Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

kt 10 nang cao 1 tiet ki 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.01 KB, 2 trang )

SỞ GD & ĐT HƯNG YÊN
TRƯỜNG THPT NTN
ĐỀ KIỂM TRA MỘT TIẾT
MÔN SINH HỌC LỚP 10 NC
Thời gian làm bài: 45 phút;
(30 câu trắc nghiệm)
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15
16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30
Mã đề thi 2
Họ, tên thí sinh:..........................................................................
Số báo danh:...............................................................................
Câu 1: Quá trình oxi hoá chất hữu cơ mà chất nhận điện tử cuối cùng là oxi phân tử được gọi là:
A. Lên men B. Lên men C. Hô hấp D. Hô hấp hiếu khí
Câu 2: Quá trình phân giải xenlulôzơ là quá trình:
A. Vừa lợi vừa hại B. Không lợi không hại
C. Có lợi D. Có hại
Câu 3: Cơ sở khoa học của việc ngâm rau bằng nước mối là
A. Dựa vào cấu trúc của của phân tử NaCl B. Dựa vào đặc điểm của rau.
C. Đáp án khác D. Dựa vào hiện tượng co nguyên sinh
Câu 4: Nhiệt độ thích hợp của các vi khuẩn ưa ấm là:
A. Nhiệt độ sinh trưởng thích hợp là 55 – 65
0
C B. Sinh trưởng thích hợp ở nhiệt độ 15
0
C
C. Nhiệt độ sinh trưởng tối ưu 85 – 110
0
C D. Nhiệt độ sinh trưởng thích hợp là 20 -40
0
C
Câu 5: Nảy chồi là hình thức sinh sản chủ yếu của sinh vật nào:


A. Amip. B. Trùng giầy. C. Trùng roi D. Nấm men.
Câu 6: Khi mua một miếng thịt lợn hoặc một con cá nhưng chưa kịp chế biến, người ta thường sát muối lên
miếng thịt hoặc cá vì:
A. Muối là chất sát trùng có thể diệt và ức chế sự phát triển của vi sinh vật
B. Muối là chất ức chế sự phát triển của vi sinh vật
C. Làm giảm áp suất thẩm thấu, rút nước trong tế bào vi khuẩn làm tế bào cảu miếng thịt hoặc cá co lại
D. Đáp án khác
Câu 7: Vi sinh vật nào sau đây sinh sản theo lối nảy chồi:
A. Nấm men B. Trực khuẩn C. Xạ khuẩn D. Tảo lục
Câu 8: Việc làm tương, nước chấm là ứng dụng quá trình:
A. Phân giải prôtêin B. Lên men lactic
C. Lên men rượu D. Phân giải pôlisaccarit
Câu 9: Những yếu tố vật lý nào ảnh hưởng tới sự sinh trưởng của vi sinh vật:
A. Áp suất thẩm thấu B. Nhiệt độ C. pH D. Tất cả đúng
Câu 10: Ứng dụng sự tổng hợp ở vi sinh vật là gì:
A. sản xuất chất xúc tác sinh học và gôm sinh học
B. Đáp án khác
C. sản xuất axit amin
D. sản xuất sinh khối
Câu 11: Vi sinh vật có khả năng tổng hợp các chất nào:
A. Đáp án khác B. Prôtêin và axit nuclêic
C. Lipit D. Polisaccarit
Câu 12: Sự phân giải các chất ở vi sinh vật xảy ra ở :
A. Cả C và D B. Chỉ ở môi trường trung tính
C. Ở bên trong tế bào D. Ở bên ngoài tế bào
Câu 13: Sinh sản bằng bào tử vô tính và hữu tính chỉ có ở sinh vật nào:
A. Vi khuẩn B. Trùng roi. C. Trùng giầy. D. Nấm men.
Câu 14: Dựa vào pH người ta chia vi sinh vật làm máy nhóm:
A. 2 nhóm B. 4 nhóm C. 5 nhóm D. 3 nhóm
Câu 15: Vì sao sau khi rửa rau sống nên ngâm trong nước muối loảng khoảng 5- 10 phút?

A. Nước muối làm cho prôtêin của vi khuẩn bất hoạt
B. Nước muối loãng gây co nguyên sinh làm cho vi sinh vật không phát triển
C. Nước muối có tác dụng oxy hóa rất mạnh
D. Nước muối làm biến tính các prôtêin và màng tế bào vi khuẩn
Trang 1/2
Câu 16: Dựa và nhiệt độ người ta chia vi sinh vật ra làm mấy nhóm vi sinh vật:
A. 3 B. 5 C. 2 D. 4
Câu 17: Tác hại của quá trình phân giải ở vi sinh vật:
A. Làm ô nhiễm môi trường và lây truyền bệnh tật
B. Cả A và D và C
C. Làm giảm chất lượng của các loại lương thực, đồ dùng và hàng hoá
D. Gây hư hỏng thực phẩm
Câu 18: Trong sinh sản phân đôi mêzôxôm được hình thành từ:
A. Nhân B. Tế bào chất C. NST D. Màng sinh chất
Câu 19: Đặc điểm nào dưới đây không đúng ở pha tiềm phát (pha lag) của quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy
không liên tục?
A. Vi sinh vật chưa phân chia
B. Vi sinh vật tổng hợp mạnh mẽ ADN và prôtêin trong đó có các enzim
C. Vi sinh vật bắt đầu phân chia
D. Vi sinh vật đang ở thời kì thích ứng với môi trường sống
Câu 20: Một quần thể vi sinh vật có số lượng tế bào ban đầu là 20. Sau 15 phút, trong điều kiện nuôi cấy thích
hợp, số lượng tế bào của quần thể vi sinh vật này là 40. Vậy thời gian thế hệ là
A. 20 phút B. 10 phút C. 15 phút D. 25 phút
Câu 21: Trong nuôi cấy không liên tục pha nào số lượng tế bào đạt cực đại
A. Pha cân băng động. B. Pha suy vong. C. Pha luỹ thừa. D. Pha tiềm phát.
Câu 22: Để thu được số lượng vi sinh vật tối đa thì ta phải dừng ở pha nào;
A. Pha cân băng động. B. Pha luỹ thừa. C. Pha suy vong. D. Pha tiềm phát.
Câu 23: Để không xảy ra pha suy vong của quần thể ta phải làm gi:
A. Không lấy đi sản phẩm
B. Không cho thêm dịch nuôi cấy

C. Bổ sung thêm chất dinh dưỡng và lấy đi sản phẩm
D. Lấy đi sản phẩm nuôi cấy
Câu 24: Nguồn năng lượng và nguồn cacbon chủ yếu của vi sinh vật quang di dưỡng là:
A. Ánh sáng và chất hữu cơ B. Ánh sáng và CO
2
C. Chất hữu cơ D. Chất vô cơ và CO
2
Câu 25: Vi sinh vật nào sau đay có kiểu dinh dưỡng khác với các vi sinh vật còn lại
A. Vi khuẩn lưu huỳnh B. Vi khuẩn sắt C. Tảo đơn bào D. Vi khuẩn nirat
Câu 26: Vi khuẩn lactic Lactobacillus arabinosus và vi khuẩn đường ruột Enterococcus faecalis đều cần axit
folic và phenylalanin. Tuy nhiên vi khuẩn lactic nguyên dưỡng folic, khuyết dưỡng phenylalamin và vi khuẩn
đường ruột khuyết dưỡng folic, khuyết dưỡng phenylalamin. Nuôi cấy cả hai vi khuẩn trên trong cùng một môi
trường thì:
A. Cả hai vi khuẩn trên đều chết nếu môi trường thiếu cả folic và phenylalamin nhưng đầy đủ các chất dinh
dưỡng khác.
B. Vi khuẩn đường ruột sẽ chết nếu môi trường thiếu axit folic.
C. Cả hai vi khuẩn trên đều có thể sống trong môi trường thiếu folic và phenylalamin nhưng đầy đủ các chất
dinh dưỡng khác.
D. Vi khuẩn lactic sẽ chết nếu môi trường thiếu phenylalamin.
Câu 27: Vi sinh vật vi hiếu khí là
A. Chỉ có thể sinh trưởng khi không có mặt ôxi
B. Có khả năng sinh trưởng chỉ khi nồng độ ôxi thấp hơn nồng độ ôxi trong khí quyển.
C. Chỉ sinh trưởng được trong môi trường có nhiều ôxi
D. Có thể sinh trưởng được trong cả môi trường có ôxi hoặc không có ôxi
Câu 28: Các vi sinh vật có thể tạo ra các chất hữu cơ cần thiết từ CO
2
và nguồn năng lượng ánh sáng mặt trời là:
A. hoá dị dưỡng B. quang dị dưỡng C. hoá tự dưỡng D. quang tự dưỡng
Câu 29: Điểm giống nhau giữa hô hấp và lên men là:
A. Đều là phân giải chất hữu cơ B. Đều xảy ra trong môi trường không có oxi

C. Đều xảy ra trong môi trường ít oxi D. Đều xảy ra trong môi trường nhiều oxi
Câu 30: Thời điểm tốc độ sinh trưởng cả vi khuẩn giảm dần là:
A. Pha luỹ thừa. B. Pha tiềm phát. C. Pha suy vong. D. Pha cân băng động.
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------
Trang 2/2

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×