Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu Đánh giá thực trạng và tổng kết 5 năm thi hành Luật ngân sách nhà nước docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.88 KB, 6 trang )



Đánh giá thực trạng và tổng
kết 5 năm thi hành Luật ngân
sách nhà nước




Luật Ngân sách Nhà nước năm 2002 là đạo luật quan trọng trong
hệ thống luật pháp về tài chính của nước ta

Luật Ngân sách Nhà nước (Luật NSNN) năm 2002 là đạo luật
quan trọng trong hệ thống luật pháp về tài chính của nước ta. Từ
khi được ban hành, Luật đã góp phần nâng cao hiệu quả quản lý,
sử dụng ngân sách và tài sản nhà nước; nâng cao trách nhiệm và
tính chủ động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân đồng thời củng
cố kỷ luật tài chính, tăng cường tích lũy, sử dụng tiết kiệm
NSNN. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, một số quy định của
Luật đã bộc lộ những bất cập so với yêu cầu của thực tiễn. Với lý
do đó, ngày 5-6 tháng 10 vừa qua, Ủy ban Tài chính - Ngân sách
của Quốc hội đã tổ chức Hội thảo "Đánh giá thực trạng và tổng
kết 5 năm thi hành Luật NSNN" nhằm xin ý kiến các chuyên gia,
nhà khoa học để sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện Luật NSNN một
cách căn bản, toàn diện, phù hợp với điều kiện thực tiễn Việt
Nam và bảo đảm công tác quản lý ngân sách từng bước phù hợp
với thông lệ quốc tế.
Đưa ra một số gợi ý về những nội dung cần sửa đổi của Luật
NSNN hiện hành, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài Chính - Ngân sách
của Quốc hội, TSKH. Trịnh Huy Quách mong muốn nhận được
nhiều ý kiến đóng góp, đề xuất sửa đổi toàn diện Luật của các đại


biểu tham dự hội thảo. Cho đến nay, sau 5 năm thực hiện, Luật
NSNN đã bộc lộ nhiều bất cập, nhất là những quy định liên quan
đến: Tính lồng ghép trong hệ thống NSNN và sự trùng lắp, chồng
chéo về thẩm quyền giữa các cơ quan nhà nước; phạm vi ngân
sách; cách thức và phương pháp tính bội chi; việc phân cấp
nguồn thu; về kế hoạch tài chính trung hạn, kế hoạch chi tiêu
trung hạn và quản lý NSNN theo kết quả thực hiện nhiệm vụ; về
thẩm quyền của Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội; về điều
hành NSNN
Về vấn đề lồng ghép trong hệ thống NSNN, nhiều ý kiến tại Hội
thảo đề nghị cần bỏ quy định này trong Luật. Bởi, mô hình lồng
ghép trong hệ thống NSNN tuy có mặt tích cực là tập trung được
nguồn lực nguồn thu ngân sách Trung ương, điều hòa nguồn ngân
sách giữa các địa phương, bảo đảm nhu cầu chi tưng đối đồng
đều nhưng cũng bộc lộ nhiều bất cập ảnh hưởng đến sức huy
động tài chính nguồn thu ngân sách. Việc thực hiện mô hình lồng
ghép dẫn đến sự chồng chéo về thẩm quyền, hạn chế tính độc lập
và quyền hạn của các cấp ngân sách, giảm tính hiệu quả, công
khai minh bạch trong việc lập, quyết định, giao dự toán ngân
sách, sử dụng ngân sách và quyết toán ngân sách nhà nước; khó
quyết định và xử lý trách nhiệm mỗi khi thất thoát do song trùng
trách nhiệm. Một số đại biểu địa phương khẳng định, mô hình
lồng ghép trong hệ thống NSNN là "mảnh đất" dễ phát sinh "xin -
cho" giữa các cấp ngân sách cũng như việc "quyết định chung" sẽ
không sát với đặc thù của từng địa phương, cấp dưới phải quyết
định theo những gì cấp trên đã quyết định, không phát huy được
sự năng động sáng tạo của địa phương để huy động cao độ nguồn
ngân sách có tính đặc thù địa phương.
Trong khi đó, kinh nghiệm quốc tế cũng cho thấy, các nước trên
thế giới đều không thực hiện lồng ghép các cấp ngân sách. Ngân

sách từng cấp do Quốc hội, HĐND cấp đó quyết định. Với mô
hình này, nhiệm vụ quyền hạn của từng cấp ngân sách được quy
định rõ ràng, đơn giản hóa được các thủ tục liên quan đến lập,
chấp hành và quyết toán ngân sách. Tuy nhiên, để có thể sửa đổi
lại hệ thống NSNN theo hướng không lồng ghép, theo các đại
biểu, cần phải có đủ các điều kiện cần thiết khác như: Sửa đổi
Hiến pháp, các luật liên quan (Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ
chức HĐND và UBND…); tính toán phân cấp lại nguồn thu,
nhiệm vụ chi cho từng cấp ngân sách; tổ chức sắp xếp lại cơ quan
hành chính…
Xử lý bội chi ngân sách nhà nước (NSNN) là một vấn đề nhạy
cảm, bởi nó không chỉ tác động trước mắt đối với nền kinh tế mà
còn tác động đến sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Do đó,
cách thức và phương pháp tính bội chi NSNN cũng được nhiều
đại biểu quan tâm khi trao đổi về các nội dung cần sửa đổi của
Luật NSNN. Theo quy định của Luật NSNN thì bội chi NSNN
được bù đắp bằng nguồn vay trong nước và ngoài nước; Chi
NSNN bao gồm cả chi trả nợ gốc và lãi các khoản tiền do Chính
phủ vay. Như vậy, bội chi NSNN bao gồm toàn bộ các khoản vay
để bù đắp chênh lệnh thu, chi NSNN; chi ngân sách đối với các
khoản vay này (vay gốc) được thực hiện 2 lần: lần thứ nhất sử
dụng nguồn vay để chi cho các mục tiêu, nhiệm vụ đã bố trí trong
dự toán NSNN hàng năm; lần thứ hai chi trả nợ (gốc và lãi) khi
đến hạn trả nợ vay. Do đó, mức bội chi NSNN của Việt Nam
thường cao hơn so với phương pháp tính bội chi ngân sách theo
thông lệ quốc tế (chênh lệch phần trả nợ gốc) đồng thời trùng lặp
khi bố trí chi ngân sách đối với các khoản vay bù đắp bội chi.
Một số ý kiến thảo luận tại Hội thảo đề nghị cần sửa đổi phương
pháp tính bội chi NSNN theo hướng quy định rõ: vay để tính bù
đắp bội chi là khoản chênh lệnh giữa tổng số vay và số chi trả nợ

gốc theo đúng thông lệ quốc tế, đồng thời đưa toàn bộ các khoản
vay liên quan đến trách nhiệm trả nợ của Nhà nước vào tính bội
chi (như: vay bằng trái phiếu Chính phủ cho giáo dục, y tế, giao
thông, thủy lợi và huy động vốn đầu tư cơ sở hạ tầng của các địa
phương theo khoản 3 Điều 8 Luật NSNN…).
Thẩm quyền của Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội cũng
nhận được nhiều ý kiến trao đổi tại Hội thảo. Cho đến nay, những
quy định về thẩm quyền của Quốc hội và các cơ quan của Quốc
hội trong Luật NSNN (Điều 15, Điều 16, Điều 17, Điều 18…)
chưa tương xứng với thẩm quyền mà Hiến pháp và một số quy
định pháp luật hiện hành quy định. Không những thế, vai trò của
cơ quan dân cử thời gian qua còn nhiều hạn chế, thể hiện ở: Một
là, thời gian dành cho hoạt động thẩm tra, thảo luận ngân sách và
quyết định chương trình, dự án quan trọng quốc gia trong lịch
biểu tài chính còn hạn chế; Hai là, chế độ báo cáo, cung cấp
thông tin cho cơ quan của Quốc hội còn nhiều bất cập, sự phối
hợp giữa Chính phủ và Quốc hội về chia sẻ thông tin còn mang
tính hình thức, như hưởng trực tiếp đến chất lượng thảo luận và
quyết định ngân sách của Quốc hội; Ba là, chức năng giám sát
của Quốc hội đối với cơ quan hành pháp trong việc thực hiện các
quyết định, Nghị quyết của Quốc hội trong việc ban hành văn bản
quy phạm pháp luật thời gian qua còn chưa tốt nên đã hạn chế
tính hiệu quả, hiệu lực chức năng giám sát của Quốc hội… Do
đó, cần có những bổ sung thẩm quyền của Quốc hội và các cơ
quan của Quốc hội cho tương xứng khi sửa đổi Luật NSNN, bảo
đảm nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan này trong
NSNN.
Những ý kiến đóng góp, đề xuất sửa đổi tâm huyết, hữu ích của
các chuyên gia kinh tế, nhà khoa học… đối với các quy định còn
bất cập trong Luật NSNN sẽ được Ủy ban Tài chính - Ngân sách

của Quốc hội nghiên cứu kỹ lưỡng với tinh thần cầu thị nhằm xây
dựng, hoàn thiện Luật NSNN phù hợp với hệ thống chính trị,
kinh tế và pháp luật của Việt Nam và các quy định, thông lệ quốc
tế, bảo đảm hiệu quả quản lý nhà nước nói chung và ngân sách
nhà nước nói riêng, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội,
hội nhập sâu, rộng với nền kinh tế thế giới.

(Bài đăng trên tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 157-thang-11-
2009 ngày 10/11/2009) Khánh Vân


×