Tải bản đầy đủ (.pdf) (149 trang)

Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng tại huyện KonPlong, tỉnh Kon Tum

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 149 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

ĐẶNG THANH NAM

ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG
TẠI HUYỆN KONPLÔNG TỈNH KON TUM

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Đà Nẵng - Năm 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

ĐẶNG THANH NAM

ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG
TẠI HUYỆN KONPLÔNG TỈNH KON TUM

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60.34.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Người hướng dẫn khoa học: TS. Đoàn Gia Dũng

Đà Nẵng - Năm 2013




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả

Đặng Thanh Nam


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU

1

1. Lý do chọn đề tài

1

2. Mục đích nghiên cứu

2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2

4. Phương pháp nghiên cứu


3

5. Ý nghĩa khoa học của đề tài

3

6. Kết cấu của luận văn

4

CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ DU LỊCH,
DU LỊCH CỘNG ĐỒNG VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG 5
1.1. MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ DU LỊCH

5

1.1.1. Khái niệm du lịch và sản phẩm du lịch

5

1.1.2. Tài nguyên du lịch và các loại hình du lịch

7

1.2. DU LỊCH CỘNG ĐỒNG VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG 10
1.2.1. Cộng đồng địa phương

10

1.2.2. Du lịch cộng đồng


12

1.2.3. Vai trò và đặc điểm của loại hình du lịch cộng đồng

16

1.2.4. Các điều kiện và nguyên tắc phát triển du lịch cộng đồng

19

1.2.5. Các bên tham gia phát triển du lịch cộng đồng

27

1.3. LỢI ÍCH VÀ CÁC XU HƯỚNG CỦA SỰ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
CỘNG ĐỒNG

30

1.3.1. Lợi ích của sự phát triển du lịch cộng đồng

30

1.3.2. Xu hướng phát triển du lịch cộng đồng

31

1.3.3. Phát triển du lịch bền vững


32

1.4. MỘT SỐ MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG Ở VIỆT
NAM HIỆN NAY

34


1.4.1. Mô hình du lịch cộng đồng tại bản Lác, Mai Châu tỉnh Hòa
Bình

35

1.4.2. Mô hình du lịch cộng đồng tỉnh Cao Bằng

36

1.4.3. Mô hình du lich cộng đồng tại thôn Bản Lạn, tỉnh Hà Giang

39

CHƯƠNG 2. ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH
CỘNG ĐỒNG Ở HUYỆN KONPLONG, TỈNH KON TUM

42

2.1. TỔNG QUAN VỀ HUYỆN KONPLONG

42


2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của huyện KonPlông

42

2.1.2. Các điều kiện kinh tế - xã hội huyện KonPlông

43

2.1.3. Đặc điểm dân số, dân cư huyện KonPlong

46

2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
KONPLONG

47

2.2.1. Tình hình phát triển du lịch KonPlong

47

2.2.2. Hiệu suất sử dụng các cơ sở vật chất cho du lịch

49

2.2.3. Doanh thu ngành du lịch huyện KonPlong

51

2.2.4. Doanh thu các thành phần kinh doanh du lịch ở huyện


52

2.2.5. Công tác xúc tiến, quảng bá liên kết phát triển du lịch

54

2.2.6. Hoạt động kinh doanh lữ hành và hướng dẫn du lịch

55

2.2.7. Tổ chức không gian du lịch

57

2.2.8. Chính sách thu hút vốn đầu tư phát triển du lịch

57

2.3. ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG
TẠI HUYỆN KONPLONG, TỈNH KON TUM

64

2.3.1. Vị trí du lịch Măng đen, huyện KonPlong

64

2.3.2. Đánh giá tiềm năng tài nguyên tự nhiên


66

2.3.3. Đánh giá tiềm năng về tài nguyên nhân văn và đặc trưng văn
hóa ở KonPlong phát triển du lịch cộng đồng
2.3.4. Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật

71
82


2.3.5. Các loại hình du lịch ở huyện KonPlong

88

2.4. NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐẶC RA CHO SỰ PHÁT
TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG Ở HUYỆN KONPLONG

92

2.4.1. Những cơ hội

92

2.4.2. Những thách thức

94

CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI HUYỆN KONPLONG


96

3.1. DỰ BÁO TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRONG NƯỚC VÀ
TRÊN THẾ GIỚI

96

3.1.1.Tình hình du lịch thế giới

96

3.1.2. Tình hình du lịch trong nước và tỉnh Kon Tum

96

3.2. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG 97
3.2.1. Quan điểm

97

3.2.2. Mục tiêu phát triển du lịch cộng đồng

99

3.3. TỔ CHỨC KHÔNG GIAN DU LỊCH VÀ DU LỊCH CỘNG ĐỒNG
TẠI KONPLONG

101

3.3.1. Định hướng phát triển du lịch cộng đồng


101

3.3.2. Tổ chức không gian du lịch lịch cộng đồng ở KonPlong

103

3.3.3. Xây dựng các tuyến (tour) du lịch ở KonPlong

105

3.4. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG KON TU
RĂNG, XÃ MĂNG CÀNH, HUYỆN KONPLONG

107

3.4.1. Sự cần thiết phải đầu tư xây dựng du lịch cộng đồng tại làng văn
hóa KonTu Rằng, xã Măng Cành

107

3.4.2. Vị trí và các điều kiện phát triển du lịch cộng đồng tại làng văn
hóa KonTu Rằng xã Măng Cành, Kon Plông

107

3.4.3. Những thuận lợi và khó khăn phát triển du lịch tại làng văn hóa
KonTu rằng, xã Măng cành, huyện KonPlong

110



3.5. CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI
HUYỆN KONPLONG

111

3.5.1. Giải pháp đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ
thuật du lịch ở địa phương

111

3.5.2. Giải pháp về phát triển du lịch có sự tham gia của cộng đồng cư
dân địa phương

112

3.5.3. Giải pháp đào tạo và nâng cao nhận thức của người quản lý du
lịch, người dân địa phương
3.5.4. Giải pháp bảo vệ và tôn tạo nguồn tài nguyên du lịch

114
116

3.5.5. Hoàn thiện công tác quản lý và nâng cao chất lượng cơ sở lưu
trú, nhà hàng để phát triển du lịch cộng đồng bền vững

119

3.5.6. Giải pháp quảng bá du lịch cộng đồng KonPlong


122

3.5.7. Hoàn thiện hệ thống chính sách phát triển du lịch KonPlong

124

3.6. KIẾN NGHỊ VỚI CHÍNH PHỦ, BỘ NGÀNH TW VÀ TỈNH KON
TUM

128

KẾT LUẬN

131

TÀI LIỆU THAM KHẢO

134

QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
APEC

Diển đàn hợp tác Á - Âu

ASEM


Diển đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương

CHDCND

Cộng hòa dân chủ nhân dân

CNTT

Công nghệ thông tin

DTQH

Diện tích quy hoạch

DLCĐ

Du lịch cộng đồng

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

KT-XH

Kinh tế - xã hội

NQ/TU

Nghị quyết/tỉnh ủy


STT

Số thứ tự

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

UBND

Ủy ban nhân dân

UNWTO

Tổ chức du lịch Thế giới

USD

Đồng tiền của Mỹ

WTO

Tổ chức thương mại Thế giới


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng


bảng
1.1
2.1
2.2
2.3
2.4

Các loại hình du lịch cộng đồng

Trang
15

Tình hình khách du lịch đến Măng đen năm (20072010)

48

Hiện trạng cở sở lưu trú và công suất khai thác năm
(2005-2010)

51

Doanh thu ngành du lịch huyện KonPlong (20072010)

53

Các dự án thu hút đầu tư phát triển ngành du lịch
KonPlông

63


2.5

Tổng hợp các yếu tố khí hậu thời tiết tại KonpLông

70

2.6

Danh mục các dự án kêu gọi đầu tư tại huyện KonPlông

86


DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu

Tên hình

hình

Trang

2.1

Thác Pa Sỹ - Konplông

88

2.2


Thác nước Măng cành

88

2.3

Tượng Đức Mẹ - Măng Đen

89

2.4

Du khách giao lưu với dân địa phương

90

2.5

Nhà khách Măng đen – KonPlông

91

3.1

Định hướng không gian du lịch cộng đồng KonPlong

104

3.2


Các tuyến du lịch nối Măng đen - KonPlong với các
địa danh du lịch trong nước và tuyến du lịch "Con
đường di sản"; "Hành lang kinh tế Đông tây".

106


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm qua, ngành du lịch của huyện đã có những đóng góp
đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội, và đang khẳng định vị trí vai trò của
mình vào thu nhập GDP của huyện. Bên cạnh đó, hiện nay du lịch là loại hình
dịch vụ, ngành công nghiệp không khói, đang được địa phương quan tâm, đầu
tư xây dựng và phát triển nhiều loại hình du lịch, việc lựa chọn phương hướng
phát triển du lịch phù hợp với tiềm năng về tài nguyên du lịch phong phú, tạo
ra các sản phẩm du lịch có khả năng cạnh tranh để có thể thu hút khách du
lịch là hết sức cần thiết và cấp bách. Trong đó, loại hình du lịch cộng đồng một loại hình du lịch hấp dẫn du khách, thị trường du lịch mới lạ, những sản
phẩm văn hoá, du lịch còn nguyên sơ, đó là một thế mạnh của ngành du lịch
Kon Tum nói chung và du lịch KonPlong nói riêng có khả năng tạo ra loại
hình du lịch cộng đồng thu hút khách du lịch trong nước và nước ngoài. Du
lịch cộng đồng được du khách nước ngoài rất quan tâm vì họ thích đi du lịch
tới những bản, làng xa xôi, nơi có đồng bào các dân tộc sinh sống, cảnh quan
ở đây còn hoang sơ, những phong tục tập quán, văn hóa truyền thống, các
làng nghề thủ công của đồng bào còn được lưu truyền, chưa mai một trong
cuộc sống hiện đại.
KonPlong là một huyện phía Đông của tỉnh Kon Tum, với khu du lịch
sinh thái Măng Đen được ví như “Đà Lạt thứ 2 của Việt Nam”, nơi đây có

nhiều hồ như: hồ Toong Đăm, toong zơri, Toong pô..., nhiều thác như thác Pa
Sĩ, ĐăkKe, thác Lôba. Khí hậu mát mẻ quanh năm, có nhiệt độ bình quân 2122oC. Huyện KonPlong cũng là khu vực có tiềm năng đặc sắc về mặt thiên
nhiên và văn hoá, những bản làng mang đậm nét hoang sơ... Bên cạnh, việc
đầu tư phát triển khu du lịch sinh thái Măng Đen trở thành một khu du lịch
sinh thái tầm cỡ Quốc gia, thì việc phát triển du lịch cộng động là rất cần thiết


2

góp phần đa dạng các sản phẩm du lịch và tạo động lực phát triển nền kinh tế
- xã hội của huyện. Mặc khác, du lịch cộng đồng hiện nay đang là xu thế phát
triển của ngành du lịch trên thế giới.
Do vậy, việc nghiên cứu một cách khoa học và có hệ thống để đánh giá
tiềm năng du lịch cộng đồng và tìm ra những giải pháp phát triển du lịch cộng
đồng huyện KonPlong nhằm thúc đẩy sự phát triển ngành du lịch huyện, đồng
thời góp phần thúc đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện là
yêu cầu và nhiệm vụ cấp thiết. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, tác giả
chọn đề tài: "Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng tại huyện
KonPlong, tỉnh Kon Tum" để nghiên cứu là cần thiết, có ý nghĩa cả về lý
luận và thực tiễn.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận chung về du lịch, du lịch cộng đồng. Đề tài sẽ đi sâu
vào phân tích, đánh giá thực trạng về ngành du lịch nói chung và tiềm năng
phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện KonPlong. Đồng thời, nghiên
cứu, phân tích, tìm hiểu về các nguồn tài nguyên thiên nhiên, văn hóa, các di
tích lịch sử, các làng nghề truyền thống, danh lam thắng cảnh...để phát triển
du lịch cộng đồng và triển khai mô hình du lịch này tại huyện KonPlong, qua
đó đề xuất những giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tại điểm du lịch xã
KonTuRằng từ đó làm cơ sở nhân rộng mô hình du lịch cộng đồng cho toàn
huyện KonPlong theo định hướng phát triển bền vững, góp phần thúc đẩy sự

phát triển nền kinh tế và đưa ngành du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế
động lực của huyện.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch cộng
đồng tại huyện KonPlong.
- Phạm vi nghiên cứu:


3

+ Về không gian: Toàn bộ các hoạt động về du lịch và các điều kiện,
tiềm năng phát triển loại hình du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện
KonPlong.
+ Về thời gian: Đánh giá thực trạng phát triển ngành du lịch KonPlông
trong thời gian qua, trong đó có sử dụng tình hình và số liệu của giai đoạn
trước để phân tích, so sánh. Đánh giá những tiềm năng và định hướng phát
triển du lịch cộng đồng KonPlong giai đoạn 2011 - 2015. Đồng thời, đề xuất
một số giải pháp nhằm phát triển mô hình du lịch cộng đồng trên địa bàn
huyện.
4. Phương pháp nghiên cứu
Vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như sau:
- Phương pháp sưu tầm và nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp tổng hợp, phân tích số liệu, tài liệu
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế;
- Phương pháp điều tra xã hội học;
- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
- Phương pháp thống kê, so sánh, tính toán kinh tế
5. Ý nghĩa khoa học của đề tài
- Hệ thống một số lý luận cơ bản về mối quan hệ của cộng đồng trong
quá trình phát triển du lịch cộng đồng.

- Đánh giá thực trạng phát triển du lịch huyện KonPlong, định hướng
và xây dựng phát triển du lịch cộng đồng và những hạn chế tồn tại, tìm ra
được nguyên nhân của hạn chế để phát triển du lịch cộng đồng tại KonPlong.
Phân tích các điều kiện cần thiết và tiềm năng phát triện du lịch cộng đồng tại
KonPlong. Trên cơ sở đó, quảng bá, kêu gọi đầu tư quy hoạch phát triển du
lịch cộng đồng gắn với du lịch sinh thái Măng đen và các loại hình du lịch
khác, từ đó đề ra các giải pháp phát triển du lịch cộng động KonPlong trong


4

thời gian đến.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục,
luận văn gồm bốn chương như sau:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về du lịch, du lịch cộng đồng
và phát triển du lịch cộng đồng.
Chương 2: Thực trạng hoạt động và phát triển du lịch ở huyện
KonPlông, tỉnh Kon Tum
Chương 3: Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng tại huyện
KonPlông, tỉnh Kon Tum


5

CHƯƠNG 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ DU LỊCH, DU LỊCH
CỘNG ĐỒNG VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG
1.1. MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ DU LỊCH

1.1.1. Khái niệm du lịch và sản phẩm du lịch
a. Khái niệm du lịch
Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ kinh tế - kỹ thuật - văn hóa - xã
hội, phát sinh do sự tác động hỗ tương giữa du khách, đơn vị cung ứng dịch
vụ, chính quyền và dân cư bản địa trong quá trình khai thác các tài nguyên du
lịch, tổ chức kinh doanh phục vụ du khách. Nhìn từ góc độ kinh tế thì nhà
kinh tế học Kalfiostic cho rằng: "Du lịch là sự di chuyển tạm thời của các cá
nhân hay tập thể từ nơi ở đến nơi khác nhằm thoả mãn các nhu cầu tinh thần,
đạo đức do đó tạo nên các hoạt động kinh tế" [3, tr.9].
Theo Tổ chức du lịch thế giới (World Tourism Organization - WTO)
“Du lịch bao gồm những hoạt động của những người đi đến một nơi khác
ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình trong thời hạn không quá một năm
liên tục để vui chơi, vì công việc hay vì mục đích khác không liên quan đến
những hoạt động kiếm tiền ở nơi mà họ đến”.
Trong Luật Du lịch Việt Nam (2005), du lịch là các hoạt động có liên
quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình
nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một
khoảng thời gian nhất định.
b. Khái niệm sản phẩm du lịch và đặc điểm của sản phẩm du lịch
Sản phẩm du lịch gồm cả yếu tố hữu hình (là hàng hoá) và yếu tố vô
hình (là dịch vụ du lịch). Sản phẩm du lịch là các dịch vụ, hàng hóa cung cấp
cho du khách, được tạo nên bởi sự kết hợp của việc khai thác các yếu tố tự
nhiên, xã hội với việc sử dụng các nguồn lực: cơ sở vật chất kỹ thuật và lao


6

động tại một cơ sở, một vùng hay một quốc gia nào đó. Các loại sản phẩm du
lịch: sản phẩm du lịch chính, sản phẩm du lịch hình thức và sản phẩm du lịch
mở rộng [3, tr.31-33].… Như vậy, sản phẩm du lịch là một tổng thể các dịch

vụ tạo thành, các dịch vụ này đứng riêng không thể gọi là sản phẩm du lịch,
khi chúng kết hợp lại với nhau tạo thành một thể thống nhất, hoàn chỉnh, làm
thỏa mãn nhu cầu của du khách.
Sản phẩm du lịch có các đặc điểm như sau:
- Sản phẩm du lịch gắn với tài nguyên du lịch. Tài nguyên du lịch bao
gồm các yếu tố của tự nhiên và các hoạt động sáng tạo của con người. Tài
nguyên du lịch là một yếu tố quan trọng cùng với dịch vụ du lịch và hàng hóa
du lịch tạo ra sản phẩm du lịch. Cùng với quá trình phát triển của khoa học kỹ
thuật, tài nguyên du lịch cũng được khai thác, tôn tạo và tái tạo làm tăng giá
trị của sản phẩm du lịch. Đặc biệt thông qua công nghệ quảng bá, công nghệ
tổ chức làm cho sản phẩm du lịch tăng tính hấp dẫn.
- Sản phẩm du lịch bao giờ cũng là yếu tố quyết định điểm đến của
khách du lịch. Khách du lịch lựa chọn chuyến đi của mình phải trả lời câu hỏi:
đi đâu? Bao giờ? Và bao nhiêu (ngày)? Chính vì vậy, sản phẩm du lịch hấp
dẫn là yếu tố quan trọng nhất của thị trường du lịch, quyết định thành công
hay thất bại của hoạt động kinh doanh du lịch của ngành du lịch.
- Sản phẩm du lịch gắn liền giữa sản xuất và tiêu dùng, thường là
không dịch chuyển được. Vì vậy khách du lịch phải đến tại địa điểm có sản
phẩm du lịch để tiêu dùng các sản phẩm đó, thỏa mãn nhu cầu của mình. Đặc
điểm này làm cho sản phẩm du lịch gắn với khả năng không thay đổi được,
tính đồng nhất giữa thời gian sản xuất và thời gian tiêu dùng sản phẩm.
- Tính mau hỏng và không dự trữ được cũng là một đặc điểm của sản
phẩm du lịch. Như trên đã nói thời gian sản xuất và thời gian tiêu dùng trùng
nhau nên sản phẩm du lịch không như các sản phẩm bán hàng khác, quá trình


7

tạo ra sản phẩm du lịch cũng là quá trình tiêu dùng hết sản phẩm đó.
Sản phẩm du lịch quyết định hiệu quả kinh doanh du lịch. Thị trường

du lịch càng có nhiều sản phẩm đa dạng càng thu hút khách du lịch. Tuy
nhiên chu kỳ sống của sản phẩm du lịch cũng như các sản phẩm khác cũng
trải qua 4 giai đoạn: phát triển, tăng trưởng, bão hòa, suy thoái. Chất lượng
kinh doanh du lịch là kéo dài thời gian tăng trưởng, giảm thời gian suy thoái.
1.1.2. Tài nguyên du lịch và các loại hình du lịch
a. Tài nguyên du lịch tự nhiên
Tự nhiên là điều kiện cần thiết cho hoạt động du lịch, các hợp phần tự
nhiên đó là vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, thủy văn, thực động vật...góp phần
quan trọng phát triển du lịch cộng đồng [23].
+ Vị trí địa lý: Điều kiện về vị trí địa lý bao gồm những điểm du lịch
nằm trong khu vực phát triển du lịch, khoảng cách từ điểm du lịch đến các
nguồn gửi khách du lịch ngắn. Khoảng cách này có ý nghĩa quan trọng đối
với nước nhận khách du lịch. Nếu nước nhận khách du lịch ở xa điểm gửi
khách, điều đó ảnh hưởng đến khách trên ba khía cạnh chính. Thứ nhất, khách
du lịch phải chi thêm tiền cho việc đi lại vì khoảng cách xa. Thứ hai, khách du
lịch phải rút ngắn thời gian lưu lại ở nơi du lịch vì thời gian đi lại mất nhiều
thời gian. Thứ ba, du khách phải hao tốn quá nhiều sức khỏe cho đi lại.
+ Địa hình: Địa hình là một trong những yếu tố quan trọng góp phần
tạo nên phong cảnh và sự đa dạng của phong cảnh nơi đó. Đối với du lịch
địa hình càng đa dạng, tương phản và độc đáo càng có sức hấp dẫn du
khách. Trong các kiểu địa hình, kiểu địa hình karst (núi và hang động) và địa
hình bờ nước là những tài nguyên du lịch rất có giá trị. Ngành du lịch thế
giới đã đưa vào khai thác hàng ngàn hang động, thu hút khoảng 3% tổng số
du khách toàn cầu.
+ Khí hậu: Mỗi loại hình du lịch đòi hỏi những điều kiện khí hậu khác


8

nhau, tuy nhiên những nơi có khí hậu điều hòa thường được khách du lịch ưu

thích. Theo ý kiến thăm dò của du khách thường không đến những nơi có khí
hậu quá lạnh, quá ẩm và quá nóng, quá khô. Như vậy, khí hậu nơi du lịch phải
hài hòa về điều kiện nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, gió...điều đó có nghĩa là địa
điểm, vùng hoặc đất nước du lịch cần có mùa du lịch tương đối khô, nhiệt độ
trung bình của không khí vào ban ngày không cao lắm, ở mức cho phép để du
khách phơi được ngoài trời nắng, khách du lịch ưu chuộng những nơi có
nhiều ánh nắng mặt trời, và số ngày mưa tương đối ít vào thời điểm du lịch.
+ Thủy văn: Nước là một yếu tố không thể thiếu được để duy trì sự
sống của con người, Gương nước rộng lớn không những tạo ra một bầu không
khí trong lành mà còn tác dụng rất tốt đối với sức khỏe của con người. Ngoài
tác dụng để tắm ngâm thông thường, gương nước còn là một phương thuốc
khá hiệu nghiệm chữa trị các bệnh stress. Chính vì vậy, không ít nơi trên thế
giới mọc lên những khu du lịch nghĩ dưỡng ven hồ, ven biển, thu hút một số
lượng khá lớn du khách du lịch từ mọi miền đất nước. Trong tài nguyên nước,
các nguồn nước khoáng là tiền đề không thể thiếu được đối với việc phát triển
du lịch chữa bệnh. Tính chất chữa bệnh của các nguồn nước khoáng đã được
phát hiện từ thời Đế chế La Mã. Ngày nay nguồn nước khoáng đóng vai trò
quyết định cho sư phát triển du lịch chữa bệnh, những nước giàu nguồn nước
khoáng nỗi tiếng như: Nga, pháp, Italia...
+ Thế giới động, thực vật: Thế giới động vật đóng một vai trò quan
trọng trong sự phát triển của du lịch chủ yếu nhờ sự đa dạng và tính đặc hữu.
Con người thường phấn đấu để cuộc sống của mình ngày càng đầy đủ về tiện
nghi. Để đạt được mục đích ấy họ đã làm cho cuộc sống ngày càng xa rời
thiên nhiên. Trong khi đó, với tư cách là một thành tạo của thiên nhiên, con
người lại muốn quay trở về gần thiên nhiên. Do vậy bên cạnh loại hình du lịch
văn hóa, du lịch về với thiên nhiên đang trở thành một xu thế và nhu cầu phổ


9


biến. Như vậy, thế giới động thực vật hoang dã đang ngày càng hấp dẫn nhiều
du khách. Ví dụ du khách du lịch Châu âu thường thích đến nơi có rừng rậm
nhiệt đới, nhiều cây leo, cây to và cao...Bên cạnh đó, động vật cũng là một
trong những nhân tố có thể góp phần thu hút khách du lịch. Có loại động vật
là đối tượng cho săn bắn, du lịch nhưng có loại động vật là đối tượng để
nghiên cứu...
b. Tài nguyên du lịch nhân văn
Đó là những đối tượng, hiện tượng do con người tạo ra trong quá trình
phát triển. Tài nguyên du lịch nhân văn gồm truyền thống văn hoá, các yếu tố
văn hoá, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, di tích cách mạng, khảo cổ, kiến
trúc, các công trình lao động sang tạo của con người và các di sản văn hoá vật
thể, phi vật thể khác có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch.
Đặc điểm của tài nguyên du lịch nhân văn có tác dụng nhận thức nhiều
hơn là giải trí. Việc tìm hiểu diễn ra trong thời ngắn, do đó trong chuyến đi du
lịch có thể đi thăm quan nhiều đối tượng tài nguyên. Tài nguyên du lịch nhân
tạo thường tập trung ở các thành phố, ở các điểm quần cư nên không cần xây
dựng thêm cơ sở vật chất riêng và không có tính mùa vụ như tài nguyên du
lịch tự nhiên. Đối với tài nguyên du lịch nhân tạo, khách quan tâm là những
người có trình độ văn hoá cao, có mức sống cao và hiểu biết rộng. Sở thích
của người tìm đến tài nguyên du lịch nhân tạo phụ thuộc vào độ tuổi, trình độ
văn hoá, nghề nghiệp, thành phần dân tộc, thế giới quan, vốn trí thức của họ.
Các loại tài nguyên du lịch nhân văn bao gồm: (1) Các di tích lịch sử
văn hoá; (2) Các lễ hội; (3) Các nghề và làng nghề thủ công truyền thống; (4)
Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học; (5) Các đối tượng văn hoá thể thao
hay những hoạt động có tính sự kiện.
c. Các loại hình du lịch
Loại hình du lịch là một tập hợp các sản phẩm du lịch có những đặc


10


diểm giống nhau, hoặc vì chúng thỏa mãn những nhu cầu, động cơ du lịch
tương tự, hoặc được bán cho cùng một nhóm khách hàng, hoặc vì chúng có
cùng một cách phân phối, một cách tổ chức như nhau, hoặc được xếp chung
theo một mức giá bán nào đó [3, tr.71]. Hiện nay, có nhiều tiêu thức phân loại
các loại hình du lịch khác nhau như sau:
- Căn cứ phạm vi lãnh thổ của chuyến đi du lịch, thì du lịch được phân
thành du lịch quốc tế và du lịch nội địa.
+ Du lịch quốc tế là hình thức du lịch mà ở đó điểm xuất phát và điểm
đến của khách nằm ở lãnh thổ của các quốc gia khác nhau.
+ Du lịch nội địa là hình thức du lịch mà điểm xuất phát và điểm đến
của khách cùng nằm trong lãnh thổ của một quốc gia
- Căn cứa vào nhu cầu làm nảy sinh hoạt động du lịch, thì du lịch được
phân thành những loại hình du lịch sau: Du lịch chữa bệnh; Du lịch nghĩ
ngơi,giải trí; Du lịch thể thao; Du lịch văn hóa; Du lịch công cộng; Du lịch
thương gia; Du lịch thăm hỏi, du lịch quê hương; Du lịch quá cảnh.
- Căn cứ vào hình thức tổ chức, thì du lịch được phân thành các loại
sau: Du lịch theo đoàn; Du lịch cá nhân.
Ngoài ra, còn nhiều hình thức phân loại khác nhau như căn cứ vào
phương tiên giao thông ta có du lịch xe đạp, xe máy... Căn cứ vào phương tiện
lưu trú ta có du lịch ở khách sạn, du lịch ở lều, trại... Căn cú vào địa hình, vị trí
địa lý ta có du lịch nghỉ núi, du lịch nghỉ biển, sông, hồ và du lịch đồng quê.
1.2. DU LỊCH CỘNG ĐỒNG VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG
1.2.1. Cộng đồng địa phương
a. Khái niệm cộng đồng
Cộng đồng địa phương được hiểu là một nhóm dân cư cùng sinh sống
trên trên một lãnh thổ nhất định qua nhiều thế hệ và có những đặc điểm chung
về sinh hoạt văn hóa truyền thống, sử dụng các nguồn tài nguyên và môi



11

trườing, cùng các mối quan hệ kinh tế xã hội, có sự gắn kết về huyết thống và
tình cảm, có sự chia sẻ về nguồn lợi và trách nhiệm cộng đồng.
Theo Tô Duy Hợp và cộng sự (2000) thì cộng đồng là một thực thể xã
hội có cơ cấu tổ chức (chặt chẽ hoặc không chặt chẽ), là một nhóm người
cùng chia sẻ và chịu ràng buộc bởi các đặc điểm và lợi ích chung được thiết
lập thông qua tương tác và trao đổi giữa các thành viên.
Theo Từ điển bách khoa Việt Nam, cộng đồng được hiểu là “một tập
đoàn người rộng lớn có những dấu hiệu, những đặc điểm xã hội nói chung về
thành phần giai cấp, về nghề nghiệp, về địa bàn cư trú. Cũng có những cộng
đồng xã hội bao gồm một dòng giống, một sắc tộc, một dân tộc”. Như vậy khi
nói đến cộng đồng xã hội bao gồm mang tính phổ quát nổi bật: Kinh tế, địa lý,
ngôn ngữ, văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo và lối sống.
Cộng đồng có các đặc điểm đó có thể là:
- Huyết thống. Ví dụ: Cộng đồng của các thành viên thuộc một họ tộc.
- Đặc điểm về kinh tế, xã hội. Ví dụ: Cộng đồng làng xã, khu dân cư .
- Môi trường, nhân văn. Ví dụ: Cộng đồng đồng bào dân tộc Vân Kiều
tại huyện Hướng Hóa, và các đặc điểm khác như tổ chức, vùng địa lý hoặc
các khía cạnh về tâm lý, vùng dự án, khu đô thị…
Cộng đồng địa phương tại các khu du lịch là đối tượng nghiên cứu và
tham gia hoạt động du lịch và bảo tồn có những đặc điểm:
- Những đặc điểm chung về hoạt động văn hóa truyền thống, có những
giá trị được tập thể coi là khuôn mẫu văn hóa sinh hoạt cộng đồng. Những tổ
chức quy ước xã hội, kiểu “Phép vua thua lệ làng”.
- Có quan hệ gắn kết về tình cảm, mang tính huyết thống, thân thiện,
giúp đỡ, chia sẻ.
- Có quyền lợi và trách nhiệm, có đặc điểm chung về sở hữu, sử dụng
và bảo vệ tài nguyên môi trường.



12

- Tính cộng đồng bền vững được khẳng định qua thời gian, chính thời
gian là yếu tố gắn kết các thành viên cộng đồng để cùng nhau tạo ra các giá trị
văn hóa đặc sắc cho cộng đồng.
b. Khái niệm về phát triển cộng đồng
Phát triển cộng đồng là quá trình tăng trưởng kinh tế cộng đồng cùng
với tiến bộ của cộng đồng theo hướng hoàn thiện các giá trị chân, thiện, mỹ.
Theo định nghĩa của Liên Hợp Quốc thì Phát triển cộng đồng là những
tiến trình, qua đó nỗ lực của người dân kết hợp với nỗ lực của chính quyền để
cải thiện các điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa của cộng đồng và giúp các
cộng đồng này hòa nhập và đóng góp vào tiến trình phát triển chung của quốc
gia [16].
1.2.2. Du lịch cộng đồng
a. Khái niệm du lịch cộng đồng
Du lịch cộng đồng được hình thành và phát triển mạnh mẽ tại các nước
Châu Phi, Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Úc những năm 80 – 90 của thế kỷ trước.
Sau đó lan rộng sang khu vực châu Á trong đó có các nước khu vực ASEAN
như Inđônêxia, Philippin, Thái Lan, Việt Nam …Hiện nay, tùy theo phương
pháp tiếp cận và nghiên cứu của các nhà khoa học mà có nhiều quan điểm
khác nhau về khái niệm du lịch cộng đồng.
Theo Nicole Hausle và Wollfgang Strasdas cho rằng “Du lịch cộng
đồng là một hình thái du lịch trong đó chủ yếu là người dân địa phương đứng
ra phát triển và quản lý. Lợi ích kinh tế có được từ du lịch sẽ đọng lại nền
kinh tế địa phương”. Quan niệm trên nhấn mạnh đến vai trò chính của người
dân địa phương trong vấn đề phát triển du lịch ngay trên địa bàn họ quản lý.
Theo quỹ bảo tồn thiên nhiên thế giới WNF: “Du lịch cộng đồng là loại
hình du lịch mà ở đó cộng đồng địa phương có sự khảo sát và tham gia chủ
yếu và sự phát triển và quản lý hoạt động du lịch và phần lớn lợi nhuận thu



13

được từ hoạt động du lịch cho cộng đồng” [Aigul, Shadanbekova, Maketing
Speacialist, Commuty – basedtonsism guidebook, 2004].
Năm 1997, Tổ chức du lịch Thái Lan “Responsible Ecological Social
tour” - một tổ chức du lịch chịu trách nhiệm về du lịch sinh thái – xã hội đã
đưa ra khái niệm: “Du lịch cộng đồng là phương thức tổ chức du lịch đề cao
sự bền vững về môi trường và văn hóa xã hội. Du lịch cộng đồng do cộng
đồng sở hữu quản lý tài nguyên các hoạt động du lịch. Vì sự phát triển của
cộng đồng và cho phép du khách nâng cao nhận thức cũng như học hỏi từ
cộng đồng về những giá trị văn hóa, cuộc sống đời thường của họ ”.
Tại Việt Nam, vấn đề phát triển du lịch cộng đồng lần đầu tiên được
đưa ra tại “Hội thảo chia sẻ bài học kinh nghiệm phát triển du lịch cộng đồng
Việt Nam – 2003”. Hội thảo đươc tổ chức tại Hà Nội, các chuyên gia trong và
ngoài nước đã thảo luận các vấn đề cơ bản về loại hình du lịch cộng đồng tại
việt Nam. Theo đó Viện nghiên cứu phát triển miền núi đã đưa ra khái niệm
về du lịch cộng đồng như sau: “Du lịch cộng đồng là nhằm bảo tồn tài nguyên
du lịch tại điểm đón khách. Vì sự phát triển du lịch bền vững dài hạn, du lịch
cộng đồng khuyến khích sự tham gia cộng đồng địa phương trong du lịch và
có cơ chế tạo các cơ hội cho cộng đồng. Du lịch cộng đồng là một quá trình
tương tác giữa cộng đồng và khách du lịch mà sự tham gia có ý nghĩa của cả
hai phía, mang lại lợi ích, bảo tồn cho cộng đồng địa phương.” Du lịch cộng
đồng là “phương thức tổ chức du lịch đề cao về môi trường, văn hóa xã hội.
Du lịch cộng đồng do cộng đồng sở hữu và quản lý, vì cộng đồng và cho phép
khách du lịch nâng cao nhận thức và học hỏi về cộng đồng, về cuộc sống đời
thường của họ”[Rest: Respondsible Ecological Social Tours, Thailand, 199].
Tiến sĩ – Kiến trúc sư Dương Đình Hiển – Viện Nghiên cứu phát triển
du lịch phân tích về du lịch cộng đồng: "Chúng ta phải hiểu ý nghĩa của du

lịch cộng đồng ở cả hai khía cạnh: Thứ nhất là khai thác được các giá trị văn


14

hoá bản địa. Thứ hai là tạo được công ăn việc làm, cải thiện thu nhập, nâng
cao được đời sống của cộng đồng và có ý nghĩa lớn trong xoá đói giảm nghèo.
Để thành công được điều này, chúng ta phải quan tâm đến lợi ích cộng đồng
đầu tiên, từ đó phát huy giá trị của văn hoá bản địa để phục vụ du khách".
Như vậy, du lịch cộng đồng là hoạt động tương hỗ giữa các đối tác liên
quan, nhằm mang lại lợi ích về kinh tế cho cộng đồng dân cư địa phương, bảo
vệ được môi trường và mang đến cho du khách kinh nghiệm mới góp phần
thực hiện mục tiêu phát triển KT-XH của địa phương có dự án. Du lịch cộng
đồng nhấn mạnh đến tính tự chủ, vai trò chủ thể tham gia hoạt động du lịch là
cộng đồng địa phương. Khái niệm du lịch cộng đồng không đồng nghĩa với
du lịch sinh thái. Du lịch cộng đồng nhấn mạnh đến chủ thể tham gia vào quy
hoạch quản lý, quyết định các vấn đề phát triển du lịch, bảo vệ, khai thác tài
nguyên và hưởng từ hoạt động du lịch là cộng đồng địa phương. Trong khi đó
du lịch sinh thái nhấn mạnh đến quản lý khai thác, bảo tồn tài nguyên có trách
nhiệm nhưng không rõ chủ sở hữu tài nguyên du lịch, cộng đồng địa phương
được tham gia vào các hoạt động du lịch nhưng không được trực tiếp quyết
định phát triển du lịch, tham gia một cách bị động, cộng đồng địa phương chỉ
được chia sẻ lợi ích từ hoạt động du lịch.
b. Khái niệm phát triển du lịch dựa vào cộng đồng
Theo Tiến sỹ Võ Quế cho rằng “Du lịch dựa vào cộng đồng là phương
thức phát triển du lịch trong đó cộng đồng dân cư tổ chức cung cấp các dịch
vụ để phát triển du lịch, đồng thời tham gia bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và
môi trường, đồng thời cộng đồng được hưởng quyền lợi về vật chất và tinh
thần từ phát triển du lịch và bảo tồn tự nhiên” [11].
Một số tên gọi thường dùng khi nói đến du lịch dựa vào cộng đồng: Du

lịch dựa vào cộng đồng (Community – based Tourism); Phát triển cộng đồng
dựa vào du lịch (Community – development in tourism); (Phát triển du lịch


15

sinh thái dựa vào cộng đồng (Community – Based Ecotourism); Phát triển du
lịch có sự tham gia của cộng đồng (Community – Participation in Tourism)
c. Các loại hình du lịch cộng đồng
Hiện nay, du lịch cộng đồng được xem như một công cụ hữu hiệu của
bảo tồn dựa vào cộng đồng và quản lý tài nguyên thiên nhiên dựa vào cộng
đồng. Tuy nhiên không phải lúc nào du lịch cộng đồng cũng là lựa chọn phù
hợp. Trong nhiều trường hợp, du lịch cộng đồng lại thích hợp hơn vì phạm vi
của du lịch cộng đồng hẹp hơn rất nhiều. Tuy có nhiều loại hình du lịch khác
nhau và các sản phẩm du lịch có những điểm khác nhau nhưng đối với sản
phẩm du lịch cộng đồng có những đặc điểm đó là gắn với du lịch đồng quê,
du khách trực tiếp thâm nhập các giá trị văn hoá bản địa và trải nghiệm cuộc
sống dân giã tại khu du lịch. Các sản phẩm du lịch cộng đồng tiêu biểu sau:
Bảng 1.1: Các loại hình du lịch cộng đồng
Loại hình du lịch

Các hình thức thể hiện

cộng đồng

- Đi bộ dã ngoại
- Chèo thuyền trên sông, thác ghềnh
Du lịch mạo hiểm

- Bơi lặn

- Leo Núi
- Xem động vật hoang dã
- Cùng ăn, cùng ở, sinh hoạt với dân cư địa phương

Du lịch làng, bản

- Tham quan làng bản bằng phương tiện thô sơ hoặc
đi bộ
- Tham quan đồn điền, trang trại, khu nuôi trồng

Du lịch sinh thái
nông nghiệp

- Tham quan canh tác cùng người dân như trồng
trọt, chăn nuôi, đánh bắt thuỷ hải sản .
- Tham gia các hoạt động ngoài trời tại khu vực
nông thôn.


×