Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức UBND tỉnh bắc Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (293.26 KB, 54 trang )

LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài báo cáo thực
tập tốt nghiệp, đến nay em đã hoàn thành bài báo cáo chuyên ngành Quản Lý
Kinh Tế.
Trước hết, em xin chân thành cảm ơn trường Đại học Kinh tế và Quản
trị Kinh doanh - Thái Nguyên, Khoa Quản Lý - Luật Kinh Tế trường Đại học
Kinh tế và Quản trị Kinh doanh- Thái Nguyên đã tận tình giúp đỡ em trong
suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài thực tập tốt nghiệp.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới ThS. Nguyễn Thị Thu Trang- người
đã định hướng, chỉ bảo và hết lòng tận tụy, dìu dắt em trong suốt quá trình học
tập và nghiên cứu đề tài.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn đến toàn thể lãnh đạo, cán bộ chuyên viên Sở
Nội vụ Bắc Ninh và các cơ quan, đơn vị có liên quan đã tạo điều kiện để em
được tìm hiểu, vận dụng kiến thức đã học vào thực tế và giúp đỡ em trong suốt
thời gian nghiên cứu để em hoàn thành bài báo cáo.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn đến những người thân trong gia đình, bạn bè
đã động viên, cổ vũ em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài. Nếu
không có những sự giúp đỡ này thì chỉ với sự cố gắng của bản thân em sẽ không
thể thu được những kết quả như mong đợi.
Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên
Hà Thị Bích Ngọc


TÓM TẮT
Trong đợt thực tập tốt nghiệp theo kế hoạch tổ chức của nhà trường và
bộ môn cho sinh viên K8 chuyên ngành Quản lý kinh tế, em đã có được những
kinh nghiệm và thấy rằng đây là một lần thực tế chuyên ngành hữu ích cho
những cử nhân kinh tế tương lai.
Theo như kế hoạch thực tập của khoa, bài báo cáo của chúng em được


xây dựng bao quát nội dung cơ bản của chuyên ngành quản lý kinh tế, dựa trên
những tìm hiểu và phân tích bộ máy tổ chức, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ, công chức UBND tỉnh Bắc Ninh và những vấn đề đang được quan tâm của
địa điểm thực tế- Sở Nội vụ tỉnh Bắc Ninh.
Bắc Ninh là tỉnh thuộc đồng Bằng Sông Hồng, nằm trong tam giác kinh
tế trọng điểm. Trên địa bàn tỉnh xuất hiện nhiều khu công nghiệp, các công ty
nước ngoài... Để đáp ứng và theo kịp sự phát triển của tỉnh thì đội ngũ cán bộ,
công chức nói chung và cán bộ, công chức UBND tỉnh nói riêng phải có
chuyên môn cần thiết, nhất là về nhà nước, kỹ thuật, nghiệp vụ hành chính Nhà
nước để quản lý một nền kinh tế mở. Để hiểu rõ hơn về đội ngũ cán bộ, công
chức UBND tỉnh Bắc Ninh, em lựa chọn đề tài: “Công tác đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ, công chức UBND tỉnh Bắc Ninh” để hoàn thành bài báo cáo của mình.
Tuy nhiên với khả năng, trình độ và thời gian có hạn, bài báo cáo này sẽ
không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong các thầy, cô giáo và các bạn,
nhận xét để bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn.


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT

STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9

10
11
12
13
14

DẠNG VIẾT
TẮT
KHCN
UBND
ĐTBD
CBCC
ĐH

Tr. Cấp
QLNN
HĐND

XHCN
CCHC
KH
KCN

DẠNG ĐẦY ĐỦ
Khoa học công nghệ
Ủy Ban Nhân Dân
Đào tạo, bồi dưỡng
Cán bộ, công chức
Đại học
Cao đẳng

Trung cấp
Quản lý Nhà nước
Hội Đồng Nhân Dân
Giám đốc
Xã hội chủ nghĩa
Cải cách hành chính
Kế hoạch
Khoa học công nghệ

DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, HÌNH
NỘI DUNG
Bảng số liệu
2.1. Số lượng cán bộ, công chức UBND tỉnh Bắc Ninh

Trang


2.2. Số lượng cán bộ công chức khối hành chính UBND tỉnh Bắc Ninh
2.3. Số lượng cán bộ, công chức khối sự nghiệp UBND tỉnh Bắc Ninh
2.4. Trình độ chuyên môn của cán bộ, công chức khối hành chính UBND tỉnh
Bắc Ninh
2.5. Trình độ chuyên môn của cán bộ, công chức khối sự nghiệp UBND tỉnh
Bắc Ninh
2.6. Trình độ lý luận chính trị của cán bộ, công chức hành chính UBND tỉnh
Bắc Ninh
2.7. Trình độ lý luận chính trị của cán bộ, công chức sự nghiệp UBND tỉnh
Bắc Ninh
2.8. Trình độ tin học của cán bộ, công chức hành chính UBND tỉnh Bắc Ninh
2.9. Trình độ tin học của cán bộ, công chức sự nghiệp UBND tỉnh Bắc Ninh
2.10. Trình độ ngoại ngữ của cán bộ, công chức hành chính UBND tỉnh Bắc

Ninh
2.11. Trình độ ngoại ngữ của cán bộ, công chức sự nghiệp UBND tỉnh Bắc
Ninh
2.12. Kết quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức UBND tỉnh Bắc Ninh
giai đoạn 2012-2014
2.13. Kết quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức UBND tỉnh Bắc Ninh
3.1. Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức UBND tỉnh Bắc Ninh
năm 2015
Sơ đồ
1.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Sở Nội Vụ Bắc Ninh
Hình
1.1. Bản đồ tỉnh Bắc Ninh


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới, mở cửa hội nhập kinh tế Quốc tế,
toàn bộ đội ngũ cán bộ, công chức trong bộ máy Nhà nước tạo thành một nguồn
lực lớn phục vụ cho quá trình tổ chức và hoạt động của Nhà nước. Đội ngũ cán
bộ, công chức có vai trò quan trọng trong việc quản lý và thúc đẩy sự phát triển
của toàn bộ xã hội, đảm bảo nền hành chính quốc gia hoạt động liên tục.
Trong bối cảnh cả nước đang đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước cùng với sự phát triển như vũ bão của KHCN càng đòi hỏi
nhân lực của bộ máy Nhà nước phải nâng cao năng lực trí tuệ quản lý, năng lực
điều hành và xử lý công việc thực tiễn. Mà đội ngũ cán bộ, công chức ở nước ta
được đào tạo trong cơ chế trước đây còn thiếu chuyên môn cần thiết, nhất là về
Nhà nước, kỹ thuật, nghiệp vụ hành chính Nhà nước để quản lý một nền kinh tế
mở, nhất là trong điều kiện quan hệ Quốc tế ngày càng phát triển, không chỉ như
vậy còn có một số bộ phận hay mắc khuyết điểm. Do đó hoạt động công tác

ĐTBD đội ngũ cán bộ, công chức được đặt ra cấp thiết hơn đối với công cuộc
đổi mới toàn diện đất nước.
Thực tế cho thấy hiện nay các cơ quan quản lý nhà nước cũng đã quan
tâm hơn đến việc đào tạo cán bộ, công chức. UBND tỉnh Bắc Ninh là cơ quan
hành chính của Nhà nước, trong những năm qua rất quan tâm đến công tác
ĐTBD cán bộ, công chức và xác định đó là một yếu tố cơ bản để nâng cao hiệu
lực, hiệu quả quản lý nhà nước.
Với những kiến thức đã được học tại trường ĐH Kinh tế & Quản trị
Kinh doanh- Thái Nguyên và qua thời gian thực tập tại Sở Nội vụ tỉnh Bắc Ninh
em chọn đề tài “Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức UBND tỉnh
Bắc Ninh” làm đề tài thực tập tốt nghiệp của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung

Trên cơ sở tìm hiểu về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
UBND tỉnh Bắc Ninh, phân tích đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức


và công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức UBND tỉnh Bắc Ninh, từ đó
đưa ra giải pháp cho vấn đề nghiên cứu.
2.2. Mục tiêu cụ thể

- Tổng quan về tỉnh Bắc Ninh.
- Nhận xét, đánh giá về những thuận lợi khó khăn của địa bàn ảnh hưởng
đến sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Bắc Ninh.
- Nêu chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức Sở Nội vụ tỉnh Bắc
Ninh.
- Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức UBND tỉnh
Bắc Ninh năm 2012-1014.
- Nhận xét đánh giá công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức UBND

tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2012- 2014.
3. Phạm vi nghiên cứu

• Về không gian: Nghiên cứu tại Sở Nội vụ tỉnh Bắc Ninh.
• Về nội dung: Tập trung nghiên cứu, phân tích, so sánh, đánh giá về công
tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức UBND tỉnh Bắc Ninh.
• Về thời gian:
- Số liệu thứ cấp chủ yếu thu thập từ năm 2012 đến 2014.
- Số liệu sơ cấp chủ yếu thu thập trong năm 2014.
- Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 12/2014 đến tháng 03/2015.
4. Phương pháp nghiên cứu

Sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học, chủ yếu là
phương pháp thu thập số liệu, thống kê, tổng kết thực tiễn, đồng thời kết hợp
phương pháp phân tích, đánh giá, logic và những tích lũy, suy nghĩ của bản thân
qua thời gian thực tập.
5. Bố cục của bài báo cáo

Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm 03 phần:
Phần 1. Khái quát về tỉnh Bắc Ninh và Sở Nội vụ Bắc Ninh.
Phần 2. Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức UBND tỉnh
Bắc Ninh giai đoạn 2012- 2014.
Phần3. Nhận xét đánh giá công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
UBND tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2012- 2014.


PHẦN 1. KHÁI QUÁT VỀ TỈNH BẮC NINH VÀ SỞ NỘI VỤ BẮC NINH
1.1.

KHÁI QUÁT VỀ TỈNH BẮC NINH


1.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
1.1.1.1. Vị trí địa lý

Hình 1.1. Bản đồ tỉnh Bắc Ninh
- Bắc Ninh là tỉnh thuộc vùng đồng bằng Sông Hồng, nằm trong tam giác
kinh tế trọng điểm Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh, có diện tích 823.1 km 2
(2010), dân số 1.038.229 người (2010) chiếm 1,21% dân số cả nước.
- Tỉnh có địa giới hành chính tiếp giáp với các tỉnh: Phía Bắc giáp Bắc
Giang, phía Đông và Đông Nam giáp Hải Dương, Tây và Tây Nam giáp Hà Nội
và Hưng Yên.
- Bắc Ninh có trục tuyến giao thông lớn, quan trọng chạy qua, nối liền tỉnh
với các trung tâm kinh tế, văn hoá và thương mại của phía Bắc: Quốc lộ 1A nối
Hà Nội- Bắc Ninh- Bắc Giang- Lạng Sơn; quốc lộ 18 từ Nội Bài- Bắc Ninh- Hạ
Long- Móng Cái; quốc lộ 38 nối Bắc Ninh với quốc lộ 5 đi Hải Dương- Hải
Phòng, đi Hưng Yên, Thái Bình…
- Trong tỉnh có nhiều sông lớn như sông Cầu, sông Đuống, sông Thái Bình
nối liền với Hải Phòng, Quảng Ninh và các tỉnh lân cận tạo ra nhiều cơ hội lớn
cho việc phát triển kinh tế xã hội và khai thác tiềm năng hiện có của tỉnh.
- Theo sự sắp xếp hành chính hiện nay, tỉnh Bắc Ninh có 08 đơn vị hành
chính gồm 01 thành phố và 07 huyện.


1.1.1.2. Địa hình, địa chất

a.

Đặc điểm địa hình
Địa hình Bắc Ninh tương đối bằng phẳng. Tuy dốc từ Bắc xuống Nam và


từ Tây sang Đông nhưng độ dốc không lớn. Vùng đồng bằng chiếm gần hết diện
tích tự nhiên toàn tỉnh, có độ cao phổ biến 3- 7m so với mặt nước biển. Do được
bồi đắp bởi các sông lớn như sông Đuống, sông Cầu, sông Thái Bình nên vùng
đồng bằng chủ yếu là đất phù sa màu mỡ. Vùng gò đồi trung du chỉ chiếm 0,5%
diện tích tự nhiên và phần lớn đồi núi thấp, cao nhất là núi Hàm Long 171m.
b.

Khí hậu
Khí hậu đặc trưng của tỉnh là nhiệt đới gió mùa, mùa hè nắng nóng nhiệt

độ trung bình 30- 36°C; mùa đông lạnh, từ 15- 20°C. Lượng mưa trung bình
trong năm 1.800 mm, số giờ nắng khoảng 1.700 giờ/năm, thích hợp cho trồng
lúa và các cây công nghiệp, cây thực phẩm khác.
1.1.1.3. Tài nguyên thiên nhiên

a. Tài nguyên đất
Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 803,87 km², trong đó đất nông
nghiệp chiếm 64,7%; đất lâm nghiệp 0,7%; đất chuyên dùng và đất ở chiếm
23,5%; đất chưa sử dụng còn 11,1%. Cả tỉnh còn 12.750 ha đất trũng ngập ở các
huyện: Gia Bình, Quế Võ, Lương Tài, Yên Phong, đất mặt nước chưa sử dụng là
3.114,5 ha, diện tích một vụ còn 7.462,5 ha. Tiềm năng đất đai của tỉnh còn lớn,
có thể khai thác sử dụng hợp lý để nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế.
b. Tài nguyên rừng
Bắc Ninh không có rừng tự nhiên, chủ yếu là rừng trồng với 607 ha phân
bổ tập trung ở hai huyện Quế Võ và Tiên Du, có thể phát triển thành rừng cảnh
quan sinh thái.
c. Tài nguyên khoáng sản
Bắc Ninh là một tỉnh nghèo về tài nguyên khoáng sản, chủ yếu là nguồn
nguyên liệu phục vụ trong ngành sản xuất vật liệu xây dựng như: Đất sét làm
gạch ngói, trữ lượng 4 triệu tấn ở hai huyện Quế Võ, Từ Sơn và thị xã Bắc Ninh,



đất cát kết khoảng 1 triệu tấn ở Thị Cầu, đá sa thạch ở Vũ Ninh với trữ lượng 3
triệu m³, than bùn ở Yên Phong khoảng 6- 20 vạn tấn.
1.1.2. Tình hình kinh tế- xã hội
1.1.2.1. Về phát triển kinh tế

Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) năm 2014 ước tăng 0,2% (giá so
sánh 2010) so với năm 2013; trong đó, khu vực dịch vụ tăng 6,1%; khu vực
nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,3%.
Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản: Sản xuất tiếp tục phát triển, năng
suất lúa cả năm ước đạt 60,3 tạ/ha, tăng 1,7 tạ so với năm 2013; sản lượng lương
thực có hạt ước đạt 456,8 nghìn tấn, tăng 14,2 nghìn tấn so năm 2013. Khôi
phục và phát triển chăn nuôi, tổng đàn tăng khá, thực hiện thí điểm mô hình
trang trại chăn nuôi bò sữa. Nuôi trồng thủy sản duy trì ổn định. Giá trị sản xuất
nông, lâm nghiệp và thủy sản (giá so sánh 2010) ước đạt 8.350 tỷ đồng, tăng
1,8% so năm 2013.
Về xây dựng nông thôn mới được quan tâm chỉ đạo, kết quả đạt khá cao:
-

Đến nay số tiêu chí đạt chuẩn bình quân đạt 13,46 tiêu chí/xã; là

một trong 10 tỉnh có số tiêu chí đạt cao trong cả nước (bình quân cả nước đạt
8,62 tiêu chí/xã).
-

Có 9 xã đạt 19/19 tiêu chí; có 21 xã đạt từ 15-18 tiêu chí; có 64 xã

đạt từ 10-14 tiêu chí; chỉ còn 3 xã đạt 9 tiêu chí (xã Ngũ Thái, xã Nguyệt Đức
huyện Thuận thành; xã Lâm Thao huyện Lương Tài).

Sản xuất công nghiệp: Do khu vực FDI, nhất là Công ty Samsung giảm
mạnh nên giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh 2010) cả năm ước 576.754 tỷ
đồng, đạt 78,5% KH năm và giảm 4,9% so năm 2013. Trong đó, khu vực FDI
giảm 5,5%, khu vực kinh tế từng bước vượt qua khó khăn, tăng 1,3%.
Hoạt động thương mại- dịch vụ: Tổng mức bán lẻ hàng hóa ước trên 34
nghìn tỷ đồng, tăng 12,8%, đạt 91,5% KH năm. Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn
uống và du lịch lữ hành trên 3 nghìn tỷ đồng, tăng 13% so với năm 2013. Chỉ số
giá tiêu dùng (CPI) tăng 2,21% so với năm 2013. Xuất khẩu hàng hoá ước trên


23 tỷ USD, giảm 12,3%, đạt 88,7% KH năm. Dịch vụ vận tải tăng so với năm
2013.
Thu ngân sách của tỉnh Bắc Ninh: Tổng thu ngân sách Nhà nước ước
12.440 tỷ đồng, đạt 109,7% dự toán năm, tăng 8,6% so năm 2013; chi ngân sách
là 10.641 tỷ đồng, đạt 143,9%, tăng 16,1%, trong đó chi đầu tư phát triển là
3.143,5 tỷ đồng, đạt 183,8%, tăng 22,6%.
Về An ninh- quốc phòng: Đảm bảo quốc phòng quân sự địa phương, an
ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, duy trì nghiêm các chế độ trực sẵn sàng
chiến đấu, phối hợp với các lực lượng nắm chắc tình hình, bảo vệ tuyệt đối an
toàn các sự kiện chính trị và hoạt động văn hoá lớn, tập trung giải quyết các
điểm phức tạp về An ninh nông thôn, đô thị. Chỉ đạo các đợt cao điểm tấn công,
trấn áp tội phạm; thực hiện đồng bộ các biện pháp giảm thiểu tai nạn giao thông.
1.1.2.2. Về văn hóa xã hội

Sự nghiệp Giáo dục đào tạo với quy mô, mạng lưới trường lớp học ổn định;
chất lượng giáo dục toàn diện, đại trà tiến bộ rõ rệt, từng bước nâng cao chất
lượng giáo dục mũi nhọn; triển khai có hiệu quả mô hình trường học mới
VNEN, việc dạy và học Tiếng Anh được nâng cao; cuộc thi Khoa học- kỹ thuật
cho học sinh phổ thông lần đầu tiên được tổ chức và đạt kết quả cao. Triển khai
xây dựng Đề án đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, nâng cao chất

lượng nguồn nhân lực. Đẩy mạnh thực hiện chương trình kiên cố hóa trường lớp
học, xây dựng trường chuẩn quốc gia. Tổ chức triển khai Chương trình sữa học
đường tới 100% cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn toàn tỉnh.
Chăm sóc sức khỏe nhân dân: Y tế dự phòng, phòng chống các bệnh xã hội,
quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm được coi trọng; tăng cường phòng chống
dịch, xử lý kịp thời không để lây ra diện rộng như bệnh cúm, sởi, tay chân
miệng, sốt xuất huyết. Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân. Tích
cực triển khai chiến dịch tiêm vắc xin Sởi- Rubella trong chương trình tiêm
chủng mở rộng trên địa bàn tỉnh; tỷ lệ tiêm chủng đạt 98,2%, đảm bảo an toàn
tuyệt đối.
Hoạt động văn hóa, thể dục thể thao sôi nổi, phong phú, thực hiện tốt các
nhiệm vụ chính trị, văn hóa, xã hội, nổi bật là đẩy mạnh việc học tập và làm theo


tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; tổ chức thành công Festival, các giải thể thao,
triển lãm nghệ thuật vùng, quốc gia… Tiếp tục thực hiện có hiệu quả nếp sống
văn minh theo Nghị quyết số 20, 22 của Hội đồng nhân dân tỉnh; đẩy mạnh
phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa.
Lao động việc làm và công tác xã hội được quan tâm, giải quyết việc làm
ổn định hơn so với năm 2013, quản lý lao động nước ngoài làm việc trên địa bàn
được tăng cường; thu nhập bình quân là 3.030.000 đồng/người/tháng, tăng
367.000 đồng/người/tháng; chăm sóc người có công, bảo vệ và chăm sóc trẻ em
được coi trọng; thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội; tăng cường quản lý
nhà nước về Bảo hiểm xã hội, Hỗ trợ 100% kinh phí mua thẻ bảo hiểm y tế cho
hộ nghèo và cận nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 2,57%.
1.1.3. Đánh giá chung về điều kiện phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Bắc Ninh
1.1.3.1. Thuận lợi

a.


Phát triển kinh tế

- Với địa hình tương đối bằng phẳng, thời tiết khí hậu ôn hoà nguồn nước
phong phú, đất đai màu mỡ do được bồi đắp phù sa của hệ thống sông Hồng và
sông Thái Bình, rất phù hợp cho sự sinh trưởng phát triển của nhiều loại cây
trồng. Đây là tiền đề quan trọng, tạo thuận lợi để ngành nông nghiệp Bắc Ninh
phát triển toàn diện.
- Dựa vào lợi thế về địa lý, kinh tế, gần thủ đô Hà Nội, nằm trong vùng
kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, có hệ thống giao thông phát triển, kết cấu hạ tầng
đang được hoàn chỉnh, dựa vào nguồn tài nguyên sẵn có và các ngành nghề
truyền thống của tỉnh, công nghiệp, nông nghiệp Bắc Ninh đang có lợi thế phát
triển mạnh, gồm: Cơ khí, kỹ thuật điện, vật liệu xây dựng, chế biến lâm sản đặc
biệt đồ gỗ cao cấp, chế biến lương thực thực phẩm, dệt may.
- Về nông nghiệp: Phát triển nông nghiệp phục vụ công nghiệp và đô thị;
cung cấp lương thực, thực phẩm rau sạch, chất lượng cao cho các thị trường lớn
như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, nhất là rau xanh, hoa tươi, cây cảnh, thuỷ
sản, thịt lợn nạc, bò sữa…


b.

Tiềm năng du lịch
Bắc Ninh có tiềm năng du lịch rất lớn. Là một tỉnh có bề dày lịch sử, có

một nền văn hoá nhân văn đặc sắc với 204 di tích lịch sử- văn hoá đã được Nhà
nước công nhận như: Văn Miếu, Đền Đô…, một vùng quê văn hiến Bắc NinhKinh Bắc có nhiều di tích lịch sử văn hoá, lễ hội dân gian, làng nghề truyền
thống…là những điểm hấp dẫn thu hút khách, tạo cho du lịch Bắc Ninh những
tiềm năng hết sức phong phú.
1.1.3.2. Khó khăn


- Trong điều kiện kinh tế thế giới tiếp tục suy thoái, kinh tế trong nước gặp
rất nhiều khó khăn; trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, thị trường bất động sản trầm
lắng.
- Thời tiết vụ mùa có diễn biến phức tạp; dịch tai xanh phát sinh trên đàn
lợn; các doanh nghiệp tiếp tục được giãn thuế; việc thu hồi đất sản xuất nông
nghiệp để phục vụ cho công nghiệp, đô thị còn khó khăn; các công trình phúc lợi
còn thiếu; tình hình xã hội vẫn còn vấn đề phức tạp ảnh hưởng đến sự phát triển
kinh tế- xã hội và đời sống nhân dân.
- Sự chênh lệch về trình độ dân trí và phân hóa xã hội có xu hướng ngày
càng tăng do phân bố sản xuất nên dẫn đến sự phát triển chệch giữa các vùng là
một vấn đề phải được quan tâm giải quyết.
- Mức ô nhiễm môi trường từ KCN hiện đang là vấn đề nóng. Nếu không
có những giải pháp chính sách phù hợp nhằm kiểm soát vấn đề môi trường, thì
việc phát triển KCN trên địa bàn tỉnh sẽ dẫn đến sự suy thoái môi trường sinh
thái và sự phát triển bền vững của KCN trên địa bàn tỉnh.
- Công tác giải phóng mặt bằng còn khó khăn, vướng mắc; xử lý ô nhiễm
môi trường chưa dứt điểm; công tác phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý rác
thải một số nơi chưa có chuyển biến thực sự; tiến độ xây dựng các khu xử lý
chất thải tại các địa phương còn chậm. Một số nơi chưa tập trung cao cho việc
giải quyết đất dân cư, dịch vụ; vẫn còn vi phạm về đất đai, tài chính, xây dựng
cơ bản, đặc biệt là cấp xã.
1.2.

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ SỞ NỘI VỤ BẮC NINH


1.2.1. Vị trí, chức năng

-


Sở Nội vụ là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Bắc Ninh có chức

năng tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về nội
vụ, gồm: Tổ chức bộ máy; biên chế các cơ quan hành chính, sự nghiệp nhà
nước; cải cách hành chính; chính quyền địa phương; địa giới hành chính; cán bộ
công chức, viên chức nhà nước, cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn; tổ chức
hội, tổ chức phi Chính phủ; văn thư, lưu trữ nhà nước; tôn giáo; thi đua- khen
thưởng.
-

Sở Nội vụ có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự

chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND tỉnh, đồng thời chịu
sự chỉ đạo, kiểm tra hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Nội vụ.
1.2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn

• Trình UBND tỉnh dự thảo các quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch dài
hạn, 05 năm, hàng năm và các đề án, dự án; chương trình thuộc phạm vi quản lý
Nhà nước của Sở trên địa bàn tỉnh.
• Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch,
đề án, dự án, chương trình đã được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, hướng
dẫn, kiểm tra, phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi QLNN
được giao.
• Về tổ chức bộ máy:
- Trình UBND tỉnh quyết định việc phân cấp quản lý tổ chức bộ máy đối
với các cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp Nhà nước thuộc UBND tỉnh,
UBND cấp huyện.
- Thẩm định và trình UBND tỉnh quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn, cơ cấu tổ chức cơ quan chuyên môn, các chi cục thuộc cơ quan chuyên môn
và đơn vị sự nghiệp Nhà nước thuộc UBND tỉnh; đề án thành lập, sáp nhập, giải

thể các đơn vị sự nghiệp Nhà nước thuộc UBND tỉnh để UBND tỉnh quyết định
theo quy định.
- Thẩm định, trình chủ tịch UBND tỉnh quyết định việc thành lập, giải thể,
sáp nhập các tổ chức phối hợp liên ngành của tỉnh theo quy định của pháp luật.


- Tham mưu, giúp UBND tỉnh xây dựng đề án thành lập, sáp nhập, giải
thể các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, UBND cấp huyện theo quy định
để UBND tỉnh trình Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh quyết định theo thẩm
quyền.
- Phối hợp với các cơ quan chuyên môn cùng cấp hướng dẫn UBND cấp
huyện quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức các phòng chuyên
môn, đơn vị sự nghiệp thuộc UBND cấp huyện.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan của tỉnh hướng
dẫn, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện phân loại, xếp hạng cơ quan hành chính,
đơn vị sự nghiệp của tỉnh theo quy định của pháp luật.
• Về quản lý, sử dụng biên chế hành chính, sự nghiệp:
- Xây dựng và báo cáo UBND tỉnh kế hoạch biên chế của địa phương để
trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định tổng biên chế sự nghiệp ở địa phương
và thông qua tổng biên chế hành chính của địa phương trước khi trình cấp có
thẩm quyền quyết định.
- Trình Chủ tịch UBND tỉnh quyết định giao chỉ tiêu biên chế hành chính
sự nghiệp Nhà nước.
- Hướng dẫn quản lý, sử dụng biên chế đối với các cơ quan chuyên môn
thuộc UBND tỉnh, UBND cấp huyện và các đơn vị sự nghiệp Nhà nước theo
quy định của pháp luật.
• Về tổ chức chính quyền:
- Hướng dẫn tổ chức và hoạt động của bộ máy chính quyền địa phương
các cấp trên địa bàn.
- Tổ chức và hướng dẫn công tác bầu cử đại biểu HĐND các cấp; phối

hợp với các cơ quan hữu quan tổ chức và hướng dẫn công tác bầu cử đại biểu
Quốc hội theo quy định của pháp luật; tổng hợp kết quả bầu cử đại biểu Hội
đồng nhân dân các cấp.
- Thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt kết quả bầu cử Chủ tịch, Phó
Chủ tịch và thành viên khác của UBND cấp huyện. Giúp HĐND, UBND tỉnh


trình Ủy ban thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn các chức
danh bầu cử theo quy định của pháp luật.
- Tham mưu giúp HĐND, UBND tỉnh trong công tác đào tạo, bồi đại biểu
HĐND các cấp; thống kê số lượng, chất lượng đại biểu HĐND và thành viên
UBND các cấp để tổng hợp, báo cáo theo quy định.
• Về công tác địa giới hành chính và phân loại đơn vị hành chính:
- Theo dõi, quản lý công tác địa giới hành chính trong tỉnh theo quy định
của pháp luật và hướng dẫn của Bộ Nội vụ; chuẩn bị các đề án, thủ tục liên quan
đến việc thành lập, sáp nhập, chia tách, điều chỉnh địa giới, đổi tên đơn vị hành
chính, nâng cấp đô thị trong địa bàn tỉnh để trình cấp có thẩm quyền xem xét,
quyết định; hướng dẫn và tổ chức thực hiện sau khi có quyết định phê chuẩn của
cơ quan có thẩm quyền. Giúp Chủ tịch UBND tỉnh thực hiện, hướng đẫn và
quản lý việc phân loại đơn vị hành chính các cấp theo quy định của pháp luật.
- Tổng hợp và quản lý hồ sơ, bản đồ địa giới, mốc, địa giới hành chính của
tỉnh theo hướng dẫn và quy định của Bộ Nội vụ.
- Hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của thôn, làng, tổ dân phố theo quy định
của pháp luật và của Bộ Nội vụ.
• Hướng dẫn, kiểm tra tổng hợp báo cáo việc thực hiện Quy chế dân chủ tại
xã, phường, thị trấn và các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp Nhà nước trên
địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.
• Về cán bộ, công chức, viên chức
- Giúp UBND tỉnh quản lý Nhà nước đối với đội ngũ cán bộ, công chức,
viên chức nhà nước, cán bộ, công chức viên chức cấp xã.

- Tham mưu trình UBND tỉnh ban hành các văn bản về tuyển dụng, quản
lý, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ,
công chức, viên chức nhà nước và cán bộ, công chức, viên chức cấp xã theo quy
định của pháp luật.
- Thống nhất quản lý và thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,
công chức, viên chức ở trong và ngoài nước sau khi được UBND tỉnh phê duyệt.


Hướng dẫn, kiểm tra việc tuyển dụng, quản lý, sử dụng và việc thực hiện chính
sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức trong tỉnh.
- Trình Chủ tịch UBND tỉnh quyết định hoặc quyết định theo thẩm quyền
việc tuyển dụng, đánh giá, điều động, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, khen
thưởng, kỷ luật và các chế độ, chính sách khác đối với cán bộ, công chức, viên
chức nhà nước thuộc UBND tỉnh quản lý.
- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định về tiêu chuẩn chức
danh và cơ cấu cán bộ, công chức, viên chức nhà nước; tuyển dụng, quản lý và
sử dụng công chức, viên chức nhà nước; cán bộ, công chức cấp xã thuộc tỉnh
theo quy định của pháp luật và của Bộ Nội vụ; việc phân cấp quản lý hồ sơ cán
bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật.
• Về cải cách hành chính
- Trình UBND tỉnh quyết định phân công các cơ quan chuyên môn thuộc
UBND tỉnh phụ trách các nội dung, công việc cải cách hành chính, bao gồm:
Cải cách thể chế, cải cách tổ chức bộ máy hành chính, xây dựng và phát triển
đội ngũ cán bộ, công chức, cải cách tài chính công, hiện đại hóa nền hành chính;
theo dõi, đôn đốc và kiểm tra việc triển khai thực hiện theo quyết định của
UBND tỉnh.
- Trình UBND, Chủ tịch UBND tỉnh quyết định các chủ trương, biện pháp
đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của các cơ
quan hành chính nhà nước trong tỉnh; chủ trì, phối hợp các cơ quan ngành dọc
của Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh triển khai cải cách hành chính.

- Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan chuyên môn thuộc UBND
tỉnh và UBND cấp huyện, cấp xã triển khai công tác cải cách hành chính theo
chương trình, kế hoạch cải cách hành chính của tỉnh đã được phê duyệt, việc
thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan cấp tỉnh, UBND cấp
huyện và UBND cấp xã theo quy định của pháp luật và chỉ đạo của UBND tỉnh.
- Giúp UBND tỉnh tổng hợp chung việc thực hiện các quy định về chế độ
tự chủ và tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế đối với cơ quan nhà nước về


quyền tự chủ, chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế
đối với các đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
- Xây dựng báo cáo công tác cải cách hành chính trình phiên họp hàng
tháng của UBND tỉnh; giúp UBND tỉnh xây dựng báo cáo với Thủ tướng Chính
phủ, Bộ Nội vụ về công tác cải cách hành chính theo quy định.
• Về công tác tổ chức hội và tổ chức phi Chính Phủ
- Thẩm định và trình Chủ tịch UBND tỉnh quyết định cho phép thành lập,
giải thể, phê duyệt điều lệ của hội, tổ chức phi chính phủ trên địa bàn theo quy
định của pháp luật.
- Hướng dẫn, kiểm tra thực hiện Điều lệ đối với hội, tổ chức phi chính phủ
trong tỉnh. Trình UBND tỉnh xử lý theo thẩm quyền đối với các hội, tổ chức phi
Chính phủ vi phạm các quy định của pháp luật, Điều lệ hội.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chuyên môn cùng cấp trình UBND
tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh quyết định hỗ trợ định xuất và các chế độ, chính sách
khác đối với tổ chức hội theo quy định của pháp luật.
• Về công tác văn thư, lưu trữ:
- Hướng dẫn, kiểm tra các cơ quan hành chính, tổ chức sự nghiệp và
doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn chấp hành các chế độ, quy định pháp luật
về văn thư, lưu trữ.
- Hướng dẫn, kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ về thu thập, bảo vệ, bảo
quản và tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ đối với các cơ quan, đơn vị trên địa bàn

và Trung tâm Lưu trữ tỉnh.
- Thẩm định, trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt “Danh mục nguồn và
thành phần tài liệu thuộc diện nộp lưu vào Trung tâm Lưu trữ tỉnh”; thẩm tra
“Danh mục tài liệu hết giá trị” của Tung tâm Lưu trữ tỉnh và của cơ quan Danh
mục nguồn nộp lưu vào Trung tân Lưu trữ tỉnh và Lưu trữ huyện.
• Về công tác tôn giáo:
- Giúp UBND tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các
chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo và công
tác tôn giáo trên địa bàn tỉnh.


- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan để thực hiện nhiệm vụ
quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.
- Hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ công tác tôn giáo.
- Làm đầu mối liên hệ giữa chính quyền địa phương với các tổ chức tôn
giáo trên địa bàn tỉnh.
• Về công tác thi đua, khen thưởng
- Tham mưu giúp UBND tỉnh và Chủ tịch tỉnh chỉ đạo, thống nhất quản lý
Nhà nước công tác thi đua, khen thưởng; thực hiện chính sách khen thưởng của
Đảng và Nhà nước; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch, nội dung thi
đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh; thực hiện việc tổ chức và trao tặng các hình
thức khen thưởng theo quy định của pháp luật.
- Xây dựng, quản lý và sử dụng quỹ thi đua, khen thưởng theo quy định
của pháp luật.
- Hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ về công tác thi đua khen thưởng.


Thực hiện công tác hợp tác quốc tế về nội vụ và các lĩnh vực được giao

theo quy định của pháp luật và theo phân công của UBND tỉnh.



Thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra về công tác nội vụ; giải quyết

khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng, tiêu cực, tiết kiệm, chống lãng phí
và xử lý các vi phạm pháp luật trên các lĩnh vực công tác được UBND tỉnh giao
theo quy định của pháp luật.


Hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ về công tác nội vụ và các lĩnh vực

khác được giao đối với các cơ quan hành chính sự nghiệp thuộc tỉnh, UBND cấp
huyện, cấp xã. Giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước theo các
lĩnh vực khác công tác được giao đối với các tổ chức của các Bộ, ngành Trung
ương và địa phương khác đặt trụ sở trên địa bàn tỉnh.


Tổng hợp, thống kê theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ về tổ chức cơ quan

hành chính, đơn vị sự nghiệp; số lượng các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã,
thôn, tổ dân phố; số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức và
các lĩnh vực khác được giao.




Tổ chức nghiên cứu tiến bộ khoa học, xây dựng hệ thống thông tin, lưu

trữ số liệu phục vụ công tác quản lý và chuyên môn nghiệp vụ được giao.



Chỉ đạo và hướng dẫn tổ chức các hoạt động dịch vụ công trong các lĩnh

vực công tác thuộc phạm vi quản lý của Sở.


Thực hiện công tác thông tin, báo cáo UBND tỉnh và Bộ Nội vụ về tình

hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định.


Quản lý, tổ chức bộ máy, biên chế, thực hiện chế độ tiền lương và các

chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật, ĐTBD về chuyên môn nghiệp
vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc Sở theo quy định.


Quản lý tài chính, tài sản của Sở theo quy định của pháp luật và phân cấp

của UBND tỉnh.


Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do UBND tỉnh, Chủ tịch tỉnh giao và

theo quy định của pháp luật.
1.2.3. Cơ cấu tổ chức Sở Nội vụ Bắc Ninh
Giám đốc

Phó
Giám đốc


Văn
phòng

Phòng
tổ chức
chính quyền

Phòng công
tác thanh niên

Phó
Giám đốc

Chi cục
văn thư
lưu trữ

Ban thi đua
khen thưởng

Phó
Giám đốc

Phó
Giám đốc

Thanh
tra


Phòng
tổ chức
biên chế

Phòng
tổ chức
cán bộ

Ban
tôn giáo

Phòng cải cách
hành chính

Sơ đồ 1.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Sở Nội Vụ Bắc Ninh

Sở Nội vụ Bắc Ninh có Giám đốc Sở và 04 Phó Giám đốc sở.


- Giám đốc sở là người đứng đầu sở, chịu trách nhiệm trước Uỷ ban nhân
dân tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động
của Sở về việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
- Phó Giám đốc Sở là người giúp Giám đốc sở chỉ đạo một số mặt công tác
và chịu trách nhiệm trước Giám đốc sở và trước pháp luật về nhiệm vụ được
phân công. Khi Giám đốc vắng mặt, một Phó Giám đốc Sở được Giám đốc Sở
ủy nhiệm điều hành các hoạt động của Sở.
- Việc bổ nhiệm, điều động, miễn nhiệm, luân chuyển, từ chức đối với
Giám đốc, Phó Giám đốc Sở do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định và
theo quy định của pháp luật; việc khen thưởng, kỷ luật và thực hiện các chế độ
chính sách đối với Giám đốc, Phó Giám đốc Sở theo quy định của pháp luật.

- Các tổ chức giúp việc Giám đốc Sở: Văn phòng; thanh tra; phòng cải cách
hành chính; phòng tổ chức cán bộ; phòng tổ chức- biên chế; phòng công tác
thanh niên; phòng tổ chức chính quyền.
- Các đơn vị trực thuộc Sở: Chi cục văn thư- lưu trữ; ban thi đua- khen
thưởng tỉnh; ban tôn giáo tỉnh.
Ban thi đua- khen thưởng tỉnh và ban tôn giáo tỉnh là tổ chức tương đương
chi cục trực thuộc Sở, có tư cách pháp nhân và có con dấu riêng, được thành lập
các phòng chuyên môn, nghiệp vụ giúp việc.
PHẦN 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ,
CÔNG CHỨC UBND TỈNH BẮC NINH 2012-2014
2.1.

TÌNH HÌNH CHUNG CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC UBND

TỈNH BẮC NINH 2012- 2014
2.1.1. Số lượng cán bộ, công chức ở UBND tỉnh Bắc Ninh

Bảng 2.1. Số lượng cán bộ, công chức UBND tỉnh Bắc Ninh
ĐVT: Người
Năm
Khối
Tổng CBCC UBND tỉnh

2012

2013

2014

964


998

1028

Tỷ lệ (%)
2013/2012 2014/2013
103,53

103,01


CBCC hành chính

855

892

924

104,33

103,59

CBCC sự nghiệp
109
106
104
Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ- Sở Nội vụ Bắc Ninh


97,25

98,11

Qua bảng trên ta thấy, số lượng cán bộ, công chức UBND tỉnh Bắc Ninh
tăng qua các năm: Năm 2013 tăng 3,53%, tức tăng 34 người so với năm 2012.
Năm 2014 tăng 3,01%, tức tăng 30 người so với năm 2013.
Trong đó:
- Cán bộ, công chức khối hành chính có 855 người năm 2012. Năm
2013 có 892 người, tăng 4,33%, tức tăng 37 người so với năm 2012. Năm 2014
có 924 người, tăng 3,59%, tức tăng 32 người so với năm 2013.
- Cán bộ, công chức khối sự nghiệp có 109 người năm 2012. Năm 2013
có 106 người, giảm 2,75%, tức giảm 3 người so với năm 2012. Năm 2014 có
104 người, giảm 1,89%, tức giảm 2 người so với năm 2013.
Nhìn chung, số lượng cán bộ, công chức tăng qua 03 năm tăng, trong đó,
số lượng cán bộ, công chức khối hành chính tăng và số lượng cán bộ, công chức
khối sự nghiệp giảm qua các năm.
2.1.1.1. Khối hành chính

Bảng 2.2. Số lượng cán bộ, công chức khối hành chính UBND tỉnh Bắc Ninh

2012
Số lượng
Tỷ lệ

2013
Số lượng Tỷ lệ

2014
Số lượng Tỷ lệ


< 30

(Người)
111

(%)
12,98

(Người)
101

(%)
11,32

(Người)
104

(%)
11,26

Từ 30- 40

293

34,27

330

37


341

36,90

Từ 41- 50

259

30,29

268

30,04

278

30,09

Từ 51- 60
192
22,46
193
21,64
Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ- Sở Nội vụ Bắc Ninh

201

21,75


Năm
Độ tuổi

Qua bảng số liệu trên ta thấy, lực lượng cán bộ, công chức UBND tỉnh Bắc
Ninh trong 03 năm chưa có sự cân đối và chuyển tiếp liên tục qua các thế hệ, cụ
thể như sau:


- Năm 2012: Có 192 cán bộ, công chức có độ tuổi từ 51 tuổi trở lên,
chiếm 22,46% tổng số cán bộ, công chức khối hành chính; lực lượng kế tiếp là
cán bộ, công chức có độ tuổi dưới 30 tuổi là 111 người, chiếm 12,98% tổng số
cán bộ, công chức khối hành chính; như vậy, có sự chênh lệch lớn giữa độ tuổi
dưới 30 tuổi và trên 51 tuổi; cán bộ, công chức độ tuổi từ 30 đến 50 là 552
người, chiếm 64,56% tổng số cán bộ, công chức khối hành chính.
- Năm 2013: Có 193 cán bộ, công chức có độ tuổi từ 51 tuổi trở lên,
chiếm 21,64% tổng số cán bộ, công chức khối hành chính; lực lượng kế tiếp là
cán bộ, công chức có độ tuổi dưới 30 tuổi là 101 người, chiếm 11,32% tổng số
cán bộ, công chức khối hành chính, như vậy, vẫn chưa có sự chuyển tiếp giữa
cán bộ, công chức cao tuổi với lớp trẻ, nhưng so với năm 2012 số lượng cán bộ,
công chức có độ tuổi 51 tuổi trở lên đã giảm 10 người; cán bộ, công chức độ
tuổi từ 30 đến 50 là 598 người, chiếm 67,04% tổng số cán bộ, công chức khối
hành chính, tăng 46 người so với năm 2012.
- Năm 2014: Có 201 cán bộ, công chức có độ tuổi từ 51 tuổi trở lên,
chiếm 21,75% tổng số cán bộ, công chức khối hành chính; lực lượng kế tiếp là
cán bộ, công chức có độ tuổi dưới 30 tuổi là 104 người, chiếm 11,26% tổng số
cán bộ, công chức khối hành chính. Như vậy, vẫn chưa có sự chuyển tiếp giữa
cán bộ, công chức cao tuổi với lớp trẻ, so với năm 2013, số lượng cán bộ, công
chức có độ tuổi 51 tuổi trở lên lại tăng 08 người; cán bộ, công chức độ tuổi từ 30
đến 50 là 619 người, chiếm 66,99% tổng số cán bộ, công chức khối hành chính.
Nhìn chung, qua 03 năm ta thấy, số lượng cán bộ, công chức khối hành

chính UBND tỉnh Bắc Ninh chưa có sự chuyển tiếp giữa cán bộ, công chức cao
tuổi với lớp trẻ và cán bộ, công chức độ tuổi từ 30 đến 50 là chủ yếu, đây là độ
tuổi biểu hiện cho sự trưởng thành về nhận thức, kinh nghiệm trong hoạt động
quản lý, tạo điều kiện chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức UBND tỉnh.
2.1.1.2. Khối sự nghiệp chính gồm có

Bảng 2.3. Số lượng cán bộ, công chức khối sự nghiệp UBND tỉnh Bắc Ninh
Năm

2012

2013

2014


Số lượng

Tỷ lệ

Số lượng

Tỷ lệ

Số lượng

Tỷ lệ

< 30


(Người)
0

(%)
0

(Người)
0

(%)
0

(Người)
0

(%)
0

Từ 30- 40

14

12,84

13

12,26

12


11,54

Từ 41- 50

43

39.45

42

39,62

41

39,42

Từ 51- 60
52
47,71
51
48,11
Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ- Sở Nội vụ Bắc Ninh

51

49,04

Độ tuổi

Thông qua bảng số liệu ta có thể thấy, cán bộ, công chức khối sự nghiệp

giảm dần qua các năm và chưa có sự chuyển tiếp liên tục qua các thế hệ: Qua 03
năm, không có cán bộ, công chức có độ tuổi dưới 30; cán bộ, công chức có độ
tuổi từ 51 trở lên chiếm tỷ lệ cao: Năm 2012 có 52 cán bộ, công chức, chiếm
47,71% cán bộ, công chức khối sự nghiệp. Năm 2013 có 51 cán bộ, công chức,
chiếm 48,11% cán bộ, công chức khối sự nghiệp. Năm 2014 có 51 cán bộ, công
chức, chiếm 49,04% cán bộ, công chức khối sự nghiệp; cán bộ, công chức có độ
tuổi từ 30 đến 50 tuổi là lực lượng chủ yếu của đội ngũ cán bộ, công chức
UBND tỉnh Bắc Ninh nhưng giảm dần qua 03 năm: Năm 2012 có 57 cán bộ,
công chức, chiếm 52,29% cán bộ, công chức khối sự nghiệp. Năm 2013 có 55
cán bộ, công chức, chiếm 51,87% cán bộ, công chức khối sự nghiệp. Năm 2014
có 53 cán bộ, công chức, chiếm 50,96% cán bộ, công chức khối sự nghiệp.
2.1.2. Chất lượng cán bộ, công chức ở UBND tỉnh Bắc Ninh
2.1.2.1. Về trình độ chuyên môn của cán bộ, công chức

Trình độ chuyên môn của cán bộ, công chức là một trong những thước đo
về tiêu chuẩn và năng lực của cán bộ, công chức. Tiêu chuẩn này có vai trò xác
định xem hiện nay cán bộ, công chức có đầy đủ điều kiện để đáp ứng nhiệm vụ
và cũng xác định phần nào năng lực công tác của cán bộ, công chức ở vị trí nhất
định.
 Khối hành chính
Trình độ chuyên môn của cán bộ, công chức khối hành chính UBND tỉnh
Bắc Ninh được thể hiện qua bảng sau:


Bảng 2.4. Trình độ chuyên môn của cán bộ, công chức khối hành chính
UBND tỉnh Bắc Ninh

Trình
độ


Năm 2012
Số
Tỷ lệ
lượng

(%)

Năm 2013
Số
Tỷ lệ
lượng

(%)

Năm 2014
Số
Tỷ lệ
lượng

(%)

Tỷ lệ (%)
2013/

2014/

2012
2013
(Người)
(Người)

(Người)
Tiến sỹ
14
1,64
14
1,57
18
1,95
100 128,57
Thạc sỹ
231
27,02
271
30,38
280
30,30 117,32 103,32
Đại học
545
63,74
545
61,10
565
61,15 100 103,67

8
0,94
6
0,67
5
0,54

75
83,33
Tr. Cấp
53
6,20
53
5,94
54
5,84
100 101,89
Sơ cấp
4
0,47
3
0,34
2
0,22
75
66,67
Tổng
855
892
924
Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ- Sở Nội vụ Bắc Ninh
Qua bảng số liệu trên ta thấy, trình độ chuyên môn của cán bộ, công chức
hành chính UBND tỉnh Bắc Ninh là tương đối cao, trình độ đại học chiếm
63,74% số cán bộ, công chức trong khối (năm 2012), chiếm 61,10% số cán bộ,
công chức trong khối (năm 2013) và chiếm 61,15% số cán bộ, công chức trong
khối (năm 2014).
Cán bộ, công chức khối hành chính năm 2012 là 855 người, trong đó: Cán

bộ, công chức đạt trình độ đại học là chủ yếu, có 545 người, chiếm 63,74% số
cán bộ, công chức trong khối; tiếp đến là cán bộ, công chức đạt trình độ thạc sỹ
có 231 người, chiếm 27,02% số cán bộ, công chức trong khối; cán bộ, công chức
đạt trình độ tiến sỹ là 14 người, chiếm 1,64% số cán bộ, công chức trong khối;
cán bộ, công chức đạt trình độ dưới đại học là 65 người, chiếm 7,6% số cán bộ,
công chức trong khối.
Cán bộ, công chức khối hành chính năm 2013 là 892 người, tăng 4,33%,
tức tăng 37 người so với năm 2012, trong đó: Cán bộ, công chức đạt trình độ đại
học là 545 người, chiếm 61,10% số cán bộ, công chức trong khối; cán bộ, công
chức đạt trình độ thạc sỹ có 271 người, chiếm 30,38% số cán bộ, công chức
trong khối, tăng 17,32%, tức tăng 40 người so với năm 2012; cán bộ, công chức
đạt trình độ tiến sỹ là 14 người, chiếm 1,57% số cán bộ, công chức trong khối;


cán bộ, công chức đạt trình độ dưới đại học là 62 người, chiếm 6,95% số cán bộ,
công chức trong khối, giảm 4,62%, tức giảm 03 người so với năm 2012. Qua hai
năm, cán bộ công chức UBND tỉnh Bắc Ninh đã được đào tạo nâng cao trình độ,
trình độ tiến sỹ và trình độ thạc sỹ tăng, trình độ dưới đại học giảm.
Cán bộ, công chức hành chính năm 2014 là 924 người, tăng 3,59%, tức
tăng 32 người so với năm 2013, trong đó: Cán bộ, công chức đạt trình độ đại học
là 565 người, chiếm 61,15% số cán bộ, công chức trong khối, tăng 3,67%, tức
tăng 20 người so với năm 2013; cán bộ, công chức đạt trình độ thạc sỹ là 280
người, chiếm 30,30% số cán bộ, công chức trong khối, tăng 3,32%, tức tăng 09
người so với năm 2013; cán bộ, công chức đạt trình độ tiến sỹ là 18 người,
chiếm 1,95% số cán bộ, công chức trong khối, tăng 28,57%, tức tăng 04 người
so với năm 2013; cán bộ, công chức đạt trình độ dưới đại học là 61 người, chiếm
6,6% số cán bộ, công chức trong khối, giảm 1,61%, tức giảm 01 người so với
năm 2013.
Nhìn chung, cán bộ, công chức hành chính đã có trình độ chuyên môn đáp
ứng được nhu cầu công việc, song bên cạnh đó vẫn còn một số cán bộ, công

chức có trình độ chuyên môn dưới đại học. Do đó, UBND tỉnh cần làm tốt công
tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, đặc biệt là cán bộ, công chức có trình
độ chuyên môn dưới đại học cần được ưu tiên cử đi đào tạo nhằm nâng cao trình
độ và đáp ứng nhu cầu làm việc.
 Khối sự nghiệp
Trình độ chuyên môn của cán bộ, công chức khối sự nghiệp UBND tỉnh
Bắc Ninh được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.5. Trình độ chuyên môn của cán bộ, công chức khối sự nghiệp
UBND tỉnh Bắc Ninh

Trình
độ

Năm 2012
Số
Tỷ lệ
lượng
(Người)

(%)

Năm 2013
Số
Tỷ lệ
lượng
(Người)

(%)

Năm 2014

Số
Tỷ lệ
lượng
(Người)

(%)

Tỷ lệ (%)
2013/

2014/

2012

2013


×