Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐỀ TÀI CẤP TỈNH CHUYÊN ĐỀ 11 SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH HẬU GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.76 KB, 25 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HẬU GIANG
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
ĐỀ TÀI CẤP TỈNH

CHUYÊN ĐỀ 11
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU VỐN ĐẦU TƯ
CỦA HẬU GIANG GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2005-2010
VÀ NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU ĐẦU TƯ THEO HƯỚNG CẠNH TRANH
GIAI ĐOẠN 2011-2015, 2016-2020 VÀ TẦM NHÌN 2025

Cơ quan chủ trì: TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
Chủ nhiệm đề tài: PGs.Ts. ĐÀO DUY HUÂN
Người thực hiện: VÕ DOÃN DỤNG
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hậu Giang

HẬU GIANG - NĂM 2013


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Mục lục............................................................................ii
Danh sách bảng................................................................iv
MỞ ĐẦU..................................................................................................................... 1
1. Sự cần thiết nghên cứu của đề tài.......................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu...........................................................................................1
2.1. Mục tiêu chung...........................................................................................1
2.2. Mục tiêu cụ thể...........................................................................................1


3.Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................1
3.1.Phương pháp thu thập dữ liệu......................................................................1
3.2.Phương pháp phân tích................................................................................2
4.Phạm vi nghiên cứu.............................................................................................2
4.1.Giới hạn nội dung nghiên cứu.....................................................................2
4.2.Giới hạn vùng nghiên cứu...........................................................................2
4.3.Giới hạn thời gian nghiên cứu.....................................................................2
5.Bố cục của đề tài..................................................................................................2
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN....................................................................................3
1. Đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu vốn đầu tư của Hậu Giang giai đoạn từ
năm 2005 - 2010..................................................................................................3
1.1. Quy mô và cơ cấu vốn đầu tư.....................................................................3
1.2. Hiệu quả đầu tư..........................................................................................5
1.3. Cơ cấu nguồn thu.......................................................................................6
1.4. Cơ cấu chi..................................................................................................7
2. Giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu đầu tư theo hướng cạnh tranh giai đoạn
2011- 2015, 2016-2020 và tầm nhìn 2025...........................................................8
2.1. Dự kiến huy động các nguồn vốn...............................................................8
2.2. Cơ cấu thu-chi-dự phòng............................................................................9
2.3. Giải pháp huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn............................10
2.4. Giải pháp huy động vốn trong nước...........................................................11
2.4.1. Đối với vốn ngân sách tập trung........................................................11
2.4.2. Đối với nguồn vốn tín dụng...............................................................12
ii


2.5. Giải pháp huy động vốn nước ngoài...........................................................12
2.5.1. Đối với nguồn vốn ODA....................................................................12
2.5.2. Đối với nguồn vốn FDI......................................................................13
2.5.3. Đối với các nguồn vốn khác...............................................................14

3. Hoàn thiện các chính sách..................................................................................15
3.1. Chính sách ưu đãi đầu tư............................................................................15
3.2. Chính sách đất đai......................................................................................16
3.3. Chính sách ưu đãi về vốn tín dụng.............................................................16
3.4. Chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật..................................17
4. Các chương trình mục tiêu đầu tư các dự án trọng điểm.....................................17
KẾT LUẬN................................................................................................................. 20
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................21

DANH SÁCH BẢNG
iii


Bảng

Tựa bảng

Trang

1

Cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội (theo giá thực tế)

3

2

Cơ cấu vốn đầu tư theo huyện-thị-thành phố

4


3

Chỉ số ICOR và GDP/vốn đầu tư của tỉnh Hậu Giang

5

4

Tổng thu trên địa bàn tỉnh Hậu Giang

6

5

Cơ cấu chi ngân sách trên địa bàn tỉnh Hậu Giang

7

6

Cơ cấu thu-chi trên địa bàn tỉnh Hậu Giang

7

7

Dự kiến tổng vốn đầu tư toàn xã hội của Hậu Giang

8


8

Dự kiến các chi tiêu ngành tài chính

9

iv


MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết nghiên cứu của đề tài
Thời gian qua, Hậu Giang đã thu được được nhiều kết quả tích cực trong
tăng trưởng kinh tế 12,4%/năm. Các sản phẩm của Hậu Giang dần được khẳng
định trên thị trường trong nước và xuất khẩu, sử dụng VA được cân đối, tỷ lệ thất
nghiệp thấp, năng lực cạnh tranh tăng lên, dịch vụ phát triển nhanh. Sở dĩ có kết
quả trên là do đầu tư vốn cho kinh tế-xã hội hợp lý. Tuy nhiên, Hậu Giang vẫn còn
những khó khăn trong bước tiến mới đó là năng lực cạnh tranh của các doanh
nghiệp còn thấp, lực lượng lao động chất lượng chưa cao, tỷ lệ lao động qua đào
tạo thấp, qui mô các sở sản xuất nhỏ, du lịch có tiềm năng song chưa được phát
huy, nguồn thu thấp, đang phải nhờ vào sự chi viện Trung ương. Vì vậy, việc “Đánh
giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu vốn đầu tư của Hậu Giang giai đoạn từ năm
2005-2010 và nghiên cứu đề xuất các giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu đầu
tư theo hướng cạnh tranh giai đoạn 2011-2015, 2016-2020 và tầm nhìn 2025” là
rất cần thiết.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá tổng quát cơ cấu vốn đầu tư tỉnh Hậu Giang giai đoạn từ năm
2005 đến năm 2010 và nghiên cứu đề xuất các giải pháp thúc đẩy thu hút vốn
đầu tư theo hướng tăng năng suất, hiệu quả và nâng cao năng lực cạnh tranh cho

kinh tế Hậu giang giai đoạn 2011-2015, 2016-2020 và tầm nhìn 2025.
2.2. Mục tiêu cụ thể
(1) Đánh giá hiện trạng cơ cấu vốn đầu tư tỉnh Hậu Giang giai đoạn từ
năm 2005 đến năm 2010.
(2) Đề xuất các giải pháp thúc đẩy thu hút vốn đầu tư theo hướng tăng
năng suất, hiệu quả và nâng cao năng lực cạnh tranh cho kinh tế Hậu giang giai
đoạn 2011-2015, 2016-2020 và tầm nhìn 2025.
3. Phương pháp nghiên cứu
3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ kết quả đã xử lý và công bố chính thức
có liên quan đến cơ cấu vốn đầu tư tỉnh Hậu Giang do Cục Thống kê, sở Kế
hoạch và Đầu tư, sở Công thương và các sở khác của Hậu Giang, Trung tâm
nghiên cứu Miền Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cung cấp từ năm 2005-2010.
1


3.2. Phương pháp phân tích
- Mục tiêu 1: phương pháp thống kê và phương pháp so sánh được vận
dụng nghiên cứu trong đề tài để đánh giá hiện trạng cơ cấu vốn đầu tư tỉnh Hậu
Giang giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2010.
- Mục tiêu 2: sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp. Tổng hợp các kết
quả đã phân tích ở mục tiêu 1 làm cơ sở đề xuất các giải pháp thúc đẩy thu hút
vốn đầu tư theo hướng tăng năng suất, hiệu quả và nâng cao năng lực cạnh tranh
cho kinh tế Hậu giang giai đoạn 2011-2015, 2016-2020 và tầm nhìn 2025.
4. Phạm vi nghiên cứu
4.1. Giới hạn nội dung nghiên cứu
- Phân tích, khái quát chuyển dịch cơ cấu vốn đầu tư tỉnh Hậu Giang giai
đoạn từ năm 2005 đến năm 2010.
- Nguyên nhân thành công và hạn chế về thu hút và sử dụng vốn đầu tư
những năm qua.

- Dự báo nhu cầu vốn và đề xuất giải pháp thúc đẩy thu hút vốn và sử
dụng vốn phục vụ tốt cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mô hình kinh tế tỉnh Hậu
Giang theo hướng tăng năng suất, hiệu quả và nâng cao năng lực cạnh tranh đến
năm 2020 và tầm nhìn 2025.
4.2. Giới hạn vùng nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu trong phạm vi tỉnh Hậu Giang
4.3. Giới hạn thời gian nghiên cứu
- Thời gian thực hiện đề tài: từ 07/2012 đến 10/2012
- Thời gian của dữ liệu thứ cấp: giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2010
5. Bố cục của đề tài
Ngoài tài liệu tham khảo, bố cục của đề tài gồm 3 phần:
- Mở đầu
- Kết quả và thảo luận
- Kết luận

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
2


1. Đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu vốn đầu tư của Hậu Giang giai
đoạn từ năm 2005-2010
1.1.

Quy mô và cơ cấu vốn đầu tư

Tổng mức đầu tư toàn xã hội của Hậu Giang thời gian qua liên tục tăng,
năm 2004 khi mới thành lập tỉnh, tổng mức đầu tư (theo giá thực tế) đạt
khoảng 1.833,5 tỷ đồng, đến năm 2005 đạt 2.100 tỷ đồng và năm 2010 lên tới
8.110 tỷ đồng. Đặc điểm cơ cấu đầu tư của tỉnh từ 2004 đến 2010 như sau:
Bảng 1: Cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội (theo giá thực tế)

Chỉ tiêu
A-Tổng mức đầu tư
a-Phân theo hình thức quản lý
- Trung ương quản lý
So tổng mức ĐT
- Địa phương quản lý
So tổng mức ĐT
- Đầu tư nước ngoài – FDI
So tổng mức ĐT
b-Phân theo cấu thành
- Xây lắp
So tổng mức ĐT
- Lắp đặt trang thiết bị
So tổng mức ĐT
- Đầu tư khác
So tổng mức ĐT
c-Phân theo nguồn vốn
1. Ngân sách nhà nước
So tổng mức ĐT
TĐ: - Trung ương
So vốn ngân sách
- Địa phương
So vốn ngân sách
2. Vốn vay
So tổng mức ĐT
3. Vốn của các DNNN
So tổng mức ĐT
4. Đầu tư trực tiếp nước ngoài
So tổng mức ĐT
5. Vốn khác

So tổng mức ĐT
B-Tổng GTTSCĐ mới tăng
So tổng mức ĐT

ĐVT

2005

2008

2009

2010

2011

Tỷ đồng

2100,0

6221,3

7680,7

8105,6

9631,0

Tỷ đồng
%

Tỷ đồng
%
Tỷ đồng
%

426,0
20,3
1674,1
79,7
-

992,0
15,9
2935,0
47,2
2295,0
36,8

2326,0
30,3
4738,0
61,7
617,0
8,0

2369,0
29,2
5488,0
67,7
249,0

3,1

1510,0
15,7
8071,0
83,8
50,0
0,5

Tỷ đồng
%
Tỷ đồng
%
Tỷ đồng
%

1295,8
61,7
206,0
9,8
598,3
28,5

961,0
15,4
272,0
4,4
4988,0
80,2


1800,0
23,4
462,0
6,0
5418,0
70,5

2000,0
24,7
488,0
6,0
5618,0
69,3

2257,0
23,4
513,7
5,3
6861,0
71,2

Tỷ đồng
%
Tỷ đồng
%
Tỷ đồng
%
Tỷ đồng
%
Tỷ đồng

%
Tỷ đồng
%
Tỷ đồng
%
Tỷ đồng
%

871,1
41,5
426,0
48,9
445,2
51,1
3,5
0.2
52,3
2,5
1173,1
55,9
561,2
26,7

1258,4
20,2
991,5
78,8
266,9
21,2
2,1

0,03
250
4,0
2300,0
36,9
2410,7
38,8
1820,7
29,3

3005,5
39,1
2325,8
77,4
679,8
22,6
148,8
2,0
295,7
3,8
617,3
8,0
3613,4
47,0
2247,8
29,3

3288,2
40,5
2369,0

72,0
919,2
28,0
45,0
0,6
750,0
9,2
248,5
3,0
3774,0
46,5
2372,3
29,3

2773,1
28,8
1509,6
54,4
1263,5
45,6
132,4
1,4
1000,0
10,4
50,0
0,5
5675,5
58,9

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Hậu Giang đến năm 2011.


Tổng giá trị tài sản cố định mới tăng trong đầu tư so với vốn đầu tư xã hội
mới dao động khoảng 26-29%. Điều này chứng tỏ phần xây dựng cơ bản cho
3


các công trình còn ít, chưa tạo được nền móng cho phát triển. Ở nhiều nước,
tổng giá trị TSCĐ tăng thêm trong đầu tư khá (40-60%), nếu tính riêng trong
đầu tư xây dựng cơ bản tới 80 - 90% (Việt Nam hiện nay mới 60-70%). Như
vậy, tăng cao tỷ lệ TSCĐ mới tăng trong đầu tư xã hội nói chung và đầu tư xây
dựng cơ bản nói riêng là nhằm tạo ra các tiềm lực mới để tạo tiền đề cho phát
triển các bước tiếp theo.
Đầu tư theo lãnh thổ, tập trung lớn nhất ở TP. Vị Thanh tổng đầu tư 5 năm
(2006-2010) chiếm khoảng 28,3% tổng đầu tư toàn tỉnh; đến huyện Châu Thành,
Long Mỹ, Vị Thủy, Châu Thành, Châu Thành A; thấp nhất là thị xã Ngã Bảy, chỉ
khoảng 6,8% tổng mức đầu tư 5 năm của tỉnh. Tổng đầu tư nước ngoài vào
huyện Châu Thành 5 năm là 3120 tỷ đồng, chiếm 98% tổng đầu tư trên địa bàn
tỉnh. Ngoài Châu Thành là Phụng Hiệp và Long Mỹ cũng có đầu tư trực tiếp
nước ngoài, song quy mô rất nhỏ.
Bảng 2: Cơ cấu vốn đầu tư theo huyện-thị-thành phố
Các chỉ tiêu

ĐVT

2006

2007

2008


2009

2010

2011

Tổng
2006-2010

Tổng đầu tư XH (giá th/tế)

Tỷ Đ

1-Thành phố Vị Thanh

Tỷ Đ

635,5

705,4

So tổng ĐT

%

25,5

25,3

20,2


32,0

32,8

45,6

28,3

Tỷ Đ

211,0

233,5

300,8

517,9

590,5

587,6

1.853,7

%

8,5

8,4


4,8

6,7

7,3

6,1

6,8

Tỷ Đ

254,3

278,4

362,6

624,2

705,6

761,5

2.225,1

So tổng ĐT

%


10,2

10,0

5,8

8,1

8,7

7,9

8,2

4-Huyện Châu Thành

Tỷ Đ

281,9

329,9

995,8

790,6

5.596,5

%


11,3

11,8

43,4

16,8

12,3

8,2

20,5

Tỷ Đ

11,5

2295,1

599,7

213,5

50,0

3.119,8

So ĐT huyện


%

3,5

85,1

46,4

21,4

6,3

5-Huyện Phụng Hiệp

Tỷ Đ

338,3

376,2

478,8

837,2

954,7

988,6

2.985,2


%

13,6

13,5

7,7

10,3

10,9

2-Thị xã Ngã Bảy
So tổng ĐT
3-Huyện Châu Thành A

So tổng ĐT
TĐ đầu tư nước ngoài (FDI)

So tổng ĐT
TĐ đầu tư nước ngoài (FDI)
So ĐT huyện
6-Huyện Vị Thúy

2.493,5 2.790,1 6.221,3 7.680,7 8.105,6 9.631,0 27.291,2
1.258,9 2.456,4 2.659,5 4.395,7

2.697,1 1.291,8


10,9

11,8

Tỷ Đ

16,0

25,0

%

1,9%

2,6%

Tỷ Đ

365,1

405,3

551,7

975,0

So tổng ĐT

%


14,6

14,5

8,9

12,7

7-Huyện Long Mỹ

Tỷ Đ

407,4

461,4

571,4

978,2

%

16,3

16,5

9,2

12,7


13,7

Tỷ Đ

0

12,1

5,0

1,6

5,0

%

0,0

2,6

0,9

0,2

0,5

So tổng ĐT
TĐ đầu tư nước ngoài - FDI
So ĐT huyện


41,0

1.091,1 1.026,9
13,5

7.715,7

10,7

1.108,4 1.080,1
11,2

3.388,2
12,4
3.526,8
12,9
23,7

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Hậu Giang đến năm 2011.

1.2.

Hiệu quả đầu tư

Trong bản quy hoạch tỉnh xây dựng năm 2006, ước tính chỉ số ICOR các
năm chưa thành lập tỉnh (đây là tính toán số liệu theo ranh giới của tỉnh khi còn
4


nằm trong tỉnh Cần Thơ), thời kỳ 1996-2000 đạt 1,71, thời kỳ 2001-2005 đạt

2,36. Thời kỳ sau khi thành lập tỉnh (thời kỳ 2006-2010), tính toán và ước tính
trên cơ sở số liệu thống kê của Cục thống kê Hậu Giang đạt 3,8.
Xét đơn thuần về lý thuyết, ICOR càng cao thì hiệu quả càng thấp. Tuy
nhiên, hiệu quả xét qua hệ số ICOR còn phụ thuộc vào tính chất đầu tư (tập
trung đầu tư vào công nghiệp, nông nghiệp hay kết cấu hạ tầng...), qua phân tích
quá trình phát triển kinh tế Hậu Giang cho thấy sở dĩ ICOR những năm trước
2005 thấp là do đầu tư giai đoạn này chủ yếu cho nông nghiệp, đến giai đoạn
2006-2010, hệ số ICOR tăng cao hơn (3,8 so với 2,36 thời kỳ 2001-2005) là do
đã bắt đầu đầu tư vào công nghiệp, đặc biệt là đầu từ mạnh vào kết cấu hạ tầng.
Để bổ sung cho chỉ số ICOR, trong xem xét hiệu quả có thể tính toán chỉ số
GDP/vốn đầu tư phân tích. Chỉ số GDP/vốn đầu tư cho biết 1 đồng vốn có thể
làm ra bao nhiêu giá trị GDP, như vậy GDP/vốn đầu tư càng cao thì càng hiệu
quả, hệ số này ngược với chỉ số ICOR.
Bảng 3: Chỉ số ICOR và GDP/vốn đầu tư của tỉnh Hậu Giang
Các chỉ tiêu

2006

2007

2008

2009

2010

Tổng

2.493,5


2.790,1

6.221,3

7.680,7

8.105,6

27.291,2

-Vốn đầu tư KT nhà nước

833,2

981,4

1.258,4

3.005,5

3.288,2

9.366,7

-Vốn đầu tư KT ngoài NN

1.660,3

1.808,7


4.962,9

4.675,2

4.817,4

17.924,5

2-Tổng GDP (Tỷ đ-giá thực tế)

6.191,4

7.523,8

8.702,2

10.255,6

11.903,7

952,7

1.224,1

1.337,5

1.588,7

2.024,6


5.238,7

6.299,7

7.364,7

8.666,9

9.879,1

-

-

-

-

-

3,8

- ICOR KT nhà nước

-

-

-


-

-

5,9

- ICOR KT ngoài nhà nước

-

-

-

-

-

3,4

2,5

2,7

1,4

1,3

1,5


-GDP/Đầu tư nhà nước

1,1

1,2

1,1

0,5

0,6

-GDP/Đầu tư ngoài nhà nước

3,2

3,5

1,5

1,9

2,1

1-Tổng đầu tư (Tỷ đ-giá thực tế)

-GDP kinh tế nhà nước
-GDP kinh tế ngoài nhà nước
3-ICOR


4-GDP/vốn

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Hậu Giang đến năm 2011.

Chỉ số ICOR của kinh tế nhà nước trong tỉnh cao, thời kỳ 2006-2010 tới
5,9 (phải đầu tư 5,9 đồng để có được 1 đồng GDP tăng thêm) điều này chứng tỏ
đầu tư của khu vực nhà nước tập trung vào kết cấu hạ tầng, công nghiệp là
những ngành có chỉ số ICOR cao, đây là hướng đầu tư đúng, bởi lẽ đầu tư của
khu vực kinh tế nhà nước không chỉ đầu tư vào các ngành thu lợi nhuận cao,
hiệu quả nhanh mà cần đầu tư vào kết cấu hạ tầng, vào một số ngành công
nghiệp quan trọng, tuy hiệu quả kinh tế phát huy chậm những là những ngành
5


tạo cơ sở, tạo tiền đề thúc đẩy các thành phần kinh tế khác phát triển. Khu vực
kinh tế ngoài nhà nước có chỉ số ICOR thấp hơn, chỉ 3,4 (đầu tư 3,4 đồng để có
được 1 đồng GDP tăng thêm), điều này thể hiện các nhà đầu tư nhân, hộ gia đình
chủ yếu chỉ đầu tư vào nông nghiệp, công nghiệp chế biến, thương mại, dịch vụ
là những ngành đầu tư ít vốn hơn, thu lợi nhuận nhanh hơn.
Với tính chất đầu tư của khu vực nhà nước và ngoài nhà nước như nếu
trên nên chỉ số GDP/vốn của khu vực nhà nước chỉ khoảng 1,0 (1 đồng vốn đầu
tư tạo ra được 1,0 đồng GDP), trong khi đó khu vực ngoài nhà nước GDP/đầu tư
đạt 2,1 (1 đồng vốn đầu tư tạo ra được 2,1 đồng GDP).
Nhìn chung, GDP/vốn đầu tư và ICOR của Hậu Giang tương đương với
mức chung của cả nước các năm vừa qua, chẳng hạn GDP/vốn của cả nước các
năm từ 2005-2007 đạt khoảng 1,8 và ICOR khoảng 4-5. Theo các chuyên gia
nước ngoài, với mức ICOR như trên thực sự chưa hiệu quả, vì ICOR các nước
chỉ dao động trong khoảng 3,5-4, thậm chí Đài Loan từ 1960-1970 đạt 2,4.
1.3.


Cơ cấu nguồn thu

Đơn vị: Tỷ

Bảng 4: Tổng thu trên địa bàn tỉnh Hậu Giang

đồng
Chỉ tiêu

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011

Tổng thu trên địa bàn

1.359

2.304

2.460


2.377

3.187

4.994

4.995

a.Thu từ kinh tế trung ương

13,5

9,9

14,3

15,3

29,4

29,8

39,0

b.Thu từ kinh tế địa phương

650

909


781

1.171

1.713

2.007

2.236

1-Thu từ kinh tế nhà nước

23,6

30,3

43,0

27,3

41,8

72,3

58,0

2-Thuế tiêu thụ CN, th.nghiệp
và dịch vụ ngoài quốc doanh


62,2

70,4

99,5

126,5

126,0

240,0

347,8

3-Thuế sử dụng đất NN

0,15

0,18

0,13

0,12

0,16

0,12

0,11


4-Thuế thu nhập

8,2

15,1

19,9

19,2

36,1

93,2

110,5

5-Thuế khác

9,4

11,4

14,4

17,5

5,6

7,0


7,5

6-Thu khác

546

782

604

980

1.503

1.595

1.712

c.Thu từ KV có VĐT n.ngoài

0,09

0,13

0,59

0,55

0,52


3,6

-

d. Trợ cấp từ trung ương

695

1.385

1.664

1.191

1.446

2.953

2.720

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Hậu Giang đến năm 2011.

1.4.

Cơ cấu chi

Bảng 5: Cơ cấu chi ngân sách trên địa bàn tỉnh Hậu Giang

ĐVT


: Tỷ

đồng
6


Chỉ tiêu

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011

1.219

2.245

2.402

2.887


3.003

4.873

4.915

559

591

517

623

798

799

839

45,9

26,3

21,5

21,6

26,6


16,4

17,1

Chi XDCB tập trung

558

591

517

623

798

799

839

b-Chi thường xuyên

475

612

753

932


1.185

1.401

1.641

38,9

27,3

31,4

32,3

39,5

30,3

33,4

c-Nộp vào ngân sách TW

0,50

0,03

0,20

0,10


-

-

d-Chi khác

185

1.042

1.132

1.331

1.019

2.666

2.435

15,1

46,4

47,1

46,1

34,0


54,7

49,5

Tổng chi NS trên địa bàn
a-Chi đầu tư phát triển
So với tổng chi (%)

So với tổng chi (%)

So với tổng chi (%)

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Hậu Giang đến năm 2011.

Tổng chi ngân sách trên địa bàn tỉnh tăng nhanh từ 1.219 tỷ đồng năm
2005, đến 2010 chi 4.873 tỷ đồng. Trong cơ cấu các khoản chi, chi đầu tư phát
triển có xu hướng giảm từ 45,9% năm 2005, năm 2010 còn khoảng 16,4%; chi
thường xuyên cũng giảm nhẹ từ 38,9% năm 2005, còn 30,3% vào năm 2010.
Trong cơ cấu chi thường xuyên, lớn nhất là chi cho sự nghiệp giáo dụcđào tạo (16,1%), chi quản lý hành chính (4,6%), chi sự nghiệp y tế (3,2%), còn
lại các khoản chi khác đều dưới 2%.
Bảng 6: Cơ cấu thu-chi trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
Chỉ tiêu

ĐVT: Tỷ đồng

2005

2006

2007


2008

2009

2010

2011

1.359

2.304

2.460

2.377

3.187

4.994

4.995

Tổng chi NS trên địa bàn 1.219

2.245

2.402

2.887


3.003

4.873

4.915

102,6

102,4

82,3

106,2

102,5

101,6

Tổng thu trên địa bàn

Thu/chi (%)

111,4

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Hậu Giang đến năm 2011.

Qua số liệu thu-chi trên địa bàn, tỷ lệ thu/chi giảm dần từ 1,11 năm 2005
còn 1,03 vào năm 2010.


2. Giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu đầu tư theo hướng cạnh tranh
giai đoạn 2011-2015, 2016-2020 và tầm nhìn 2025

7


2.1.

Dự kiến huy động các nguồn vốn

Để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế của tỉnh Hậu Giang bình quân
thời kỳ 2011-2015 là 15-16% năm, thời kỳ 2016-2020 là 16-17%/năm. Dự tính
tổng vốn đầu tư (theo giá thực tế) các giai đoạn như sau: thời kỳ 2011-2015
khoảng 60.409 tỷ đồng; thời kỳ 2016-2020 khoảng 173.299 tỷ đồng.

Dự kiến tổng vốn đầu tư toàn xã hội
của Hậu Giang

Bảng 7:

Các chỉ tiêu

ĐVT

2006-2010

2011-2015

2016-2020


Tỷ đồng

29.447

60.409

173.299

Tỷ đồng

7.324

4.565

7,061

%

24,9

7,6

4,1

Tỷ đồng

11.299

28.360


79,041

%

38,4

46,9

45,6

Tỷ đồng

10.824

27,484

87,198

%

36,8

45,5

50,3

2. Chia theo trong và ngoài nước

29.447


60.409

173.299

Vốn trong nước

25.247

37.454

112.644

85,7

62

65

4.200

22.956

60.655

14,3

38

35


29.447

60.409

173.299

Tỷ đồng

6.184

11.478

34.660

%

21

19

20

Tỷ đồng

19.063

25.976

77.984


%

64,7

43

45

Tỷ đồng

4.200

22.956

60.655

%

14,3

38

35

Tổng vốn (giá thực tế)
1. Chía theo khu vực
Khu vực I
So với tổng vốn
Khu vực II
So với tổng vốn

Khu vực III
So với tổng vốn

So với tổng vốn

%

Vốn ngoài nước
So với tổng vốn

%

3. Chia theo thành phân
Kinh tế Nhà nước
So với tổng vốn
Kinh tế ngoài Nhà nước
So với tổng vốn
Khu vực có vốn DT nước ngoài
So với tổng vốn

Nguồn: Kế hoạch 5 năm 2011 - 2015, tính toán TTNCMN, Bộ KH&ĐT.

Trong đó, vốn đầu tư phân vào các khu vực như sau:
8


- Thời kỳ 2011-2015: Khu vực I, khoảng 4.565 tỷ đồng, Khu vực II:
18.360 tỷ đồng, khu vực III: 27.484 tỷ đồng;
- Thời kỳ 2016-2020: Khu vực I: 7.061 tỷ đồng, khu vực II: 79.041 tỷ
đồng và khu vực III: 87.198 tỷ đồng.

- Thời kỳ 2006-2010: nguồn vốn trong nước chiếm 85,7%. Theo chủ
trương chung của nhà nước coi “nguồn vốn trong nước là quyết định, vốn nước
ngoài là quan trọng”, đẩy mạnh thu hút vốn nước ngoài, đến thời kỳ 2011-2015
có nguồn trong nước khoảng 62%, và vốn đầu tư nước ngoài khoảng 38% (hiện
nay cả nước tỷ lệ này là 60-65% trong nước và 45-40% nước ngoài), đến thời kỳ
2016-2020 giữ tỷ lệ vốn trong nước 65% và nước ngoài là khoảng 35%. Đối với
nguồn vốn trong nước, từ nay đến 2020 vẫn tập trung vào khuyến khích khu vực
ngoài nhà nước, huy động các nguồn vốn ngoài nhà nước đến 2020 vẫn giữ
khoảng 45%, vốn nhà nước khoảng 20% và vốn đầu tư nước ngoài là 35%.
2.2.

Cơ cấu thu-chi-dự phòng

Tiếp tục tăng nguồn thu phục vụ cho phát triển nhanh nền kinh tế tỉnh. Dự
kiến đến 2015 tổng thu tính theo giá thực tế đạt khoảng 5.000 tỷ đồng, năm 2020
đạt khoảng 12.000 tỷ đồng. Tiếp thục tăng nguồn thu ở các khoản thu ngoài
quốc doanh, thuế sử dụng đất nhà nước, thuế nhà đất, thu phí và lệ phí, thu kết
dư ngân sách, thu tín phiếu kho bạc Nhà nước, các khoản thu quản lý qua ngân
sách Nhà nước và thu khác.
Bảng 8: Dự kiến các chi tiêu ngành tài chính
Chỉ tiêu

ĐVT: Tỷ đồng
2010

2015

2020

1-Tổng thu trên địa bàn


3.625

5.000

12.000

2-Tổng chi NS trên địa bàn

3.526

4.998

8.000

1.437

2.911

4.700

40,8

58,2

58,7

11.904

29.810


62.700

30,5

16,8

19,1

Trong đó: Chi đầu tư phát triển
So với tổng chi (%)
3-Tổng GDP
Thu/Tổng GDP (%)

Nguồn: Kế hoạch 5 năm 2011 - 2015, tính toán TTNCMN, Bộ KH&ĐT.

Cơ cấu chi: Tăng tỷ lệ chi cho đầu tư phát triển, từ 40,8% năm 2010 lên
58,2% năm 2015 và 58,7% năm 2020. Giảm tương đối tỷ lệ chi thường xuyên
tương ứng, thực hành tiết kiệm chi tiêu, thực hiện chính sách thu hợp lý. Tuy
9


nhiên vẫn cần đảm bảo nâng cao mức chi cho giáo dục-đào tạo (18-20%), sự
nghiệp y tế (5-6%), chi quản lý hành chính (5-6%), các chi khác giữ khoảng trên
dưới 2%.
Dự phòng: tiến tới tổng chi nhỏ hơn tổng thu để từ năm 2015 có một tỷ lệ
tiền tệ dự phòng, dự kiến khoảng 1-2% tổng thu.
2.3.

Giải pháp huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn


Xác định các công trình, các địa bàn ưu tiên và quy mô ưu tiên để kêu gọi
vốn đầu tư của mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước vào phát triển sản
xuất kinh doanh tại tỉnh Hậu Giang. Tổ chức điều tra các nguồn vốn có khả năng
huy động trong dân của tỉnh để có kế hoạch huy động kịp thời.
Sử dụng vốn đầu tư đúng mục đích theo dự án thông qua đấu thầu, giảm
tình trạng lãng phí, thất thoát vốn nhất là trong khâu thi công xây dựng. Lồng
ghép có hiệu quả các chương trình, dự án đang triển khai trên địa bàn tỉnh để
nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư.
Xây dựng và thực hiện quỹ đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng,
nhất là đối với các vùng nông thôn trong tỉnh. Sử dụng quỹ đất hợp lý để tạo vốn
xây dựng các công trình hạ tầng đô thị.
Nâng cao chất lượng và đổi mới các hoạt động tài chính ngân hàng trong
tỉnh. Tạo các cơ chế phù hợp để mở rộng hình thức tự bổ sung vốn của các
doanh nghiệp và thu hút các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân và vốn đầu tư nước
ngoài. Khuyến khích các ngân hàng, các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước
mở chi nhánh hoặc văn phòng đại diện trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. Đơn giản
hóa các thủ tục cấp phát nhằm cải thiện môi trường vốn đầu tư.
Tăng cường việc huy động các hình thức lao động nghĩa vụ (theo luật
định) để xây dựng các công trình hạ tầng nông thôn, nhất là các công trình giao
thông, thủy lợi, y tế, giáo dục và các công trình phúc lợi khác...
Tiến hành tuyên truyền, quảng bá các thế mạnh của tỉnh Hậu Giang,
quảng bá vị trí, vai trò và khả năng thu hút đầu tư vào các KCCNTT, các Khu du
lịch trọng điểm, Khu thương mại lớn... Có chính sách khuyến khích (chính sách
về đất đai, hỗ trợ vốn...) đối với các doanh nghiệp đầu tư xây dựng hạ tầng các
KCCNTT, Khu vui chơi giải trí, hệ thống chợ… trên địa bàn tỉnh (đặc biệt đầu
tư vào các chợ đầu mối). Khai thác sử dụng quỹ đất hợp lý để tạo vốn xây dựng
hạ tầng cho các KCCNTT.
10



2.4.

Giải pháp huy động vốn trong nước

2.4.1. Đối với vốn ngân sách tập trung
Nguồn vốn ngân sách tập trung bao gồm cả ngân sách địa phương và ngân
sách Trung ương thông qua các dự án, chương trình mục tiêu của Chính phủ
nhằm tạo điều kiện phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm an ninh quốc phòng trên
địa bàn tỉnh Hậu Giang. Đây là nguồn vốn hết sức quan trọng, nhất là đối với
tỉnh, có tác dụng định hướng và tạo môi trường thuận lợi trong việc huy động
các nguồn đầu tư của các thành phần kinh tế khác trong và ngoài nước cho phát
triển kinh tế-xã hội của tỉnh Hậu Giang.
Để đảm bảo nguồn vốn này, một mặt chính quyền các cấp trong tỉnh và
các huyện, thị cần quan tâm dành nguồn vốn ngân sách và tín dụng ưu đãi hỗ trợ
đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của địa phương,
mặt khác các huyện trong tỉnh cần tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao
và có các biện pháp khuyến khích tiết kiệm cho đầu tư phát triển để tăng tỷ lệ
tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế của huyện.
Cùng với ngân sách Trung ương, của tỉnh, các huyện trong tỉnh Hậu
Giang cần đẩy mạnh sản xuất kinh doanh và có các biện pháp nuôi dưỡng nguồn
thu để tăng thu ngân sách trên địa bàn. Quản lý, giám sát chặt chẽ các nguồn thu
chi, thực hiện thu chi hợp lý để đảm bảo vốn cho đầu tư phát triển. Thực hiện
triệt để tiết kiệm để sử dụng có hiệu quả và tăng tích luỹ đầu tư từ ngân sách của
tỉnh, của huyện. Lồng ghép có hiệu quả các chương trình mục tiêu, các chương
trình quốc gia trên từng địa bàn huyện, xã. Mở rộng việc huy động vốn thông
qua phát hành trái phiếu, công trái kho bạc để huy động vốn cho xây dựng kết
cấu hạ tầng trong trong tỉnh, đóng góp vào tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu
kinh tế.
Tăng cường công tác quản lý đầu tư, quản lý thu chi ngân sách, đảm bảo

huy động đúng mức các nguồn thu từ các thành phần kinh tế theo chính sách
thuế hiện hành. Tiếp tục cải cách cơ chế chi ngân sách địa phương theo hướng
giảm tỷ trọng chi thường xuyên, tăng dần chi ngân sách cho đầu tư phát triển.
Thực hiện tốt các biện pháp thanh tra, kiểm tra, giám sát đầu tư; nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực trong quản lý đầu tư, quản lý xây dựng để tránh thất thoát,
lãng phí, nhất là trong khâu xây dựng cơ bản.

11


2.4.2. Đối với nguồn vốn tín dụng
Áp dụng chính sách hỗ trợ tài chính, tín dụng thông qua sự can
thiệp của Nhà nước vào thị trường bằng công cụ lãi suất tín dụng, hướng
luồng vốn chảy vào các ngành, các lĩnh vực ưu tiên trong quá trình phát triển
của tỉnh Hậu Giang (công nghiệp chế biên, KCCTT, thủy sản...). Tiếp tục cải
cách hành chính, mở rộng các hình thức cho vay và các đối tượng cho vay,
đơn giản hóa các thủ tục cho vay, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh
nghiệp và các thành phần kinh tế tiếp cận được nguồn vốn này. Chuyển hình
thức cho vay bằng thế chấp tài sản sang hình thức cho vay theo dự án, tín
chấp.
Thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa để bảo lãnh
một phần và chia sẻ rủi ro cho các doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng.
2.5.

Giải pháp huy động vốn nước ngoài

Vốn nước ngoài gồm 2 nguồn chính là vốn hỗ trợ phát triển chính thức
(ODA) và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Nguồn vốn nước ngoài có vai
trò rất quan trọng, không những đáp ứng một lượng vốn đầu tư lớn cho kinh tế
mà còn tạo cơ hội để đổi mới công nghệ, đào tạo cán bộ kỹ thuật và mở rộng thị

trường.
2.5.1. Đối với nguồn vốn ODA
Thời gian qua, lượng vốn ODA đầu tư vào tỉnh Hậu Giang nói chung còn
ít. Vì vậy, tỉnh Hậu Giang cần phối hợp chặt chẽ với các Bộ ngành TW và các tổ
chức quốc tế để tranh thủ vận động đàm phán các dự án ODA, trong đó ưu tiên
vào các lĩnh vực như: phát triển hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội (điện, giao
thông, cấp thoát nước, các công trình công cộng, y tế, giáo dục...); các dự án về
môi trường, phòng chống thiên tai, phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng lực
cộng đồng; về phát triển nông nghiệp, nông thôn gắn với xóa đói giảm nghèo
góp phần thực hiện Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo
của cả tỉnh cũng như các nơi còn khó khăn trong tỉnh. Căn cứ vào những lĩnh
vực ưu tiên trên, các huyện trong tỉnh, cần xây dựng các dự án cụ thể, tích cực
vận động đầu tư và chủ động bố trí vốn đối ứng làm cơ sở để vận động tài trợ.
Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ làm kinh tế đối ngoại và quản lý dự án để
thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA.
Tuy nhiên, như đã trình bày ở phân bối cảnh quốc tế và trong nước, từ
năm 2010 trở đi Việt Nam đã thoát ra khỏi nước nghèo, nguồn vốn ODA tuy
12


không giảm, song vốn ODA vay ưu đãi không còn, thay vào đó vốn vay kém ưu
đãi hơn. Vì vậy, cần thay đổi đáng kể hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA, từ
khâu lập dự án, giải ngân và quản lý dầu tư cuả tỉnh.
2.5.2. Đối với nguồn vốn FDI
Như đã dự báo trong phần ba, thời gian tới cùng với sự hình thành nhiều
công trình kinh tế lớn trên địa bàn như nhiệt điện quy mô lớn, giấy, xi măng,
đóng tàu, các KCCNTT, các khu du lịch nguồn vốn FDI đầu tư vào tỉnh Hậu
Giang sẽ tăng mạnh. Song, để thu hút được nguồn vốn này cần thực hiện một số
giải pháp chủ yếu sau:
- Đổi mới cơ chế thu hút FDI, xây dựng cơ chế, chính sách đồng bộ để

thu hút nguồn vốn FDI phù hợp với quá trình hội nhập. Tạo mọi điều kiện
thuận lợi và thông thoáng (chính sách đất đai, giải phóng mặt bằng, xây dựng
đồng bộ và từng bước hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng, cải cách thủ tục
hành chính…) để thu hút các nhà đầu tư vào phát triển sản xuất kinh doanh tại
tỉnh.
- Điều chỉnh cơ cấu thu hút đầu tư FDI phù hợp, hướng nguồn vốn FDI
vào các lĩnh vực ưu tiên (KCCNTT, nuôi trồng thuỷ sản, du lịch sinh thái...)
để nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Xây dựng chiến lược
xúc tiến đầu tư của tỉnh Hậu Giang theo hướng giảm dần những dự án quy mô
nhỏ, khoa học - công nghệ thấp, ưu tiên các dự án thuộc các ngành mũi nhọn,
các dự án áp dụng công nghệ tiên tiến, tạo ra các sản phẩm có khả năng cạnh
tranh và có giá trị gia tăng cao. Khuyến khích các dự án có khả năng tạo lợi
thế cạnh tranh cho tỉnh và các dự án sản xuất hàng xuất khẩu.
- Kết hợp nhiều hình thức liên doanh liên kết, kể cả hình thức 100%
vốn nước ngoài đối với các dự án lớn, có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát
triển của tỉnh như cơ khí chế tạo, điện-điện tử, các khu du lịch, khu vui chơi
giải trí cao cấp...
- Tăng cường hoạt động xúc tiến đầu tư nước ngoài. Đẩy mạnh hơn nữa
công tác quảng bá, giới thiệu ra nước ngoài về các tiềm năng thế mạnh của
tỉnh Hậu Giang (không chỉ ở TP.Hồ Chi Minh như đã làm vừa qua, có thể
quảng bá ở Hà Nội và nước ngoài...) tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước
ngoài tiếp cận thông tin. Tranh thủ sự giúp đỡ của các tham tán kinh tế và sứ
quán ta ở nước ngoài để hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tiếp thị, xúc tiến
đầu tư, nghiên cứu thị trường và lựa chọn đối tác nước ngoài...
13


- Tổ chức các Hội nghị, Hội thảo giới thiệu môi trường đầu tư (về định
hướng phát triển kinh tế-xã hội tỉnh, các điều kiện và cơ hội đầu tư, các
ngành, lĩnh vực ưu tiên...) để các nhà đầu tư có đủ những thông tin cần thiết.

Đồng thời tổ chức các Hội nghị trong tỉnh, trong vùng ĐBSCL để trao đổi
kinh nghiệm về công tác xúc tiến đầu tư, các giải pháp thu hút đầu tư, trao đổi
các thông tin liên quan đến đầu tư trên địa bàn với các đối tác đầu tư.
- Nâng cao năng lực của các cơ quan Nhà nước có liên quan trực tiếp
đến hoạt động FDI như Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên
môi trường, Cục Thuế, Cục Hải quan của tỉnh Hậu Giang, tăng cường gặp gỡ,
đối thoại giữa lãnh đạo địa phương với các doanh nghiệp và các nhà đầu tư
nước ngoài. Chuẩn bị tốt năng lực nội tại để đón nhận, lựa chọn và tham gia
bình đẳng trong quan hệ hợp tác, đầu tư với bên ngoài.
- Tập trung thu hút các tập đoàn đa quốc gia, các công ty lớn vào đầu tư
tại tỉnh Hậu Giang.
2.5.3. Đối với các nguồn vốn khác
Xây dựng các dự án cụ thể để tranh thủ các nguồn vốn của các tổ chức
quốc tế như chương trình xóa đói giảm nghèo, chương trình nước sạch nông
thôn, vệ sinh môi trường, y tế, giáo dục, nâng cao năng lực cộng đồng…
Mở rộng các hình thức đầu tư như BOT, BT, PPP (hợp tác công tư) và
các hình thức khác để thu hút vốn đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài
tỉnh (kể cả nước ngoài). Kêu gọi xã hội hóa đầu tư, đẩy mạnh việc tuyên
truyền, kêu gọi, khuyến khích người Việt Nam ở nước ngoài, nhất là những
người xuất thân, hoặc có thân nhân đang sinh sống ở các huyện, thị trong tỉnh
Hậu Giang về đầu tư phát triển sản xuất và dịch vụ tại quê nhà với những cơ
chế, chính sách ưu đãi thích hợp.
Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong tỉnh, các tỉnh
khác trong vùng ĐBSCL, vùng ĐNB (nhất là TP. Hồ Chí Minh)...tham gia
đầu tư vào phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hậu Giang.
3. Hoàn thiện các chính sách
3.1. Chính sách ưu đãi đầu tư
Tiếp tục các chính sách ưu đãi các nhà đầu tư có dự án đầu tư, kể cả dự án
đầu tư mở rộng thuộc lĩnh vực, địa bàn ưu đãi đầu tư được hưởng ưu đãi đầu tư


14


theo quy định của Luật Đầu tư trên địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt
khó khăn của tỉnh Hậu Giang.
Tỉnh Hậu Giang đã ban hành cụ thể chính sách ưu đãi đầu tư cho giai
đoạn pháp triển thời gian tới, tập trung và các vấn đề cơ bản như sau: miễn,
giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước và tiền sử dụng đất, bao gồm miễn tiền thuê
đất, thuê mặt nước, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước, miễn, giảm tiền sử dụng
đất.
Quy định rõ các đối tượng miễn nộp tiền thuê đất như: tổ chức được Nhà
nước giao đất không thu tiền sử dụng đất bao gồm: tổ chức, cá nhân sử dụng
đất xây dựng kết cấu hạ tầng sử dụng chung trong khu công nghiệp theo quy
hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Tổ chức, cá nhân được phép thăm
dò, khai thác khoáng sản mà không sử dụng lớp đất mặt và không làm ảnh
hưởng đến việc sử dụng lớp đất mặt thì không thu tiền thuê đất đối với diện
tích không sử dụng trên mặt đất. Thuế suất ưu đãi và thời gian áp dụng mức
thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi. Miễn giảm thuế cho các cơ sở kinh
doanh mới thành lập từ dự án đầu tư, cơ sở kinh doanh di chuyển địa điểm.
Miễn, giảm thuế cho phần thu nhập tăng thêm do đầu tư của các cơ sở kinh
doanh đang hoạt động có đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất mới, mở rộng
quy mô, đổi mới công nghệ, cải thiện môi trường sinh thái, nâng cao năng lực
sản xuất. Quy định cụ thể hơn thời hạn giao đất, cho thuê đất, trong đó chỉ rõ:
Thời hạn giao đất, cho thuê đất đối với nhà đầu tư được thực hiện trên cơ sở dự
án đầu tư nhưng tối đa không quá 50 năm; riêng đối với các dự án có vốn đầu tư
lớn nhưng thu hồi vốn chậm, dự án đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế - xã
hội khó khăn mà cần thời hạn dài hơn thì thời hạn giao đất, cho thuê đất là
không quá 70 năm và được xem xét gia hạn sử dụng đất nếu có nhu cầu tiếp tục
sử dụng, chấp hành đúng pháp luật về đất đai trong quá trình sử dụng và việc sử
dụng đất đó phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt. Miễn thuế

nhập khẩu, xuất khẩu cho hàng loạt các hoạt động xuất nhập khẩu như: Hàng
hóa nhập khẩu để gia công cho phía nước ngoài; Hàng hóa nhập khẩu để tạo tài
sản cố định của dự án đáp ứng một trong các điều kiện ưu đãi đầu tư; Giống cây
trồng, vật nuôi được phép nhập khẩu để thực hiện dự án đầu tư trong lĩnh vực
nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp; Hàng hóa nhập khẩu của doanh nghiệp
BOT và nhà thầu phụ để thực hiện dự án BOT, BTO, BT; Nguyên liệu, vật tư,
linh kiện nhập khẩu để sản xuất của các dự án thuộc danh mục lĩnh vực đặc biệt
khuyến khích đầu tư hoặc thuộc địa bàn toàn bộ các huyện và thị xã trong tỉnh.
15


Riêng đối với cơ sở đóng tàu được miễn thuế xuất khẩu đối với các sản
phẩm tàu biển xuất khẩu và miễn thuế nhập khẩu đối với các loại máy móc,
trang thiết bị để tạo tài sản cố định; phương tiện vận tải nằm trong dây chuyền
công nghệ được Bộ Khoa học và Công nghệ xác nhận để tạo tài sản cố định;
nguyên liệu, vật tư, bán thành phẩm phục vụ cho việc đóng tàu mà trong nước
chưa sản xuất được.
3.2. Chính sách đất đai
Tiếp tục ban hành các chính sách mới về đất đai cụ thể hoá vấn đề sử
dụng đất nhằm phát huy tốt nhất quỹ đất đai trong tỉnh, bao gồm tất cả các mặt
như giá đất, phí bồi thương, tạo điều kiện chỗ ở và việc làm cho nhân dân ở các
khu vực giải phóng mặt bằng thi công nhằm tạo thuận lợi cho người sử dụng đất,
khuyến khích các nhà đầu tư, sử dụng tiết kiệm đất, sử dụng có hiệu quả đất đai.
Trong tình hình biến đổi khí hậu, các nước đầu nguồn sông Mê Kông xây
dựng các đập thuỷ điện làm nước sông Hậu bị ảnh hưởng. Tỉnh kết hợp với Bộ
Tài nguyên và Môi trường sớm ban hành những văn bản thực hiện NĐ69, NĐ8
phù hợp với điều sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả nhất, phù hợp với chủ trương
đảm bảo an ninh lương thực và phục vụ tốt cho phát triển kinh tế địa phương.
3.3. Chính sách ưu đãi về vốn tín dụng
Tỉnh tiếp tục xây dựng và ban chính sách mới về chính sách ưu đãi về vốn

tín dụng, trong đó tiếp tục ưu tiên vốn các dự án đầu tư vào các danh mục lĩnh
vực, địa bàn của Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều của Luật Đầu tư.
Tiếp tục có chính sách hỗ trợ cho các cơ sở công nghiệp-tiểu thủ công
nghiệp vay vốn sản xuất, kinh doanh, đầu tư phát triển chợ theo kế hoạch giải
ngân hàng năm đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, trong đó ưu tiên cho
vay trung, dài hạn các dự án đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ, mở rộng sản xuất
và đầu tư sản phẩm mới theo quy định.
Đối với các hợp tác xã công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp được dùng tài
sản hình thành từ vốn vay làm bảo đảm tiền vay nhưng mức cho vay tối đa bằng
vốn tự có của Hợp tác xã. Các chi nhánh ngân hàng phát triển trên địa bàn tỉnh
Hậu Giang có chính sách hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư đối
với các dự án đầu tư công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp theo quy định tại Nghị
định của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước.
16


Tiếp tục có chính sách ưu đãi cho vay vốn trung, dài hạn - Tín dụng xuất
khẩu bao gồm: Cho vay xuất khẩu (cho nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu vay),
bảo lãnh tín dụng xuất khẩu, bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng.
3.4. Chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật
Để khuyến khích phát triển hạ tầng trong giai đoạn tới, tỉnh Hậu Giang đã
xây dựng chính sách tiếp tục hỗ trợ các lực lượng tham gia xây dựng hạ tầng kỹ
thuật. Cụ thể:
- Đối với các dự án đầu tư trong các khu công nghiệp, cụm công
nghiệp-tiểu thủ công nghiệp, đầu tư phát triển chợ tại các huyện, thị xã thì các
đơn vị chuyên ngành tỉnh Hậu Giang chịu trách nhiệm đầu tư xây dựng các công
trình về cấp điện, cấp nước, bưu chính viễn thông đến chân hàng rào của doanh
nghiệp.
- Có chính sách ưu tiên đối với các doanh nghiệp đầu tư xây dựng và

kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật tại các khu công nghiệp, cụm công
nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, chợ đầu mối.
4. Các chương trình mục tiêu đầu tư các dự án trọng điểm
Trong quy hoạch năm 2006, đã đưa ra nhiều các chương trình mục tiêu và
dự án trọng điểm, trong đó tập trung vào 7 chương trình (hiện đại hoá nông
nghiệp, công nghiệp hoá, phát triển thương mại du lịch, đô thị hoá và xây dựng
nông thôn mới, phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế, kết cấu hạ tầng xã hội, phát
triển nguồn nhân lực). Trên cơ sở các chương trình dự án này, bổ sung thêm cho
phù hợp tình hình mới.
Hình thành vùng khóm năm 2015 đạt 3.500h và 5000 ha vào năm 2020.
Hình thành vùng nguyên liệu có mùa vụ nối tiếp phục vụ chế biến: dưa leokhóm-chuối kết hợp cây ăn quả phục vụ nhà máy chế biến công suất 5000
tấn/năm. Chăn nuôi dê, chim cút, đến năm 2020: dê khoảng 700-800 con, chim
cút: 30 triệu con
Khu vực Công nghiệp: sản xuất vật liệu composit, vật liệu xây dựng nhẹ,
vật liệu quý hiếm; sản xuất thép cao cấp, hợp kim, kim loại đặc biệt, sắt xốp,
phôi thép; sản xuất thiết bị y tế trong công nghệ phân tích và công nghệ chiết
xuất trong y học; dụng cụ chỉnh hình, xe, dụng cụ chuyên dùng cho người tàn
tật; sản xuất máy tính, thiết bị thông tin, viễn thông, internet và sản phẩm công
nghệ thông tin trọng điểm; sản xuất chất bán dẫn và các linh kiện điện tử kỹ
17


thuật cao; sản xuất sản phẩm phần mềm, cung cấp các dịch vụ phần mềm,
nghiên cứu công nghệ thông tin, đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin;
đầu tư sản xuất, chế tạo thiết bị cơ khí chính xác; thiết bị, máy móc kiểm tra,
kiểm soát an toàn quá trình sản xuất công nghiệp.
Các KCCN tập trung: tổng số 6 KCCNTT, đưa quy mô từ 1205,5 ha năm
2010 lên 1565 ha năm 2015 và 1925 ha năm 2020. Các dự án: XD 02 Trung tâm
Thương mại tỉnh tại TP.Vị Thanh và TX.Ngã Bảy, xây dựng hệ thống siêu thị,
chợ trên địa bàn toàn tỉnh, dự án Chợ đầu mối nông sản, khu du lịch sinh thái

Lung Ngọc Hoàng, làng du lịch sinh thái Tầm Vu, khu du lịch sinh thái Hồ Đại
Hàn, khu du lịch sinh thái Viên Lang bãi bồi Long Mỹ, ự án khách sạn 3-5 sao,
hhu du lịch Hồ Sen, phường 1 TP.Vị Thanh, khu du lịch căn cứ thị ủy xã Vị Tân,
TP.Vị Thanh.
Đến năm 2020 xây dựng 19 đô thị theo các tiêu chuẩn mới của Thủ tướng
Chính phủ mới ban hành (Nghi định 42/2009/NĐ-CP ngày 7/05/2009 thay thế
Nghị định 72/2001/NĐ-CP ngày 5-10-2001): khu đô thị công nghiệp Sông Hậu,
khu dân cư đường Tây Sông Hậu, khu dân cư đường tránh QL61, xây dựng 20%
xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới vào năm 2015 và 50% xã đạt tiêu chuẩn nông
thôn mới vào năm 2020, xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất, kinh doanh
của hợp tác xã và phục vụ đời sống cộng đồng nông thôn, đầu tư kinh doanh hạ
tầng và đầu tư sản xuất trong cụm công nghiệp, điểm công nghiệp, cụm làng
nghề nông thôn, xây dựng nhà máy nước, hệ thống cấp nước phục vụ sinh hoạt,
phục vụ công nghiệp, đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước, xây dựng, cải tạo
cầu, đường bộ, bến cảng, bến xe, nơi đỗ xe, xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu dân
cư tập trung ở địa bàn ưu đãi đầu tư.
Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của các cơ sở giáo dục, đào tạo; đầu tư xây
dựng trường học, cơ sở giáo dục, đào tạo dân lập, tư thục ở các bậc học: Giáo
dục mầm non, giáo dục phổ thông, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, giáo dục
đại học. Xây dựng trung tâm thể dục, thể thao, nhà tập luyện, câu lạc bộ thể dục
thể thao; cơ sở sản xuất, chế tạo, sửa chữa trang thiết bị, phương tiện tập luyện
thể dục thể thao. Thành lập nhà văn hoá dân tộc; đoàn ca, múa, nhạc dân tộc; rạp
hát, trường quay, cơ sở in tráng phim, rạp chiếu phim; sản xuất, chế tạo, sửa
chữa nhạc cụ dân tộc; duy tu, bảo tồn bảo tàng, nhà văn hoá dân tộc. Đầu tư xây
dựng khu du lịch quốc gia, khu du lịch sinh thái; khu công viên văn hóa có các
hoạt động thể thao, vui chơi, giải trí. Các dự án xây mới/mở rộng Bệnh viện đa
khoa tỉnh, các bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh: bệnh viện Sản-nhi, Tâm thần,
18



Lao, Y học cổ truyền, Điều dưỡng và phục hồi chức năng, Da liễu, các bệnh viện
đa khoa tuyến huyện/thị, Trung tâm y tế dự phòng tỉnh, các trung tâm/chi cục
trực thuộc tuyến tỉnh; Xây mới trường Trung cấp y dược tỉnh; Đặc biệt là các dự
án nâng cấp cơ sở và trang bị cho các trạm y tế xã phường; Thành lập bệnh viện
dân lập, bệnh viện tư nhân.

KẾT LUẬN

Trước bối cảnh như vậy, thời gian qua Hậu Giang đã có những thắng lợi
được ghi nhận, tăng trưởng nhanh 12,4%/năm. Các sản phẩm nông nghiệp dần
được khẳng định trên thị trường trong nước và xuất khẩu. Hàng loạt các ngành
công nghiệp mới như giấy, đóng tàu, xi măng đang được xây dựng. Sử dụng VA
được cân đối, tỷ lệ thất nghiệp thấp, năng lực cạnh tranh tăng lên, dịch vụ phát
triển nhanh. Tuy nhiên, tỉnh vẫn còn những khó khăn trong bước tiến mới đó là
năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp còn thấp, lực lượng lao động chất
lượng chưa cao, tỷ lệ lao động qua đào tạo thấp, qui mô các sở sản xuất nhỏ, du
lịch có tiềm năng song chưa được phát huy.v.v.
Quán triệt những thế mạnh của tỉnh và những chủ trương mới của lãnh
đạo tỉnh, bản rà soát quy hoạch lần này được “thiết kế” với bước phát triển vươn
19


lên mạnh mẽ, tạo tăng trưởng nhanh, thời kỳ 2011-2015 đạt 14-15%/năm và thời
kỳ 2016-2020 đạt 16-17%/năm. Cơ cấu đến năm 2020, khu vực I còn 14%, khu
vực II là 39% và khu vực III còn 47%. Tổng GDP bình quân đầu người từ 15,6
triệu đồng năm 2010 lên 36,8 triệu đồng năm 2015 và đạt 72 triệu đồng năm
2020. Giảm nhanh hộ đói nghèo xuống còn dưới 10% năm 2020. Nền kinh tế có
bước phát triển nhảy vọt và bền vững, “nông nghiệp là nền tảng, công nghiệp là
ngành đột phá và ngành dịch vụ là ngành bổ trợ”.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Cục Thống Kê Hậu giang (2011), Niên giám thống kê năm 2011, 2012
[2] Sở KH&ĐT, Quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Hậu Giang đến năm
2020
[3] Đảng Bộ tỉnh Hậu Giang, Văn kiện đại hội Đảng Bộ tỉnh Hậu Giang lần
thứ 12 nhiệm kỳ 2010 - 2015
[4] Đảng Bộ tỉnh Hậu Giang, Nghị quyết đại hội Đảng Bộ tỉnh Hậu Giang lần
thứ 12 nhiệm kỳ 2010 - 2015
[5] Trường Đại học Tây Đô - Sở KH&CN Hậu Giang, Kỷ yếu hội thảo đề tài
“Nghiên cứu đề xuất các giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi
mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang theo hướng cạnh tranh từ năm
2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2025”.
20


21


×