Tải bản đầy đủ (.pdf) (172 trang)

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tính ổn định duy trì lợi nhuận của các doanh nghiệp ngành sản xuất hàng tiêu dùng trên Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.42 MB, 172 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
ðẠI HỌC ðÀ NẴNG

NGUYỄN THỊ DIỆU THANH

NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ðẾN TÍNH ỔN ðỊNH DUY TRÌ LỢI NHUẬN
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH SẢN XUẤT
HÀNG TIÊU DÙNG TRÊN THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN

ðà Nẵng - 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
ðẠI HỌC ðÀ NẴNG

NGUYỄN THỊ DIỆU THANH

NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ðẾN TÍNH ỔN ðỊNH DUY TRÌ LỢI NHUẬN
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH SẢN XUẤT
HÀNG TIÊU DÙNG TRÊN THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 60.34.03.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN
Người hướng dẫn khoa học: TS. ðƯỜNG NGUYỄN HƯNG



ðà Nẵng - 2016


LỜI CAM ðOAN
Tôi cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
ñược ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Diệu Thanh


MỤC LỤC
MỞ ðẦU...............................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của ñề tài..........................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ...............................................................................3
3. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................4
4. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu..........................................................4
5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................5
6. Bố cục ñề tài............................................................................................7
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài ...............................................8
8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu trước ñây ...............................................9
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍNH ỔN ðỊNH DUY TRÌ LỢI
NHUẬN TRONG DOANH NGHIỆP VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ðẾN TÍNH ỔN ðỊNH DUY TRÌ LỢI NHUẬN TRONG DOANH
NGHIỆP..............................................................................................................23
1.1. ðỊNH NGHĨA TÍNH ỔN ðỊNH DUY TRÌ LỢI NHUẬN TRONG
DOANH NGHIỆP ...............................................................................................23
1.2. ðO LƯỜNG TÍNH ỔN ðỊNH DUY TRÌ LỢI NHUẬN TRONG DOANH

NGHIỆP...............................................................................................................24
1.3. Ý NGHĨA CỦA TÍNH ỔN ðỊNH DUY TRÌ LỢI NHUẬN .....................27
1.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ðẾN TÍNH ỔN ðỊNH DUY TRÌ LỢI
NHUẬN TRONG DOANH NGHIỆP................................................................31
1.4.1. Khái quát về các nhân tố ảnh hưởng ñến tính ổn ñịnh duy trì lợi
nhuận trong doanh nghiệp ...................................................................................31
1.4.2. Các nghiên cứu trước bàn về các nhân tố ảnh hưởng ñến tính ổn
ñịnh duy trì lợi nhuận trong doanh nghiệp..........................................................32
Kết luận chương 1................................................................................................43


CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH
HƯỞNG ðẾN TÍNH ỔN ðỊNH DUY TRÌ LỢI NHUẬN CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP NGÀNH SẢN XUẤT HÀNG TIÊU DÙNG TRÊN THỊ
TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM ....................................................44
2.1. TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
HÀNG TIÊU DÙNG TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
GIAI ðOẠN 2011 - 2014....................................................................................44
2.2. CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .....50
2.2.1. Tính ổn ñịnh duy trì lợi nhuận và tuổi doanh nghiệp ....................50
2.2.2. Tính ổn ñịnh duy trì lợi nhuận và sự ña dạng giới tính của ban lãnh
ñạo doanh nghiệp.................................................................................................50
2.2.3. Tính ổn ñịnh duy trì lợi nhuận và chất lượng kiểm toán...............52
2.2.4. Tính ổn ñịnh duy trì lợi nhuận và quy mô doanh nghiệp ..............53
2.2.5. Tính ổn ñịnh duy trì lợi nhuận và tốc ñộ tăng trưởng của tài sản .54
2.2.6. Tính ổn ñịnh duy trì lợi nhuận và tỷ lệ nợ trên VCSH của doanh
nghiệp...................................................................................................................54
2.2.7. Tính ổn ñịnh duy trì lợi nhuận và tính thanh khoản của doanh
nghiệp...................................................................................................................55
2.2.8. Tính ổn ñịnh duy trì lợi nhuận và tốc ñộ tăng trưởng doanh thu của

doanh nghiệp........................................................................................................56
2.2.9. Tính ổn ñịnh duy trì lợi nhuận và các khoản dồn tích của doanh
nghiệp...................................................................................................................57
2.2.10. Tính ổn ñịnh duy trì lợi nhuận và chênh lệch giữa LNTT và
TNCT ...................................................................................................................57
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............................................................60
2.3.1. ðo lường các biến trong mô hình...................................................60
2.3.2. Chọn mẫu nghiên cứu.....................................................................64


2.3.3. Các phương pháp thống kê áp dụng...............................................64
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ CÁC HÀM Ý ðỀ XUẤT TỪ
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...............................................................................66
3.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..........................................................................66
3.1.1. Mô tả thống kê về các biến trong mô hình nghiên cứu .................66
3.1.2. Mối quan hệ tương quan giữa các biến trong mô hình..................68
3.1.3. Kiểm ñịnh các giả thuyết và ước lượng mô hình...........................73
3.1.4. Kết quả ước lượng hồi quy mô hình ..............................................87
3.2. CÁC HÀM Ý VÀ ðỀ XUẤT TỪ NGHIÊN CỨU ..................................105
Kết luận chương 3..............................................................................................114
KẾT LUẬN.......................................................................................................115
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ðINH GIAO ðỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt

Diễn nghĩa


AR

Mô hình tự hồi quy - Autoregressive Model

ATO

Hệ số vòng quay tổng TS - Asset Turnover Ratio

BCTC

Báo cáo tài chính

DN

Doanh nghiệp

DTT

Doanh thu thuần

DY

Lợi suất cổ tức - Dividend Yield

EBIT

Lợi nhuận trước thuế và lãi vay

EPS


Tỷ suất thu nhập trên cổ phần - Earnings Per Share

GAAP
GDP
GLS

Các chuẩn mực kế toán ñược thừa nhận - Generally accepted
accounting principles
Tổng sản phẩm quốc nội - Gross Domestic Product
Phương pháp bình phương nhỏ nhất tổng quát - Generalized
Least Square

GNP

Tổng sản phẩm quốc gia - Gross National Product

LNTT

Lợi nhuận trước thuế

NIM

Tỷ suất lợi nhuận biên

NNH

Nợ ngắn hạn

NPT


Nợ phải trả

OLS

Phương pháp bình phương bé nhất - Ordinary Least Square

PA

Mô hình Việc ñiều chỉnh từng phần (PA)

PAM

Mô hình ñiều chỉnh riêng phần - Partial Adjustment Model

PC

Mô hình hội tụ ña thức - The polynomial convergence

PCI

Thu nhập bình quân ñầu người - Per Capita Income


Viết tắt

Diễn nghĩa

PCM


Mô hình hội tụ ña thức - Polynomial Convergence Model

PGS

Phó giáo sư

PM

Tỷ suất lợi nhuận biên - Profit Margin

RNOA

Lợi nhuận ròng trên TS hoạt ñộng - Return on Net Operating
Assets

ROA

Khả năng sinh lời của tài sản

ROE

Tỷ suất sinh lời của VCSH - Return On Equity)

ROI

Tỷ lệ hoàn vốn ñầu tư - Return on Investment

SIC

Tiêu chuẩn phân loại công nghiệp - Standard Industrial

Classification

TNCT

Thu nhập chịu thuế

TP

Thành phố

TS

Tài sản

TS.

Tiến sỹ

TSNH

Tài sản ngắn hạn

TTCK

Thị trường chứng khoán

VAS

Chuẩn mực kế toán Việt Nam


VCSH

Vốn chủ sở hữu


DANH MỤC SƠ ðỒ
Số hiệu
sơ ñồ
1.1

Tên sơ ñồ
Sơ ñồ quy trình nghiên cứu ñề tài

Trang
8


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng

bảng

Trang

Tình hình lợi nhuận và hiệu quả hoạt ñộng của các doanh
2.1

nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng trên thị trường chứng


47

khoán Việt Nam giai ñoạn 2011 – 2014
2.2

Mã hóa các biến nghiên cứu

59

3.1

Kết quả thống kê mô tả các biến nghiên cứu

67

3.2

Mô tả hệ số tương quan Pearson giữa các biến trong mô
hình nghiên cứu

70

3.3

Thống kê mô tả tần số các biến nghiên cứu

75

3.4


Kết quả kiểm ñịnh hiện tượng ña cộng tuyến

79

3.5

Kết quả kiểm ñịnh Durbin –Watson

80

3.6

Kết quả kiểm ñịnh tương quan hạng Spearman giữa các
biến nghiên cứu

83

3.7

Kết quả kiểm ñịnh ANOVA

88

3.8

Kết quả mô hình hồi quy bội

89



DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Số hiệu

Tên hình vẽ

hình vẽ

Trang

Tình hình lợi nhuận và hiệu quả hoạt ñộng của các
2.1

doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng trên thị trường

47

chứng khoán Việt Nam giai ñoạn 2011 – 2014
2.2

Mô hình nghiên cứu của ñề tài

60

3.1

Biểu ñồ phân phối biến EP với ñường cong chuẩn

77


3.2

Biểu ñồ phân tán phần dư chuẩn hóa theo thứ tự quan
sát

81

3.3

Biểu ñồ bình phương phần dư theo EP

82

3.4

Biểu ñồ tần số Histogram của phần dư chuẩn hóa

86

3.5

Biểu ñồ tần số Q-Q plot của phần dư chuẩn hóa

87

3.6

Kết quả mô hình hồi quy

90



1

MỞ ðẦU
1. Tính cấp thiết của ñề tài
Lợi nhuận là một chỉ tiêu chất lượng tổng quát có ý nghĩa vô cùng quan
trọng trong việc ñánh giá chất lượng hoạt ñộng sản xuất kinh doanh của một
doanh nghiệp (DN). Lợi nhuận tác ñộng ñến tất cả mọi mặt của DN như ñảm
bảo tình hình tài chính vững chắc, tạo ñiều kiện nâng cao ñời sống cho cán bộ
công nhân viên, tăng tích luỹ ñầu tư vào sản xuất kinh doanh, nâng cao uy tín
và khả năng cạnh tranh trên thị trường. Ổn ñịnh, duy trì lợi nhuận và tốc ñộ
tăng trưởng của lợi nhuận là mục tiêu kinh tế hàng ñầu của các DN trong nền
kinh tế thị trường.
Theo Schumpeter [81] (dẫn theo Kozlenko [75]), các DN hiện thời và
DN mới dễ dàng phản ứng trước những thay ñổi của thị trường, ñiều này ñược
gọi là quá trình hủy diệt sáng tạo (creative construction). Trong một môi
trường như vậy thị trường sẽ tạo ra lợi nhuận cao hơn. Những lợi nhuận cao
sẽ thu hút nhiều nhà ñầu tư mới, ñiều này sẽ hạ thấp lợi nhuận, khôi phục
chúng trở lại mức bình thường. Vì vậy, các DN sẽ không thể duy trì lợi nhuận
cao (Schmalensee, R. [146], Djankov và cộng sự [52]). Tuy nhiên, trong thực
tế các DN ñều mong muốn luôn luôn duy trì lợi nhuận cao – nghĩa là muốn lợi
nhuận ổn ñịnh duy trì. Khả năng này của DN có liên quan ñến hệ số ñiều
chỉnh tốc ñộ - hệ số phản ánh quá trình ổn ñịnh duy trì và khả năng cạnh tranh
tổng thể trong ngành của một ñơn vị (Klapper và cộng sự [86]).
Tại Việt Nam, trong những năm vừa qua, cùng với sự phát triển của nền
kinh tế, thị trường chứng khoán (TTCK) ñã và ñang trong quá trình phát triển
không ngừng. Một trong những yếu tố quan trọng thu hút sự quan tâm của các
nhà ñầu tư chính là lợi nhuận, qua ñó ñánh giá hiệu quả kinh doanh và triển
vọng tăng trưởng của công ty. Các nhà ñầu tư thường có xu hướng ñầu tư vào

các công ty có hiệu quả kinh tế và triển vọng tăng trưởng cao. Tuy nhiên, xét về


2
lâu dài, tính ổn ñịnh duy trì của lợi nhuận cao mới là chỉ tiêu mà các nhà ñầu tư
mong muốn bởi ñiều này giúp quyết ñịnh của họ chính xác hơn.
Sản xuất hàng tiêu dùng là một trong những ngành công nghiệp ñóng
vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Lợi nhuận của khối ngành này
ñược nhiều chuyên gia kinh tế ñánh giá là tương ñối ổn ñịnh và duy trì. Có hai
nguyên nhân cơ bản ñược ñưa ra ñể giải thích ñiều này. Thứ nhất, hàng tiêu
dùng là mặt hàng thiết yếu của hầu hết người dân, nên lượng cầu cũng như
sản lượng tiêu thụ thường khá ổn ñịnh. Hiện nay, hầu hết các gia ñình Việt
Nam không còn ở mô thức tập trung nhiều thế hệ, mà các thế hệ trẻ hiện nay
ñang tự lập sớm hơn, nên sẽ dẫn ñến việc mua sắm cho bản thân nhiều hơn,
trong ñó có một lượng ñáng kể hàng tiêu dùng. Mặc dù ưu tiên hàng ñầu của
người tiêu dùng Việt Nam vẫn là việc ñể dành tiền vào tiết kiệm, thế nhưng
chi tiêu cho những sản phẩm thiết yếu phục vụ cho cuộc sống hằng ngày là
không thể cắt giảm. Thứ hai, so với các ngành công nghiệp nặng, ngành công
nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng sử dụng nhiên liệu, ñiện năng và chi phí vận
tải (những chi phí thường xuyên biến ñộng) ít hơn, song lại chịu ảnh hưởng
lớn hơn về nguồn lao ñộng và nguồn nguyên liệu (những chi phí có ñộ biến
ñộng lớn).
Trong khoảng thời gian gần ñây, các DN ngành sản xuất hàng tiêu dùng
Việt Nam ñang phải ñối mặt với nhiều vấn ñề về lợi nhuận, nhất là sau thời
gian dài làm ăn “thất bát” do ảnh hưởng bởi tình hình suy giảm kinh tế. Tình
hình hoạt ñộng sáu tháng ñầu năm 2015 chỉ ñược ñánh giá là tốt hơn so với 5
năm nay chứ vẫn chưa thực sự quay lại với quỹ ñạo tăng trưởng cao như thời
ñiểm trước ñây. ðặc biệt, sau sự kiện Cộng ñồng kinh tế ASEAN chính thức
ñược thành lập vào ngày 31/12/2015, các mặt hàng tiêu dùng ñến từ các quốc
gia ASEAN có nhiều ñiều kiện thuận lợi hơn trước trong việc xâm nhập, mở

rộng thị trường tại Việt Nam. ðiều này ảnh hưởng không nhỏ ñến lợi nhuận


3
và tính ổn ñịnh duy trì lợi nhuận của các DN sản xuất hàng tiêu dùng Việt
Nam. Thực tế nêu trên cho thấy việc nghiên cứu tính ổn ñịnh và duy trì lợi
nhuận của các DN sản xuất hàng tiêu dùng Việt Nam trong giai ñoạn này là
rất quan trọng và ý nghĩa.
Ở Việt Nam hiện nay ñã có nghiên cứu bàn về tính ổn ñịnh duy trì lợi
nhuận, nhưng xét trên góc ñộ nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng ñến tính ổn
ñịnh duy trì lợi nhuận của một nhóm ngành cụ thể như sản xuất hàng tiêu
dùng thì chưa có. Xuất phát từ vai trò của lợi nhuận và sự cần thiết phải tìm
hiểu các nhân tố tác ñộng ñến tính ổn ñịnh và duy trì của lợi nhuận của các
DN sản xuất hàng tiêu dùng ñối với những người sử dụng thông tin tài chính,
ñặc biệt, nhằm cung cấp một cơ sở ra quyết ñịnh cho các nhà ñầu tư cũng như
các cá nhân quan tâm, tác giả ñã lựa chọn nghiên cứu ñề tài “Nghiên cứu các
nhân tố ảnh hưởng ñến tính ổn ñịnh duy trì lợi nhuận của các DN ngành sản
xuất hàng tiêu dùng trên TTCK Việt Nam” làm luận văn thạc sỹ.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên ñược thực hiện cứu nhằm ñạt các mục tiêu:
(1) Xác ñịnh các nhân tố ảnh hưởng ñến tính ổn ñịnh duy trì lợi nhuận
của các DN sản xuất hàng tiêu dùng niêm yết trên TTCK Việt Nam. Cụ thể,
ñối với từng nhân tố, tác giả tập trung làm rõ mức ñộ ảnh hưởng cũng như
chiều hướng ảnh hưởng ñến tính ổn ñịnh lợi nhuận của các DN sản xuất hàng
tiêu dùng niêm yết trên TTCK Việt Nam.
(2) Từ kết quả nghiên cứu, tác giả cũng ñưa ra một số hàm ý liên quan
nhằm làm rõ tính chất của lợi nhuận ñược công bố của các DN sản xuất hàng
tiêu dùng niêm yết trên TTCK Việt Nam, qua ñó cung cấp những thông tin
hữu ích, hỗ trợ các nhà ñầu tư trong việc dự ñoán lợi nhuận trong tương lai
của DN nhằm ñưa ra những quyết ñịnh phù hợp, hay hỗ trợ các chuyên gia



4
kinh tế trong công tác phân tích tài chính và ñánh giá hiệu quả hoạt ñộng của
các DN sản xuất hàng tiêu dùng niêm yết trên TTCK Việt Nam.
3. Câu hỏi nghiên cứu
ðể nghiên cứu giải quyết ñược các mục tiêu nghiên cứu, ñề tài cần phải
trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:
(1) Có những nhân tố nào ảnh hưởng ñến tính ổn ñịnh duy trì lợi nhuận
của các DN sản xuất hàng tiêu dùng niêm yết trên TTCK Việt Nam?
(2) Các nhân tố ảnh hưởng ñến tính ổn ñịnh duy trì lợi nhuận của DN
sản xuất hàng tiêu dùng niêm yết trên TTCK Việt Nam theo mức ñộ và chiều
hướng như thế nào?
ðể trả lời cho các câu hỏi này, nghiên cứu phải thực hiện các nhiệm vụ
cụ thể sau:
(1) Xác ñịnh khoảng trống nghiên cứu chưa ñược thực hiện về các nhân
tố ảnh hưởng ñến tính ổn ñịnh duy trì lợi nhuận trong các DN sản xuất hàng
tiêu dùng trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
(2) Trình bày tổng quan các cơ sở lý luận về tính ổn ñịnh duy trì lợi
nhuận trong DN và các nhân tố ảnh hưởng ñến tính ổn ñịnh duy trì lợi nhuận
trong DN, nhằm xây dựng mối quan hệ giữa các tiền tố này.
(3) Xây dựng các giả thuyết và mô hình nghiên cứu về tính ổn ñịnh duy
trì lợi nhuận của các DN sản xuất hàng tiêu dùng trên TTCK Việt Nam.
(4) Kiểm ñịnh mô hình và các giả thuyết thông qua dữ liệu thu thập ñược.
(5) Trình bày kết quả nghiên cứu, từ ñây ñưa ra những hàm ý nghiên
cứu liên quan, những ñề xuất cho các nhà ñầu tư, các cá nhân quan tâm về
việc ñưa ra quyết ñịnh ñúng ñắn và hợp lý.
4. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu
ðối tượng nghiên cứu của luận văn là các nhân tố ảnh hưởng ñến tính
ổn ñịnh duy trì của lợi nhuận của các DN ngành sản xuất hàng tiêu dùng niêm



5
yết trên TTCK Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn bao gồm các DN sản xuất hàng tiêu
dùng niêm yết trên TTCK Việt Nam, có thời gian thực hiện cổ phần hóa thành
công từ 5 năm trở lên.
5. Phương pháp nghiên cứu
ðể ñạt ñược mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ ñặt ra, ñề tài sử dụng
phương pháp nghiên cứu hỗn hợp. Trong ñó, tác giả ñã sử dụng phương pháp
nghiên cứu ñịnh lượng làm phương pháp nghiên cứu chính, sử dụng phương
pháp ñịnh tính hỗ trợ thêm ñể làm sáng tỏ thêm vấn ñề cần nghiên cứu.
Trong phương pháp ñịnh lượng, tác giả sử dụng công cụ kinh tế lượng
hồi quy – phần mềm SPSS V20.0 ñể thực hiện ước lượng, kiểm ñịnh mô hình
và từ ñó xác ñịnh ñược các yếu tố tác ñộng ñến tính ổn ñịnh duy trì lợi nhuận
của các DN sản xuất hàng tiêu dùng trên TTCK Việt Nam. Phương pháp ñịnh
tính ñược sử dụng ñể trình bày các vấn ñề lý luận và thực tiễn, phân tích kết
quả nghiên cứu, so sánh kết quả nghiên cứu với các kết quả của các nghiên
cứu liên quan, cũng như ñưa ra các hàm ý nghiên cứu phù hợp. Quy trình áp
dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp trải qua 5 bước:
- Bước 1: Phát hiện khoảng trống nghiên cứu
Qua tham khảo các tài liệu về các ngành công nghiệp Việt Nam và các
công trình nghiên cứu trong nước, ngoài nước về tính ổn ñịnh duy trì lợi
nhuận trong DN, một số vấn ñề tác giả nhận thấy là:
(1) Lợi nhuận của ngành sản xuất hàng tiêu dùng ở các nước trên thế
giới thường có mức ổn ñịnh duy trì tương ñối cao.
(2) Tính ổn ñịnh duy trì lợi nhuận trong DN chịu tác ñộng bởi những
nhân tố tài chính và phi tài chính, các nhân tố khách quan và chủ quan.
(3) Việc ñánh giá mức ñộ ảnh hưởng và chiều hướng ảnh hưởng của
các nhân tố ñến tính ổn ñịnh duy trì lợi nhuận của các DN sản xuất hàng tiêu



6
dùng có vai trò quan trọng trong việc ñưa ra quyết ñịnh của các nhà ñầu tư,
các chủ nợ và các cá nhân quan tâm, ñặc biệt trong xu thế hội nhập, phát triển
bền vững của kinh tế khu vực và thế giới.
- Bước 2: Xác ñịnh câu hỏi nghiên cứu
ðể ñạt ñược các mục tiêu mà luận văn ñã ñặt ra, cần phải trả lời một
cách thỏa ñáng một số vấn ñề nghiên cứu sau:
(1) Có những nhân tố nào ảnh hưởng ñến tính ổn ñịnh duy trì lợi nhuận
của các DN sản xuất hàng tiêu dùng niêm yết trên TTCK Việt Nam?
(2) Các nhân tố ảnh hưởng ñến tính ổn ñịnh duy trì lợi nhuận của các
DN sản xuất hàng tiêu dùng niêm yết trên TTCK Việt Nam theo mức ñộ và
chiều hướng như thế nào?
- Bước 3: Xây dựng mô hình
Từ những giả tuyết thuyết về tính ổn ñịnh duy trì lợi nhuận trong DN,
tác giả tiến hành xác lập mô hình các nhân tố ảnh hưởng ñến tính ổn ñịnh duy
trì lợi nhuận trong các DN sản xuất hàng tiêu dùng trên TTCK Việt Nam.
- Bước 4: Thu thập dữ liệu
ðể có ñược thông tin về các nhân tố ảnh hưởng ñến tính ổn ñịnh duy trì
lợi nhuận trong các DN sản xuất hàng tiêu dùng niêm yết trên TTCK Việt
Nam, tác giả lựa chọn phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp. Cụ thể, tác giả
ñã thống kê, tổng hợp dữ liệu tài chính, phi tài chính từ các BCTC ñã ñược
kiểm toán, báo cáo thường niên và các báo cáo khác của các DN sản xuất
hàng tiêu dùng niêm yết trên TTCK Việt Nam trên website của các sở giao
dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội (website của
Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh), (website
của Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội) và trên website các công ty chứng
khoán trong nước như: (website của Công ty cổ phần
(CTCP) chứng khoán Bản Việt), (website của CTCP



7
chứng khoán trực tuyến), (website của CTCP Tài Việt)...
Ngoài ra, tác giả cũng tiến hành thu thập các thông tin về tác ñộng của các
nhân tố môi trường luật pháp, chính trị, văn hóa, xã hội… ñến hoạt ñộng kinh
doanh nói chung và tính ổn ñịnh duy trì của lợi nhuận nói riêng. Tuy số lượng
mẫu nghiên cứu chưa lớn do ñặc thù ñối tượng nghiên cứu hạn chế nhưng vẫn
ñảm bảo ñược trên mức tối thiểu trong nghiên cứu thống kê.
- Bước 5: Phân tích dữ liệu
Dựa trên dữ liệu ñược thu thập, tác giả sử dụng phần mềm thống kê
SPSS V.20 hỗ trợ trình bày thống kê mô tả, kiểm ñịnh các giả thuyết ñược
ñưa ra. Dựa trên kết quả ñầu ra của phần mềm SPSS, tác giả tiến hành phân
tích, ñánh giá mức ñộ và chiều hướng ảnh hưởng của các nhân tố ñến tính ổn
ñịnh duy trì lợi nhuận của các DN sản xuất hàng tiêu dùng niêm yết trên
TTCK Việt Nam; nhận diện những nguyên nhân ảnh hưởng tới tính ổn ñịnh
duy trì lợi nhuận của các DN trong mẫu nghiên cứu.
Quy trình nghiên cứu ñược tác giả mô hình hóa qua hình 1:
Bước 1:

Bước 2:

Bước 3:

Bước 4:

Bước 5:

Phát


Xác ñịnh

Xây

Thu thập

Phân

hiện

câu hỏi

dựng mô

dữ liệu

tích dữ

khoảng

nghiên

hình

trống

cứu

liệu


nghiên
cứu
Hình 1.1. Sơ ñồ quy trình nghiên cứu ñề tài
6. Bố cục ñề tài
Ngoài phần Mở ñầu và Kết luận, nội dung chính của luận văn ñược tác
giả phân chia thành 3 chương như sau:


8
Chương 1: Cơ sở lý luận về tính ổn ñịnh duy trì lợi nhuận trong DN và
các nhân tố ảnh hưởng ñến tính ổn ñịnh duy trì lợi nhuận trong DN
Chương 2: Thiết kế nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng ñến tính ổn ñịnh
duy trì lợi nhuận của các DN sản xuất hàng tiêu dùng trên TTCK Việt Nam
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và các hàm ý ñề xuất từ kết quả
nghiên cứu.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài
Các nghiên cứu cho thấy tính ổn ñịnh duy trì lợi nhuận trong DN ñã trở
thành ñề tài ñược các nhà kinh tế học trên thế giới tập trung chú ý từ những
thập niên cuối của thế kỉ XX. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay, ñây vẫn là một
lĩnh vực tương ñối mới mẻ ñặc biệt. Vì vậy, luận văn là một tài liệu bổ ích cho
việc nghiên cứu lý thuyết liên quan ñến tính ổn ñịnh duy trì lợi nhuận của các
DN có quy mô lớn nói chung và các DN hoạt ñộng trong lĩnh vực sản xuất
hàng tiêu dùng. Những ñiểm mới về mặt học thuật và thực tiễn của luận văn
bao gồm:
Thứ nhất, về mặt học thuật, tác giả ñã lược khảo lý thuyết về tính ổn
ñịnh duy trì lợi nhuận trong DN từ một số nghiên cứu trước ñây trên thế giới.
Việc tổng hợp này có ý nghĩa giúp làm sáng tỏ mối quan hệ giữa tính ổn ñịnh
duy trì lợi nhuận và các nhân tố ảnh hưởng.
Thứ hai, về mặt thực tiễn, tác giả ñã xác ñịnh ñược các nhân tố ảnh
hưởng ñến tính ổn ñịnh duy trì lợi nhuận của các DN ngành sản xuất hàng tiêu

dùng niêm yết trên TTCK Việt Nam giai ñoạn 2011-2014. Nghiên cứu ñưa ra
một cái nhìn tổng thể về tính ổn ñịnh duy trì lợi nhuận của một ngành công
nghiệp cụ thể. Các nhân tố ảnh hưởng ñến tính ổn ñịnh duy trì lợi nhuận của
các DN sản xuất hàng tiêu dùng niêm yết trên TTCK Việt Nam bao gồm:
Tuổi DN, Sự ña dạng về giới tính của ban lãnh ñạo DN, Chất lượng kiểm
toán, Quy mô DN, Tốc ñộ tăng trưởng của tổng TS, Tỷ lệ nợ trên VCSH,


9
Chênh lệch giữa LNTT và TNCT. Tác giả ñã làm rõ mức ñộ và chiều hướng
ảnh hưởng của các nhân tố nói trên ñến tính ổn ñịnh duy trì lợi nhuận của các
DN sản xuất hàng tiêu dùng trên TTCK Việt Nam.
Qua ñề tài, tác giả ñã cho thấy tính chất của lợi nhuận ñược công bố
trên các BCTC của các DN sản xuất hàng tiêu dùng trên TTCK Việt Nam.
Những kết quả nghiên cứu của tác giả là nguồn thông tin hữu ích, hỗ trợ các
nhà ñầu tư và các cá nhân quan tâm trong việc dự ñoán lợi nhuận trong tương
lai của DN nhằm ñưa ra những quyết ñịnh phù hợp, hay hỗ trợ các chuyên gia
kinh tế trong công tác phân tích tài chính và ñánh giá hiệu quả hoạt ñộng của
các DN sản xuất hàng tiêu dùng trên TTCK Việt Nam.
8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu trước ñây
Cho ñến nay, ñã có nhiều nhà khoa học nghiên cứu về tính ổn ñịnh
duy trì của lợi nhuận và các nhân tố ảnh hưởng ñến nó. ðiều này xuất phát
từ nguyên nhân là có một sự mâu thuẫn giữa lợi nhuận của các DN trong
thực tế với các nguyên tắc kinh tế, cho rằng trong thị trường cạnh tranh, lợi
nhuận DN sẽ giảm dần theo thời gian (ñặc biệt với những trường hợp lợi
nhuận cao hơn mức trung bình).
Như có thể thấy từ phụ lục 2, phần lớn các công trình nghiên cứu về
tính ổn ñịnh duy trì trên thế giới ñều dựa trên các mô hình tự hồi quy và phân
tích dữ liệu bảng. Mueller [119] là một trong những công trình nghiên cứu
ñầu tiên về tính ổn ñịnh duy trì lợi nhuận. Hai giả thuyết chính ñã ñược ñặt ra

và kiểm ñịnh. Giả thuyết H0 phát biểu như sau: Việc tự do gia nhập và rút
khỏi thị trường trong từng lĩnh vực kinh doanh ñem lại lợi nhuận một cách
nhanh chóng cùng với mức tỷ suất sinh lời cạnh tranh (không kể mức lợi
nhuận ban ñầu của nó). Giả thuyết H1 phát biểu rằng: Mức lợi nhuận ñạt ñược
trong kỳ kế toán trước tạo thuận lợi ñể DN duy trì lợi nhuận trong tương lai.
Trong nghiên cứu của mình, Mueller ñã sử dụng một mô hình thiết kế trước


10
khi tiếp cận mô hình tự hồi quy và ñặt tên là “mô hình hội tụ ña thức”
(polynomial convergence model - PCM), mô hình có công thức như sau: πi,t =
αi + βi/t + ui,t. Trong ñó, αi là khả năng mà DN i trở thành một phần tử của
nhóm j, βi/t là tỷ suất lợi nhuận trên TS, ui,t là hệ số sai sót ngẫu nhiên.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, cả hai giả thuyết H1 và H2 ñều bị bác bỏ.
Mueller chỉ ra 3 nguyên nhân là: (1) Các DN duy trì mức lợi nhuận cao có thể
phải ñối mặt với nguy cơ rủi ro hơn trong quá trình hoạt ñộng của mình; (2) Sai
lầm trong việc chọn mẫu hoặc thời gian nghiên cứu; mẫu nghiên cứu ñược chọn
ra từ tổng thể các công ty lớn nhất tại Mỹ, trong ñó có một số công ty ñộc quyền;
(3) DN có lợi nhuận cao trong nhiều năm liên tục có năng lực quản lý cao.
Tiếp theo công trình nghiên cứu của Mueller [119], nhiều nhà nghiên
cứu ñã tìm hiểu về tính ổn ñịnh duy trì lợi nhuận trong các loại hình DN khác
nhau hay so sánh tính ổn ñịnh duy trì lợi nhuận giữa các ngành kinh doanh,
giữa các quốc gia khác nhau nhằm tìm ra những nhân tố khách quan và chủ
quan ảnh hưởng ñến tính ổn ñịnh duy trì lợi nhuận trong DN. Schmalensee
[146] là một trong số ñó. Trong công trình nghiên cứu 5 năm của mình,
Schmalensee ñã sử dụng phương pháp bình phương bé nhất (Ordinary Least
Square - OLS) và phương pháp bình phương bé nhất tổng quát (Generalized
Least Square - GLS) ñể tìm hiểu các khía cạnh của tính ổn ñịnh duy trì lợi
nhuận trong DN. Mục tiêu nghiên cứu ñặt ra của Schmalensee [146] là làm rõ
mối quan hệ giữa các nhân tố thuộc về DN, các nhân tố thuộc về ngành, thị

phần với tính ổn ñịnh duy trì lợi nhuận. Mẫu nghiên cứu gồm 1975 công ty
Mỹ ñược lựa chọn từ các lĩnh vực sản xuất khác nhau. Kết quả nghiên cứu
cho thấy rằng: (1) Tính ổn ñịnh duy trì lợi nhuận không chịu ảnh hưởng của
các nhân tố chủ quan thuộc về DN; (2) Tính ổn ñịnh duy trì lợi nhuận chịu
ảnh hưởng của các nhân tố khách quan thuộc về ngành và quá trình ảnh
hưởng này là rất quan trọng, mức ảnh hưởng của các nhân tố khách quan ñến


11
sự biến ñộng của tỷ suất khả năng sinh lời của TS thấp nhất ước tính là 75%;
(3) Thị phần có ảnh hưởng ñến tính ổn ñịnh duy trì lợi nhuận, nhưng mức ảnh
hưởng không ñáng kể; (4) Các nhân tố thuộc về ngành và thị phần có mối
quan hệ ngược chiều với tính ổn ñịnh duy trì lợi nhuận.
Công trình nghiên cứu về tính ổn ñịnh duy trì lợi nhuận ñầu tiên sử dụng
phương pháp mô hình tự hồi quy bậc 1 (Autoregressive Model – AR(1)) ñược
thực hiện bởi Mueller [120] năm 1986. Do khoảng cách giữa hai công trình
nghiên cứu của Schmalensee [146] và Mueller [120] chỉ là một năm, do ñó
chúng có khá nhiều ñiểm tương ñồng. Mục ñích nghiên cứu của Schmalensee
[146] là nghiên cứu ảnh hưởng của sự khác nhau về các yếu tố chủ quan trong
DN, các yếu tố khách quan của ngành và thị phần ñối với sự biến ñộng của tỷ
suất lợi nhuận. Schmalensee [146] kết luận rằng chỉ có các yếu tố ngành và sự
khác nhau về thị phần mới ảnh hưởng ñến tính ổn ñịnh duy trì lợi nhuận, còn
các yếu tố chủ quan xuất phát từ DN không có sự ảnh hưởng ñáng kể. Tuy
nhiên, nếu chúng ta nhìn vào nghiên cứu của Muller [120] có thể thấy, tầm
quan trọng tương ñối của các nhân tố thuộc về ngành so với các hiệu ứng của
thị phần khác với kết quả nghiên cứu của Schmalensee khi Schmalensee cho
rằng hai nhân tố này có ảnh hưởng và rất quan trọng ñến tính ổn ñịnh duy trì lợi
nhuận. Phương thức ño lường lợi nhuận của Mueller [120] là khả năng sinh lời
trung bình từ các lĩnh vực hoạt ñộng khác nhau của DN. Nhưng, Schmalensee
[146] lại cho rằng, các yếu tố liên quan ñến DN không có ảnh hưởng ñến những

gì gắn với ngành nghề mà nó hoạt ñộng, phép tính trung bình ñược thực hiện
chỉ ñể cải thiện sự phù hợp của các phương trình; nó không thay ñổi tầm quan
trọng tương ñối của các biến giải thích khác.
Sự khác biệt tiếp theo là trong quá trình nghiên cứu, Schmalensee [146]
ñã phân tích phương sai của lợi nhuận trong mô hình dữ liệu chéo, trong khi
Mueller [120] phân tích khả năng sinh lời trung bình trong dài hạn. Hơn nữa,


12
có hai lý do giải thích tại sao phương sai của lợi nhuận trong mô hình dữ liệu
chéo phụ thuộc vào các nhân tố của ngành: (1) Sai số ño lường và (2) Các
thay ñổi về cung cầu theo thời gian của các ngành công nghiệp, do cả hai yếu
tố này ñều không thể ñược bù ñắp hoàn toàn bởi số lượng DN gia nhập hay
rút khỏi ngành cùng lúc. Những ñiều này ñều ñược Mueller và Schmalensee
ñề cập ñến trong nghiên cứu của mình.
Trong cả hai công trình trên, sai số ño lường khác nhau là rất quan trọng,
vì vậy, nghiên cứu của Mueller [120] và Schmalensee [146] ñã phản ánh một
cách cường ñiệu ảnh hưởng của các nhân tố về ngành ñến tỷ suất lợi nhuận và
những biến ñộng của tỷ suất lợi nhuận. Nhận thấy, phần lớn sự khác nhau giữa
các chi phí vô hình trong DN như chi phí nghiên cứu và phát triển (research &
development - R & D), chi phí quảng cáo ñều xuất phát từ sự khác nhau giữa
các ngành công nghiệp (Pakes và Schankerman [19]). Hơn nữa, các mô hình
ñầu tư của các ngành nghề kinh doanh trong một ngành nào ñó có xu hướng
ñược ñồng bộ theo thời gian. Sai số ño lường theo thời gian sẽ tiến gần ñến giá
trị trung bình, và ñiều này có thể là một trong những lý do khiến nghiên cứu
của Mueller [120] ñánh giá tác ñộng ảnh hưởng của ngành trong dài hạn là
không ñáng kể. Nguyên nhân thứ hai là sự thay ñổi theo thời gian của lợi nhuận
cùng với một yếu tố liên quan ñến ngành nghề hoạt ñộng như sự biến ñộng về
giá và sự biến thiên của cầu – những yếu tố có ý nghĩa hành vi ảnh hưởng lớn
ñến lợi nhuận của các công ty trong một ngành công nghiệp. Trong nghiên cứu

của mình, Mueller [120] ñã ñưa ra kết luận rằng sự khác biệt về khả năng sinh
lời giữa các ngành công nghiệp (vĩ mô) không ñược giải thích nếu ta sử dụng
các ñối số tương tự như nghiên cứu dữ liệu vi mô.
Cũng theo phụ lục 2, ta thấy, sau Schmalensee [146] và Mueller [120],
rất nhiều nghiên cứu ñã ñược thực hiện dựa trên các mô hình tự hồi quy.
Những nghiên cứu này ñã có nhiều ñóng góp lớn vào việc phân tích tính ổn


13
ñịnh duy trì lợi nhuận trong lĩnh vực kinh tế khác nhau. Một trong số ñó là
nghiên cứu của Odagiri, Yamawaki [125].
Sử dụng phương pháp luận của Mueller, Odagiri, Yamawaki [125] ñề
xuất mô hình thay thế của mình và thực hiện các kiểm ñịnh nhằm nghiên cứu
tính ổn ñịnh duy trì lợi nhuận trong dài hạn. Nghiên cứu thu thập số liệu từ 294
tập ñoàn sản xuất lớn của Nhật Bản bằng cách sử dụng phương pháp chuỗi thời
gian của tỷ suất lợi nhuận trong khoảng 1964-1980. Ban ñầu, Odagiri và
Yamawaki cho rằng mô hình của Mueller [120] không phù hợp và ñề xuất
phương án thay thế ñể ước tính tỷ suất lợi nhuận dài hạn bằng các mô hình ñiều
chỉnh riêng phần (Partial Adjustment Model - PAM). Họ ñã ñiều chỉnh mô hình
πi,t = αi + βi/t + ui,t của Muller thành hai mô hình thay thế là πi,t = αi + βi/
t + γi/ t2 + ui,t và πi,t = αi + βi/ t + γi/ t2 +δi/ t3 + ui,t. Tuy nhiên, nghiên cứu
ñã cho thấy sự khác nhau giữa ba mô hình thực ra không quan trọng (vì có một
sự tương quan giữa bất kỳ hai trong ba mô hình nói trên ước tính hơn 0,8). Các
phát hiện chính là: (1) DN có tỷ suất lợi nhuận ban ñầu cao có xu hướng duy
trì trong thời dài hạn; (2) Mô hình của Odagiri, Yamawaki [125] và mô hình
của Mueller [120] về cơ bản có ý nghĩa giống nhau; (3) Mức biến ñộng của tỷ
suất lợi nhuận trong mô hình của Odagiri, Yamawaki [125] rõ ràng hơn, nhưng
nghiên cứu không giải thích chi tiết và cụ thể ñiều này.
Vào năm 1989, trong một bài báo của mình, Yamawaki [167] tiến hành
so sánh tính ổn ñịnh duy trì lợi nhuận của ngành công nghiệp Nhật Bản với

ngành công nghiệp Mỹ. Mục ñích của nghiên cứu là tìm hiểu mức ñộ tác ñộng
của các nhân tố ñến tính ổn ñịnh duy trì lợi nhuận ñến DN Nhật Bản có tương
tự như ñối với các DN Mỹ hay không. Những kết luận chính ñược ñưa ra là:
(1) Trái ngược với Nhật Bản, tốc ñộ tăng trưởng của ngành là một yếu tố quan
trọng quyết ñịnh ñến lợi nhuận Mỹ; (2) Ở Nhật Bản, cường ñộ vốn và tính ổn


14
ñịnh duy trì lợi nhuận trong ngắn hạn có quan hệ với nhau, nhưng ở Mỹ thì
ñiều này không thực sự ý nghĩa.
Sau nghiên cứu này, năm 2001, một nghiên cứu khác ñược thực hiện
bởi Maruyama [123], kế thừa những kết quả của Odagiri, Yamawaki [125]
bằng cách sử dụng dữ liệu sẵn có về tỷ suất lợi nhuận giai ñoạn 1964-1980, bổ
sung thêm dữ liệu trong khoảng thời gian 15 năm 1983-1997. Với công trình
này, dù khoảng thời gian nghiên cứu dài hơn, những kết luận của Maruyama
[123] hoàn toàn ñồng nhất với kết quả của Odagiri, Yamawaki [125]. Mô hình
ñược Maruyama [123] sử dụng có dạng như sau: πi,t = α1,i + λ1,iπi,t-1 + λ2,iπi,t-2
+ λ3,iπi,t-3 + ui,t. So sánh với kết quả nghiên cứu của Odagiri và Yamawaki, ta
thấy, về cơ bản Maruyama [123] cũng sử dụng ñịnh nghĩa về tỷ suất lợi nhuận
và phương thức chọn mẫu tương tự Odagiri, Yamawaki [125]. Tuy nhiên, dữ
liệu liên quan ñến tỷ suất lợi nhuận của Maruyama [123] có một số ñiểm khác
biệt: thứ nhất, tổng TS ñược ñánh giá trên cơ sở giá gốc; thứ hai, cách tính tỷ
suất lợi nhuận không ñồng nhất. Sau khi thực hiện kiểm ñịnh các giả thuyết,
những kết luận ñược rút ra là: (1) Thị phần có tác ñộng cùng chiều ñáng kể ñến
tính ổn ñịnh duy trì lợi nhuận, (2) Với mẫu nghiên cứu gồm 357 công ty,
nghiên cứu chỉ ra rằng thị phần có ảnh hưởng cùng chiều ñến tính ổn ñịnh duy
trì lợi nhuận và mức ảnh hưởng này rất ñáng kể trong giai ñoạn 1983-1997.
Như vậy, doanh thu tương ñối là một chỉ tiêu ño lường cơ bản của thị phần, ñây
cũng có thể là một biện pháp ño lường hiệu quả kinh tế theo quy mô và phạm
vi (Maruyama [123]).

Sự ảnh hưởng của ngành ñến quá trình hình thành lợi nhuận của DN, cụ
thể là các DN Anh Quốc lần ñầu tiên ñược ñề cập ñến trong Geroski [48,
136]. Mô hình về tính ổn ñịnh duy trì lợi nhuận trong Geroski [48, 136] có
dạng như sau: πt = αi + λiπi,t-1 + λjπj,t-1 + ui,t. Trong mô hình bậc 1 này, λi và λj
ñược xác ñịnh như sau: λi ≡ (1 + αiβi + θi) và λj ≡ (γiαi + λj) = (γiαi + αjβj + θj).


×