thức xóa nợ, giảm nợ, khoanh nợ,
giãn nợ vẫn còn khá phổ biến thay vì nộp đơn xin phá sản doanh nghiệp.
Luật phá sản hiện hành có quy định người lao động không được tự nộp đơn
mà phải cử người đại diện hoặc thông qua người đại diện công đoàn để nộp đơn.
Tuy nhiên, so sánh với những quy định của Luật lao động hiện hành thì quy định
này về vấn đề này không có sự thống nhất. Pháp luật lao động chỉ công nhận tổ
chức công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn lâm thời là người đại
diện duy nhất của người lao động tại doanh nghiệp và không công nhận đại
diện của tập thể lao động hoặc của một tổ chức khác bên cạnh công đoàn 6. Theo
luật Phá sản 2004 có quy định về đại diện người lao động nơi chưa có tổ chức
công đoàn, nhưng lại không quy định người đại diện hợp pháp cho người lao
động cần phải chứng minh mình là người được cử hợp pháp khi nộp đơn yêu cần
mở thủ tục phá sản. Vì vậy, khi nộp đơn đến Tòa án, người đại diện cần phải nộp
kèm theo đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản văn bản xác định tự các người lao
động được cử hợp pháp và Tòa án cần phải kiểm tra tính hợp pháp của việc cử
người đại diện trong trường hợp này.
2. Những điểm mới về chủ thể nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản được quy
định tại luật phá sản 2014.
Ngày 19/6/2014, tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam khóa XIII đã thông qua Luật Phá sản số 51/2014/QH13. Chủ tịch nước

6 Điều 153 Bộ luật lao động.

Sinh viên: Vũ Thị Hải Yến

9

MSSV: 371647



Bài tập học kỳ thương mại Việt Nam 1

ký Lệnh số 11/2014/L-CTN ngày 30/6/2014 công bố Luật phá sản. Luật này có
hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2015.
So với quy định trong Luật phá sản 2004, Luật phá sản 2014 có nhiều điểm
mới trong quy định về chủ thể nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Cụ thể:
2.1.

Về những người có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản:
Bên cạnh những quy định về người có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục
phá sản trong luật phá sản 2004 (người đại diện theo pháp luật của doanh
nghiệp, hợp tác xã có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh
nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán) thì luật phá sản 2014 còn quy định
thêm về những người có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản tại khoản
4 điều 5 Luật phá sản 2014: “Chủ doanh nghiệp tư nhân, Chủ tịch Hội đồng
quản trị của công ty cổ phần, Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty trách
nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn
một thành viên, thành viên hợp danh của công ty hợp danh có nghĩa vụ nộp đơn
yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán”.

2.2.

Về những người có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản:
So với luật cũ, Luật Phá sản 2014 quy định theo hướng mở rộng phạm vi và
tạo điều kiện cho các chủ thể thực hiện quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá
sản để đảm bảo quyền lợi của mình.

 Ngoài những quy định về quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của chủ nợ
không có đảm bảo và chủ nợ có đảm bảo một phần, Luật phá sản 2014 quy định lại
về quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của người lao động. Theo đó, người

lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa
thành lập công đoàn cơ sở có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết
thời hạn 03 tháng kể từ ngày phải thực hiện nghĩa vụ trả lương, các khoản nợ khác

Sinh viên: Vũ Thị Hải Yến

10

MSSV: 371647


Bài tập học kỳ thương mại Việt Nam 1

đến hạn đối với người lao động mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện
nghĩa vụ thanh toán7.
 Tại khoản 6 điều 5 Luật phá sản 2014 quy định thêm về quyền nộp đơn yêu cầu mở
thủ tục phá sản của các thành viên hợp tác xã: Thành viên hợp tác xã hoặc người
đại diện theo pháp luật của hợp tác xã thành viên của liên hiệp hợp tác xã có cũng
quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã mất
khả năng thanh toán.
 Đối với công ty cổ phần, Luật Phá sản 2004 quy định cổ đông hoặc nhóm cổ đông
sở hữu trên 20% số cổ phần phổ thông trong thời gian liên tục ít nhất 6 tháng có
quyền nộp đơn, trong Luật Phá sản 2014 vẫn giữ nguyên quy định này, đồng thời
cũng cho phép cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu dưới 20% số cổ phần phổ thông
trong thời gian liên tục ít nhất 6 tháng có quyền nộp đơn nếu điều lệ công ty có quy
định8.

C. KẾT THÚC
Luật phá sản là một bước tiến dài trong quá trình phát triển và hoàn thiện hệ
thống pháp luật Việt Nam. Để đảm bảo cho nền kinh tế thị trường theo định

hướng xã hội chủ nghĩa phát triển bền vững và tốt trong thời đại hiện nay, cần
phải có một hệ thống pháp luật hoàn thiện và đầy đủ nhất. Luật phá sản 2004 và
2014 với những quy định về chủ thể có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá
sản giúp chúng ta có căn cứ để xác định quyền và nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu của
mình. Vậy nên cần nghiên cứu, tìm hiểu và đánh giá để qua đó từng bước đưa ra
kiến nghị và phương hướng hoàn thiện pháp luật trong thời gian tới.

7 Khoản 2 điều 5 Luật phá sản 2014. 
8 Khoản 5 điều 5 Luật phá sản 2014.

Sinh viên: Vũ Thị Hải Yến

11

MSSV: 371647


Bài tập học kỳ thương mại Việt Nam 1

1.
2.
3.
4.
5.
6.

D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình Luật thương mại tập I, trường Đại học Luật Hà Nội, nxb CAND, 2006;
Giáo trình Luật thương mại tập II, trường Đại học Luật Hà Nội, nxb CAND, 2006;
Luật phá sản năm 2004;

Luật phá sản năm 2014;
Luật doanh nghiệp năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2013;
Thực trạng pháp luật về thủ tục phá sản Việt Nam, khóa luận tốt nghiệp, Hoàng

Công Dũng, năm 2009;
7. Thủ tục giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp và thực tiễn áp dụng tại Nghệ An,
luận văn thạc sĩ luật học, Lâm Quốc Tú, năm 2012;
8. Thủ tục giải quyết phá sản theo Luật phá sản 2004, luận văn thạc sĩ luật học, Đồng
Thái Quang, năm 2005;
9. Thủ tục phá sản – thực trạng và hướng hoàn thiện, luận văn thạc sĩ luật học, Đào
Thị Hồng Phương, năm 2009;
10. Về chủ thể nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, Vũ Thị Hồng Vân, Tạp chí Kiểm
sát, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, số 17/2005;
11. Những tiến bộ và hạn chế của Luật Phá sản 2004, Đôn Minh Tiến, khoá luận tốt
nghiệp, năm 2010;
12. Thực trạng pháp luật về thủ tục phá sản và phương hướng hoàn thiện, Đoàn Thu
Trang, khoá luận tốt nghiệp, năm 2012;
13. Tọa đàm khoa học một số điểm mới của luật phá sản năm 2014.
/>14. Bàn về những điểm mới của Luật phá sản 2014.
/>option=com_content&view=article&id=2676:ban-ve-nhung-diem-moi-cua-luatpha-san-nam-2014&catid=141:bai-viet&Itemid=190

Sinh viên: Vũ Thị Hải Yến

12

MSSV: 371647




×