Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Hoàn thiện mạng lưới vận tải hành khách công cộng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.74 MB, 108 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

CAO THỊ HẢI VÂN

HOÀN THIỆN MẠNG LƢỚI
VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Đà Nẵng – Năm 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

CAO THỊ HẢI VÂN

HOÀN THIỆN MẠNG LƢỚI
VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
Mã số: 60.31.01.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐÀO HỮU HÒA

Đà Nẵng – Năm 2016



LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn

CAO THỊ HẢI VÂN


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................. 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................... 2
4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 2
5. Bố cục đề tài ........................................................................................... 3
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu................................................................ 3
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HOÀN THIỆN MẠNG LƢỚI
VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG .................................................... 6
1.1. TỔNG QUAN VỀ MẠNG LƯỚI VÀ HOÀN THIỆN MẠNG LƯỚI VẬN
TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG .................................................................... 6
1.1.1. Khái niệm về vận tải hành khách công cộng và mạng lưới vận tải
hành khách công cộng ........................................................................................ 6
1.1.2. Hoàn thiện mạng lưới vận tải hành khách công cộng .................... 12
1.1.3. Nguyên tắc của việc hoàn thiện mạng lưới vận tải hành khách
công cộng ......................................................................................................... 13
1.2. NỘI DUNG VÀ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CỦA VIỆC HOÀN THIỆN
MẠNG LƯỚI VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG ............................. 14
1.2.1. Hoàn thiện các tuyến vận tải hành khách công cộng ..................... 14

1.2.2. Hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng trên tuyến ............................... 19
1.2.3. Hoàn thiện công tác quản lý, điều hành ......................................... 22
1.2.4. Hoàn thiện chất lượng phục vụ ...................................................... 23
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOÀN THIỆN MẠNG LƯỚI
VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG ..................................................... 24
1.3.1. Nhóm các nhân tố điều kiện tự nhiên ............................................ 24


1.3.2. Nhóm các nhân tố điều kiện xã hội................................................ 25
1.3.3. Nhóm các nhân tố điều kiện kinh tế .............................................. 25
1.3.4. Nhóm các nhân tố nội tại ............................................................... 26
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG MẠNG LƢỚI VẬN TẢI HÀNH KH CH
C NG CỘNG ẰNG XE BUÝT Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ................ 27
2.1. ĐẶC ĐIỂM C

ẢN CỦ

THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ẢNH HƯỞNG

ĐẾN MẠNG LƯỚI GI O TH NG VẬN TẢI .............................................. 27
2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên .......................................................... 27
2.1.2. Đặc điểm xã hội ............................................................................. 28
2.1.3. Đặc điểm kinh tế ............................................................................ 30
2.1.4. Đặc điểm cơ sở hạ tầng giao thông vận tải thành phố ................... 31
2.2. THỰC TRẠNG MẠNG LƯỚI VẬN TẢI HÀNH KHÁCH C NG
CỘNG ẰNG XE BUÝT TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG............................. 35
2.2.1. Thực trạng tuyến vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt ..... 35
2.2.2. Thực trạng cơ sở hạ tầng trên tuyến xe buýt.................................. 41
2.2.3. Thực trạng công tác quản lý, điều hành hoạt động mạng lưới vận
tải hành khách công cộng bằng xe buýt ........................................................... 46

2.2.4. Thực trạng về chất lượng phục vụ của mạng lưới vận tải hành
khách công cộng bằng xe buýt ......................................................................... 49
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG ................................................................................ 60
2.3.1. Thành công ..................................................................................... 60
2.3.2. Hạn chế........................................................................................... 60
2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế .............................................................. 61
CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN MẠNG LƢỚI VẬN TẢI
HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT TẠI THÀNH PHỐ
ĐÀ NẴNG ....................................................................................................... 62
3.1. C SỞ TIỀN ĐỀ CHO VIỆC ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ........................... 62


3.1.1. Quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn
2050 ................................................................................................................. 62
3.1.2. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng đến năm
2020 .................................................................................................................. 65
3.1.3. Dự báo phát triển dân số thành phố Đà Nẵng đến năm 2030 ........ 66
3.1.4. Dự báo nhu cầu vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt của
thành phố Đà Nẵng đến năm 2030 ................................................................... 69
3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN MẠNG LƯỚI VẬN TẢI HÀNH KHÁCH
CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ................ 71
3.2.1. Giải pháp hoàn thiện mạng lưới tuyến vận tải hành khách công
cộng bằng xe buýt ........................................................................................... 71
3.2.2. Giải pháp hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng trên tuyến ................ 75
3.2.3. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý, điều hành mạng lưới vận
tải hành khách công cộng bằng xe buýt ........................................................... 79
3.2.4. Giải pháp hoàn thiện chất lượng phục vụ của mạng lưới vận tải
hành khách công cộng bằng xe buýt ................................................................ 81
3.3. GIẢI PHÁP HỖ TRỢ KHÁC ................................................................... 83
3.3.1. Giải pháp về tuyên truyền .............................................................. 83

3.3.2. Trợ giá cho vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt thành phố
Đà Nẵng............................................................................................................ 84
3.3.3. Lập quỹ bảo trì và phát triển vận tải hành khách ........................... 86
3.3.4. Các giải pháp cải thiện cơ sở hạ tầng............................................. 87
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN ( ản sao)
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Các chữ viết tắt

Nội dung của các chữ viết tắt

HK

Hành khách

GTVT

Giao thông vận tải

TP

Thành phố

VTHKCC


Vận tải hành khách công cộng

VTHK

Vận tải hành khách


DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu

Tên bảng

bảng

Trang

1.1.

Diện tích chiếm dụng đường của các loại phương tiện

10

1.2.

Lượng khí xả cho 1 chuyến đi ứng với từng loại phương tiện

11

1.3.


Cơ cấu phương thức vận tải

20

2.1.

Diện tích, dân số và mật độ dân số thành phố Đà Nẵng

29

năm 2015 phân theo quận, huyện
2.2.

Tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá so sánh 2010 phân

30

theo khu vực kinh tế
2.3.

Một số chỉ tiêu cơ bản về mạng lưới đường bộ thành phố Đà

33

Nẵng
2.4.

Các tuyến quốc lộ qua thành phố Đà Nẵng


34

2.5.

Lộ trình các tuyến buýt

37

2.6.

Lượng hành khách trên các tuyến buýt

40

2.7.

Số lượng xe sử dụng phân theo đơn vị khai thác

42

2.8.

Bảng niên hạn sử dụng xe buýt trên các tuyến

43

2.9.

Khoảng cách trung bình giữa các điểm dừng


46

2.10.

Sơ lược về các đơn vị khai thác xe buýt ở Đà Nẵng

47

2.11.

Đặc điểm hoạt động của các tuyến xe buýt

48

2.12.

Thông tin cơ bản của hành khách

51

2.13.

Số lượng chuyến đi theo mục đích

52

2.14.

Mối quan hệ giữa tần suất và mục đích chuyến di


53

2.15.

Tỷ lệ hành khách hài lòng về tính năng của dịch vụ vận tải

54

hành khách công cộng bằng xe buýt


Số hiệu

Tên bảng

Trang

Tỷ lệ hành khách hài lòng về khả năng đáp ứng của mạng

55

bảng
2.16.

lưới vận tải hành khách bằng xe buýt
2.17.

Tỷ lệ hành khách hài lòng về khả năng phục vụ của tài xế

57


và nhân viên khi sử dụng dịch vụ vận tải hành khách công
cộng bằng xe buýt
2.18.

Tỷ lệ hành khách hài lòng về chất lượng kỹ thuật của dịch

58

vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt
2.19.

Tỷ lệ hành khách hài lòng về khả năng điều tiết, ứng dụng

59

công nghệ mới vào dịch vụ vận tải xe buýt
3.1.

Kết quả dự báo dân số thành phố Đà Nẵng từ mô hình

68

VISUM
3.2.

Quy mô dự kiến của các vị trí điểm đầu – cuối năm 2020

76


3.3.

Sự thay đổi về loại xe buýt trên một số tuyến giữa năm

78

2020 và 2030


DANH MỤC CÁC HÌNH

Số hiệu

Tên hình

hình

Trang

2.1.

Phân loại hạ tầng đường bộ thành phố Đà Nẵng

31

2.2.

Cơ cấu đường bộ theo địa bàn thành phố Đà Nẵng

32


2.3.

Cơ cấu đường bộ theo địa bàn thành phố Đà Nẵng

35

2.4.

Thống kê phương tiện theo năm sản xuất

42

2.5.

Thống kê phương tiện theo thương hiệu

42

2.6.

Mục đích chuyến đi

52

2.7.

Lý do sử dụng xe buýt

53


3.1.

Quy hoạch chung xây dựng Đà Nẵng đến năm 2030 tầm

62

nhìn đến năm 2050
3.2.

Dự báo tăng trưởng dân số thành phố Đà Nẵng

67

3.3.

Phân bổ lưu lượng giao thông cho thành phố Đà Nẵng đến

70

năm 2020
3.4.

Phân bổ lưu lượng giao thông cho thành phố Đà Nẵng đến

70

năm 2030
3.5.


Phương án điều chỉnh lộ trình 5 tuyến

73

3.6.

Phương án mở mới 6 tuyến

74

3.7.

Mô hình Trung tâm điều hành đèn tín hiệu giao thông và

79

vận tải công cộng hiện tại
3.8.

Mô hình Trung tâm điều hành đèn tín hiệu giao thông và
vận tải công cộng sau khi hoàn thiện

80


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Vận tải hành khách công cộng có ý nghĩa xã hội vô cùng to lớn, nó là

loại dịch vụ thỏa mãn nhu cầu thiết yếu của người dân – nhu cầu đi lại, là cơ
sở đảm bảo chất lượng cuộc sống của người dân, đảm bảo trật tự xã hội nói
chung và tạo điều kiện cho các hoạt động kinh tế, hoạt động sản xuất, nhằm
phát triển nền kinh tế - xã hội. Hơn thế nữa, quá trình phát triển của các đô thị
lớn trên thế giới đã khẳng định xu thế giao thông công cộng từng bước thay
thế giao thông cá nhân, giảm mật độ phương tiện lưu thông trong đô thị, giải
quyết nạn ách tắc và tai nạn giao thông, đảm bảo trật tự an toàn giao thông và
mỹ quan đô thị, phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững.
Đà Nẵng một trung tâm kinh tế, chính trị của khu vực miền Trung Tây
Nguyên. Đà Nẵng trong tương lai là một đô thị có dân số lớn (năm 2020:
1,2 – 1,4 triệu người), do vậy việc nghiên cứu và phát triển mô hình vận tải
hành khách công cộng phải được triển khai sớm và đồng bộ nhằm đáp ứng
nhu cầu đi lại ngày càng tăng.
Tuy nhiên theo thời gian, mạng lưới vận tải hành khách công cộng
đang vận hành cũng như trong quy hoạch đang có một số vấn đề tồn tại. Cùng
với sự tăng trưởng mạnh về kinh tế là tình trạng đô thị hóa, sự phát triển của
các phương tiện cá nhân tham gia giao thông dẫn đến tình trạng quá tải trên
một số tuyến phố, tai nạn giao thông ngày một gia tăng, trật tự đi lại khó
khăn…
Vì lẽ đó, việc tìm ra nguyên nhân và giải pháp hoàn thiện mạng lưới
vận tải hành khách công cộng tại địa bàn thành phố Đà Nẵng là hết sức cần
thiết. Đó là lí do tác giả chọn đề tài: “Hoàn thiện mạng lưới vận tải hành
khách công cộng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng”.


2

2. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến hoàn thiện mạng lưới
vận tải hành khách công cộng.

- Phân tích thực trạng mạng lưới vận tải hành khách công cộng bằng xe
buýt tại thành phố Đà Nẵng trong thời gian qua.
- Đề xuất giải pháp hoàn thiện mạng lưới vận tải hành khách công cộng
bằng xe buýt tại thành phố Đà Nẵng trong thời gian tới.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đố tư ng ng ên c u
Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực ti n liên quan đến hoàn thiện
mạng lưới vận tải hành khách công cộng ở thành phố Đà Nẵng.
3.2. P ạm v ng ên c u
Nội dung: Trong phạm vi của đề tài, tác giả chỉ nghiên cứu riêng về
mạng lưới vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn thành phố
Đà Nẵng trong định hướng cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của thành
phố đến năm 2020.
Không gian: Thành phố Đà Nẵng và các tuyến vận tải xe buýt có liên
quan
Thời gian: Các số liệu thống kê, phân tích trong luận văn chủ yếu đến năm
2014, một số số liệu đã cập nhật đến năm 2015. Phần giải pháp đề xuất cho giai
đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài trên, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu
sau: Phương pháp phân tích thực chứng; Phương pháp phân tích chuẩn tắc;
Phương pháp điều tra, khảo sát; Phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa;
Các phương pháp khác...


3

5. Bố cục đề tài
Chương 1: Cơ sở lý luận của hoàn thiện mạng lưới vận tải hành khách
công cộng.

Chương 2: Thực trạng mạng lưới vận tải hành khách công cộng bằng
xe buýt tại thành phố Đà Nẵng.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện mạng lưới vận tải hành khách công
cộng bằng xe buýt tại thành phố Đà Nẵng.
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Trong thời gian qua ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về hệ thống
mạng lưới vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, như:
Công ty cổ phần phát triển đô thị bền vững Hà Nội (SUD) (2001), “Đầu
tư phương tiện và tổ chức vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt ở thủ
đô Hà Nội”: Đây là một nghiên cứu mang tính chất tư vấn về VTHKCC bằng
xe buýt, nghiên cứu về nhu cầu đi lại, xác định mạng lưới, hệ thống cơ sở hạ
tầng, phương tiện vận tải, nhưng việc nghiên cứu cũng chưa dựa trên các cơ
sở lý luận của ngành kinh tế vận tải, mà chỉ tập trung vào việc đề xuất các
kịch bản khai thác kỹ thuật mạng lưới VTHKCC như thế nào để đảm bảo tính
kinh tế cho hoạt động của đơn vị quản lý, khai thác mạng lưới VTHKCC của
thủ đô Hà Nội.
TS. Nguy n Thanh Chương (2007), “Quy trình tổ chức quản lý và hiệu
quả xã hội hóa vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt ở đô thị Việt Nam”,
Trường Đại học Giao thông vận tải: Nội dung bài báo đề cập đến quy trình
trong xã hội hóa và việc đánh giá hiệu quả của hoạt động xã hội hóa vận tải
hành khách công cộng bằng xe buýt.
TS. Nguy n Thị Bích Hằng (2005), “Các chính sách trợ giá cho hoạt
động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt và biện pháp giảm trợ giá”,
Trường Đại học Giao thông vận tải cơ sở II: ài báo đưa ra một số phân tích,


4

đánh giá nhằm làm rõ vấn đề: Tại sao phát triển hệ thống vận tải công cộng
luôn kéo theo sự gia tăng số tiền trợ giá cho hoạt động của nó? Tại sao phải

trợ giá, trợ giá đến khi nào và làm thế nào để hạn chế số tiền trợ giá cho vận
tải hành khách công cộng?
TS. Nguy n Thị Bích Hằng (2006), “Phân tích các nguyên nhân dẫn
đến ùn tắc và tai nạn giao thông do xe buýt tại các đô thị Việt Nam và đề xuất
các giải pháp khắc phục”, Trường Đại học Giao thông vận tải cơ sở II: Bài
báo tiến hành phân tích các nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng ùn tắc và
tai nạn giao thông trong vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt và đề
xuất các phương hướng giải quyết.
Phan Cao Thọ - Mai nh Đức (2009), “Lựa chọn sơ đồ mạng lưới giao
thông công cộng bằng xe buýt cho thành phố Đà Nẵng”, Tạp chí Khoa học và
Công nghệ, Đại học Đà Nẵng: Xuất phát từ hiện trạng giao thông đô thị hiện
nay, với các số liệu khảo sát nhu cầu đi lại và hành trình các chuyến đi của
người dân thông qua các phiếu phỏng vấn trực tiếp, dựa trên các lý thuyết qui
hoạch mạng lưới đường, các tác giả đã đề xuất cơ sở lựa chọn sơ đồ mạng
lưới xe buýt. Kết quả nghiên cứu chỉ ra phương án qui hoạch hợp lý nhất về
sơ đồ mạng lưới giao thông công cộng bằng xe buýt từ các phương án đề xuất
trên cơ sở qui hoạch tổng thể giao thông vận tải của thành phố Đà Nẵng đến
năm 2020.
PGS.TS Từ Sỹ Sùa, “Khai thác cơ sở vật chất kỹ thuật giao thông vận
tải đô thị”, Trường Đại học Giao thông vận tải: Đề cập đến những nguyên tắc
mang tính bắt buộc trong quá trình khai thác hạ tầng giao thông và phương
tiện vận tải.
Tuy nhiên các nghiên cứu này chỉ dừng lại ở mức độ báo cáo nghiên
cứu khả thi để lập các dự án đầu tư mạng lưới VTHKCC mà chưa đi sâu vào
nghiên cứu mang tính hệ thống của VTHKCC. Đối với thành phố Đà Nẵng


5

cũng không ngoại lệ, hầu như chỉ dừng lại ở các nghiên cứu khả thi về vận tải

khách công cộng mà chưa có một nghiên cứu tổng quát nào về mạng lưới
VTHKCC bằng xe buýt.
Ngoài ra, trong đề tài đã kế thừa những nghiên cứu của tác giả Trần
Đình Lưu (2011), Luận văn Thạc sĩ kinh tế “Hoàn thiện mạng lưới vận tải
hành khách công cộng tại Khánh Hòa” và tác giả Lê Cao Duẩn (2015), Luận
văn Thạc sĩ kinh tế năm 2015 “Phát triển dịch vụ vận tải hành khách công
cộng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi” về cơ sở lý luận và phương pháp luận.


6

CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HOÀN THIỆN MẠNG LƢỚI VẬN
TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG
1.1. TỔNG QUAN VỀ MẠNG LƢỚI VÀ HOÀN THIỆN MẠNG LƢỚI VẬN
TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG
1.1.1. Khái niệm về vận tải hành khách công cộng và mạng lƣới
vận tải hành khách công cộng
a. Vận tải hành khách công cộng
Vận tải hành khách công cộng là một phần quan trọng trong hệ thống
giao thông vận tải đô thị.
Ở nước ta, Cục đường bộ (Bộ GTVT) đã đưa ra định nghĩa về vận tải
hành khách công cộng như sau: “Vận tải hành khách công cộng là tập hợp các
phương thức, phương tiện vận chuyển hành khách đi lại trong thành phố ở cự
li dưới 50km và có sức chứa trên 8 hành khách (không kể lái xe)”.
Đến Nghị định số 92/2001/NĐ-CP ngày 11/12/2001 của Chính phủ bổ
sung, sửa đổi phương tiện vận tải hành khách công cộng là loại phương tiện
vận tải lớn hơn 17 chỗ ngồi.
Tuy nhiên cả 2 định nghĩa này đều bị giới hạn về cự li đi lại, không phù
hợp đối với các đô thị lớn. Ngoài khái niệm trên, vận tải hành khách công

cộng còn có rất nhiều khái niệm khác như:
Theo PGS.TS Từ Sỹ Sùa thì: Vận tải hành khách công cộng là một loại
hoạt động trong đó sự vận chuyển được cung cấp cho hành khách để thu tiền
cước bằng những phương tiện không phải của họ.
Theo đề tài nghiên cứu khoa học của Nguy n Đoàn Dũng (2003) thì
vận tải hành khách công cộng là loại hình mà mọi tầng lớp dân cư trong đô thị


7

có thể sử dụng các phương tiện, tuyến đường đã có sẵn, với mức chi trả được
xác định sẵn để đáp ứng nhu cầu đi lại của mình.
Tập hợp các quan niệm trên có thể đi đến hai quan niệm tổng quát như
sau:
- Xét theo tính chất xã hội của đối tượng phục vụ thì vận tải hành khách
công cộng là loại hình vận tải phục vụ chung cho xã hội, mang tính chất công
cộng trong đô thị, bất luận nhu cầu đi lại thuộc về nhu cầu gì (nhu cầu thường
xuyên, ổn định, phục vụ cao…) Với khái niệm này, vận tải hành khách công
cộng gồm cả hệ thống vận tải taxi, xe lam, xe ôm, xích lô….
- Xét theo tính chất phục vụ của vận tải (không theo đối tượng phục vụ)
thì vận tải hành khách công cộng là loại hình vận chuyển khách trong đô thị
có thể đáp ứng khối lượng lớn nhu cầu đi lại của mọi tầng lớp dân cư một
cách thường xuyên, liên tục theo thời gian xác định, theo hướng và tuyến ổn
định trong từng thời kỳ nhất định.
Cả hai quan niệm trên thống nhất nhau về khái niệm: vận tải hành
khách công cộng ở đô thị là phương thức vận tải hành khách ở đô thị, không
phải là vận tải hành khách liên tỉnh. Tuy nhiên hai quan niệm trên khác nhau
ở bản chất: Quan niệm thứ nhất chỉ xét đến tính chất xã hội của vận tải là
phục vụ công cộng, không quan niệm phục vụ số đông. Vì vậy việc sử dụng
xe taxi hay xe con cá nhân hoặc việc sử dụng xe honda ôm hay xe máy cá

nhân chỉ khách nhau về chủ sở hữu, về mặt giao thông không khác gì nhau.
Mặt khác, không có khái niệm hoạt động trong nội đô nên xe taxi chở khách
từ nội đô đi các tỉnh, hay xe khách chở khách từ các tỉnh vào thành phố cũng
có thể được coi là vận tải hành khách công cộng. Vì vậy, các khái niệm về
vận tải hành khách công cộng trên thế giới thiên về quan niệm thứ hai.


8

Từ các khái niệm trên, có thể tạm định nghĩa về vận tải hành khách
công cộng như sau: Vận tải hành khách công cộng là tập h p các p ương
th c, p ương t ện vận chuyển àn k ác trong đô t ị, có thể đáp

ng

khố lư ng lớn nhu cầu đ lại của mọi tầng lớp dân cư một các t ường
xuyên, liên tục theo thờ g an, ướng và tuyến xác định.
Ở các thành phố hiện đại trên thế giới, phương tiện vận tải hành khách
công cộng rất đa dạng, phong phú, bao gồm nhiều loại hình khác nhau như:
tàu điện ngầm, tàu điện bánh sắt, tàu điện bánh hơi, xe buýt… Trong đó, vận
tải hành khách công cộng bằng xe buýt là hoạt động vận tải khách theo tuyến
cố định bằng xe buýt, có các điểm dừng, đón trả khách và xe chạy theo biểu
đồ vận hành.
b. Mạng lưới vận tải hành khách công cộng
Mạng lưới vận tải hành khách công cộng là tập hợp tất cả các tuyến
giao thông được thực hiện chức năng vận tải trong đô thị bằng phương tiện
vận tải hành khách công cộng.
Đặc điểm của mạng lưới vận tải hành khách công cộng:
Sử dụng phương tiện giao thông đường bộ để vận chuyển con người nên
có tính an toàn cao;

Quá trình sản xuất và tiêu dùng xảy ra đồng thời với sự tham gia của hành
khách và người vận tải;
Chi phí đầu tư ban đầu rất lớn, doanh thu nhỏ, lẻ;
Chi phí mạng lưới vận tải hành khách công cộng sẽ khác nhau theo từng
loại dịch vụ và khác nhau khi cùng loại dịch vụ nhưng chủng loại phương tiện
khác nhau.
c. Vai trò của mạng lưới vận tải hành khách công cộng:
Mạng lưới vận tải hành khách công cộng giữ vai trò rất quan trọng ở đô
thị, thể hiện ở các mặt chủ yếu sau:


9

Mạng lưới vận tải hành khách công cộng vận tải hành khách công cộng
tạo tiền đề cho việc phát triển chung của đô thị:
Mạng lưới vận tải hành khách công cộng đáp ứng tốt nhất nhu cầu đi lại
của nhân dân trong thành phố: Do quá trình đô thị hóa mạnh mẽ, dân số ngày
càng tăng lên, đời sống xã hội được nâng cao kéo theo sự tăng lên nhanh
chóng nhu cầu đi lại đồng thời thành phố ngày càng mở rộng đã làm tăng
khoảng cách đi lại. Trên các đường phố công suất luồng hành khách rất lớn,
cho nên nếu sử dụng phương tiện cá nhân thì sẽ không đáp ứng nổi. Khi đó
chỉ có thể sử dụng phương tiện VTHKCC bởi vì các phương tiện vận tải
HKCC thường có công suất vận chuyển lớn.
Mạng lưới vận tải hành khách công cộng là một biện pháp hữu hiệu để
giảm thiểu mật độ phương tiện giao thông trên đường. Trong thành phố việc
mở rộng lòng đường là rất khó, thực tế đó là điều khó có thể làm được, trong
khi đó nhu cầu đi lại ngày càng tăng, mật độ phương tiện tham gia giao thông
ngày càng tăng, điều này làm cho tốc độ lưu thông thấp và kéo theo sự ùn tắc
giao thông.
Mạng lưới vận tải hành khách công cộng là giải pháp chủ yếu nhằm nâng

cao hiệu quả sử dụng cơ sở hạ tầng giao thông vận tải. Diện tích chiếm dụng
giao thông tĩnh của phương tiện cá nhân cũng cao hơn nhiều so với phương
tiện VTHKCC. Ví dụ như nếu tính theo chuyến đi thì diện tích chiếm dụng
giao thông tĩnh của xe buýt là 1,5 m2/1 chuyến đi, xe máy là 3,0 m2/1 chuyến
đi, xe con là 8 – 10 m2/1 chuyến đi.
Đô thị hóa luôn gắn liền với việc phát triển các khu dân cư, khu công
nghiệp, thương mại, văn hóa… kéo theo sự gia tăng cả về phạm vi lãnh thổ và
dân số đô thị. Từ đó dẫn đến xuất hiện các quan hệ vận tải với công suất lớn
và khoảng cách xa nằm ngoài khả năng đáp ứng của các loại phương tiện giao
thông cá nhân. Nếu không thiết lập một mạng lưới VTHKCC hợp lý, tương
ứng với nhu cầu thì sức ép giải quyết mối giao lưu giữa các khu chức năng đô
thị phân bố cách xa trung tâm với lưu lượng hành khách lớn sẽ là lực cản đối


10

với quá trình đô thị hóa. Lãnh thổ đô thị càng mở rộng thì vai trò của giao
thông đô thị càng thể hiện rõ qua việc rút ngắn thời gian đi lại và đáp ứng nhu
cầu của các dòng khách quy mô lớn.
Mạng lưới vận tải hành khách công cộng là phương thức vận tải chủ yếu
để tiết kiệm thời gian đi lại và chi phí tài chính của người dân đô thị, góp
phần tăng năng suất lao động xã hội:
Trong một đô thị hiện đại, do tần suất đi lại cao, cự ly đi lại bình quân
lớn nên tổng hao phí thời gian đi lại của một người dân là đáng kể. Hao phí
thời gian cho đi lại trong đô thị phụ thuộc vào nhiều yếu tố: phương thức vận
chuyển, mức độ đáp ứng của giao thông công cộng, tốc đồ và tần suất hoạt
động của phương tiện vận chuyển, khoảng cách đi lại…
Mạng lưới vận tải hành khách công cộng góp phần giảm thiểu tác động
tiêu cực của phương tiện cơ giới cá nhân:
Diện tích chiếm đường của phương tiện là một chỉ tiêu thể hiện tính ưu

việt của giao thông công cộng. Từ nghiên cứu và vận hành thực tế các chuyên
gia đã tổng kết được những giá trị như trong bảng 1.2, trong đó cho biết mối
tương quan giữa công suất vận chuyển (hk/h), với tốc độ và mức độ chiếm
dụng mặt đường (m2/hk.km).
Bảng 1.1. D ện tíc c ếm dụng đường của các loạ p ương t ện
Phƣơng tiện đi lại
Ô tô cá nhân
4 người/xe
1,4 người/xe
Xe máy
1,2 người/xe
Xe đạp
1 người/xe
Ô tô buýt
γc = 100%
γc = 40 %

Hệ số chiếm dụng đƣờng theo vận tốc
(m2/hk)
V=0
V = 10 V = 30
V = 50
km/h
15 km/h
km/h
km/h

Số hk
trên xe
(ngƣời)

1-4

3,75
10,7

8,40
25,30

26,40
75,30

59,30
169,00
1-2

2,5-3

8-15

15-20

25-30
1-2

2-2,5

3-5

0.41
1,03


0,80
2,20

1,63
4,12

3,47
8,77

80
32

(Nguồn: Giáo trình giao thông đô thị - Nguyễn Xuân Thủy)


11

Hệ số chiếm đường là nhân tố tác động trực tiếp đến ùn tắc giao thông.
Do vậy phát triển giao thông công cộng là một trong những chiến lược đúng
đắn của chính quyền các đô thị.
Ngoài ra mạng lưới vận tải hành khách công cộng còn góp phần đảm bảo
an toàn và giữ gìn sức khỏe cho người đi lại. An toàn giao thông gắn liền với
hệ thống phương tiện vận tải và cơ sở hạ tầng kỹ thuật giao thông. Ở các
thành phố nước ta, do số lượng xe đạp và xe máy tăng quá nhanh, mật độ đi
lại dày đặc là nguyên nhân chính gây ra hàng nghìn vụ tai nạn giao thông mỗi
năm.
Giảm thiểu tác động xấu đến môi trường: Công cộng hóa phương tiện
đi lại là một trong số các giải pháp hữu hiệu mang tính khả thi nhằm giảm
thiểu tác động tiêu cực của giao thông đô thị đến môi trường. Việc thay thế

phương tiện vận tải cá nhân bằng phương tiện VTHKCC sẽ góp phần hạn chế
mật độ ô tô, xe máy cá nhân là những phương tiện thường xuyên thải ra một
lượng lớn khí xả chứa nhiều thành phần độc hại như Cacbuahydro, oxit nito,
oxit carbon, oxit chì, hydroxitcarbon…
Bảng 1.2. Lư ng k í xả c o 1 c uyến đ
Loại
phƣơng
tiện
Xe máy
Xe buýt

Mức tiêu
hao NL cho
1 chuyến đi
0.13
0.04

ng vớ từng loạ p ương t ện

Lƣợng khí xả cho 1 chuyến đi
CO

HC

NO

SOx

CO2


33.65
4.85

2.4
0.672 0.0035
1.79
0.3
0.13
0.001
0.98
(Nguồn: Đề tài NCKH cấp NN KC10-02)
Mạng lưới vận tải hành khách công cộng tiết kiệm chi phí đầu tư cho

việc đi lại của người dân:
Theo tính toán của Đề tài NCKH cấp Nhà nước mã số KHCN 10.02,
năm 1999 thì tổng vốn đầu tư (bao gồm đầu tư xây dựng đường, đầu tư cho
giao thông tĩnh, đầu tư cho phương tiện vận tải và trang thiết bị phục vụ
phương tiện vận tải…bình quân cho một chuyến đi bằng xe buýt là 1.134


12

đ/chuyến, cho xe máy là 3.774,4 đ/chuyến và cho xe con là 26.194 đ/chuyến.
Như vậy, chi phí cho một chuyến đi bằng xe máy lớn hơn 3,3 lần đi bằng xe
buýt và chi phí cho một chuyến đi bằng xe con cá nhân gấp 23 lần chi phí đi
bằng xe buýt (Giá năm 1999).
Mạng lưới vận tải hành khách công cộng góp phần đảm bảo trật tự, ổn
định xã hội:
Một người dân thành phố bình quân đi lại 2-3 lượt/ngày cho những
hành trình như đi làm, đi mua sắm, thăm viếng, sinh hoạt… di n ra liên tục

suốt ngày đêm biểu hiện bằng những dòng hành khách, dòng phương tiện vận
tải dày đặc trên đường phố. Vì vậy, khi giao thông bị ách tắc, thì ngoài tác hại
về kinh tế, còn có các ảnh hưởng về tâm lý, chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Việc phát triển VTHKCC sẽ làm hạn chế bớt các loại phương tiện cá nhân,
làm giảm sự ách tắc giao thông, và như vậy sẽ có tác dụng làm giảm các tiêu
cực, đảm bảo được trật tự an toàn xã hội.
1.1.2. Hoàn thiện mạng lƣới vận tải hành khách công cộng
a. Khái niệm
Hoàn thiện mạng lưới vận tải hành khách công cộng là làm gia tăng giá
trị cung cấp dịch vụ vận tải hành khách công cộng thông qua việc tổ chức, sắp
xếp điều chỉnh hệ thống mạng lưới hiện tại cho khớp với quy hoạch thiết kế
ban đầu, vận hành phù hợp với thực tế, đáp ứng tốt hơn, hợp lý hơn mục tiêu
đặt ra khi thiết kế nhằm đem lại sự hài lòng cho khách hàng và hiệu quả cao
cho các nhà cung ứng dịch vụ.
b. Nội hàm của việc hoàn thiện mạng lưới vận tải hành khách công
cộng bằng xe buýt
Thiết lập lại mạng lưới tuyến xe buýt hợp lý. Mạng lưới tuyến xe buýt
hợp lý là mạng lưới có khả năng tiếp cận cao, thu hút và phục vụ tối đa nhu
cầu đi lại của người dân. Nó cho phép người dân di chuyển từ một điểm xuất


13

phát bất kỳ trên mạng lưới đến một điểm đến bất kỳ trong khoảng thời gian
ngắn nhất và số lần chuyển tuyến nhỏ nhất.
Xác định loại phương tiện thích hợp và số lượng phương tiện cần thiết.
Chủng loại và số lượng phương tiện cần thiết phụ thuộc vào đặc điểm nhu cầu
đi lại của người dân trên từng tuyến và năng lực thông qua của cơ sở hạ tần
giao thông trên tuyến.
Tổ chức vận chuyển hành khách trên các tuyến, thực chất là việc xác

định chế độ chạy xe buýt trên tuyến sao cho có hiệu quả nhất.
Đem lại sự hài lòng cho người dân khi sử dụng dịch vụ.
1.1.3. Nguyên tắc của việc hoàn thiện mạng lƣới vận tải hành khách
công cộng
- Nguyên tắc kế thừa: Phải đảm bảo tính kế thừa của mạng lưới vận tải
hành khách công cộng đã được quy hoạch trước đó, đồng thời phải bảo đảm
trong quá trình điều chỉnh hoạt động vận tải hành khách luôn được thông suốt,
trật tự, an toàn, hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi
trường.
- Nguyên tắc phù hợp: Phải phù hợp với quy hoạch và mục tiêu sử
dụng ban đầu, từng bước hiện đại và đồng bộ; gắn kết phương thức vận tải
hành khách công cộng với các phương thức vận tải khác.
- Nguyên tắc an toàn: Phải đảm bảo an toàn tuyệt đối cho phương tiện
và con người khi lưu thông, tránh những thay đổi quá lớn, quá nhanh chóng
có thể gây ra những hậu quả không đáng có khi tham gia giao thông.
- Nguyên tắc đồng thuận: Phải đảm bảo sự đồng thuận trong xã hội, sự
ủng hộ của người dân, góp phần giải tỏa ùn tắc, tai nạn giao thông cũng như
tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại của người dân và xã hội.


14

1.2. NỘI DUNG VÀ TIÊU CHÍ Đ NH GI

CỦA VIỆC HOÀN THIỆN

MẠNG LƢỚI VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG
1.2.1. Hoàn thiện các tuyến vận tải hành khách công cộng
Tuyến vận tải hành khách công cộng là đường đi của phương tiện để
thực hiện chức năng vận chuyển xác định. Tuyến vận tải hành khách công

cộng là một phần của mạng lưới giao thông đô thị được trang bị các cơ sở vật
chất chuyên dụng như: Nhà chờ, biển báo để tổ chức các hành trình vận
chuyển bằng phương tiện vận tải hành khách công cộng thực hiện chức năng
vận chuyển hành khách trong đô thị đến các vùng ngoại vi và các trung tâm
đô thị vệ tinh nằm trong quy hoạch tổng thể của địa phương.
Việc hoàn thiện mạng lưới tuyến vận tải hành khách công cộng nhằm
tăng khả năng tiếp cận của người tham gia giao thông với dịch vụ vận tải hành
khách công cộng và có nhiều cơ hội lựa chọn dịch vụ tốt nhất, giúp tiết kiệm
chi phí của khách hàng thông qua việc tổ chức sắp xếp, điều chỉnh lại mạng
lưới tuyến hiện trạng; mở rộng, phát triển các tuyến vận tải hành khách mới
hoặc thu hẹp các tuyến vận tải hành khách còn bất hợp lý nhằm giữ cho vận
tải hành khách công cộng bằng xe buýt hoạt động ổn định và phát triển.
Phân loại tuyến vận tải hành khách công cộng
Về cơ bản có thể phân loại tuyến VTHKCC theo các tiêu thức sau:
a. Theo tính ổn định của tuyến: Bao gồm các tuyến sau:
- Tuyến xe buýt cố định.
- Tuyến xe buýt tự do.
b. Theo giới hạn vùng phục vụ: Gồm các tuyến sau:
- Tuyến nội thành: Là tuyến xe buýt chỉ chạy trong phạm vi thành phố,
phục vụ luồng hành khách nội thành.


15

- Tuyến ven nội: Là tuyến bắt đầu từ ngoại thành và kết thúc ở vành
đai thành phố. Tuyến này phục vụ hành khách từ ngoại thành vào thành phố
và ngược lại.
- Tuyến chuyển tải: Là tuyến có điểm đầu cuối tại các bến xe liên tỉnh
với mục đích là trung chuyển hành khách từ bến này qua bến kia qua thành
phố.

c. Theo hình dạng tuyến: Gồm các tuyến sau:
- Tuyến đơn độc lập (không trùng điểm đỗ, không tự cắt): Loại này
gồm nhiều dạng khác nhau: Đường thẳng, gấp khúc, hình cung.
- Tuyến đường vòng khép kín (điểm đầu và điểm cuối trùng nhau):
Loại này có các dạng, đa giác, các cung, gấp khúc kết hợp với cung. Thực
chất loại này là được tạo bởi các tuyến đơn ghép lại với nhau.
- Tuyến khép kín một phần: Thực chất là tạo bởi tuyến đường vòng
khép kín và tuyến đơn độc lập.
- Tuyến khép kín số 8: Thực chất được tạo bởi hai tuyến đường vòng
khép kín.
Tùy theo việc phân bố vùng thu hút mà người ta lựa chọn dạng tuyến
này hay tuyến khác với mục đích đảm bảo cự ly ngắn nhất, số lần chuyển tải
ngắn nhất.
Các loại tuyến đơn độc thường được sử dụng để phục vụ dọc theo
tuyến với một hướng xác định. Các tuyến này sử dụng khi lưu lượng hành
khách lớn theo một hướng xác định… Tuyến gấp khúc được sử dụng để vận
chuyển hành khách ở các vùng thu hút không nằm dọc theo hai tuyến giao
thông.
Các loại tuyến khép kín sử dụng để vận chuyển hành khách quanh một
khu vực lớn.


×