Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

bao cao tong ket 6 nam thi hanh luat thanh tra

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.22 KB, 5 trang )

UBND TỈNH LẠNG SƠN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

SỞ TÀI CHÍNH

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 222 /BC-STC

Lạng Sơn, ngày…tháng…năm 2017

BÁO CÁO TỔNG KẾT 6 NĂM THI HÀNH LUẬT THANH TRA
Kính gửi: Thanh tra tỉnh Lạng Sơn
Thực hiện kế hoạch số 86/KH-UBND ngày 08/5/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng
Sơn Tổng kết 6 năm thi hành Luật Thanh tra trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Sở Tài chính
báo cáo tổng kết tổng kết 6 năm thi hành Luật Thanh tra (từ 01/7/2011 đến 01/7/2017)
như sau:
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
Sở Tài chính là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn, thực hiện
chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về tài chính; ngân
sách nhà nước; thuế; phí; lệ phí và thu khác của ngân sách nhà nước; tài sản nhà nước;
các quỹ tài chính Nhà nước; đầu tư tài chính; tài chính doanh nghiệp; kế toán; kiểm
toán độc lập; lĩnh vực giá và các hoạt động dịch vụ tài chính tại địa phương theo quy
định của pháp luật.
Việc thực hiện Luật Thanh tra được Đảng ủy, Ban Giám đốc sở quan tâm, chỉ đạo các
phòng chuyên môn và toàn thể cán bộ, công chức thực hiện nghiêm túc đúng theo quy
định của Luật và các văn bản có liên quan.
II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT THANH TRA
1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tuyên truyền, quán triệt Luật Thanh tra và các
văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành


1.1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo
- Giám đốc Sở trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo công tác thi hành pháp luật về thanh tra.
- Chánh Thanh tra Sở trực tiếp tham mưu cho Giám đốc về công tác thanh tra, đồng
thời là người trực tiếp triển khai thực hiện công tác thanh tra trong lĩnh vực quản lý
nhà nước của Sở Tài chính theo quy định của pháp luật về thanh tra.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


1.2. Công tác tuyên truyền, quán triệt
- Sau khi Luật Thanh tra được ban hành và có hiệu lực, Sở Tài chính đã tổ chức Hội
nghị quán triệt nội dung của luật và các văn bản hướng dẫn thi hành cho toàn thể cán
bộ, công chức và người lao động trong cơ quan, đồng thời chuyển tải trên mạng
eoffice của cơ quan cho toàn thể cán bộ, công chức tự nghiên cứu.
- Hằng năm Sở luôn cử cán bộ, công chức làm công tác thanh tra và công chức của
các phòng chuyên môn có liên quan tham gia các lớp tập huấn nghiệp vụ thanh tra do
Bộ Tài chính và Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức, do đó nghiệp vụ chuyên môn về thanh
tra của cán bộ, công chức từng bước được hoàn thiện góp phần nâng cao chất lượng,
hiệu quả công tác thanh tra tài chính, công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và
phòng, chống tham nhúng trong công tác quản lý tài chính - ngân sách, góp phần nâng
cao hiệu quả quản lý nhà nước của Sở.
2. Tổ chức bộ máy và đội ngũ công chức, viên chức của các cơ quan thực hiện
chức năng thanh tra
2.1. Sở Tài chính không có các cơ quan trực thuộc Sở, chỉ có Thanh tra Sở Tài chính
thực hiện chức năng thanh tra thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở và tham gia
phối kết hợp với các cơ quan liên quan khi có yêu cầu.
2.2. Tổ chức bộ máy bộ máy của Thanh tra Sở bao gồm: Chánh Thanh tra, các phó
Chánh Thanh tra và Thanh tra viên; biên chế 09 người, trong đó: Có 02 thanh tra viên
chính, 02 chuyên viên chính, 03 thanh tra viên và 02 chuyên viên.
2.3. Cơ chế đảm bảo kinh phí cho hoạt động thanh tra, Thanh tra Sở Tài chính luôn

được lãnh đạo Sở quan tâm, tạo điều về cơ sở vật chất và các chính sách, chế độ đãi
ngộ cho đội ngũ công chức thanh tra theo đúng tiêu chuẩn, chế độ quy định của nhà
nước.
3. Công tác xây dựng, phê duyệt kế hoạch thanh tra và điều phối, xử lý chồng
chéo, trùng lặp trong hoạt động thanh tra
Hằng năm căn cứ văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính và Thanh tra tỉnh về việc
hướng dẫn kế hoạch thanh tra, Chánh Thanh tra tham mưu cho Giám đốc Sở việc xây
dựng kế hoạch thanh tra và điều chỉnh kế hoạch thanh tra trình Giám đốc Sở phê
duyệt. Sau khi kế hoạch thanh tra được phê duyệt Giám đốc Sở giao Chánh Thanh tra
tổ chức triển khai thực hiện theo quy định của Luật Thanh tra, thực hiện theo dõi, phối

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


hợp xử lý chồng chéo, trùng lặp trong hoạt động thanh tra giữa các cơ quan thực hiện
chức năng thanh tra.
4. Hoạt động thanh tra hành chính và hoạt động thanh tra chuyên ngành
4.1. Tổng số cuộc thanh tra đã tiến hành 51 cuộc trong đó có 49 cuộc thanh tra theo kế
hoạch, 02 cuộc thanh tra đột xuất theo yêu cầu của Bộ Tài chính về kiểm tra rà soát
thẻ Bảo hiểm y tế.
4.2. Tổng giá trị sai phạm về kinh tế bị kiến nghị xử lý là 15.348,00 triệu đồng, trong
đó: Thu hồi nộp ngân sách nhà nước là 12.601,00 triệu đồng, xử lý khác (giảm trừ
thanh toán, dự toán, thu hồi trả lại công quỹ cơ quan, thực hiện ghi thu, ghi chi vào
ngân sách nhà nước...) là 2.746,00 triệu đồng, số thực tế đã thu hồi nộp và ngân sách
nhà nước là 11.774,00 triệu đồng đạt 93,43% (11.774,00/12.601,00).
4.3. Số cuộc thanh tra kết thúc đúng tiến độ 48; số cuộc chậm tiến độ 03 chủ yếu là
chậm trong giai đoạn xác minh số liệu phục vụ cho việc kết luận thanh tra.
4.4. Việc thực hiện công khai kết luận thanh tra cơ bản là tổ chức công khai tại các
đơn vị được thanh tra và công khai trên trang thông tin điện tử của cơ quan.
4.5. Số vụ việc chuyển cơ quan điều tra cùng cấp: Sở Tài chính không có vụ việc nào

chuyển cơ quan điều tra.
5. Hoạt động kiểm tra, giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra, giải quyết khiếu
nại, tố cáo, xử lý vi phạm trong hoạt động thanh tra và theo dõi, giám sát, kiểm
tra việc thực hiện kết luận thanh tra
5.1. Công tác tổ chức việc kiểm tra, giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra Sở tài
chính thực hiện đúng theo quy định, qua kiểm tra giám sát chưa phát hiện trường hợp
vi phạm.
5.2. Sở Tài chính không có vụ việc khiếu nại, tố cáo liên quan đến hoạt động thanh tra,
nên không phát sinh công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo.
5.3. Tổng hợp kết quả theo dõi, giám sát, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra,
quyết định xử lý về thanh tra: Sau khi lưu hành kết luận thanh, Giám đốc Sở Tài chính
đã chỉ đạo Thanh tra Sở triển khai đôn đốc các đơn vị được thanh tra thực hiện kết
luân thanh tra; do đó, kết quả thực hiện kết luận thanh tra của Sở Tài chính đạt tỷ lệ
cao 93,43% trong tổng số kiến nghị thu hồi nộp ngân sách Nhà nước.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


6. Hoạt động kiểm tra tính chính xác, tính hợp pháp của kết luận thanh tra và
hoạt động thanh tra lại
Các cuộc thanh tra của Sở Tài chính sau khi Trưởng Đoàn thanh tra dự thảo xong kết
luận trước khi trình Giám đốc ký ban hành đều được gửi cho các phòng chuyên môn
thuộc Sở tham gia ý kiến và được thảo luận thống nhất với đối tượng thanh tra, trên
cơ sở tiếp thu ý kiến của đối tượng thanh tra và ý kiến tham gia của các phòng chuyên
môn thuộc Sở, Trương Đoàn thanh tra chỉnh sửa, bổ sung hoàn thiện trình Giám đốc
ký ban hành. Do đó, Sở Tài chính không có cuộc thanh tra nào phải thanh tra lại.
III. ĐÁNH GIÁ CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT THANH TRA, CÁC VĂN BẢN
QUY ĐỊNH CHI TIẾT, HƯỚNG DẪN THI HÀNH VÀ VIỆC THI HÀNH
LUẬT
1. Đánh giá việc thi hành Luật Thanh tra

Thực hiên Luật Thanh tra và các văn bản quy định chi tiết hướng dẫn thi hành đã tạo
sự đồng bộ, thống nhất về văn bản pháp lý cho việc triển khai thực hiện có hiệu quả
công tác thanh tra. Đảng ủy, Ban Giám đốc Sở luôn thường xuyên quan tâm lãnh đạo,
chỉ đạo Thanh tra tài chính tập trung vào thanh tra ngân sách các huyện, thành phố,
các đơn vị sử dụng kinh phí ngân sách lớn, các chương trình mục tiêu, lĩnh vực quản
lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản của các chương trình, dự án...để đảm bảo việc sử dụng
kinh phí, vốn ngân sách Nhà nước đúng mục đích, đúng tiêu chuẩn, định mức kinh tế
kỹ thuật nhằm phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời việc sử dụng lãng phí tiền và tài sản
của Nhà nước; đồng thời sử lý nghiêm minh những tổ chức, cá nhân vi phạm. Ban
Giám đốc Sở đã quan tâm bố trí cán bộ có năng lực, trình độ chuyên môn làm công
tác thanh tra. Do vậy, công tác thanh tra tài chính trong 06 năm qua đã góp phần tích
cực trong công tác phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;
nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội,
phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Tuy nhiên trong công tác quản lý tài chính có phạm vi rộng bao gồm nhiều ngành,
nhiều lĩnh vực mặt khác chính sách chế độ về quản lý tài chính thường xuyên thay đổi,
trong khi đó biên chế của Thanh tra Sở Tài chính bình quan qua các năm chỉ từ 7 đến
8 người cho nên công tác thanh tra tài chính không thể bao quát hết được tất cả mọi
lĩnh vực; các đối tượng thanh tra chưa chấp hành nghiêm túc các kết luận – kiến nghị

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


của thanh tra, còn dây dưa kéo dài thời gian thực hiện..., do đó phần nào cũng ảnh
hưởng đến chất lượng, hiệu quả của công tác thanh tra.
2. Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập
Trong những năm qua, cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công
nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, gắn với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa bao gồm nhiều thành phần kinh tế đồng thời có nhiều tổ chức, cá nhân tham
gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh trong nhiều ngành, nhiều lĩnh vực. Trong khi

đó đội ngũ công chức làm công tác thanh tra còn hạn chế, trình độ không đồng đều
nên chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Luật
Thanh tra hiện hành chưa có chế tài xử lý đối với những tổ chức, cá nhân không thực
hiện nghiêm túc các kết luận và kiến nghị của cơ quan thanh tra.
IV. ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ
1. Đề nghị Thanh tra Chính phủ tham mưu cho Chính phủ sửa đổi, bổ sung, ban hành
quy định chế tài xử lý đối với các tổ chức, cá nhân không chấp hành nghiêm túc kết
luận và kiến nghị của cơ quan thanh tra.
2. Phải thường xuyên bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ và cập nhật chính sách, chế độ
mới cho cán bộ, công chức làm công thanh tra.
Nơi nhận:

GIÁM ĐỐC

- Như trên;
- UBND tỉnh (B/cáo);
- Lãnh đạo Sở;
- Các phòng thuộc Sở;
- VP, TTra Sở
- Lưu VT.

Đoàn Thu Hà

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí



×