Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Vai trò của tòa án nhân dân trong phòng ngừa tình hình tội phạm trên địa bàn thành phố hồ chí minh tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (464.21 KB, 26 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN BÁ CHUẨN

VAI TRÒ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN
TRONG PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI PHẠM
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm
Mã Số: 60.38.01.05

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2017


Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học xã hội.
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Tất Viễn

Phản biện 1: TS. Đặng Quang Phương
Phản biện 2: TS. Lê Nguyên Thanh

Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc
sĩ họp tại Học viện Khoa học xã hội 18 giờ 00 ngày 09 tháng 10 năm
2017.

Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Khoa học xã hội


MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài
Tình hình tội phạm trên cả nước nói chung và trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh nói riêng đang có chiều hướng gia tăng cả về
số lượng và tính chất phức tạp, từ thực tế đó đặt ra yêu cầu cấp thiết
với các cấp, các ngành và toàn xã hội phải có những chiến lươc, sách
lược, đối sách cụ thể để nhằm phòng ngừa tình hình tội phạm đạt
được hiệu quả nhằm cải thiện tình hình an ninh trật tự để ổn định xã
hội, xây dụng và phát triển đất nước.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Với đề tài: "Vai trò của tòa án nhân dân trong phòng ngừa
tình hình tội phạm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh ", bản
thân hy vọng rằng sẽ góp phần nâng cao vai trò tòa án trong công tác
phòng ngừa tình hình tội phạm trong thời gian tới; giúp cho các cơ
quan chức năng liên quan cũng như những cá nhân đảm nhận trọng
trách thực hiện công vụ của mình nhận thức được nhiệm vụ, ý thức
được trách nhiệm để cải thiện những mặt hạn chế, phát huy những
mặt tích cực đóng góp hiệu quả vào công tác phòng ngừa tình hình
tội phạm đạt hiệu quả cao.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích: Là làm rõ thực trạng về vai trò của tòa án trong
phòng ngừa tình hình tội phạm; Nêu ra những hoạt động của tòa án
trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh để có những đánh giá, nhận xét,
nhận định để nhận ra được những vấn đề cần thực hiện trước thực tế
tình hình tội phạm; Từ những thực trạng phát hiện ra những hạn chế,
bất cập để có những đối sách phù hợp cải thiện tình hình.
Nhiệm vụ: Làm rõ cơ sở lý luận về vai trò của tòa án trong
phòng ngừa tình hình tội phạm.
1



Làm rõ thực trạng hoạt động của tòa án trong phòng ngừa tình
hình tội phạm trong thời gian gần đây trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh.
Nêu ra các bất cập, hạn chế và đề xuất một số giải pháp nhằm
nâng cao vai trò của tòa án trong phòng ngừa tình hình tội phạm sắp
tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vai trò của tòa án nhân dân
trong phòng ngừa tình hình tội phạm trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.
Phạm vi nghiên cứu:
Thời gian: Phạm vi thời gian của luận văn là từ năm 2012 đến
năm 2017.
Không gian: địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn được thực hiện trên cơ sở của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được dựa trên phương pháp liên ngành khoa học xã hội
giữa các ngành luật học, xã hội học. Các phương pháp nghiên cứu cụ
thể bao gồm tổng hợp, phân tích, so sánh,...
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần làm tăng vài trò của
tòa án nhân dân trong phòng ngừa tình hình tội phạm trên cả nước
nói chung và trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo luận văn
bao gồm có 3 chương cụ thể như sau:
2



Chương 1: Một số vấn đề lý luận về vai trò của tòa án nhân
dân trong phòng ngừa tình hình tội phạm.
Chương 2: Thực trạng hoạt động của tòa án nhân dân trong
phòng ngừa tình hình tội phạm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Chương 3: Những bất cập, hạn chế và các giải pháp nâng cao
vai trò tòa án nhân dân trong phòng ngừa tình hình tội phạm.

3


Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA TÒA ÁN
NHÂN DÂN TRONG PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI PHẠM
1.1. Đặc điểm hoạt động của tòa án
Tòa án khác với cơ quan lập pháp và hành pháp ở chỗ không
giải quyết các vấn đề ở tầm vĩ mô, không hoạch định chính sách kinh
tế - xã hội mà có chức năng giải quyết các vấn đề rất cụ thể, từng
tình huống, từng sự kiện cụ thể trong đời sống xã hội. So với hai cơ
quan nói trên, Tòa án "thụ động" hơn, phải "chờ" có việc thì mới xét
xử. Tòa án không phải là phương tiện duy nhất nhưng là phương tiện
chủ yếu trong việc giải quyết các trường hợp xung đột giữa các quan
hệ pháp luật. Về mặt hiến định, tòa án là chủ thể duy nhất, có quyền
lực cao nhất khi xem xét, quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt
động tư pháp. Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được Hiến pháp quy
định, các tòa án nhân danh danh nhà nước, nhân danh công lý để giải
quyết các vụ án, các tranh chấp, việc kiện tụng được đưa ra tòa theo
các luật tố tụng.
1.2. Đặc điểm và các hình thức hoạt động phòng ngừa
tình hình tội phạm của Tòa án
1.2.1. Đặc điểm về phòng ngừa tình hình tội phạm của Tòa

án
Phòng ngừa tình hình tội phạm là hoạt động của tất cả các cơ
quan bảo vệ pháp luật và Tòa án, các cơ quan Nhà nước và tổ chức
xã hội và của mọi công dân trong xã hội áp dụng tổng hợp và đồng
bộ các biện pháp khác nhau hướng vào thủ tiêu những nguyên nhân
và điều kiện phạm tội, cũng như loại bỏ các yếu tố tiêu cực của tội
phạm trong khoảng không gian và thời gian cụ thể. Qua đó, từng
bước hạn chế, đẩy lùi và tiến tới loại bỏ tình hình tội phạm ra khỏi
đời sống xã hội.
4


Hoạt động phòng ngừa tình hình tội phạm không phải là nhiệm
vụ của một cá nhân, cơ quan, tổ chức nào mà bản thân của hoạt động
này về cơ bản chính là nhiệm vụ chung của toàn xã hội. Dựa trên đặc
điểm này thì việc tham gia của các chủ thể là các tổ chức nhà nước,
xã hội, cá nhân về cơ bản phải có phạm vi rộng và sức điều chỉnh
rộng rãi. Việc xác định những cơ sở, nguyên tắc, chủ thể phòng
ngừa, lập và xây dựng kế hoạch một cách đầy đủ, khoa học và có hệ
thống các biện pháp phòng ngừa tội phạm để đạt hiệu quả cao.
Hoạt động phòng ngừa tình hình tội phạm của tòa án thông
qua công tác giải quyết án, công tác xét xử, công tác tuyên truyền
giáo dục pháp luật và kiểm soát việc thi hành án.
1.2.2. Các hình thức phòng ngừa tình hình tội phạm của
Tòa án
1.2.2.1. Phòng ngừa tình hình tội phạm thông qua xét xử
các vụ án hình sự
Trong quá trình xét xử có nhiệm vụ làm rõ nguyên nhân và
điều kiện phạm tội; đưa ra các yêu cầu, kiến nghị cơ quan, tổ chức
hữu quan áp dụng các biện pháp khắc phục và phòng ngừa tội phạm;

thống kê xét xử hình sự, tổng kết thực thực tiễn xét xử; tham gia
công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật thông qua các vụ án hình
sự cụ thể để giáo dục pháp luật cho cán bộ, nhân dân,đề cao ý thức
phòng ngừa tội phạm trong mỗi thành viên của xã hội. Đồng thời
phối hợp hành động vối các cơ quan, tổ chức khác trong công tác đấu
tranh và phòng ngừa tội phạm theo chức năng, nhiệm vụ của mình.
1.2.2.2. Thông qua hoạt động xét xử các vụ án dân sự, kinh tế,
lao động, hành chính
Thông qua thực tiễn giải quyết vụ việc, một mặt Tòa án nắm
bắt được tình hình diễn biến cuộc sống người dân, các nguyên nhân
5


gây tranh chấp để nhằm giải quyết mâu thuẫn, mặt khác tổng hợp các
thông tin, các vấn đề phát sinh trong cuộc sống người dân, để có
những biện pháp phù hợp với chức năng quyền hạn của mình kiến
nghị với các cơ quan quản lý Nhà nước ban hành các chính sách
quản lý, chính sách pháp luật phù hợp có liên quan để bảo vệ quyền
con người, quyền công dân, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân,
tổ chức để từ đó giải quyết các mâu thuẫn, các tranh chấp trong xã
hội nhằm ổn định cuộc sống của người dân; tạo cho người dân có
chổ dựa niềm tin vào pháp luật để họ yên tâm lao động, hoạt động
sản xuất kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật. Như vậy,
trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, Tòa án đóng vai trò là bên
trung gian để phân định sự việc dựa trên các thông tin, chứng cứ có
được, đồng thời thu thập các chứng cứ cần thiết để giải quyết vụ việc
một cách đầy đủ, đúng pháp luật nhất.
1.2.2.3. Phòng ngừa tội phạm của tòa án thông qua thi hành
án hình sự
Trong phạm vi, trách nhiệm của mình thì Tòa án yêu cầu các

tổ chức, cá nhân chấp hành các quyết định của tòa án. Các cơ quan
nhà nước có thẩm quyền địa phương trên thực tế và theo các căn cứ
quy định của pháp luật có trách nhiệm phối hợp với tòa án, cơ quan
nhà nước có thảm quyền để đảm bảo cho hoạt động thi hành bản ản,
quyết định của tòa án được tiến hành một cách hiệu quả.
1.2.2.4. Phòng ngừa tội phạm thông qua các hoạt động khác
của tòa án
- Yêu cầu và kiến nghị các cơ quan khắc phục nguyên nhân,
điều kiện phạm tội
Tòa án yêu cầu các cơ quan có thẩm nhà nước quyền khắc
phục các nguyên nhân, điều kiện phạm tội diễn ra trên địa bàn; đề ra
6


yêu cầu kiến nghị cụ thể, sát, đúng trong đó chú trọng làm rõ nguyên
nhân, điều kiện phát sinh vi phạm, tội phạm; trong quá trình xét xử
vụ án hình sự tích cực tổng hợp những hạn chế, thiếu sót của các cơ
quan hữu quan để đưa ra các giải pháp nhằm khắc phục những hạn
chế, thiếu sót đó.
- Tòa án tham gia tuyên truyền, phổ biến pháp luật
Thông qua xét xử, bằng thái độ khách quan, nghiêm túc của
Thẩm phán trong quá trình xét hỏi hay trong việc đảm bảo quyền
bình đẳng của các bên trong tranh luận để tìm ra sự thật của vụ án
cũng như đảm bảo đầy đủ, đúng yêu cầu các nguyên tắc của quá
trình xét xử làm cho những người tham gia tố tụng và đông đảo quần
chúng tham dự phiên tòa có thái độ đúng đắn với những hành vi vi
phạm pháp luật, giáo dục họ ý thức tuân thủ các quy phạm pháp luật
mà Nhà nước đã đề ra, mọi hành vi vi phạm pháp luật đều bị xử lí
theo từng trường hợp cụ thể mà phiên tòa là một minh chứng cho sự
nghiêm minh của pháp luật.

- Tổng kết xét xử, bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật và
phát triển án lệ
Hình thức chủ yếu chính là rút kinh nghiệm, thông qua công
tác thanh kiểm tra một cách chặt chẽ, hướng dẫn áp dụng pháp luật
thông qua những nghị quyết của Hội đồng thẩm phán nói chung; ban
hành văn bản quy phạm pháp luật; tổng kết thực tiễn, phát triển án lệ;
trao đổi và giải đáp vướng mắc về nghiệp vụ.
Thông qua hoạt động xét xử, phát hiện và kiến nghị với các cơ
quan có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ văn bản
pháp luật trái với Hiến pháp, luật nhằm ngăn chặn từ xa những kẽ hở
của pháp luật có thể bị lợi dụng để thực hiện hành vi phạm tội.
-. Phối hợp với các cơ quan khác trong phòng ngừa tội phạm
7


Tòa án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức phát huy
tác dụng giáo dục của phiên tòa và tạo điều kiện thuận lợi cho việc
thi hành bản án, quyết định của Tòa án nhân dân; cùng với cơ quan,
tổ chức nghiên cứu, đề xuất các chủ trương, chính sách, pháp luật về
phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm, bảo đảm an ninh quốc
gia, trật tự an toàn xã hội, tăng cường hiệu quả trong công việc.
Tiểu kết chương 1
Trong Nhà nước pháp quyền XHCN, Tòa án nhân dân được
xác định rõ là cơ quan thực hiện quyền tư pháp. Vị thế của tòa án
trong bộ máy nhà nước được nhận thức đầy đủ hơn và được đề cao
hơn. Vai trò của tòa án trong phòng ngừa tội phạm cũng được thể
hiện rõ hơn khi Tòa án là trung tâm của toàn bộ hoạt động tư pháp.
Các hình thức thực hiện phòng ngừa tội phạm của tòa án cũng phong
phú hơn và phát huy hiệu quả tốt hơn. Đối với địa bàn thành phố Hồ
Chí Minh, bên cạnh những điểm chung, hoạt động phòng ngừa tội

phạm của các tòa án có những nét đặc thù được quy định bởi các đặc
điểm kinh tế - xã hội và tình hình tội phạm trên địa bàn.

8


Chương 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA TÒA ÁN
NHÂN DÂN TRONG PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI
PHẠM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

2.1. Thành phố Hồ Chí Minh và công tác phòng
ngừa tình hình tội phạm trên địa bàn
2.1.1. Vài nét về đặc điểm tự nhiên, xã hội Thành phố
Hồ Chí Minh
Tổng quan về địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh:
Diện tích: 2.095,06 km²
Dân số: 8.146.300 người (năm 2015)
Thành phố Hồ Chí Minh là một đầu mối giao thông quan trọng
của cả nước, là trung tâm kinh tế, chính trị và là cửa ngõ giao thương
quốc tế, trở thành một đầu mối giao thông quan trọng của Việt Nam
và Đông Nam Á.
Thành phố Hồ Chí Minh có lượng dân nhập cư lớn, thành
phần dân cư phức tạp; có số lượng người nước ngoài sinh sống và
làm việc đông.
2.1.2. Khái quát tình hình tội phạm trên địa bàn TP. Hồ Chí
Minh
Tình hình an ninh, chính trị và trật tự an toàn xã hội tuy vẫn
đảm bảo được nhưng có nhiều diễn biến phức tạp; số lượng tội phạm
tăng cao hàng năm cả về quy mô và mức độ cũng như thủ đoạn.

2.1.3. Công tác tổ chức phòng ngừa tình hình tội phạm trên
địa bàn TP. Hồ Chí Minh
2.1.3.1. Chủ trương của cấp ủy và chính quyền thành phố
trong phòng ngừa tình hình tội phạm

9


Các cấp lãnh đạo và chính quyền Thành phố đã chỉ đạo các
cấp, các ngành triển khai thực hiện thường xuyên, liên tục và quyết
liệt các giải pháp nhằm đấu tranh phòng, chống tội phạm trên địa bàn
Thành phố Hồ Chí Minh.
2.1.3.2. Hoạt động của Tòa án nhân dân trong lĩnh vực phòng
ngừa tình hình tội phạm trên địa bàn Thành phố
Tòa án đã chủ động phối hợp với cơ quan tiến hành tố tụng để
giải quyết các vụ án hình sự và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ
theo đúng quy định của pháp luật về vấn đề phòng ngừa tội phạm.
Những vụ án lớn, trọng điểm mà dư luận xã hội quan tâm
được đưa ra xét xử kịp thời, nghiêm minh thì quá trình xét xử, đảm
bảo đúng thời hạn, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để
lọt tội phạm hoặc làm oan người vô tội; áp dụng mức hình phạt
nghiêm đối với các bị cáo nhất là kẻ chủ mưu, cầm đầu, bị cáo có vai
trò tích cực; khoan hồng với những đối với bị các phạm tội do bị rủ
rê, lôi kéo, nên có tác dụng răn đe, giáo dục và phòng ngừa chung.
Thực tiễn cho thấy công tác xét xử các vụ án tham nhũng của Tòa án
thời gian qua đã đạt được những kết quả cao; góp phần ổn định tình
hình chính trị; ngăn chặn, phòng ngừa và dần đẩy lùi hành vi phạm
tội tham nhũng.
2.2. Thực trạng hoạt động của Tòa án nhân dân trong
phòng ngừa tình hình tội phạm trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh

2.2.1. Thông qua thực tiễn xét xử của Tòa án, Tòa án nhân
dân đánh giá tình hình tội phạm, nguyên nhân và điều kiện phát
sinh tội phạm
Theo báo cáo tổng kết công tác năm 2016 thì TAND hai cấp
thành phố Hồ Chí Minh đã thụ lý 56.916 vụ việc các loại, giải quyết
55.069 vụ, đạt tỷ lệ 96,75%; số lượng vụ án còn lại chưa giải quyết
10


hầu hết là các vụ án mới thụ lý, đang trong quá trình chuẩn bị xét xử
và còn trong thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật. So với
cùng kỳ năm 2015, thụ lý giảm 100 vụ, giải quyết tăng 506 vụ, tỷ lệ
giải quyết tăng 1,05%. Về chất lượng xét xử, TAND hai cấp TP. Hồ
Chí Minh có 366 bản án, quyết định bị hủy, trong đó hủy do lỗi chủ
quan là 166 vụ, chiếm tỷ lệ 0,30%, giảm 0,4% so với cùng kỳ năm
2015; có 907 bản án, quyết định bị sửa, trong đó sửa do lỗi chủ quan
là 356 vụ, chiếm tỷ lệ 0,65%.
Để hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị và yêu cầu cải cách
tư pháp, TAND hai cấp TP. Hồ Chí Minh đã đề ra một số nhiệm vụ
trọng tâm phải thực hiện. Cụ thể, tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm
túc Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng; các
Nghị quyết của Đảng; các Chỉ thị của Chánh án TANDTC trong năm
công tác năm. Triển khai có hiệu quả các Bộ luật, Luật sắp có hiệu
lực thi hành. Nâng cao hiệu quả và chất lượng trong công tác xét xử,
giải quyết các loại án, đảm bảo các phán quyết của Tòa án đúng pháp
luật, đảm bảo công lý, bảo vệ các quyền con người, quyền công dân.
Đây chính là điều kiện tiên quyết trong công tác quản lý nhà
nước trong ngành Tòa án nhân dân nói chung và Tòa án nhân dân
thành phố Hồ Chí Minh trong phòng ngừa tình hình tội phạm trên địa
bàn thành phố.


2.2.2. Thực tiễn xét xử các vụ án hình sự tại TP. Hồ Chí Minh
Năm 2011, toàn thành phố có 5.992 vụ án hình sự và 9.281 bị
cáo được đưa ra xét xử, đến năm 2012 thì 6.196 vụ/ 9.565 bị cáo đưa
ra xét xử (tăng 204 vụ và 284 bị cáo). Đến năm 2013 thì số vụ án có
xu hướng giảm còn 6.129 vụ - giảm 67 vụ, tuy nhiên, trong năm này
thì số vụ giảm nhưng số lượng bị cáo lại tăng 135 bị cáo, từ đó cho
thấy tính chất phức tạp của tội phạm có đồng phạm tăng trong những
11


năm trên. Năm 2014, tình hình xét xử các vụ án hình sự trên địa bàn
có sự gia tăng, cụ thể tăng 6.273 vụ và 9.977 bị cáo (tăng 144 vụ và
277 bị cáo). Qua năm 2015 và 2016 thì quá trình xét xử các vụ án
hình sự của ngành Tòa án tăng từ 6.357 vụ lên 6.523 vụ (tăng 166
vụ) và từ 10.132 bị cáo lên 10.463 bị cáo (tăng 331 bị cáo).
* Quán triệt và thực hiện nghiêm túc các văn bản pháp luật
cũng như xây dựng và hoàn thiện quy chế công tác ngành, đóng góp
quan trọng đối với việc thực hiện các án lệ trong công tác xét xử các
vụ án hình sự thực tiễn xét xử những năm qua.
Những văn bản điều chỉnh các hành vi vi phạm pháp luật trong
lĩnh vực hình sự cũng như các văn bản chỉ đạo của Tòa án nhân dân
tối cao ban hành là kim chỉ nam cho các hoạt động xét xử án hình sự
của ngành tòa án nhân dân thành phố.
* Đối với cơ chế quản lý và thực thi pháp luật về xét xử các vụ
án hình sự của ngành tòa án
Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh có nhiệm vụ quản lý
và báo cáo tình hình lên tòa án cấp trên; Tòa án nhân dân thành phố
đã hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin, tiếp tục cập nhật hoạt
động xét xử hình sự vào hệ thống cổng thông tin quản lý án hình sự

của ngành Tòa án nói chung.
2.2.3. Thực tiễn xét xử các vụ án dân sự, kinh tế, lao động,
hôn nhân và gia đình, hành chính tại TP. Hồ Chí Minh
* Đối với hoạt động xét xử các vụ án dân sự, kinh tế, hôn
nhân- gia đình và lao động
Năm 2012 số thụ lý 52.269 vụ nhưng đến năm 2014 thì tăng
đến 60.543 vụ, tăng 8.274 vụ. Đây là số lượng vụ án dân sự đã được
TAND thành phố Hồ Chí Minh giải quyết. Tuy vậy từ năm 2014 đến

12


năm 2016 thì số vụ án dân sự đã có sự thay đổi khi giảm từ 60.543
vụ xuống còn 57.445 vụ.
* Hoạt động xét xử các vụ án hành chính
Số án thụ lý năm 2012 là 1.015 vụ; năm 2013 là 981 vụ; năm
2014 là 973 vụ; năm 2015 là 1.185 vụ; năm 2016 là 1.049 vụ. Số án
giải quyết đạt tỷ lệ khoảng 93%.
* Đối với hoạt động thi hành án hình sự
Công tác thực hiện, giám sát thi hành án hình sự được đảm
bảo với những số liệu cụ thể được thể hiện qua báo cáo thống kê.
Hoạt động thi hành án hình sự vẫn còn nhiều bất cập và chưa đạt
hiệu quả tương xứng với vai trò của tòa án.
2.2.4. Thực trạng hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp luật
về phòng ngừa tình hình tội phạm thông qua hoạt động xét xử của
tòa án nhân dân
Những năm qua thì ngành tòa án nhân thành phố Hồ Chí Minh
đã tổ chức thành công hàng ngàn buổi tuyên truyền pháp luật để
người dân hiểu rõ những quy định pháp luật thông qua các phiên tòa
xét xử án hình sự lưu động, các vụ xét xử án ly hôn, dân sự…qua đó,

cùng với các chủ thể trong công tác phòng ngừa tình hình tội phạm,
Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh một mặt chủ trương đưa ra
những phương hướng hoạt động cụ thể và phố biến tới từng đơn vị
thành viên và tới từng cán bộ trong toàn ngành, mặt khác chủ động
phối hợp với các cơ quan tố tụng khác và các cơ quan quản lý Nhà
nước để thực hiện các hình thức, biện pháp nhằm giúp người dân và
các tội phạm đã và đang bị xử lý giác ngộ, nâng cao sự hiểu biết,
nhận thức về vai trò của pháp luật và tàm quan trọng của việc tuân
thủ các quy định của pháp luật trong đời sống.

13


2.2.5. Các hoạt động khác của tòa án nhân dân trong việc
phòng ngừa tình hình tội phạm
- Áp dụng các biện pháp xử phạt hành chính;
- Phối hợp với các cơ qua, tổ chức khác trong việc tuyên
truyền giáo dục pháp luật;
- Tham mưu cho các cơ quan quản lý Nhà nước ban hành các
chính sách pháp luật…
Tòa án nhân thành phố Hồ Chí Minh đã tiến hành các hoạt
động thực hiện chức năng, nhiệm vụ, qua đó khẳng định vai trò to
lớn của ngành Tòa án trong công tác đấu tranh phòng ngừa tình hình
tội phạm trên địa bàn thành phố trước tình hình tội phạm diễn biến
phức tạp thời gian qua. Vấn đề đặt ra là cần phải thực hiện các biện
pháp đảm bảo cho việc thực hiện hoạt động phòng ngừa tình hình tội
phạm trên địa bàn đạt hiệu quả theo yêu cầu đề ra, đúng với ý nghĩa
và mục đích của chính sách hình sự nhà nước Việt Nam.
Tiểu kết chương 2
Việc xét xử kịp thời, khách quan các vụ án hành chính đã góp

phần giảm thiểu các điểm nóng có thể phát sinh dẫn đến hành vi
chống người thi hành công vụ như một số vụ việc đã xảy ra gần đây.
Bên cạnh đó, các hoạt động tổng kết thực tiễn xét xử của Tòa án
nhân dân thành phố, tăng cường các phiên tòa xét xử lưu động, sự
tham gia tích cực của các tòa án vào hoạt động phòng ngừa tội phạm
nói chung của thành phố và các quận, huyện đã có tác dụng tích cực
trong việc ngăn chặn, giảm thiểu và phòng ngừa tội phạm.

14


Chương 3
NHỮNG BẤT CẬP, HẠN CHẾ VÀ CÁC GIẢI PHÁP
NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TRONG
PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI PHẠM
3.1. Những bất cập, hạn chế trong hoạt động của Tòa án
nhân dân trong phòng ngừa tình hình tội phạm
Hiệu quả hoạt động của ngành Tòa án được thể hiện thông qua
bức tranh kinh tế xã hội và tình hình tội phạm của một quốc gia. Đối
với nước ta, kể từ khi thành lập tới nay - ngành Tòa án đã đạt được
những thành quả cụ thể góp phần rất lớn vào công cuộc xây dụng và
bảo vệ tổ quốc. Trong thời kỳ đất nước hội nhập và đổi mới hiện nay,
ngành Tòa án cũng có những chức năng, vai trò phù hợp để đáp ứng
được tình hình thực tế.
3.1.1. Những bất cập, hạn chế trong hoạt động xét xử các vụ
án hình sự
* Chưa làm tốt vai trò kiến nghị: Trong quá trình giải quyết vụ
án tại tòa án, thẩm phán – người trực tiếp giải quyết cần nắm rõ được
các thông tin cần thiết phục vụ cho việc xét xử vụ án một cách đầy
đủ là rất quan trọng; trong xét xử, dựa vào hồ sơ vụ án, cùng các thủ

tục tố tụng tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định, đánh giá một
cách sâu sát và khách quan nhất bản chất sự việc, đặc biệt là để đưa
ra bản án, quyết định đúng đắn cũng như có những kiến nghị có ý
nghĩa đối với các cơ quan, tổ chức hữa quan áp dụng các biện pháp
khắc phục và phòng ngừa là rất cần thiết. Tuy nhiên thực tế hiện nay
cho thấy, việc thông qua xét xử làm sáng tỏ nguyên nhân, điều kiện
phạm tội hầu như ít được tòa án chú trọng nên trong bản án của tòa
án ít phân tích nguyên nhân, điều kiện phạm tội để có những hoạt

15


động tiếp theo nhằm ngăn ngừa tình trạng tái phạm cũng như những
nguyên nhân phát sinh tội phạm khác.
* Hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp luật của tòa án về tội
phạm thông qua hoạt động xét xử còn hạn chế:
Trong xét xử, hội đồng xét xử đang cứng nhắc, máy móc về
nghiệp vụ, thiếu linh động để xử lý các tình huống phù hợp với từng
đối tượng phạm tội cụ thể, kỹ năng này sẽ chuyển tải được phần nào
ý nghĩa các chính sách hình sự vừa nghiêm minh vừa nhân văn giúp
cho việc cảm hóa tội phạm hiệu quả, giúp cho ý nghĩa của phiên tòa
được lan tỏa trong dân chúng, đặc biệt là những người trực tiếp tham
gia phiên tòa.
3.1.2. Những bất cập, hạn chế trong hoạt động giải quyết các
vụ án dân sự, kinh tế, lao động, hôn nhân và gia đình, hành chính
* Không chú trọng hoặc thực hiện không triệt để, không tốt vai
trò hòa giải trong các vụ án dân sự và đối thoại trong các vụ án
hành chính:
Nếu hòa giải thành sẽ dẫn đến việc tòa án ban hành quyết định
công nhận sự thỏa thuận của các đương sự chứ không cần thiết mở

phiên tòa, như vậy, các bên trong tranh chấp đều hiểu được vấn đề,
hiểu được bản chất của vụ việc và có những quyết định hợp lý tránh
làm phức tạp thêm vấn đề, tránh được những hậu quả pháp lý không
mong muốn. Mặc dù ý nghĩa của vai trò hòa giải thành là rất lớn, đặc
biệt là trong phòng ngừa tình hình tội phạm có thể phát sinh khi một
bên trong tranh chấp bị ảnh hưởng quyền lợi từ phán quyết của tòa
án; có thể phán quyết đó là hợp lý, nhưng bản thân bên bị ảnh hưởng
họ không nhận ra, không hiểu vấn đề hoặc cố tình gây những mâu
thuẫn, phiền phức đến các đối tượng khác. Hiện nay công tác hòa

16


giải vẫn chưa được sử dụng đúng mực theo tinh thần phòng ngừa
tình hình tội phạm trong hoạt động của tòa án.
* Trong hoạt động xét xử các vụ án dân sự, kinh tế, lao động,
hôn nhân và gia đình thì tòa án chưa làm tốt vai trò giải thích pháp
luật:
Giải thích pháp luật rất quan trọng trong hoạt động của tòa án,
đặc biệt là các vụ án phải đem ra xét xử. Giải thích pháp luật vừa thể
hiện vai trò, vừa cũng cố trách nhiệm giải quyết của tòa vừa giúp
người dân tìn tưởng, hiểu biết hơn về quy định của pháp luật, giúp
cho các hành vi vi phạm vì thiếu hiểu biết pháp luật được hạn chế, ở
đây là những người trực tiếp tham gia phiên tòa, và sẽ lan tỏa ra
ngoài cộng đồng, xã hội. Tuy nhiên, vai trò này hiện nay của tòa án
làm chưa tốt, không chú trọng gây ra không ít những hạn chế cho
hoạt động phòng ngừa chung.
* Đối với các vụ án hành chính:
Với việc xét xử các vụ án hành chính, tòa án phải thể hiện
được là cơ quan độc lập chỉ làm việc dựa trên pháp luật, không bị chi

phối, ảnh hưởng nào khác; đồng thời, đối với người dân, tòa án phải
thực hiện tốt việc giải thích các quy định pháp luật liên quan đến vụ
án để người dân hiểu và yên tâm vào các quyết định của tòa cũng
như những hành vi của họ. Phải làm cho người dân cảm nhận được
tinh thần bảo vệ công lý của tòa án luôn hiện diện mọi lúc, mọi nơi,
và và người dân luôn là đối tượng được sự quan tâm, giúp đỡ trên
hết. Có làm được như vậy thì mới yên được lòng dân, và tình hình tội
phạm từ đó cũng sẽ chuyển biến theo chiều hướng tốt lên. Tuy nhiên
hiện nay sự thể hiện này của tòa án đang rất hạn chế.
3.1.3. Những hạn chế, bất cập trong các hoạt động khác của
tòa án
17


* Chưa làm tốt công tác xét xử lưu động
Hiện nay, việc xét xử lưu động cũng đang được đặt ra nhiều
vấn đề liên quan, bời vì xét xử lưu động nó có hai sự tác động có thể
nói là trái ngược nhau, đó là đối với bị cáo, người thân của bị cáo và
một bên là cộng đồng xã hội. Cho nên việc xét xử lưu động được
thực hiện chủ yếu do yêu cầu, do để đáp ứng tiêu chí thì đua chứ
không chú ý đến mục đích tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật
đến đâu. Có nghĩa là tổ chức một cách hình thức để làm đẹp báo cáo.
Đây là bất cập, hạn chế lớn ảnh hưởng xấu đến công tác phòng ngừa
tình hình tội phạm vẫn chưa được khắc phục.
* Về công tác phối hợp giữa các cơ quan tư pháp nói chung
trong công tác đấu tranh phòng ngừa tình hình tội phạm trên địa bàn
chưa hiệu quả:
Chưa có sự phối hợp, kết hợp chặt chẽ giữa các cơ quan tư
pháp liên ngành Công an – Viện Kiểm Sát – Tòa án nhân dân trong
công tác giải quyết án hình sự nói chung, tổ chức, địa phương trong

phòng ngừa tình hình tội phạm. Đồng thời, chưa có sự phân công rõ
ràng trách nhiệm trong công tác quản lý, giám sát, thực hiện, áp dụng
pháp luật, giáo dục người phạm tội tại các cơ quan nhà nước, tổ chức
xã hội và chính quyền địa phương.
* Tòa án tập trung quá nhiều vào việc xét xử và ít chú trọng
đến công tác tuyên tuyền:
Không thể dựa vào các số liệu thống kê để đánh giá chất lượng
xét xử các vụ án. Đặc biệt là trong việc xét xử các vụ án hình sự thì
chất lượng xét xử là rất quan trọng, nó tác động trực tiếp tâm lý
người phạm tội, những đối tượng cần được xử lý phù hợp bởi những
người tiến hành tố tụng, mà chủ yếu là vai trò của tòa án; làm sao để
thẩm phán, hội thẩm thể hiện mình như là những báo cáo viên
18


chuyển tải các tinh thần pháp luật, các chính sách hình sự của nhà
nước đến với những người tham gia phiên tòa, bị can, bị cáo. Đây là
vấn đề còn thiếu sót, hạn chế lớn trong hoạt động xét xử của tòa án
cần được cải thiện để công tác phòng ngừa tình hình tội phạm đạt
được hiệu quả hơn.
* Tòa án chưa kiểm soát tốt công tác thi hành án hình sự:
Hiện nay công tác kiểm soát thi hành án hình sự còn rất nhiều
hạn chế. Thực tế là tòa án chưa tập trung chú trọng công tác này, cho
nên sau khi ra quyết định thi hành án thì coi như mọi việc đều phó
thác hết cho các cơ quan khác, tòa án không có kế hoạch theo dõi
phạm nhân, đặc biệt là những người thi hành hình phạt tù nhưng cho
hưởng án treo, hình phạt cải tạo không giam giữ; đối với những
người này thì được giao cho chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc
cơ quan, tổ chức nơi họ cư trú hoặc làm việc để giám sát, giáo dục.
3.2. Các giải pháp nhằm nâng cao vai trò của Tòa án nhân

dân trong phòng ngừa tình hình tội phạm
3.2.1. Tăng cường chất lượng và hiệu quả của việc xét xử
các vụ án hình sự
- Nâng cao năng lực trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng
nghề nghiệp của đội ngũ Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân xét xử các
vụ án hình sự; Chuyên môn hóa đội ngũ này bằng các kế hoạch cụ
thể như tổ chức các lớp tập huấn, các phiên tòa mẫu để tôi luyện kiến
thức, kỹ năng; Có kế hoạch kiểm tra, giám sát, rút kinh nghiệm
nghiêm túc định kỳ thường xuyên nhằm tăng cường hiệu quả của
công tác xét xử;
- Cần thực hiện chế độ phân công án dựa vào năng lực, trình
độ của từng Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân phù hợp với từng loại

19


án, từng vụ án để sao cho hợp lý nhằm mục đích đạt được chất lượng
giải quyết và xét xử tốt nhất;
- Cơ quan có thẩm quyền kịp thời hoàn thiện các văn bản pháp
luật, ban hành các chính sách pháp luật cụ thể để tòa án áp dụng một
cách hiệu quả.
3.2.2. Tăng cường chất lượng giải quyết các vụ án dân sự,
kinh tế, hôn nhân và gia đình, lao động và hành chính
Nâng cao nhận thức vai trò đấu tranh phòng ngừa tình hình tội
phạm trong việc xét xử các vụ án dân sự nói chung cho Thẩm phán,
Hội thẩm nhân dân; Có chủ trương cụ thể về định hướng giải quyết
các vụ án để đáp ứng yêu cầu phòng ngừa tình hình tội phạm trong
hoạt động xét xử chung của ngành tòa án.
3.2.3. Các giải pháp khác nhằm nâng cao vai trò của tòa án
trong phòng ngừa tình hình tội phạm

* Nâng cao hiệu quả của công tác xét xử lưu động: Mỗi tòa án
phải có kế hoạch xét xử lưu động cụ thể; trước khi xét xử phải chuẩn
bị tốt các vấn đề liên quan như vụ án xét xử, thẩm phán, hội thẩm
nhân dân, địa điểm tổ chức, nội dung cần tuyên truyền, các đối tượng
cần được tuyên tuyền thông qua vụ án.
* Tăng cường phối hợp hoạt động của các cơ quan có trách
nhiệm trong việc phòng ngừa tình hình tội phạm và có cơ chế giám
sát giáo dục đối với người phạm tội tại địa phương: Tòa án nhân dân
phải chỉ đạo các Tòa án trong địa bàn tỉnh phối hợp với phòng tư
pháp và các cơ quan, tổ chức giám sát tổ chức tập huấn, phổ biến
pháp luật nói chung và có hoạt động triển khai nhằm quản lý, giáo
dục người phạm tội trên địa bàn thành phố nói chung. Từ đó họ nâng
cao được trách nhiệm, hiểu biết và nắm bắt được chặt chẽ các quy
định về pháp luật.
20


* Tăng cường công tác kiểm soát thi hành án hình sự: Thông
qua xét xử thì tòa án có rất nhiều thông tin về tội phạm nhưng những
thông tin này nếu không được xử lý thích hợp thì không thể hiện
được đầy đủ vai trò của tòa án, cho nên cần tăng cường việc kiểm tra,
giám sát chặt chẻ những đối tượng thi hành án đối với những trường
hợp giao cho địa phương quản lý, giáo dục, cải tạo bằng các báo cáo
định kỳ theo dõi những đối tượng đang thi hành án; yêu cầu địa
phương cung cấp thông tin về đối tượng chấp hành án tại địa phương
để có phương pháp phối hợp cải tạo tốt.
* Nên ban hành các quy định để tòa án có thể kiểm soát việc
thi hành án dân sự, hành chính, lao động, hôn nhân- gia đình, kinh
tế:
Thông qua xét xử, tòa án nắm được nhiều thông tin liên quan

đến các bên tranh chấp nên cũng cần có kiến nghị, có giám sát theo
dõi việc thi hành án để nhằm tránh những hậu quả, hệ lụy không
mong muốn xãy ra làm phát sinh thêm những mâu thuẫn khác trong
xã hội cho nên nên thông qua quy định này để tăng thêm quyền và
nghĩa vụ cho tòa án, tăng vai trò của tòa án để thực hiện tốt hơn chức
năng của mình.
3.2.4. Các giải pháp đặc thù áp dụng cho Tòa án nhân dân
Thành phố Hồ Chí Minh trong phòng ngừa tình hình tội phạm
Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh cần phải bổ sung
thêm thẩm phán đủ để không phải bị áp lực giải quyết về số lượng để
có thời gian đầu tư cho chất lượng; bổ sung (hoặc có kế hoạch đào
tạo, bồi dưỡng) thẩm phán giàu kinh nghiệm và trình độ hiểu biết sâu
rộng về nhiều lĩnh vực, thẩm phán có trình độ ngoại ngữ để đáp ứng
giải quyết các loại án phức tạp – các án hình sự với nhiều thủ đoạn
tinh vi, các vụ án sử dụng công nghệ cao có tính toàn cầu, các vụ án
21


có tính chất xuyên quốc gia, hoặc liên quan đến nhiều lĩnh vực, các
loại án trong các lĩnh vực kinh doanh thương mại, ngân hàng tài
chính, các loại án có yếu tố nước ngoài, có người nước ngoài tham
gia tố tụng.
Tiểu kết chương 3
Trước thực trạng tình hình tội phạm đang diễn ra hết sức phức
tạp và gia tăng nhanh chóng về số lượng, quy mô cũng như thủ đoạn,
ngành tòa án – với tư cách là cơ quan quan trọng trong phòng ngừa
tình hình tội phạm phải luôn đề cao vai trò trách nhiệm và có những
sự thay đổi nhằm giải quyết kịp thời, hiệu quả các mầm mống cũng
như các hiện tượng vi phạm pháp luật hoặc đe dọa đến tình hình an
ninh trật tự của xã hội. Trên tinh thần đó, bản thân với tư cách là

người công tác trong ngành tòa án rất lo lắng trước thực trạng tình
hình tội phạm của đất nước và có những trăn trở nhất định về hiệu
quả hoạt động của tòa án trong việc phòng ngừa tội phạm. Với kiến
thức và kinh nghiệm của bản thân, qua nghiên cứu và trao đổi đã có
một số ý kiến đóng góp nhỏ nhằm giúp cho ngành tòa án nhận biết
thêm những hạn chế bất cập và có những giải pháp cụ thể nâng cao
vai trò của tòa án trong công tác phòng ngừa tình hình tội phạm được
xứng đáng hơn nữa với vị thế của mình.

22


KẾT LUẬN
Công tác phòng ngừa tình hình tội phạm là một trong những
nội dung quan trọng trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ của ngành
tòa án ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. Thực hiện các quy phạm
pháp luật về phòng ngừa tình hình tội phạm là một chính sách quan
trọng của nhà nước ta. Thực tiễn ban hành và thực thi pháp luật về
phòng ngừa tình hình tội phạm của ngành tòa án nhân dân nói chung
và TAND thành phố Hồ Chí Minh nói riêng đã đạt được nhiều kết
quả, điều đó đã góp phần hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật về đấu
tranh phòng ngừa tình hình tội phạm trong xã hội khi mà nước ta
đang trong trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Bên cạnh
những ưu điểm nổi bật, thì việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của
ngành tòa án nhân dân về cơ bản vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, thiếu
sót. Công tác tổ chức thực hiện còn vướng mắc đã làm cho thực tiễn
về công tác phòng ngừa tình hình tội phạm chưa đáp ứng với yêu cầu
hiện nay cũng như được vận dụng và phát huy hết khả năng vốn có.
Ngoài ra, thông qua việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của
ngành tòa án về cơ bản đã đạt được nhiều kết quả tốt, cần tiếp tục

phát huy. Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm, vẫn còn tồn tại những
khó khăn và hạn chế xuất phát từ việc thực hiện chức năng nhiệm vụ
của ngành tòa án nói chung và trong công tác phòng ngừa tình hình
tội phạm nói riêng còn nhiều bất cập: Công tác chỉ đạo và hướng dẫn
thực hiện pháp luật còn nhiều thiếu sót, việc tuyên truyền, giáo dục
người phạm tội còn nhiều hạn chế, công tác kiểm tra, giám sát, cũng
như phối hợp của ngành TAND đối với các cơ quan liên quan còn
chưa đạt hiệu quả cao…từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động
phòng ngừa tình hình tội phạm. Để khắc phục được những hạn chế
này, luận văn đã đưa ra được một số giải pháp bên cạnh việc hoàn
23


×