Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Văn 11: Phân tích giá trị nhân đạo trong truyện ngắn ''Hai đứa trẻ'' Bài văn mẫu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.8 KB, 2 trang )

Bài văn mẫu: Giá trị nhân đạo trong truyện ngắn "Hai đứa trẻ" của Thạch
Lam
Thạch Lam là một trong những cây bút chủ lực của nhóm "Tự lực văn đoàn". Sáng tác của
ông bao gồm nhiều thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, kí sự, phê bình...Nhưng lĩnh vực
thành công nhất của ông là truyện ngắn.Trong những truyện ngắn có khuynh hướng hiện
thực cuộc sống của Thạch Lam có thể nói "Hai đứa trẻ" là một tác phẩm thành công tiêu
biểu.Truyện không có những tình tiết hấp dẫn, li kì, gây cấn chỉ xoay quanh sinh hoạt của
người dân ở một phố huyện nghèo trong khoảng thời gian ngắn ngủi nhưng qua đó Thạch
Lam đã đặt ra những vấn đề có ý nghĩa xã hội sâu sắc.
Đọc "Hai đứa trẻ" chúng ta thấy bao trùm lấy câu chuyện là cuộc sống xơ xác, tiêu điều của
một phố huyện nghèo. Cuộc sống đó đã được tác giả miêu tả ở một thời điểm hết sức tiêu
biểu-thời điểm ngày lụi tàn: "Trống thu không từng tiếng một vang lên", "phương Tây đỏ rực như
lửa cháy", "những đám mây ánh hồng như những hòn than sắp tàn", "ngoài ruộng tiếng ếch nhái kêu
rang vọng vào phố chợ..". Một khoảng không gian mênh mông của đồng ruộng vừa đẹp lại
vừa buồn gợi ra trước mắt người đọc.
Trên nền của bức tranh ấy, cuộc sống của người những người dân phố huyện được Thạch
Lam miêu tả hết sức đặc sắc: Khi trời nhá nhem tối, mẹ con chị Tí bày cái hàng nước ra
dưới gốc cây bàng. Liên dọn dẹp của hiệu tạp hóa rồi cộng sổ tính tiền. Bà cụ Thi đến cửa
hàng Liên mua một cút rượu, ngửa cổ uống sạch rồi biến đi lẫn vào trong bóng tối với tiếng
cười khanh khách. Đám trẻ con tụ họp chơi đùa trên các thềm nhà. Bác Siêu dọn gánh
hàng phở ra bên bếp lửa bập bùng. Gia đình bác Xẩm ngồi trên manh chiếu, trước cái thau
trắng chờ có khách để hát kiếm tiền.
Qua ngòi bút chấm phá tinh tế của Thạch Lam chúng ta thấy cuộc sống ở phố huyện nghèo
ấy hiện ra như một thế giới đang hấp hối, tàn lụi.
Trong bối cảnh ấy, hai chị em Liên và An cũng như những người dân phố huyện vừa náo
nức vừa khắc khoải, mòn mỏi chờ đợi chuyến tàu từ Hà Nội về đi ngang qua phố huyện.
Đêm nào cũng vậy, khi trời vừa bắt đầu tối thì hai chị em đã thấp thỏm chờ đợi chuyến tàu.
Rồi chuyến tàu đến như hằng đêm nó vẫn thường đến với sức hấp dẫn kì lạ đối với hai chị
em Liên - An cũng như người dân nghèo của phố huyện.
Tàu đến với tiếng còi và tiếng rầm rộ của bánh xe. Liên dắt em đứng lên để nhìn chuyến
tàu vụt qua, chuyến tàu đầy sức hấp dẫn bởi nó tràn ngập ánh sáng. Ở những toa đèn


sáng trưng chiếu ánh cả xuống đường. Những toa thuộc hạng sang trọng lố nhố người;
đồng và kềnh lấp lánh. Cái nguồn sáng ấy vút qua, biến vào đêm tối để lại những đóm than
nhỏ bay tung tóe trên mặt đường...
Chuyến tàu đêm ấy đã khơi gợi lên trong hồn Liên bao biến động. Đó là hoài niệm về Hà
Nội thuở xa xăm. Hà Nội sáng rực, vui vẻ và huyên náo. Đối với Liên, con tàu như đã đem
một chút thế giới khác đi qua. Thế giới ấy khác hẳn với thế giới mà Liên đang sống, khác
hẳn với vầng sáng nhỏ nhoi của ngọn đèn chị Tí và ánh lửa bập bùng trong gáng hàng của
bác Siêu...
Nhìn lại toàn bộ câu chuyện, người đọc không khỏi thắc mắc vì sao hằng đêm chị em LiênAn cứ mòn mỏi đợi chuyến tàu đi ngang qua phố huyện? Vì sao hình ảnh con tàu tràn ngập
ánh sáng lại dấy lên trong tâm hồn Liên bao biến động? Bởi vì trong cuộc sống thường
ngày ở phố huyện xơ xác, tiêu điều ấy, họ không thể tìm đâu ra niềm vui. Cuộc sống diễn
ra chung quanh họ hết sức đơn điệu, nhạt nhẽo, vô vị...Chuyến tàu sáng rực đối với người
dân phố huyện là hình ảnh của một thế giới khác hẳn, đối lập hoàn toàn với cái thế giới mà
Liên và An đang sống - đó là thế giới của văn minh, niềm vui và hạnh phúc.


Từ đó mà ta cũng nắm bắt được vấn đề sâu sắc mà Thạch Lam gửi gắm vào truyện: Đó là
khát vọng vươn ra thế giới văn minh, hạnh phúc của những con người nhỏ bé - giá trị nhân
đạo sâu sắc của tác phẩm.
Bên cạnh giá trị về mặt chủ đề, "Hai đứa trẻ" còn nổi bật lên những đặc sắc về nghệ thuật,
thể hiện tập trung qua ngòi bút miêu tả của Thạch Lam trong việc tả người, tả cảnh cũng
như miêu tả tâm trạng của con người. Gắn liền với nghệ thuật miêu tả là thủ pháp đối lập
đã được nhà văn sử dụng hết sức thành công trong truyện. Trước hết là sự đối lập giữa
ánh sáng và bóng tối, đối lập giữa tĩnh và động. Thủ pháp đối lập này đã góp phần đắc lực
cho Thạch Lam trong việc làm nổi bật chủ đề tác phẩm.
"Hai đứa trẻ" là một truyện ngắn đặc sắc và rất tiêu biểu cho phong cách Thạch Lam. Qua
tác phẩm chúng ta thấy rõ tấm lòng nhân đạo của Thạch Lam đối với con người và nhất là
những con người nhỏ bé trong xã hội. Chuyện đượm buồn nhưng đó là nỗi buồn cần thiết
bởi nó có giá trị thanh lọc tâm hồn con người.




×