BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
---------------------------
DƯƠNG THỊ NGỌC HÀ
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
NGÀNH HÀNG TIÊU DÙNG TRÊN THỊ
TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành : Kế toán
Mã số ngành: 60340301
TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 3 năm 2016
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
---------------------------
DƯƠNG THỊ NGỌC HÀ
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
NGÀNH HÀNG TIÊU DÙNG TRÊN THỊ
TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành : Kế toán
Mã số ngành: 60340301
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN TRẦN PHÚC
TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 3 năm 2016
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học : TS. Nguyễn Trần Phúc, Trường Đại học Ngân
hàng
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM
ngày 26 tháng 3 năm 2016
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ)
TT
1
2
3
4
5
Họ và tên
PGS.TS. Phan Đình Nguyên
PGS.TS. Lê Quốc Hội
TS. Hà Văn Dũng
PGS.TS. Vương Đức Hoàng Quân
TS. Nguyễn Quyết Thắng
Chức danh Hội đồng
Chủ tịch
Phản biện 1
Phản biện 2
Ủy viên
Ủy viên, Thư ký
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được
sửa chữa (nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV
TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM
PHÒNG QLKH – ĐTSĐH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TP. HCM, ngày ….. tháng ….. năm ……..
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên:
Dương Thị Ngọc Hà
.Giới tính: Nữ
Ngày, tháng, năm sinh:
19/10/1984
. Nơi sinh: TP.HCM
Chuyên ngành:
Kế toán
.MSHV:1341850065
I- Tên đề tài:
Các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp ngành hàng
tiêu dùng trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
II- Nhiệm vụ và nội dung:
-
Tìm hiểu các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp
ngành hàng tiêu dùng.
-
Đánh giá mức độ tác động của các yếu tố đến hiệu quả hoạt động của các doanh
nghiệp hàng tiêu dùng.
III- Ngày giao nhiệm vụ: 17/03/2015
IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 17/03/2016
V- Cán bộ hướng dẫn: TS. Nguyễn Trần Phúc, Trường Đại học Ngân hàng
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)
KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký)
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn
gốc.
Học viên thực hiện Luận văn
(Ký và ghi rõ họ tên)
Dương Thị Ngọc Hà
ii
LỜI CÁM ƠN
Lời cảm ơn đầu tiên tôi muốn gửi đến là tập thể giảng viên đã tận tâm giảng dạy
lớp cao học 13SKT21, những người thầy đã cho tôi nền tảng cơ bản để tôi có thể thực
hiện luận văn này.
Và để hoàn thành được Luận văn này tôi không thể quên sự hướng dẫn rất nhiệt
tình của thầy TS. Nguyễn Trần Phúc, người đã đồng hành cùng tôi trong quá trình thực
hiện Luận văn. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy.
Học viên Dương Thị Ngọc Hà
iii
TÓM TẮT
Mục tiêu của tác giả trong nghiên cứu này là tìm hiểu các yếu tố tác động đến
hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp hàng tiêu dùng niêm yết trên thị trường
chứng khoán Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng số liệu từ báo cáo tài chính của 46 doanh
nghiệp hàng tiêu dùng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn
2009 – 2014. Để đạt được mục tiêu trên, đề tài sử dụng phương pháp ước lượng tác
động cố định (FEM) để hồi quy dữ liệu bảng.
Nghiên cứu sử dụng chỉ tiêu ROA, ROE để đo lường hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy, đòn bẩy tài chính, tỷ trọng tài sản cố
định và tuổi của DN có tác động ngược chiều với hiệu quả hoạt động của các doanh
nghiệp hàng tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng của DN có tác động cùng chiều với hiệu
quả hoạt động của DN. Tuy không có ý nghĩa thống kê nhưng kết quả nghiên cứu
cũng cho thấy quy mô của DN có tác động ngược chiều trong trường hợp ROA và
cùng chiều trong trường hợp ROE đại diện cho hiệu quả của DN, đồng thời trình độ
học vấn của chủ DN cũng có tác động cùng chiều đến hiệu quả của DN.
Nghiên cứu này chỉ xem xét các yếu tố bên trong tác động đến hiệu quả hoạt
động của doanh nghiệp. Các số liệu, chỉ số được truy xuất từ báo cáo tài chính của
các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Đây là hạn chế
của đề tài và cũng là định hướng cho các nghiên cứu tiếp theo.
iv
ABSTRACT
The goal of this study is to examine the factors affecting financial
performance of consumer goods companies. This study uses a set of panel data
obtained from the financial statements of 46 listed enterprises in Vietnam during the
years 2009 – 2014, and FEM method is used in this study.
This study used ROA and ROE as measures for financial performance. The
results show that the variables such as Leverage, Tangible asset ratio and Age have
negative effects on the financial performance of consumer goods companies, while
the variable Growth has a positive effect on the financial performance. The results
show further that Size has a negative effect on ROA, while it has a positive effect
on ROE; Similarly, the variable Hocvan has a positive effect on the financial
performance but statistically insignificant.
This study only investigates the internal factors affecting of the financial
performance of consumer goods companies, using data obtained from the financial
statements of listed companies on the stock exchange market in Viet Nam. This is
the limitation of this study and direction for further research.
v
MỤC LỤC
Danh mục các từ viết tắt ........................................................................................ viii
Danh mục các bảng ................................................................................................. ix
Chương 1. Giới thiệu đề tài nghiên cứu ............................................................... 1
1.1.
Lý do chọn đề tài .......................................................................................... 1
1.2.
Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu tổng quát ........................................................................................ 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................. 3
1.3.
Câu hỏi nghiên cứu ....................................................................................... 3
1.4.
Ý nghĩa của nghiên cứu................................................................................. 3
1.5.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 4
1.5.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................... 4
1.5.2. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 4
1.5.3. Dữ liệu nghiên cứu ........................................................................................ 4
1.6.
Thiết kế nghiên cứu ....................................................................................... 4
1.7.
Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 6
1.8.
Hạn chế của đề tài ......................................................................................... 6
1.9.
Cấu trúc của luận văn .................................................................................... 6
Chương 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu........................................................ 8
2.1.
Cơ sở lý thuyết của đề tài ............................................................................. 8
2.1.1. Hiệu quả hoạt động ....................................................................................... 8
2.1.1.1. Khái niệm .................................................................................................... 8
2.1.1.2. Các chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ........................ 9
vi
2.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp .............. 10
2.1.2.1. Nhóm các yếu tố bên ngoài ....................................................................... 10
2.1.2.2. Nhóm các yếu tố bên trong ....................................................................... 12
2.2.
Các nghiên cứu trước .................................................................................. 14
2.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới ....................................................................... 14
2.2.2. Các nghiên cứu trong nước ......................................................................... 18
2.3. Thực trạng hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp hàng tiêu dùng ....... 20
Chương 3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................. 23
3.1.
Xây dựng mô hình nghiên cứu .................................................................... 23
3.1.1. Mô tả các biến ............................................................................................. 24
3.1.1.1. Biến phụ thuộc .......................................................................................... 24
3.1.1.2. Biến độc lập............................................................................................... 25
3.1.2. Giả thuyết nghiên cứu .................................................................................. 27
3.1.2.1. Hiệu quả hoạt động và đòn bẩy tài chính .................................................. 27
3.1.2.2. Hiệu quả hoạt động và quy mô của doanh nghiệp .................................... 28
3.1.2.3. Hiệu quả hoạt động và tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp ................... 29
3.1.2.4. Hiệu quả hoạt động và tỷ trọng TSCĐ ...................................................... 29
3.1.2.5. Hiệu quả hoạt động và tuổi của doanh nghiệp .......................................... 30
3.1.2.6. Hiệu quả hoạt động và trình độ học vấn của chủ doanh nghiệp ............... 31
3.1.3. Dự báo kết quả nghiên cứu .......................................................................... 31
3.2. Công cụ hỗ trợ nghiên cứu .............................................................................. 33
3.2.1. Phần mềm ứng dụng.................................................................................... 33
3.2.2. Quy trình tiến hành nghiên cứu với Eviews................................................ 33
vii
3.3.
Phương pháp thu thập dữ liệu ..................................................................... 34
3.3.1. Nguồn dữ liệu .............................................................................................. 34
3.3.2. Phương pháp thu thập dữ liệu ..................................................................... 34
Chương 4. Phân tích kết quả nghiên cứu ........................................................... 36
4.1.
Phân tích thống kê mô tả ............................................................................. 36
4.2.
Xác định phương pháp ước lượng dữ liệu bảng.......................................... 39
4.3.
Phân tích sự phù hợp của mô hình nghiên cứu ........................................... 43
4.3.1. Kiểm định đa cộng tuyến ............................................................................ 43
4.3.2. Kiểm định tự tương quan ............................................................................ 46
4.4.
Phân tích kết quả hồi quy ............................................................................ 46
4.5.
Thảo luận ..................................................................................................... 50
Chương 5. Kết luận và khuyến nghị ................................................................... 54
5.1.
Kết luận ....................................................................................................... 54
5.2.
Khuyến nghị ................................................................................................ 55
5.2.1. Đối với các doanh nghiệp hàng tiêu dùng .................................................... 55
5.2.2. Định hướng cho các nghiên cứu tiếp theo.................................................... 56
Tài liệu tham khảo ............................................................................................... 58
viii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ASEAN
: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
ATIGA
: ASEAN Trade In Goods Agreement
D
: Tỷ lệ nợ trên vốn
DN
: Doanh nghiệp
DNNVV : Doanh nghiệp nhỏ và vừa
FE
: Fixed Effects
HQKD
: Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
OLS
: Ordinary Least Squares
RE
: Random Effects
ROA
: Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản
ROE
: Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu
SXKD
: Sản xuất kinh doanh
TSCĐ
: Tài sản cố định
ix
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Dự báo tác động kết quả hồi quy mô hình (3.1)_ROA
Bảng 3.2. Dự báo tác động kết quả hồi quy mô hình (3.2)_ROE
Bảng 4.1. Thống kê mô tả
Bảng 4.2. Kết quả ước lượng mô hình (3.1) và (3.2) theo Pooled OLS
Bảng 4.3. Kết quả ước lượng mô hình (3.1) và (3.2) theo FE
Bảng 4.4. Kết quả hồi qui mô hình (3.1) và (3.2) theo RE
Bảng 4.5. Kết quả kiểm định Hausman cho RE
Bảng 4.6. Hệ số tương quan giữa các biến
Bảng 4.7. Kết quả hồi quy mô hình phụ
Bảng 4.8. Hệ số Durbin-Watson
Bảng A1. Danh sách các công ty
Bảng A2. Số liệu các biến
Bảng B1. Kết quả hồi qui mô hình (3.1) theo phương pháp FE
Bảng B2. Kết quả hồi qui mô hình (3.2) theo phương pháp FE
Bảng B3. Kết quả hồi qui mô hình (3.1) theo phương pháp RE
Bảng B4. Kết quả hồi qui mô hình (3.2) theo phương pháp RE
Đồ thị C1. Đồ thị các biến độc lập
Đồ thị C2. Kết quả thống kê mô tả cho biến ROA
Đồ thị C3. Kết quả thống kê mô tả cho biến ROE
Đồ thị C4. Kết quả thống kê mô tả cho biến LEV
Đồ thị C5. Kết quả thống kê mô tả cho biến SIZE
Đồ thị C6. Kết quả thống kê mô tả cho biến GROWTH
Đồ thị C7. Kết quả thống kê mô tả cho biến TANG
Đồ thị C8. Kết quả thống kê mô tả cho biến AGE
Sơ đồ 1.1. Quy trình nghiên cứu
Sơ đồ 3.1. Quy trình nghiên cứu với Eview.
1
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1.
Lý do chọn đề tài
Việt Nam là một quốc gia có tiềm năng phát triển kinh tế mạnh mẽ, thu hút
các nguồn đầu tư nước ngoài. Thị trường Việt Nam được đánh giá là đích ngắm của
các nhà đầu tư châu Âu, châu Mỹ bởi lợi thế thành viên khối ASEAN. Theo Hiệp
định Thương mại hàng hóa ATIGA của ASEAN, tất cả các hàng rào thuế quan sẽ
được xóa bỏ vào năm 2015, linh hoạt tới năm 2018 cho các nước Campuchia, Lào,
Myanmar, Việt Nam. Tác giả Nguyễn Việt Khôi và Nguyễn Thị Trang (2014) nhận
định việc xóa bỏ thuế quan sẽ giúp xây dựng ASEAN thành một thị trường chung
với luồng lưu chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, vốn và lao động lành
nghề. Đồng thời, việc liên kết kinh tế giữa các quốc gia thành viên ASEAN sẽ giúp
giảm chi phí kinh doanh, tăng hiệu quả thương mại đầu tư, mang lại nhiều cơ hội
cho các doanh nghiệp.
Hiệu quả hoạt động là vấn đề được các doanh nghiệp quan tâm hàng đầu
trong quá trình sản xuất kinh doanh. Theo Bùi Hữu Phước và các tác giả (2009) thì
lợi nhuận có thể được xem là chỉ tiêu cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh.
Làm thế nào để đạt được lợi nhuận thường xuyên và bền vững đòi hỏi các nhà quản
trị doanh nghiệp phải đánh giá được các yếu tố nào có tác động đến hiệu quả hoạt
động của doanh nghiệp. Tác giả Đỗ Dương Thanh Ngọc (2011) cho rằng có rất
nhiều yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Các yếu tố đó có
thể xuất phát từ môi trường bên trong của doanh nghiệp như: nguồn nhân lực, quy
mô doanh nghiệp, việc huy động và sử dụng vốn, công nghệ, máy móc thiết bị,
năng lực quản trị tài chính của đơn vị. Ngoài ra, hiệu quả hoạt động của doanh
nghiệp còn bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài như: tình hình kinh tế - chính trị xã hội, các chính sách quy định của nhà nước. Tuy nhiên, tùy theo từng ngành nghề,
lĩnh vực mà các yếu tố tác động đến hiệu quả doanh nghiệp có thể khác nhau.
2
Nước ta hiện là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và sẽ
gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN vào cuối năm 2015. Đây là cơ hội để các
doanh nghiệp trong nước có thêm điều kiện thuận lợi để phát triển, mở rộng thị
trường. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với nguy cơ mất thị
phần vào tay các đối thủ trong môi trường cạnh tranh khốc liệt, nhất là các doanh
nghiệp trong ngành hàng tiêu dùng. Các doanh nghiệp trong nước không những
phải tìm cách để giữ vững thị phần mà còn phải nâng cao hiệu quả hoạt động của
mình. Để nâng cao hiệu quả hoạt động và gia tăng giá trị của doanh nghiệp, các
doanh nghiệp phải đánh giá được các yếu tố nào có tác động đến hiệu quả hoạt động
sản xuất kinh doanh cũng như mức độ tác động của các yếu tố đó đến hiệu quả hoạt
động của mình nhằm giải quyết tốt công tác quản trị doanh nghiệp, đạt được mục
tiêu đề ra.
Xuất phát từ nhu cầu bức thiết đó, trong thời gian qua một số tác giả trong
nước đã quan tâm nghiên cứu đến vấn đề này nhưng chưa đặc biệt quan tâm đến
ngành hàng tiêu dùng như: nghiên cứu của Đỗ Dương Thanh Ngọc (2011) về ngành
xây dựng, nghiên cứu của Lê Thị Minh Hà (2015) về ngành công nghiệp chế biến
thực phẩm, nghiên cứu của Nguyễn Việt Hùng (2008) về các ngân hàng thương
mại. Nhận thức được tầm quan trọng và sự cần thiết phải tìm hiểu các yếu tố tác
động đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng, tác giả đã
chọn đề tài “Các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp
ngành hàng tiêu dùng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” để
nghiên cứu. Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ đánh giá các yếu tố tác động đến hiệu
quả hoạt động của doanh nghiệp xuất phát từ môi trường bên trong doanh nghiệp.
1.2.
Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu chính của nghiên cứu là tìm hiểu các yếu tố tác động đến hiệu quả
hoạt động của các doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng niêm yết trên thị trường
chứng khoán Việt Nam.
3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Do hạn chế về thời gian và điều kiện nghiên cứu, đề tài này được thực hiện
nhằm mục tiêu tìm hiểu các yếu tố bên trong tác động đến hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp được đo lường ở góc độ tài chính, nghĩa là các số liệu/ chỉ số được
truy xuất từ sổ sách kế toán của DN. Thông qua mô hình kinh tế lượng, đề tài được
thực hiện nhằm hướng đến các mục tiêu cụ thể như sau:
- Tìm hiểu xem các yếu tố nào tác động đến hiệu quả hoạt động của các
doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng đang niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt
Nam.
- Đánh giá mức độ tác động của các yếu tố đó đến hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng.
- Trên cơ sở kết quả nghiên cứu thực hiện được, tác giả đề ra các khuyến
nghị góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp ngành hàng tiêu
dùng.
1.3.
Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu được đặt ra trong đề tài là:
- Các yếu tố nào tác động đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp
ngành hàng tiêu dùng?
- Mức độ tác động của các yếu tố đó đến hiệu quả hoạt động của các doanh
nghiệp ngành hàng tiêu dùng như thế nào?
- Giải pháp nào góp phần làm gia tăng hiệu quả hoạt động của các doanh
nghiệp hàng tiêu dùng?
1.4.
Ý nghĩa của nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu được thực hiện với mong muốn tìm hiểu sự tác động của
các yếu tố đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp hàng tiêu dùng ở góc độ tài
chính. Hy vọng sau khi nghiên cứu được hoàn thành, đây sẽ là một đề tài hữu ích
trong kho tài liệu nghiên cứu, đồng thời kết quả của nghiên cứu sẽ góp phần nâng
cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp hàng tiêu dùng trên thị trường Việt
Nam.
4
1.5.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.5.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt
động của các doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng niêm yết trên thị trường chứng
khoán Việt Nam.
1.5.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu này sử dụng số liệu thu thập từ các báo cáo tài chính đã được
kiểm toán từ năm 2009 đến năm 2014 của 46 doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng
đang niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Các doanh nghiệp này được
lựa chọn dựa trên 3 tiêu chí: (1) Là các doanh nghiệp niêm yết thuộc ngành hàng
tiêu dùng. (2) Các doanh nghiệp niêm yết cung cấp thông tin đầy đủ trên báo cáo tài
chính trong 6 năm, từ năm 2009 đến năm 2014. (3) Loại bỏ các doanh nghiệp có giá
trị dị biệt so với các doanh nghiệp khác (các doanh nghiệp có giá trị dị biệt là các
DN có giá trị của biến > giá trị trung bình + 3 lần độ lệch chuẩn).
1.5.3. Dữ liệu nghiên cứu
Dữ liệu nghiên cứu là các báo cáo tài chính đã được kiểm toán của các công
ty thuộc lĩnh vực hàng tiêu dùng đang niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt
Nam trong giai đoạn 2009 – 2014.
1.6.
Thiết kế nghiên cứu
Để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu, đề tài sử dụng
phương pháp định lượng thông qua phương trình hồi quy đa biến trên cơ sở dữ liệu
bảng. Căn cứ vào mục tiêu nghiên cứu, việc nghiên cứu được tiến hành theo sơ đồ
sau:
5
Xác định vấn đề
nghiên cứu
Lược thảo lý thuyết và
các nghiên cứu trước
Trình bày cơ sở lý thuyết của đề tài
Phân tích các nghiên cứu trước liên
quan đến đề tài nghiên cứu
Xác định mục tiêu
nghiên cứu
Xây dựng câu hỏi
nghiên cứu
Xây dựng mô hình
nghiên cứu
Xử lý dữ liệu nghiên
cứu và phân tích kết
quả
Xác định các biến trong mô hình
Xác định các giả thuyết nghiên cứu
Phân tích thống kê mô tả
Xác định phương pháp hồi quy mô
hình nghiên cứu
Kiểm định sự phù hợp của mô hình
nghiên cứu
Phân tích kết quả hồi quy
Kết luận và khuyến nghị
Sơ đồ 1.1. Quy trình nghiên cứu
6
1.7.
Phương pháp nghiên cứu
Đề tài này được tác giả thực hiện nhằm mục đích tìm hiểu các yếu tố tác
động đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng bằng cách
thu thập số liệu và thông tin của đối tượng nghiên cứu. Để trả lời cho các câu hỏi
nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng. Cụ thể, đề tài tiến
hành hồi quy mô hình kinh tế lượng với dữ liệu bảng gồm biến phụ thuộc là suất
sinh lời của tài sản (ROA) và suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE), các biến độc
lập là đòn bẩy tài chính, quy mô của doanh nghiệp, tốc độ tăng trưởng của doanh
nghiệp, tỷ trọng TSCĐ, tuổi của doanh nghiệp và trình độ học vấn của chủ doanh
nghiệp. Đề tài sử dụng phương pháp ước lượng bình phương tối thiểu dạng gộp
(Pooled OLS), phương pháp ước lượng tác động cố định (FEM) và ước lượng tác
động ngẫu nhiên (REM) để chạy mô hình hồi quy dữ liệu bảng. Từ kết quả hồi quy,
tác giả sẽ lựa chọn phương pháp tốt nhất từ các phương pháp trên để phân tích dữ
liệu.
1.8.
Hạn chế của đề tài
Do hạn chế về thời gian và điều kiện nghiên cứu, đề tài chỉ tìm hiểu các yếu
tố bên trong tác động đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp trên sàn chứng
khoán Việt Nam. Đồng thời do hạn chế về kiến thức cũng như thiếu kinh nghiệm
trong lĩnh vực nghiên cứu nên đề tài khó tránh khỏi những sai sót, tác giả mong
nhận được nhiều ý kiến đóng góp giúp đề tài hoàn thiện hơn.
1.9.
Cấu trúc của luận văn
Căn cứ vào quy trình nghiên cứu được xây dựng ở trên, cấu trúc của luận văn
gồm 5 chương được trình bày cụ thể như sau:
Chương 1: Giới thiệu đề tài. Chương này sẽ trình bày chi tiết về lý do chọn
đề tài, mục tiêu nghiên cứu, các câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu, đối tượng và
phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu được thực hiện trong đề tài và hạn
chế của đề tài nghiên cứu.
7
Chương 2: Tổng quan tình hình nghiên cứu. Các nội dung được trình bày
trong chương này gồm có: các lý thuyết liên quan đến vấn đề nghiên cứu, tổng hợp
các nghiên cứu liên quan đến vấn đề nghiên cứu mà đề tài hướng đến đã được các
tác giả trong và ngoài nước thực hiện, qua đó xác định vấn đề cần nghiên cứu.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Nội dung chương bao gồm các vấn đề
sau: trên cơ sở các câu hỏi nghiên cứu, đưa ra lý luận cho việc lựa chọn các biến
trong mô hình, xây dựng mô hình nghiên cứu, xây dựng các giả thuyết cần kiểm
định, trình bày công cụ phục vụ công tác nghiên cứu, nguồn dữ liệu và phương pháp
thu thập dữ liệu được thực hiện trong đề tài.
Chương 4: Phân tích kết quả nghiên cứu. Các công việc cần được tiến hành
trong chương này gồm các bước sau: phân tích thống kê mô tả và phân tích biến
động của các biến, xác định phương pháp ước lượng dữ liệu bảng, kiểm tra sự phù
hợp của mô hình nghiên cứu được xây dựng ở chương 3. Qua đó, đề tài sẽ tiến hành
phân tích kết quả hồi qui của mô hình, trình bày các kết quả đạt được gắn với các
giả thuyết, xu hướng biến động và dự báo kết quả.
Chương 5: Kết luận và khuyến nghị. Chương này xem xét nghiên cứu đã đạt
được các mục tiêu đề ra chưa, các câu hỏi nghiên cứu đã được trả lời chưa và trình
bày các phát hiện chính của nghiên cứu căn cứ vào kết quả phân tích ở chương 4.
Từ đó, đề ra các khuyến nghị liên quan đến vấn đề nghiên cứu cũng như trình bày
những hạn chế mà nghiên cứu không thể đạt được làm tiền đề cho các nghiên cứu
sau.
8
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Giới thiệu chương
Mục tiêu của chương là tìm ra khoảng trống kiến thức cần tiến hành nghiên
cứu và là cơ sở để việc xây dựng phương pháp nghiên cứu đảm bảo tính khả thi. Để
đạt được mục tiêu trên, chương này sẽ trình bày các lý thuyết liên quan đến vấn đề
nghiên cứu, các nghiên cứu đã được các tác giả trong và ngoài nước thực hiện liên
quan đến vấn đề nghiên cứu, qua đó tác giả xác định khoảng trống kiến thức cần
nghiên cứu làm tiền đề xác định câu hỏi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu cho
phù hợp.
2.1.
Cơ sở lý thuyết của đề tài
2.1.1. Hiệu quả hoạt động
2.1.1.1.
Khái niệm
Theo Bùi Hữu Phước và các tác giả (2009) thì lợi nhuận của doanh nghiệp
thể hiện thành quả tài chính cuối cùng của doanh nghiệp, nó được xem là chỉ tiêu
chất lượng tổng hợp cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp.
Chỉ tiêu này cho thấy sự nổ lực của doanh nghiệp trong việc tăng doanh thu, giảm
chi phí. Như vậy, có thể nói hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp biểu hiện mối
tương quan giữa kết quả đầu ra (doanh thu) và chi phí đầu vào trong quá trình sản
xuất kinh doanh.
Tác giả Nguyễn Thị Lan Hương (2006) cho rằng hiệu quả hoạt động sản xuất
kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực để đạt
được mục tiêu đã đặt ra, nó biểu hiện mối tương quan giữa kết quả thu được và
những chi phí bỏ ra để có được kết quả đó, độ chênh lệch giữa hai đại lượng này
càng lớn thì hiệu quả càng cao. Trên góc độ này thì hiệu quả đồng nhất với lợi
9
nhuận của doanh nghiệp và khả năng đáp ứng về mặt chất lượng của sản phẩm đối
với nhu cầu của thị trường.
Thực chất khái niệm hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh là biểu hiện
mặt chất lượng của các hoạt động kinh doanh, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn
lực (nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, lao động và vốn) để đạt được mục tiêu cuối
cùng của mọi hoạt động SXKD của doanh nghiệp là mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận.
Trong khái niệm hiệu quả hoạt động SXKD của DN đã sử dụng cả hai chỉ tiêu là kết
quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Thực tế người ta sử dụng hiệu
quả hoạt động SXKD là mục tiêu cuối cùng của hoạt động sản xuất, cũng có trường
hợp sử dụng nó như là một công cụ để đo lường khả năng đạt đến mục tiêu đã đặt ra
(Ngô Đình Giao, 1997 trích bởi Nguyễn Thị Lan Hương, 2006).
2.1.1.2.
Các chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
Theo Phan Đình Nguyên (2013) để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh
nghiệp, có thể sử dụng các chỉ tiêu ROA – Suất sinh lời của tài sản và ROE – Suất
sinh lời của vốn chủ sở hữu. Hai chỉ số này đều được phản ánh thông qua lợi nhuận
sau thuế thu nhập doanh nghiệp.
Lợi nhuận sau thuế (lãi ròng)
Lợi nhuận sau thuế phản ánh phần chênh lệch giữa kết quả đầu ra với chi phí
đầu vào trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, đây là khoản tiền doanh
nghiệp thực nhận sau khi hoàn thành nghĩa vụ với Nhà nước, được tính bằng công
thức sau:
Pr = P (1 – t’) = P - Tp
t’: Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp
Tp: Thuế thu nhập doanh nghiệp
Suất sinh lời của tài sản (return on assets – ROA)
Chỉ tiêu này dùng để đánh giá tính hiệu quả của doanh nghiệp trong việc sử
dụng tài sản để tạo ra lợi nhuận. Chỉ số này cho biết bình quân một đồng tài sản bỏ
10
ra sẽ thu được bao nhiêu đồng lời trong quá trình sản xuất kinh doanh. Tỷ số này
càng cao thể hiện hiệu suất sử dụng tài sản của doanh nghiệp càng cao.
Cách tính như sau:
ROA
Pr
TSbq
TSbq: Tổng tài sản bình quân
Pr: Lãi ròng (lợi nhuận sau thuế) trong kỳ
Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (return on equity – ROE)
Chỉ số này cho biết một đồng vốn chủ sở hữu bình quân được sử dụng trong
quá trình sản xuất kinh doanh sẽ mang về cho doanh nghiệp bao nhiêu đồng lợi
nhuận. Tỷ số này càng cao càng thể hiện khả năng sinh lợi từ vốn cổ phần của
doanh nghiệp càng cao. Thông qua chỉ số này, nhà quản trị có thể đánh giá được
doanh nghiệp đã kiểm soát tốt và chưa tốt những chi phí nào cũng như việc đánh giá
tài sản nào sử dụng có hiệu quả. Vì vậy, chỉ số này có phần mang tính chủ quan của
doanh nghiệp.
ROE
Pr
Vcpbq
Vcpbq: Vốn cổ phần bình quân
Nghiên cứu này sử dụng chỉ tiêu ROA và ROE để đo lường hiệu quả hoạt
động của doanh nghiệp.
2.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
2.1.2.1.
Nhóm các yếu tố bên ngoài
Nhóm các yếu tố bên ngoài tác động đến hiệu quả hoạt động của doanh
nghiệp được đánh giá thông qua môi trường pháp lý, môi trường chính trị, văn hóa
– xã hội, môi trường kinh tế, tỷ lệ lạm phát và tốc độ tăng trưởng GDP.
11
- Môi trường pháp lý: Nguyễn Thị Lan Hương (2006) cho rằng môi trường
pháp lý bao gồm luật, văn bản dưới luật, quy trình, quy phạm kỹ thuật sản xuất...
Tất cả các quy phạm kỹ thuật sản xuất kinh doanh đều tác động trực tiếp đến hiệu
quả và kết quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp. Môi trường pháp lý tạo môi
trường hoạt động, một môi trường pháp lý lành mạnh sẽ tạo điều kiện cho doanh
nghiệp tiến hành thuận lợi các hoạt động SXKD của mình lại vừa điều chỉnh các
hoạt động kinh tế vĩ mô theo hướng chú trọng đến các thành viên khác trong xã hội,
quan tâm đến các mục tiêu khác ngoài mục tiêu lợi nhuận. Ngoài ra các chính sách
liên quan đến các hình thức thuế, cách tính, thu thuế có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu
quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp. Theo Phan Đình Nguyên (2013) thuế thu
nhập ảnh hưởng đến lợi ích của công ty (thuế thu nhập doanh nghiệp) và chủ sở hữu
(thuế thu nhập cá nhân), nghĩa là ảnh hưởng đến mục tiêu quản trị tài chính công ty.
Do đó, hầu hết các quyết định quản trị tài chính đều xem xét đến tác động của thuế
một cách trực tiếp hay gián tiếp.
- Môi trường chính trị, văn hoá- xã hội: Nguyễn Thị Lan Hương (2006)
nhận định môi trường chính trị ổn định sẽ có tác dụng thu hút các hình thức đầu tư
nước ngoài liên doanh, liên kết tạo thêm được nguồn vốn lớn cho doanh nghiệp mở
rộng hoạt động SXKD của mình. Ngược lại nếu môi trường chính trị rối ren, thiếu
ổn định thì không những hoạt động hợp tác SXKD với các doanh nghiệp nước ngoài
hầu như là không có mà ngay hoạt động SXKD của doanh nghiệp ở trong nước
cũng gặp nhiều bất ổn. Môi trường văn hoá- xã hội bao gồm các nhân tố điều kiện
xã hội, phong tục tập quán, trình độ, lối sống của người dân... Đây là những yếu tố
rất gần gũi và có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động SXKD của doanh
nghiệp. Doanh nghiệp chỉ có thể duy trì và thu được lợi nhuận khi sản phẩm làm ra
phù hợp với nhu cầu, thị hiếu khách hàng, phù hợp với lối sống của người dân nơi
tiến hành hoạt động sản xuất. Mà những yếu tố này do các nhân tố thuộc môi trường
văn hoá- xã hội quy định.
- Môi trường kinh tế: môi trường kinh tế có ảnh hưởng vô cùng lớn đến các
doanh nghiệp kinh doanh. Chẳng hạn như lãi suất và xu hướng lãi suất trong nền
12
kinh tế có ảnh hưởng tới xu thế của tiết kiệm, tiêu dùng và đầu tư, do vậy sẽ ảnh
hưởng tới họat động của các doanh nghiệp. Lãi suất tăng sẽ hạn chế nhu cầu cầu
vay vốn để đầu tư mở rộng họat động kinh doanh, ảnh hưởng đến lợi nhuận của
doanh nghiệp. Ngoài ra khi lãi suất tăng cũng sẽ khuyến khích người dân gửi tiền
vào ngân hàng nhiều hơn, do vậy cũng sẽ làm cho nhu cầu cầu tiêu dùng giảm
xuống (Võ Thị Tuyết).
- Tỷ lệ lạm phát: tác giả Đỗ Dương Thanh Ngọc (2011) cho rằng tỷ lệ lạm
phát cao sẽ làm cho giá cả leo thang, giá các nguyên liệu đầu vào phục vụ cho
thương mại, sản xuất tăng gây khó khăn cho các doanh nghiệp.
- Tốc độ tăng trưởng GDP: tốc độ tăng trưởng kinh tế quốc dân (GDP) là
một trong các nhân tố vĩ mô có tác động mạnh mẽ tới hoạt động của các doanh
nghiệp trong nền kinh tế. Một nền kinh tế tăng trưởng bền vững là môi trường lý
tưởng mà hầu hết doanh nghiệp nào cũng mong muốn (Hoàng Thị Thắm, 2015).
2.1.2.2.
Nhóm các yếu tố bên trong
Nhóm các yếu tố bên trong có ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả của doanh
nghiệp trên nền tảng các nghiên cứu trước bao gồm: quy mô của doanh nghiệp,
năng lực quản trị, điều hành, trình độ, chất lượng của người lao động, trình độ phát
triển cơ sở vật chất, kỹ thuật và ứng dụng khoa học kỹ thuật, tuổi của doanh nghiệp.
- Quy mô của doanh nghiệp: theo Nguyễn Thu Thủy (2011) có nhiều
nghiên cứu cho rằng các doanh nghiệp lớn thường hay chọn nợ dài hạn, còn doanh
nghiệp nhỏ thì chọn nợ ngắn hạn. Các doanh nghiệp lớn có thể đạt được tính kinh tế
nhờ quy mô khi vay dài hạn và có được vị thế đàm phán tốt hơn so với người cho
vay. Ngoài ra, các doanh nghiệp quy mô lớn sẽ giảm được mức độ rủi ro trong kinh
doanh bởi họ cũng thường là các doanh nghiệp hoạt động khá lâu trên thị trường, do
đó sẽ có nhiều khả năng doanh nghiệp nhận được sự chú ý của công chúng, các nhà
đầu tư và các nhà phân tích tài chính.
- Năng lực quản trị, điều hành: tác giả Nguyễn Việt Hùng (2008) cho rằng
năng lực quản trị, điều hành trước hết là phụ thuộc vào cơ cấu tổ chức bộ máy quản
lý, trình độ lao động và tính hữu hiệu của cơ chế điều hành để có thể ứng phó tốt