Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

TÍNH ĐẶC THÙ CỦA HẬU GIANG TÁC ĐỘNG ĐẾN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THEO HƯỚNG CẠNH TRANH GIAI ĐOẠN TỪ 2011-2020 VÀ TẦM NHÌN 2025

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.07 KB, 27 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HẬU GIANG
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
ĐỀ TÀI CẤP TỈNH

CHUYÊN ĐỀ 14

TÍNH ĐẶC THÙ CỦA HẬU GIANG
TÁC ĐỘNG ĐẾN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
THEO HƯỚNG CẠNH TRANH GIAI ĐOẠN TỪ 2011-2020
VÀ TẦM NHÌN 2025

Cơ quan chủ trì: TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
Chủ nhiệm đề tài: PGs.Ts. ĐÀO DUY HUÂN
Người thực hiện: Ths. Nguyễn Tương Lai

HẬU GIANG - NĂM 2012


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Mục lục............................................................................ii
Danh sách bảng................................................................iii
MỞ ĐẦU..................................................................................................................... 1
1. Sự cần thiết nghiên cứu của đề tài......................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu...........................................................................................2
2.1. Mục tiêu chung...........................................................................................2
2.2. Mục tiêu cụ thể...........................................................................................2
3. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................2


3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu.....................................................................2
3.2. Phương pháp phân tích...............................................................................2
4. Phạm vi nghiên cứu............................................................................................3
4.1. Giới hạn nội dung nghiên cứu....................................................................3
4.2. Giới hạn vùng nghiên cứu..........................................................................3
4.3. Giới hạn thời gian nghiên cứu....................................................................3
5. Bố cục của đề tài.................................................................................................3
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN....................................................................................4
1. Đánh giá tính đặc thù về địa lý của Hậu Giang ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế .........................................................4
2.Tính đặc thù về địa chất, địa mạo và địa hình......................................................5
3. Tính đặc thù về Khí hậu......................................................................................6
4. Tính đặc thù về chế độ thủy văn.........................................................................7
5. Tính đặc thù về tài nguyên đất............................................................................8
6. Tính đặc thù về tài nguyên nước.........................................................................11
7. Tính đặc thù về tài nguyên rừng và sinh vật......................................................12
8. Tính đặc thù tài nguyên khoáng sản....................................................................14
9. Tính đặc thù tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn ........................................14
10. Tính đặc thù tài nguồn nhân lực........................................................................16
11. Tính đặc thù về lao động...................................................................................18
KẾT LUẬN................................................................................................................. 23
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................24
ii


DANH SÁCH BẢNG
Bảng

Tựa bảng


Trang

1

Biến động sử dụng đất của Hậu Giang

10

2

Chất lượng nước sông Hậu

11

3

Trữ lượng nước ngầm trên địa bàn Hậu Giang

13

4

Dân số và cơ cấu dân số tỉnh Hậu Giang

17

5

Bảng cân đối lao động tỉnh Hậu Giang


18

6

Cơ cấu lao động theo ngành của tỉnh Hậu Giang

20

7

Lao động làm việc trong các ngành KTQD phân theo huyện, thị

21

8

Chất lượng lao động làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân

21

iii


MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết nghiên cứu của đề tài
Tỉnh Hậu Giang được thành lập ngày 01 tháng 01 năm 2004 trên cơ sở
tách ra từ tỉnh Cần Thơ theo Nghị quyết số 22/2003/QH11 ngày 26 tháng 11
năm 2003 của Quốc hội khoá XI. Sau 10 năm thành lập, kinh tế-xã hội tỉnh Hậu
Giang đã có bước phát triển khá nhanh, tạo tiền đề quan trọng cho quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Hậu Giang có lợi thế là trung tâm của tiểu vùng

Tây sông Hậu, đầu mối trung chuyển giữa vùng Tây sông Hậu và bắc bán đảo
Cà Mau qua quốc lộ 61, đường nối Vị Thanh-Cần Thơ, tuyến đường thủy Thành
phố Hồ Chí Minh-Cà Mau, Thành phố Hồ Chí Minh-Kiên Giang. Những năm
qua được sự quan tâm của Chính phủ, các bộ ngành ở Trung ương đã tạo nhiều
cơ hội cho tỉnh Hậu Giang sớm ổn định tổ chức bộ máy, hỗ trợ vốn đầu tư kết
cấu hạ tầng tạo tiền đề phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. Bên cạnh đó, Hậu
Giang có điểm mạnh nổi bật là sự lãnh đạo đúng đắn, kịp thời của Tỉnh ủy, quản
lý điều hành năng động, sáng tạo của Ủy ban nhân dân tỉnh, sự nỗ lực của các
ngành, các cấp, sự đồng thuận của nhân dân, sự liên kết với các tỉnh bạn, các
doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, nên đã huy động được nhiều nguồn lực thực
hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.
Chính nhờ tận dụng tối đa những cơ hội và sử dụng hiệu quả điểm mạnh
trên, Hậu giang đã từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với tốc độ cao
so với vùng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt khá cao 12,38%/năm
(năm 2011 đạt 14,12%; năm 2004 là 10,81%). Trong đó, khu vực I: Nông, lâm,
thủy sản tăng bình quân 4,55%/năm (năm 2004 là 3,99%); khu vực II: Công
nghiệp-xây dựng tăng bình quân 16,28%/năm (năm 2004 là 12,64%); khu vực
III: Dịch vụ tăng bình quân 18,64%/năm (năm 2004 là 12,19%).
Giá trị sản xuất (theo giá so sánh 1994) tăng bình quân 15,59% (năm 2004
là 15,29%); trong đó: nông-lâm-ngư nghiệp tăng 6,76% (năm 2004 là 5,39%),
công nghiệp-xây dựng tăng 19,75% (năm 2004 là 9,85%), thương mại-dịch vụ
tăng 20,88% (năm 2004 là 17,3%). Tổng giá trị gia tăng của Hậu Giang năm
2011 đạt 15.155 tỷ đồng theo giá thực tế và 7.256 tỷ đồng theo giá so sánh
1994, gấp khoảng 2,3 lần so với năm 2004.
Tuy nhiên, những kết quả đạt được như đã trình bày ở trên chỉ là bước
đầu, chưa tương xứng với những tiềm năng và lợi thế của Hậu Giang. Tuy tốc độ
tăng trưởng kinh tế khá cao, nhưng chưa thật ổn định, bền vững; khả năng cạnh
tranh của kinh tế tỉnh còn thấp, nhất là các doanh nghiệp, chuyển dịch cơ cấu
1



kinh tế chậm, chưa vững chắc so với yếu cầu phát triển,cơ sở hạ tầng của nền
kinh tế-xã hội còn yếu kém, chưa đồng bộ; sản xuất nông nghiệp còn manh mún,
chi phí sản xuất cao, chất lượng hàng hóa nông sản còn thấp, thị trường tiêu thụ
sản phẩm hàng hóa chưa ổn định, việc áp dụng khoa học-công nghệ trong nông
nghiệp; công nghiệp phát triển chậm, nhỏ lẻ, chưa có nhiều sản phẩm cạnh tranh
cao trên thị trường.
Kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội phục vụ sản xuất còn thấp, đời sống của
người lao động nông thôn vẫn còn gặp nhiều khó khăn, chưa đáp ứng nhu cầu
phát triển, nhất là vùng sâu, vùng xa, đối tượng nghèo và cận nghèo; chất
lượng nguồn lao động chưa cao, hiệu quả khai thác và sử dụng các nguồn lực
còn nhiều hạn chế. Tất cả các hạn chế này đã làm ảnh hưởng đến tiến trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế của tỉnh.
Xuất phát từ thực tế đó, việc tiếp tục đánh giá “Tính đặc thù của Hậu Giang tác
động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cạnh tranh giai đoạn 2011-2020
và tầm nhìn 2025” là vấn đề cần thiết phải làm của tỉnh.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá tổng quát những điều kiện tự nhiện, xã hội tác động đến chuyển
dịch cơ cấu kinh tế Hậu Giang theo hướng tăng năng suất, hiệu quả, tăng khả
năng cạnh tranh giai đoạn 2011-2015, 2016-2020 và tầm nhìn 2025.
2.1. Mục tiêu cụ thể
(1) Đánh giá tổng quát những điều kiện tự nhiện, xã hội tác động đến
chuyển dịch cơ cấu kinh tế Hậu Giang.
(2) Xác định những hạn chế và đề xuất giải pháp để khai thác hiệu quả tài
nguyên trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình kinh tế theo
hướng tăng năng suất, chất lượng và tăng cạnh tranh giai đoạn 2011-2015,
2016-2020 và tầm nhìn 2025.
3. Phương pháp nghiên cứu
3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ kết quả đã xử lý và công bố chính thức

có liên quan đến điều kiện tự nhiên, xã hội tác động đến chuyển dịch cơ cấu
kinh tế Hậu Giang do Cục Thống kê, sở Kế hoạch và Đầu tư, sở Công thương và
các sở khác của Hậu Giang cung cấp từ năm 2005-2010.
3.2. Phương pháp phân tích
- Mục tiêu 1: sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh.
2


- Mục tiêu 2: sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp. Tổng hợp các kết quả đã
phân tích ở mục tiêu 1 làm cơ sở xác định những hạn chế và đề xuất giải pháp để
khai thác hiệu quả tài nguyên trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô
hình kinh tế theo hướng tăng năng suất, chất lượng và tăng cạnh tranh giai đoạn
2011-2015, 2016-2020 và tầm nhìn 2025.
4. Phạm vi nghiên cứu
4.1. Giới hạn nội dung nghiên cứu
- Đánh giá khái quát quá trình khai thác các tài nguyên cho chuyển dịch
cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế trên 2 phương diện
thành công và hạn chế giai đoạn từ năm 2005-2010.
- Dự báo các tài nguyên sẽ khai thác phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế,

chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế giai đoạn từ năm 2011-2020 và tầm
nhìn 2025.
- Những giải pháp để khai thác hiệu quả tài nguyên trong chuyển dịch cơ
cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình kinh tế theo hướng tăng năng suất, chất lượng
và tăng cạnh tranh giai đoạn 2011-2015, 2016-2020 và tầm nhìn 2025.
4.2. Giới hạn vùng nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu trong phạm vi tỉnh Hậu Giang
4.3. Giới hạn thời gian nghiên cứu
- Thời gian thực hiện đề tài: từ 07/2012 đến 10/2012
- Thời gian của dữ liệu thứ cấp: giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2010.

5. Bố cục của đề tài
Ngoài tài liệu tham khảo, bố cục của đề tài gồm 3 phần:
- Mở đầu
- Kết quả và thảo luận
- Kết luận

3


KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

1. Đánh giá tính đặc thù về địa lý của Hậu Giang ảnh hưởng đến chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế
Vị trí địa lý có ý nghĩa hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội
của một nước, một vùng, một tỉnh. Hậu Giang có vị trí khá đặc biệt với những
đặc điểm nổi bật sau đây:
Hậu Giang là tỉnh nằm ở trung tâm của Tiểu vùng Tây Nam sông Hậu, với
vị trí trong giới hạn tọa độ: 105 o19'39"-105o53'49" kinh Đông và 9o34'59"9o59'39" vĩ độ Bắc, tiếp giáp với các tỉnh: phía Bắc giáp thành phố Cần Thơ,
phía Nam giáp tỉnh Sóc Trăng, phía Đông giáp sông Hậu và tỉnh Vĩnh Long,
phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang và tỉnh Bạc Liêu. Với tọa độ như trên, Hậu
Giang có vị trí trung gian giữa vùng thượng lưu châu thổ sông Hậu (An
Giang, TP. Cần Thơ) với vùng ven biển Đông (Sóc Trăng, Bạc Liêu) và cũng
là vùng trung gian giữa hệ thống sông Hậu (chịu ảnh hưởng triều biển Đông)
với hệ thống sông Cái Lớn (chịu ảnh hưởng triều biển Tây).
Hậu Giang có cự ly đến các tỉnh/thành phố rất thuận tiện. Nếu tính từ
trung tâm tỉnh (TP. Vị Thanh), theo đường bộ khoảng cách đến các tỉnh/thành
phố quan trọng của Nam Bộ như sau: TP. Hồ Chí Minh 240 km, TP. Cần Thơ 60
km, TP. Rạch Giá 60 km, TP. Sóc Trăng 90 km, TX. Bạc Liêu 75 km. Ngoài ra,
một số đô thị quan trọng của tỉnh Hậu Giang nằm trên quốc lộ 1A là thị xã Ngã
Bẩy, chỉ nằm cách TP. Cần Thơ 32 km và cách TP. Sóc Trăng 28 km.

Với vị trí địa lý trung tâm của tiểu vùng Tây Nam sông Hậu, tỉnh Hậu
Giang nằm trong khu vực trung chuyển giao lưu giữa các tỉnh Sóc Trăng, Bạc
Liêu và các huyện phía Nam tỉnh Kiên Giang với đô thị trung tâm của vùng
Đồng bằng sông Cửu Long là TP. Cần Thơ, thông qua nhiều tuyến giao thông
thủy bộ quan trọng như: trục QL.1A, QL.61, QL.61B, Quốc lộ Nam Sông Hậu,
đường Vị Thanh-Cần Thơ; trục sông Hậu, kênh Xà No, kênh Quản Lộ-Phụng
Hiệp, kênh Nàng Mau.
Những thuận lợi của Hậu Giang về vị trí địa lý: tiếp giáp với các trung tâm
quan trọng (TP. Cần Thơ, TP. Hồ Chí Minh) và là trung tâm của Tiểu vùng Tây
Nam sông Hậu sẽ là điều kiện thuận lợi để tỉnh Hậu Giang phát huy những thế
mạnh trong quá trình hợp tác phát triển. Hậu Giang có khả năng liên kết với Cần
Thơ về tất cả các mặt kinh tế-xã hội, trong đó nổi bật về khoa học-công nghệ,
đào tạo nguồn nhân lực, y tế và giáo dục. Đồng thời, tận dụng sân bay quốc tế
4


Cần Thơ trong giao lưu với TP. Hồ Chí Minh và cả nước để phát triển đồng bộ
các khu vực kinh tế, xây dựng các khu công nghiệp, dân cư đô thị tương ứng với
nhịp độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa của TP. Cần Thơ. Hậu Giang vị trí gần hệ
thống cảng biển và hệ thống giao thông thuận lợi khu vực trên bờ, rất thuận
tiện về xuất-nhập khẩu, giảm chi phi lớn trong vận chuyển hàng hoá, có khả
năng giao lưu, liên kết với vùng biển Sóc Trăng và các tỉnh có biển khác trong
phát triển du lịch, phát triển kinh tế biển. Các Khu kinh tế biển phát triển sẽ là
cơ hội tốt để Hậu Giang phát triển cung ứng các loại hình dịch vụ, lao động chất
lượng cao và cung ứng thực phẩm. Hậu Giang là trung tâm giao lưu của tiểu
vùng Tây Nam sông Hậu và tiểu vùng Bắc bán đảo Cà Mau nên sẽ là vị trí trung
chuyển, thu hút và lan tỏa trong quá trình phát triển kinh tế với các tỉnh, đặc biệt
có cơ hội phát triển mạnh các ngành dịch vụ vận tải, du lịch. .
Những hạn chế của Hậu Giang về vị trí địa lý: bị thu hút các nhân lực có
chất lượng về các trung tâm phát triển lớn, nơi đó có nhiều việc làm hơn và tiền

công cao hơn. Giai đoạn đầu khi các ngành nghề chưa phát triển mạnh, Hậu
Giang trở thành thị trường tiêu thụ hàng hóa của các trung tâm lớn, bị cạnh tranh
mạnh về chất lượng sản phẩm, về công nghệ, về lao động, rất khó khăn cho phát
triển. Khi kinh tế Hậu Giang chưa phát triển mạnh, đặc biệt ở các đô thị gần các
trung tâm lớn thì dịch vụ khách sạn, nhà hàng rất khó phát triển, bởi lẽ lượng hành
khách trên các tuyến đường này thường bị hút về trung tâm (ví dụ khách qua Ngã
Bảy thường không ở lại mà về Cần Thơ), đây là hiện tượng phổ biển ở các tỉnh
nằm gần các trung tâm lớn, chỉ khi nào dịch vụ của tỉnh phát triển mạnh, đa dạng
và độc đáo mới có khả năng lưu giữ khách và lúc đó có khả năng thu hút khách từ
các trung tâm lớn. Các trục giao lưu kinh tế đang phát triển mạnh như QL1 A,
sông Hậu, kênh Xà No chỉ nằm ở vùng rìa phía Bắc và phía Tây của tỉnh, trong
đó, phần QL1A và sông Hậu đi qua địa bàn rất ngắn, trục Quản Lộ-Phụng Hiệp,
đường Vị Thanh-Cần Thơ đã thông xe nhưng qui mô còn nhỏ, các trục hành lang
ven biển Tây (QL.63, Đường Hồ Chí Minh, hành lang ven biển) đi sát địa bàn tỉnh
hiện chưa được nâng cấp hoặc xây dựng mới. Với bối cảnh trên, nếu không tích
cực đầu tư các cơ sở hạ tầng, đặc biệt là các trục trung tâm và các trục nối thông
với hành lang ven biển Tây, các hoạt động giao lưu kinh tế từ các vùng khác qua
địa bàn tỉnh Hậu Giang chủ yếu chỉ diễn ra tại vùng ngoại vi phía Bắc và phía
Tây, tạo nên chênh lệch phát triển giữa vùng ngoại vi với vùng trung tâm.
2. Tính đặc thù về địa chất, địa mạo và địa hình
Nguồn gốc địa chất: Hậu Giang nằm trong khu vực được hình thành chủ
yếu qua quá trình bồi lắng trầm tích biển và phù sa của sông Cửu Long trên nền
5


đá cổ khoảng 6.000 năm trở lại đây. Các vật liệu bồi tích là sét, cát, bột mịn
cùng các di tích thực vật, mảnh vỏ sò.
Địa mạo và địa hình: theo kết quả của Chương trình Quốc gia điều tra
tổng hợp vùng Đồng bằng sông Cửu Long 60-B, tỉnh Hậu Giang nằm trong
vùng đồng lũ nửaa mở, bao gồm 2 dạng địa mạo: đê tự nhiên ven sông Hậu hình

thành dải đất hẹp có địa hình cao và các cù lao dọc theo sông Hậu, đồng bằng
châu thổ chiếm gần 95% diện tích, có địa hình bằng phẳng, độ dốc < 3 0 thấp dần
theo hướng xa sông Hậu với một số vùng trũng cục bộ (Phương Ninh), cao trình
phổ biến từ 0,2-1,0 m so với mặt nước biển, chiếm 90% diện tích toàn tỉnh. Địa
hình thấp dần từ Bắc xuống Nam và Đông sang Tây. Chia làm 3 vùng rõ rệt:
vùng đất cao nằm ven sông Hậu, có cao trình từ 1,0-1,5m, thấp dần về phía nội
đồng. Ở ven đường QL 1A có cao trình dưới 0,8m và thấp dần đến vùng giữa
huyện Phụng Hiệp, với cao trình còn 0,5m. Vùng đất thấp nằm trong giới hạn từ
Nam kênh Xà No-Quốc lộ 1A tới kênh Quản lộ-Phụng Hiệp, giáp với tỉnh Sóc
Trăng, với cao trình phổ biển từ 0,2-0,5m. Vùng giữa nằm giữa các vùng trên,
địa hình xen kẽ cao thấp, cao trình không hoàn toàn giảm dần theo hướng Bắc
Nam. Nhìn chung, địa hình tương đối bằng phẳng, dạng lòng chảo vùng ven
sông rạch. Địa hình ven sông khá thuận lợi cho việc lợi dụng thủy triều tưới tiêu
tự chảy vào các tháng mùa khô, phù hợp cho việc triển khai sản xuất nông ngư
nghiệp. Đối với vùng xa sông việc tưới tiêu có khó khăn hơn. Tuy nhiên do địa
bàn có nhiều vùng trũng, nền đất yếu, đòi hỏi chi phí gia cố nền móng cao đối
với các công trình xây dựng.
3. Tính đặc thù về Khí hậu
Tỉnh Hậu Giang mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa chung của
vùng ĐBSCL, độ ẩm luôn cao hơn 75% . Khí hậu phân hóa thành hai mùa rõ rệt:
mùa mưa bắt đầu từ tháng 5, kết thúc tháng 11, trùng với gió mùa Tây Nam,
chiếm 95% tổng lượng mưa cả năm, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau,
trùng với gió mùa Đông Bắc. Tổng lượng mưa trung bình năm lớn, khoảng
1.946 mm, số ngày mưa trung bình là 189 ngày/năm; trong mùa mưa, lượng
mưa tập trung lớn kết hợp nước lũ sông Cửu Long tràn về (tháng 8 và tháng 10)
không kịp thoát nước nên gây ra ngập úng trên phạm vi lớn. Trong những năm
trước đây lũ lụt nặng ở khu vực đầu nguồn thuộc Cần Thơ (huyện Vĩnh Thạnh,
Thốt Nốt, Quận Ô Môn) đã ảnh hưởng đến các huyện cuối nguồn của Hậu
Giang (huyện Châu Thành và Châu Thành A) gây thiệt hại đến sản xuất nông
nghiệp, các công trình xây dựng và đời sống nhân dân.


6


Từ đặc điểm khí hậu của Hậu Giang nêu trên cho thấy khí hậu thuận lợi
cho nền nông nghiệp đa canh và thâm canh, song cũng có nhiều khó khăn về
nước theo mùa. Vì vậy, sự phát triển nông nghiệp Hậu Giang thực sự có hiệu
quả khi được đầu tư đồng bộ hệ thống thủy lợi cho tưới tiêu và đầu tư cơ sở
vật chất nông nghiệp (cơ giới hóa, kỹ thuật, vốn đầu tư…). Thực tế đã chứng
minh, huyện Long Mỹ là nơi khó khăn nhất của tỉnh về cấp nước, song do có
đầu tư đồng bộ nên đã đưa được toàn bộ ruộng vào sản xuất 2-3 vụ lúa/năm
(từ năm 1998 đã đưa trên 80% diện tích vào sản xuất 3 vụ lúa/năm, năng suất
lúa chung là 12 tấn/ha/năm). Do đặc điểm khí hậu nên sản phẩm nông nghiệp
có tính mùa vụ, cho nên trong sản xuất nông nghiệp thời gian qua và tiếp tục
trong thời gian tới vẫn cần chú trọng vào chọn tạo giống mới, chuyển đổi mạnh
cơ cấu, kỹ thuật canh tác để thu hoạch rải vụ của nhiều loại cây trồng nhằm cung
cấp liên tục cho chế biến. Yếu tố độ ẩm cao, lượng mưa phân bố không đều nên
đòi hỏi phải chú trọng đầu tư trang bị kỹ thuật cho phơi sấy, tồn trữ và bảo quản
nông sản.
4. Tính đặc thù về chế độ thủy văn
Hậu Giang chịu tác động bởi hai đặc điểm nổi bật của chế độ thủy văn nước
mặt, đó là trình trạng ngập úng vào mùa mưa và xâm nhập mặn vào mùa khô.
Ngập úng do lũ từ thượng nguồn sông Mê Kông tràn về không kịp tiêu ra
biển, mưa tại chỗ với lượng mưa lớn vào thời điểm triều cường biển Đông và
vịnh Thái Lan xâm nhập vào nội đồng. Trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, mức độ
ngập lũ hàng năm phụ thuộc vào lượng mưa, nước lũ từ sông Mê Không và triều
biển Đông. Diễn biến lũ trên địa bàn tỉnh vào tháng 7, đạt đỉnh lũ vào tháng 10
và chấm dứt vào tháng 12. Thời gian ngâm lũ trên địa bàn tỉnh trung bình
khoảng 3 tháng.
Thủy triều: phần lớn diện tích tỉnh Hậu Giang chịu ảnh hưởng của chế độ

bán nhật triều không đều của biển Đông thông qua sông Hậu. Ngoài ra, một phần
của huyện Long Mỹ, TP. Vị Thanh chịu sự chi phối chế độ nhật triều biển Tây
thông qua sông Cái Lớn. Trên địa bàn tỉnh còn có hệ thống kênh rạch chuyển nước
từ sông Hậu về biển Tây và bán đảo Cà Mau theo hướng Đông Bắc và Tây Nam
qua các kênh chính là Kênh Xà No, Nàng Mau, Cái Côn-Quản Lộ-Phụng Hiệp.
Đến nay, Hậu Giang đã đầu tư làm các tuyến kênh trục chính (mặt cắt ngang từ 2040m). Hệ thống kênh cấp 2 (mặt cắt ngàng từ 10-20m) dài gần 4.500km, đã nạo vét
hơn 3.000km, đạt trên 65%. Phần ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều có biên độ
lớn, cường độ truyền triều mạnh nên có thể lợi dụng để tưới tiêu tự chảy cho
một phần diện tích dọc sông Hậu (dài 80km và sâu 5-10km). Với biên độ triều
7


khá lớn của Biển đông nên một số vùng có thể tưới tiêu tự chảy hoàn toàn như
huyện Phụng Hiệp, Châu Thành, Châu Thành A. Phần ảnh hưởng triều biển Tây,
tuy chỉ cách biển 40 km, song do biên độ thấp 35-50cm, đỉnh triều dưới 7079cm nên không thể lợi dụng để tưới tiêu tự chảy. Khu vực giáp nước chịu ảnh
hưởng của 2 chế độ thủy triều (nhật triểu biển đông và nhật triều biển Tây) ở
huyện Long Mỹ, Phụng Hiệp, TP.Vị Thanh, nơi có nhiều đất phèn nên khó xổ
mặn - rửa phèn.
Xâm nhập mặn: nước mặn tại biển Đông hiện nay chưa lên tới địa phận
tỉnh Hậu Giang và do đỉnh triều sông Hậu cao hơn trên sông Cái Lớn nên
nước mặn từ biển Tây theo sông Cái Lớn vào địa phận Hậu Giang chỉ ở một
diện tích phía Nam huyện Long Mỹ và TP. Vị Thanh, độ nhiễm mặn chỉ
>0,4‰ và thời gian 1-2 tháng. Hiện nay, bằng biện pháp thủy lợi và bao đê
ngăn mặn, đã có thể ngăn mặn triệt để nhằm bảo vệ sản xuất nông nghiệp trên
địa bàn tỉnh. Hệ thống ngăn mặn, vùng phía Tây huyện Long Mỹ và một phần
xã Hỏa Tiến (TP. Vị Thanh) hàng năm bị nước mặn xâm nhập vào mùa khô theo
các sông Ngan Dừa và Nước Trong. Hiện nay, nhờ có hệ thống ngăn mặn Mỹ
Phước khá hoàn chỉnh và tuyến đê ngăn mặn dài 56 km các sông Xẻo Chít,
Nước Trong, Cái Tư nên tình hình nhiễm mặn ở khu vực này được cải thiện rõ
rệt, giải quyết một cách cơ bản việc chống xâm nhập mặn cho trên 10.000 ha đất

nông nghiệp. Hệ thống thủy lợi, thủy nông nội đồng được xây dựng khá dày đặc,
đạt hiệu quả cao trong sản xuất nông nghiệp. Diện tích canh tác toàn tỉnh có
75.000 ha, trong đó diện tích chủ động tưới tiêu là 66.000 ha, chiếm gần 90%
diện tích canh tác. Chế độ thủy văn nêu trên được xem xét trên thực trạng thời
gian dài đã qua. Nhưng nếu xét trong thời gian tới, vùng ĐBSCL trong đó có
Hậu Giang sẽ bị ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, biển dâng sẽ làm vùng bị ngập
đến 37,8% diện tích (nếu ngập 1m). Đồng thời ở thượng nguồn sông Mê Kông,
Trung Quốc đang xây dựng các đập thủy điện lớn, làm lưu lượng nước sông Mê
Kông giảm, sẽ làm tăng hiểm họa cho vùng ĐBSCL. Như vậy, nước biển dâng
lên cộng với việc Trung Quốc xây đập ở thượng nguồn sẽ dẫn đến những diện
tích canh tác lớn sẽ bị ngập lụt nặng, xâm nhập mặn sâu, đất đai hóa phèn sẽ tác
động rất lớn đến sản xuất và đời sống của cả vùng ĐBSCL, trong đó có Hậu
Giang.
5. Tính đặc thù về tài nguyên đất
Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh Hậu Giang là 160.245 ha (khoảng
1.602 km2). Để thấy rõ đặc điểm tài nguyên đất của Hậu Giang, có thể xem xét
đặc điểm phân bố các loại đất (thổ nhưỡng) và hiện trạng sử dụng đất.
8


Diện tích và phân bố các loại đất: theo tài liệu “Báo cáo điều chỉnh quy
hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) tỉnh
Hậu Giang” cho biết tài nguyên đất tỉnh Hậu Giang bao gồm 04 nhóm đất chính
như sau:
- Đất mặn: chủ yếu là đất mặn ít, chỉ chiếm 3,9% diện tích đất cả tỉnh.
Loại đất này được khai thác có hiệu quả, phân bố ở vùng địa hình thấp ven các
sông rạch bị nhiễm mặn ở các huyện Vị Thủy, Long Mỹ, TP.Vị Thanh.
- Đất phèn: có quy mô lớn, chiếm khoảng 36,3% diện tích đất cả tỉnh,
phân bố ở các huyện Long Mỹ, Vị Thủy, TP.Vị Thanh, huyện Phụng Hiệp và thị
xã Ngã Bảy, ngoài ra rải rác một phần diện tích của huyện Châu Thành, Châu

Thành A phía giáp với tỉnh Kiên Giang.
- Đất Phù sa: chiếm diện tích lớn nhất, khoảng 37,8% diện tích đất của
tỉnh, phân bố dọc sông Hậu (các sông 8-20 km, trung bình 15 km), tập trung ở
các huyện Phụng Hiệp, Châu Thành và Châu Thành A. Đất phù sa đã được khai
thác trên 200 năm, lại có quá trình khô hạn và ngập nước hàng năm vào mùa lũ
nên chỉ còn một số chưa phát triển, các loại phù sa khác hầu hết đã phát triển
như phù sa glây, đất phù sa tầng loang lổ đỏ vàng…Đất phù sa Hậu Giang có
tiềm năng lớn cho sản xuất thâm canh và đa dạng hoá nông nghiệp, chủ yếu là
canh tác lúa 2-3 vụ, chuyên canh các loại rau màu và cây ăn trái.
- Đất lập líp: chiếm khoảng 18% diện tích đất của tỉnh, bao gồm đất liếp
trong khu vực thổ canh và đất lên liếp trồng khóm, mía và cây ăn trái.
Nhìn chung, đất có thành phần cơ giới nặng, tỷ lệ sét và thịt từ 75-85%,
kết cấu khối, giữ nước mạnh, rất giàu mùn, thường thiếu cân đối về lân, thích
nghi mạnh với lúa nước, ít thích nghi với cây màu, cây công nghiệp ngắn ngày.
Đất phù sa chiếm diện tích khá lớn, có hàm lượng dinh dưỡng khá, thích nghi
với nhiều loại cây trồng. Đất phèn hạn chế cho canh tác vì dưới độ sâu của đất
xuất hiện tầng phèn và tầng có chứa vật liệu sinh phèn. Khu vực giáp với tỉnh
Kiên Giang, Bạc Liêu bị nhiễm mặn về mùa khô, thiếu nước ngọt tưới, nước
mặn sẽ mao dẫn lên tầng nước mặt, nếu đào đắp, lên liếp đất sẽ bị mặn trong
thời gian đầu. Nhìn chung để phát triển nông nghiệp cần chú trọng cải tạo đất
phèn để giảm các độc tố trong đất, cần tăng cường bón phân lân các loại đất,
đồng thời chú trọng luân canh các loại cây trồng thích hợp.
Sử dụng các loại đất: từ năm 2005 đến 2010, cơ cấu sử dụng đất nông
nghiệp tiếp tục tăng, đất phi nông nghiệp có xu hướng tăng nhanh, đây là quy
luật chung của quá trình công nghiệp hoá:
9


Bảng 1: Biến động sử dụng đất của Hậu Giang
Năm 2005

STT

Chỉ tiêu

Năm 2010

Tăng/giảm

DT (ha)

Tỉ lệ
(%)

DT (ha)

Tỉ lệ
(%)

DT (ha)

Tổng diện tích tự nhiên

160.059

100.00

160.245

100.00


186

Đất nông nghiệp

139.183

86.96

140.457

87.65

1.274

1.1

Đất trồng lúa (2 vụ trở lên)

84.282

60,55

82.547

58,77

-1735

1.2


Đất trồng cây lâu năm

32.655

23,46

34.927

24,87

2272

1.3

Đất lâm nghiệp

4.639

3,33

5.104

3,64

465

-

Đất rừng sản xuất


3.162

2.299

-863

-

Đất rừng đặc dụng

1.476

2.805

1329

1.4

Đất nuôi trồng thuỷ sản

1.635

1,17

1.204

0,86

-431


1.5

Các lọai đất nông nghiệp còn lại

15.972

11,48

16.675

11,87

703

Đất phi nông nghiệp

19.592

12,24

19.750

12,32

158

1

2
2.1


Đất trụ sở CQ, c/trình sự nghiệp

225

1,15

198

1,00

-27

2.2

Đất quốc phòng

277

1,41

54

0,27

-223

2.3

Đất an ninh


551

2,81

584

2,96

33

2.4

Đất khu công nghiệp

152

0,78

779

3,94

627

2.5

Đất tôn giáo, tín ngưỡng

95


0,48

99

0,50

4

2.6

Đất nghĩa trang, nghĩa địa

254

1,30

285

1,44

31

2.7

Đất phát triển hạ tầng

7.250

37,00


7.850

39,75

600

2.8

Đất ở tại đô thị

516

2,63

874

4,43

358

2.9

Đất phi nông nghiệp khác

10.272

52,43

9.027


45,71

-1245

Đất chưa sử dụng

1.285

0,80

37

0,02

-1248

3

* Nguồn: Kiểm kê đất đai 2005, 2010 của Sở Tài nguyên-Môi trường và Qui họach sử dụng đất tỉnh Hậu Giang
đến năm 2020 (phần hiện trạng 2010) theo Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 09/1/2013 của Chính phủ.

Theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2005 và 2010 của Sở Tài nguyên và
Môi trường tỉnh Hậu Giang, biến động đất đai của tỉnh theo các hướng sau:
- Đất nông nghiệp tăng và chiếm 87,7% diện tích tự nhiên (năm 2010),
trong đó: tăng lớn nhất là đất trồng cây lâu năm, đất rừng đặc dụng, và giảm
nhất là đất lúa nước, đất rừng sản xuất.
- Đất phi nông nghiệp tăng và chiếm 12,3% diện tích tự nhiên (năm
2010), trong đó: tăng nhiều nhất là đất khu công nghiệp, đất phát triển hạ tầng,
đất ở đô thị, giảm nhiều nhất là đất ở nông thôn, đất quốc phòng.

- Đất chưa sử dụng năm 2010 còn không đáng kể (khoảng 37 ha), đa phần
là đất lung đìa, nằm xen kẽ với các loại đất khác.
10


6. Tính đặc thù về tài nguyên nước
Nguồn nước mặt
Trên địa bàn tỉnh Hậu Giang có 4 hệ thống sông lớn gồm: sông Hậu (đoạn
chảy qua tỉnh 8 km), sông Cái Lớn (đoạn qua tỉnh 57 km), sông Cái Tư (đoạn
qua tỉnh dài 15 km) và sông Nước Trong (đoạn qua tỉnh 16 km), cùng với hệ
thống kênh rạch khá dày, trong đó có 20 tuyến kênh rạch chính vừa làm nhiệm
vụ cấp nước, vừa làm nhiệm vụ tiêu cho tỉnh. Tuy nhiên, cấp nước chính vẫn là
từ sông Hậu. Sông Hậu là nhánh sông Mê Kông chảy qua Hậu Giang đổ ra biển
qua cửa Định An và Trần Đề. Nước mặt trên địa bàn Hậu Giang được cung cấp
chủ yếu từ sông Hậu, nguồn nước này quyết định cho phát triển nông lâm
nghiệp và nuôi trồng thủy sản.
Lưu lượng nước: lưu lượng dòng chảy sông Hậu không đều trong năm,
mùa lũ lưu lượng dòng chảy chiếm 70-85% lượng dòng chảy cả năm. Trong đó
các tháng 9,10 và 11 có lưu lượng dòng chảy lớn nhất chiếm tới khoảng 50%
tổng lưu lượng. Do địa hình thấp và bằng phẳng nên khả năng thoát nước chậm.
Các tháng mùa mưa biên độ triều ở mức 0,5m, mùa khô biên độ lên đến 2,16m.
Chất lượng nước sông Hậu: các chỉ tiêu đo đạc cho thấy chất lượng nước
sông Hậu khá giàu chất dinh dưỡng, rất phù hợp cho nhu cầu tưới tiêu cho trồng
trọt của sản xuất nông nghiệp tỉnh.
Bảng 2: Chất lượng nước sông Hậu
1

2

3


4

5

6

7

8

9

10

11

12

5

1

1,1

0,8

1,2

3,3


6,7

9,4

4,8

4,5

5,6

2,4

DO(mgO2/l)

6,2

5,9

6,5

7,6

6,2

6,8

7,8

7,9


7,9

2,2

6,8

6,2

Phospho(mg/l)

0,16

0,09

0,08

0,07

0,12

0,14

0,18

0,28

0,16

0,14


0,13

0,12

Nitơ(mg/l)

0,85

0,72

0,20

0,36

0,56

0,82

0,80

1,60

0,91

0,60

0,85

0,68


PH

7,3

8,2

7,8

7,7

7,6

7,3

7,6

7,6

70

7,0

6,7

7,2

-

20


30

42

58

100

170

100

128

107

60

58

Tháng
Fe (mg/l)

TTS(mg/l)

Nguồn: Dự án giám sát chất lượng nước sông Mê Kông.

Nguồn nước ngầm
Hậu Giang có tổng trữ lượng 1.375.190 m 3 với 4 tầng, trong đó tầng nước

ngầm pleistoxen có trữ lượng cao nhất.
11


Bảng 3: Trữ lượng nước ngầm trên địa bàn Hậu Giang
Đơn vị tính: m3
Tầng

Trữ lượng tĩnh

Trữ lượng đàn hồi

Trữ lượng động

Tổng cộng

1.259.520

70.840

34.830

1.375.190

-

-

23.850


23.850

2-Pletstoxen

681.440

28.640

6.360

716.440

3-Plioxen

349.580

10.800

920

361.300

4-Mioxen

238.500

31.400

3.700


273.600

Tổng
1-Holoxen

Nguồn: Liên Đoàn 8 địa chất Thủy văn và xí nghiệp khai thác nước ngầm số 5, hồ sơ bản đồ địa chất thủy văn 1977-1987.

Chất lượng nước ngầm: kết quả phân tích các thành phần hóa học các mẫu
nước ngầm từ năm 2005 cho thấy các chỉ tiêu đều dao động trong mức cho
phép, đáp ứng được tiêu chuẩn vệ sinh nằm ở độ sâu vừa phải (80-150m), phù
hợp với khả năng khai thác hiện nay. Chất lượng nước ở các tầng được đánh giá
như sau: tầng plioxen có chất lượng không tốt nằm ở độ sâu trên 300m, tầng
Mioxen chứa nước khoáng nằm ở độ sâu 400-500m, nguồn nước này có tiềm
năng lớn. Những năm vừa qua việc khai thác nước ngầm quá mức, không đúng
kỹ thuật nên đã dẫn đến tài nguyên nước ngầm bị xuống cấp. Chỉ tiêu coliform
(hàm lượng vi sinh ) tăng rất cao so với các năm trước, giá trị trung bình đạt
4684 MPN/100mg/l (Tiêu chuẩn Việt Nam: TCVN 5944: 1995 là <3
MPN/100mg/l), vượt mức cho phép tới 1.561 lần, điều này nguyên nhân là do
việc khai thác tài nguyên nước ngầm chưa đảm bảo kỹ thuật do đó vi sinh xâm
nhập vào nguồn nước. Tình trạng nước ngầm đang bị hạ thấp là phổ biến, tại trạm
quan trắc 2a, xã Thạnh Hòa - huyện Phụng Hiệp, mực nước đo năm 2000 là -2,78
m, trong khi mực nước đo năm 2008 là -5,6 m so với mặt đất. Tại trạm quan trắc
7a, xã Phú Hữu - huyện Châu Thành, mực nước đo được vào năm 2000 là -3,47m,
đến năm 2008 là -6,1m. Như vậy, mực nước đã có sự thay đổi, hạ thấp thêm là
2,63m. Mực nước ngầm thay đổi là một trong những tác nhân dẫn đến cạn kiệt
nguồn nước ngầm và dễ bị xâm nhập mặn trong tương lai.
7. Tính đặc thù về tài nguyên rừng và sinh vật
Tài nguyên rừng
Hiện tại, đất lâm nghiệp của tỉnh phân bố chủ yếu ở 2 huyện Phụng Hiệp
và Vị Thủy, phần lớn nằm ở xa khu dân cư, khu vực trũng phèn và ngập nước tại

phía Tây của huyện Phụng Hiệp, thuộc địa giới của các lâm trường Phương
Ninh, Mùa Xuân trước đây, nay là khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng.

12


Tỉnh Hậu Giang có 3 loại rừng, tổng diện tích đất lâm nghiệp là 5.003,88
ha (theo kết quả kiểm kê đất đai của ngành Tài nguyên và Môi trường năm 2010
là 5.104,38 ha), trong đó: đất có rừng 2.510,44 ha (chủ yếu là rừng tràm, bạch
đàn), đất chưa có rừng và đất khác 2.493,44 ha. Phân theo đối tượng sử dụng,
khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng 4.240,26 ha (trong đó khu 1:
2.805,37 ha, khu 2: 1.434,89 ha), huyện Vị Thủy quản lý 202,85 ha, tổ chức-cá
nhân trồng rừng trên đất nông nghiệp 629,58 ha. Ngoài ra, hàng năm tỉnh phát
động trồng từ 2,5-3 triệu cây phân tán trên các tuyến giao thông, kênh thủy lợi,
đê bao, cơ quan, trường học với các chủng loại cây khá phong phú như: tràm,
bạch đàn, keo vừa mang lại giá trị kinh tế cho người dân, vừa góp phần bảo vệ
môi trường sinh thái và tăng độ che phủ.
Phần lớn rừng ở Hậu Giang là kiểu rừng tràm vùng trũng nội địa, rất phổ
biến của vùng ĐBSCL, cây tràm chiếm ưu thế, tầng dưới hợp bởi cây mua, đế,
sậy, lau lách và cỏ dại, tầng trên thuộc các loài dây leo như choại, bồng bông,
vác, tơ hồng. Do địa hình thấp trũng, kênh rạch nhiều, mùa mưa bị ngập thường
xuyên, mùa khô nước rút nhanh, đất bị phèn hóa và trở nên chua, nhiều nơi tầng
phèn xuất hiện gần mặt đất khoảng 20-30 cm.
Tài nguyên sinh vật
Trước đây, Hậu Giang rất phong phú về hệ sinh vật rừng ngập nước, riêng
khu vực Lung Ngọc Hoàng được xem như là trũng ngọt lớn nhất vùng Đồng
bằng sông Cửu Long, là nơi di tập nhiều loài thủy sản ngọt vào mùa khô để tái
sinh sản vào mùa mưa năm sau. Tuy nhiên, do quá trình khai thác nông nghiệp,
đô thị hóa và dân số tăng nhanh, sinh vật tự nhiên hiện tại không nhiều. Hệ thực
vật chủ yếu là tràm, chà là nước, mớp, bòng bong, choại, bồn bồn, chủ yếu chỉ

tập trung tại các lâm trường thuộc huyện Phụng Hiệp. Hệ động vật trên cạn đã
điều tra được khoảng 71 loài động vật cạn và 135 loài chim, song đến nay chỉ
còn các loài chim như gà nước, le le, trích nước, giẻ giun, nhóm bò sát như trăn,
rắn, rùa. Tuy khá phong phú tại vùng rừng ngập nước nhưng đang bị săn lùng
ráo riết.
Hệ thủy sinh vật tương đối đa dạng hơn nhiều với 173 loài cá, 14 loài
tôm, 198 loài thực vật nổi, 129 loài động vật nổi, 43 loài động vật đáy. Trong đó
đáng lưu ý nhất là loài cá đặc sản thác lác tại Long Mỹ, Vị Thủy đã bắt đầu hình
thành thương hiệu địa phương. Ngoài ra, với vị trí nhiễm lợ nhẹ và chất lượng
nguồn nước mùa khô khá ổn định của sông Cái Lớn, khu vực Long Mỹ có thể
hình thành một vùng ương giống tôm càng xanh quan trọng. Khu bảo tồn sinh
thái Lung Ngọc Hoàng và khu bảo tồn nghiên cứu khoa học Hòa An (Phụng
13


Hiệp), đang từng bước khôi phục và bảo tồn hệ động thực vật tự nhiên rừng
ngập nước và trũng nước ngọt. Hậu Giang có nhiều vùng sinh thái đặc trưng
(rừng ngập nước, trũng nước ngọt), là nơi xây dựng các khu bảo tồn kết hợp với
nghiên cứu khoa học, góp phần vào định hướng phát triển bền vững.
8. Tính đặc thù tài nguyên khoáng sản
Hậu Giang là một vùng đồng bằng trẻ, khoáng sản tương đối hạn chế.
Đến nay chưa có điều tra đánh giá một cách hệ thống về tài nguyên khoáng sản,
theo một số đề tài nghiên cứu đánh giá tài nguyên của vùng ĐBSCL và tỉnh Cần
Thơ cũ thì khoáng sản trên địa bàn tỉnh Hậu Giang có Cát, Nước khoáng, Sét,
Than bùn. Cát chủ yếu là cát dùng cho việc san lấp các mặt bằng xây dựng, phân
bố trên đoạn sông Hậu dài khoảng 8km, trữ lượng khoảng 2,5-3 triệu m 3, sản
lượng khai thác hiện nay là 100.000 m3/năm. Nước khoáng phân bố ở khu vực
thị trấn Long Mỹ, trữ lượng không lớn. Sét chủ yếu là sét làm vật liệu xây dựng
như gạch, ngói tập trung ở Hoà An huyện Phụng Hiệp và thị trấn Long Mỹ.
Than bùn có ở một số khu vực tại huyện Long Mỹ, Phụng Hiệp, trữ lượng chưa

được đánh giá cụ thể.
Tài nguyên khoáng sản Hậu Giang không phong phú, không đa dạng, trữ
lượng không lớn, không có những khoáng sản quý, hiếm để tạo lợi thế ban đầu
cho tăng trưởng chiều rộng và chiều sâu. Khoáng sản trên địa bàn tỉnh Hậu
Giang bao gồm: cát, nước khoáng, đất sét, than bùn. Cát dùng cho việc san lấp
các mặt bằng xây dựng, phân bố trên đoạn sông Hậu dài khoảng 8km, trữ lượng
khoảng 2,5-3 triệu m3, sản lượng khai thác hiện nay là 100.000 m3/năm. Nước
khoáng phân bố ở khu vực thị trấn Long Mỹ, trữ lượng không lớn. Đất sét chủ
yếu làm vật liệu xây dựng như gạch, ngói tập trung ở Hòa An, huyện Phụng
Hiệp và thị trấn Long Mỹ. Than bùn ở một số khu vực tại huyện Long Mỹ,
Phụng Hiệp, trữ lượng chưa được đánh giá cụ thể.
9. Tính đặc thù tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn
Tài nguyên du lịch tự nhiên
Là một tỉnh trong vùng ĐBSCL, Hậu Giang có nhiều tài nguyên tự nhiên
đặc trưng của vùng như kênh rạch, các miệt vườn, cây trái. Bên cạnh đó, trong
tỉnh có nhiều khu vực tài nguyên tiêu biểu nổi bật, đó là: Khu sinh thái Tây Đô
thuộc địa bàn xã Tân Bình-huyện Phụng Hiệp, có thể hình thành khu du lịch hệ
sinh thái cây trái nhiệt đới với động vật và chim quý; Khu bảo tồn thiên nhiên
Lung Ngọc Hoàng là vùng trũng ngập nước nổi tiếng thuộc xã Phương Bìnhhuyện Phụng Hiệp. Thảm thực vật mang nặng nét đặc thù hoang dã, các loài
thực vật ngập nước theo mùa với nhiều loài động vật nước phong phú như rắn,
14


rùa, cua đinh, các loại chim nước và cá nước ngọt nổi tiếng; Khu sinh thái rừng
tràm huyện Vị Thủy có diện tích khoảng 140 ha, có thể xây dựng khu vui chơi
thư giãn nghỉ ngơi và thưởng thức món ăn đặc sản địa phương. Ngoài ra, còn có
khu viên lang bãi bồi xã Vĩnh Viễn A, khu du lịch Công viên Chiến Thắng Phường
5-TP.Vị Thanh gắn với cảnh quan kênh Xà No, tháp truyền hình.
Tài nguyên du lịch nhân văn
Tài nguyên du lịch nhân văn có giá trị nổi bật của Hậu Giang rất phong

phú, trong đó nổi bật là:
- Chợ nổi Ngã Bảy: đây là chợ nổi lớn nhất vùng ĐBSCL, họp tại nơi hội
tụ của 7 dòng sông. Tại chợ nổi hàng hoá rất đa dạng, trong đó việc mua bán
nông sản hàng hoá tấp nập, sầm uất trên ghe xuồng. Qua chợ nổi là đến làng
đóng ghe xuồng có lịch sử hình thành từ lâu đời. “Xuồng Hậu Giang” năm lá mà
người dân miền Tây quen thuộc có xuất xứ từ chính làng nghề này.
- Di tích chiến thắng 75 lượt tiểu đoàn địch và di tích lịch sử văn hóa đền
thờ Bác Hồ (Long Mỹ). Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ,
vùng Long Mỹ của Hậu Giang là vùng chiến địa giành nhau từng tấc đất giữa ta
và địch. Nơi đây có nhiều chiến công mà nổi bật là chiến thắng 75 lượt tiểu đoàn
địch năm 1973 tại Chương Thiện. Chiến thắng 75 lượt tiểu đoàn địch đã chứng
minh chủ trương đúng đắn, táo bạo, kịp thời của Khu Uỷ. Bộ tư lệnh Quân khu,
tỉnh uỷ Hậu Giang và các tỉnh bạn, đặc biệt là sự chịu đựng gian khổ hy sinh,
tinh thần chiến đấu kiên cường dũng cảm của quân và dân ĐBSCL. Chiến thắng
này góp phần tạo tiền đề quan trọng cho quân và dân miền Nam làm cuộc tổng
tiến công và nổi dậy, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Di tích chiến
thắng 75 lượt tiểu đoàn địch tại Chương Thiện là di tích lịch sử cấp quốc gia.
Từ trung tâm thị trấn Long Mỹ theo đường liên xã qua Thuận Hưng, Xà
Phiên đến xã Lương Tâm là nơi di tích đền thờ Bác Hồ. Qua di tích đến thờ Bác
Hồ thấy rõ được tấm lòng của nhân dân Hậu Giang đối với Bác Hồ, vị lãnh tụ
kính yêu của nhân dân Việt Nam, đồng thời cũng thấy rõ sự quyết tâm của nhân
dân đấu tranh cho sự nghiệp thống nhất đất nước.
- Di tích căn cứ tỉnh ủy Cần Thơ, còn gọi là căn cứ Bà Bái ở địa phận ấp
Phương Quới-xã Phương Bình-huyện Phụng Hiệp. Ở đây là nơi đã diễn ra các
hội nghị quan trọng của Tỉnh ủyHậu Giang thời kháng chiến, là điểm du lịch
“trở về chiến trường xưa” hấp dẫn.
- Di tích lịch sử văn hóa chiến thắng Cái Sình, thuộc Phường 7, TP. Vị
Thanh. Trong kháng chiến chống Pháp, trên chiến trường Hậu Giang quân và dân
15



ta đã lập hai chiến công hiển hách diệt nhiều địch, đó là trận đánh xe cơ giới tại
Tầm Vu và trận đánh tàu địch tại Vàm Rạch Cái Sình, làm vang đội chiến công
khắp miền Tây và cả nước. Sau giải phóng Miền Nam, khu di tích Cái Sình đã
được UBND tỉnh Hậu Giang (cũ) công nhận là di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh.
- Di tích lịch sử văn hóa Tầm Vu, thuộc xã Tân Phú Thạnh-huyện Châu
Thành A với chiến thắng vang dội tiêu diệt xe cơ giới của thực dân Pháp xâm
lược. Di tích Tầm Vu đã được công nhận là di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia.
- Di tích khu trù mật Vị Thanh-Hỏa Lựu: ngày 12/9/1959, Mỹ-Diệm khởi
công xây dựng khu trù mật này. Đây là khu trù mật kiên cố, kiểm soát và kìm
kẹp nhân dân rất khắc nghiệt với âm mưu ngăn chặn các cuộc đấu tranh của
nhân dân. Đây là di tích ghi nhớ những sự kiện lịch sử năm tháng đấu tranh ác
liệt của nhân dân Hậu Giang. Nhà nước đã công nhận ở cấp Quốc gia di tích
“Khu trù mật Vị Thanh-Hỏa Lưu, di tích tội ác Mỹ Diệm tàn sát đồng bào ta”.
Nhìn chung, Hậu Giang một tỉnh ĐBSCL không chỉ mang đặc tính chung
của vùng là hệ thống sông ngòi chằng chịt với các khu sinh thái, rừng tràm vườn
cây ăn trái, nhiều sản vật hấp dẫn như động vật và chim quý, không khí trong
lành. Ở vào vị trí trung tâm vùng Tây sông Hậu, Hậu Giang có rất nhiều thuận lợi
cho phát triển sinh thái nghỉ dưỡng và phát huy vai trò trung chuyển khách đi các
tỉnh đối với tour liên kết. Hậu Giang có những nét riêng độc đáo cho phát triển du
lịch, đó là di tích bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng, một khu vực được xem
là tập trung các tài nguyên thiên nhiên đặc sắc có cự ly gần nhất đối với Cần Thơtrung tâm của khu vực ĐBSCL nên có rất nhiều điều kiện thuận lợi gắn với thiên
nhiên trong chương trình du lịch tổng hợp: tham quan, giáo dục bảo vệ môi
trường, vui chơi giải trí trên sông, nghỉ dân dã.
Hậu Giang còn lưu giữ và bảo tồn nhiều di tích lịch sử cách mạng, đậm
nét đặc trưng cho truyền thống đấu tranh cách mạng của nhân dân vùng
ĐBSCL nói chung trong đó có Hậu Giang, vì vậy tỉnh có nhiều điều kiện thuận
lợi để phát triển các loại hình du lịch tham quan, giáo dục truyền thống đối với
thế hệ trẻ ngày nay.
10. Tính đặc thù tài nguồn nhân lực

Quy mô và tăng trưởng dân số
Tổng dân số tỉnh Hậu Giang năm 2010 đạt 762.125 người. Quy mô dân
số tỉnh Hậu Giang vào loại nhỏ nhất so với các tỉnh vùng ĐBSCL. Năm 2005
chiếm 4,6%, đến 2010 chỉ còn 4,3% dân số cả vùng ĐBSCL. Tốc độ tăng dân
số trung bình của tỉnh giai đoạn 2006-2010 là chậm, chỉ đạt 0,3%/năm.
16


Bảng 4: Dân số và cơ cấu dân số tỉnh Hậu Giang
Các chỉ tiêu

Đơn vị

2006

2007

2008

2009

2010

2011

Tổng dân số

Người

752.75

1

754.657

756.31
6

757.96
0

762.12
5

768.761

TĐ: Dân tộc thiểu số

Người

35.050

35.510

35.970

36.100

36.200

%


4,4

4,4

4,8

4,8

4,7

Người

501.011

502.27
9

503.38
4

504.47
8

507.25
0

509.952

66,6


66,3

254.875

258.809

So tổng dân số
a-Dân số theo tuổi lao động
- Trong tuổi lao động
% so dân số
- Ngoài tuổi lao động

%
Người

251.740

252.378

252.932

253.482

% so dân số

%

33,4


33,7

Dân số ngoài/trong tuổi LĐ

%

50,2

50,8

b-Dân số theo giới tính
- Nam

Người

371.245

373.63
3

377.49
6

381.36
6

384.00
3

387.603


%

49,3

49,5

49,9

50,3

50,4

50,4

Người

381.50
6

381.024

378.82
0

376.59
4

378.122


381.158

%

50,7

50,5

50,1

49,7

49,6

49,6

Người

124.723

127.197

138.407

149.66
3

162.012

181.924


%

16,6

16,9

18,3

19,7

21,3

23,7

Người

628.02
8

627.46
0

617.90
9

608.29
7

600.113


586.837

%

83,4

83,1

81,7

80,3

78,7

76,3

% so dân số
- Nữ
% so dân số
c-Dân số theo th.thị-n.thôn:
- Thành thị
% so dân số
- Nông thôn
% so dân số

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Hậu Giang đến năm 2011.

Diện tích của tỉnh nhỏ nên mật độ dân số đạt cao, năm 2010 đạt 476
người/km2 gấp 1,07 lần mật độ dân số cả vùng ĐBSCL. Trong khi đó nhiều tỉnh

có quy mô dân số lớn hơn Hậu Giang như Long An, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bạc
Liêu, Cà Mau thì mật độ dân số các tỉnh này đều nhỏ hơn mật độ dân số bình
quân cả vùng ĐBSCL.
Chất lượng dân số
Chất lượng dân số của tỉnh được xét trên nhiều chỉ tiêu khác nhau, trước
hết được xem xét về số lượng dân số trong độ tuổi lao động, ngoài tuổi lao động,
sau đó xét về nam, nữ, thành thị, nông thôn.
Tổng dân số trong độ tuổi lao động của tỉnh năm 2010 đạt 507.250 người
(chiếm khoảng 67% dân số), lao động ngoài độ tuổi chiếm khoảng 33% dân số).
Nếu lấy dân số ngoài độ tuổi lao động (dưới tuổi lao động + trên tuổi lao động)
chia cho dân số trong tuổi lao động của các năm từ 2006 đến 2010 đều được kết
quả gần 50%, đây là con số biểu thị thời kỳ “dân số vàng”, tức là thời kỳ số
17


người lao động luôn luôn lớn hơn số người chưa đến tuổi lao động và hết tuổi
lao động. Thời kỳ dân số vàng cho thấy nguồn lao động, lực lượng tạo ra của cải
vật chất xã hội của tỉnh rất dồi dào. Tuy nhiên, thời kỳ “dân số vàng” luôn có hai
mặt, nếu tỉnh phát triển mạnh kinh tế, tạo ra nhiều việc làm thì đây là lực lượng
quan trọng để phát huy sức mạnh, nhưng nếu nền kinh tế phát triển chậm, không
tạo ra nhiều việc làm thì đây lại là “tác nhân tiêu cực” trong xã hội, vì thiếu việc
làm dẫn đến tiêu cực xã hội và gây căng thăng cho các dịch vụ xã hội như trợ
cấp thất nghiệp, xoá đói giảm nghèo.
Ngoài đặc điểm về thời kỳ dân số vàng, dân số của tỉnh Hậu Giang có cơ
cấu như sau: dân số nữ và dân số nam của tỉnh tương đương nhau, biến động
không nhiều; dân số thành thị năm 2010 mới chỉ đạt tỷ lệ đô thị hóa khoảng gần
21% (gần bằng mức chung của cả vùng ĐBSCL). Tốc độ tăng dân số đô thị khá
nhanh, thời kỳ 2006-2010 đạt 6,7%/năm; dân số nông thôn của tỉnh vẫn chiếm tỷ
trọng lớn, hiện nay còn khoảng 79%, song tỷ trọng này vẫn là cao. Dân số nông
nghiệp chiếm khoảng 98% dân số nông thôn, còn dân số phi nông nghiệp nông

thôn quá ít chỉ 2%. Điều này cho thấy tính chất thuần nông còn nhiều, làng nghề
tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn phát triển còn chậm. Vấn đề phát
triển phi nông nghiệp tại nông thôn “ly nông bất ly hương” là nội dung cần phấn
đấu trong giai đoạn tới; dân tộc thiểu số chiếm ít khoảng 4,4-4,7% tổng dân số
toàn tỉnh.
11. Tính đặc thù về lao động
Quy mô và khả năng đáp ứng nguồn lao động
Ở vào thời kỳ dân số vàng, lao động trong độ tuổi khá dồi dào, chiếm
khoảng từ 67% dân số là khá cao (cả nước và một số tỉnh chỉ khoảng 60-65%
dân số). Để thấy được mức độ đáp ứng nhu cầu lao động trong tỉnh, xem xét
bảng cân đối lao động tỉnh Hậu Giang dưới đây.
Bảng 5: Bảng cân đối lao động tỉnh Hậu Giang
Đơn vị tính: Người
Chỉ tiêu

2006

2007

2008

2009

2010

2011

a-Trong tuổi có khả năng lao động

496.07

7

497.33
3

498.42
7

499.51
0

502.25
5

504.91
9

b-Ngoài tuổi có tham gia lao động

16.446

16.448

16.524

16.560

16.651

16.789


1-LĐ làm việc trong ngành KTQD

420.30
1

421.36
5

422.29
2

423.21
0

425.53
6

427.91
6

2-LĐ trong tuổi có KNLĐ đi học

47.528

47.648

47.753

47.857


48.120

48.665

3-LĐ trong tuổi có KNLĐ nội trợ

45.347

45.462

45.562

45.661

45.912

46.104

4-Trong tuổi có KNLĐ kh.làm việc

7.574

7.593

7.609

7.626

7.668


7.706

A-Nguồn lao động

B-Phân phối nguồn lao động

18


5-LĐ trong tuổi không có việc làm

10.308

10.334

10.356

10.379

10.436

10.477

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Hậu Giang đến năm 2011.

Lao động thực tế làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân: đây là lực
lượng trực tiếp làm ra của cải vật chất xã hội, bao gồm số lao động làm việc
trong các ngành sản xuất và dịch vụ. Lực lượng này luôn tăng chậm, bình quân
0,3%/năm.

Lao động trong độ tuổi lao động có khả năng lao động đi học: bao gồm
học phổ thông và học chuyên môn kỹ thuật. Đây chính là lực lượng lao động có
học vấn và chuyên môn kỹ thuật chuẩn bị cho phát triển các ngành kinh tế quốc
dân trong tương lai. Đối với một quốc gia hay một tỉnh, lực lượng lao động này
chiếm tỷ trọng càng cao càng tốt.
Lao động trong tuổi lao động có khả năng lao động làm nội trợ: trong mỗi
quốc gia, mỗi tỉnh bao giờ cũng có một lực lượng lao động (thường là lao động
nữ) không tham gia vào các ngành kinh tế quốc dân mà ở nhà giúp chồng, con
những công việc gia đình, đảm bảo chồng con làm việc tốt. Ở nhiều nước phát
triển, những lao động nam lương cao có khả năng nuôi sống gia đình với mức
sống khá, người vợ thường không đi làm mà ở nhà làm nội trợ. Lực lượng lao
động này tuỳ theo từng thời kỳ và có xu hướng tăng lên khi nền kinh tế phát
triển.
Lao động có khả năng lao động không làm việc: có bộ phận lao động có
khả năng lao động, vẫn trong độ tuổi, thậm chí nhiều người có trình độ chuyên
môn cao song do có điều kiện về kinh tế khá, có nguồn sống đảm bảo (của hồi
môn, tiền của cha mẹ, anh em, chồng, con,… từ nước ngoài thường xuyên gửi
về, tiền lãi tiết kiệm,…) nên không lao động. Ở một số tỉnh/thành phố lớn, có
lượng ngoại hối nhiều thì lực lượng trong tuổi lao động không tham gia lao động
thường lớn. Lực lượng lao động này ở Hậu Giang không lớn.
Lao động trong độ tuổi có khả năng lao động không có việc làm: chiếm
khoảng 2,0% tổng số lao động trong độ tuổi có khả năng lao động.
Lao động làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân
Như đã nêu trên, lực lượng lao động làm việc trong các ngành kinh tế
quốc dâb quyết định sự phát triển kinh tế của tỉnh. Để thấy rõ lực lượng lao động
này tác động đến phát triển của tỉnh trong tương lai, có thể xem xét cơ cấu và
chất lượng lao động.
19



Bảng 6: Cơ cấu lao động theo ngành của tỉnh Hậu Giang
Đơn vị tính: Người, %
Chỉ tiêu
Lao động làm việc

2006

2007

2008

2009

2010

2011

420.301

421.365

422.292

423.210

425.536

427.916

293.976


290.596

289.039

285.336

286.065

286.673

69,9

69,0

68,4

67,4

67,2

67,0

36.650

39.914

41.631

43.896


44.442

44.985

8,7

9,5

9,8

10,4

10,4

10,5

89.675

90.855

91.622

93.978

95.029

96.258

21,4


21,5

21,8

22,2

22,4

22,5

293.976

290.596

289.039

285.336

286.065

286.673

69,9

69,0

68,4

67,4


67,2

67,0

126.325

130.769

133.253

137.874

139.471

141.243

30,1

31,0

31,6

32,6

32,8

33,0

a-Chia theo khu vực

1-Nông,lâm, thủy sản (KV1)
So với LĐ làm việc (%)
2-Công nghiệp&XD (KV2)
So với LĐ làm việc (%)
3-Dịch vụ (KV3)
So với LĐ làm việc (%)
b-Chia theo NN và phi NN
+ Nông nghiệp (N-L-Thủy)
So với LĐ làm việc (%)
+ Phi nông nghiệp
So với LĐ làm việc (%)

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Hậu Giang đến năm 2011.

Lao động làm việc trong khu vực I (nông-lâm-thủy sản) còn khá lớn, năm
2010 vẫn chiếm 67,2% số lao động việc, tỷ lệ này là cao, biểu hiện nền kinh tế
nông nghiệp là chủ yếu và bản thân nông nghiệp chưa được hiện đại hóa. Kinh
nghiệm các nước, nếu GDP/người đạt 320 USD thì tỷ trọng lao động nông
nghiệp trong tổng số lao động làm việc chỉ còn 66%. Năm 2010 GDP/người
(tổng VA/người) của tỉnh khoảng 897 USD mà tỷ trọng lao động nông nghiệp
trong tổng số lao động làm việc tới 67,2% là quá lớn.
Tỷ trọng lao động phi nông nghiệp (công nghiệp + dịch vụ) còn quá thấp,
năm 2010 mới chỉ đạt 32,8% tổng số lao động. Để đạt đến trình độ một tỉnh có
trình độ phát triển cao như kinh nghiệm các nước thì tỷ trọng lao động phi nông
nghiệp phải đạt khoảng 75% tổng số lao động. Khoảng cách này còn khá xa đối
với Hậu Giang.
Năm 2011, tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc
dân của tỉnh đạt 427.916 người, số lao động được tạo việc làm trong năm đạt
24.000 người, tỷ lệ lao động qua đào tạo so với tổng số lao động đạt 24%.
20



Bảng 7: Lao động làm việc trong các ngành KTQD phân theo huyện, thị
Đơn vị tính: Người
Chỉ tiêu

2006

2007

2008

2009

2010

2011

Toàn tỉnh

420.301

421.365

422.292

423.210

425.536


427.916

1. TP. Vị Thanh

39.505

39.606

39.693

39.779

39.998

40.267

2. Thị xã Ngã Bảy

32.876

32.899

32.971

33.043

33.225

33.429


3. Huyện Ch.Thành A

51.951

52.083

52.198

52.311

52.599

52.873

4. Huyện Châu Thành

45.621

45.737

45.837

45.937

46.189

46.450

5. Huyện Phụng Hiệp


102.746

103.004

103.231

103.456

104.024

104.596

6. Huyện Vị Thủy

55.423

55.564

55.686

55.807

56.114

56.425

7. Huyện Long Mỹ

92.239


92.472

92.676

92.877

93.387

93.876

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Hậu Giang đến năm 2011.

Do lực lượng lao động khu vực I (nông-lâm-thủy sản) còn lớn nên các
huyện có lực lượng lao động tập trung đông, chiếm tỷ trọng lớn đều là các huyện
có dân số và lao động nông nghiệp đông như Phụng Hiệp, Long Mỹ, Vị Thủy.
TP. Vị Thanh, TX. Ngã Bảy lao động công nghiệp và dịch vụ phát triển mạnh
hơn, song quy mô còn nhỏ nên cũng chưa thu hút được lao động.
Bảng 8: Chất lượng lao động làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân
Chỉ tiêu

Đơn vị

2005

2008

2010

a-Lao động làm việc


Người

419.575

422.292

425.536

b-Lao động qua đào tạo

Người

36.872

59.135

75.295

- So với LĐ trong tuổi

%

6,7

11,7

14,8

- So với LĐ làm việc


%

8,8

14,0

17,7

1-Có bằng cấp chứng chỉ

Người

13.939

21.284

26.349

So LĐ qua đào tạo

%

37,8

36,0

35,0

Người


11.075

18.328

24.090

%

30,0

31,0

32,0

Người

8.197

13.597

16.561

%

22,2

23,0

22,0


Người

3.662

5.926

8.295

%

9,9

10,0

11,0

Trong đó:

2-TH chuyên nghiệp
So LĐ qua đào tạo
3-Cao đẳng
So LĐ qua đào tạo
4-Đại học và trên đại học
So LĐ qua đào tạo

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Hậu Giang, 2009-2010.

Chất lượng lao động làm việc trong các ngành quốc dân được xác định
qua tỷ lệ lao động đã được đào tạo. Tổng số lao động qua đào tạo năm 2010
21



khoảng 75.295 người, nếu so với lao động trong tuổi lao động chỉ khoảng 14,8%
và so với lao động làm việc là 17,7%. Cụ thể là: số lao động có bằng cấp, chứng
chỉ dưới các hình thức đào tạo khác nhau có 26.349 người, chiếm tỷ trọng cao
nhất trong số lao động được đào tạo là 35%; số lao động qua các trường trung
học chuyên nghiệp 24.090 người, nhiều thứ hai sau số lao động có chứng chỉ,
chiếm khoảng 32%; số lao động qua đào tạo cao đẳng chỉ có 16.561 người,
chiếm 22% số lao động qua đào tạo; còn lại lao động đại học và trên đại học
8.295 người, chiếm 11% lực lượng lao động qua đào tạo. Nhìn chung, khó khăn
cơ bản của Hậu Giang là lực lượng lao động qua đào tạo còn ít, mới đạt 17,7% năm
2010 và 24% năm 2011. Tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp sẽ có ảnh hưởng
không nhỏ đến quá trình phát triển của tỉnh thời kỳ 2011-2020, thời kỳ kinh tế tri
thức và cạnh tranh khắc nghiệt.

22


×