Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Đắk Glong - Đắk Nông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.76 MB, 113 trang )

ðẠI HỌC ðÀ NẴNG
TRƯỜNG ðẠI HỌC KINH TẾ

TRẦN PHẠM TUÂN

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI
THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA
KHO BẠC NHÀ NƯỚC ðẮK GLONG - ðẮK NÔNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG

ðà Nẵng - 2017


ðẠI HỌC ðÀ NẴNG
TRƯỜNG ðẠI HỌC KINH TẾ

TRẦN PHẠM TUÂN

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI
THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA
KHO BẠC NHÀ NƯỚC ðẮK GLONG - ðẮK NÔNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
Mã số: 60.34.02.01

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. NGUYỄN HÒA NHÂN

ðà Nẵng - 2017



LỜI CAM ðOAN
Tôi xin cam ñoan ñề tài:“Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường
xuyên ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước ðắk Glong - ðắk Nông” là
công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu cũng như kết quả nêu trong luận văn là hoàn toàn trung
thực và chưa từng ñược ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào
khác.
ðà Nẵng, ngày

tháng

Tác giả

Trần Phạm Tuân

năm 2017


MỤC LỤC
MỞ ðẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của ñề tài...................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................ 1
3. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................. 2
4. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................... 2
5. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 2
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài............................................ 3
7. Cấu trúc của luận văn.......................................................................... 3
8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu ............................................................ 3
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI
THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ

NƯỚC............................................................................................................... 6
1.1. CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ............................. 6
1.1.1. Khái niệm chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước...................... 6
1.1.2. Phân loại chi thường xuyên NSNN .............................................. 7
1.1.3. ðặc ñiểm chi thường xuyên NSNN.............................................. 9
1.1.4. Vai trò chi thường xuyên NSNN ................................................ 10
1.1.5. Chu trình quản lý chi NSNN ...................................................... 10
1.1.6. Kiểm tra, kiểm soát chi Ngân sách Nhà nước ............................ 12
1.2. KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NSNN QUA KBNN................. 13
1.2.1. Tổng quan về KBNN .................................................................. 13
1.2.2. Kho bạc Nhà nước với công tác KSC thường xuyên NSNN ..... 15
1.2.3. Nội dung công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua
KBNN ............................................................................................................. 25
1.2.4. Các tiêu chí ñánh giá kết quả công tác kiểm soát chi thường
xuyên NSNN qua KBNN ................................................................................ 27


1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ðẾN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI
THƯỜNG XUYÊN NSNN QUA KBNN....................................................... 28
1.3.1. Nhân tố bên ngoài ....................................................................... 28
1.3.2. Nhân tố bên trong ....................................................................... 31
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1................................................................................ 34
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG
XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC ðẮK
GLONG - ðẮK NÔNG GIAI ðOẠN 2013-2015 ....................................... 35
2.1. KHÁI QUÁT VỀ KHO BẠC NHÀ NƯỚC ðẮK GLONG ................... 35
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của KBNN ðắk Glong ........ 35
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của KBNN ðắk Glong ............................ 36
2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của KBNN ðắk Glong.......................... 38
2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN

NSNN QUA KBNN ðẮK GLONG ............................................................... 41
2.2.1 ðặc ñiểm kinh tế- xã hội của huyện ðắk Glong.......................... 41
2.2.2. ðối tượng KSC thường xuyên NSNN theo hình thức rút dự toán
qua KBNN ðắk Glong .................................................................................... 41
2.2.3. Quy trình kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN ðắk
Glong............................................................................................................... 42
2.2.4. Thực trạng nội dung công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN
qua KBNN ðắk Glong .................................................................................... 43
2.2.5. Kết quả công tác KSC thường xuyên NSNN qua KBNN ðắk
Glong............................................................................................................... 54
2.3. ðÁNH GIÁ CHUNG KẾT QUẢ CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI
THƯỜNG XUYÊN NSNN QUA KBNN ðẮK GLONG.............................. 65
2.3.1. Những kết quả ñạt ñược.............................................................. 65


2.3.2. Hạn chế trong công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN của
KBNN ðắk Glong........................................................................................... 67
2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế trong công tác KSC thường xuyên
NSNN của Kho bạc Nhà nước ðắk Glong ..................................................... 68
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2................................................................................ 72
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KSC
THƯỜNG XUYÊN NSNN QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC ðẮK GLONG
......................................................................................................................... 73
3.1. CĂN CỨ ðỀ XUẤT GIẢI PHÁP ........................................................... 73
3.1.1. Chiến lược phát triển Kho bạc Nhà nước ñến năm 2020 ........... 73
3.1.2. Mục tiêu cụ thể của KBNN ñến năm 2020................................. 73
3.1.3. ðịnh hướng hoạt ñộng kiểm soát chi thường xuyên NSNN ...... 75
3.2. GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KSC THƯỜNG
XUYÊN NSNN QUA KBNN ðẮK GLONG ................................................ 77
3.2.1. Hoàn thiện quy trình kiểm soát chi theo hướng kiểm soát các

khoản chi thường xuyên theo mức ñộ rủi ro ................................................... 77
3.2.2. Tiếp nhận, xử lý, chấn chỉnh kịp thời những ý kiến, phản ánh của
ñơn vị sử dụng ngân sách trong công tác kiểm soát chi thường xuyên .......... 77
3.2.3. Nâng cao chất lượng công tác tự kiểm tra và quản lý rủi ro trong
hoạt ñộng nghiệp vụ kiểm soát chi thường xuyên .......................................... 78
3.2.4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và phẩm chất ñạo ñức của
ñội ngũ cán bộ, công chức............................................................................... 79
3.2.5. Nâng cao ý thức chấp hành chế ñộ chi ngân sách nhà nước ...... 80
3.2.6. Tăng cường thanh toán không dùng tiền mặt qua KBNN.......... 81
3.2.7. Hiện ñại hoá hoạt ñộng kiểm soát chi NSNN dựa trên ứng dụng
công nghệ thông tin......................................................................................... 82
3.3. KIẾN NGHỊ ............................................................................................. 83


3.3.1. Kiến nghị với Bộ Tài chính ........................................................ 83
3.3.2. Kiến nghị với KBNN .................................................................. 84
3.3.3. Kiến nghị với các Bộ, ngành, ñịa phương .................................. 86
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3................................................................................ 87
KẾT LUẬN .................................................................................................... 88
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ðỊNH GIAO ðỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
KBNN

Kho bạc Nhà nước

NSNN


Ngân sách Nhà nước

NSTW

Ngân sách trung ương

SDNS

Sử dụng ngân sách

KSC

Kiểm soát chi


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Số hiệu

Tên bảng

bảng
2.1.
2.2.
2.3.
2.4.
2.5.
2.6.

Kết quả chi thường xuyên NSNN, giai ñoạn 2013-2015
(Theo cấp ngân sách)

Kết quả chi thường xuyên NSNN, giai ñoạn 2013-2015
(Theo nhóm mục chi)
Kết quả giải quyết hồ sơ kiểm soát chi thường xuyên
NSNN
Kết quả từ chối thanh toán chi thường xuyên NSNN
quaKBNN ðắk Glong giai ñoạn 2013 - 2015
Tỷ lệ tạm ứng chi thường xuyên NSNN giai ñoạn 20132015
Bảng tổng hợp kết quả ñánh giá mức ñộ hài lòng của ñơn
vị SDNS năm 2015 tại Kho bạc Nhà nước ðắk Glong

Trang
55
56
58
59
60
61


DANH MỤC CÁC SƠ ðỒ
Số hiệu

Tên sơ ñồ

sơ ñồ
2.1.
2.2.

Cơ cấu tổ chức bộ máy của KBNN ðắk Glong
Quy trình kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN

ðắk Glong

Trang
38
42


1

MỞ ðẦU
1. Tính cấp thiết của ñề tài
Chi ngân sách Nhà nước là công cụ chủ yếu của ðảng, Nhà nước và cấp
ủy, chính quyền ñể thực hiện nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội,
ñảm bảo an ninh, quốc phòng, góp phần thúc ñẩy sự nghiệp xây dựng và phát
triển của ñất nước; việc tiết kiệm một phần nhỏ trong chi tiêu NSNN có ý nghĩa
rất quan trọng ñối với nền kinh tế. Do ñó, nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng
các khoản chi là một nhu cầu có tính nguyên tắc ñối với các cấp, các ngành, các
ñơn vị sử dụng NSNN.
Thực hiện vai trò là cơ quan quản lý quỹ ngân sách nhà nước, trong suốt
quá trình triển khai thực hiện cơ chế kiểm soát chi NSNN, KBNN ðắk Glong
ñã khẳng ñịnh vị trí và chức năng của mình trong công tác quản lý quỹ NSNN.
Tuy nhiên, ñứng trước yêu cầu cải cách hành chính giai ñoạn 2016-2020 theo
quyết ñịnh 225/Qð-TTg ngày 04/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ, thì việc
kiểm soát chi NSNN qua KBNN ðắk Glong - ðắk Nông vẫn còn những tồn
tại, hạn chế, ảnh hưởng ñến chất lượng sử dụng ngân sách. Mặt khác, lý luận về
cơ chế kiểm soát chi NSNN nói chung và KSC thường xuyên nói riêng trong
nền kinh tế thị trường chưa ñược nghiên cứu ñầy ñủ ñể áp dụng. Xuất phát từ
những lý do trên tôi quyết ñịnh chọn ñề tài: “Hoàn thiện công tác kiểm soát chi
thường xuyên ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước ðắk Glong - ðắk
Nông”làm ñề tài luận văn tốt nghiệp, với mong muốn có một sự ñóng góp thiết

thực nhằm nâng cao hiệu quả kiểm soát chi thường xuyên NSNN.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Hệ thống hoá lý luận về công tác KSC thường xuyên NSNN qua KBNN.
Phân tích, ñánh giá thực trạng công tác KSC thường xuyên NSNN qua
KBNN ðắk Glong- ðắk Nông. Nhằm rút ra ñược những hạn chế và nguyên
nhân của những hạn chế trong công tác KSC thường xuyên NSNN qua


2
KBNN ðắk Glong- ðắk Nông.
ðề xuất những giải pháp có tính thực tiễn và khoa học nhằm hoàn thiện
công tác KSC thường xuyên NSNN qua KBNN ðắk Glong.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Nội dung công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN là
gì? Tiêu chí nào ñược sử dụng ñể ñánh giá công tác kiểm soát chi thường
xuyên NSNN?
Thực trạng công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại KBNN ðắk
Glong - ðắk Nông trong thời gian qua diễn biến như thế nào? Những hạn chế
và nguyên nhân của những hạn chế?
Những giải pháp chủ yếu gì cần phải tiến hành ñể hoàn thiện công tác
kiểm soát chi thường xuyên qua KBNN ðắk Glong - ðắk Nông?
4. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu
ðối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn ñề lý luận về công tác
kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN và thực tiễn công tác kiểm soát
chi thường xuyên NSNN qua KBNN ðắk Glong - ðắk Nông;
Phạm vi nghiên cứu của luận văn:
- Về nội dung: Công tác kiểm soát chỉ ñối với chi thường xuyên NSNN;
- Về không gian: Công tác kiểm soát tại KBNN ðắk Glong- ðắk Nông;
- Về thời gian: Số liệu ñược nghiên cứu, phân tích trong giai ñoạn từ
năm 2013 ñến năm 2015, những giải pháp, ñề xuất cho giai ñoạn 2017-2020.

5. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của phép duy vật biện chứng và duy
vật lịch sử, luận văn sử dụng các phương pháp cụ thể: Phương pháp tổng
hợp, quy nạp, phương pháp thống kê, so sánh, phân tích tình hình thực tế
tại KBNN ðắk Glong- ðắk Nông.


3
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài
Hệ thống hoá có chọn lọc và bổ sung làm rõ thêm những vấn ñề lý luận
về kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN.
Phân tích, ñánh giá thực trạng công tác KSC thường xuyên NSNN qua
KBNN ðắk Glong. Từ ñó, chỉ rõ những kết quả ñạt ñược, những hạn chế và
nguyên nhân của những hạn chế trong kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua
KBNN ðắk Glong.
Những quan ñiểm, giải pháp và kiến nghị ñược ñưa ra trong luận văn có
thể ñược vận dụng ngay vào thực tiễn công tác KSC thường xuyên NSNN qua
KBNN ðắk Glong.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở ñầu và kết luận, luận văn ñược kết cấu gồm 3 chương
với nội dung cụ thể như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác kiểm soát chi thường xuyên
NSNN qua Kho bạc Nhà nước.
Chương 2: Thực trạng công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua
KBNN ðắk Glong- ðắk Nông.
Chương 3: Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường
xuyên NSNN qua KBNN ðắk Glong- ðắk Nông.
8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Trải qua 26 năm xây dựng và phát triển (1990-2016), KBNN ngày càng
hoàn thiện về chức năng nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, gắn liền với quá trình xây

dựng, phát triển và ñổi mới của nền kinh tế, tiến trình cải cách, ñổi mới cơ chế
quản lý tài chính - ngân sách. Là một cơ quan hoạt ñộng trong lĩnh vực tài
chính ngân sách Nhà nước, KBNN ñã trở thành một trong những trụ cột của
nền tài chính Quốc gia, luôn chú trọng ñến công tác tham mưu, hoàn thiện chế
ñộ kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN thực hiện các giải pháp ñồng


4
bộ, có hiệu quả chính sách tài chính Quốc gia. ðiều ñó thể hiện thông qua các
ñề tài khoa học, các luận văn, bài báo viết về KBNN với nhiều góc ñộ khác
nhau, có thể nêu một số nghiên cứu với các nội dung sau:
Luận văn cao học năm 2012 của học viên ðỗ Thị Thu Trang, trường
ðại học kinh tế - ðại học ðà Nẵng, về: “Hoàn thiện công tác kiểm soát chi
thường xuyên qua Kho bạc Nhà nước Khánh Hoà”. Luận văn ñã ñi sâu vào
nghiên cứu công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN Khánh Hoà trên cơ sở
tiếp cận công tác kiểm soát chi theo yêu cầu cải cách tài chính công, ñưa ra
các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN theo
hướng hiệu quả, ñáp ứng yêu cầu cải cách hành chính trong lĩnh vực quản lý
NSNN.
Luận văn cao học năm 2011 của học viên Huỳnh Bá Tưởng, trường ðại
học kinh tế - ðại học ðà Nẵng, về: “Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường
xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Cẩm Lệ”. Luận văn ñã ñánh
giá sát thực trạng công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước,
ñồng thời ñã ñề ra những giải pháp ñể hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường
xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước Cẩm Lệ, tuy nhiên một số nội
dung nghiên cứu ñã không còn phù hợp với các quy ñịnh về kiểm soát chi
thường xuyên hiện nay, nên cần nghiên cứu bổ sung cho hoàn thiện;
Luận văn cao học năm 2005 của học viên Lương Ngọc Tuyền, trường
ðại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh về: “Hoàn thiện công tác kiểm soát
chi thường xuyên của ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước”.Luận văn

ñã ñi sâu vào nghiên cứu hoạt ñộng của Kho bạc Nhà nước trong công tác
kiểm soát chi thường xuyên ngân sách Nhà nước; tuy nhiên tác giả mới chỉ ñi
sâu vào phần cơ sở lý luận, phần thực trạng mới chỉ nêu chung chung công tác
kiểm soát chi trước khi có luật ngân sách nhà nước và sau khi có luật ngân
sách nhà nước.


5
Luận văn cao học năm 2010 của học viên Trần Trọng Sơn: “Hoàn thiện
cơ chế kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà
nước quận Cầu Giấy”, trường ðại học kinh tế - ðại học Quốc gia Hà Nội.
Tác giả ñánh giá khá sát thực cơ chế kiểm soát chi thường xuyên ngân sách
nhà nước, ñồng thời ñã ñề ra những giải pháp ñể hoàn thiện cơ chế kiểm soát
chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước quận Cầu Giấy.
Về lý luận và thực tiễn, các tác giả ñã ñưa ra nhiều những vấn ñề quan
trọng liên quan ñến công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước.
ðánh giá kết quả ñạt ñược, nêu lên những hạn chế, từ ñó tìm ra những giải
pháp hiệu quả, ñề xuất những kiến nghị ñể hoàn thiện công tác kiểm soát chi
thường xuyên NSNN.
Tác giả thấy rằng tất cả các bài viết nói trên là những tài liệu hết sức quý
giá về lý luận và thực tiễn. Tuy nhiên những nghiên cứu trên lại ở những thời
ñiểm khác nhau, các văn bản, chế ñộ về công tác kiểm soát chi thường xuyên ñã
có nhiều thay ñổi. Do vậy ñề tài mà tác giả lựa chọn hiện nay không trùng với
bất cứ công trình khoa học hay luận văn nào ñã công bố. Các công trình nghiên
cứu, các bài báo, tạp chí, tài liệu có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp ñến ñề tài
ñược tác giả tiếp thu, chọn lọc trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp
chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng.


6

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI
THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA
KHO BẠC NHÀ NƯỚC
1.1. CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1.1.1. Khái niệm chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước
NSNN là một phạm trù kinh tế, phạm trù lịch sử; là một bộ phận trong
hệ thống tài chính. Sự hình thành và phát triển của NSNN gắn với sự xuất hiện
và phát triển của kinh tế hàng hoá, tiền tệ trong phương thức sản xuất của các
cộng ñồng và Nhà nước của từng cộng ñồng. Nói cách khác, sự ra ñời của Nhà
nước, sự tồn tại của kinh tế hàng hóa - tiền tệ là những tiền ñề cho sự phát sinh,
tồn tại và phát triển của NSNN. Thuật ngữ NSNN ñược sử dụng rộng rãi trong
ñời sống kinh tế, xã hội ở mọi Quốc gia. Tuy nhiên, quan niệm về ngân sách
nhà nước lại chưa thống nhất, người ta ñã ñưa ra nhiều ñịnh nghĩa về ngân sách
nhà nước tùy theo các trường phái và các lĩnh vực nghiên cứu. Các nhà kinh tế
Nga quan niệm: “Ngân sách nhà nước là bảng liệt kê các khoản thu, chi bằng
tiền trong một giai ñoạn nhất ñịnh của một quốc gia”.
Theo Luật ngân sách Nhà nước (Luật số 83/2015/QH13) ñã ñược Quốc
hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 9 thông
qua ngày 25/06/2015 ñịnh nghĩa: “Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản
thu, chi của Nhà nước ñược dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian
nhất ñịnh do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết ñịnh ñể bảo ñảm thực
hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước”.
Chi ngân sách nhà nước là quá trình phân phối lại các nguồn tài chính ñã
ñược tập trung vào ngân sách nhà nước. Do ñó, chi ngân sách nhà nước là những
việc cụ thể không chỉ dừng lại trên các ñịnh hướng mà phải phân bổ cho từng
mục tiêu, từng hoạt ñộng và từng công việc thuộc chức năng của nhà nước.



7
Chi ngân sách nhà nước bao gồm các khoản chi ñầu tư phát triển; chi
dự trữ quốc gia; chi thường xuyên; chi trả nợ lãi; chi viện trợ; các khoản chi
khác theo quy ñịnh của pháp luật;
Chi thường xuyên NSNN: Là nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước
nhằm bảo ñảm hoạt ñộng của bộ máy nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức
chính trị - xã hội, hỗ trợ hoạt ñộng của các tổ chức khác và thực hiện các
nhiệm vụ thường xuyên của Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội, bảo ñảm
quốc phòng, an ninh.
1.1.2. Phân loại chi thường xuyên NSNN
Phân loại các khoản chi thường xuyên NSNN là việc sắp xếp các khoản
chi thường xuyên NSNN theo những tiêu thức, tiêu chí nhất ñịnh vào các
nhóm, các loại chi. Nội dung của chi thường xuyên rất ña dạng và phong phú,
sự phân loại ở các nước thường không giống nhau. Tuỳ thuộc vào các mục
tiêu khác nhau mà có các cách phân loại khác nhau, cụ thể:
a. Phân loại chi thường xuyên NSNN theo mục ñích sử dụng
Căn cứ vào mục ñích sử dụng NSNN, các khoản chi thường xuyên
NSNN bao gồm các loại sau:
- Chi hoạt ñộng sự nghiệp giáo dục, ñào tạo, y tế, xã hội, văn hóa thông
tin, văn học nghệ thuật, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, các sự
nghiệp xã hội khác;
- Chi hoạt ñộng sự nghiệp kinh tế;
- Chi quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội;
- Chi hoạt ñộng của các cơ quan nhà nước;
- Chi hoạt ñộng của ðảng Cộng sản Việt Nam;
- Chi hoạt ñộng của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Liên ñoàn Lao
ñộng Việt Nam, ðoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến
binh Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam;



8
- Chi trợ giá theo chính sách của Nhà nước
- Chi thường xuyên thuộc các Chương trình mục tiêu Quốc gia, dự án
Nhà nước;
- Chi hỗ trợ quỹ bảo hiểm xã hội
- Chi trợ cấp cho các ñối tượng chính sách xã hội;
- Chi hỗ trợ cho các tổ chức chính trị xã hội- nghề nghiệp, tổ chức xã
hội, tổ chức xã hội- nghề nghiệp;
- Các khoản chi thường xuyên khác theo quy ñịnh của pháp luật.
b. Phân loại chi thường xuyên NSNN theo tính chất kinh tế
Căn cứ vào tính chất kinh tế, chi thường xuyên NSNN bao gồm các
loại sau:
- Nhóm các khoản chi thanh toán cho cá nhân; gồm: Tiền lương; tiền
công trả cho lao ñộng thường xuyên theo hợp ñồng; phụ cấp lương; học bổng
học sinh, sinh viên; tiền thưởng; phúc lợi tập thể; các khoản ñóng góp; chi cho
cán bộ xã, thôn bản ñương chức; các khoản thanh toán khác cho cá nhân.
- Nhóm các khoản chi về hàng hóa, dịch vụ; gồm: Chi thanh toán dịch
vụ công cộng; vật tư văn phòng; thông tin, tuyên truyền, liên lạc; hội nghị;
công tác phí; chi phí thuê mướn; chi ñoàn ra, ñoàn vào; chi sửa chữa tài sản
phục vụ công tác chuyên môn và duy tu, bảo dưỡng các công trình cơ sở hạ
tầng từ kinh phí thường xuyên; Chi phí nghiệp vụ chuyên môn của từng ngành.
- Nhóm các khoản chi hỗ trợ và bổ sung; gồm: Chi hỗ trợ kinh tế tập
thể và dân cư; chi về công tác người có công với cách mạng và xã hội; chi trợ
giá theo chính sách của Nhà nước; chi lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội;
chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới.
- Nhóm các khoản chi khác; gồm: Chi cho công tác ðảng ở tổ chức
ðảng cơ sở và các cấp trên cơ sở; chi lập các quỹ của ñơn vị thực hiện khoán
chi và ñơn vị sự nhiệp có thu; các khoản chi khác của mục lục NSNN.



9
1.1.3. ðặc ñiểm chi thường xuyên NSNN
Thứ nhất, chi thường xuyên NSNN luôn gắn chặt với hoạt ñộng của bộ
máy nhà nước và những nhiệm vụ kinh tế- chính trị, kinh tế- xã hội. Quy mô
tổ chức bộ máy nhà nước, khối lượng phạm vi nhiệm vụ do nhà nước ñảm
nhiệm có quan hệ tỷ lệ thuận với tổng dự toán chi NSNN.
Thứ hai, các khoản chi thường xuyên có tính ổn ñịnh cao, nguồn lực tài
chính trang trải cho các khoản chi thường xuyên ñược phân bổ tương ñối ñều
giữa các quý trong năm, giữa các tháng trong quý và giữa các năm trong kỳ
kế hoạch.
Thứ ba, các khoản chi thường xuyên thường ñược xem xét tính hiệu
quả ở tầm vĩ mô, tất cả các khoản chi NSNN phải ñược xem xét một cách
toàn diện và dựa vào mức ñộ hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế, xã hội mà Nhà
nước ñã ñề ra trong từng thời kỳ.
Thứ tư, xét theo cơ cấu chi NSNNởtừng niên ñộvà mục ñích sửdụng,
thì ñại bộ phận các khoản chi thường xuyên của NSNN có hiệu lực tác ñộng
trong khoảng thời gian ngắn và mang tính chất tiêu dùng xã hội. Khi nghiên
cứu cơ cấu chi NSNN theo mục ñích sử dụng, người ta thường phân loại các
khoản chi thành 2 nhóm: Chi tích lũy và chi tiêu dùng. Theo tiêu thức này thì
ñại bộ phận các khoản chi thường xuyên ñược xếp vào chi tiêu dùng. Bởi vì,
trong từng niên ñộ ngân sách ñó, các khoản chi chủ yếu nhằm trang trải cho
các nhu cầu về quản lý hành chính nhà nước; về quốc phòng, an ninh; về các
hoạt ñộng sự nghiệp và các hoạt ñộng xã hội khác.
Thứ năm, các khoản chi thường xuyên NSNN thường mang tính chất
không bồi hoàn trực tiếp. ðặc ñiểm này giúp chúng ta phân biệt các khoản
chi NSNN với các khoản tín dụng, các khoản chi cho hoạt ñộng sản xuất,
kinh doanh…
Thứ sáu, các khoản chi thường xuyên NSNN gắn chặt với sự vận ñộng



10
của các phạm trù giá trị như tiền lương, giá cả và các phạm trù khác thuộc
lĩnh vực tiền tệ.
1.1.4. Vai trò chi thường xuyên NSNN
Chi thường xuyên NSNN gắn chặt với hoạt ñộng của bộ máy Nhà
nước, nó tác ñộng ñến mọi hoạt ñộng kinh tế xã hội và thường gắn với sự vận
ñộng của các lĩnh vực tiền tệ. Do ñó, chi thường xuyên có vai trò rất quan
trọng trong nhiệm vụ chi của NSNN:
Một là, chi thường xuyên có tác ñộng trực tiếp ñến việc thực hiện các
chức năng của Nhà nước về quản lý kinh tế, xã hội, là một trong những
nhân tố có ý nghĩa quyết ñịnh ñến chất lượng, hiệu quả của bộ máy quản lý
Nhà nước.
Hai là, chi thường xuyên là công cụ ñể Nhà nước thực hiện mục tiêu ổn
ñịnh và ñiều chỉnh thu nhập, hỗ trợ người nghèo, gia ñình chính sách, thực
hiện các chính sách xã hội… góp phần thực hiện mục tiêu công bằng xã hội.
Ba là, thông qua chi thường xuyên, Nhà nước thực hiện ñiều tiết, ñiều
chỉnh thị trường ñể thực hiện các mục tiêu của Nhà nước. Nói cách khác, chi
thường xuyên ñược xem là một trong những công cụ kích thích phát triển và
ñiều tiết vĩ mô nền kinh tế.
Bốn là, chi thường xuyên là công cụ ổn ñịnh chính trị, xã hội, quốc
phòng, an ninh. Thông qua chi thường xuyên, Nhà nước thực hiện các chính
sách xã hội, ñảm bảo ổn ñịnh, an toàn xã hội và an ninh, quốc phòng.
1.1.5. Chu trình quản lý chi NSNN
Quản lý chi NSNN, là quá trình Nhà nước vận dụng chủ trương, ñường
lối của ðảng, chính sách pháp luật của nhà nước trong quản lý kinh tế, ñồng
thời sử dụng các công cụ và phương pháp quản lý nhằm tác ñộng ñến quá
trình sử dụng các nguồn vốn của NSNN ñể thực hiện các chức năng, nhiệm
vụ do nhà nước ñảm nhiệm một cách có hiệu quả nhất.



11
Chu trình quản lý chi NSNN là một bộ phận của chu trình quản lý
NSNN, kể từ khi bắt ñầu hình thành cho ñến khi kết thúc. Một chu trình quản
lý chi NSNN bao gồm 03 khâu nối tiếp nhau, ñó là: Lập dự toán chi NSNN,
chấp hành và quyết toán chi NSNN, cụ thể:
a. Lập dự toán chi NSNN
Lập dự toán chi NSNN là việc các cơ quan, tổ chức, ñơn vị, chủ ñầu tư
lập dự toán chi NSNN trong phạm vi nhiệm vụ ñược giao, báo cáo cơ quan
quản lý cấp trên trực tiếp ñể tổng hợp báo cáo cơ quan tài chính cùng cấp.
Chính phủ có trách nhiệm trình Quốc hội thảo luận và quyết ñịnh dự toán chi
NSNN.
Dự toán chi NSNN ñã ñược phê chuẩn trở thành các chỉ tiêu pháp lệnh,
các cơ quan nhà nước, các ñơn vị dự toán ngân sách các cấp khi nhận ñược dự
toán phân bổ về, có trách nhiệm giao nhiệm vụ cho các ñơn vị dự toán trực
thuộc bảo ñảm ñúng với dự toán ngân sách ñược phê duyệt, không một tổ
chức, cá nhân nào ñược thay ñổi nhiệm vụ chi ngân sách ñã ñược phân bổ khi
chưa có sự ñồng ý của cơ quan có thẩm quyền.
Lập dự toán chi NSNN là công việc khởi ñầu có ý nghĩa quyết ñịnh ñối
với toàn bộ các khâu của chu trình quản lý chi NSNN. Một dự toán chi NSNN
ñúng ñắn, có cơ sở khoa học và thực tiễn sẽ có tác dụng quan trọng ñối với
việc phát triển kinh tế - xã hội; ñồng thời cũng tạo ñiều kiện thuận lợi rất lớn
cho các khâu tiếp theo, ñặc biệt là khâu chấp hành chi NSNN.
b. Chấp hành dự toán chi NSNN
Chấp hành dự toán chi NSNN là quá trình tổ chức thực hiện dự toán
ngân sách ñã ñược lập ra, thông qua việc huy ñộng và sử dụng các nguồn
lực có ñược ñể thực hiện các chính sách của chính phủ ñược phản ánh
trong ngân sách.
Sau khi dự toán chi NSNN ñược duyệt, các cơ quan nhà nước ở trung



12
ương và ñịa phương có trách nhiệm phân bổ dự toán chi NSNN ñược giao cho
các ñơn vị sử dụng ngân sách ñúng với dự toán ñược phê duyệt về tổng mức
chi và chi tiết theo ñúng tính chất mã ngành, mã nguồn ngân sách ñã ñược
duyệt, ñồng thời thông báo cho cơ quan tài chính cùng cấp và KBNN nơi giao
dịch ñể theo dõi và thanh toán. Thủ trưởng ñơn vị sử dụng ngân sách có trách
nhiệm quản lý, sử dụng ngân sách, bảo ñảm hiệu quả, tiết kiệm, ñúng chính
sách, chế ñộ, tiêu chuẩn, ñịnh mức chi ngân sách.
KBNN căn cứ vào dự toán chi NSNN năm ñược giao, kiểm tra ñầy ñủ
hồ sơ thanh toán và lệnh chuẩn chi của chủ tài khoản; thực hiện cấp phát
thanh toán, chi trả cho các ñơn vị thụ hưởng NSNN theo ñúng chế ñộ Nhà
nước quy ñịnh.
c. Quyết toán chi NSNN
Quyết toán chi NSNN là khâu cuối cùng của một chu trình quản lý chi
NSNN. Nó bao gồm các công việc lập, tổng hợp, phân tích, ñánh giá các
khoản chi NSNN ñã ñược thực hiện trong năm ngân sách.
Quyết toán chi NSNN ñược thực hiện theo phương pháp từ cơ sở,
tổng hợp từ dưới lên trên và phải ñược Hội ñồng nhân dân các cấp phê
chuẩn. Quyết toán NSNN ñó chính là sự tổng kết tình hình thực hiện các
khoản chi ngân sách của năm trước, thông qua ñó chúng ta có thể thấy
ñược hoạt ñộng phát triển KT-XH của ñất nước trong năm ngân sách. Từ
ñó, rút ra ñược những kinh nghiệm cần thiết cho việc ñiều hành chi NSNN
trong những năm sau.
1.1.6. Kiểm tra, kiểm soát chi Ngân sách Nhà nước
Kiểm tra, kiểm soát chi NSNN là quá trình các cơ quan nhà nước có
thẩm quyền thực hiện thẩm ñịnh, kiểm tra, kiểm soát các khoản chi NSNN
theo các chính sách, chế ñộ, tiêu chuẩn, ñịnh mức do Nhà nước quy ñịnh và
ñược thực hiện ở tất cả các khâu của chu trình quản lý chi NSNN.



13
ðối với khâu lập dự toán: Kiểm tra NSNN là việc xem xét lại các dự
báo, ñánh giá số liệu dự toán của các ñơn vị lập ñảm bảo phù hợp với thực tế
phát sinh, với chức năng, nhiệm vụ của ñơn vị hoặc của từng cấp từng ngành.
ðối với khâu chấp hành NSNN: Là việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện
quản lý chi NSNN, ñối chiếu việc chấp hành NSNN với các chế ñộ, tiêu
chuẩn ñịnh mức của cấp có thẩm quyền phê duyệt, dự toán NSNN ñược giao
và luật NSNN. Trường hợp không ñúng chính sách, chế ñộ, tiêu chuẩn ñịnh
mức thì yêu cầu cơ quan phân bổ NSNN ñiều chỉnh lại hoặc phải thu hồi.
ðối với khâu quyết toán chi NSNN: Là việc xem xét ñánh giá sự ñúng
ñắn, tính chính xác của các loại báo cáo tổng hợp, từ ñó ñưa ra các kết luận.
Như vậy, kiểm tra, kiểm soát chi NSNN là một chức năng của quản
lý NSNN, gắn liền với quản lý NSNN, ñồng thời gắn liền với mọi hoạt
ñộng của NSNN.
1.2. KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NSNN QUA KBNN
1.2.1. Tổng quan về KBNN
a. Giới thiệu về KBNN
Kho bạc Nhà nước là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức
năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về quỹ ngân
sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước; quản lý ngân quỹ nhà nước; tổng
kế toán nhà nước; thực hiện việc huy ñộng vốn cho ngân sách nhà nước và
cho ñầu tư phát triển thông qua hình thức phát hành trái phiếu Chính phủ theo
quy ñịnh của pháp luật.
Hệ thống KBNN ñã ñóng góp tích cực vào sự nghiệp ñổi mới và lành
mạnh hoá nền tài chính quốc gia thông qua việc tập trung nhanh, ñầy ñủ
nguồn thu cho NSNN, ñáp ứng kịp thời các nhu cầu chi tiêu của nhà nước,
thực hiện các chính sách xã hội và ñảm bảo an ninh quốc phòng; huy ñộng
một lượng vốn lớn cho ñầu tư phát triển kinh tế; kế toán và cung cấp thông



14
tinchính xác về tình hình thu, chi NSNN, góp phần ñắc lực vào việc nâng cao
chất lượng quản lý và ñiều hành Tài chính- Ngân sách của Quốc hội, Chính
phủ và chính quyền các cấp.
b. Các mô hình KBNN trên thế giới
Trên thế giới có các mô hình Kho bạc Nhà nước tiêu biểu sau ñây:
Mô hình thứ nhất:Kho bạc là cơ quan trực thuộc Chính phủ:
Theo mô hình này Kho bạc Nhà nước là cơ quan ngang Bộ thường
ñược gọi là Bộ Ngân khố hay Tổng nha Ngân khố. Mô hình này phổ biến ở
các nước phát triển như: Mỹ, Anh, Australia...
Nhiệm vụ chủ yếu của Kho bạc Nhà nước theo mô hình này là: Quản lý
tài sản của Nhà nước; thực hiện thu, chi Ngân sách Nhà nước; hạch toán kế
toán các nghiệp vụ tài chính, lập cân ñối thu chi tiền tệ; phát hành tiền; quản
lý nợ quốc gia; quản lý các loại tài sản quý hiếm; phát hành trái phiếu, tín
phiếu Nhà nước.
Mô hình thứ hai:Kho bạc Nhà nước là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính
hoặc (Bộ Kinh tế - Tài chính), theo mô hình này Kho bạc Nhà nước là một bộ
phận của Bộ Tài chính, chịu sự chỉ ñạo của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Theo mô hình này gồm phần lớn các nước ở Châu âu ñiển hình là Pháp,
Ðức... và các nước ở Ðông Nam á như Indonexia, Malayxia, Thái Lan. Kho
bạc Nhà nước còn có tên gọi khác như Vụ quản lý tài chính công, Vụ kế toán
công, trong ñó có các nghiệp vụ quản lý quỹ ngân sách Nhà nước, kế toán và
quyết toán ngân sách Nhà nước, quản lý nợ công.
Nhiệm vụ chủ yếu của Kho bạc Nhà nước theo mô hình này là: Thực
hiện các nhiệm vụ tập trung các khoản thu thuế, phí vào ngân sách, kiểm soát
việc chi trả từ ngân sách Nhà nước; sắp sếp ñiều hòa các khoản chi NSNN;
kiểm tra giám sát việc sử dụng công quỹ, quản lý các khoản nợ trong nước và
nợ nước ngoài. Ở Pháp hệ thống Kho bạc Nhà nước ñược tổ chức thống nhất



15
từ trung ương ñến ñịa phương;ở trung ương có Tổng KBNN chịu sự lãnh ñạo
của Bộ trưởng Bộ Kinh tế - Tài chính và ngân sách; ở ñịa phương có hệ thống
Kho bạc ñịa phương, chịu sự chỉ ñạo của Tổng kế toán Nhà nước. Toàn bộ hệ
thống KBNN của Pháp mở tài khoản tại Ngân hàng trung ương; Tổng KBNN
trung ương ñảm nhiệm việc cân ñối thu, chi trên tài khoàn này, KBNN ñịa
phương chỉ thực hiện nhiệm vụ thu, chi trong các khoản ñã ñược phân bổ.
Mô hình thứ ba: Kho bạc Nhà nước trực thuộc Ngân hàng Trung ương:
Mô hình này trước ñây ñược áp dụng ở các nước Xã hội chủ nghĩa như
Liên xô (cũ); Trung Quốc, các nước Ðông Âu và Châu Phi, Việt Nam, hiện
nay mô hình này hầu như không còn tồn tại.
Nhiệm vụ chủ yếu của các KBNN theo mô hình này là: Trong bộ máy
của Ngân hàng trung ương có một ñơn vị làm nhiệm vụ quản lý Quỹ ngân
sách Nhà nước, ñặc trách theo dõi và giúp Bộ Tài chính quản lý các khoản
thu, chi ngân sách Nhà nước, phối hợp với Vụ Ngân sách Nhà nước của Bộ
Tài chính làm nhiệm vụ kế toán và quyết toán ngân sách Nhà nước.
Như vậy, có thể thấy rằng Kho bạc Nhà nước ở các nước ra ñời khá
sớm, hầu hết ñược chia tách và phát triển từ cơ quan Tài chính, chuyên môn
hóa công tác quản lý ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, mô hình tổ chức bộ
máy và chức năng, nhiệm vụ của Kho bạc Nhà nước ở các nước tùy vào ñiều
kiện, tình hình kinh tế - xã hội của mỗi nước. Ở Việt Nam hiện nay, hệ
thốngKBNN ñược xây dựng theo mô hình thứ hai; nghĩa là Kho bạc Nhà
nước là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính. KBNN ñược tổ chức thành hệ thống
ngành dọc từ trung ương ñến ñịa phương, theo nguyên tắc tập trung, thống
nhất.
1.2.2. Kho bạc Nhà nước với công tác KSC thường xuyên NSNN
a. Khái niệm KSC thường xuyên NSNN qua KBNN
Hoạt ñộng quản lý của một tổ chức có thể chia thành 4 chức năng:



×