B¸o c¸o tèt nghiÖp
PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ
1.Sự cần thiết của đề tài
ALưới là mảnh đất giàu truyền thống văn hóa - lịch sử, từng là nơi căn cứ địa
cách mạng của tỉnh (Thừa Thiên Huế) và cả nước trong hai cuộc kháng chiến chống
Pháp và đánh Mỹ, là nơi hội tụ những sắc màu văn hóa vật thể, văn hoá phi vật thể và
văn hoá ẩm thực của các dân tộc anh em Pakôh – Tà Ôih – Katuh – Pahy – Vân Kiều
đã tạo nên cho mảnh đất này những giá trị lịch sử văn hóa quý báu, đó là những di tích
lịch sử Cách mạng; là bảo tàng sống về kiến trúc, về lối sống, sinh hoạt của đồng bào
qua nhiều thế hệ; là các làng nghề truyền thống, các món ăn dân gian truyền thống và
nguồn văn hóa phi vật thể phong phú, đa dạng.
Hơn 20 năm cùng với sự nghiệp đổi mới và phát triển của đất nước, những
thành tựu về kinh tế nói chung và du lịch nói riêng, huyện ALưới đã khẳng định được
vai trò của văn hóa với những đóng góp tích cực của nó trên nền tảng của nguồn tài
nguyên văn hóa vốn có. Với những lợi thế về tài nguyên văn hóa phong phú, đa dạng,
có sức thu hút hấp dẫn đối với du khách. Tính chất độc đáo của một nền văn hóa kết
hợp với cảnh quan thiên nhiên làng bản, sông suối, núi rừng xanh tươi và các giá trị
văn hóa - nhân văn cũng như tính nhân ái hiếu khách, ứng xử có văn hóa của người
dân ALưới đã trở thành nguồn tài nguyên vô giá, hỗ trợ đắc lực cho sự phát triển kinh
tế, văn hóa, xã hội và đặc biệt là kinh tế du lịch ALưới sớm sẽ trở thành khu du lịch
nổi tiếng trong nước và quốc tế.
2.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu cuả đề tài
a. Mục đích
Xác định tiềm năng và đánh giá hiện trạng phát triển du lịch huyện A Lưới trên cơ sở
đó đề xuất các định hướng và giải pháp phát triển du lịch.
b. Nhiệm vụ
- Phân tích cơ sở lý luận phát triển du lịch.
- Phân tích tiềm năng để phát triển du lịch huyện.
- Phân tích hiện trạng để phát triển du lịch.
B¸o c¸o tèt nghiÖp
- Đề xuất định hướng và một số giải pháp nhằm phát triển du lịch.
- Đưa ra các kiến nghị nhằm phát triển du lịch huyện.
3.Tình hình nghiên cứu
Là một vùng đất giàu truyền thống cách mạng và với vốn văn hóa truyền thống
đa dạng phong phú, đã có nhiều công trình nghiên cứu về mảnh đất con người nơi đây,
nhất là các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số Alưới như
các công trình : “ Góp phần tìm hiểu văn hóa dân gian của dân tộc Tà Ôih ở A
lưới – Thừa Thiên Huế ” của đồng tác giả Trần Hoàng – , Nguyễn Thị Sửu; “ Vài
nét về đời sống văn hóa của người Pa Koh – Tà Ôih ” của tác giả Hồ Chư; “ Bảo
tồn và phát huy những giá trị văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số ở A Lưới
” của Lê Thị Mai Loan : “ Tiềm năng thế mạnh du lịch A Lưới ” của Lê Anh
Miêng Tuy nhiên những công trình nêu trên cũng mới chỉ dừng lại ở mức độ nghiên
cứu về văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số ở A Lưới chứ chưa có
công trình khoa học nào nghiên cứu, đi sâu phân tích vấn đề phát triển kinh tế nói
chung và du lịch nói riêng với tư cách là một công trình khoa học. Xuất phát từ tiềm
năng, hiện trạng và tầm quan trọng của việc phát triển du lịch huyện A Lưới, tôi đã
chọn đề tài: “ Nghiên cứu và đánh giá tiềm năng phát triển du lịch của huyện A
Lưới tỉnh Thừa Thiên Huế ” để nghiên cứu làm chuyên đề tốt nghiệp của mình.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
- Làm rõ quan điểm, vai trò của giá trị văn hoá truyền thống đối với hoạt động kinh tế
du lịch.
- Làm rõ thực trạng và việc phát huy vai trò động lực của văn hoá trong hoạt động
kinh tế du lịch ở ALưới.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu để phát huy tiềm năng thế mạnh trong hoạt động
kinh tế du lịch ở ALưới.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu: Để thực hiện đề tài này tôi đã tiến hành thu
thập các tài liệu liên quan từ sách, báo, tạp chí… từ các nguồn: thư viện, học liệu, các
cơ quan, quầy sách báo… sau đó tiến hành chọn lọc, phân tích, tổng hợp các tài liệu để
phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài.
B¸o c¸o tèt nghiÖp
- Phương pháp thực địa: trong quá trình làm đề tài tôi đã trực tiếp đến các điểm du lịch
tự nhiên và nhân văn tại địa bàn huyện A Lưới để chụp hình và khảo sát. Đồng thời,
tôi đã trực tiếp đến đến các ban nghành có liên quan để thu thập tài liệu.
- Phương pháp so sánh: So sánh đối chiếu những tài liệu, số liệu tham khảo so với thực
tế để đưa ra kết quả chính xác.
6. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung : Nghiên cứu đánh giá tiềm năng phát triển du lịch ở huyện Alưới.
- Phạm vi không gian : Huyện Alưới, Tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Phạm vi thời gian : Giai đoạn 2005- 2020.
PHẦN II : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
B¸o c¸o tèt nghiÖp
I.CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VẤN ĐỀ DU LỊCH VÀ DU LỊCH BỀN VỮNG
1.Khái niệm du lịch
Du lịch, bắt đầu từ hoạt động lữ hành chủ yếu là để trao đổi hàng hóa và sau đó
nhằm mục đích tôn giáo và mục đích tiêu khiển, đã hình thành từ trong xã hội cổ đại,
khi mà sự phân công lao động xã hội giữa các ngành nông nghiệp, chăn nuôi và thủ
công với những thương nghiệp diễn ra.
Sau một thời kỳ dài phát triển, bước vào thời kỳ cận đại, do tác động của cách
mạng công nghiệp, hoạt động lữ hành bắt đầu trở thành một ngành kinh tế, mà người
đặt dấu ấn đầu tiên là Thomas Cook - người Anh Quốc, không chỉ phục vụ cho giới
quí tộc, giai cấp tư sản mới mà còn cho nhiều người tự do khác.
Theo Pháp lệnh du lịch Việt Nam năm 1999, du lịch được hiểu là “Hoạt động
của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham
quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”.
Qua tiếp cận với những định nghĩa trên, có thể hiểu một cách khái quát: “Du
lịch là tổng thể những hoạt động với nhiều mối quan hệ phát sinh và tác động lẫn nhau
giữa du khách, nhà doanh nghiệp du lịch, chính quyền các cấp và cộng đồng dân cư
các địa phương trong quá trình khai thác tài nguyên du lịch, thu hút và lưu giữ du
khách từ nơi khác đến tham quan, tạm trú, vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng nhằm thỏa
mãn nhu cầu của họ, mặt khác, nhằm tạo ra hiệu quả kinh tế - xã hội cho đất nước, cho
địa phương”.
Hoạt động du lịch có phát triển hay không, tùy thuộc vào du khách có đến hay
không đến, đến một lần hoặc nhiều lần các địa điểm du lịch; tùy thuộc vào năng lực
kinh doanh, vào trách nhiệm bảo vệ tài nguyên du lịch, gắn bó với chính quyền và
cộng đồng dân cư các địa phương sở tại của các doanh nghiệp du lịch; tùy thuộc chính
quyền các cấp có nhận thức và làm tròn trách nhiệm của mình hay không, tác động
thuận lợi hay không thuận lợi đến du khách, đến ngành du lịch; tùy thuộc vào cộng
đồng dân cư địa phương trong mối quan hệ với du khách, với các doanh nghiệp du
lịch, trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ tài nguyên, môi
trường du lịch.
B¸o c¸o tèt nghiÖp
Theo tổ chức du lịch Thế giới (WTO): “Khách du lịch là chủ thể của du lịch, đó
là du khách lưu trú qua đêm và có thời gian du lịch tại nơi đến vượt quá 24 tiếng đồng
hồ; đó là những người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm
việc hoặc hành nghề để có thu nhập ở nơi đến. Khách du lịch, xét về không gian cư
trú, gồm có du khách quốc tế và du khách nội địa; xét về thời gian du hành thì chia ra
khách du lịch và khách tham quan”.
Theo luật du lịch Việt Nam: “Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi
du lịch trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến”.
Khách du lịch quốc tế: “Là người thăm viếng một số nước khác ngoài nước cư
trú của mình với bất kỳ lý do nào ngoài mục đích hành nghề để nhận thu nhập từ nước
được viếng thăm”.
Khách du lịch nội địa: “Là công dân của một nước hoặc người nước ngoài cư
trú trên một năm tại nước đó, đi ra khỏi nơi cư trú của mình đến các nơi khác trong
nước đó để du lịch”.
Theo luật du lịch Việt Nam: “Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam và người
nước ngoài cư trú tại Việt Nam đi du lịch trong lãnh thổ Việt Nam”.
Khách tham quan: Là du khách không lưu trú qua đêm và có thời gian du lịch
dưới 24 tiếng đồng hồ tại nơi đến.
2. Phát triển du lịch bền vững
“Là hoạt động khai thác có quản lý các giá trị tự nhiên và nhân văn nhằm thoả
mãn các nhu cầu đa dạng của khách du lịch, có quan tâm đến các lợi ích kinh tế dài
hạn trong khi vẫn đảm bảo sự đóng góp cho bảo tồn và tôn tạo các tài nguyên, duy trì
được sự toàn vẹn về văn hoá để phát triển hoạt động du lịch trong tương lai, cho công
tác bảo vệ môi trường và góp phần nâng cao mức sống của cộng đồng địa phương”
Tài nguyên du lịch: Là khách thể du lịch. Đây là yếu tố để hình thành các điểm
du lịch, khu du lịch. Tài nguyên du lịch bao gồm : cảnh quan thiên nhiên; tài nguyên
văn hóa vật thể và phi vật thể như các di tích kiến trúc, di chỉ khảo cổ, di tích cách
mạng, di tích lịch sử, văn học - nghệ thuật dân gian và hiện tại tài nguyên xã hội, là
những cộng đồng dân cư, có thể thuần chủng hoặc đa chủng, với những phong tục tập
quán biểu hiện trong sinh hoạt thường ngày sinh động.
B¸o c¸o tèt nghiÖp
Sản phẩm du lịch: Là sự kết hợp những dịch vụ và phương tiện vật chất như:
tên, cơ sở khai thác tiềm năng du lịch nhằm cung cấp cho du khách một khoảng thời
gian thú vị, một kinh nghiệm trọn vẹn và sự hài lòng.
Sản phẩm du lịch là những dịch vụ không mang hình thái vật thể độc lập, cụ
thể, ngay cả trong trường hợp nó có tính sản xuất vật chất; nó là sự hoạt động, sự phục
vụ của những người làm du lịch đáp ứng những nhu cầu rất riêng, rất đặc biệt của du
khách, chẳng hạn như một “tour” du lịch hấp dẫn, mang lại những hiểu biết mới lạ,
thích thú, cung cấp các dịch vụ vận chuyển, lưu trú, ăn uống, du ngoạn đầy đủ sảng
khoái; nó là thứ hàng hóa mà du khách phải bỏ ra một thời gian, một lượng tiền và vừa
sức lực nhất định để đổi lấy. Mặt khác do đặc điểm của sản phẩm du lịch là được tiêu
dùng cùng thời gian, tại cùng thời điểm sản xuất ra chúng, khách hàng không thể kiểm
tra trước được, và sự tiêu dùng đó có tính thời vụ do lượng cung tương đối ổn định,
nhưng lượng cầu thay đổi theo tác động khách quan và theo sở thích cũng như nhu cầu
của du khách. Vì thế, sản phẩm du lịch mang tính tổng thể của nhiều loại sản phẩm du
lịch với ba yếu tố cấu thành, đó là: tài nguyên du lịch được khai thác một cách đặc sắc,
có hiệu quả, không tùy tiện và phải được bảo vệ tốt; cơ sở vật chất của ngành du lịch
hoàn hảo và dịch vụ du lịch - hạt nhân của sản phẩm du lịch - có chất lượng cao.
Kinh doanh du lịch: Là việc thực hiện một số hoặc tất cả các công đoạn của
quá trình hoạt động du lịch hoặc thực hiện dịch vụ du lịch trên thị trường nhằm mục
đích sinh lợi. Kinh doanh du lịch bao gồm các ngành nghề như kinh doanh lữ hành,
kinh doanh cơ sở lưu trú, kinh doanh vận chuyển du khách và kinh doanh các dịch vụ
khác.
Tóm lại: Du lịch với tư cách là những hoạt động vật chất và tinh thần nhằm
đem lại cho con người sự thích thú, sảng khoái, thư giãn Trong cuộc sống đầy những
công việc bận rộn, những lo toan thường ngày, có thể nói là một nghệ thuật sáng tạo
và hiển nhiên là một kỹ nghệ phức tạp mà bản chất của nó là biến các tài nguyên du
lịch thành các sản phẩm du lịch, kích thích những người có thời gian rỗi, thu nhập khả
dĩ và có nhu cầu du lịch thành du khách.
3. Các tác động của hoạt động du lịch đến tài nguyên và môi trường
Như chúng ta đã biết rằng để phát triển du lịch thì điều kiện đầu tiên không thể
thiếu là tài nguyên thiên nhiên. Trong đó thì môi trường tự nhiên như môi trường
B¸o c¸o tèt nghiÖp
nước, không khí, đất đai đồi núi là yếu tố chính nhằm đem đến sự thoả mãn cho du
khách du lịch. Theo luật bảo vệ môi trường của nước ta công bố ngày10/1/1994: Môi
trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với
nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển
của con người và thiên nhiên. Khi du lịch ngày càng phát triển thì đồng nghĩa với tác
động không nhỏ đến môi trường tự nhiên như suy thoái đât đai, nguồn nước, cảnh
quan tự nhiên sẽ bị phá vỡ, dần dần thì vẻ đẹp tự nhiên của nó sẽ không còn nữa và
thay vào đó là các hệ thống xử lý rác thải mà thôi. Theo Hội đồng Thế giới về Môi
trường và phát triển thì "Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng nhu cầu hiện tại
mà không làm tổn hại khả năng của các thế hệ tương lai trong đáp ứng các nhu cầu của
họ". Sự phát triển của một quốc gia phải được đảm bảo một cách thống nhất và đồng
thời trên 3 mặt: kinh tế, xã hội và môi trường.
II. CÁC LOẠI HÌNH DU LỊCH CÓ TIỀM NĂNG THU HÚT KHÁCH DU
LỊCH
Xã hội ngày càng phát triển, thời gian lao động ngày càng giảm, nhu cầu con
người ngày càng tăng thì du lịch ngày càng phát triển nhiều loại hình phong phú, đa
dạng. Trong điều kiện khoa học thì mọi sự phân biệt chỉ là tương đối, tuy nhiên do sở
thích riêng của du khách lại khác nhau, nên có thể kể ra một số loại hình hiện đại như
sau :
Du lịch thiên nhiên: Xu thế của thế giới hiện đại, đặc biệt là ở các quốc gia
công nghiệp hóa cao, con người thích quay về với thiên nhiên hoang dã. Tìm đến với
biển, rừng núi, thác, suối, sông hồ đắm mình trong thiên nhiên trong lành, con người
tận hưởng được sự thư giãn tuyệt vời.
Du lịch văn hóa: Đây là loại hình đang phát triển rất mạnh trong xu thế giao
lưu văn hóa toàn cầu gắn với việc bảo tồn và phát huy các nền văn hóa khác nhau của
các dân tộc trên thế giới. Du lịch văn hóa có nhiều loại hình, trong đó phát huy các di
sản văn hóa luôn thu hút một lượng khách rất lớn. Các loại hình liên hoan, lễ hội văn
hóa độc đáo của các dân tộc đặc biệt hấp dẫn với du khách. Du lịch tôn giáo cũng là
một loại hình du lịch văn hóa đáng kể.
Du lịch giải trí: Du lịch giải trí trên thế giới ngày nay phát triển rất thịnh
vượng, nổi bật nhất là các công viên giải trí mà các quốc gia đều chú ý xây dựng.
B¸o c¸o tèt nghiÖp
Công viên giải trí là nơi không có lưu trú và thường đóng cửa vào mùa khí hậu không
thuận lợi, còn làng giải trí thường gắn với các kỳ lưu trú nghỉ ngơi cuối tuần, kỳ nghỉ
ngắn có vui chơi giải trí.
Du lịch sinh thái: Ở các đô thị, mật độ dân số thường rất cao. Khi môi trường
đô thị, môi trường các khu công nghiệp bị ô nhiễm thì dân cư sinh sống và làm việc ở
đó có xu hướng muốn thay đổi không khí bằng cách tìm đến những nơi có môi trường
trong lành, xanh sạch của tự nhiên phóng khoáng, của đồng quê thơ mộng hoặc của
các lâm viên, vườn quốc gia, công viên nhân tạo thoáng rộng và thường xanh. Trong
du lịch xanh có loại hình du lịch nghỉ dưỡng sử dụng các liệu pháp biển, xây dựng các
khu du lịch gắn với thiên nhiên sẵn có hoặc mô phỏng tự nhiên tạo ra những sinh cảnh
núi non, sông hồ, cây cỏ, chim muông thú cùng các loại động vật nước phù hợp để thu
hút du khách là kinh nghiệm quý của thế giới và hướng phát triển mạnh của du lịch
Việt Nam. Theo Hiệp hội Du lịch sinh thái (Ecotourism Spciety): Du lịch sinh thái là
du lịch có trách nhiệm với các khu thiên nhiên nơi môi trường được bảo tồn và lợi ích
của nhân dân được bảo đảm
Du lịch cộng đồng: Là hình thức du lịch mà ở đó cộng đồng là người tổ chức,
quản lý hoạt động du lịch và cung cấp các dịch vụ, sản phẩm du lịch mang bản sắc đặc
thù địa phương.
Du lịch công việc: Du lịch công việc bao gồm các hoạt động của những người
tìm kiếm cơ hội kinh doanh, tham gia hội chợ, triển lãm, hội nghị, hội thảo, đi công
vụ, thăm viếng người thân Đây là một loại hình du lịch nước ta rất cần đầu tư phát
triển.
CHƯƠNG II : TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN
ALƯỚI
I. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN A
LƯỚI
1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên
B¸o c¸o tèt nghiÖp
A Lưới là huyện biên giới với Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào của tỉnh Thừa
Thiên Huế. Với gần 70km chiều dài biên giới quốc gia nên huyện A Lưới được coi là
địa bàn trọng yếu về công tác biên phòng của tỉnh. A Lưới có diện tích tự nhiên trên
123.273 km
2
, dân số trên 42 ngàn người (2008), có 20 xã và một thị trấn. A Lưới từng
là một trong những vùng đất nổi tiếng của chiến trường Trị - Thiên trong hai cuộc
kháng chiến trường kỳ chống Pháp và đánh Mỹ. Mảnh đất và con người nơi đây đã ghi
nên bao chiến công oanh liệt với nhiều tên đất, tên người đã đi vào lịch sử như những
biểu tượng sáng chói của chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Cách Thành phố Huế 75km
về phía Tây – ALưới là một trong hai huyện miền núi vùng cao của tỉnh Thừa Thiên
Huế. Phía Bắc giáp với huyện Đăk Rông tỉnh Quảng Trị, phía Nam giáp với huyện
Tây Giang tỉnh Quảng Nam, phía Đông giáp với các huyện Phong Điền – Hương Trà –
Nam Đông của tỉnh Thừa Thiên Huế, phía Tây giáp với 85km đường biên giới nước
bạn Lào, có đường Hồ Chí Minh xuyên suốt Bắc - Nam. Là huyện có vị trí chiến lược
quan trọng về Quốc phòng – An ninh.
Ở A Lưới, địa hình chủ yếu là rừng, núi xen lẫn những dải thung lũng có hệ
thống sông suối khá dày đặc. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và đánh Mỹ,
nhiều nhánh sông bắt nguồn từ ALưới đã trở thành hệ thống giao thông liên lạc vận
chuyển lương thực, vũ khí và lực lượng mang tính chiến lược của quân và dân ta.
Ngày nay trong sự nghiệp phát triển kinh tế - văn hoá xã hội, hệ thống sông suối nơi
đây có nhiều tiềm năng để phát triển mạng lưới thuỷ lợi phục vụ nông nghiệp, cung
cấp nước sạch cho sinh hoạt, xây dựng thuỷ điện, kết hợp xây dựng hệ thống tham
quan du lịch sinh thái.
Với độ cao trung bình là 700m so với mặt nước biển lại nằm trong vành đai khí hậu
nhiệt đới gió mùa nên khí hậu ở ALưới khá mát mẻ và trong lành, tiềm năng kinh tế
lớn như tài nguyên đất, tài nguyên rừng (động thực vật, rừng nguyên sinh, rừng tái
sinh… rừng còn có nhiều loại cây thuốc quý để chữa bệnh như: sâm, kỳ nam, trầm, hà
thủ ô, cây bảy lá, sơn thục, thiên niên kiện ; nhiều nguồn nguyên liệu phục vụ cho
nghê thủ công đan lát, nhất là nghề dệt Zèng nổi tiếng của dân tộc Tà Ôih), tài nguyên
nước (nước nóng, nước ngọt, sông, suối ), tài nguyên khoáng sản (mỏ đá, mỏ cao
lanh, mỏ vàng, cát sạn ).
B¸o c¸o tèt nghiÖp
Trải dọc theo chiều Bắc – Nam của huyện từ xã Hồng Thuỷ vào đến xã AĐớt,
ARoàng là thung lũng tương đối bằng phẳng theo hình lòng chảo đẹp dài đến hàng
trăm km. Đây cũng là nơi có con đường mòn Hồ Chí Minh đi qua trở thành trục đường
mang tính chiến lược quốc gia. Ngoài ra dọc theo trục quốc lộ 49B theo hướng Đông –
Tây xen kẽ với núi đồi là hệ thống sông, suối, thung lũng khá dày đặc hứa hẹn nhiều
triển vọng trong xây dựng và thực hiện các chính sách phát triển kinh tế - xã hội của
huyện nhà. Đó là sự ưu đãi của thiên nhiên về địa lý, địa hình, cho huyện A Lưới.
Trải qua thời gian dài với những biến đổi thăng trầm của lịch sử, dân số toàn
huyện hiện nay có 43.000khẩu/9.555 hộ với tổng diện tích đất là 122.901,80ha. Hiện
có 6 dân tộc anh em cùng sinh sống trên địa bàn (Katuh, Pa kôh, Tà Ôih, Vân kiều, Pa
Hy và Kinh).
2. Về kinh tế - xã hội
Là một huyện vùng cao của tỉnh Thừa Thiên Huế, nhiều năm qua, nhờ sự quan
tâm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và sự nỗ lực phấn đấu của cán bộ và nhân dân trong
toàn huyện nên nền kinh tế - xã hội của ALưới đã có nhiều bước tiến đáng kể. Kinh tế
phát triển ổn định, thu nhập bình quân đầu người đạt 7.3 triệu đồng/năm. Cơ cấu kinh
tế cơ bản hợp lý, vị thế số một vẫn là Nông nghiệp (chủ yếu là thâm canh lúa nước)
tiếp đến là Công nghiệp và Dịch vụ. Với địa hình và thổ nhưỡng của vùng cao nguyên,
ALưới đã xác định cây trồng chính là rừng kinh tế (745,3ha) cùng với việc thử nghiệm
trồng cây công nghiệp Cà phê (691ha) và cao su tiểu điền (758,68ha). Hiệu quả kinh tế
từ các loại cây trồng đó mang lại rất khả thi. Phần lớn nhà cửa của nhân dân được xây
dựng theo hướng kiên cố hóa, đời sống của nhân dân ngày được nâng lên.
Bảng 1: Tổng giá trị sản xuất một số ngành kinh tế huyện A Lưới
ĐVT: Triệu đồng
Ngành kinh tế 2005 2006 2007 2008
Nông- Lâm- Thủy sản 52.658 61.114 58.905 59.592
Công nghiệp- Xây dựng-
Giao thông vận tải
39.736 44.920 56.945 62.715
Dịch vụ 3.597 3.815 5.788 6.830
B¸o c¸o tèt nghiÖp
Tổng cộng 95.991 109.849 121.638 129.137
( Nguồn: Phòng thống kê huyện A Lưới cung cấp)
Các lĩnh vực văn hoá – xã hội, nhất là giáo dục, y tế có bước tiến bộ. Chất
lượng giáo dục (kể cả dạy, học và quản lý) ngày càng được khẳng định, toàn huyện đã
phổ cập ở 3 cấp học (tiểu học, THCS, THPT); tỷ lệ thi tốt nghiệp và học sinh thi đỗ
vào các Trường Cao Đẳng, Đại Học trên cả nước ngày càng tăng (THCS đạt 90,8%,
THPT đạt 48,08%, THBT đạt 10,76%) trong đó con em đồng bào dân tộc thiểu số
chiếm tỷ lệ 2/3). Chất lượng y tế (kể cả sơ sở vật chất và công tác điều trị chăm sóc
sức khoẻ nhân dân) đạt những kết quả đáng khích lệ, đặc biệt tỷ lệ suy dinh dưỡng ở
trẻ em giảm mạnh (từ 48% xuống còn 53,5%), chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, khám chữa
bệnh miễn phí cho người nghèo đảm bảo kịp thời.
Vấn đề hưởng thụ văn hoá, thông tin liên lạc và giao thông được thể hiện rõ.
Hoạt động văn hoá, thông tin, thể dục thể thao, truyền thanh - truyền hình thường
xuyên được chú trọng và nâng cao. Các thiết chế văn hoá ngày càng được hoàn thiện,
đến nay đã xây dựng được 131 nhà sinh hoạt cộng đồng, 15 nhà Rông của dân tộc Tà
Ôih, 3 nhà Gươl của dân tộc Ka Tuh và 1 nhà Moong của dân tộc Pa Kôh, 20 điểm
bưu điện văn hoá xã, thư viện huyện, thư viện Trường học hoạt động có hiệu quả; đã
xây dựng được 11 sân Bóng đá tập trung cho 10 xã biên giới và Thị trấn. Công tác văn
hoá – văn nghệ - thể dục – thể thao từ huyện đến cơ sở đã có nhiều tiến bộ. Công tác
bảo tồn nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc được quan tâm (các Lễ hội Ariêu
– Ada, Ariêu ping, dân ca, dân vũ, dân nhạc, văn hoá ẩm thực…). Phong trào
“TDĐKXDĐSVH“ được triển khai sâu rộng và được nhân dân đồng tình hưởng ứng
tích cực. Đã giải quyết chấm dứt cuộc sống du canh – du cư, xoá nhà tạm, tranh tre
nứa lá. Đã thực hiện tốt công tác tiếp thu phát sóng các chương trình của TW cũng như
địa phương (đài THVN, đài TNVN, đài TRT, đài HTV, đài HTV9 với gần 16.000 giờ,
sản xuất hơn 212 chương trình, trong đó 100 lượt chương trình bằng tiếng dân tộc
thiểu số). Hệ thống điện lưới, nước sạch và vệ sinh môi trường đang dần dần đươc phủ
kín (tỷ lệ hộ dùng điện lưới 98,5%, hộ dùng nước hợp vệ sinh 85%). Tỷ lệ tăng dân số
có chiều hướng giảm tích cực. Các chính sách xã hội được quan tâm đúng mức. Công
tác Quốc phòng – An ninh ngày càng lớn mạnh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững,
chính trị ổn định.
B¸o c¸o tèt nghiÖp
3. Đặc điểm văn hóa A Lưới
Chúng ta đều biết rằng văn hoá là diện mạo tinh thần của một dân tộc. Các giá
trị văn hoá của đồng bào các dân tộc ở A Lưới đã làm nên bản sắc văn hoá riêng có
của huyện vùng cao này.
Trước hết phải khẳng định rằng thiên nhiên đã ưu đãi cho huyện ALưới có được một
môi trường sinh thái rất thuận lợi đó là: địa lý tự nhiên, khí hậu mát mẻ, ôn hoà và
trong lành, núi rừng điệp trùng với nhiều loại gỗ quý và nhiều chủng loại cây lâm sản
khác; động vật rừng đa dạng, đặc biệt tại khu vực xã A Roàng có rừng nguyên sinh
rộng 3.000 ha với nhiều loại động vật quý hiếm như: Sao la, chồn hương Ngoài ra
nơi đây còn có những ngọn thác đẹp, dễ tiếp cận và khai thác như thác Anôr, thác
Pông chất và các nguồn suối nước nóng. Điểm suối nước nóng ở xã Aroàng đã được
quy hoạch là điểm du lịch sinh thái, nghĩ dưỡng và đưa vào sử dụng. Trong vài năm
tới ALưới sẽ sở hữu hàng trăm hecta mặt nước các hồ thuỷ điện như thuỷ điện ALưới,
ALin Đây là những tiềm năng – thế mạnh sẵn có mà huyện nhà có được. Thuận lợi
cho phát triển loại hình du lịch sinh thái.
Là vùng căn cứ địa cách mạng quan trọng của tỉnh và của cả nước trong hai
cuộc kháng chiến trường kỳ, ALưới được các cơ quan Tỉnh uỷ, UBND Tỉnh, Khu uỷ
Trị thiên, Chính phủ cách mạng Lâm thời, các Binh đoàn, Sư đoàn, Trung đoàn bộ đội
chủ lực đóng quân hoặc hành quân qua, các đồng bào các dân tộc ở ALưới đã đùm bọc
che chở và bảo vệ, giúp đỡ cán bộ, bộ đội giành được nhiều thắng lợi, chiến thắng kẻ
thù, để lại nhiều dấu tích anh hùng. Các địa danh quan trọng trước kia nay trở thành di
tích lịch sử Cách mạng nổi tiếng như: Đường mòn Hồ Chí Minh (còn gọi là đường
Trường Sơn) – con đường huyết mạch nối liền Bắc – Nam trong kháng chiến, ngày
nay là đường Hồ Chí Minh trong thời kỳ Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa. Các địa
danh được ghi dấu tích có tên như đường B75, đường 71, đường 35, đường 72 (nay
là quốc lộ 49), đường 73, đường 74…, ngoài ra còn có các địa danh quan trọng như
cụm địa đạo Động So (Di tích lịch sử cách mạng cấp Quốc gia), địa đạo Lam Sơn, bãi
kho 61, đồi Abia (còn gọi là đồi Thịt Băm – Di tích lịch sử cách mạng cấp Quốc gia),
động Tiên Công, địa đạo Puúc, địa đạo Ađoon (Di tích lịch sử cách mạng cấp Quốc
gia), địa đạo ABó, địa đạo Ta Lương, địa đạo Cốp, sân bay ASo, sân bay ALưới,
B¸o c¸o tèt nghiÖp
sân bay Aco… và còn nhiều địa danh khác nữa. Thuận lợi phát triển loại hình du lịch
di tích lịch sử Cách mạng.
Loại hình du lịch thứ ba của huyện là du lịch văn hóa truyền thống của đồng
bào các dân tộc trong vùng bao gồm văn hoá vật thể, phi vật thể và văn hoá ẩm thực
như nhà Sàn, nhà Rông, nhà Moong, nhà Mồ, các loại nghành nghề như đan, dệt thổ
cẩm, nghề chạm khắc, trang phục truyền thống, các lễ hội, các điệu múa, lời ru, các
loại nhạc công, nhạc cụ, các món ăn đặc sản…. Đặc biệt là tấm lòng hiếu khách của
đồng bào các dân tộc trong vùng. Đây là những nội dung giá trị văn hoá tốt đẹp của
đồng bào cần phát huy và khai thác tạo ra những mô hình, nội dung tham quan du lịch
mang tính độc đáo riêng có của huyện nói riêng, của tỉnh và cả nước nói chung.
Với cư dân các dân tộc thiểu số ở ALưới sinh hoạt văn hóa xuất hiện thường
xuyên gắn bó với từng cá thể, từng gia đình, làng, bản. Chính họ đã hun đúc nên
những truyền thống văn hóa độc đáo, phong phú và mang đậm bản sắc dân tộc. Những
truyền thống văn hóa này thể hiện một cách sinh động khả năng thích ứng với môi
trường tự nhiên và xã hội tạo nên một nét văn hóa độc đáo riêng có, tô điểm thêm
trong bức tranh đa sắc màu của văn hóa các dân tộc Việt Nam.
Trên phương diện văn hóa phi vật thể, ngoài hoạt động kinh tế sản xuất nương
rẫy thì ngôi nhà là nơi tụ họp, sinh hoạt và nghỉ ngơi sau một ngày lao động mệt nhọc.
Cấu trúc nhà ở truyền thống là nhà Sàn, người Pa kôh, Tà Ôih thường dựng ngôi nhà
Dài truyền thống – là nơi ở, sinh hoạt của đại gia đình gồm nhiều thế hệ, trong đó
mỗi gia đình được chia một gian (hoặc buồng). Mỗi gian sẽ có một bếp lửa và cứ như
vậy, có bao nhiêu bếp lửa là có bấy nhiêu gia đình nhỏ - trừ một bếp lửa chung của đại
gia đình (còn gọi là Moong). Nhà Moong (hay còn gọi là nhà Dài của dân tộc Pakôh)
mang một nét đặc trưng riêng, là nơi kết nối và hội tụ của gia tộc. Nó mang tính chất
cố kết của dòng tộc, họ tộc biểu hiện rất rõ qua nhà Dài của họ. Ngoài ra các dân tộc
thiểu số ở đây còn xây dựng nhà kho, chòi cạnh nương rẫy phục vụ cho việc mùa
màng. Nhà Rông (dân tộc Tà Ôih), nhà Gươl (dân tộc Ka tuh). Nếu như nhà Dài của
người Pakôh là nơi kết nối và hội tụ của gia tộc thì nhà Rông của người Tà Ôih là biểu
tượng của cộng đồng, là linh hồn của làng, bản, tộc người. Nơi đây sẽ diễn ra tất cả các
công việc liên quan đến cộng đồng dưới sự điều khiển của Già làng như hội họp, cúng
bái, tiếp khách…Cấu trúc ngôi nhà được thiết kế nghệ thuật, dưới bàn tay tài nghệ của
B¸o c¸o tèt nghiÖp
các nghệ nhân, một phần bên trong ngôi nhà được chạm khắc công phu, trang trí rất tài
tình. Điều đó cho chúng ta thấy được đây là một công trình mang đậm bản sắc dân tộc.
Ngoài ra các dân tộc thiểu số ở đây vẫn còn giữ được khá nguyên vẹn các nghề
dệt thổ cẩm truyền thống như: dệt Zèng, các sản phẩm từ dệt Zèng, nghề đan lát, mây
tre phục cho sinh hoạt và trang trí.
Về Lễ hội, hàng năm có 03 Lễ hội chính gồm: Lễ hội đâm trâu (A riêu caar),
Lễ mừng lúa mới (A riêu Ada), Lễ hội dịp lập làng, dựng nhà, lễ giỗ tổ tiên (A riêu
ping), Lễ hội cầu mùa (A riêu tạ ơn trời đất, thần linh đã phù hộ giúp đỡ).
Giữa núi rừng Trường Sơn hùng vĩ, đồng bào nơi đây vốn có tính hiền hòa, chất phác,
đầy tương thân, tương ái trong quan hệ với cộng động. Bởi vậy ở bất kỳ hoàn cảnh
nào, lời ca của họ vẫn vang vọng cất lên, từ lời ru của người Mẹ, người chị dỗ dành
cho em ngủ đến những lời Cha chấp, Xiềng đối đáp của trai gái yêu nhau, họ gửi vào
đó những niềm mong ước và lòng tin tưởng với đứa con sau này lớn lên sẽ thành
người khôn ngoan, dũng cảm, gan dạ và gặp nhiều điều may mắn trong cuộc sống,
trong dân ca chúng ta luôn tìm thấy sự phong phú về chủ đề và nội dung. Mỗi thể loại
dân ca ngoài tính chất đặc thù của nhạc điệu, âm sắc nó còn chịu sự quy định của một
số điều kiện trong môi trường thể hiện như: “Kâl lơi” là điệu hát giàu tính triết lý
dành cho người lớn tuổi, “Ba bói” - là thể loại dân ca chỉ hát vừa đủ để nghe trong gia
đình hoặc một nhóm người thân cận với cách hát đối đáp, nội dung tâm sự, bàn bạc
công việc làm ăn trong những lúc lên nương rẫy. Một trong những nếp sinh hoạt văn
hoá khá độc đáo của đồng bào là trai gái đến tuổi trưởng thành thường rủ nhau “Đi
sim” (Pộc xu), đây là hình thức tìm hiểu và thổ lộ tình yêu nam nữ của thanh niên sau
những giờ lao động mệt nhọc, trai gái trưởng thành chưa vợ, chưa chồng thường hẹn
hò và theo nhau vào các chòi rẫy đã dựng sẵn để thổ lộ nỗi niềm và trao vật làm tin
hẹn ngày cưới hỏi.
Cùng với văn nghệ dân gian là các nhạc cụ dân tộc rất phong phú như: trống,
cồng chiêng, đàn ântoong, sáo, tù và, khèn…, đây là một nét độc đáo riêng có của
bản sắc văn hoá các dân tộc của huyện vùng cao này. Trong vốn văn hóa nghệ thuật
dân gian của cư dân nơi đây còn phải kể đến kho tàng truyện cổ tích. Chọn lọc từ trong
truyện cổ chúng ta có thể tìm thấy dấu ấn mật thiết của chế độ xã hội với tập quán lễ
B¸o c¸o tèt nghiÖp
nghi, trình độ sản xuất, sử dụng công cụ, vũ khí đấu tranh, khả năng sáng tạo… như
truyện Piêr choonh của dân tộc Pa kôh, truyện Nàng A đủ Trun của dân tộc Katuh…
Điêu khắc và hội họa là hai môn nghệ thuật hấp dẫn mà cư dân các dân tộc
ALưới đã sáng tạo ra, nhà Dài, nhà Rông, nhà Moong, nhà Mồ, cột đâm Trâu là
những nơi thể hiện tác phẩm của các nghệ nhân, những hình tượng xăm khắc, vẽ
những màu sắc đường nét sặc sỡ, những mô típ trang trí trên cột có liên quan đến tin
ngưỡng của dân làng, nguồn gốc
Văn hoá ẩm thực của đồng bào các dân tộc thiểu số ở ALưới cũng rất đa dạng
và phong phú. Là cư dân sinh sống chủ yếu bằng nương rẫy nên nguồn lương thực chủ
yếu ở đây là lúa Nếp. Loại này phù hợp với địa hình, thổ nhưỡng và khí hậu gió Lào ở
vùng Thừa Thiên Huế. Các loại nếp thường dùng đó là Nếp đen (Atút), Nếp than
(Kachăh), Nếp trắng (Traang), Nếp tím (Amuk)… Các loại rau, củ rừng như măng
Rừng, rau Rớn, Xà lách xoong (1loại rau chỉ mọc ở suối có nước chảy quanh năm),
thức ăn có Lạp (lạp thịt, lạp cá ), Klèng (chế biến từ ruột non của bò, dê) về thức
uống có rượu Cần (Buah – được làm từ nếp), rượu Mía (aveat – được làm từ cây
mía), rượu Đoác (tuvak – được lấy từ cây đoác ở trên rừng, có vùng gọi là cây Đác),
rượu Đình đình (pardin – được lấy từ cây đình đình)
Với một vùng đất giàu tính sáng tạo đó, không có gì thuyết phục bằng, khi đến
với họ, nhìn thấy những những mái nhà, những đồng lúa, những đổi mới…. và con
người với những nụ cười đầy hữu tình của đồng bào. Tất cả đó là những di sản văn hoá
quý báu của đồng bào các dân tộc ở ALưới.
4. Đặc điểm dân tộc và phân bố dân cư
Tính đến năm 2008, dân số của huyện A Lưới là 42.392 người, với 9550 hộ và
hơn 19000 người trong độ tuổi lao động. A Lưới là huyện có nhiều dân tộc anh em
cùng chung sống nhưng chủ yếu là 6 dân tộc sau: Tà Ôi, Cơ Tu, Kinh, Pa Hy, Pa Ko,
Vân Kiều.
Trước đây, các dân tộc thiểu số khác nhau thường sinh sống và sản xuất ở
những khu riêng biệt cách xa nhau chủ yếu là bằng hình thức du canh du cư nên đời
sống rất khó khăn. Nhưng hiện nay dân cư trong huyện đã cùng sinh hoạt trên địa bàn
trọng điểm nhằm xóa bỏ sự cách biệt về kinh tế- xã hội giữa các dân tộc. Tình trạng
B¸o c¸o tèt nghiÖp
du canh du cư đã chấm dứt và nạn đốt rừng làm nương rẫy vẫn còn nhưng ở phạm vi
hẹp hơn.
B¸o c¸o tèt nghiÖp
Bản đồ một số điểm du lịch ở huyện A Lưới
II. TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN A LƯỚI
Hiện nay, huyện A Lưới được xác định là một trong các điểm đến trong lộ trình
di sản miền Trung của nước ta. Đây là một tín hiệu vui cho ngành du lịch A Lưới nói
riêng và du lịch của Tỉnh nói chung góp phần nâng cao đời sống kinh tế- xã hội của
người dân. Do đó, đến nay du lịch huyện đang được sự quan tâm quy hoạch đầu tư của
các cấp chính quyền, bởi A Lưới là một huyện có tổng thể tài nguyên phong phú bao
gồm cả tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn.
1.Tài nguyên du lịch tự nhiên
1.1 Rừng nguyên sinh
Đây là khu rừng già nguyên sinh còn khá nguyên vẹn với diện tích 3.000ha, với
nhiều hệ động thực vật quý hiếm. Đặc biệt khu rừng này có đường mòn Hồ Chí Minh
đi qua nên rất thuận lợi trong việc đi lại tham quan, nghiên cứu. Khu rừng nguyên sinh
này thuộc xã A Roàng cách thị trấn A Lưới 30km kéo dài từ A Lưới cho đến huyện
B¸o c¸o tèt nghiÖp
Giàng của tỉnh Quảng Nam với nhiều thác cao, vực sâu rất hấp dẫn với loại hình du
lịch sinh thái và dành cho những ai thích phiêu lưu mạo hiểm, ưa cảm giác mạnh.
1.2 Thác Anor
Thác thuộc địa phận xã Hồng Kim, cách trung tâm huyện A Lưới 3km về phía
Bắc. Nơi đây là điểm khởi đầu đánh dấu sự ra đời của hoạt động du lịch A Lưới. Đến
A Nor là cơ hội cho du khách tiếp cận văn hóa vùng cao như lễ hội đâm trâu của người
dân A Nor, lễ cầu mùa của người dân Tà Ôi. Từ Huế, có thể đến thác A Nor qua quốc
lộ 49 – con đường đi qua nhiều địa danh lịch sử: Khe máu, đèo Kim quy, dốc Tà
Lương. Hoặc con đường khác từ Quảng Trị bằng quốc lộ 14 nay là đường mòn Hồ Chí
Minh.
Thác A Nor là thắng cảnh tự nhiên đầu tiên đã được huyện đầu tư hàng chục tỷ
đồng để xây dựng thành một khu nghĩ dưỡng hoàn hảo lý tưởng đối với du khách.
1.3 Suối nước nóng A Roàng
Thuộc địa phận xã A Roàng, cách thị trấn A Lưới khoảng 25km về phía Nam. Suối
nằm ngay cạnh đường 14, trong một vùng đất rộng khoảng 10ha, có núi cao bao xung
quanh. Tại đây, có mạch nước khoáng lộ thiên có nhiệt độ khoảng 60-70ºC, chứa
nhiều thành phần khoáng chất có giá trị chữa bệnh. Hơn nữa, suối nước nóng này lại
nằm gần rừng nguyên sinh rộng gần 3.000ha với nhiều loại động thực vật quý hiếm
nên du khách có thể kết hợp giữa mục đích tắm suối nước nóng và tham quan nghiên
cứu.
Hiện nay suối nước nóng A Roàng đã được huyện đầu tư xây dựng thành một khu
nghỉ dưỡng, tuy nhiên vẫn còn mang tính chất sơ khai.
2.Tài nguyên du lịch nhân văn
So với tài nguyên du lịch tự nhiên thì tài nguyên du lịch nhân văn phong phú
hơn bao gồm nhiều loại khác nhau.
2.1 Các di tích lịch sử- văn hóa cách mạng
Là một huyện rất giàu truyền thống cách mạng, huyện A Lưới còn lưu giữ các
di tích lịch sử văn hóa cách mạng tiêu biểu cho một quá trình đấu tranh bền bỉ hy sinh
oanh liệt và chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta.
2.1.1 Hệ thống các di tích sân bay
B¸o c¸o tèt nghiÖp
Trong khoảng thời gian từ năm 1957 đến năm 1965, để thực hiện âm mưu bình
định các cuộc đồng khởi nổ ra ở miền núi Thừa Thiên Huế mà nhất là ở A Lưới, Bọn
Mỹ Ngụy đã tốn khá nhiều công sức cho việc xây dựng các sân bay quân sự và sân bay
dã chiến nhằm thực hiện mưu đồ đó.
- Sân bay A Co: nằm trên địa phận thôn Tà Bạt, xã Hồng Thượng, huyện A Lưới.
Được xây dựng vào năm 1960 nhưng có quy mô nhỏ hơn so với các sân bay khác ở A
Lưới và đồng bằng nhằm chống phá tuyến đường vận tải vào Nam ra Bắc của quân ta.
- Sân bay A Cuồn: thuộc địa phận xã Hồng Thái, nằm sát bờ sông A Sáp trước
đây thuộc xã Hồng Thượng. Sân bay này được xây dựng với âm mưu thực hiện chiến
lược chặn ngay tuyến hành lang Trường Sơn Đông – Trường Sơn Tây, kiểm soát và
ngăn chặn con đường liên lạc giữa A Lưới với đồng bằng.
- Sân bay A Lưới: được xây dựng ngay giữa trung tâm thị trấn hiện nay, có vị trí
chiến lược đặc biệt quan trọng về quân sự, kinh tế của huyện miền núi phía Tây tỉnh
Thừa Thiên Huế. Sân bay A Lưới là trung tâm huấn luyện biệt kích Mỹ Ngụy từ Đông
sang Tây, chặn ngang mạch máu nối liền từ Bắc vào Nam của quân ta. Được triển khai
xây dựng vào năm 1957, sự tồn tại của sân bay này đã gây không ít khó khăn trở ngại
cho cán bộ bộ đội ta mà ảnh hưởng trực tiếp là đường Hồ Chí Minh.
- Sân bay A So: nằm trên địa phận thôn Sam, xã Đông Sơn cách đường Hồ Chí
Minh 2km về phía Đông, cách trung tâm thành phố Huế 90km về hướng Đông Nam
theo quốc lộ 49 và đường Hồ Chi Minh. Sân bay này được xây dựng nhằm tăn cường
tiềm lực chống phá cách mạng, nhất là ngăn chặn sự lớn mạnh của tuyến đường Hồ
Chí Minh.
2.1.2 Hệ thống các địa đạo và hang động
Ven đường Hồ Chí Minh qua địa phận huyện A Lưới có những địa đạo và hang
động đã vang danh trong các trận đánh là: A Đòn, A Nor, Tiên Công, A Púc, A Ting,
Cà Vá, Còng A bó, Cốp, 49, Hồng Kim, Nam Sơn, ông Hồ, So A Túc, trong đó tiêu
biểu nhất là động Tiên Công. Động nằm ở độ cao 1091m thuộc địa phận xã Hồng
Kim, cách trung tâm thị trấn 5km về phía Tây Bắc. Động nằm lưng chừng của dãy núi
A Túc, dưới chân là con sông Tà Rình và phía trước mặt có đường Hồ Chí Minh đi
qua. Đứng trên động ta có thể quan sát toàn cảnh thung lũng A Lưới. Chính những
B¸o c¸o tèt nghiÖp
điều kiện tự nhiên thuận lợi đó mà trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước bộ đội
ta đã khai thác nơi này như một trạm quan sát tiền tiêu lợi hại.
2.1.3 Hệ thống các di tích trận địa và kho bãi
Song song với việc Mỹ Ngụy ráo riết xây dựng các đồn bốt kho bãi nhằm tập
trung ngày đêm đánh phá ác liệt địa bàn A Lưới thì quân và dân các đông bào dân tộc
nơi đây cũng xây dựng những địa bàn phòng thủ không kém. Hàng loạt các đồn bốt
kho bãi được hình thành nhằm góp một phần nhỏ nào đó vào việc bảo vệ vùng đất nơi
tuyến lửa miền Tây của tỉnh.
2.1.4 Hệ thống các di tích quan trọng khác
- Đường mòn Hồ Chi Minh: là tuyến đường lịch sử với chiều dài hơn 100km
chạy dọc từ đầu huyện đến cuối huyện, đây là con đường huyền thoại trong chiến tranh
chống Mỹ cứu nước.
- Đồi A Bia: hay còn gọi là đồi Thịt Băm cách thị trấn 9km, nằm triên đường
mòn Hồ Chí Minh huyền thoại. Đây là một ngọn đồi không lớn trên dãy Trường Sơn,
gồm 3 ngọn đồi nhưng ở đồi 1 và đồi 2 chỉ còn rất ít các di vật của chiến tranh, ở đồi 3
còn các dấu tích căn cứ của Mỹ như dây thép gai, công sự.
Với một hệ thống các di tích lịch sử - văn hóa cách mạng dâu ấn của một thời kháng
chiến của quân dân ta nói chnug và của đồng bào huyện A Lưới nói riêng nằm trên
đường Hồ Chí Minh sẽ là điểm đến hấp dẫn của du khách, mở ra với các loại hình du
lịch tham quan di tích lịch sử, hoài niệm chiến trường xưa kết hợp với các loại hình du
lịch sinh thái, leo núi.
2.2 Lễ hội truyền thống
Đến với A Lưới ngoài việc tham quan các di tích lịch sử - văn hóa cách mạng,
du khách còn có thể hòa mình vào các lễ hội truyền thống mang đậm dấu ấn văn hóa
và tín ngưỡng của các dân tộc thiểu số.
2.2.1 Ngày hội văn hóa các dân tộc miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế
Theo thông lệ cứ 2 năm một lần, trong 3 ngày từ 16 -18 tháng 5 hàng năm, ngày
hội văn hóa thể thao và du lịch các dân tộc miền núi Thừa Thiên Huế lại được luân
phiên tổ chức tại 2 huyện Nam Đông và A Lưới cùng với sự tham gia của các huyện,
các xã trung du và miền núi như Phong Điền, Hương Trà và Phú Lộc.
B¸o c¸o tèt nghiÖp
Ngày hội là dịp để các đoàn của huyện bạn đến giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể
dục thể thao và du lịch văn hóa tộc người của Tỉnh. Đến với ngày hội du khách sẽ có
dịp được chiêm ngưỡng các màn trình diễn ca múa nhạc, mặc trang phục của các dân
tộc, được hòa mình vào không khí tưng bừng sôi nổi của các trận đua tài thể thao như:
việt dã, bắn nỏ, bóng chuyền, đẩy gậy, kéo co Đặc biệt là lễ hội đâm trâu quy tụ hàng
trăm diễn viên quần chúng tại các xã của huyện A Lưới.
Bên cạnh những hoạt động văn hóa mang tính truyền thống của các dân tộc
miền núi Thừa Thiên Huế, còn có trưng bày triển lãm các sản phẩm làng nghề, điêu
khắc và những bức ảnh của đồng bào nơi đây với bác Hồ.
2.2.2 Lễ hội đâm trâu của người Tà Ôi
Theo tục lệ cứ 3 đến 5 năm một lần, người Tà Ôi lại tổ chức lễ hội đâm trâu.
Đây là lễ hội lớn thu hút khá nhiều người dân và du khách tham gia. Lễ hội thường
được tổ chức vào tháng 2 hoặc tháng 3 trong năm. Từ tháng 4 đến tháng 12 không thể
tổ chức được vì thời gian đó trời mưa không thể tiến hành. Lễ hội được tổ chức để
cúng Yang ( Thần Núi, Thần Sông, Thần Lúa ) nhằm cầu mong cho dân bản cuộc
sống ấm no hạnh phúc.
Trong lễ hội đâm trâu, mọi người từ già tới trẻ đều chuẩn bị chiêng, cồng, khèn
để cùng nhau ca hát. Sau khi cúng xong lần 1 họ bắt đầu nhảy múa, ca hát và đi vòng
xung quanh nơi buộc trâu. Tiếng cồng chiêng, tiếng reo hò mỗi lúc một dồn dập, ssoi
động. Đây là dịp để thanh niên tâm sự, sinh hoạt văn hóa, ôn lại những câu ca điệu
múa truyền thống của họ.
2.2.3 Một số lễ hội khác
- Lễ cúng cơm mới ( lễ siêu za) : Tháng 12 theo nông lịch của đồng bào, hoa lan
bắt đầu nở, cây cối rụng lá, thời tiết sang xuân báo hiệu một mùa mới là lúc đồng bào
dân tộc vui chơi lễ siêu za. Lễ được tổ chức long trọng tại nhà rông dưới sự điều khiển
của già làng, trưởng bản.
- Lễ cúng thần sông núi ( lễ siêu taak / arieeu tuwk): Thời gian tổ chức thường
vào tháng 3-4 trong năm, lễ vật chuẩn bị tương tự như lễ siêu za. Mục đích của lễ hội
B¸o c¸o tèt nghiÖp
này nhằm cầu mong thần linh phù hộ, trừ tà ma và giải tội lỗi cho những người phụ nữ
có con hoang, những đôi nam nữ có quan hệ bất chính.
- Lễ cầu mùa ( lễ aza koonh): Lễ được tổ chức để tạ ơn thần lúa và mừng thu
hoạch mới cầu cho dân làng được sống yên ấm, không ốm đau bệnh tật, để hòa giải
mâu thuẫn giữa hai làng, hai họ Khi có ý định tổ chức lễ cầu mùa, các già làng phải
tiến hành họp bàn thống nhất ý kiến, làm lễ xin thần linh từ 6 tháng trước, đồng thời
phân công cho các thành viên chuẩn bị lương thực thực phẩm cần thiết cho lễ hội.
2.3 Làng nghề truyền thống
2.3.1 Làng dệt vải Dzèng
Nói đến làng nghề truyền thống ở A Lưới tiêu biểu nhất có nghề dệt Dzèng.
Đây là nghề thủ công truyền thống cổ truyền của dân tộc Tà Ôi tại xã A Đớt. Dệt
Dzèng là loại hình sản xuất hoàn toàn thủ công, họ sử dụng một khung cửi rất đơn giản
được căng bởi sức đẩy của chân và một sợi dây buộc ngang lưng. Dệt vải bằng cách
này rất tốn công sức và thời gian. Một kỷ xảo đặc biệt mà theo các chuyên gia tư vấn
về hàng thủ công mỹ nghệ là không tồn tại ở bất cứ nơi nào khác, đó là cách lồng hạt
cườm vào cùng lúc đồng thời với lúc dệt vải. Kỹ xảo làm cho vải Dzèng của người Tà
Ôi đẹp và trở nên độc đáo hơn. Du khách đến đây không chỉ được chụp kiểu ảnh về kỹ
năng dệt vải điêu luyện của bàn tay người phụ nữ Tà Ôi mà hơn thế nữa, có thể mua
được những bộ váy áo phù hợp bằng vải Dzèng với những hoa văn tiêu biểu nhất của
các tộc người này để làm kỉ niệm.
B¸o c¸o tèt nghiÖp
2.3.2 Làng nghề đan lát, làng nghề làm nhạc cụ
Phổ biến nhất là ở xã Nhâm và một số xã khác trên địa bàn huyện A Lưới. Dưới
bàn tay của các nghệ nhân A Lưới, khi đến thăm làng nghề đan lát, làng nghề nhạc cụ
chúng ta sẽ được chiêm ngưỡng những chiếc gùi, vật dụng hàng ngày của người Tà Ôi,
người Cơ Tu rất đẹp với nhiều kích cỡ và chủng loại khác nhau như tre nứa, lồ ô
dùng làm quà lưu niệm rất có ý nghĩa. Thêm vào đó, du khách sẽ được chiêm ngưỡng
các nhạc cụ dân tộc như kèn bè, tù và sừng trâu, những chiếc trống được đẽo gọt công
phu. Chúng được các nghệ nhân nơi đây trau chuốt và thổi lên những làn điệu mượt
mà đằm thắm. Tất cả đã làm nên bản sắc riêng của xứ sở này.
B¸o c¸o tèt nghiÖp
III. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH HUYỆN
ALƯỚI
1.Tài nguyên tự nhiên
Trước năm 2003, nguồn vốn đầu tư vào huyện A Lưới không đáng kể do luật
khuyến khích đầu tư trong tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung và huyện A Lưới nói riêng
chưa thực sự hấp dẫn các nhà đầu tư. Sau năm 2003, trên địa bàn huyện A Lưới đã có
một số dự án đầu tư đáng kể: dự án đầu tư xây dựng khu du lịch A Roàng, xây dựng
khách sạn hai sao, làm đường và khu đỗ xe vào thác A Nor… để đưa vào phục vụ cho
hoạt động du lịch. Tuy nhiên việc thực hiện các dự án trên chỉ mang tính tạm thời,
chưa đặt ra kế hoạch lâu dài hoặc không tương xứng với nguồn tài nguyên du lịch
phong phú của huyện A Lưới.
Ngoài ra việc khai thác tài nguyên du lịch còn đang mang tính chất sơ khai, chưa thực
sự tạo điểm nhấn cho du khách biết đến một vùng đất mới với những tài nguyên tự
nhiên mới lạ và hấp dẫn. Hai trong ba tài nguyên tự nhiên nổi bật của huyện là Thác
Anor và suối nước nóng A Roàng đã được đưa vào phục vụ cho người dân địa phương
từ nhiều năm trước và đã đem lại nguồn thu nhập cho huyện từ các dịch vụ như lưu trú
tại làng Việt Tiến, dịch vụ ăn uống Tuy nhiên nó chưa thực sự trở thành một điểm du
lịch hấp dẫn ngay cả đối với người dân địa phương bởi sự thuận tiện của việc đi lại lẫn
với việc các dịch vụ bổ sung còn quá thiếu thốn. Tổ chức hoạt động du lịch giữa các
ban ngành liên quan với người dân còn thiếu chặt chẽ, việc hướng dẫn dân bản cùng
tham gia vào kinh doanh du lịch còn chưa được mở rộng, chưa tác động được vào ý
thức phát triển văn hóa du lịch địa phương của người dân. Tour tuyến du lịch được xây
B¸o c¸o tèt nghiÖp
dựng chủ yếu trên dự án chứ chưa được đưa vào thực tiễn hoạt động, điều này gây khá
nhiều trở ngại cho việc phát triển cũng như giới thiệu du khách đến với loại hình du
lịch sinh thái khá hấp dẫn này.
2. Tài nguyên nhân văn
2.1 Di tích lịch sử văn hóa
Cho đến nay, thực trạng các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn huyện A Lưới
đang xuống cấp nghiêm trọng, có hai di tích được tháo gỡ do yêu cầu mở rộng đường
Hồ Chí Minh, số di tích còn lại chưa được đầu tư kinh phí xây dựng tượng đài cũng
như đường đi đến các di tích. Doanh thu và lượng khách thu được từ các địa điểm di
tích lịch sử này khá khiêm tốn, tour du lịch đến đây còn chưa được biết đến rộng rãi do
chưa thực sự trở thành một điểm tham quan lý tưởng cho du khách.
Hơn thế nữa, việc phát huy bản sắc văn hóa của cộng đồng các dân tộc thiểu số
tại đây cũng là một vấn đề khó khăn khi thực hiện phát triển loại hình dịch vụ du lịch.
Sự mai một của văn hóa bản địa do quá trình giao lưu, du nhập của các yếu tố hiện đại
đang ngày một diễn ra nhanh hơn.
Hiện tại chỉ một số ít tài nguyên nhân văn được đưa vào phục vụ du khách
muốn tìm hiểu văn hóa và tham quan lại chiến trường xưa như di tích đồi A Bia và sân
bay Aso, tuy nhiên khi đến đây du khách có lẽ sẽ cảm thấy thất vọng bởi sự đơn điệu
của nó. Nếu muốn thu hút khách hơn thì các cơ quan chức năng cần sớm có biện pháp
để mở rộng quy mô địa điểm di tích hơn, làm cho nó trở nên phong phú hơn.
2.2 Lễ hội truyền thống
Lễ hội truyền thống của dân bản huyện A lưới được tổ chức hàng năm và thu
hút một lượng lớn người tham gia, hiện nay một số lễ hội lớn quy tụ được nhiều người
và có sự quan tâm của chính quyền muốn đưa vào khai thác du lịch đó là lễ hội đâm
trâu, lễ cầu mùa và Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế. Tuy nhiên nó
chỉ mới có sự quan tâm, tham gia của người dân địa phương trong huyện và chính
quyền địa phương đại diện tham dự chứ ít khi thấy sự xuất hiện của du khách. Dường
như việc tổ chức lễ hội truyền thống chỉ đơn thuần là theo tín ngưỡng thờ cúng thần
linh của dân bản chứ chưa xuất hiện việc truyền bá rộng rãi cho du khách biết đến và