Tải bản đầy đủ (.docx) (69 trang)

Cẩm nang dành cho phụ nữ mang thai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 69 trang )

Quyển 2 : Cẩm nang cho bà bầu phần 2
Lời mở đầu
Chương 1: Dấu hiệu mang thai
Phát hiện có thai
Xác nhận có thai
Chuẩn bị làm bố, làm mẹ
Chương 2: Tam cá nguyệt đầu đầu tiên (3 tháng đầu)

1.
2.
3.
4.

Sự thay đổi của cơ thể mẹ
Sự phát triển của thai nhi
Chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng cho mẹ
Những lưu ý trong ba tháng đầu

Chương 3: Tam cá nguyệt thứ hai ( 3 tháng giữa)
1.Sự thay đổi của cơ thể mẹ
2.Sự phát triển của thai nhi
3.Chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng cho mẹ
4.Những lưu ý trong ba tháng giữa
Chương 4: Tam cá nguyệt cuối cùng (3 tháng cuổi)
1.Sự thay đổi của cơ thể mẹ
2.Sự phát triển của thai nhi
3.Chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng cho mẹ
4.Những lưu ý trong ba tháng cuối
Chương 5: Kế hoạch sinh nở
1.Phương pháp sinh
-Đẻ thường


-Đẻ mổ
2. Chuẩn bị cho trẻ sơ sinh
Chương 6:bệnh lý thường gặp ở phụ nữ có thai
1.những khó chịu thông thường
2. Bệnh lý thường gặp
Chương 7: Chăm sóc cơ thể mẹ
1 Làm đẹp cho mẹ
2.Việc làm khi mang thai
3. Tránh những điều gây hại cho thai nhi


Quyển 2 : Cẩm nang cho bà bầu phần 2
Lời mở đầu
Làm mẹ là thiên chức cao cả và thiêng liêng nhất đối với người phụ nữ.
Trong suốt 9 tháng 10 ngày mong ngóng thiên thần nhỏ, bên cạnh niềm hạnh phúc
vô bờ thì mẹ bầu nào cũng gặp phải ít nhiều lo lắng, băn khoăn.
Dù làm mẹ lần đầu hay những lần tiếp theo, có thể bạn vẫn chưa có đầy đủ kiến
thức về chăm sóc cho bản thân và em bé từ khi chuẩn bị mang thai cho đến khi bé
chào đời. Vì thế, trang bị cho bản thân cuốn sách “ gối đầu giường” là điều hoàn
toàn cần thiết.
Với mong muốn mang đến những thông tin mới nhất, những kiến thức bổ ích nhất,
cuốn sách “cẩm nang cho bà bầu” ra đời sẽ là bạn đồng hành cùng chị em trong
suốt chặng đường mang thai, sinh nở và nuôi con trong những năm tháng đầu đời.
Trong quyển 2 này, chúng tôi xin giới thiệu tới các chị em những lưu ý khi trong
giai đoạn mang thai. Chúng tôi hy vọng sẽ giúp các mẹ giải tỏa những băn khoăn,
lo lắng để tận hưởng trọn vẹn từng phút giây hạnh phúc làm mẹ, chuẩn bị một tâm
lý vững vàng và hạn chế tối đa các biến chứng trong thai kỳ để bé khỏe mạnh, mẹ
an tâm.



Chương 1: Dấu hiệu mang thai
Rất nhiều phụ nữ tự biết lúc nào mình có thai. Cảm giác bẩm sinh này có lẽ do kết
quả của sự sản xuất ngay từ đầu nhiều nội tiết tố nữ, nhất là progesterol với liều
lượng cao kéo dài và tăng cường bởi nội tiết tố nhau phôi( hCG) do phôi tiết ra
sau khi trứng đã thụ tinh được 7 ngày và bắt đầu làm tổ ở niêm mạc tử cung.
I . Nghi ngờ có thai:
Có nhiều dấu hiệu đơn giản giúp bạn biết mình có thai trước khi tìm sự
khẳng định từ các nhà chuyên môn.
• Mất kinh:
Trong vòng 2 tuần sau khi thụ tinh, phụ nữ có thai có thể có dấu hiệu mất
kinh. Mặc dù có thai là nguyên nhân chính gây ra dấu hiệu mất kinh tuy
nhiên nó không phải là nguyên nhân duy nhất. Nhiều yếu tố khác cũng
gây ra mất kinh như thay đổi môi trường sống, bệnh lý, stress…Tuy
nhiên chu kỳ kinh nguyệt không luôn luôn ngưng hẳn vào thời kỳ thụ
thai, một vài phụ nữ vẫn có kinh tuy rất ít kéo dài đến tháng thứ 6 của
thai kỳ hoặc cũng có thể kéo dài trong thời kì thai nghén của họ.
• Nhịp độ của tiểu tiện
Ngay sau khi mức progesterol tăng và phôi bắt đầu tiết ra nội tiết tố hCG,
máu tưới cho vùng hố chạu bắt đầu tăng làm cho vùng này xung huyết,
kích thích bàng quang làm cho hầu hết các phụ nữ phải đi tiểu nhiều mặc
dù số lượng nước tiểu mỗi lần rất ít. Việc này xảy ra rất sớm, chỉ sau
khoảng 1 tuần thụ thai.
• Mệt mỏi
Mức progesterol tăng cao với tính chất gây ngủ của nó là nguyên nhân
làm cho bạn mệt mỏi. Trong những ngày đầu mới có thai, tốc độ trao đổi
chất cũng tăng nhanh để hỗ trợ cho sự phát triển phôi . Toàn bộ phủ tạng
hoạt động mạnh cho nhu cầu này. Bạn mệt mỏi nhiều, đôi khi buồn ngủ.
Thế thì bạn cứ ngủ theo nhu cầu của bạn và thai nhi.
• Thay đổi khâu vị và thèm ăn.
Nước bọt bình thường phản ánh các thành phần của máu. Lượng nội tiết

tố gia tăng làm bạn thay đổi vị giác, thường cảm thấy vị tanh kim loại
trong miệng. Vì thế nên vị vủa một số loại thức ăn sẽ thay đổi. Khoa học
cũng chứng minh được tại sao bạn thèm một số thức ăn kì quặc khi mang
thai, đây là phản ứng cơ thể thiếu khoáng chất và một số yếu tố vi lượng.
Bạn cũng nên kiểm soát và tránh các thức ăn không nên ăn như những
thức ăn có năng lượng cao nhưng ít chất dinh dưỡng. Mặt khác không
nên kiêng khem quá, cứ tự nhiên, miễn là ăn uống hợp lý.
• Ốm nghén thường xảy ra vào buổi sáng.
Nhưng có thể xảy ra vào bất cứ lúc nào trong ngày, đặc biệt là khi bạn
thiếu ăn và đường huyết của bạn hạ thấp.
• Khứu giác.


Thai nghén thường làm tăng độ nhạy bén với mùi và bạn có cảm giác
buồn nôn với mùi thức ăn hằng ngày. Nước hoa cũng có tác dụng tương
tự và bạn có thể nhận thấy mùi nước hoa của bạn cũng thay đổi cho sự
biến chất của thành phần hóa học trong da của bạn.
• Thay đổi của vú
Ngay từ đầu của thời kỳ thai nghén, vú của bạn thay đổi thấy rõ. Vú trở
nên căng cứng và đau nhức khi sờ, núm vú trở nên mềm mại hơn và nhạy
cảm hơn, màu sắc sẫm đậm hơn. Các tĩnh mạch trương lên thấy rõ trên
mặt da vú.
II.
Xác nhận có thai
Khi nghi ngờ mình có thai thì bạn nên xác định rõ nó càng sớm càng tốt. Có
nhiều loại xét nghiệm có thể được thực hiện vào các gai đoạn khác nhau. Sự
chính xác của các loại xét nghiệm không hoàn toàn như nhau.
• Xét nghiệm máu
Xét nghiệm này do bác sĩ chỉ định và được dùng phổ biến, nó có thể phát
hiện nội tiết tố hCG từ rất sớm trong máu sau 2 tuần thụ thai; nhưng bạn

sẽ có được kết quả đáng tin cậy nhất nếu bạn chờ thêm 4 tuần nữa.
• Xét nghiệm nước tiểu
hCG thường phát hiện trong nước tiểu. Xét nghiệm này có thể thực hiện
tại nhà, bệnh viện, phòng mạch, tại các trung tâm kế hoạch hóa gia đình.
Độ chính xác trên 90% và được thực hiện 2 tuần sau khi thụ thai. Nhưng
bạn sẽ có được kết quả đáng tin cậy nhất nếu bạn chờ thêm 4 tuần nữa.
• Khám trong
Với thói quen siêu âm trong vòng 12 tuần sau khi thụ thai, người ta có
thể không cần khám bên trong mà chỉ cần siêu âm để xác định có thai.
Các nội tiết tố thụ thai làm mềm cổ tử cung và tử cung. Kẹp mỏ vịt dùng
để khám trong cho thấy rõ âm đạo và cổ tử cung có màu tím nhạtđiển
hình, có thể quan sát được tử cung hơi to ra.
Xét nghiệm tại nhà
• Tất cả các xét nghiệm nước tiểu đều dùng để xét nghiệm nội tiết hCG.
Tùy theo từng loại nồng độtiết tố trong nước tiểu mà hóa chất phản
ứng mạnh hoặc yếu. Muốn cho kết quả đảm bảo hơn , bạn nên thử vào
2 tuần sau khi thụ thai, khi đó nông độ hCG sẽ đậm đặc hơn.
• Bạn phải lấy nước tiểu lần đi tiểu đầu tiên vào buổi sáng, chứa trong
lọ sạch không còn mùi xà bông . Không uống bất kỳ loại thức uông
nào trước khi lấy mẫu. Đọc kỹ bảng hướng dẫn sử dụng trong túi thử
thai, xem xét kỹ túi và chỉ dùng khi không có hư hại gì và không quá
hạn.
• Kết quả không mong muốn


Có thể kết quả thử dương tính, nhưng khi thử lại thì cho kết quả âm
tính và kinh nguyệt của bạn lại có lại vào vài ngày sau đó. Bạn đừng
nên lo lắng có đến 1 nửa trường hợp thụ thai không thành công vì
trứng thụ tinh không có khả năng làm tổ ở niêm mạc tử cung đưa đến
sự bất thành tự nhiên, nhưng xét nghiệm vẫn cho ra kết quả dương

tính nếu xét nghiệm trước khi trứng thụ tinh bị hủy diệt.
1. Yếu tố ảnh hưởng tới kết quả thử thai
• Đối với bà mẹ lớn tuổi, sự thay đổi nội tiết tố vào thời kỳ mãn kinh có thể
cho ra kết quả sai lệch.
• Lấy nước tiểu xét nghiệm sai, dẫn tới kết quả sai.
• Nếu việc xét nghiệm được thực hiện quá sớm thì nông độ hCG thấp cũng
khó phát hiện. Điều quan trọng nhất là cần biết ngày có kinh của bạn.
Kinh nguyệt thất thường cũng ảnh hưởng tới độ chính xác của xét
nghiệm có thai.
• Thuốc chống trầm cảm hoặc thuốc chữa vô sinh có chứa hCG hoặc hMG
có thể làm thay đổi kết quả. Thuốc ngừa thai, kháng sinh và thuốc giảm
đau không ảnh hưởng tới kết quả.
• Nếu dụng cụ xét nghiệm quá nóng thì cũng có thể cho ra kết quả sai.
Nước tiểu cần được giữ ở nhiệt độ trong phòng lúc làm xét nghiệm.
2. Cách tính ngày sinh con.
Khi bạn khẳng định rằng mình đã có thai thì câu hỏi kế tiếp nảy sinh trong
đầu bạn gần như chắc chắn sẽ là: “ Khi nào em bé sẽ chào đời”. Giai đoạn
mang thai kéo dài khoảng 266 ngày hay 38 tuần kể từ ngày thụ thai cho đến
lúc sinh con. Nếu kể từ ngày có kinh lần cuối thì giai đoạn này phải được
cộng thêm 2 tuần sau này có kinh lần cuối, nghĩa là 40 tuần, vì rụng trứng
sau đó là thụ thai, thường xảy ra 2 tuần sau ngày có kinh lần cuối. Bạn có thể
tính ngày sinh con từ ngày bắt đầu có kinh lần cuối sẽ là 280 ngày ( 40
tuần).
Không nên quá lo lắng nếu bạn không sinh đúng vào ngày dự sinh. Gần 85%
thai nhi binhg thường sinh ra trong khoảng 1 tuần trước hoặc sau ngày dự
sinh con.
3. Quyền lợi của bạn
Luật lao động đã ghi nhận những quyền lợi dành cho phụ nữ mang thai. Hầu
hết các cơ quan đều quan tâm thực hiện quyền lợi này cho chị em.
• Quyền lợi tối thiểu

-Bạn được ưu tiên về các quyền lợi làm việc để đảm bảo cho sự phát
triển của thai nhi. Phải biết tự mình tránh xa những nguy hiểm bằng cách
tìm và đề nghị cho mình một công việc thay thế phù hợp.
-Bạn được nghỉ có lương để đi khám thai.
-Quyền được giữ lại làm việc và không bị sa thải.
-Thời gian nghỉ và trợ cấp tối thiểu cho việc sinh nở.
• Các lao động nữ


Sắc luật năm 1993 về chế độ trợ cấp thai sản đảm bảo chính thức cho
các lao động nữ quyền nghỉ có hưởng lương căn bản 4 tháng hoặc 5
tháng đối với người làm các nghề hoặc công việc nặng nhọc độc hại
hoặc làm theo chế dộ 3 ca.
Khi trở lại làm việc bạn sẽ lại nhiệm vụ cũ hoặc 1 vị trí tương đương mà
quyền lợi và điều kện làm việc không thay đổi. Các thỏa ước lao động
có thể khác với các qui định trên. Bạn cần báo trước ít nhất 30 ngày
bằng văn bản cho cơ quan của bạn biết và báo luôn cả ngày dự tính sinh
con.
• Trợ cấp
Theo luật lao động, mức trợ cấp trong thời gian nghỉ sinh bằng 100%
mức lương đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ. Khi sinh bạn nhận
được trợ cấp một lần bằng 1 tháng lương đóng bảo hiểm xã hội. Ở các
doanh nghiệp có thể thỏa ước khác giữa cơ quan và lao động nữ.
• Người cha
Không có 1 điều khoản nào trong luật cho phép ngườ cha nghỉ việc khi
vợ mình sinh con. Thời gian nghỉ việc nếu có thì không được trả lương
và phải tính trong phần nghỉ phép hằng năm.
4. Chuẩn bị làm cha
Hầu hết nam giới đều có thiên hướng nuôi con rất mạnh nhưng chỉ có 50%
trong số này trở thành người cha tốt. Họ không tự tin trong vai trò làm cha và

cũng nên thông cảm với sự ngại ngùng của họ. Thật ra chỉ cần suy nghĩ và
chuẩn bị là có thể động viên tinh thần và khơi dậy khả năng hoàn thành trách
nhiệm cao cả này của họ mà thôi.
• Phải dành chỗ cho các ông bố
Dường như chúng ta cảm thấy có rất nhiều trở ngại kh đối mặt với việc
chia sẻ trách nhiệm ngang nhau trong việc nuôi dạy con cái giữa cha và
mẹ.Nhưng không phải thế, cha mẹ có thể chia sẻ vấn đề nếu như họ có
một chút kế hoạch và có rất nhiều tình yêu.
Các bậc nam nhi phải cố gắng đừng tự mình đánh mất mối quan hệ đặc
biệt và duy nhất mối quan hệ trời cho là tình phụ tử. Nếu các bạn chí thú
nuôi dạy con thì theo ngày tháng các sẽ thấy xuất hiện những mầu
nhiệm: tình nghĩa vợ chông cũng sẽ thăng hoa.
Bé sơ sinh không biết phân biệt: Đối với bé sơ sinh cha hay mẹ chăm
sóc cũng như nhau. Bé chỉ muốn 2 nguời lớn vỗ về ủ ấm và bảo vệ.
Dù bé sớm biết gọi ai là cha, là mẹ thì bé cũng không có ý so sánh gì vì
cũng chưa có ý niệm về nghĩa vụ làm mẹ, làm cha phải như thế nào.


Ngoài việc cho con bú, không có việc gì mà mẹ làm được mà cha không
làm được.Bé có nhu cầu được cả cha lẫn mẹ chăm sóc.
• Thái độ của bố khi muốn có con
Bạn cần phải suy nghĩ chín chắn trước khi có con, ít ra cũng giống như
khi bạn muốn mua 1 căn nhà hay một chiếc xe hơi mới. Bạn nên vết lên
giấy những ý tưởng mới hình thành và những thắc mắc còn ẩn sâu. Ngay
cả khi 2 bạn thật sự rất muốn có con vì rất yêu nhau và vì đó cũng là luật
tự nhiên của tạo hóa, bạn vẫn phải nhạy bén trong suy nghĩ mọi vấn đề.
Thí dụ cả hai vợ chồng nghĩ về cuộc sống bị xáo trộn khi có con? Có
con đó là quyết định của 2 vợ chồng hay là do ông bà muốn có cháu đích
tôn? Lý do muốn có con của 2 bạn có giống nhau không?
• Quan điểm mới về việc nuôi con

Gần đây cấu trúc gia đình truyền thống đã thay đổi, kéo theo sự thay đổi
chức năng của nó. Xưa kia người cha có chức năng bảo bọc gia ddinhf
nên ít khi trực tiếp chăm sóc con cái. Bây giờ vai trò bình đẳng trong gia
đình đã được nhìn nhận.
Ngày nay các ông bố đã san sẻ bớt gánh nặng trong những công việc mà
trước đây thường thuộc trách nhiệm của các bà mẹ như tắm rửa em bé,
đi mua sắm hàng tuần, đưa và rước các con đi học.
• Ông bố tương lai
Sắp sửa làm cha là giai đoạn bạn cảm thấy mất tự chủ nhất trong đời
bạn. Cảm giác là người ngoài cuộc lại bị cách đối xử của những người
thân quen làm cho nặng nề hơn: Các bà cô hay bạn bè người thân đôi khi
vô tình đẩy bạn ra ngào những chuyện mà họ cho là của riêng họ. Bạn
cũng cảm thấy bơ vơ khi các nhà chuyên môn lại chỉ hướng cuộc tiếp
xúc trò chuyện với vợ bạn nhiều hơn là với bạn.
• Bạn cần chủ động:
Bạn chớ nên thối lui chuyện giới nữ trong bà con, bạn bè làm chi
phối nhiều tới quyết định của bạn. Bạn nên trao đổi với bạn bè
thân, đồng nghiệp của mình, hoặc tìm những ông bố sẵn sàng trao
đổi kinh nghiệm của học cho bạn. Cố gắng tìm hiểu càng nhiều
càng tốt về thai nghén, bạn sẽ hiểu được những thay đổi trong cơ
thể của vợ bạn. Bạn nên cùng vợ đi siêu âm thai để bạn có thể thấy
bé đang phát triển, bạn sẽ nói về việc bạn đang sắp sửa làm cha và
bạn có thể đặt nhiều câu hỏi theo nhu cầu của bạn.
• Làm quen với bé trước khi sinh
Khi được 5 hoặc 6 tháng, thai nhi có thể nghe được âm thanh từ
bên ngoài, nếu bạn nói chuyện với thai nhi, bé có thể nghe được
tiếng của bạn trong bụng mẹ. Trên thực tế bé có thể nghe được
giọng trầm của bạn rõ ràng hơn giọng của mẹ. Để làm quen với bé
bạn nên:



+ Xoa bụng mẹ và cảm nhận bé cử động.
+ Nói chuyện và thì thầm với bé, hôn và vỗ về bé qua làn da bụng
của người mẹ.
+ Lắng nghe tiếng tim bé đập( dùng một ống bằng giấy cac-tông
cuốn tròn để nghe)
+Cùng đi với vợ đến phòng siêu âm thai để nhìn thấy hình ảnh bé
phát triển.
+Đọc sách nói về thai nghén hay sinh đẻ càng nhiều càng tốt
+Bàn tính việc đặt tên cho con, việc này sẽ đem lại nhân cách cho
bé sắp sinh và bạn có thể đặt tên cho con trai hoặc con gái yêu của
bạn kể từ lúc này mỗi khi bạn nói chuyện với bé.
+ Nên sắp xếp trước để dự các lớp tiền sản dành cho nam giới và
cùng với vợ tham dự các buổi thuyết trình về việc sinh nở.

Chương 2: Tam cá nguyệt đầu đầu tiên.
Trong thai kỳ, ngườ ta lấy các tam cá nguyệt làm mốc. Đó không phải là thời gian
3 tháng thật bằng nhau, nhưng là 3 thời kỳ, khoảng 3 tháng một, phù hợp với sinh
lý sự phát triển của thai nhi. Theo qui ước thì các tam cá nguyệt được tính từ ngày
cho là thụ thai( 2 tuần sau ngày kinh cuối) và tam cá nguyệt đầu tên của thai kỳ là
12 tuần đầu của đời sống phôi thai, đó cũng là thời gan bạn thích ứng với tha
nghén.







1. Sự thay đổi của cơ thể mẹ

Cơ thể bạn phải hoạt động rất nhiều để thích ứng với sự phát triển của
phôi thai và lá nhau. Chuyển hóa tăng hơn bình thường từ 10-25%.
Cung lượng tim tăng rõ, gần đến mức tố đa và giữ ở mức độ này trong
suốt thời gian còn lại của thời kỳ mang thai.
Nhịp tim cũng tăng và giữ ở mức dộ này tới giữa tam các nguyệt thứ 2.
Nhịp thở của bạn cũng tăng do nhu cầu cung cấp oxy cho bào thai và sự
đào thải gia tăng của doxit cacbon.
Ngay từ lúc này, vú của bạn sẽ to hơn, nặng hơn và mềm hơn do tác
động của những nội tiết tố estrogen vfa progerterone . Các lớp mỡ cũng
dầy lên và các ống tiết sữa mới cũng bắt đầu phát triển. Quầng vú trở
nên sẫm hơn và lấm tấm các mụn nhỏ( hạt Montgomery). Lượng máu
cung cấp cũng tăng cường bằng một hệ thống lưới vi mạch có màu tím
nhạt mà bạn có thể nhìn thấy được ở bên dưới lớp da.
Tử cung bắt đầu to ra nhưng chưa hiện rõ ở vùng bụng, mãi cho đến khi
cuối tam các nguyệt thứ nhất thì nó phát triển ra khỏi vùng hố chậu. Do
tử cung ngày càng to ra và có vị trí nằm trong vùng hố chậu nên nó bị ép
vào vùng bàng quang làm cho bạn đi tiểu nhiều lần hơn lúc chưa có thai.
Các sợi cơ của tử cung bắt đầu dày lên và bắt đầu dày lên và ngày càng
trở lên bền chắc. Tuy nhiên bạn vẫn chưa nhận thấy eo của bạn to ra
trước cuối tam cá nguyệt thứ nhất của thai kỳ.


• Cổ tử cung: Dưới tác động của progesterone, chất nhờn của cổ tử cung
đặc lại và cô đọng thành một cái nút. Nút niêm dịch này ở nguyên tại
chỗ cho đến cuối thai kỳ. Khi sinh, cổ tử cung mềm và nở ra, lúc ấy nút
này cũng nơi ra.
• Bạn cảm thấy rất mệt mỏi, quan trọng hơn hết là bạn có thể bị ốm nghén
trong giai đoạn này.
• Da có thể nổi mụn hoặc trở nên khô và ngứa.
Mẹ cần làm gì???

• Giữ gìn sức khỏe
Vì nhu cầu gia tăng về các chất bột đường và đạm để cung cấp cho sự
tăng trưởng của thai nhi, lá nhau cũng như tử cung và vú, nên buộc bạn
phải ăn uống đầy đủ và lành mạnh ngay từ đầu thai kỳ. Nhu cầu về nước
cũng gia tăng nên bạn phải uống út nhất 8 ly thức uống mỗi ngày. Bạn
cũng cần có đủ thời gian để nghỉ ngơi. Cần tránh thuốc chữa bệnh( hoặc
nếu uống cần có chỉ định của bác sỹ), café, thức ăn vặt không bổ dưỡng,
rượu và thuốc lá trong suốt thời gian mang thai, đặc biệt là trong tam cá
nguyệt thứ nhất.
• Trang phục
Bạn nên chọn trang phục thoải mái, lúc này cũng còn sớm để mặc quần
áo bầu nhưng không nên mặc quá chặt chội, không thoải mái dù chỉ trong
vài ngày. Mặt khác bạn cũng nên tính trước về thể trạng ngày càng gia
tăng của mình. Tuy nhiên nhất định là bạn cần phải có một áo ngực rộng
ngay từ bây giờ, một áo ngực vừa vặn và thích hợp cho thai phụ.
2. Sự phát triển của thai nhi
• Sáu tuần đầu
Khi noãn bào đã thụ tinh nó bắt đầu phân bào và trở thành túi phôi nguyên
thủy đi vào tử cung và sau đó làm tổ ở niêm mạc tử cung.
Khi phôi thai bám vào niêm mạc tử cung nó tiết ra các chất hóa học với 2
nhiệm vụ:
Thứ nhất bảo cho cơ thể bạn biết phôi đã làm tổ. Việc này làm cho cơ thể
bạn bắt đầu thay đổi như chu kỳ rụng trứng sẽ ngưng, chất nhờn cổ tử cung
đặc lại, thành tử cung mềm mại và vú bắt đầu phát triển.
Thứ hai là hệ miễn dịch tạm đình trệ và không xem phôi như vật thể lạ để
bị đào thải, mà ngược lại giúp cho nó phát triển. Mặt khác lớp tế bào bên
ngoài của túi phôi phát triển để trở thành màng bảo vệ cho phôi.
Màng bảo vệ này tạo lớp nhau thai ban đầu và hệ nâng đỡ mà trong đó phôi
sẽ phát triển: Túi ối, màng đệm, túi noãn hoàng. Sau đó màng đệm phát triển



thành các nhánh hình ngón tay ăn sâu vào niêm mạc tử cung làm cho toàn bộ
phôi thai bám chặt vào thành tử cung.
Tim bắt đầu đập vào cuối tuần thứ 3.
Cũng vào tuần thứ 3, phôi thai bước vào thời kỳ phát triển nhạy cảm do tất
cả các cơ quan chính đều được hình thành. Các phôi thai thường khỏe nhưng
có thể tổn thương bởi các chất gây nghiện, rượu, thuốc lá, nhiễm khuẩn…
Các khiếm khuyết nặng nề của nhiễm sắc thể làm cho nhiều phôi thai không
sống sót được.
Vào giữa thời kì này, lớp tế bào ngoài sẽ tạo thành não và hệ thần kinh. Lớp
tế bào này thũng xuống và uốn thành 2 nếp theo chiều dài. Cái rãnh được tạo
ra giữa 2 nếp khép lại trở thành một ống. Ống này sẽ trở thành tủy sống. Đầu
ống phình ra ở đầu và sẽ trở thành não bộ.
Tuần thứ 6: các mạng đệm và màng ối bao quanh và bảo vệ thai. Vào cuối
thời kì này, phôi thai không còn là một khối rỗng của một nhóm tế bào. Nó
có hình dạng 1 con tôm dài thon và có một cái eo ở giữa. Nó có đầu, đáy và
hông. Đáy có hình dáng như một cái đuôi nhọn.
Vào cuối tuần thứ 6 của thai kỳ, phôi thai sẽ có chiều dài khoảng 4mm và
cân nặng chưa đến 1g.
• Đến 10 tuần tuổi
Giai đoạn này là giai đoạn tăng trưởng mạnh và quan trọng. Bên trong
ống sau này sẽ trở thành não bộ và tủy sống, các tế bào thần kinh bắt đầu
phân hóa mãnh liệt liên kết nhau và trở nên linh hoạt.
Đầu cũng tăng trưởng rất nhanh và trở nên thích ứng với sự phát triển
của não bộ.
Phần thân phôi thai trở nên ít cong hơn, cổ lớn dần và cái đuôi ban sơ
biến mất.
Da bắt đầu phân chia thành 2 lớp, tuyến mồ hôi và bã hờn bắt đầu phát
triển.
Tóc cũng bắt đầu mọc từ nang tóc.

Tim tiến tới dạng hoàn chỉnh và đập mạnh.
Dạ dày, gan, lá lách, và ruột phát triển. Ruột phát triển thành cuộn. Hệ
tuần hoàn hình thành và hầu hết các cơ bắt đầu có hình dạng hoàn chỉnh.
Nhịp tim vào khoảng 140-150 nhịp/phút.
Gương mặt
Xương mặt nguyên thủy bắt đầu hiện ra và kết hợp với nhau dưới làm da
mặt. Một vài sắc tố hiện ra trên 2 mắt, lúc này còn bị màng da che phủ và
cách xa nhau.
Tai ngoài và tai trong bắt đầu hình thành, thần kinh vị giác bắt dầu phát
triển và các mầm răng sữa cũng hiện diện tại chỗ của chúng.


Mắt của phôi trở nên đậm màu, dấu hiệu mũi, môi của thai cũng lộ diện.
Đầu vẫn còn quá lớn so với thân và cúi về phía trước ngực. Còn thân thì
dần dần duỗi thẳng và dài ra.
Tay chân: Chi của phôi cũng phát triển. Chồi cổ tay và ngón tay cuất
hiện trên mầm cánh tay và mọc dài ra phía trước. Mầm xúc giác hình
thành trên đầu ngón tay. Mầm phôi chân phát triển, các ngón chân bắt
đầu mọc ra. Bàn tay và cánh tay phát triển nhanh hơn bàn chân và ngón
chân.
Nếu bạn xờ vào bụng, phôi thai sẽ cựa quậy nhưng bạn sẽ không cảm
nhận thấy điều đó.
Vào cuối giai đoạn này, chiều dài của phôi thai từ đỉnh đầu đến mông
bằng khoảng 2,5cm và nặng khoảng 3g.
3. Chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng cho mẹ
Mang thai 3 tháng đầu là giai đoạn quan trọng và phức tạp nhất của thai kỳ.
Thai nhi trong bụng mẹ lúc này mới hình thành nên còn rất yếu, do đó chế
độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu đóng vai trò rất lớn, ảnh hưởng trực
tiếp đến sự phát triển toàn diện của thai nhi trong suốt cả thai kỳ. Vì vậy, bà
bầu cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho con trong giai đoạn này để hỗ

trợ tốt nhất cho sự tăng trưởng của bé.
a) Axit folic
Công dụng: Axit folic hay còn gọi là vitamin B9. Đậy là một loại dưỡng
chất rất quan trọng với cơ thể con người, giúp tổng hợp ADN và là một
trong những vi chất quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của bào thai,
nhất là hệ thần kinh, đặc biệt trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai nhi. Thiếu
axit folic dễ gây khiếm khuyết ống thần kinh ở trẻ, khiến thai vô sọ, thoát vị
não – màng não, hở đốt sống và làm tăng nguy cơ dị tật ở tim, chi, đường
tiểu, sứt môi, hở hàm ếch…
Thực phẩm giàu axit folic: Những thực phẩm như gan, thịt gia cầm, ngũ
cốc, rau xanh (màu xanh càng đậm càng tốt như rau dền, củ cải, bông cải…),
đậu lima, đậu Hà Lan, đậu nành, cà rốt, cà chua, chuối, cam, chanh, bưởi…
là những thực phẩm rất dồi dào axit folic mà bà bầu nên bổ sung hàng ngày.
Hàm lượng cần bổ sung: Hiện nay Tổ chức y tế thế giới khuyến cáo mọi
phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ nên bổ sung 400 mcg acid folic mỗi ngày nhằm
giảm thiểu nguy cơ dị tật ống thần kinh ở trẻ. Ngoài ra, tùy tình trạng sức
khỏe của bà bầu mà bác sĩ có thể kê toa uống viên thuốc bổ sung hoặc bổ
sung trực tiếp thông qua các thực phẩm hàng ngày. Thông thường bà bầu cần
khoảng 400 – 600mcg axit folic mỗi ngày.


b) Sắt
Công dụng: Sắt rất cần thiết cho quá trình vận chuyển ôxy và vi chất dinh
dưỡng đến bào thai, hỗ trợ cho quá trình phát triển não bộ của thai nhi.
Ngoài ra, sắt cũng tham gia vào quá trình cấu tạo nên enzym hệ miễn dịch,
giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. Thiếu sắt không chỉ khiến bà bầu
luôn trong tình trạng mệt mỏi, khó chịu, da xanh xao… mà còn là nguyên
nhân gây sinh non, thiếu cân ở trẻ sơ sinh…
Thực phẩm giàu sắt: Sắt có vai trò rất quan trọng với cơ thể, do đó bà bầu
nên bổ sung những thực phẩm giàu sắt như: thịt bò, cải xoăn, cải bó xôi, rau

dền, bánh mì nguyên hạt và ngũ cốc…
Hàm lượng cần bổ sung: Theo các chuyên gia, để duy trì một thai kỳ khỏe
mạnh, bà bầu nên chú ý bổ sung khoảng 40-60mg sắt mỗi ngày.

Dinh dưỡng/ngày

Phụ nữ bình thường

Phụ nữ mang thai 3 tháng đầ

Tổng kcal/ngày

2200

2550

Chất đạm

77g

87- 92g

Chất béo

32-35g

40-45g

Axit folic


200mcg

600mcg


Sắt

30-60

40-62mg

Canxi

700mg

1000mg

Magie

205mg

205mg

Photpho

700mg

700mg

Kẽm


8-10mg

15mg

I-ốt

150µ

200µ

Vitamin A

500mcg

800mcg

Vitamin D

10mcg

5mcg (200IU)

Vitamin E

12mg

12mg

Vitamin K


51mcg

51mcg

Vitamin C

70mg

80mg

Vitamin B1

1,2mg

1,4mg

Vitamin B2

1,1mg

1,4mg

Vitamin B3

14mg

18mg

Vitamin B6


1,3mg

1,9mg

Vitamin B9

400mg

600mcg

Vitamin B12

2,4mcg

2,6mcg

Bảng: Chế độ dinh dưỡng chuẩn cho bà bầu trong 3 tháng đầu (Theo Viện
Dinh dưỡng Quốc gia)
c, Canxi
Công dụng: Canxi đóng vai trò quan trọng trong việc củng cố, làm chắc thêm hệ
thống xương cho mẹ, đồng thời xây dựng hệ thống xương vững chắc cho thai nhi.
Thiếu canxi, cơ thể người mẹ thường cảm thấy mệt mỏi, đau cơ, chuột rút… nặng
hơn nữa là biểu xuất hiện các cơn co giật, biểu hiện của sự tụt canxi huyết. Thai
nhi thiếu canxi sẽ bị suy dinh dưỡng ngay từ trong bụng mẹ, gây ra các dị tật về
xương,còi xương bẩm sinh, thấp, lùn…
Thực phẩm giàu canxi: Canxi có nhiều trong các loại hải sản như cua đồng, tôm,
các loại sữa tươi như sữa bò, dê sữa bột hay từ nguồn thực vật như vừng, cà rốt…
Hàm lượng cần bổ sung: Thông thường, trong 3 tháng đầu của thai kì, nhu cầu
canxi cần thiết cho cơ thể bà bầu là 800 – 1000mg và tăng dần vào các quý tiếp



theo, cụ thể là quý 2 cần 1000 mg canxi và 3 tháng cuối đến khi cho con bú, lượng
canxi cần cho cơ thể các bà mẹ lên tới 1500 mg.
d, Protein
Công dụng: Protein có vai trò xây dựng, củng cố và thay thế các mô mới trong cơ
thể, vận chuyển ô-xy trong máu, đồng thời tạo ra kháng thể cho hệ thống miễn
dịch, giúp bà bầu có một thai kỳ khỏe mạnh, suôn sẻ.
Thực phẩm giàu protein: Chất đạm có nhiều trong: Thịt gia cầm, cá, ngũ cốc,
trứng, các loại hạt họ nhà đậu, các chế phẩm từ sữa, đậu nành, lúa mì, lúa mạch…
Hàm lượng cần bổ sung: Bà bầu cần bổ sung hàm lượng protein khoảng 1g
protein cho mỗi kg trọng lượng, tức khoảng 90g protein mỗi ngày.
e, Vitamin và khoáng chất
Công dụng: Các loại vitamin và khoáng chất trong rau xanh và trái cây góp phần
không nhỏ để cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho mẹ bầu. Không chỉ vậy, những
thực phẩm này còn giúp mẹ loại bỏ các hiện tượng xấu như táo bón, ợ nóng, đầy
hơi, sạm da, rạn da… trong quá trình mang thai.
Thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất: Một số loại rau xanh và trái cây mẹ bầu
không nên bỏ qua là cải bó xôi, rau chân vịt, súp lơ, bắp cải, cam quýt, bưởi, táo,
nho…
Hàm lượng cần bổ sung: Bà bầu cần phải tăng cường thêm rau, khoai, củ, trái cây
tươi với số lượng tối thiểu là 300gr mỗi ngày
Lưu ý: Bà bầu không cần bổ sung thêm năng lượng nhiều ở 3 tháng đầu tiên của
thai kỳ, chỉ cung cấp thêm từ 200 – 300 calo mỗi ngày và chỉ cần tăng thêm 1 –
2,5kg là tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé bởi thai nhi lúc này vẫn còn quá nhỏ nên
mẹ bầu chưa cần phải tăng nhiều cân.

4. Những lưu ý trong ba tháng đầu
Bà bầu nên tránh ăn gì trong 3 tháng đầu
3 tháng đầu có thể coi là thời gian nguy hiểm nhất với thai kỳ. Lúc này em bé chưa

hoàn toàn làm tổ chắc chắn, cơ thể người mẹ cũng chưa thích nghi với việc có mặt
của bé. Chính vì vậy các bà bầu cần đặc biệt chú ý đến chế độ dinh dưỡng, một chế
độ dinh dưỡng lành mạnh, khoa học sẽ giúp bé phát triển tốt, ngược lại, một chế độ


dinh dưỡng nghèo nàn, không đúng cách có thể dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm
trọng cho bé như khiếm khuyết, dị tật bẩm sinh, thậm chí thai lưu, sảy thai… Dưới
đây là một số thực phẩm bà bầu nên tránh trong 3 tháng đầu:







Thực phẩm tái sống
Thực phẩm nhiễm độc
Thực phẩm chưa tiệt trùng
Thực phẩm đóng gói sẵn
Rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích
Bà bầu cũng lưu ý, một số thực phẩm có thể gây sảy thai như: rau răm, rau
sam, rau ngót, dứa, nhãn, đu đủ xanh, khoai tây mầm… Những thực phẩm này
bà bầu nên kiêng tuyệt đối trong 3 tháng đầu của thai kỳ.

Những điều mẹ bầu cần tránh trong 3 tháng
đầu mang thai
3 tháng đầu mang thai là giai đoạn vô cùng nhạy cảm do thai nhi còn quá nhỏ và
mẹ bầu chưa quen với những biến đổi của cơ thể nên cần phải có những kiêng cữ
nhất định để đảm bảo sức khỏe và sự an toàn của em bé
• Mẹ bầu mang thai trong 3 tháng đầu không nên tiếp xúc với bức xạ nhiệt và

các chất độc hại. Sự gia tăng nhiệt độ cơ thể khi mang thai, nhuộm tóc hoặc
sơn móng tay, móng chân có thể gây dị tật bẩm sinh và ảnh hưởng đến chỉ số
IQ ở trẻ sau này.
• Mẹ mới mang bầu không nên chạy nhảy, xoay người, gập người quá mạnh
hoặc tập luyện thể thao quá sức với những bộ môn nguy hiểm. Mẹ bầu cũng
không nên leo trèo cao hoặc nâng, bê, xách vật nặng.
• Mẹ bầu không nên tự ý dùng thuốc bừa bãi, khi dùng bất kỳ loại thuốc nào
cũng cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ, tránh uống thuốc không rõ nguồn
gốc hoặc thành phần thuốc có hại cho thai nhi.
• Mẹ bầu mới mang thai nên chú ý tới tư thế ngồi, không nên ngồi xổm, ngồi
trùng lưng, thõng vai, bắt chéo chân và không nên cúi lưng khi ngồi.
• Việc đi lại cần nhẹ nhàng, từ tốn. Khi leo cầu thang, mẹ bầu nên bám vào
thành vịn để duy trì sự cân bằng. Mẹ mới mang bầu cũng được khuyên
không nên leo cầu thang quá nhiều.
• Mẹ bầu cần kiêng đứng quá lâu hoặc đứng lên ngồi xuống đột ngột. Nếu
công việc yêu cầu phải đứng, hãy tranh thủ đi lại và dành thời gian nghỉ ngơi
30 phút/lần. Việc đứng quá nhiều sẽ khiến mẹ bầu mệt mỏi và có thể gây sảy
thai.
• Hạn chế sử dụng nước lạnh để tắm, gội đầu và cũng không nên sử dụng
nước quá nóng vì việc tăng nhiệt độ đột ngột trong cơ thể có thể khiến thai
nhi bị dị tật.


• Mẹ bầu cần chú ý không nên tập chung ở chỗ đông người đặc biệt nơi công
cộng khi đang có dịch bệnh bởi có thể dễ dàng lây bệnh do sức đề kháng
trong giai đoạn đầu thai nhi còn yếu.
• Cần chú ý đến những thay đổi trong cơ thể đặc biệt là nhịp tim thai nhi. Nếu
nhận thấy triệu chứng khó thở cần báo ngay cho bác sĩ.
• Theo dõi cơ thể, bất cứ lúc nào trong thai kỳ, đặc biệt trong ba tháng đầu mà
nhận thấy triệu chứng ra máu âm đạo, đau bụng… mẹ bầu cần nghỉ ngơi và

đi khám bác sĩ ngay.
• Phụ nữ mang thai bị thiếu máu, mang bầu đa thai, có tiền sử sảy thai, bị cao
huyết áp… nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi và thăm khám bác sĩ theo
đúng lịch định kỳ. Những mẹ bầu này cũng nên trao đổi với bác sĩ chuyên
khoa về tình trạng bệnh của mình để được theo dõi chặt chẽ hơn.
• Những mẹ bầu có tiền sử dọa sảy thai, chảy máu âm đạo, nhau tiền đạo, sinh
non hay bất thường về nước ối cần kiêng kỵ việc quan hệ tình dục hoàn toàn
trong 3 tháng đầu mang thai.
• Mẹ bầu mới mang thai cũng nên giảm thời gian làm việc, tránh căng thẳng
và dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, đặc biệt với mẹ ốm nghén. Trong quá
trình làm việc cần tránh đi lại quá nhiều, ôm đồm nhiều việc và làm việc
khuya…
• Mẹ bầu nên tránh ăn những thực phẩm không tốt cho cơ thể như thực phẩm
tái sống, thực phẩm đóng hộp, nhiều dầu mỡ, thực phẩm chưa tiệt trùng hoặc
các thực phẩm gây co bóp tử cung dẫn đến sảy thai như: dứa, đu đủ xanh,
rau răm, rau ngót, rau sam, ngải cứu, nước dừa…
• Tuyệt đối nói không với rượu bia và các loại nước uống có caffein, có cồn,
có ga…

Chương 3: Tam cá nguyệt thứ hai ( 3 tháng giữa)
1.Sự thay đổi của cơ thể mẹ
Vào giai đoạn này, bạn sẽ thấy cơ thể khỏe hơn nếu như lúc trước bạn đã trải
qua một thời kỳ nôn ói khó chịu. Khao khát dục vọng trở lại hoặc tăng lên.
Cực khoái và có nhiều cực khoái trong các mỗi quan hệ trở lại dần

Vú của bạn bắt đầu tiết sữa non, bạn cảm thấy vòng eo của bạn dần
dần biến mất và bụng càng lớn ra. Các sắc tố cũng bắt đầu đậm dần.
Nướu răng của bạn trở nên mềm hơn do hoạt động của các nội tiết tố
thai nghén.


Sắc tố tiếp tục đậm lên và bạn sẽ thấy một đường màu sẫm đi từ rốn
xuống dưới gọi là Linea nigra

Tiêu hóa : Toàn bộ các cơ của cơ quan tiêu hóa đều giảm hoạt động,
do đó gây ít nhiều khó chịu trong lúc mang thai. Sự trào ngược dịch vị
dạ dày lên thực quản có thể gây cảm giác bỏng rát vì cơ thắt dạ dày




kém hoạt động. Dạy dày giảm tiết dịch nên thức ăn ở lại dạ dày lâu
hơn. Cơ ruột dãn nên ít tạo nhu động ruột, tuy rằng hấp thụ thức ăn tốt
hơn nhưng lại gây táo bón cho thai phụ.
Kích thước cơ thể tăng: Khi mà tử cung nhô lên phía trên vùng hố
chậu thì vòng eo của bạn bắt đâuù biến mất, bạn phải mặc quần áo
rộng hơn và thoáng mát hơn. Cơ thể bạn có thể tăng đến bao nhiêu phụ
thuộc vào nhiều yếu tố như chiều cao, thể trạng của bạn, kích thước
của con bạn.

2. Mẹ cần làm gì ?
• Giữ gìn sức khỏe
Đây là tam cá nguyệt mà bạn tăng trọng nhiều hơn cả và bạn cần phải tiếp
tục ăn nhiều.
Dáng đứng của bạn cũng thay đổi vì các cơ của vách bụng căng ra để
phù hợp với tử cung ngày càng lớn.Sự phát triển của tử cung sẽ làm sai
lệch trọng tâm của bạn vì bạn phải mang thêm một trọng lượng phía
trước.
Nếu bạn cố gắng nghiêng về phía sau để giữ thăgn bằng thf điều nàyc ó
thể gây cho bạn bị đau lưng.
Đau lưng hay xảy ra vì lượng máu tưới cho vùng hố chậu gia tăng nên

làm cho các dây chằng khớp cùng chậu ở phá sau bị mềm và dãn. Thêm
vào đó dây chẳng và sụn ở phía trước xương chậu cũng dãn. Vì thế nên
các khớp cũng hơi lỏng.
Để tránh đau lưng, luôn ngồi với lưng thẳng, không nên còng lưng, đừng
mang giày cao gót và tốt nhất nên ngồi trên ghế cứng hoặc ngay trên sàn
nhà, khi khom cúi nên giữ lưng thẳng và nếu có nhấc vật nặng nên gập 2
đầu gối và nhấc lên. Tránh nhấc vật nặng nếu có thể.
3. Sự phát triển của thai nhi.
Tam cá nguyệt thứ 2 bắt đầu từ tuần thứ 14, con bạn đang khỏe mạnh và nếu
siêu âm thai bạn có thể biết được giới tính của bé
• Đến 14 tuần tuổi
Các cơ quan chính của bào thai đều đã được hình thành và các quai ruột
cũng đã khu trú trong khoang bụng. Bào thai giờ giờ đây bắt đầu phát
triển và trưởng thành.
Vào tuần thứ 11 của thai kỳ, đầu em bé to hơn hẳn phần còn lại của thân
và chiếm tới 1/3 chiều dài của bào thai vào tuần thứ 14.
Mắt đã phát triển gần như hoàn hảo tuy vẫn còn khép lại bởi một màng
da mỏng che phủ bên ngoài.
Mặt cũng được hình thành, thân bắt đầu căng thẳng ra, mô xương và các
xương sườn cũng xuất hiện.
Các ngón tay ngón chân đều có móng.
Các cơ quan ngoài của bộ phận sinh dục phát triển mà nhờ đó các máy
siêu âm có thể phân biệt được giới tính. Bên trong nhịp tim đập vào


khoảng 110-160 nhịp/phút và hệ tuần hoàn tiếp tục phát triển. Bao thai
nuốt dịch ối và bắt đầu bào tiết nước tiểu. Phản xạ nuốt tự hình thành,
môi bĩu ra, đầu xoay nghiêng và trán nhăn lại. thai nhi bắt đầu thực tập
vận động các cơ hô hấp và tập nuốt.
Thực tế vào cuối tháng này, bào thai mới bắt đầu cử động, bé cử động

mạnh, tuy nhiên bạn không cảm nhận được cho tới tháng thứ 4 của thai
kỳ.
Thành lập các tế bào máu: Trong khi bào thai vẫn còn phải lệ thuộc vào
nhau về việc cung cấp oxy và đào tahir các chất cặn bã thì một hệ thống
sản xuất các tế bào máu đang được thành lập. Đó là cơ sở cho đời sống
độc lập của bé trong tương lai.
Khoảng cuối tháng này, túi phôi sẽ trở nên không cần thiết nữa vì không
còn nhiệm vụ sản xuất các tế bào máu, tủy xương đang phát triển, gan và
lách của bé sẽ nhận lãnh trách nhiệm này.
Hệ tống nâng đỡ: Nhau phôi phát triển rất nhanh, thành lập một hệ thống
chằng chịt các mạch máu để đảm bảo việc nuôi dưỡng cho bào thai. Các
lớp màng nhau phát triển và dày lên cho đên khi nó bao kín mặt trong tử
cung.
Dây rốn bây giờ đã hoàng toàn trưởng thành và chứa 3 mạch máu bên
trong một bao: 1 tĩnh mạch và 2 động mạch. Cuống rốn xoắn như 1 vòng
lò xo vì lớp vỏ ngào dài hơn các mạch máu. Vì thế hoạt động của các
mạch máu được an toàn hơn.
Hệ xương phát triển rất nhanh và ở trạng thái sụn mền dẻo.
Cử động uốn cong mình, co tay chân và thỉnh thoảng nấc cụt.
Mầm của 32 răng vĩnh viễn xuất hiện trên 2 hàm.
Bào thai trôi nổi nhẹ nhàng trong túi ối ấm áp ở nhiệt độ 37,5oC.
Vào tháng cuối của giai đoạn này, chiều dài tính từ đỉnh đầu đén mông
của thai nhi được tính khoảng 9cm và cân nặng khoảng 48g.
• Đến 18 tuần tuổi
Bào thai trông đã giống dáng người hơn, chân dài hơn tay và các đoạn
của thân theo đúng tỉ lệ.
Hệ xương tạo ra các tế bào xương có thể thấy được khi chụp X-quang.
Tổng số tế bào thần kinh lúc này tương đương như số tế bào thần kinh ở
người trưởng thành. Các dây thần kinh đều có bao myelin. Đây là bước
tến quan trọng giúp cho sự truyền đạt các tin tức ra vào não bộ được dễ

dàng.
Tay đủ dài để 2 bàn tay có thể chạm vào nhau và siết chặt lấy nhau.
Nhưng những cử động này chưa được đặt dưới sự chỉ đạo của não bộ.Bạn
cũng không thể nhận biết cử động đó vid bào thia chưa đủ lớn để hoạt
hóa các đầu tận cùng thần kinh ở thành tử cung.
Phụ nữ có thai lần thứ 2 cảm thấy bào thai máy sớm hơn.


Các cơ quan snh dục bên ngoài xuất hiện rõ hơn. Dĩa âm đạo phát triển
rõ, tinh hoàn của nam giới ở sâu tong ống bẹn và trên đường chuẩn bị
tiến xuống ống bìu.
Nhau thai tiết ra nhiều kích thích tố nhau(hCG).
Estrogen và progesterone cần thết cho nhu cầu suốt thai kỳ.Nó cũng sản
xuất ra các nội tiết tố khác để dữ cho sự phát triển tử cung, và đóng vai
trò quan trọng trong việc phát triển vú đẻ chuẩn bị cho sự tiết sữa.
Nhau thai là tấm chắn chống đỡ sự nhiễm trùng nhưng không có khả
năng chống các siêu vi như rubella, AISD và các độc tố như rượu,
nicotin. Cuối tuần thứ 16, nhau thai dầy khoảng 1cm và rộng khoảng 78cm.
Mầm thần kinh vị giác bắt đầu phát triển trên lưỡi.
Trong khi các xương nhỏ của tai trong cứng lên thì bào thai bắt đầu nghe
được âm thanh.
Phổi đang phát triển và thở dịch ối. Bào thai nhận oxy qua nhau cho tới
khi ra đời.
Đến cuối tháng này, chiều dài từ đỉnh đầu đến mông của bao thai bằng
13,5cm và cân nặng 180g.
• Đến 22 tuần tuổi
Lúc này thai nhi đủ lớn để tạo ra các hệ thần kinh và cơ giúp cho nó cử
động dễ dàng.
Bắt đầu từ 19 tuần sau khi bạn thấy kinh lần cuối, tốc độ tăng trưởng của
thai nhi giảm dần và thai nhi chuyển sang trưởng thành về các mặt khác.

Thai nhi bắt đầu xây dựng hệ phòng vệ. Một vỏ bọc bắt đầu hình thanh
xung quanh các dây thần kinh của tủy sống.
Thai cũng có riêng một hệ thống miễn nhiễm nguyên thủy giúp chúng
chông lại được phần nào sự nhiễm trùng. Nhờ các mô mỡ đặc biệt mà
thai nhi tạo ra và giữ được thân nhiệt, nó có màu nâu và bắt đầu hình
thành trong tháng thứ 4. Thiếu lớp mỡ này trẻ sinh non thường dễ bị tổn
thương vì không đủ ấm.
Da tiếp tục phát triển, có màu đỏ và nhăn nheo vì chưa có tích tụ mỡ bên
dưới.Kể từ tháng này trở đi thai nhi trở nên béo ra, tuyến bã nhờn bắt đầu
hoạt động và tiết ra chất “gây” phủ lên toàn bộ lớp da để bảo vệ thai nhi.
Thân thai nhi bao phủ bởi lớp lông tơ, nhiệm vụ của lớp lông tơ này
chưa được xác định nhưng có lẽ có giúp điều hòa thân nhiệt tha nhi hoặc
giữ chặt lớp gây trên da.
Các cử động có chủ đích và phối hợp với nhau nhờ các dây thần knh đã
kết nối, hệ thống cơ phát triển và khỏe hơn. Thai nhi có thể cử động ,
điều này có thể sẽ khiến cho bụng bạn bị đau.
Cơ quan sinh dục: tinh hoàn của bé trai đã vững chắc ở giai đoạn này.
Âm đạo của bé gái bắt đầu rỗng và buồng trứng chứa khoảng 7 triệu
trứng. Số lượng này có thể gảm dần còn 2 triệu khi bé ra đời.


Vị giác : Bé có thể phân biệt được vị đắng ngọt.
Răng còn ẩn duới nướu răng, nhiều răng sữa đã hình thành.
• Thai nhi 26 tuần tuổi
Thai nhi lúc này đã khoảng 26 tuần tuổi, thai nhi có những cử động rõ
ràng mà bạn có thể cảm nhận được.
Ví dụ như khi thai máy bạn có thể giật mình. Sự nhạy cảm, sự thông
minh của bé cũng được bộc lộ.
Nếu sinh ra sau 24 tuần được thụ thai, thai nhi có thể sống sót được
nhưng cần được chăm sóc đặc biệt và tích cực.

Thai nhi vẫn còn đỏ và gầy nhưng có dấu hiệu tăng cân sớm.
Toàn bộ lớp da trên cơ thể dều bị nhăn nheo do sự phát triển của lớp mỡ
bên dưới chưa đầy đủ và da tương đối nhiều hơn diện tích cơ thể.
Vào tháng cuối này, thân phát triển nhanh hơn đầu nên cơ thể thai nhi có
tỷ lệ cân đối như một bé sơ sinh.
Các cơ và chân tay đều phát triển đầy đủ, chân và thân đều cân đối, lõi
xương rắn chắc hơn. Các chi tay xuất hiện trong lòng bàn tay, các tế bào
não bắt đầu trưởng thành giúp thai nhi có thể học và nhớ được.
Bộ phận sinh dục biệt hóa trọn vẹn, nếu thai nhi là bé trai thì các tế bào
tiết testeron bắt đầu tăng số lượng.
Thính giác:
Thai nhi nghe được âm thanh ở tần số cao hơn âm thanh ở tần số bình
thường. Ở tần số cao, thai đáp lại bằng cách cử động nhiều hơn khi nghe
được âm thanh ở tần số thấp.
Thai có thể di chuyển thân mình theo nhịp độ của tiếng mẹ
Bắt đầu từ tháng này thai có thể nhảy theo nhịp trống, nhiều bà mẹ đã
phải dừng lại việc nghe nhạc vì thai cử động quá nhiều.
Nếu thai nhi được nghe một bản nhạc thường xuyên thì khi lớn lên có thể
hồi tưởng lại âm thanh quen thuộc cho dù không nhớ được. Nhiều nhạc sĩ
đã cho biết họ nghe được những bản nhạc quen thuộc mà họ chưa từng
biết đến và sau đó họ mới phát hiện đó là giai điệu mà mẹ của họ đã từng
nghe khi mang thai.
Thai nhi cũng bắt đầu nhận được tiếng nói của cha khi ở trong bụng mẹ.
Nếu bé được nghe cha thường xuyên nói chuyện thì sau khi sinh sẽ nhận
được tiếng cha trong chỗ đông người, bé sẽ đáp lại một cách thiện cảm,
nếu bé đang tức giận thì bé sẽ ngưng khóc và nguôi đi.
Hô hấp
Bên trong phổi, các phế nang bắt đầu phát triển và cho tới 8 năm sau khi
sinh. Một hệ thống mạch máu phát triển chung quanh các phế nang giúp
cho việc hấp thu oxy và thải khí dioxit carbon được nhân lên.

Hai lỗ mũi bắt đầu cử động thở bằng các cơ.Như vậy, bé đã được tập hô
hấp trước khi sinh.


3. Chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng cho mẹ

Nguyên tắc trong dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng giữa
Bổ sung đầy đủ chất sắt
Thiếu sắt không những làm cơ thể người mẹ thiếu máu mà còn làm giảm tốc độ
phát triển của thai nhi. Vấn đề thiếu máu do sắt là thực trạng rất dễ gặp ở phụ nữ
mang thai. Cùng với đó là nhiều hậu quả nghiêm trọng. Thiếu máu dễ dẫn đến sinh
non, hiện tượng chảy máu nhiều sau sinh. Vì thế, bổ sung sắt trong chế độ dinh
dưỡng cho bà bầu 3 tháng giữa thai kỳ là điều cần phải làm ngay. 15mg sắt là nhu
cầu tối thiểu hàng ngày cơ thể mẹ bầu cần hấp thụ.
Nguồn thực phẩm dồi dào hàm lượng sắt như: thịt bò, rau lá có màu xanh đậm (rau
chân vịt, cải xoăn), đậu phụ, hạt bí xanh và bí đỏ…Một số trường hợp bà mẹ uống
thuốc bổ sung sắt thì cần tham khảo rõ ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia.

M
ẹ bầu cần tập trung bổ sung sắt để ngăn ngừa thiếu máu và theo kịp sự phát triển
của con
Không được ăn kiêng


Tăng cân ổn định là điểu hiển nhiên khi mang thai. Điều đó còn là dấu hiệu thể
hiện tích cực một thai kỳ khỏe mạnh. Theo khẳng định của Viện Y học Mỹ, mỗi
người phụ nữ mang thai cần ăn thêm 300 calo mỗi ngày là đủ cho em bé. Điều cần
lưu ý, các chị em đang trong thời gian “bầu bí” không nên ăn kiêng để giảm
cân. Nó sẽ mang theo những nguy hiểm tiềm ẩn với thai nhi. Nếu trong chế độ
dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng giữa thai kỳ, bạn ăn uống quá khắt khe sẽ khiến bé

thiếu hụt vitamin và khoáng chất. Hãy ăn uống đúng cách và lựa chọn thực phẩm
để phân bổ dinh dưỡng phù hợp.
Không ăn thực phẩm tái sống

M
ẹ bầu tuyệt đối cần tránh xa những món tái sống

Những món ăn tái sống như phở bò, sushi, các món cá chế biến theo kiểu Nhật…
nhìn có vẻ rất hấp dẫn nhưng lại chứa nhiều vi khuẩn gây hại. Một số loại phổ biến
như: vi khuẩn E.coli gây tiêu chảy và các bệnh đường ruột, vi khuẩn Salmonella
gây viêm đường ruột và thương hàn, ký sinh trùng Toxoplasmosis, mầm giun
sán… Nếu không muốn “vướng” vào bệnh tật, suy giảm hệ miễn dịch, sinh non


hoặc sảy thai thì các bà bầu không nên lựa chọn những món trên vào thực đơn
hàng ngày. Khi ăn nhớ nấu kỹ, uống nước đun sôi để đảm bảo vệ sinh.
Nói “không” với đồ uống kích thích và có cồn

Uống rượu, bia khi mang thai đồng nghĩa với việc bạn đang hại con của mình
Đồ uống kích thích (trà, cà phê) và thức uống có cồn (rượu, bia) cần được gạt tên
ra khỏi khẩu phần dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng giữa thai kỳ. Bởi chúng không
bao giờ tốt cho sức khỏe bà bầu dù chỉ một lượng nhỏ. Thông qua cuốn rốn, chúng
sẽ nhanh chóng thâm nhập vào thai nhi gây chậm phát triển cả về thể chất lẫn trí
tuệ. Trong một nghiên cứu đã được tiến hành năm 2008, phụ nữ dùng hơn 200 mg
caffeine phải đối mặt với nguy cơ sảy thai gấp 2 lần so với phụ nữ bình thường
không dùng caffeine.
Hạn chế nêm nếm bằng bột ngọt
Tuy bột ngọt (mì chính) là loại gia vị phổ biến trong các món ăn châu Á nói chung
và món ăn Việt nói riêng. Thế nhưng trong bột ngọt có thành phần Sodium
glutamate khiến cơ thể mẹ bầu hấp thu kẽm kém hơn. Ăn quá nhiều bột ngọt có thể



gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Do đó, trong chế biến các món ăn
dinh dưỡng hàng ngày, mỗi chúng ta nên hạn chế nêm nếm bột ngọt. Ngay cả
những người đã có tiền sử nhạy cảm với bột ngọt trước khi mang thai thì càng
tránh xa trong suốt 9 tháng thai kỳ.

Chương 4 Tam cá nguyệt thứ ba ( Ba tháng cuối thai kỳ)
1.Sự thay đổi trong cơ thể người mẹ
Tăng thể trọng
Trong ba tháng cuổi của thai kỳ bạn có thể tăng thể trọng lên tới 5kg. Trong 5kg
này, có 4 kg là dành cho thai nhi, phần còn lại là do sự phát triển phần phụ của
thai ( nhau thai và dịch ối), do sự tăng trưởng tử cung và vú cũng như thể tích
máu và nước trong cơ thể bạn. Lượng chất béo dự trữ trong có thể cũng tăng lên
tương đương với trọng lượng của phôi thai.
Vóc dáng của bạn tăng lên rất nhanh và rất dễ mệt mỏi, giấc ngủ của bạn bị ảnh
hưởng khiến bạn ngủ không ngon như bình thường.
Vì dây chằng căng ra nên bạn có thể cảm thấy khó đi bộ hơn bình thường.
Một khi bé đã nằm trong vùng chậu, bạn sẽ cảm thấy bớt khó thở vì áp lực trên
cơ hoành giảm bớt.
Thay đổi về da
Nhiều bà bầu vẫn có hiện tượng nổi mụn trứng cá trong 3 tháng cuối. Nguyên
nhân là do sự thay đổi hormone trong thời kỳ thai nghén, kích thích sự bài tiết
của tuyến dầu dưới da.


Mồ hôi: Cũng do sự thay đổi hormone khi mang thai nên bạn cảm thấy cơ thể
bài tiết mồ hôi nhiều hơn. Đồng thời, các nốt ban cũng xuất hiện.
Giãn tĩnh mạch
Với một số thai phụ, giãn tĩnh mạch không gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho

sức khỏe; nhưng với một số thai phụ khác, nó có thể dẫn tới tình trạng lở loét.
Thay đổi về tóc
Khoảng thời gian cuối thai kỳ, tóc của bạn trông có vẻ dày hơn. Tiếp đến, bạn
có thể phải đối mặt với tình trạng rụng tóc sau sinh.
Lông có thể mọc nhiều hơn, nhất là ở trên mặt và vùng chân, tay. Tương tự với
những thay đổi về tóc, hiện tượng mọc lông cũng sẽ giảm dần sau sinh.
*Tháng thứ 7
Đặc trưng: Bạn xuất hiện những cơn thở ngắn (thở dốc).
Điều bạn nên làm: Thời điểm này, chứng thèm ăn vẫn có thể “hoành hành” bạn.
Vì vậy, bạn nên chọn những loại thực phẩm tốt cho sức khỏe.
- Bạn có thể bắt đầu đăng ký tham gia lớp học tiền sản. Lớp học này sẽ cung
cấp cho bạn kiến thức về mang thai và sinh nở cũng như cách kiểm soát cảm
xúc của bản thân khi cận kề ngày sinh.
- Bạn nên tăng cường tham khảo thông tin về mang thai và sinh nở. Kiến thức
khoa học khi làm mẹ sẽ giúp bạn an tâm hơn.
- Bạn nên ngủ thường xuyên hơn.
*Tháng thứ 8
Đặc trưng: Bạn có thể xuất hiện những cơn chuyển dạ giả. Đó là cách tử cung
chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ thật.
Điều bạn nên làm: Tập thở trong những cơn chuyển dạ giả sẽ có ích cho bạn khi
đối mặt với cơn chuyển dạ thật.
- Bạn nên tập luyện những bài tập đáy chậu để hỗ trợ quá trình sinh nở.
- Nếu bạn đã quyết định xin nghỉ việc bắt đầu từ tháng thứ 8, bạn nên chú ý để
điều này không gây stress khi bạn ở nhà.


×