UBND TỈNH .............
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
Số: .............
..........., ngày...tháng...năm...
BÁO CÁO
Tổng kết thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính
Thực hiện Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và Nghị định số 81/2013/NĐ-CP
ngày 19/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật
xử lý vi phạm hành chính về việc lập báo cáo công tác hàng năm, Ủy ban nhân dân tỉnh
Ninh Thuận báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính năm .......,
cụ thể như sau:
Phần thứ nhất
TÌNH HÌNH VÀ KẾT QUẢ CÔNG TÁC THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ VI
PHẠM HÀNH CHÍNH
I. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO, TRIỂN KHAI THI HÀNH LUẬT XỬ LÝ VI PHẠM
HÀNH CHÍNH VÀ CÁC VĂN BẢN QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH LUẬT
Ngay từ đầu năm ......., Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Kế hoạch số ...............
ngày...tháng...năm... về việc triển khai công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành
chính (XLVPHC) năm ........ trên địa bàn tỉnh. Theo nội dung Kế hoạch, Sở Tư pháp là cơ
quan tham mưu giúp UBND tỉnh tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ quản lý công tác
thi hành pháp luật về XLVPHC trên địa bàn tỉnh, hướng dẫn nghiệp vụ cho các Sở, ngành
và UBND cấp huyện, cấp xã theo quy định; tổ chức lớp bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ
pháp luật về XLVPHC cho cán bộ, công chức, viên chức có liên quan của các Sở, ngành,
UBND cấp huyện, cấp xã theo quy định.
II. CÔNG TÁC HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Căn cứ các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, các Bộ, ngành để tổ chức thực
hiện công tác thi hành pháp luật về XLVPHC. Trên cơ sở Quyết định số ...................
ngày...tháng...năm..... của Ủy ban nhân dân tỉnh về ban hành Quy chế phối hợp quản lý
Nhà nước đối với công tác thi hành pháp luật về XLVPHC trên địa bàn tỉnh, sự phối hợp
giữa các cơ quan chức năng trong việc kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính đạt hiệu quả,
tránh sự chồng chéo trong quản lý nhà nước về thi hành pháp luật XLVPHC tại địa
phương; ngoài ra, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành:
- Quyết định số ..................... ngày...tháng...năm.... của Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành
Quy định về hoạt động .................... trên địa bàn tỉnh ...............
- Quyết định số ........................ ngày...tháng...năm.... Quy định về mức hỗ trợ, các khoản
đóng góp, chế độ miễn, giảm đối với người nghiện ma túy bị áp dụng biện pháp xử lý
hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, người nghiện ma túy chữa trị, cai nghiện
tại Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục - Lao động xã hội, tại gia đình và cộng đồng trên địa
bàn tỉnh Ninh Thuận.
III. CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN, BỒI DƯỠNG, TẬP HUẤN,
HƯỚNG DẪN VỀ KỸ NĂNG, NGHIỆP VỤ TRONG VIỆC TRIỂN KHAI THI
HÀNH VÀ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH
1. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật:
Căn cứ Kế hoạch công tác thi hành pháp luật về XLVPHC năm .......... trên địa bàn tỉnh và
Kế hoạch số .......................... ngày...tháng...năm..... của Hội đồng phối hợp phổ biến giáo
dục pháp luật tỉnh về công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật năm ...... Ủy ban
nhân dân tỉnh giao Sở Tư pháp (cơ quan Thường trực Hội đồng phổ biến, giáo dục pháp
luật tỉnh) phối hợp với các Sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố tổ chức, tuyên
truyền phổ biến văn bản pháp luật được Trung ương, địa phương ban hành, trong đó lĩnh
vực về XLVPHC được quan tâm, chú trọng, nhằm mục đích nâng cao hiểu biết, ý thức tự
giác, thượng tôn pháp luật, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức,
viên chức, người lao động và Nhân dân.
Trên cơ sở các Kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh, các Sở, ngành và địa phương triển
khai thực hiện, như sau:
- Sở Tư pháp phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tập huấn nghiệp vụ về
XLVPHC cho cán bộ, công chức, viên chức làm công tác XLVPHC tại 07 huyện, thành
phố và 65 xã, phường, thị trấn;
- Sở Y tế: tổ chức 01 lớp tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ về pháp luật xử lý vi phạm hành
chính theo Nghị định số 178/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định về
XPVPHC trong lĩnh vực an toàn thực phẩm cho 41 cơ sở sản xuất kinh doanh, chế biến
thực phẩm;
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
+ Tổ chức Hội nghị tập huấn cho công chức, viên chức có liên quan đến công tác
XLVPHC về Luật xử lý VPHC năm 2012 và Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày
19/7/2013 và một số Nghị định về xử phạt VPHC chuyên ngành.
+ Tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật về một số chính sách hỗ trợ, phát triển thuỷ
sản và các quy định của Nhà nước về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản; các văn bản
pháp luật về XLVPHC cho hộ kinh doanh, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn
tỉnh; tổ chức cho 667 hộ dân ký cam kết không vi phạm các quy định về quản lý, bảo vệ
rừng;
- Công an tỉnh ban hành Kế hoạch số ................... ngày...tháng...năm.... về triển khai thực
hiện Nghị định số 20/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử
lý vi phạm hành chính trong ngành Công an, nhằm quán triệt, triển khai có hiệu quả trong
lực lượng Công an; tiếp tục nâng cao công tác quản lý về XLVPHC và xác định rõ trách
nhiệm cho các đơn vị, địa phương;
- Sở Tài nguyên và Môi trường tập huấn nghiệp vụ về XLVPHC quy định tại Nghị định
số 102/2014/NĐ-CP ngày 10/11/2014 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực đất đai cho cho cán bộ, công chức, viên chức cấp huyện, cấp xã trên địa
bàn tỉnh.
Bên cạnh các hình thức phổ biến, giáo dục truyền thống, một số Sở, ngành và địa phương
còn chủ động nhiều hình thức để phù hợp với đối tượng như: tuyên truyền qua phóng sự,
bản tin, sóng truyền thanh của địa phương; tuyên truyền lưu động; lồng ghép các buổi
sinh hoạt đoàn thể ở cơ quan, địa phương; tổ chức “Ngày pháp luật” hàng tháng và cập
nhật văn bản pháp luật trên Trang thông tin điện tử của ngành mình để theo dõi.
IV. CÔNG TÁC KIỂM TRA, THANH TRA VIỆC THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ XỬ
LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH
- Công tác kiểm tra, kiểm tra liên ngành việc thi hành pháp luật về XLVPHC:
Ủy ban nhân dân tỉnh đã thành lập Đoàn kiểm liên ngành (gồm Sở Tư pháp, Sở Xây dựng,
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường) theo Quyết định
số .......................... ngày...tháng....năm.... tiến hành kiểm tra tình hình thi hành pháp luật
về xử lý vi phạm hành chính tại 07 huyện, thành phố, về theo dõi kiểm tra lĩnh vực đất
đai, xây dựng và lâm nghiệp.
Qua kiểm tra cho thấy, công tác này được tổ chức triển khai tương đối đồng bộ, mức độ
tuân thủ pháp luật của cá nhân, tổ chức có nhiều chuyển biến, việc kiểm tra đã giúp cho
công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật từng bước đi vào nề nếp và mang lại hiệu
quả tích cực. Đoàn kiểm tra đã kịp thời phát hiện những vướng mắc, bất cập trong các
quy định của pháp luật để kiến nghị cấp trên, đồng thời hướng dẫn những vấn đề còn hạn
chế, thiếu sót trong quá trình tổ chức thực hiện, sau kiểm tra Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban
hành Công văn số ........................ ngày...tháng...năm.... về việc khắc phục một số tồn tại,
hạn chế trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh, nhằm
chấn chỉnh kịp thời những sai sót vừa qua.
Ngoài nhiệm vụ nêu trên, Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân
các huyện, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động tổ chức kiểm tra,
thanh tra nhằm chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong quá trình thực thi
nhiệm vụ của cá nhân, tổ chức, cụ thể:
* Sở Tư pháp ban hành Quyết định số ................ ngày...tháng...năm... phê duyệt Kế hoạch
công tác thanh tra năm ........, thực hiện 03 cuộc thanh tra đối với các Văn phòng Luật sư,
Văn phòng Công chứng trên địa bàn tỉnh.
* Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành:
+ Quyết định số ....................... ngày...tháng....năm... về việc giao nhiệm vụ, kế hoạch
công tác thanh tra năm .......... cho 05 Chi cục quản lý chuyên ngành thuộc Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn;
+ Quyết định số .............................. ngày...tháng...năm.... về việc giao nhiệm vụ, kế hoạch
công tác thanh tra năm ....... cho Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
* Sở Giao thông vận tải ban hành Quyết định số ....................... ngày...tháng...năm.... về
phê duyệt chương trình, kế hoạch công tác thanh tra năm ..........;
* Ủy ban nhân dân huyện Ninh Phước ban hành Quyết định số ..........................
ngày...tháng...năm.... về việc thành lập tổ kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi
phạm hành chính trên địa bàn huyện năm .......
V. XÂY DỰNG, KIỆN TOÀN TỔ CHỨC BỘ MÁY, BIÊN CHẾ, CHUẨN BỊ CÁC
ĐIỀU KIỆN CƠ SỞ VẬT CHẤT BẢO ĐẢM CHO CÔNG TÁC THI HÀNH PHÁP
LUẬT VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH
- Về tổ chức bộ máy, biên chế
Hiện nay, các Sở, ngành bố trí cán bộ, công chức làm kiêm nhiệm, mặt khác cán bộ làm
công tác này không ổn định do điều chuyển vị trí và một số chưa đáp ứng theo yêu cầu về
chuyên môn, nghiệp vụ. Riêng Sở Tư pháp thực hiện nhiệm vụ giao tại Thông tư liên tịch
số 23/2014/TTLT-BTP-BNV ngày 22/12/2014 của Bộ Tư pháp và Bộ Nội vụ, Phòng
Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi tình hình thi hành pháp luật bố trí 03 biên
chế.
Phòng Tư pháp cấp huyện tiếp nhận nhiệm vụ mới như: Kiểm soát thủ tục hành chính, hộ
tịch, theo dõi thi hành pháp luật, xử lý vi phạm hành chính..., nhưng biên chế hiện nay chỉ
bố trí được 03 đến 04 công chức.
- Về kinh phí: Bộ Tài chính chưa ban hành Thông tư Quy định việc lập dự toán, quản lý
và sử dụng kinh phí thực hiện công tác theo dõi thi hành pháp luật (thay thế Công văn số
616/BTP-QLXLVPHC&TDTHPL ngày 03/3/2015), do đó việc lập, thanh quyết toán và
bố trí kinh phí gặp nhiều khó khăn.
VI. CÔNG TÁC BÁO CÁO, THỐNG KÊ
Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy chế phối hợp quản lý nhà nước đối với công tác thi
hành pháp luật về XLVPHC trên địa bàn tỉnh kèm theo tại Quyết định số .....................
ngày...tháng...năm...., trong đó giao các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, UBND
các huyện, thành phố thực hiện chế độ báo cáo 06 tháng, hàng năm theo theo quy định tại
Điều 30 Nghị định số 81/2013/NĐ-CP của Chính phủ.
Phần thứ hai
TÌNH HÌNH THỰC THI, ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH
CHÍNH
I. TÌNH HÌNH VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Trên cơ sở báo cáo của một số cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, UBND các huyện,
thành phố, tình hình XPVPHC năm ............ trên địa bàn tỉnh tập trung chủ yếu trên các
lĩnh vực như: môi trường, an toàn giao thông đường bộ, quản lý và bảo vệ rừng, thương
mại (buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại và các hành vi kinh doanh trái phép khác),
xây dựng, đất đai.
II. KẾT QUẢ CÔNG TÁC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
1. Số vụ việc vi phạm và đối tượng bị XLVPHC
Tổng số vụ vi phạm: 3273 vụ (kèm theo biểu Mẫu số 1).
2. Kết quả thi hành quyết định XPVPHC
- Tổng số quyết định xử phạt: 3226 quyết định (bao gồm: 2807 cá nhân, 419 tổ chức);
- Tổng số quyết định đã thi hành: 2703 trường hợp, quyết định chưa thi hành xử phạt: 523
trường hợp;
- Tổng số vụ chưa xử phạt: 09 trường hợp;
- Tổng số quyết định bị cưỡng chế thi hành: 0 trường hợp;
- Tổng số tiền thu được: 7.107.110.000 đồng;
- Tổng số tiền thu được từ bán, thanh lý tang vật, phương tiện bị tịch thu: 615.212.000
đồng.
- Số quyết định bị khiếu nại, khởi kiện: 21 trường hợp.
3. Một số vấn đề khác
- Nhìn chung trên địa bàn tỉnh thời gian qua chủ yếu xử phạt bằng hình thức phạt tiền là
thường xuyên áp dụng; biện pháp khắc phục hậu quả và biện pháp ngăn chặn và bảo đảm
XLVPHC tương đối ít được áp dụng.
- Các lĩnh vực xảy ra nhiều hành vi vi phạm hành chính, như: Lĩnh vực Giao thông vận
tải tổng số vụ vi phạm là 1989; Lĩnh vực Tài nguyên môi trường tổng số vụ vi phạm là 08;
Lĩnh vực Thương mại tổng số vụ vi phạm là 197; Lĩnh vực Quản lý rừng, lâm sản, thủy
sản tổng số vụ vi phạm là 446.
III. KẾT QUẢ ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH
1. Tổng số đối tượng bị lập hồ sơ đề nghị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính: 0 đối
tượng.
2. Tổng số đối tượng bị áp dụng các biện pháp XLHC: 0 đối tượng, trong đó:
- Áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn: 0 đối tượng;
- Áp dụng biện pháp đưa vào Trường giáo dưỡng: 0 đối tượng;
- Áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở bắt buộc: 0 đối tượng.
3. Tình hình thi hành các quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính: 0 đối
tượng.
4. Số vụ khiếu nại, khởi kiện đối với lập hồ sơ và ra quyết định áp dụng các biện pháp xử
lý: 0 không.
Phần thứ ba
NHỮNG KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC CHỦ YẾU TRONG THỰC TIỄN THI
HÀNH PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH, NGUYÊN NHÂN VÀ
ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ
I. KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC XUẤT PHÁT TỪ CÁC CÁC QUY ĐỊNH PHÁP
LUẬT
Qua quá trình triển khai thực hiện Luật Xử lý vi phạm hành chính, Nghị định số
81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ và một số Nghị định chuyên ngành về
XLVPHC đã bộc lộ nhiều khó khăn, vướng mắc. Ủy ban nhân dân tỉnh đã tổng hợp một
số khó khăn, vướng mắc trong công tác XLVPHC trên địa bàn tỉnh thời gian qua đã kiến
nghị Chính phủ, các Bộ ngành liên quan tại Báo cáo số ...........................
ngày...tháng...năm...., Báo cáo số ....................... ngày...tháng....năm.... và được Bộ Tư
pháp tổng hợp chung tại Báo cáo số ......................... ngày...tháng...năm.... để báo cáo
Chính phủ.
II. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ
1. Đối với Chính phủ
- Ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 81/2013/NĐ-CP của Chính phủ,
nhằm giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong thời gian qua.
- Phê duyệt Đề án Cơ sở dữ liệu quốc gia về vi phạm hành chính để các cơ quan chức
năng xử phạt theo dõi.
2. Đối với Bộ Tư pháp và các Bộ, ngành Trung ương
- Thường xuyên tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ công chức làm công tác theo
dõi thi hành pháp luật tại các Sở, ngành, địa phương.
- Phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng Thông tư Quy định việc lập dự toán, quản lý và sử
dụng kinh phí thực hiện công tác theo dõi thi hành pháp luật, để thay thế Công văn số
616/BTP-QLXLVPHC&TDTHPL ngày 03/3/2015; đồng thời có chính sách hỗ trợ cho
cán bộ, công chức làm công tác này.
Trên đây là báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính năm .....trên
địa bàn tỉnh, báo cáo Bộ Tư pháp nghiên cứu, tổng hợp./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- UBND tỉnh (B/c);
- Lãnh đạo Sở;
- Các phòng thuộc Sở;
- Văn phòng, Thanh tra Sở;
- Lưu VT.
GIÁM ĐỐC