Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

ĐỀ TÀI CHI TIẾT XÂY DỰNG TẬP THỂ SƯ PHẠM VỮNG MẠNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.11 KB, 7 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI DƯƠNG

ĐỀ TÀI: XÂY DỰNG TẬP THỂ SƯ PHẠM
VỮNG MẠNH
Họ và tên: Phạm Thị May
Bộ môn: Âm nhạc
Trường: Tiểu học Hồng Đức

Năm học 2017 – 2018
I.

THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI:


1. Tên đề tài:
“Xây dựng tập thể sư phạm vững mạnh”
2. Đơn vị áp dụng đề tài lần đầu:
Trường Tiểu học Hồng Đức
3. Thời gian áp dụng đề tài lần đầu:
Năm học 2017 - 2018
4. Tác giả
- Họ và tên: Phạm Thị May
- Ngày tháng năm sinh: 1/7/1972
Giới tính: Nữ
- Trình độ chuyên môn: Cao đẳng Sư phạm Âm nhạc
- Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên trường Tiểu học
Hồng Đức – Ninh Giang – Hải Dương

I.


TÌM HIỂU VỀ SỨC MẠNH CỦA TẬP THỂ SƯ PHẠM VÀ CÁC
CHỈ TIÊU XÂY DỰNG TẬP THỂ SƯ PHẠM VỮNG MẠNH
1. Hiểu đúng về tập thể sư phạm và sức mạnh của tập thể sư phạm
- Tập thể sư phạm là tập hợp một nhóm người không phân biệt chức vụ,
chuyên môn, cùng có một mục đích chung thống nhất là đào tạo,
truyền bá tri thức cho các thế hệ học sinh.


- Tập thể sư phạm là một trong những nhân tố chủ chốt để nâng cao
chất lượng của nhà trường.
2. Xây dựng tập thể sư phạm có gặp nhiều khó khăn không?
 Theo tôi, việc xây dựng một tập thể sư phạm đồng lòng, đoàn kết cho
mục tiêu chung là rất khó khăn bởi vì:
- Thứ nhất: mỗi cá nhân trong một tập thể có tính cách khác nhau,
chuyên môn khác nhau, do đó việc tìm ra tiếng nói chung để trò
chuyện, phát triển những mục tiêu chung còn khó khăn.
- Thứ hai: trong một tập thể tồn tại nhiều thế hệ khác nhau với thâm
niên công tác khác nhau, việc gắn kết mọi người với nhau không phải
là điều dễ dàng.
Vì vậy, tôi cho rằng với mục tiêu gắn kết các giáo viên, nhân viên và
mọi thành viên khác trong nhà trường thành một tập thể đoàn kết,
thống nhất và vững mạnh, tạo nên một khối sức mạnh tổng hợp thì đòi
hỏi người quản lý phải xác định rõ mục tiêu, tầm quan trọng để đưa ra
những phương hướng phù hợp.
3. Xây dựng tập thể sư phạm vững mạnh bằng cách nào?
- Trên thực tế, một tập thể mạnh luôn là một tập thể đoàn kết, đồng lòng
và luôn có gắn với chữ “tình”. Tình yêu thương, kính trọng, sự thân
thiện giữa các đồng nghiệp với nhau sẽ tạo nên một tập thể vững
mạnh, một “gia đình” hòa thuận, nỗ lực đóng góp, cống hiến cho một
mục tiêu chung cùng phát triển.

- Xây dựng tập thể sư phạm gồm tập thể giáo viên, tập thể lãnh đạo, tập
thể nhân viên thành một khối đoàn kết thống nhất vững về chính trị,
giỏi về chuyên môn là nhiệm vụ hết sức quan trọng của người quản lý.
- Tập thể sư phạm có ý nghĩa quyết định đối với việc giáo dục thế hệ
trẻ. Vì thế, việc xây dựng một tập thể sư phạm vững mạnh, đoàn kết
có ý nghĩ hết sức quan trọng trong mỗi nhà trường nói chung và
trường Tiểu học Hồng Đức nói riêng. Việc xây dựng tập thể sư phạm
phải song song với sự nghiệp phát triển giáo dục của nhà trường.


II.

NHIỆM VỤ, VAI TRÒ, MỤC TIÊU, GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ
CỦA CÁ NHÂN TÔI TRONG VIỆC GÓP SỨC ĐẠT ĐƯỢC CÁC
CHỈ TIÊU XÂY DỰNG TẬP THỂ SƯ PHẠM VỮNG MẠNH
1. Nhiệm vụ, vai trò của tôi trong năm học này
 Trong năm học này, tôi được phân công giảng dạy bộ môn Âm nhạc
và 6 tiết Đoàn Đội.
- Trong bộ môn Âm nhạc, tôi được phân công dạy 17 lớp. Mỗi lớp có 1
tiết học/ 1 tuần.
- Trong 6 tiết Đoàn Đội, tôi phụ trách Đội Nghi thức; Đội Trống; Đội
Sao đỏ.
- Bên cạnh đó, tôi phụ trách 2 tiết mục văn nghệ, phục vụ cho lễ chào cờ
hàng tuần.
 Ngoài những công việc được phân công trên, tôi còn phụ trách việc
lên các tiết mục văn nghệ phục vụ cho các ngày lễ lớn theo từng chủ
đề năm học như Lễ Khai giảng; Ngày Phụ nữ Việt Nam 20-10; Ngày
Nhà giáo Việt Nam 20-11; Ngày thành lập Quân đội Việt Nam 22-12;
Ngày Quốc tế phụ nữ 8-3; Ngày Giải phóng miền Nam 30-4; Ngày
Quốc tế Lao động 1-5 và Tổng kết năm học.

2. Mục tiêu tôi đặt ra
 Để hoàn thành tốt các nhiệm vụ trên, tôi phải đề ra mục tiêu, lên các
kế hoạch chi tiết cho từng đầu việc cụ thể.
- Với nhiệm vụ được phân công giảng dạy bộ môn Âm nhạc và 6 tiết
Đoàn Đội, tôi đặt ra mục tiêu phải tạo ra những tiết học bổ ích, sinh
động và thú vị, học sinh nắm được bài ngay trên lớp; tạo ra được sự
thích thú, hứng khởi cho học sinh, phần nào giúp các em giải tỏa
những căng thẳng từ những giờ học văn hóa.
- Với vai trò phụ trách các tiết mục văn nghệ cho trường, tôi đặt ra mục
tiêu phải xây dựng các tiết mục văn nghệ hấp dẫn, phù hợp với từng
chủ đề và tránh trùng lặp.
3. Những giải pháp tôi sử dụng để thực hiện những mục tiêu đó


 Với nhiệm vụ được phân công giảng dạy bộ môn Âm nhạc và 6 tiết
Đoàn Đội, cùng với điều kiện cơ sở vật chất hiện tại ở trường, tôi đã
cố gắng khắc phục bằng những giải pháp sau:
- Thứ nhất, với việc giảng dạy bộ môn Âm nhạc: nhà trường chỉ trang bị
duy nhất một chiếc đàn Ooc-gan cho giáo viên. Trong khi nội dung bộ
môn Âm nhạc của tôi ngoài dạy hát còn có các phân môn khác như:
Tập đọc nhạc; Âm nhạc thường thức; Kể chuyện âm nhạc; Nghe nhạc;
Giới thiệu nhạc cụ;...
Chính vì thế, tôi đã khắc phục bằng cách tự chuẩn bị những tư liệu
phục vụ cho nội dung bài giảng như: Tranh ảnh minh họa giới thiệu
nhạc cụ dân tộc; Tự làm bảng phụ phục vụ cho phân môn Tập đọc
nhạc, dạy hát.
- Thứ hai, với vai trò phụ trách các tiết mục văn nghệ cho trường, tôi cố
gắng tận dụng thời gian để hoàn thiện các tiết mục để tạo sự thuận tiện
cho cả cô giáo và các em, tránh việc yêu cầu học sinh lên trường tập
luyện ngoài giờ học như là: tranh thủ dạy các em vào giờ ra chơi; tận

dụng các tiết ôn tập đan xen dạy cho các em; Cô giáo và học sinh cố
gắng tập luyện vào buổi trưa từ 12h30 hoặc cô trò cùng ở lại sau giờ
học từ 16h-17h để đạt kết quả tốt nhất.
4.

-

Những kiến nghị tôi đề xuất
Với các cấp quản lý, tôi có một số đề xuất như sau:
Tổ chức buổi sinh hoạt chuyên môn với tần suất 1 tháng 1 lần.
Hằng năm, tổ chức cuộc thi giáo viên giỏi theo các cấp để giáo viên có
động lực và nhiệt huyết tìm tòi, sáng tạo, phục vụ cho bộ môn và các

em học sinh.
 Với nhà trường, tôi có một số đề xuất như sau:
- Tôi mong muốn nhà trường sẽ bố trí và sắp xếp một phòng học riêng
cho bộ môn Âm nhạc để tạo cho học sinh không gian riêng, tạo tinh
thần thoải mái học tập tiếp thu bài giảng, tránh ảnh hưởng đến các lớp
khác.


- Như đã trình bày ở trên, cơ sở vật chất phục vụ cho bộ môn này hiện
tại còn thiếu thốn gần như tất cả. Do vậy, tôi mong rằng những dụng
cụ thiết yếu như tivi, đầu đĩa (hầu hết các trường khác đều có) được
trang bị để mang lại trải nghiệm học tập tốt nhất cho các em.
 Với các đoàn thể:
- Với Công đoàn: Ngoài phụ trách các công tác chung như công tác tổ
chức, thi đua, phong trào, tài chính, đời sống,... thì tôi mong muốn
Công đoàn quan tâm sát sao hơn đến đời sống của cán bộ giáo viên,
kịp thời động viên thăm hỏi không chỉ đối với cán bộ giáo viên trong

trường mà còn với thân nhân, gia đình của mọi người.
- Với Đội: Tôi mong muốn có sự phối hợp chặt chẽ hơn giữa Tổng phụ
trách Đội và giáo viên phụ trách Đội nhằm đạt được hiệu quả cao nhất
công việc chung được giao.
 Với giáo viên chủ nhiệm, với phụ huynh
- Với giáo viên chủ nhiệm: Giáo viên chủ nhiệm có vai trò rất quan
trọng. Người giáo viên chủ nhiệm chính là cầu nối giữa phụ huynh và
học sinh. Do đó, ngoài kết hợp với giáo viên bộ môn, giáo viên chủ
nhiệm cần chủ động làm công tác tư tưởng cho phụ huynh hiểu rằng:
Âm nhạc cũng là một bộ môn giúp bồi dưỡng tinh thần, giáo dục hoàn
thiện cho các em có đủ Đức – Trí – Thể mỹ, không thể xem nhẹ!
- Với phụ huynh: Tôi đề xuất nhà trường kết hợp với giáo viên chủ
nhiệm (đặc biệt trong buổi họp phụ huynh hoặc giờ sinh hoạt) cần nêu
rõ vấn đề, thực trạng hiện tại để một số phụ huynh đang hiểu sai lệch
có cái nhìn đúng đắn về các bộ môn khác nói chung cũng như bộ môn
Âm nhạc nói riêng.
Thực trạng hiện tại có một số phụ huynh chưa trang bị sách Âm nhạc
cho con em mình (dù giá sách chỉ có 3700 đồng). Điều này không chỉ
khiến con em họ thiệt thòi hơn trong việc tiếp thu bài so với các bạn
mà còn tạo tâm lý không tốt tới cô giáo và chính các em học sinh đó.
KẾT LUẬN:


Cho đến thời điểm hiện tại, Âm nhạc vẫn là môn học tuy chưa có bề dày
như những môn học khác, chưa nhận được sự quan tâm thích đáng từ các
nhà trường
Tôi xin chân thành cảm ơn!




×