Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐỀ TÀI CẤP TỈNH CHUYÊN ĐỀ 4 SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH HẬU GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.8 KB, 24 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HẬU GIANG
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
ĐỀ TÀI CẤP TỈNH

CHUYÊN ĐỀ 4

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
NỘI BỘ KHU VỰC CÔNG NGHIỆP-XÂY DỰNG HẬU GIANG
GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2010
VÀ NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KHU VỰC CÔNG NGHIỆP-XÂY DỰNG
THEO HƯỚNG CẠNH TRANH
GIAI ĐOẠN 2011-2015, 2016-2020 VÀ TẦM NHÌN 2025

Cơ quan chủ trì: TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
Chủ nhiệm đề tài: PGs.Ts. ĐÀO DUY HUÂN
Người thực hiện: Ths. NGUYỄN THỊ THANH XUÂN

HẬU GIANG - NĂM 2013


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Mục lục............................................................................ii
Danh sách bảng................................................................iii
MỞ ĐẦU..................................................................................................................... 1
1. Sự cần thiết nghiên cứu của đề tài......................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu...........................................................................................1


2.1. Mục tiêu chung...........................................................................................1
2.2. Mục tiêu cụ thể...........................................................................................1
3. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................2
3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu.....................................................................2
3.2. Phương pháp phân tích...............................................................................2
4. Phạm vi nghiên cứu............................................................................................2
4.1. Giới hạn nội dung nghiên cứu....................................................................2
4.2. Giới hạn vùng nghiên cứu..........................................................................2
4.3. Giới hạn thời gian nghiên cứu....................................................................2
5. Bố cục của đề tài.................................................................................................2
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN....................................................................................3
1.

Đánh giá kết quả đạt được chuyển dịch cơ cấu kinh tế nội bộ khu vực công

nghiệp xây dựng Hậu Giang giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2011........................3
1.1. Về công nghiệp...........................................................................................3
1.2. Về xây dựng...............................................................................................7
2. Những hạn chế....................................................................................................10
3. Giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu khu vực công nghiệp-xây dựng theo
hướng cạnh tranh giai đoạn 2011-2015, 2016- 2020 và tầm nhìn 2025...................11
KẾT LUẬN................................................................................................................. 20
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................21

ii


DANH SÁCH BẢNG

Bảng


Tựa bảng

Trang

1

Tốc độ tăng trưởng công nghiệp và xây dựng (giá so sánh 1994)

3

2

Quy mô và cơ cấu ngành công nghiệp tính theo giá trị sản xuất

4

3

Quy mô và cơ cấu thành phần công nghiệp tính theo giá trị sản xuất

4

4

Sản phẩm công nghiệp chủ yếu

5

5


Tăng trưởng giá trị sản xuất các ngành công nghiệp (giá so sánh
1994)

6

6

Tốc độ tăng trưởng GTSX công nghiệp các thành phần KT (giá SS
1994)

6

7

Quy mô và cơ cấu ngành xây dựng theo giá trị sản xuất

8

8

Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành xây dựng (giá SS 1994)

9

9

Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất Khu vực II (giá SS 1994)

11


10

Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng Khu vực II (giá SS 1994)

11

11

Dự kiến các sản phẩm công nghiệp chủ yếu

13

12

Dự kiến phát triển các khu, cụm công nghiệp tập trung đến năm 2020

16

iii


MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết nghiên cứu của đề tài
Tỉnh Hậu Giang được thành lập ngày 01 tháng 01 năm 2004 trên cơ sở
tách ra từ tỉnh Cần Thơ theo Nghị quyết số 22/2003/QH11 ngày 26 tháng 11
năm 2003 của Quốc hội khoá XI. Đến nay, kinh tế-xã hội tỉnh Hậu Giang đã có
bước phát triển khá nhanh, tạo tiền đề quan trọng cho quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa. Hậu Giang có thuận lợi là trung tâm của tiểu vùng Tây sông Hậu,
đầu mối trung chuyển giữa vùng Tây sông Hậu và bắc bán đảo Cà Mau qua

quốc lộ 61, đường nối Vị Thanh-Cần Thơ, tuyến đường thủy Thành phố Hồ Chí
Minh-Cà Mau, Thành phố Hồ Chí Minh-Kiên Giang. Những năm qua được sự
quan tâm của Chính phủ, các bộ ngành ở Trung ương đã tạo điều kiện thuận lợi
cho tỉnh Hậu Giang sớm ổn định tổ chức bộ máy, quan tâm hỗ trợ vốn đầu tư kết
cấu hạ tầng tạo tiền đề phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. Bên cạnh đó là sự lãnh
đạo đúng đắn, kịp thời của Tỉnh ủy, quản lý điều hành năng động, sáng tạo của
Ủy ban nhân dân tỉnh, sự nỗ lực của các ngành, các cấp, sự đồng thuận của nhân
dân, sự liên kết với các tỉnh bạn, các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, nên đã
huy động được nhiều nguồn lực phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. Tuy nhiên,
bên cạnh những kết quả to lớn đã đạt được, còn những khó khăn, bất cập cần
khắc phục trong quá trình phát triển trong thập kỷ tới. Chuyên đề này tập trung
“Đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nội bộ khu vực công nghiệpxây dựng Hậu Giang giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2010 và nghiên cứu đề
xuất các giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu khu vực công nghiệp-xây dựng
theo hướng cạnh tranh giai đoạn 2011-2015, 2016-2020 và tầm nhìn 2025”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá tổng quát quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nội bộ khu vực
công nghiệp-xây dựng Hậu Giang giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2010 và
nghiên cứu đề xuất các giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu khu vực công
nghiệp-xây dựng theo hướng tăng năng suất, hiệu quả và nâng cao năng lực
cạnh tranh giai đoạn 2011-2015, 2016-2020 và tầm nhìn 2025.
2.2. Mục tiêu cụ thể
(1) Đánh giá tổng quát quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nội bộ khu
vực công nghiệp-xây dựng Hậu Giang giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2010.
(2) Đề xuất các giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu khu vực công
nghiệp-xây dựng theo hướng tăng năng suất, hiệu quả và nâng cao năng lực
cạnh tranh giai đoạn 2011-2015, 2016-2020 và tầm nhìn 2025.
3. Phương pháp nghiên cứu
1



3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ kết quả đã xử lý và công bố chính thức
có liên quan đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nội bộ khu vực công
nghiệp-xây dựng do Cục Thống kê, sở Kế hoạch và Đầu tư, sở Công thương và
các sở khác cung cấp từ năm 2005-2010.
3.2. Phương pháp phân tích
- Mục tiêu 1: sử dụng phương pháp thống kê và phương pháp so sánh để
đánh giá kết quả đạt được trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nội bộ khu
vực công nghiệp-xây dựng Hậu Giang giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2010.
- Mục tiêu 2: sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp. Tổng hợp các kết
quả đã phân tích ở mục tiêu 1 làm cơ sở đề xuất các giải pháp thúc đẩy chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nội bộ khu vực công nghiệp-xây dựng theo hướng tăng năng suất,
hiệu quả và nâng cao năng lực cạnh tranh giai đoạn từ năm 2011-2015, 20162020 và tầm nhìn 2025.
4. Phạm vi nghiên cứu
4.1. Giới hạn nội dung nghiên cứu
- Phân tích, khái quát chuyển dịch cơ cấu kinh tế nội bộ khu vực công
nghiệp-xây dựng giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2010.
- Nguyên nhân thành công và hạn chế.
- Đề xuất giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực công
nghiệp-xây dựng theo hướng tăng năng suất, hiệu quả và nâng cao năng lực
cạnh tranh.
4.2. Giới hạn vùng nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu trong phạm vi tỉnh Hậu Giang
4.3. Giới hạn thời gian nghiên cứu
- Thời gian thực hiện đề tài: từ 01/2013 đến 04/2013
- Thời gian của dữ liệu thứ cấp: giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2010.
5. Bố cục của đề tài
Ngoài tài liệu tham khảo, bố cục của đề tài gồm 3 phần:
- Mở đầu

- Kết quả và thảo luận
- Kết luận

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

2


1. Đánh giá kết quả đạt được chuyển dịch cơ cấu kinh tế nội bộ khu vực
công nghiệp-xây dựng Hậu Giang giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2011
Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng thời kỳ
2006-2010 đạt 15,2%, trong đó tốc độ tăng của công nghiệp đạt 6,8%, thấp hơn
nhiều so với quy hoạch năm 2006 (quy hoạch 15,0%), tốc độ xây dựng tăng tới
42,9%, vượt xa mức mức quy hoạch (quy hoạch 29,91%).
Bảng 1: Tốc độ tăng trưởng công nghiệp và xây dựng (giá so sánh 1994)
Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

2007

2008

2009

2010

2011

Tổng số


2.736 3.122 3.923

4.25
5

4.77
7

5.55
0

6.633

15,2

1. Công nghiệp

2.356 2.427 3.069 3.236 3.154 3.283 4.212

6,8

15,0

42,9

29,91

2.Xây dựng


2005

380

2006

Tăng 20062010 (%)

695

854

1.019 1.623 2.267 2.421

Thực QH
2006
tế

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Hậu Giang đến năm 2011.

Để thấy rõ quá trình phát triển của công nghiệp và dịch vụ, dưới đây đi
sâu phân tích tình hình phát triển cụ thể từng ngành công nghiệp và xây dựng.
1.1. Về công nghiệp
Quy mô toàn ngành công nghiệp Hậu Giang năm 2010 theo giá thực tế
(hiện hành) đạt 7.858,5 tỷ đồng, theo giá so sánh 1994 đạt 3.283 tỷ đồng. Nhìn
chung, quy mô công nghiệp còn nhỏ, không có công nghiệp khai khoáng, công
nghiệp của tỉnh gồm hai ngành cơ bản, đó là: công nghiệp chế biến và công
nghiệp sản xuất, phân phối điện, nước, khí đốt.
Công nghiệp chế biến, năm 2010 đạt 7.827 tỷ đồng, chiếm 99,7% toàn
ngành công nghiệp. Trong công nghiệp chế biến thì công nghiệp sản xuất thực

phẩm và đồ uống chiếm tỷ trọng lớn nhất tới 90% toàn bộ ngành công nghiệp,
tất các các ngành còn lại như dệt, may, gỗ lâm sản, giấy, in, hóa chất và nhựa,
phi kim loại (vật liệu xây dựng), kim loại, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải,
bàn ghế chỉ chỉ chiếm 7%. Nhiều ngành quan trọng như máy móc thiết bị,
phương tiện vận tải đều dưới 1%.
Công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt và nước còn rất nhỏ bé, chỉ
đạt 0,3%, với quy mô khoảng 31,3 tỷ đồng.
Bảng 2: Quy mô và cơ cấu ngành công nghiệp tính theo giá trị sản xuất
Đơn vị tính: Tỷ đồng
3


Chỉ tiêu

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011

Toàn ngành CN
1. Công nghiệp

khai thác
2. Công nghiệp
chế biến
So với tổng (%)
3. Công nghiệp
SX và phân phối
điện, khí đốt, nước
So với tổng (%)

3.760,1

3.991,1

5.252,4

6.204,7

6.450,0

7.858,5

10.715

-

-

-

-


-

-

-

3.751,2

3.979,5

5.236,3

6.184,8

6.418,2

7.827,2

10.673

99,8

99,7

99,7

99,7

99,5


99,6

99,6

8,95

11,6

16,1

19,9

31,8

31,3

42,3

0,24

0,29

0,31

0,32

0,49

0,41


0,41

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Hậu Giang đến năm 2011.

Cơ cấu thành phần của công nghiệp Hậu Giang phản ánh rõ hai đặc điểm
chủ yếu là công nghiệp địa phương, còn công nghiệp của các ngành Trung ương
chưa có gì. Đầu tư nước ngoài mới bắt đầu và quy mô còn nhỏ.
Bảng 3: Quy mô và cơ cấu thành phần công nghiệp tính theo giá trị sản xuất
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Toàn ngành công nghiệp
a. Khu vực k/tế trong nước
So Tổng số (%)
1. Quốc doanh
So KT trong nước (%)
+ Trung ương
+ Địa phương
2. Ngoài quốc doanh
So KT trong nước (%)
+ Tập thể
So Ngoài QD (%)
+ Tư nhân
So Ngoài QD (%)
+ Cá thể (hộ gia đình)
So Ngoài QD (%)
+ Hỗn hợp
So Ngoài QD (%)
b. K/tế có vốn Đ/tư n/ngoài
TĐ 100% vốn nước ngoài

So Tổng số (%)

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011

3.760
3.760
100,0
1.624
43,2
1.624
2.136
56,8
7,9
0,4
176,4
8,3
668
31,3

1.284
60,1

3.991
3.991
100,0
1.643
41,2
1.643
2.348
58,8
14,6
0,6
199,4
8,5
729
31,0
1.405
59,8

5.252
5.250
100,0
2.055
39,1
2.055
3.195
60,9
8,6
0,3

196
6,1
885
27,7
2.105
65,9
2,5
2,5
0,05

6.205
6.196
99,9
2.139
34,5
2.139
4.057
65,5
9,2
0,2
268,2
6,6
1015
25,0
2.765
68,2
7,8
7,8
0,13


6.450
6.450
100,0
2.359
34,3
2.359
4.091
65,7
17,8
0,2
310,5
6,5
1.173
25,3
2.590
68,0

7.859
7.845
99,8
2.718
34,6
18
2.700
5.127
65,4
14
0,2
268
5,2

1.341
26,2
3.506
68,4
13,6
13,6
0,17

10.715
10.699
99,8
3.310
31,0
3.310
7.389
69,0
22
0,3
481
6,5
1.561
21,1
5.325
72,0
16,0
16,0
0,15

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Hậu Giang đến năm 2011.


Khu vực kinh tế trong nước (trên lãnh thổ tỉnh) chiếm 99,8% toàn bộ công
nghiệp trên lãnh thổ tỉnh, bao gồm các thành phần: Công nghiệp quốc doanh mà
toàn bộ là công nghiệp quốc doanh địa phương năm 2010 chiếm 35% sản xuất
4


công nghiệp trong trong nước. Công nghiệp ngoài quốc doanh chiếm 65% sản
xuất công nghiệp trong nước. Tập trung nhiều nhất là hình thức hỗn hợp, chiếm
68% khu vực ngoài quốc doanh, tiếp đến là kinh doanh hộ gia đình 26% khu vực
ngoài quốc doanh. Thấp nhất vẫn là khu vực tập thể, chỉ chiếm 0,2% ngoài quốc
doanh. Qua thống kê trên cho thấy công nghiệp Hậu Giang quy mô nhỏ, kinh
doanh theo kiểu nhỏ lẻ theo hình thức cá thể (hộ gia đình) tương đối phổ biến.
Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài bắt đầu có từ năm 2007 và
2010 giá trị sản xuất đạt khoảng 13,6 tỷ đồng.
Bảng 4: Sản phẩm công nghiệp chủ yếu
Chỉ tiêu

2004

2005

2006

2007

2008

2009

2010


-

-

-

-

-

-

-

1. Thủy sản các loại (Tấn)

20.168

18.114

18.227

22.594

21.986

22.337

28.219


32.706

- Tôm các lọai (Tấn)

13.619

9.419

8.640

11.288

8.542

10.831

10.674

11.710

- TS đông lạnh (Tấn)

6.414

8.339

9.188

10.963


13.099

11.157

15.785

15.091

- Mực đông lạnh (Tấn)

135

356

399

343

345

349

349

356

2. Nước mắm (1000 lít)

1.445


1.658

1.579

1.737

2.230

3.245

2.720

2.286

3.Thức ăn gia súc (Tấn)

-

-

-

44.988

51.634

54.732

55.000


121.160

200

222

212

252

255

258

250

258

5. Gạo xay xát (Ngàn tấn)

1.021

1.005

1.009

975

1.034


1.116

1.381

1.105

6. Đường mật (Tấn)

26.834

27.145 27.360

37.382

32.018

29.484

20.990

1.561

7. Đường kết (Tấn)

44.755

56.624 61.955

105.137


107.252

101.712

101.317

122.383
337.009

a. CN khai thác

2011

b. CN chế biến

4. Dầu thực vật (Tấn)

8. Nước đá (Tấn)

-

-

-

343.344

353.029


367.150

368.000

9.Thuốc lá các loại
(1000 gói)

-

-

-

573

613

-

613

19

-

-

-

-


-

-

14.718

10.868

1.470

8.694

5.064

7.250

4.343

5.150

12. Quần áo may sẵn
(1000 cái)

238

306

228


252

263

493

633

441

13. Gỗ xẻ các loại
(1000 m3)

45

52

67

73

74

75

66

51

14. Trang in (Triệu trang)


10

19

20

24

30

32

38

38

15. Gạch nung (1000 viên)

10. Nước ngọt (1000 lít)
11. Rau quả các loại (Tấn)

6.786

2.347

3.070

4.438


10.700

14.656

17.384

15.000

16. Nông cụ cầm tay
(1000 cái)

102

119

100

108

105

108

110

135

17. Thùng suốt lúa (Cái)

420


309

275

268

301

285

310

315

1.883

2.710

2.293

2.553

2.857

3.620

4.571

4.717


c. Điện, khí đốt và nước
18. Nước máy (1000 m3)

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Hậu Giang đến năm 2011.

Toàn bộ công nghiệp Hậu Giang cho thấy đặc trưng chung của vùng
ĐBSCL, chủ yếu là công nghiệp chế biến nông sản thủy sản, có quy mô không lớn,
chỉ có sản xuất thủy sản (tôm, thủy sản đông lạnh…) có thể tham gia xuất khẩu, các
ngành khác chủ yếu phục vụ tiêu dùng trong tỉnh và vùng ĐBSCL.
5


Bảng 5: Tăng trưởng giá trị sản xuất các ngành công nghiệp (giá so sánh 1994)
ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Toàn ngành CN

2005

2006

2007

2008

2009

2010


2011

2.356 2.427

3.069

3.236

3.154

3.283

4.212

-

-

+ Công nghiệp khai thác

-

-

-

-

-


+ Công nghiệp chế biến

2.352

2.423

3.063

3.229

3.145

+ C.nghiệp s/xuất và phân
phối nước, điện, khí đốt

4,36

4,2

5,6

6,7

8,9

3.274 4.202
9,5

10,5


Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Hậu Giang đến năm 2011.

Nhìn chung, công nghiệp Hậu Giang có tốc độ tăng trưởng không cao, giá trị
sản xuất toàn bộ ngành công nghiệp thời kỳ 2006-2010 của tỉnh tăng 6,8%/năm,
trong đó công nghiệp chế biến tăng 6,8%/năm và công nghiệp sản xuất và phân
phối nước, điện, khí đốt tăng khoảng 18,1%/năm. Sở dĩ công nghiệp này tăng
nhanh là do quy mô tính đến năm 2005 quá nhỏ, mới đạt 4,36 tỷ đồng nên năm
2010 đạt khoảng 10 tỷ đồng, đã tạo ra tăng trưởng 16,8%/năm. Cũng do quy mô
quá nhỏ nên mặc dù tăng nhanh vẫn không có tác động đến mức tăng chung của
công nghiệp.
Tốc độ tăng trưởng công nghiệp Hậu Giang chủ yếu do tác động của khu
vực kinh tế ngoài nhà nước. Thời kỳ 2006-2010, giá trị sản xuất công nghiệp
quốc doanh tăng âm -1,6%/năm, trong khi đó khu vực ngoài quốc doanh tăng
11,9%/năm nên đã tạo ra tốc dộ tăng chung của ngành là 6,8%, còn lại công
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mới chỉ bắt đầu và có xu hướng tăng mạnh.
Bảng 6: Tốc độ tăng trưởng GTSX công nghiệp các thành phần KT (giá SS 1994)
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Toàn ngành CN
a-KV kinh tế trong nước
1-Quốc doanh
TĐ: - QD Trungương
- QD địa phương
2-Ngoài quốc doanh
b-KV có vốn đầu tư FDI

2005

2006


2007

2008

2009

2010

2011

2.356
2.356
1.025
1.025
1.331
-

2.427
2.427
969

3.069
3.067
1.257

3.236
3.232
1.167

969

1.458

1.257
1.810
1,7

1.167
2.065
4,0

3.154
3.154
1.185
1.185
1.969

3.283
3.275
945
6,3
938
2.331
8,4

4.212
4.205
1.083
1.083
3.123
7,0


Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Hậu Giang đến năm 2011.

Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới và trong nước, bức tranh ngành
công nghiệp Hậu Giang bị sụt giảm, nhất là tiến độ xây dựng các công trình lớn
(đóng tàu, giấy, xi măng, điện…) bị chậm lại đang là nỗi lo của các ngành chủ
quản và cũng là nỗi trăn trở chung của các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp
trên địa bàn. Tuy nhiên, đến nay đã có bước hồi phục song chưa thật vững mạnh.
6


Các khu, cum công nghiệp: sở dĩ Hậu Giang có tốc độ phát triển các
KCN và cụm CNTT nhanh là do ngay từ năm đầu tiên thành lập tỉnh mới, Hậu
Giang đã ban hành chính sách khuyến khích đầu tư với nhiều chế độ ưu đãi.
Việc kêu gọi đầu tư của tỉnh hết sức đồng bộ, được xem là công việc của cả hệ
thống chính trị, UBND tỉnh ban hành nhiều cơ chế, chính sách thu hút đầu tư,
gắn với việc cải cách thủ tục hành chính, cho nên đã đem lại những hiệu quả
thiết thực. Hậu Giang khá linh hoạt trong việc miễn giảm tiền thuê đất, thuế
thu nhập doanh nghiệp, thuế suất, thuế nhập khẩu,... để thực hiện dự án thuộc
diện ưu đãi đầu tư. Trong chính sách thu hút đầu tư, tỉnh rất chủ động trong
việc giao đất cho nhà đầu tư. Năm 2007, Hội thảo mời gọi đầu tư vào Hậu
Giang được tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh là một thông điệp đầy thiện chí của
tỉnh. Trên cơ sở kêu gọi đầu tư, Hậu Giang chọn lọc được những nhà đầu tư
thật sự có uy tín và năng lực, bảo đảm phát triển lâu dài như: trung tâm điện
lực Sông Hậu được quy hoạch với tổng công suất 5.200 MW. Từ 30/4/2007
Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam đã khởi công xây dựng Cụm Công
nghiệp tàu thủy và Nhà máy đóng tàu Hậu Giang, đến nay đã hoàn thành việc
san lấp mặt bằng 115 ha. Lĩnh vực đầu tư của dự án là đóng mới tàu từ 10.000
đến 50.000 tấn, lắp ráp máy móc, thiết bị tàu, sản xuất các sản phẩm công
nghiệp phụ trợ phục vụ ngành tàu thủy. Sau khi nhà máy đi vào hoạt động, dự

kiến biên chế lao động khoảng 6.000 người và ưu tiên đào tạo, tuyển dụng
những người lao động trong vùng có dự án. Dự án của Công ty TNHH Giấy và
Bột giấy Lee & Man Việt Nam đã được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động
môi trường và quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 phần đất được bàn giao tại giai
đoạn 1. Công ty đã tổ chức khởi công xây dựng, san lấp mặt bằng khoảng 83
ha và đang nhập máy móc, thiết bị, hoàn thiện các thủ tục để tiến hành xây
dựng nhà máy. Công ty đã triển khai xây dựng các nhà kho và nhà ở tạm cho
công nhân.
1.2. Về xây dựng
Đặc điểm nổi bật của ngành xây dựng Hậu Giang là chưa có đầu tư nước
ngoài tham gia vào xây dựng và lực lượng xây dựng của quốc doanh nhỏ, chỉ
chiếm từ 5,5-6,8% giá trị sản xuất xây dựng trong tỉnh, tuy nhiên có xu hướng tăng
dần. Trong lực lượng xây dựng quốc doanh, chưa có sự tham gia của các ngành
Trung ương. Giá trị sản xuất xây dựng ngoài quốc doanh từ 2004 đến nay đều
chiếm trên 90%.
Bảng 7: Quy mô và cơ cấu ngành xây dựng theo giá trị sản xuất
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Tổng số

2005

2006

2007

2008

2009


2010

2011

530,9

905,7

1.177,2

1.475,

2.423,1

3.575,

3.913,7
7


5

0

a-Phân theo TPKT
1. KV kinh tế trong nước

530,9

905,7


1.177,2 1.475,5 2.354,1 3.489,4 3.823,1

So với tổng số (%)

100,0

100,0

100,0

100,0

97,1

97,6

97,7

1.1- Quốc doanh

34,4

57,6

75,8

100,5

158,2


219,3

246,9

So với KT trong nước (%)

6,5

6,4

6,4

6,8

6,7

6,2

6,5

25

35,8

38,3

133,2

183,5


208,6

+ Trung ương

-

+ Địa phương

34,4

57,6

1.2- Ngoài QD và nhân
dân tự làm

496,5

848,1

So với KT trong nước (%)

93,5

93,6

93,6

93,2


93,3

93,7

93,5

39,6

48,8

63,3

78,4

102,2

265,2

292,2

8,0

5,8

5,7

5,7

4,7


8,1

8,2

57,5

74,5

96,7

124,8

350,1

608,3

665,6

11,6

8,8

8,8

9,1

15,9

18,6


18,6

391,7

714,8

928,3

78,9

84,3

84,3

84,0

77,2

70,8

70,7

7,7

10,1

13,0

16,8


47,1

81,8

89,6

1,6

1,2

1,2

1,2

2,1

2,5

2,5

69,0

85,6

90,6

2,9

2,4


2,3

+ Tập thể
So với ngoài QD (%)
+ Tư nhân
So với ngoài QD (%)
+ Cá thể
So với ngoài QD (%)
+ Hỗn hợp
So với ngoài QD (%)
2. KV có vốn đầu tư nước
ngoài

75,8

100,5

1.101,4 1.375,0 2.195,9 3.270,1 3.576,2

1.154,9 1.696,4 2.314,8 2.528,8

-

So với tổng số (%)
b-Phân theo hoạt động
xây dựng
1. Xây dựng

398,4


695,2

831,1

So TS (%)

75,0

76,8

70,6

70,6

70,6

70,6

70,6

32,8

32,8

69,3

91,2

149,9


221,1

243,1

6,2

3,6

2,8

2,2

6,2

6,2

6,2

96,5

160,9

276,8

342,5

562,5

829,9


907,5

So TS (%)

18,2

17,8

23,5

23,2

23,2

23,2

23,2

4. Xây dựng khác

-

2. Lắp đặt trang thiết bị
So TS (%)
3. Hoàn thiện công trình

1.041,7 1.710,8 2.524,0 2.763,1

-


-

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Hậu Giang đến năm 2011.

Xét về cơ cấu trong hoạt động xây dựng cho thấy tỷ trọng giá trị sản xuất
“phần xây” vẫn là chủ yếu, năm 2010 chiếm 70% giá trị sản xuất ngành, tuy có
giảm so với năm 2005 song vẫn giữ tỷ trọng cao. “Phần lắp đặt trang bị” thấp,
chỉ còn khoảng 6,2% và “phần hoàn thiện” công trình chiếm 23,2%. Điều này
cho thấy thời gian qua ngành xây dựng chủ yếu xây dựng nhà ở và mức độ trang
thiết bị hiện đại, quy mô lớn, trang trí đẹp còn ít.
8


Qua cơ cấu và tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất trong xây dựng cho thấy
quy mô ngành xây dựng còn nhỏ, trong xây dựng chủ yếu là khu vực ngoài quốc
doanh. Còn thiếu vắng các công ty xây dựng lớn, trang bị hiện đại của quốc
doanh để có thể đảm nhiệm xây dựng các công trình hiện đại quy mô lớn. Cơ
cấu trong hoạt động xây dựng chưa hiện đại. Do nền kinh tế tăng trưởng khá và đời
sống của tỉnh được nâng cao nên trang thiết bị của các công trình, hoàn thiện công
trình đẹp và tốt đã được hết sức chú ý trong xây dựng. Song, đến nay quy mô các
phần xây lắp và hoàn thịên vẫn còn nhỏ so với giá trị sản xuất của ngành xây dựng.
Bảng 8: Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành xây dựng (giá SS 1994)
ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Tổng số
a-Phân theo TPKT
1. KV kinh tế trong nước
+ Quốc doanh
- Trung ương
- Địa phương

+ Ngoài QD và nhân dân tự
làm
- Tập thể
- Tư nhân
- Cá thể
- Hỗn hợp
2. KV có vốn đầu tư nước
ngoài
b-Phân theo hoạt động
xây dựng
1- Xây dựng
2- Lắp đặt trang thiết bị
3- Hoàn thiện công trình
4- Xây dựng khác

2005 2006 2007

2008

2009

2010

2011

Tăng %
20062010

380


695

854

1.019

1.623

2.267

2.421

42,9

380
24
24

695
44

854
55

1.019
69

55

69


2.203
148
23
125

2.352
158
25
133

42,1
43,9

44

1.577
106
17
89

356

650

799

950

1.471


2.055

2.194

42,0

22
29
298
7

37
57
548
8

46
70
673
9

54
86
798
12

69
117
1.271

16

96
163
1.774
22

102
174
1.895
23

34,3
41,2
42,9
25,7

46

65

69

-

1.146
100
377
-


1.601
140
526

1.710
149
562

40,3
49,1
51,0
-

-

294
19
67
-

533
38
123

603
53
198

720
63

237

39,1

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Hậu Giang đến năm 2011.

Kinh nghiệm của cả nước và nhiều tỉnh, tốc độ tăng xây dựng nhanh ở
phần kinh tế ngoài nhà nước ở các đô thị, đặc biệt là xây dựng do nhân dân tự
làm luôn kèm theo khiếm khuyết là xây dựng mang tính tùy tiện, thiếu quy
hoạch nên thiếu thẩm mỹ, không đem tính đặc trưng của dân tộc, không thể hiện
được đặc điểm văn hóa của tỉnh nên không tạo được dáng đô thị đẹp. Như vậy,
vấn đề xây dựng thời gian tới, một mặt cần đẩy nhanh tốc độ, phát huy xây dựng
của nhân dân, đồng thời cần thiết quản lý chặt chẽ trong xây dựng, khắc phục
9


tình trạng xây dựng tùy tiện, thiếu quy hoạch, không đem kiểu dáng kiến trúc
đặc trưng dân tộc, đặc trưng văn hóa tỉnh của các công trình nhân dân tự làm.
2. Những hạn chế
Tiềm năng phát triển công nghiệp ở tỉnh Hậu Giang vẫn chưa được khai
thác tốt do còn một số cản lực. Đơn cử như hình thức ứng vốn của nhà đầu tư để
xây dựng kết cấu hạ tầng tại các KCN, CCN. Mặc dù đây được xem là điều kiện
thuận lợi cho một tỉnh mới chia tách, nguồn vốn ngân sách còn hạn chế. Nhưng
trên thực tế hình thức này chỉ phù hợp với những nhà đầu tư có năng lực về tài
chính. Vì thế, thời gian qua dù các khu, cụm công nghiệp được quy hoạch đã thu
hút được một số dự án lớn, nhưng một số nhà đầu tư gặp khó khăn về tài chính
đã xin rút dự án hoặc dự án chậm triển khai. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến
đời sống người dân bị ảnh hưởng bởi quy hoạch và giải phóng mặt bằng, thiếu
vốn giải phóng mặt bằng tạo được quỹ đất sạch để giao đất ngay cho nhà đầu tư
làm ảnh hưởng đến cơ hội đầu tư, cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ chưa đáp ứng kịp

thời tiến độ đầu tư của các nhà đầu tư tại các khu, cụm công nghiệp tập trung.
Công nghiệp của tỉnh vẫn chủ yếu tăng trưởng theo chiều rộng, theo số
lượng, theo qui mô chứ chưa đi vào phát triển theo chiều sâu theo hiệu quả. Điều
này sẽ để lại hậu quả lớn về tính đồng bộ của các KCN, do thiếu các ngành công
nghiệp phụ trợ. Nghĩa là chưa đảm bảo cho Hậu Giang phát triển dựa trên nền
sản xuất công nghiệp, vẫn chưa có những ngành công nghiệp chủ lực, hiện đại
đảm bảo hỗ trợ cho nông nghiệp phát triển, mặc dù đã có công nghiệp chế biến
khá. Khả năng thu hút lao động của KCN chưa nhiều, chất lượng lao động đòi
hỏi chưa cao, khả năng giải quyết việc làm chưa kịp thời, cơ sở hạ tầng các
KCN của tỉnh còn đang trong giai đoạn đầu tư, chưa hoàn thiện. Hoạt động xúc
tiến đầu tư, kêu gọi thu hút nguồn vốn đầu tư vào các KCN còn hạn chế, thu hút
nguồn vốn đầu tư vào các KCN giảm do các KCN không có sẵn đất để đáp ứng
nhu cầu của nhà đầu tư do thiếu quỹ đất sạch, giá đền bù giải tỏa tăng, giá san
lấp mặt bằng lớn. Thêm vào đó, do chưa đáp ứng tốt các nhu cầu về dịch vụ cơ
sở hạ tầng, tiến độ thi công cơ sở hạ tầng chưa đảm bảo, dịch vụ cơ sở hạ tầng
còn kém ảnh hưởng đến môi trường đầu tư trong các KCN.
3. Giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu khu vực công nghiệp-xây dựng
theo hướng cạnh tranh giai đoạn 2011-2015, 2016- 2020 và tầm nhìn 2025
Tập trung nguồn lực phát triển công nghiệp chế biến lương thực-thực
phẩm, đến năm 2020 sẽ tạo ra bước phát triển mới trong khu vực II, cơ cấu khu
vực II trong tổng VA đạt 34% năm 2015 và 39% năm 2020. Dự kiến tăng trưởng
giá trị sản xuất khu vực II giai đoạn 2011-2015 khoảng 21%, giai đoạn 20162020 là 25%.
Bảng 9: Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất Khu vực II (giá SS 1994)

10


Chỉ tiêu

Đơn vị


2010

Tổng GTSX Khu vực II
- Công nghiệp
- Xây dựng

Tỷ đồng
Tỷ đồng
Tỷ đồng

5.587
3.320
2.267

2015

2020

14.491 44.224
8.364 28.978
6.127 15.246

Tốc độ tăng (%)
2011-2015 2016-2020
21,0
20,3
22,0

25,0

28,2
20,0

Nguồn: Kế hoạch 5 năm 2011-2015, tính toán của TTNCMN, Bộ KH&ĐT.

Tương ứng với các giai đoạn trên, giá trị giá tăng khu vực II sẽ tăng
17,7% cho giai đoạn 2011-2015 và 16,7% cho giai đoạn 2016-2020.
Bảng 10. Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng Khu vực II (giá SS 1994)
Chỉ tiêu
Tổng GTGT Khu vực II
- Công nghiệp
- Xây dựng

Đơn vị

2010

2015

2020

Tỷ đồng
Tỷ đồng
Tỷ đồng

2.404
1.429
975

5.420

3.128
2.292

11.708
7.672
4.036

Tốc độ tăng (%)
2011-2015 2016-2020
17,7
17,0
18,6

16,7
19,7
12,0

Nguồn: Kế hoạch 5 năm 2011-2015, TTNCMN, Bộ KH&ĐT.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế công nghiệp theo hướng tập trung phát triển
mạnh công nghiệp chế biến nông sản và thủy sản phục vụ cho thị trường trong
nước và xuất khẩu. Chúng tôi đồng thuận với quy hoạch của tỉnh giai đoạn đến
năm 2015 thành lập 3 KCN với diện tích 613 ha, như sau: KCN Tân Phú Thạnhgiai đoạn II, khoảng 274 ha, KCN Sông Hậu đợt 3-giai đoạn I khoảng 229 ha,
KCN Sông Hậu đợt 1-giai đoạn III, khoảng 110 ha.
Giai đoạn năm 2016-2020: thành lập 5 KCN với diện tích 1.617,41 ha,
như: KCN Sông Hậu đợt 4-giai đoạn I, khoảng 352 ha, KCN Sông Hậu đợt 1
-giai đoạn II, khoảng 558,41 ha, KCN Sông Hậu đợt 2-giai đoạn II, khoảng 220
ha, KCN Sông Hậu đợt 2-giai đoạn III, khoảng 135 ha và KCN Nhơn Nghĩa A,
khoảng 352 ha.
Để sớm phát triển nguồn vốn đầu tư phát triển các KCN, CCN tập trung

trên địa bàn, cần phải liên kết, phối hợp giữa các địa phương trong khu vực Tây
Nam Bộ, vùng trọng điểm Phía Nam và cả nước, nhất là TP. HCM để thu hút
đầu tư vào phát triển công nghiệp chế biến lương thực, thủy hải sản, thực phẩm.
Tiếp tục đẩy mạnh rà soát cải cách thủ tục hành chính, góp phần nâng cao
chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh. Tập trung rà soát, đề nghị bãi bỏ các thủ tục
hành chính, các quy định không cần thiết nhằm giảm thiểu thời gian và chi phí
cho doanh nghiệp trong lĩnh vực ưu tiên. Tăng cường đối thoại với các nhà đầu
tư, kịp thời trợ giúp, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp, nhất
là về công tác giải phóng mặt bằng, giao đất và cho thuê đất cho nhà đầu tư triển
khai dự án công nghiệp ưu tiên. Tập trung phối hợp, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân
lực đáp ứng yêu cầu đa dạng của doanh nghiệp trong lĩnh vực chế biến đang
được ưu tiên. Tăng cường đào tạo ngoại ngữ, từng bước xây dựng đội ngũ cán
bộ làm công tác xúc tiến đầu tư chuyên nghiệp, hiệu quả.
11


Từ nay đến năm 2015, phấn đấu 50% cơ sở sản xuất công nghiệp nhận
thức được lợi ích của việc áp dụng sản xuất sạch hơn (SXSH) trong công
nghiệp, 25% cơ sở sản xuất công nghiệp sẽ áp dụng SXSH và những cơ sở sản
xuất công nghiệp áp dụng SXSH sẽ tiết kiệm được từ 5-8% mức tiêu thụ năng
lượng, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu trên đơn vị sản phẩm. Do đó, việc nâng
cao nhận thức cho doanh nghiệp được chú trọng. Chiến lược của tỉnh đến năm
2020 phấn đấu có 90% cơ sở sản xuất công nghiệp nhận thức được lợi ích của
việc áp dụng SXSH trong công nghiệp, 50% cơ sở áp dụng SXSH. Nếu các cơ
sở sản xuất công nghiệp áp dụng SXSH sẽ tiết kiệm được từ 8-13% mức tiêu thụ
năng lượng, nguyên, nhiên, vật liệu trên đơn vị sản phẩm.
Sở Công thương Hậu Giang đã phối hợp với Hợp phần CPI tổ chức các
buổi hội thảo tuyên truyền và lớp tập huấn nhằm phổ biến kiến thức về SXSH và
tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp thu sâu hơn về cách thức thực hiện cũng
như phương pháp đánh giá, phân tích các nguyên nhân phát sinh dòng thải. Qua

đó, giúp các doanh nghiệp nhận thức lợi ích của chương trình SXSH mà vận
dụng trong sản xuất, tiết giảm tài nguyên thiên nhiên, nguyên, nhiên, vật liệu
đầu vào, giảm thiểu phát thải, hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, bảo vệ cải thiện
chất lượng môi trường, sức khỏe con người và đảm bảo phát triển bền vững.
Cần hướng dẫn cho doanh nghiệp các giải pháp sản xuất trên địa bàn làm
thế nào nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu, nhiên
liệu, vật liệu. Hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, bảo vệ, cải thiện chất lượng môi
trường, sức khỏe con người và bảo đảm phát triển bền vững. Đồng thời, giới
thiệu các ngân hàng và quỹ hỗ trợ bảo vệ môi trường để doanh nghiệp biết thông
tin, từ đó có phương án vay vốn đầu tư mang hiệu quả cao hơn.
Đến 2020, Hậu Giang có số lượng sản phẩm chủ yếu tăng đáng kể, bao
gồm các sản phẩm chế biến sâu về nông-lâm-thủy sản, các ngành công nghiệp
hàng tiêu dùng và đặc biệt là đóng tàu, máy móc thiết bị phục vụ nông nghiệp,
thiết bị điện, các sản phẩm điện tử,… tạo ra một bước phát triển công nghiệp
mới đa dạng tạo ra sự đột phá mới trong phát triển của tỉnh.
Bảng 11: Dự kiến các sản phẩm công nghiệp chủ yếu
Sản phẩm

ĐV tính

2010

2015

2020

Tấn

28.219


36.015

48.197

2-Nước mắm

1.000 Lít

1.827

3.079

5.426

3-Xay xát gạo

Tấn

1.512.000

1.530.000

1.587.000

4-Thức ăn gia súc

Tấn

54.732


80.419

123.735

5-Chế biến rau quả

Tấn

5.000

7.000

10.000

6-Đường mật

Tấn

38.910

59.868

94.246

7-Đường kết

Tấn

115.404


194.462

342.709

a-Các sản phẩm đã có
1-Thủy sản chế biến

12


Sản phẩm

ĐV tính

2010

2015

2020

8-Nước đá

1.000 Tấn

367

591

996


9-Thuốc lá các loại

1.000 Gói

613

613

613

10-Quần áo

1.000 Cái

265

265

265

m3

71.000

125.000

241.000

1.000 Đôi


1.000

1.500

2.500

13-Trang in

1.000 Trang

2.000.000

4.000.000

10.000.000

14-Gạch nung

1.000 Viên

4.809

6.138

8.608

15-Nông cụ cầm tay

1.000 Cái


110

194

373

16-Nước máy

1.000 m3

2.625

4.228

7.124

11-Gỗ xẻ các loại
12-Giày dép da

b-Các sản phẩm mới dự kiến phát huy trong quy hoạch 2011-2020
17-Thực phẩm đóng hộp

Tấn

0

10.000

12.000


18-Bột giặt

Tấn

0

1.500

3.000

Sản phẩm

0

3.000

5.000

20-Thuốc trừ sâu

Tấn

0

1.000

3.000

21-Phân bón NPK


Tấn

0

11.000

25.000

22-Thuốc chữa bệnh

1.000 Viên

0

400.000

800.000

23-Lắp ráp điện tử dân dụng

Sản phẩm

0

3.500

4.000

24-Dụng cụ điện


Sản phẩm

0

500

1.000

Tấn

0

3.000

5.000

0

20

30

19-Chế biến các sản phẩm gỗ

25-Phụ gia bê tông

3

26-Bê tông đúc sẵn


1.000 m

27-Cơ khí phục vụ nông nghiệp

Sản phẩm

0

10.000

15.000

(3-5 Vạn tấn)

0

1

1

29-Giấy và bột giấy

Tấn

0

10.000

20.000


30-Xút

Tấn

0

600

1.200

31-Xi măng

Tấn

0

600.000

1.000.000

32-Điện phát ra

Tỷ KWh

0

7,2

19,2


33-Chế biến khí ga

Bình khí

0

1.000.000

1.500.000

28-Đóng tàu

Nguồn: Kế hoạch 5 năm 2011-2015, tính toán TTNCMN, Bộ KH&ĐT.

Phát triển khu công nghiệp, cụm công nghiệp ngành có lợi thế so sánh về
địa lý kinh tế kết hợp với chuyển dịch cơ cấu ngành, hình thành chuỗi giá trị và
mạng lưới liên kết sản xuất, kinh doanh. Theo M.Porter, trên thế giới cho thấy
thành công không phải là dựa vào công ty lớn, mà quan trọng là quy mô của
cụm ngành. Phải nói đây là công cụ rất mạnh để chúng ta có thể chuyển từ thu
nhập thấp sang thu nhập trung bình.
Xây cụm ngành: cụm ngành là nơi không chỉ có một doanh nghiệp duy
nhất trong một lĩnh vực, thay vào đó là một tập hợp doanh nghiệp cùng lĩnh vực.
Ở đó, các doanh nghiệp này không chỉ sản xuất ra sản phẩm cuối cùng mà cả
13


linh kiện, chi tiết sản phẩm, bên cạnh những thành phần cung cấp dịch vụ, cung
cấp chức năng hỗ trợ. Cụm ở đây cũng không chỉ là các công ty mà còn có các
thể chế như là các đơn vị giáo dục, đơn vị đào tạo, các hộ doanh nghiệp. Tất cả
các nền kinh tế cạnh tranh mà họ tiến được đều phải xây dựng cụm này.

Cụm ngành có tác động mạnh lên năng suất, lên đổi mới sáng tạo, và hình
thành doanh nghiệp mới. Cụm ngành có tác động tích cực chuyển dịch cơ cấu
công nghiệp tỉnh trong từ tăng trưởng chiều rộng dựa vào lao động rẻ, vị trí địa
lý tốt, nguồn lực tự nhiên sẵn có phát triển theo hướng tăng năng suất, và về dài
hạn là năng lực cho sáng tạo, chuyển đổi theo chiều sâu trong giai đoạn từ 20112020 và tầm nhìn 2025.
Nhìn rộng ra từ vấn đề phát triển cụm ngành, giúp tỉnh điều chỉnh cơ cấu
trong thu hút đầu tư nước ngoài theo hướng tập trung xây dựng cụm ngành, nâng
cao sức mạnh trong một số lĩnh vực nhất định, nhất các ngành công nghiệp mà
tỉnh đã xác định ưu tiên phát triển, và các sản phẩm hàng hóa mà tỉnh xác định
đẩy mạnh xuất khẩu, nâng cao sức cạnh tranh. Cần phải hiểu là việc xây dựng
cụm ngành chính là để tạo cơ sở nâng cao năng suất, giá trị gia tăng tối ưu, mô
hình cụm ngành là cách thức rất quan trọng để tỉnh Hậu Giang xây chiếc cầu nối
trong chuyển đổi mô hình giữa sự tăng trưởng kinh tế rộng sang tăng trưởng
kinh tế theo hướng nâng cao năng suất, hiệu quả, tăng năng lực cạnh tranh.
Theo M.Porter, tất cả các cụm ngành đều tốt, cũng có tác dụng tập hợp kỹ năng,
thúc đẩy năng suất cao hơn thúc đẩy lương cao hơn. Vấn đề chính là ở các cụm
ngành phải có những doanh nghiệp chủ chốt, cùng với các doanh nghiệp vệ tinh
được liên kết, hợp tác chặt chẽ. Hình thành các cụm công nghiệp và tiểu thủ
công nghiệp ở các huyện. Từng bước phát triển các dịch vụ về nhà ở cho công
nhân, điện, nước, tín dụng đối với các khu vực phát triển đô thị và các khu, cụm
công nghiệp tập trung.
Hiện nay, ở Hậu Giang, phát triển cụm ngành là việc tổ chức lại trên các
KCN đã có. Xây dựng các KCN chuyên ngành, nhất là các KCN chuyên ngành
chủ lực, xây dựng chính sách ưu đãi riêng cho từng chuyên ngành. Tỉnh đã quy
hoạch kịp thời các KCN, CCN tập trung với diện tích đủ rộng có vị trí thuận lợi
về giao thông thủy, bộ, nằm gần kề TP.Cần Thơ tạo sự hấp dẫn các doanh nghiệp
vào đầu tư như KCN Sông Hậu, Tân Phú Thạnh. Cũng có thể tổ chức cụm
ngành mới, thí điểm mô hình KCN do nhà nước đầu tư hạ tầng và cho thuê lại
không vì mục đích kinh doanh, để đảm bảo phí sử dụng hạ tầng có tính cạnh
14



tranh cao, chủ đầu tư có thể giao cho ban quản lý các KCN và mô hình này
trước mắt ưu tiên thu hút các nhà đầu tư trong nước và những lĩnh vực công
nghiệp, kỹ thuật cao, các KCN ở các địa bàn khó khăn. Bước đầu tiên là xác
định cụm, sau đó làm sao tổ chức lại để các doanh nghiệp có thể hợp tác với
nhau tốt hơn, chặt chẽ hơn trong sản xuất kinh doanh. Các tổ chức đào tạo tay
nghề, đào tạo chuyên môn cũng phải kết nối với các cụm ngành này để người
được đào tạo dễ tìm được việc làm.
Xuất phát từ thực tế trên, Hậu Giang đã trình Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt đề án tổng thể điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển các khu công
nghiệp tỉnh Hậu Giang đến năm 2020. Mục tiêu của đề án tổng thể điều chỉnh,
bổ sung quy hoạch là đến năm 2015: đầu tư đồng bộ, hoàn thiện và cơ bản lấp
đầy các KCN đã được thành lập, thành lập mới có chọn lọc một số KCN và từ
năm 2016-2020 tiếp tục đầu tư đồng bộ các KCN theo quy hoạch, phấn đấu đạt
tỷ lệ lấp đầy các KCN được quy hoạch bình quân trên toàn tỉnh khoảng 60%
diện tích đất công nghiệp. Cũng theo định hướng điều chỉnh, bổ sung quy hoạch
này đến năm 2020, tỉnh Hậu Giang dự kiến thành lập 8 KCN (trong đó, có 1
KCN được thành lập mới). Tổng quy mô diện tích khoảng 2.230,41 ha, cụ thể:

Bảng 12: Dự kiến phát triển các khu, cụm công nghiệp tập trung đến năm 2020
Đơn vị: ha

Các Khu-Cụm CN tập trung

2010

Dự kiến
2015


2020

+ Tổng diện tích bố trí

1.206,5

1.565

2.075

+ Thực tế phát triển

1.036,4

1.119

1.250

1-KCN sông Hậu (Phát triển CN tàu thủy
và chế biến thủy sản)

254

254

300

2-KCN Tân Phú Thạnh (chế biến thủy sản,
thức ăn gia súc, nước mắm, gỗ cao cấp, bê
tông đúc sẵn, cơ khí, sản xuất giày và kho

xăng dầu)

72,9

100

150

3-Cụm CNTT Đông Phú (chế biến TS,

61,5

75

75

Ghi chú

Giữ nguyên là
15


thức ăn gia súc, sản xuất giày)

cụm CN

4-Cụm CNTT Phú Hữu A-giai đoạn 1&2
(Sản xuất giấy và bột giấy)

240


240

250

Với quy mô 240
ha ( > 75 ha), đưa
lên thành KCN

5-Cụm CNTT Phú Hữu A-giai đoạn 3
(dầu khí, điện chạy than , xi măng)

398

400

400

Với quy mô 398
ha (>75 ha), đưa
lên thành KCN
Có quy mô lớn

6-Cụm công nghiệp Nhơn Nghĩa (chế biến
nông sản, thực phẩm)

10

50


75

Giữ nguyên là
cụm CN

7-Cụm CN-TTCN Vị Thanh

75

8-Cụm CN-TTCN Ngã Bảy

75

9-Cụm CN-TTCN Long Mỹ

75

Nguồn: Kế hoạch 5 năm 2011-2015, tính toán TTNCMN, Bộ KH&ĐT.

Giai đoạn đến năm 2015: thành lập 3 KCN với diện tích 613 ha như sau:
KCN Tân Phú Thạnh-giai đoạn II, khoảng 274 ha, KCN Sông Hậu đợt 3-giai
đoạn I khoảng 229 ha, KCN Sông Hậu đợt 1-giai đoạn III, khoảng 110 ha.
Giai đoạn năm 2016-2020: thành lập 5 KCN với diện tích 1.617,41 ha,
bao gồm: KCN Sông Hậu đợt 4-giai đoạn I, khoảng 352 ha, KCN Sông Hậu đợt
1-giai đoạn II, khoảng 558,41 ha, KCN Sông Hậu đợt 2-giai đoạn II, khoảng 220
ha, KCN Sông Hậu đợt 2-giai đoạn III, khoảng 135 ha và KCN Nhơn Nghĩa A,
khoảng 352 ha.
Tuy nhiên, hiện việc triển khai đầu tư hạ tầng các CCN trên địa bàn tỉnh
còn gặp một số khó khăn như: vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cho CCN
còn rất hạn chế, nhiều CCN gặp khó khăn trong việc kêu gọi đầu tư kinh doanh

hạ tầng do thiếu cơ chế hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ
sở hạ tầng. Do kết cấu hạ tầng chưa hoàn thiện nên kết quả thu hút các doanh
nghiệp đầu tư vào các CCN còn rất hạn chế. Vấn đề ô nhiễm môi trường chưa
được chú ý trong quá trình xây dựng nên hầu hết các CCN chưa có hệ thống xử
lý môi trường. Trước tình hình trên, tỉnh sẽ ưu tiên hỗ trợ vốn từ ngân sách cho
việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đối với các CCN thuộc địa bàn có điều kiện
kinh tế-xã hội khó khăn và công nghiệp chậm phát triển.
Khi tiến hành quy hoạch các cụm ngành, tỉnh cần lưu ý việc quy hoạch
CCN phải phù hợp với đặc điểm và nhu cầu thực tế từng khu vực kinh tế- xã hội
và sẽ loại bỏ những dự án không hiệu quả. Đồng thời, quy hoạch chi tiết của các
CCN phải đáp ứng đúng điều kiện của doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hướng đến
chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp theo chiều sâu, tiếp tục tập trung thu hút
16


phát triển công nghiệp phụ trợ, công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp xanh
bảo vệ môi trường, nhất là ưu tiên cho những cụm công nghiệp đang triển khai.
Tỉnh cần ưu tiên hỗ trợ vốn từ ngân sách cho việc đầu tư xây dựng cơ sở
hạ tầng đối với các CCN thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn và
công nghiệp chậm phát triển. Tùy điều kiện cụ thể, các huyện, thị xã chủ động
dành một phần ngân sách của địa phương để đầu tư xây dựng công trình hạ tầng
ngoài hàng rào CCN. Quy hoạch các CCN dành cho các ngành công nghiệp hỗ
trợ, trong đó tập trung phát triển hạ tầng CCN kết hợp với chuyển dịch cơ cấu
ngành, có cơ chế chính sách hỗ trợ đầu tư hạ tầng đối với các CCN để thu hút
các dự án đầu tư mới, đầu tư mở rộng sản xuất các sản phẩm thuộc nhóm ngành
công nghiệp mũi nhọn, chủ lực và công nghiệp hỗ trợ.
Tổ chức rà soát toàn bộ ngành nghề thu hút đầu tư từng khu, cụm công
nghiệp đối với những khu, cụm công nghiệp chưa lấp đầy đã được phê duyệt
ngành nghề, để thống nhất điều chỉnh danh mục ngành nghề, dự án thu hút đầu
tư vào từng khu, cụm công nghiệp theo hướng ưu tiên thu hút các dự án đầu tư

sản xuất sản phẩm thuộc nhóm ngành công nghiệp mũi nhọn, ngành công nghiệp
ưu tiên phát triển trình UBND tỉnh, làm cơ sở cho cơ quan cấp giấy phép đầu tư
triển khai thực hiện, đảm bảo tuân thủ những quy định của pháp luật về ngành
nghề thu hút đầu tư.
Hiện nay, các doanh nghiệp đầu tư vào khu công nghiệp do các công ty
kinh doanh hạ tầng đầu tư, theo quy định, các doanh nghiệp đầu tư hạ tầng gần
như toàn quyền trong việc lựa chọn, mời gọi dự án đầu tư. Vì mục tiêu kinh
doanh, nên trước mắt các công ty kinh doanh hạ tầng sẽ quan tâm nhiều đến diện
tích đất cho thuê mà ít quan tâm đến các vấn đề về ngành nghề, vốn đầu tư, công
nghệ, lao động. Do đó, thực hiện tốt giải pháp này sẽ thu hút được những dự án
theo đúng định hướng, hạn chế những vấn đề khó khăn, tồn tại phát sinh.
Tập trung đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cho phát triển khu công
nghiệp: tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng trong các KCN tập trung, CCN, đồng bộ
với cơ sở hạ tầng ngoại khu gồm điện, nước, thông tin, các dịch vụ kỹ thuật.
Chú trọng việc xây dựng kết cấu hạ tầng ngoài hàng rào KCN, như nhà ở công
nhân, bệnh viện, trường học, trung tâm đào tạo nghề, khu thương mại, khu vui
chơi giải trí và khu dân cư. Chú trọng công tác quy hoạch và xây dựng hạ tầng
kết nối giữa các KCN với các trung tâm đô thị và các khu dân cư, CCN.
Lựa chọn thí điểm mỗi huyện một CCN để đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng
CCN (ưu tiên lựa chọn các CCN đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt quy
hoạch chi tiết) cho UBND các huyện nhằm tạo điều kiện cho các huyện trong
việc mời gọi đầu tư hạ tầng CCN, và thu hút đầu tư các dự án sản xuất sản phẩm
17


thuộc ngành công nghiệp mũi nhọn, ngành công nghiệp ưu tiên phát triển. Các
nội dung hỗ trợ gồm: hỗ trợ ứng trước một phần kinh phí bồi thường, giải phóng
mặt bằng theo phương án bồi thường chi tiết do cấp có thẩm quyền phê duyệt;
hỗ trợ chi phí lập thiết kế quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 và 1/2000 , hỗ
trợ một phần chi phí đầu tư xây dựng hạ tầng CCN theo dự án đầu tư được cấp

có thẩm quyền phê quyệt.
Đối với các CCN khác (ngoài 5 CCN thí điểm tại điểm a) trên địa bàn các
huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, nếu chưa được phê duyệt quy hoạch chi
tiết 1/500 và 1/2000 và chưa được hỗ trợ từ ngân sách tỉnh, sẽ được xem xét hỗ
trợ một phần chi phí lập thiết kế quy hoạch chi tiết.
Ngoài ra, tỉnh sẽ tiếp tục thực hiện các chính sách đầu tư, ưu đãi đầu tư
đang được thực hiện trên địa bàn tỉnh. Nghiên cứu rà soát, điều chỉnh và đề xuất
các cơ chế, chính sách ưu đãi, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ,
khuyến khích thu hút đầu tư vào sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp.
Phát triển công nghiệp phụ trợ (CNPT): phát triển công nghiệp phụ trợ để
giúp kinh tế tỉnh phát triển đi vào chiều sâu, là điều kiện then chốt để chuyển đổi
mô hình tăng trưởng theo hướng năng suất, hiệu quả, nâng cao cạnh tranh đến
năm 2015. Về phát triển công nghiệp phụ trợ, cần lưu ý các đơn vị xúc tiến phải
tìm được đơn vị cung ứng, để kéo họ đến với cụm, tập hợp lại cùng nhau trong
một khối phát triển. Tuy nhiên, quá trình phát triển cụm không phải một sớm
một chiều mà có được, cũng không phải là vấn đề tiền, mà là tổ chức tập trung
vào việc mình làm giỏi hơn người khác, để thu hút nhà đầu tư.
Một trong những yếu tố làm tăng tỷ lệ nhập siêu và giảm sức hút từ nguồn
vốn đầu tư nước ngoài trong thời gian qua của tỉnh chính là do công nghiệp phụ
trợ phát triển chậm. Hậu Giang đang phải đối mặt với tình trạng nhập siêu thiết
bị, máy móc, linh kiện các loại, nguyên liệu thức ăn gia súc. Điều này cho thấy,
các ngành công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu chủ lực của địa phương nằm
trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam vẫn chủ yếu dựa trên nguyên liệu, linh
kiện nhập khẩu từ nước ngoài. Để giảm tình trạng nhập siêu cần phải có tầm
nhìn chiến lược trong việc hoạch định các chính sách thúc đẩy gia tăng sản xuất
nguyên phụ liệu hỗ trợ cho công nghiệp. Có chính sách hỗ trợ, khuyến khích,
thu hút các doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia phát triển ngành CNPT, từ đó tạo
ra chuỗi giá trị mới, tạo lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nước.
Theo báo cáo của ban quản lý các KCN tỉnh, dù ngành công nghiệp của địa
phương có sự phát triển mạnh mẽ, nhưng ngành CNPT phát triển chưa tương

xứng nên chưa tạo được động lực để phát triển công nghiệp theo chiều sâu.

18


KẾT LUẬN
Giai đoạn từ năm 2011-2015, 2016-2020 và tầm nhìn đến năm 2025 do
những yếu tố môi trường bên trong và bên ngoài tiếp tục thay đổi ảnh hưởng đến
chuyển đổi cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế. Vì vậy, tỉnh
Hậu Giang cần định ký 6 tháng đánh giá sự biến đổi đó để tiếp tục bổ sung giải
pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế cho
phù hợp từng thời kỳ, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả, nâng cao năng lực
cạnh tranh.
Về cơ cấu kinh tế giai đoạn từ 2011-2015 phát triển nông nghiệp là nền
tảng đề phát triển công nghiệp chế biến, thương mại, dịch vụ. Giai đoạn 2016
đến năm 2020 và tầm nhìn 2025 chuyển từng bước từ nông nghiệp là nền tảng
sang phát triển Công nghiệp-Dịch vụ-Nông nghiệp, trong đó công nghiệp, dịch
vụ là trụ cột để phát triển nông nghiệp bền vững.
Đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các lĩnh vực tỉnh
đang ưu tiên đầu tư thông qua việc tổ chức rà soát, xây dựng và triển khai áp
19


dụng nghiêm hệ thống quy định các yêu cầu bắt buộc về công nghệ, chuyển giao
công nghệ, thu hút và đào tạo kỹ năng cho người lao động Việt Nam, bảo vệ môi
trường, khuyến khích thu hút các dự án đầu tư, hình thành mạng lưới liên kết sản
xuất, kinh doanh, các ngành công nghiệp hỗ trợ để hình thành chuỗi giá trị.
Tiếp tục tổ chức lại hệ thống doanh nghiệp theo hướng khuyến khích nâng
cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Tiếp tục cải cách các
chính sách, thủ tục hành chính để tạo môi trường thuận lợi nhất cho phát triển

sản xuất, kinh doanh, có chính sách khuyến khích việc ứng dụng tiến bộ công
nghệ vào sản xuất kinh doanh và đào tạo, sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực.
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu thực tế của kinh tế
tỉnh, khuyến khích phát triển các hình thức liên kết hợp tác giữa các trường đại
học, cơ quan, tổ chức nghiên cứu và doanh nghiệp để đáp ứng yêu cầu nguồn
nhân lực và khoa học công nghệ phục vụ sản xuất, kinh doanh trên địa bàn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] UBND tỉnh Hậu Giang (2011), Quyết định số 1306/QĐ-UBND ngày
12/08/2011 của UBND tỉnh Hậu Giang phê duyệt Kế hoạch phát triển đô thị trên
địa bàn tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2011-2020.
[2] UBND tỉnh Hậu Giang (2013), Phê duyệt kế hoạch số 24/KH-UBND thực
hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 của Chính phủ về một số giải
pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ
xấu.
[3] Sở KH&ĐT (2020), Quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Hậu Giang đến
năm 2020.
[4] Sở Kế hoạch và Đầu tư (20012), Báo cáo quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội
đến năm 2020.
[5] Khu công nghiệp Sông Hậu (2012), Báo cáo tình hình hoạt động của Khu
công nghiệp Sông Hậu, giai đoạn 1 (huyện Châu Thành) tháng 12- 2012.

20


[6] KCN Tân Phú Thạnh (2013), Báo cáo giai đoạn 1 (huyện Châu Thành A)
tháng 12- 2013.

21




×