Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực xây dựng từ thực tiễn Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (717.04 KB, 76 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐẶNG QUANG NHÃ

TRÁCH NHIỆM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC XÂY DỰNG TỪ
THỰC TIỄN QUẬN 1, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2017


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM HÀNH CHÍNH
TRONG LĨNH VỰC XÂY DỰNG ................................................................ 5
1.1. Khái niệm về trách nhiệm hành chính .................................................... 5
1.2. Trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ................................ 11
Chương 2: THỰC TRẠNG TRÁCH NHIỆM HÀNH CHÍNH TRONG
LĨNH VỰC XÂY DỰNG TẠI QUẬN 1, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH39
2.1. Khái quát sơ lược về Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh ........................ 39
2.2. Thực trạng trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực xây dựng tại Quận 1,
thành phố Hồ Chí Minh ............................................................................... 39
2.3. Đánh giá mặt tích cực và hạn chế bất cập trách nhiệm hành chính trong
lĩnh vực xây dựng tại Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh .............................. 54
Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TRÁCH NHIỆM HÀNH CHÍNH
TRONG LĨNH VỰC XÂY DỰNG TỪ THỰC TIỄN QUẬN 1, THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH .................................................................................... 60
3.1. Quan điểm, định hướng hoàn thiện trách nhiệm hành chính trong lĩnh


vực xây dựng ................................................................................................ 60
3.2. Giải pháp hoàn thiện trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực xây dựng
từ thực tiễn Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh .............................................. 62
KẾT LUẬN .................................................................................................... 71
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 72


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những trung tâm kinh tế, văn
hóa, khoa học công nghệ của cả nước có quy mô phát triển và tốc độ xây
dựng rất nhanh, thu hút một lực lượng lớn người lao động từ các tỉnh, thành
trong cả nước về làm việc, sinh sống và các nguồn đầu tư của các tổ chức
trong và ngoài nước. Từ tình hình đó, dẫn đến nhu cầu về nhà ở, văn phòng
rất cao; hàng loạt các dự án nhà ở, dự án phát triển cơ sở hạ tầng, khu công
nghiệp, khu chế xuất, khu đô thị, khu nhà ở, văn phòng, khách sạn, trung tâm
thương mại được triển khai xây dựng rộng khắp trên địa bàn thành phố.
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nội
thành thành phố Hồ Chí Minh, Quận 1 cũng không nằm ngoài sự phát triển
đó, với tốc độ và quy mô tập trung các công trình cao ốc cho thuê, tòa nhà văn
phòng, khách sạn, trung tâm thương mại, chung cư cao cấp, nhà ở cho thuê
cũng kéo theo những hệ luỵ cần phải giải quyết đó là trật tự xây dựng. Tình
hình vi phạm trật tự xây dựng đô thị đã và đang là một vấn đề nóng bỏng
không chỉ riêng Quận 1 mà trong các đô thị lớn ở nước ta hiện nay. Hiện
tượng xây dựng không phép, sai phép xảy ra ngày càng nhiều. Mức độ vi
phạm không chỉ dừng lại ở những căn hộ tập thể cơi nới không phép, nhà ở
đua ban công lấn chiếm không gian mà các vi phạm về đất tập thể, sử dụng
đất đai không đúng mục đích diễn ra ngày càng nhiều và phức tạp. Do vậy,
yêu cầu quản lý trật tự xây dựng theo đúng quy hoạch và pháp luật, loại trừ
hiện tượng phát triển tự phát, tùy tiện không thể kiểm soát nổi được các cơ

quan chức năng Quận 1 xác định là một nhiệm vụ quan trọng.
Qua nghiên cứu thực tiễn quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Quận 1
cho thấy, một trong những công cụ để quản lý trật tự xây dựng đô thị có hiệu
quả là công tác thanh, kiểm tra và xử lý vi phạm đối với các công trình xây
1


dựng trên địa bàn. Thực tế đã chứng minh nếu việc thanh tra, kiểm tra và xử
lý vi phạm được thực hiện đúng, thường xuyên, nghiêm túc sẽ góp phần quản
lý trật tự xây dựng nói riêng và công tác quản lý đô thị nói chung tốt hơn, việc
thực thi pháp luật và lập lại kỷ cương trong xây dựng và quản lý đô thị sẽ
nhanh chóng vào nề nếp.
Xuất phát từ những thực tiễn trên nên tác giả chọn đề tài nghiên cứu
“Trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực xây dựng từ thực tiễn Quận 1, Thành
phố Hồ Chí Minh” làm luận văn Thạc sĩ luật học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Trong những năm qua, đã có một số bài viết, công trình nghiên cứu liên
quan đến vi phạm hành chính, xử lý vi phạm hành chính hay trách nhiệm
hành chính như: “Chế tài hành chính - Lý luận và thực tiễn” của Tiến sĩ Vũ
Thư, Nxb Chính trị quốc gia, 2000; Luận văn cao học “Hoàn thiện qui định
pháp luật về các hình thức xử phạt vi phạm hành chính”, của Nguyễn Trọng
Bình, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2000; Luận văn cao học “Vi phạm hành
chính và tội phạm - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, của Trần Thu Hạnh,
Khoa Luật Trường Đại học tổng hợp Hà Nội, 1998, Luận văn thạc sĩ “Hoàn
thiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng, liên hệ
qua thực tiễn ở thành phố Hà Nội” của tác giả Quân Ngọc Anh, Khoa Luật
Đại học Quốc gia Hà Nội bảo vệ năm 2009.
Ở góc độ nào đó, các bài viết, công trình nghiên cứu này đã đánh giá,
phân tích về hoạt động xử phạt hành chính nói chung hoặc đánh giá, phân tích
về vi phạm hành chính tại một địa phương cụ thể, tuy nhiên, chưa có bài viết

hay công trình nghiên cứu nào viết về trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực
xây dựng từ thực tiễn Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh. Do đó, tác giả chọn đề
tài “Trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực xây dựng từ thực tiễn Quận 1,
Thành phố Hồ Chí Minh”
2


3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu đề tài
Đánh giá tổng quan cơ sở lý luận và thực trạng, chỉ ra những ưu khuyết
điểm, những hạn chế cũng như phân tích nguyên nhân khách quan lẫn chủ
quan trách nhiệm hành chính về lĩnh vực xây dựng trên địa bàn Quận 1 từ
năm 2013 đến nay.
Đề xuất các giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý và nâng
cao hiệu quả công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Quận 1.
Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực
xây dựng.
- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng, trách nhiệm hành chính trong lĩnh
vực xây dựng từ thực tiễn Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.
- Phân tích quan điểm, phương hướng và giải pháp hoàn thiện trách
nhiệm hành chính trong lĩnh vực xây dựng tại Quận 1, thành phố Hồ Chí
Minh.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về trách nhiệm hành chính và trách
nhiệm hành chính trong lĩnh vực xây dựng và thực tiễn quản lý về trật tự xây
dựng trên địa bàn Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.
Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu trong phạm vi lý luận về vi phạm hành chính,

trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực xây dựng – nghiên cứu chủ thể Thanh
tra Xây dựng dưới góc độ Luật hành chính và Luật tố tụng hành chính gắn với
thực tiễn quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Quận 1 thành phố Hồ Chí
Minh.
3


5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu trên phương pháp chung là phương pháp
duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác –Lê Nin. Trên cơ
sở đó, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: phân tích tổng hợp,
phương pháp so sánh, phương pháp thống kê, luật học, logic…. để làm cơ sở
cho việc nghiên cứu của đề tài.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận văn
Ý nghĩa lý luận
Luận văn góp phần xây dựng hệ thống cơ sở lý luận về trách nhiệm
hành chính trong lĩnh vực xây dựng.
Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn đưa ra những thực trạng các quy định của pháp luật xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng và thực tiễn áp dụng để từ đó
đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng cũng như những giải pháp khác
nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động tổ chức thực hiện.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn
được cấu trúc gồm 3 Chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực
Xây dựng
- Chương 2: Thực trạng trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực xây
dựng tại Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.

- Chương 3: Giải pháp hoàn thiện trách nhiệm hành chính trong lĩnh
vực xây dựng từ thực tiễn Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh

4


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM HÀNH CHÍNH TRONG
LĨNH VỰC XÂY DỰNG
1.1. Khái niệm về trách nhiệm hành chính
1.1.1. Định nghĩa
Khi tổ chức hay cá nhân thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, về
nguyên tắc, Nhà nước với tư cách là chủ thể duy trì trật tự xã hội nói chung,
sẽ buộc họ phải gánh chịu những hậu quả pháp lý bất lợi nhất định. Hành vi vi
phạm pháp luật nói chung, ở mức độ nhất định, tùy thuộc tính chất của hành
vi vi phạm sẽ gây ra hoặc đe dọa gây ra các thiệt hại cho các quan hệ xã hội
được pháp luật bảo vệ. Do đó, việc đặt ra các hậu quả pháp lý bất lợi hướng
đến mục đích khôi phục lại trật tự pháp luật đã bị xâm phạm cũng như giáo
dục toàn thể cộng đồng ý thức tuân thủ pháp luật. Những hậu quả pháp lý bất
lợi này gọi là trách nhiệm pháp lý.
Trách nhiệm hành chính là một dạng của trách nhiệm pháp lý, cùng với
trách nhiệm dân sự, trách nhiệm hình sự, trách nhiệm hành chính giúp cho các
cơ quan nhà nước bảo vệ trật tự xã hội, trật tự pháp luật trong từng lĩnh vực
cụ thể. Hiện nay, có nhiều quan niệm về trách nhiệm hành chính, cụ thể:
Theo nghĩa rộng, trách nhiệm hành chính là hậu quả của hành vi vi
phạm pháp luật hành chính và được thể hiện trong việc cơ quan nhà nước có
thẩm quyền áp dụng đối với người đã có lỗi trong việc vi phạm pháp luật
hành chính bằng một hoặc nhiều biện pháp cưỡng chế của Nhà nước do pháp
luật hành chính quy định. [10, tr. 553].
Theo nghĩa hẹp: Trách nhiệm hành chính là một loại quan hệ pháp luật

đặc thù, xuất hiện trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước, trong đó thể
hiện sự đánh giá phủ nhận về mặt pháp lý và đạo đức đối với hành vi vi phạm
và người vi phạm là cá nhân hay tổ chức phải chịu những hậu quả bất lợi,
5


những sự tước đoạt về vật chất hay tinh thần tương ứng với vi phạm đã gây ra
[15, Tr. 269].
Theo quan điểm của TS. Nguyễn Cửu Việt tại giáo trình Luật Hành
chính Việt Nam xuất bản năm 2005 (nhà xuất bản chính trị Quốc gia): trách
nhiệm hành chính là một dạng trách nhiệm pháp lý, đó là sự phản úng của nhà
nước đối với người thực hiện vi phạm hành chính, thể hiện ở sự áp dụng chế
tài pháp luật hành chính đối với chủ thể đó, kết quả là các chủ thể thực hiện vi
phạm hành chính phải gánh chịu những hậu quả bất lợi, thiệt hại về vật chất
và tinh thần so với tình trạng ban đầu trước khi vi phạm [20, tr. 522].
Theo quan điểm của PGS.TS Nguyễn Văn Quang tại giáo trình Luật
Hành chính xuất bản năm 2017, nhà xuất bản Công an Nhân dân: Khi tổ chức
hay cá nhân khi thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, về nguyên tắc, Nhà
nước sẽ buộc họ phải gánh chịu những hậu quả bất lợi nhất định. Việc này
nhằm khôi phục lại trật tự pháp luật đã bị xâm phạm, đồng thời, giáo dục tổ
chức, cá nhân vi phạm cũng như toàn thể cộng đồng ý thức tuân thủ pháp luật.
Trong khoa học pháp lý, thuật ngữ “trách nhiệm pháp lý” của tổ chức,
cá nhân thường được hiểu là hậu quả pháp lý bất lợi mà Nhà nước buộc tổ
chức, cá nhân phải gánh chịu khi họ thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Hậu
quả pháp lý bất lợi mà tổ chức, cá nhân vi phạm phải gánh chịu thể hiện ở
việc họ bị buộc phải thực hiện các biện pháp chế tài đã được quy định trong
pháp luật. Tương ứng với mỗi loại vi phạm pháp luật là một hình thức trách
nhiệm pháp lý nhất định. Trách nhiệm hành chính được đặt ra với tổ chức, cá
nhân vi phạm hành chính.
Tác giả cho rằng, mỗi khái niệm nêu trên đều chứa đựng những hạt

nhân hợp lý nhất định. Tác giả sẽ không luận bàn sâu về nội hàm các khái
niệm nêu trên mà sẽ kế thừa và tiếp thu, nghiên cứu xây dựng khái niệm trách

6


nhiệm pháp lý để phục vụ cho mục đích quan trọng của luận văn – xây dựng
khái niệm trách nhiệm pháp lý trong lĩnh vực xây dựng.
Chúng tôi cho rằng, để xây dựng đúng đắn khái niệm trách nhiệm hành
chính, cần đảm bảo phản ánh được các đặc điểm mang tính bản chất của trách
nhiệm pháp lý. Trên cơ sở nghiên cứu các khái niệm trên, chúng tôi mạnh
dạn đưa ra khái niệm như sau: Trách nhiệm hành chính là trách nhiệm pháp
lý, theo đó, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính phải gánh chịu
các hậu quả pháp lý bất lợi.
Từ khái niệm nêu trên, tác giả cho rằng, các đặc điểm của trách nhiệm
hành chính bao gồm: i) trách nhiệm hành chính là một dạng của trách nhiệm
pháp lý; ii) chủ thể phải gánh chịu trách nhiệm hành chính là cá nhân, tổ chức
vi phạm hành chính; iii) Cơ sở để truy cứu trách nhiệm hành chính là hành vi
vi phạm pháp luật hành chính và việc truy cứu này phải được thực hiện căn cứ
vào quy định của pháp luật hành chính. Sau đây, tác giả sẽ đi sâu phân tích
các đặc điểm của trách nhiệm hành chính.
1.1.2. Đặc điểm, vai trò, ý nghĩa của trách nhiệm hành chính
1.1.2.1. Đặc điểm của trách nhiệm hành chính
Trách nhiệm hành chính có những đặc điểm mang tính chất chung của
trách nhiệm pháp lý: có cơ sở là vi phạm pháp luật; là sự thể hiện thái độ của
nhà nước đối với chủ thể vi phạm; nó luôn mang tính bất lợi (về nhân thân, tài
sản và các thiệt hại khác do pháp luật quy định) đối với chủ thể phải gánh
chịus; là nghĩa vụ đặc biệt, chỉ phát sinh khi có vi phạm pháp luật. Với trách
nhiệm hành chính, những vi phạm pháp luật là các vi phạm hành chính.
Bên cạnh đó, trách nhiệm hành chính còn có những đặc điểm nổi bật sau:

Thứ nhất : Trách nhiệm hành chính là hình thức trách nhiệm pháp lý đặt
ra đối với tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính.

7


Trách nhiệm pháp lý chỉ đặt ra đối với những chủ thể thực hiện hành vi
vi phạm pháp luật. Do đó, để tiến hành truy cứu trách nhiệm hành chính đối
với tổ chức, cá nhân nào đó thì cần phải xác định tổ chức, cá nhân đó có thực
hiện vi phạm hành chính trên thực tế hay không. Trách nhiệm hành chính
không đặt ra đối với tổ chức, cá nhân không vi phạm hành chính. Truy cứu
trách nhiệm hành chính đối với tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính thực chất
là việc áp dụng các hình thức, biện pháp xử phạt hành chính đối với tổ chức,
cá nhân này.
Chủ thể bị truy cứu trách nhiệm hành chính buộc phải thực hiện các
biện pháp chế tài hành chính do người có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm
hành chính quyết định. Chế tài hành chính áp dụng đối với chủ thể bị truy cứu
trách nhiệm hành chính là những biện pháp buộc những đối tượng này phải
gánh chịu những hạn chế về quyền, tài sản hoặc tự do. Một người chỉ bị truy
cứu trách nhiệm hành chính khi có đầy đủ cơ sở để xác định rằng người đó
thực hiện vi phạm hành chính và chế tài hành chính áp dụng đối với họ là
nhằm vào muc đích phạt người vi phạm.
Vi phạm hành chính chỉ là cơ sở chung để truy cứu trách nhiệm hành
chính đối với tổ chức, cá nhân vi phạm. Việc một tổ chức, cá nhân vi phạm
hành chính có bị truy cứu trách nhiệm hành chính trên thực tế hay không phụ
thuộc vào việc thực hiện nhiều quy định khác có liên quan. Ví dụ: Căn cứ vào
thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính thì tổ chức và cá nhân đã thực hiện vi
phạm hành chính, nhưng vi phạm hành chính đó đã hết thời hiệu xử phạt theo
quy định của pháp luật, do đó, trách nhiệm hành chính cũng sẽ không đặt ra
đối với họ trong trường hợp này.

Thứ hai: Trách nhiệm hành chính là trách nhiệm pháp lý của tổ chức,
cá nhân vi phạm hành chính trước nhà nước.

8


Đó là việc tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính đã xâm phạm đến trật
tự quản lý nhà nước do Nhà nước thiết lập. Vì thế, Nhà nước buộc các tổ
chức, cá nhân trên phải gánh chịu những hậu quả pháp lý bất lợi để bảo vệ trật
tự quản lý hành chính nhà nước mà mình đã thiết lập. Việc thực hiện biện
pháp chế tài của các tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính là trách nhiệm của
họ trước Nhà nước chứ không phải trước các chủ thể khác. Từ đặc điểm này
mà ta có thể phân biệt được trách nhiệm hành chính với trách nhiệm dân sự
(Vì trong trách nhiệm dân sự, việc phải thực hiện các biện pháp chế tài của tổ
chức, cá nhân bị truy cứu trách nhiệm dân sự là nghĩa vụ của họ trước một tổ
chức hay cá nhân cụ thể có quyền và lợi ích bị xâm hại, Nhà nước chỉ là chủ
thể có vai trò đảm bảo việc thực hiện đầy đủ các biện pháp chế tài dân sự của
bên vi phạm đối bên bị vi phạm).
Thứ ba: Việc truy cứu trách nhiệm hành chính phải được thực hiện trên
cơ sở các quy định của pháp luật hành chính.
Để tiến hành truy cứu trách nhiệm hành chính đối với tổ chức, cá nhân
vi phạm hành chính, pháp luật hành chính đã quy định cụ thể những người có
thẩm quyền thực hiện hoạt động truy cứu trách nhiệm hành chính đối với các
tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính. Những người được trao thẩm quyền
truy cứu trách nhiệm hành chính trước hết và chủ yếu là những người có thẩm
quyền quản lý hành chính nhà nước trong hệ thống cơ quan hành chính nhà
nước. Ngoài ra, trong một số trường hợp đặc biệt, thẩm quyền truy cứu trách
nhiệm hành chính còn được trao cho thẩm phán tòa án nhân dân.
Truy cứu trách nhiệm hành chính phải bảo đảm lựa chọn và áp dụng
đúng pháp luật các biện pháp chế tài hành chính đối với tổ chức, cá nhân vi

phạm hành chính.
Truy cứu trách nhiệm hành chính được tiến hành theo thủ tục hành
chính do pháp luật hành chính quy định.
9


Truy cứu trách nhiệm pháp lý nói chung và trách nhiệm hành chính nói
riêng đều tác động trực tiếp đến việc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các
đối tượng có liên quan. Vì vậy, khi tiến hành truy cứu trách nhiệm hành chính
các chủ thể có thẩm quyền phải tuân thủ một cách nghiêm ngặt các quy định
về thủ tục do pháp luật hành chính quy định. Về cơ bản, thủ tục này đòi hỏi
người có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hành chính phải thực hiện các
công việc theo đúng trình tự về thời gian, không gian, nhằm đảm bảo có đầy
đủ các căn cứ cần thiết để tiến hành truy cứu trách nhiệm hành chính đối với
cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính một cách nhanh chóng, kịp thời trong
thời hạn pháp luật quy định [9, Tr. 346,348].
1.1.2.2. Vai trò, ý nghĩa của trách nhiệm hành chính
Như trên đã phân tích, trách nhiệm hành chính là một dạng cụ thể của
trách nhiệm pháp lý nên sẽ mang những đặc điểm chung của trách nhiệm
pháp lý. Với tư cách là hậu quả pháp lý bất lợi mà cá nhân, tổ chức vi phạm
hành chính phải gánh chịu, trách nhiệm hành chính góp phần giúp nhà nước
thực hiện chức năng quan trọng của mình là duy trì trật tự xã hội, trật tự pháp
luật. Vi phạm hành chính là loại vi phạm pháp luật xảy ra khá phổ biến trong
đời sống xã hội. Tuy mức độ nguy hiểm cho xã hội của nó thấp hơn so với tội
phạm nhưng vi phạm hành chính là hành vi gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt
hại cho lợi ích của Nhà nước, tập thể, lợi ích của cá nhân cũng như lợi ích
chung của toàn thể cộng đồng, có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng phạm
tội nảy sinh trên các lĩnh vực của đời sống xã hội nếu như không được ngăn
chặn và xử lý kịp thời. Chính vì vậy, công tác đấu tranh phòng và chống vi
phạm hành chính luôn được Nhà nước quan tâm. Trách nhiệm hành chính

được đặt ra đối với các chủ thể vi phạm hành chính nhằm mục đích góp phần
vào công cuộc đấu tranh phòng, chống vi phạm hành chính nêu trên. Trách
nhiệm hành chính có vai trò rất quan trọng. Đối với Nhà nước, trách nhiệm
10


hành chính được quy định đúng đắn, tương thích và phù hợp, trách nhiệm
hành chính được truy cứu kịp thời, đúng người, đúng pháp luật sẽ góp phần
đảm bảo xã hội và pháp luật luôn ở trong vòng trật tự. Đối với tổ chức, cá
nhân vi phạm, trách nhiệm hành chính góp phần giáo dục, ngăn ngừa cá nhân,
tổ chức vi phạm hoặc tái vi phạm.
1.2. Trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực xây dựng
1.2.1. Khái niệm và đặc điểm trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực
xây dựng
Trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực xây dựng là một loại quan hệ
pháp luật đặc thù, xuất hiện trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước về
xây dựng, trong đó, thể hiện sự phủ nhận về mặt pháp lý và đạo đức đối với
hành vi vi phạm và người vi phạm cá nhân hay tổ chức phải chịu những hậu
quả bất lợi, sự tước đoạt về vật chất hay tinh thần tương ứng với hành vi vi
phạm pháp luật về xây dựng mà họ gây ra.
Đặc điểm trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực xây dựng là những
dấu hiệu đặc trưng thể hiện sự khách nhau giữa trách nhiệm hành chính trong
lĩnh vực xây dựng với trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực khác: giao
thông; an ninh trật tự, an toàn xã hội; thủy sản; văn hóa…
Thư nhất về đặc điểm chung: trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực
xây dựng bao gồm các đặc điểm chung như:
(1) Cơ sở thực tế của trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực xây dựng
là hành vi vi phạm pháp luật hành chính được quy định trong Luật xử lý vi
phạm hành chính năm 2012 và có hiệu lực từ 01/7/2013 và Nghị định số
121/2013/NĐ-CP ngày 10/10/2013 Quy định xử phạt vi phạm hành chính

trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh
doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát
triển nhà ở và công sở, Thông tư 02/2014/TT-BXD ngày 12/02/2014 Quy
11


định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số
121/2013/NĐ-CP ngày 10/10/2013 Quy định xử phạt vi phạm hành chính
trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh
doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát
triển nhà ở và công sở.
(2) Biện pháp cưỡng chế hành chính được áp dụng theo thủ tục hành
chính nằm ngoài trình tự xét xử của toàn án.
(3) Chỉ cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp xử
phạt hành chính tương ứng với hành vi người vi phạm pháp luật hành chính
trong lĩnh vực xây dựng gây ra.
Thứ hai về đặc điểm riêng
(1) Khách thể của vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng là
những quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực xây dựng và được bảo vệ bởi
các quy phạm pháp luật hành chính.
Để xác định vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng, thông thường
phải căn cứ vào việc xác định hành vi đó có vi phạm các quy định về hoạt
động xây dựng và kinh doanh bất động sản, khai thác, sản xuất, kinh doanh
vật liệu xây dựng, quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật, quản lý phát triển nhà
ở và công sở. Các quy định này được quy định trong những văn bản chuyên
ngành trong lĩnh vực xây dựng.
(2) Tính chất, mức độ hậu quả của vi phạm hành chính trong lĩnh vực
xây dựng phụ thuộc chủ yếu vào thiệt hại do hành vi đó gây ra đối với xã hội,
trật tự xã hội (ở đây là trật tự về xây dựng), thiệt hại về kinh tế gây ra cho xã
hội và công dân. Về mặt lý luận và thực tiễn, việc xác định các thiệt do hành

vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng cũng gặp nhiều khó khăn,
vướng mắc. Nguyên nhân là do trong nhiều trường hợp, không thể xác định
được ngay mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh
12


vực xây dựng và hậu quả của hành vi đó xảy ra, vì hậu quả xảy có thể do
nhiều nguyên nhân hoặc hậu quả không xảy ra ngay sau khi có hành vi vi
phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng mà trải qua một thời gian nhất định
mới xuất hiện.
(3) Vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng được pháp luật quy
định có đặc điểm đa dạng và rộng, gồm các hành vi vi phạm trong hoạt động
xây dựng và kinh doanh bất động sản; vi phạm trong khai thác, sản xuất, kinh
doanh vật liệu xây dựng; vi phạm trong quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật,
quản lý phát triển nhà ở và công sở...
Thứ ba về Chủ thể và thẩm quyền áp dụng trách nhiệm hành chính, các
biện pháp chế tài (ở đây chỉ nêu ra Chủ thể liên quan đến trách nhiệm hành
chính trong lĩnh vực xây dựng)
(1) Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân theo Luật xử lý vi phạm
hành chính số 15/2012/QH13 ngày 20 tháng 6 năm 2012
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến 10% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương
ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 5.000.000 đồng;
“1. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực quản lý nhà nước đối với cá nhân
được quy định như sau:
a) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng: hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới; bạo
lực gia đình; lưu trữ; tôn giáo; thi đua khen thưởng; hành chính tư pháp; dân
số; vệ sinh môi trường; thống kê;
b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng: an ninh trật tự, an toàn xã hội; phòng,
chống tệ nạn xã hội; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã;

giao thông đường bộ; giao dịch điện tử; bưu chính;
c) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng: phòng cháy, chữa cháy; cơ yếu; quản lý và
bảo vệ biên giới quốc gia; bổ trợ tư pháp; y tế dự phòng; phòng, chống
13


HIV/AIDS; giáo dục; văn hóa; thể thao; du lịch; quản lý khoa học, công nghệ;
chuyển giao công nghệ; bảo vệ, chăm sóc trẻ em; bảo trợ, cứu trợ xã hội;
phòng chống thiên tai; bảo vệ và kiểm dịch thực vật; quản lý và bảo tồn nguồn
gen; sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi, cây trồng; thú y; kế toán; kiểm toán
độc lập; phí, lệ phí; quản lý tài sản công; hóa đơn; dự trữ quốc gia; điện lực;
hóa chất; khí tượng thủy văn; đo đạc bản đồ; đăng ký kinh doanh;
d) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng: quốc phòng, an ninh quốc gia; lao động;
dạy nghề; giao thông đường sắt; giao thông đường thủy nội địa; bảo hiểm y tế;
bảo hiểm xã hội;
đ) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng: quản lý công trình thuỷ lợi; đê điều; khám
bệnh, chữa bệnh; mỹ phẩm; dược, trang thiết bị y tế; sản xuất, kinh doanh thức
ăn chăn nuôi, phân bón; quảng cáo; đặt cược và trò chơi có thưởng; quản lý
lao động ngoài nước; giao thông hàng hải; giao thông hàng không dân dụng;
quản lý và bảo vệ công trình giao thông; công nghệ thông tin; viễn thông; tần
số vô tuyến điện; báo chí; xuất bản; thương mại; bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng; hải quan, thủ tục thuế; kinh doanh xổ số; kinh doanh bảo hiểm; thực
hành tiết kiệm, chống lãng phí; quản lý vật liệu nổ; bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản,
hải sản;
e) Phạt tiền đến 150.000.000 đồng: quản lý giá; kinh doanh bất động sản; khai
thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ
thuật; quản lý, phát triển nhà và công sở; đấu thầu; đầu tư;
g) Phạt tiền đến 200.000.000 đồng: sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả;
h) Phạt tiền đến 250.000.000 đồng: điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử
dụng nguồn tài nguyên nước;

i) Phạt tiền đến 500.000.000 đồng: xây dựng; quản lý rừng, lâm sản; đất đai;
k) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng: quản lý các vùng biển, đảo và thềm lục
địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; quản lý hạt nhân và chất
14


phóng xạ, năng lượng nguyên tử; tiền tệ, kim loại quý, đá quý, ngân hàng, tín
dụng; thăm dò, khai thác dầu khí và các loại khoáng sản khác; bảo vệ môi
trường.
2. Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực quản lý nhà nước quy định tại khoản 1
Điều này đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
3. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực thuế; đo lường; sở hữu trí tuệ; an
toàn thực phẩm; chất lượng sản phẩm, hàng hóa; chứng khoán; hạn chế cạnh
tranh theo quy định tại các luật tương ứng.
4. Mức phạt tiền tối đa đối với lĩnh vực mới chưa được quy định tại khoản 1
Điều này do Chính phủ quy định sau khi được sự đồng ý của Ủy ban thường vụ
Quốc hội.”[33-Tr35].
b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá
mức xử phạt tiền được quy định; Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy
định tại các điểm a, b, c và đ khoản 1 Điều 28 của Luật này.[36-Tr37].
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định
tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 50.000.000 đồng; Tước quyền sử
dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có
thời hạn; Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không
vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm (b) khoản này;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, đ, e, h, i
và k khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13
ngày 20 tháng 6 năm 2012.[36-Tr37].

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;

15


b) Phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của
Luật này; Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn
hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm
hành chính;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 của
Luật này.
(2) Thẩm quyền của Công an nhân dân
Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định
tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 500.000 đồng.[33-Tr35].
Trạm trưởng, Đội trưởng của người được quy định tại khoản 1 Điều 39
của Luật này [39-Tr40] có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 3% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định
tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 1.500.000 đồng.
Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trạm trưởng Trạm Công
an cửa khẩu, khu chế xuất có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định
nhưng không quá 2.500.000 đồng; Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành
chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản
này; Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c và đ
khoản 1 Điều 28 của Luật này.[36-Tr37].

Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh
sát giao thông đường bộ, đường sắt, Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh
sát đường thủy; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm Trưởng phòng Cảnh sát
16


quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát trật tự, Trưởng
phòng Cảnh sát phản ứng nhanh, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về
trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh
tế và chức vụ, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý, Trưởng
phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát
đường thủy, Trưởng phòng Cảnh sát bảo vệ và cơ động, Trưởng phòng Cảnh
sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, Trưởng phòng Cảnh sát phòng, chống
tội phạm về môi trường, Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu
hộ, cứu nạn, Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn trên
sông, Trưởng phòng Quản lý xuất nhập cảnh, Trưởng phòng An ninh chính trị
nội bộ, Trưởng phòng An ninh kinh tế, Trưởng phòng An ninh văn hóa, tư
tưởng, Trưởng phòng An ninh thông tin; Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy,
chữa cháy các quận, huyện thuộc Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy; Thủ
trưởng đơn vị Cảnh sát cơ động từ cấp đại đội trở lên, có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 20% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định
nhưng không quá 25.000.000 đồng; Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ
hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; Tịch thu tang vật,
phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được
quy định tại điểm b khoản này; Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định
tại các điểm a, c, đ và k khoản 1 Điều 28 của Luật này. [36-Tr37].
Giám đốc Công an cấp tỉnh, Giám đốc Sở Cảnh sát phòng cháy, chữa
cháy có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 50% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định
nhưng không quá 50.000.000 đồng; Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ
hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; Tịch thu tang vật,
17


phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được
quy định; Giám đốc Công an cấp tỉnh quyết định áp dụng hình thức xử phạt
trục xuất;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, đ, i và k
khoản 1 Điều 28 của Luật này.
(3) Thẩm quyền của Thanh tra
Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên
ngành đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định
tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá
mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này; Áp dụng biện pháp khắc
phục hậu quả quy định tại các điểm a, c và đ khoản 1 Điều 28 của Luật này.
Chánh Thanh tra sở, Chánh Thanh tra Cục Hàng không, Chánh Thanh
tra Cục Hàng hải, Chánh thanh tra Cục An toàn bức xạ và hạt nhân, Chánh
thanh tra Ủy ban chứng khoán Nhà nước; Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ
sinh thực phẩm, Chi cục trưởng Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình thuộc
Sở Y tế, Chi cục trưởng Chi cục về bảo vệ thực vật, thú y, thủy sản, quản lý
chất lượng nông lâm sản và thủy sản, thủy lợi, đê điều, lâm nghiệp, phát triển
nông thôn thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Trung tâm
Tần số khu vực và các chức danh tương đương được Chính phủ giao thực hiện
chức năng thanh tra chuyên ngành có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 50% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định
tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 50.000.000 đồng;

18


c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình
chỉ hoạt động có thời hạn; Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 của
Luật này.
Chánh Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ, Tổng cục trưởng Tổng cục
Đường bộ Việt Nam, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, Tổng cục trưởng
Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng, Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy
nghề, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi, Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm
nghiệp, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, Tổng cục trưởng Tổng cục Địa
chất và Khoáng sản, Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Tổng cục trưởng
Tổng cục Quản lý đất đai, Giám đốc Kho bạc Nhà nước, Chủ tịch Ủy ban
chứng khoán Nhà nước, Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước, Tổng
cục trưởng Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà
nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Trưởng Ban Thi đua - Khen thưởng
Trung ương, Trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ, Cục trưởng Cục Hóa chất, Cục
trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và môi trường công nghiệp, Cục trưởng Cục
Đường sắt Việt Nam, Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Cục
trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam, Cục
trưởng Cục An toàn bức xạ và hạt nhân, Cục trưởng Cục Thú y, Cục trưởng
Cục Bảo vệ thực vật, Cục trưởng Cục Trồng trọt, Cục trưởng Cục Chăn nuôi,
Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, Cục trưởng
Cục Kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn, Cục trưởng Cục Chế biến,
thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối, Cục trưởng Cục Quản lý, giám

sát bảo hiểm, Cục trưởng Cục Tần số vô tuyến điện, Cục trưởng Cục Viễn
thông, Cục trưởng Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử,
Cục trưởng Cục Báo chí, Cục trưởng Cục Xuất bản, Cục trưởng Cục Quản lý
19


dược, Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Cục trưởng Cục Quản lý
môi trường y tế, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Cục trưởng Cục An toàn vệ
sinh thực phẩm và các chức danh tương đương được Chính phủ giao thực
hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của
Luật này; Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn
hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm
hành chính;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 của
Luật này.
Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp bộ có thẩm quyền xử phạt
theo quy định tại khoản 3 Điều này.
Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp sở, trưởng đoàn thanh tra
chuyên ngành của cơ quan quản lý nhà nước được giao thực hiện chức năng
thanh tra chuyên ngành có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại khoản 2 Điều
này. [48-Tr51]
1.2.2. Dấu hiệu trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực xây dựng
1.2.2.1. Chủ thể
Như đã phân tích ở trên, trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực dây
dựng là hậu quả pháp lý bất lợi mà Nhà nước buộc các tổ chức, cá nhân vi
phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng phải gánh chịu. Do đó, chủ thể
trách nhiệm hàn chính trong lĩnh vực xây dựng là các tổ chức, cá nhân có
năng lực trách nhiệm hành chính thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong

lĩnh vực xây dựng.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, cá nhân là chủ thể trách nhiệm
hành chính trong lĩnh vực xây dựng, trước hết phải là người không mắc các
20


bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả
năng điều khiển hành vi và đủ độ tuổi do pháp luật quy định, cụ thể: Người từ
đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi là chủ thể của vi phạm hành chính trong lĩnh vực
xây dựng thực hiện hành vi vi phạm trong hoạt động xây dựng và kinh doanh
bất động sản; vi phạm trong khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây
dựng; vi phạm trong quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật, quản lý phát triển
nhà ở và công sở... với lỗi cố ý. Đối với người từ đủ 16 tuổi trở lên, là chủ thể
của vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng trong mọi trường hợp.
Tổ chức là chủ thể trách nhiệm hành chính bao gồm các cơ quan nhà
nước, tổ chức xã hội, các đơn vị kinh tế, các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang
nhân dân và các tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật
Theo quy định tại Nghị định số 121/2013/NĐ-CP ngày 10/10/2013, chủ
thể trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực xây dựng này bao gồm: Tổ chức,
cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài có hành vi vi phạm hành
chính trong hoạt động xây dựng và kinh doanh bất động sản; khai thác, sản
xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật, quản
lý phát triển nhà ở và công sở... xảy ra trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành
viên có quy định khác
1.2.2.2. Khách thể
Khách thể của trách nhệm hành chính trong lĩnh vực xây dựng là các
quan hệ xã hội trong lĩnh vực xây dựng được pháp luật bảo vệ. Dấu hiệu
khách thể để nhận biết trách nhiệm hành chính của chủ thể có hành vi xâm hại
đến trật tự quản lý hành chính trong lĩnh vực xây dựng, cụ thể là trái với quy

định của nhà nước về hoạt động xây dựng và kinh doanh bất động sản; khai
thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ
thuật, quản lý phát triển nhà ở và công sở...
21


1.2.2.3. Mặt khách quan
Mặt khách quan của trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực xây dựng là
hành vi của chủ thể trách nhiệm hành chính thực hiện trái với các quy định
của pháp luật về hoạt động xây dựng và kinh doanh bất động sản; khai thác,
sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật,
quản lý phát triển nhà ở và công sở. Khi xem xét hành vi của chủ thể trách
nhiệm hành chính có phải là hành vi vi phạm hành chính hay không, bao giờ
cũng phải có căn cứ pháp lý rõ ràng xác định hành vi đó có phải được pháp
luật quy định là sẽ chịu những hậu quả pháp lý bất lợi mà Nhà nước buộc các
tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng phải gánh chịu.
Dấu hiệu trong mặt khách quan bao bao gồm: thời gian thực hiện hành
vi vi phạm, thời gian thực hiện hành vi vi phạm, công vụ, phương tiện vi
phạm và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và hậu quả.
1.2.2.4. Mặt chủ quan
Dấu hiệu về mặt chủ quan của trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực
xây dựng chính là lỗi của chủ thể trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực xây
dựng. Lỗi ở đây được thể hiên dưới dạng lỗi cố ý hoặc vô ý.
Khi xác định dấu hiệu lỗi trong mặt chủ quan của trách nhiệm hành
chính trong lĩnh vực xây dựng, lỗi là trạng thái tâm lý bên trong của cá nhân,
do đó, dấu hiệu lỗi không đặt ra đối với chủ thể trách nhiệm hành chính là tổ
chức. Do đó, khi xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng, chỉ cần
xác định tổ chức đó có hành vi trái pháp luật hành chính trong lĩnh vực xây
dựng và hành vi đó theo quy định của pháp luật bị xử phạt bằng các biện pháp
xử phạt hành chính là đủ.

Theo quy định tại Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, tổ chức bị
xử phạt hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra. Cũng với nội
dung này, Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 quy định chi tiết một
22


số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính xác định “cán
bộ, công chức, viên chức thực hiện hành vi vi phạm khi đang thi hành công
vụ, nhiệm vụ và hành vi vi phạm đó thuộc công vụ, nhiệm vụ được giao, thì
không bị xử phạt theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính mà bị
xử lý theo quy định của pháp luật về cán bộ công chức, viên chức”.
1.2.3. Cơ sở pháp lý về trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực xây
dựng
Như đã đề cập ở trên, trách nhiệm hành chính là hậu quả bất lợi mà
Nhà nước buộc các tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính phải gánh chịu. Do
vậy, cơ sở pháp lý về trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực xây dựng được
quy định trong Luật xử lý vi phạm hành chính và các Luật, Nghị định sau:
- Luật Thanh tra số 56/2010/QH 12 ngày 15/11/2010 của Quốc hội;
- Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội;
- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 của Quốc hội;
- Luật xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 ngày 20/6/2012 của
Quốc hội;
- Nghị định 86/2011/NĐ-CP ngày 22/9/2011 của Chính phủ quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra;
- Nghị định số 97/2011/NĐ-CP ngày 21/10/2011 của Chính phủ quy
định chi tiết về Thanh tra viên và cộng tác viên thanh tra;
- Nghi định số 07/2012/NĐ-CP ngày 09/2/2012 của Chính phủ quy
định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và
hoạt động thanh tra chuyên ngành;
- Nghị định số 26/2013/NĐ-CP ngày 15/5/2013 của Chính phủ về tổ

chức hoạt động của Thanh tra ngành Xây dựng có hiệu lực;
- Nghị định 166/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định về cưỡng chế thi
hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
23


×