Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Phân tích tác động của quản trị vốn lưu động đến khả năng sinh lời các doanh nghiệp ngành sản xuất hàng tiêu dùng trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.39 MB, 115 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
---------------------

HỒ VĂN HIỆP

PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA QUẢN TRỊ VỐN LƢU ĐỘNG
ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỜI CÁC DOANH NGHIỆP
NGÀNH SẢN XUẤT HÀNG TIÊU DÙNG
TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN

Đà Nẵng – Năm 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
---------------------

HỒ VĂN HIỆP

PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA QUẢN TRỊ VỐN LƢU ĐỘNG
ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỜI CÁC DOANH NGHIỆP
NGÀNH SẢN XUẤT HÀNG TIÊU DÙNG
TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

Chuyên ngành: Kế tốn
Mã số: 60.34.03.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TỐN



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Đƣờng Nguyễn Hƣng

Đà Nẵng – Năm 2017



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................... 3
3. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................. 4
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu........................................................... 4
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................ 5
6. Kết cấu đề tài........................................................................................... 5
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................ 6
8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu................................................................. 7
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÁC ĐỘNG CỦA QUẢN TRỊ
VỐN LƢU ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA DOANH
NGHIỆP ......................................................................................................... 12
1.1.VỐN LƢU ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP ...................................... 12
1.1.1. Khái niệm vốn lƣu động trong doanh nghiệp ................................. 12
1.1.2. Phân loại vốn lƣu động ................................................................... 13
1.1.3. Sự chu chuyển của vốn lƣu động ................................................... 15
1.2. QUẢN TRỊ VỐN LƢU ĐỘNG ............................................................... 15
1.2.1. Khái niệm quản trị vốn lƣu động.................................................... 15
1.2.2. Nội dung quản trị vốn lƣu động ..................................................... 17
1.3.KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA DOANH NGHIỆP................................... 20
1.3.1. Khái niệm ....................................................................................... 20
1.3.2. Các chỉ tiêu đo lƣờng...................................................................... 20

1.4.TÁC ĐỘNG CỦA QUẢN TRỊ VỐN LƢU ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG
SINH LỜI CỦA DOANH NGHIỆP ............................................................... 22
1.4.1. Mối quan hệ giữa quản trị vốn lƣu động và khả năng sinh lời....... 22


1.4.2. Các nghiên cứu trƣớc đây về tác động của quản trị vốn lƣu động
đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp ......................................................... 27
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1................................................................................ 36
CHƢƠNG 2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ................................................... 37
2.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH SẢN XUẤT
HÀNG TIÊU DÙNG TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT
NAM................................................................................................................ 37
2.2. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƢU ĐỘNG TẠI CÁC DOANH
NGHIỆP NGÀNH SẢN XUẤT HÀNG TIÊU DÙNG TRÊN THỊ
TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM .................................................... 39
2.3. CÁC GIẢ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU ............................. 43
2.3.1. Các giả thuyết nghiên cứu............................................................... 43
2.3.2. Mơ hình nghiên cứu ........................................................................ 49
2.4. DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU........................................................................ 54
2.5. PHƢƠNG PHÁP ƢỚC LƢỢNG MƠ HÌNH .......................................... 54
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2................................................................................ 57
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ CÁC HÀM Ý ĐỀ XUẤT
TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................... 59
3.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................................... 59
3.1.1. Thống kê mơ tả về các biến trong mơ hình nghiên cứu.................. 59
3.1.2. Mối quan hệ tƣơng quan giữa các biến trong mơ hình ................... 63
3.1.3. Ƣớc lƣợng mơ hình và kiểm định các giả thuyết............................ 64
3.2. CÁC HÀM Ý VÀ ĐỀ XUẤT TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............... 81
3.2.1. Đối với công tác quản trị khoản phải thu ........................................ 81
3.2.2. Đối với công tác quản trị hàng tồn kho........................................... 84

3.2.3. Đối với công tác quản trị khoản phải trả......................................... 86
3.2.4. Đối với công tác quản lý nợ ............................................................ 87


3.2.5. Đối với cơng tác đầu tƣ tài chính .................................................... 87
3.2.6. Đối với công tác quảng bá, tiếp thị bán hàng ................................. 88
3.2.7. Các hàm ý và đề xuất khác ............................................................. 89
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3................................................................................ 92
KẾT LUẬN .................................................................................................... 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (bản sao)
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ACP

Kỳ thu tiền bình quân

ACP

Hệ số quay vòng phải thu

AIP

Hệ số quay vòng hàng tồn kho

APP

Hệ số quay vòng phải trả


CCC

Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt

CR

Tỷ số thanh toán hiện thời

CTR

Tỷ trọng tài sản ngắn hạn

DR

Tỷ số nợ

FAR

Tỷ trọng tài sản tài chính

FEM

Fixed effects model

GROW

Tốc độ tăng trƣởng doanh thu

HNX


Sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hà Nội

HOSE

Sàn giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh

ICP

Kỳ luân chuyển hàng tồn kho

MI

Tỷ số chi phí bán hàng trên tài sản

NOP

Tỷ lệ lợi nhuận hoạt động gộp

REM

Random effects model

ROA

Khả năng sinh lời trên Tài sản

ROE

Khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu


SIZE

Quy mô Doanh nghiệp

TSCĐ

Tài sản cố định

TTCK

Thị trƣờng chứng khoán


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng

bảng
2.1.

2.2.

2.3.

2.4.

2.5.


2.6.

Bảng giá trị và tốc độ gia tăng tài sản từ năm 2012 2014
Bảng giá trị nợ ngắn hạn và tốc độ tăng giảm qua các
năm 2012-2014
Bảng giá trị doanh thu và tốc độ tăng giảm qua các năm
2012-2014
Khả năng hoạt động của các ngành 5 tháng đầu năm
2016
Khả năng thanh toán của các ngành 5 tháng đầu năm
2016
Cơ cấu Vốn lƣu động ngành sản xuất hàng tiêu dùng trên
thị trƣờng chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2012 – 2014

Trang

39

39

39

40

41

42

2.7.


Các xác định các biến trong mơ hình

52

3.1.

Thống kê mơ tả các biến trong mơ hình nghiên cứu

59

3.2.

Bảng tƣơng quan giữa các biến trong mơ hình

63

3.3.

Bảng mơ tả kết quả hồi quy mơ hình (2)

65

3.4.

Kiểm định đa cộng tuyến cho mơ hình (2)

66

3.5.


Kết quả mơ hình (2)

67

3.6.

Bảng mơ tả kết quả hồi quy mơ hình (3)

69

3.7.

Kiểm định đa cộng tuyến cho mơ hình (3)

71

3.8.

Kết quả mơ hình (3)

72

3.9.

Bảng tổng hợp kết quả của hai mơ hình (2) và (3)

75


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong nền kinh tế của bất kỳ quốc gia nào, mỗi doanh nghiệp đƣợc coi
là một tế bào của nền kinh tế với nhiệm vụ chủ yếu là thực hiện các hoạt động
sản xuất kinh doanh nhằm tạo ra các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ cung cấp
cho xã hội. Doanh nghiệp có thể thực hiện một, một số hoặc tất cả các cơng
đoạn của q trình kinh doanh từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ trên
thị trƣờng nằm mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận.
Để tiến hành sản xuất, ngoài số vốn đầu tƣ vào tài sản cố định (TSCĐ)
nhƣ máy móc, thiết bị, nhà xƣởng...; doanh nghiệp cịn phải bỏ ra số vốn để
hình thành tài sản lƣu động phục vụ cho q trình sản xuất, đó chính là vốn
lƣu động. Qua một chu kỳ sản xuất kinh doanh, vốn lƣu động chuyển hố
thành nhiều hình thái khác nhau. Đầu tiên, khi tham gia vào quá trình sản
xuất, vốn lƣu động thể hiện dƣới trạng thái sơ khai của mình là tiền tệ, qua
các giai đoạn nó dần chuyển thành các sản phẩm dở dang hay bán thành
phẩm. Giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, vốn lƣu động
đƣợc chuyển hoá vào sản phẩm cuối cùng. Khi sản phẩm này đƣợc bán trên
thị trƣờng sẽ thu về tiền tệ hay hình thái ban đầu của vốn lƣu động. Nhƣ vậy,
vốn lƣu động là điều kiện đầu tiên để doanh nghiệp đi vào hoạt động hay nói
cách khác vốn lƣu động là điều kiện tiên quyết của quá trình sản xuất kinh
doanh và đảm bảo cho quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp đƣợc tiến hành
thƣờng xuyên, liên tục. Ali và Hassan [1] cho rằng vốn lƣu động là thành
phần quan trọng, đóng vai trị huyết mạch trong sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp. Do đó, việc quản trị vốn lƣu động là một phần quan trọng trong
quyết định tài chính của doanh nghiệp vì nó ảnh hƣởng đến tính thanh khoản
và lợi nhuận của doanh nghiệp [23].


2

Quản trị vốn lƣu động bao gồm quản trị vốn bằng tiền, quản trị hàng

tồn kho, quản trị khoản phải thu và quản trị khoản phải trả. Việc quản trị hiệu
quả các nội dung này có tác động rất lớn đến sự thành cơng của doanh nghiệp
do nó có thể gây ảnh hƣởng đến doanh thu bán hàng và ảnh hƣởng đến khả
năng tạo lợi nhuận của doanh nghiệp. Vì vậy, quản trị vốn lƣu động và khả
năng sinh lời có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Nói cách khác, doanh nghiệp
muốn tồn tại và phát triển thì lãnh đạo doanh nghiệp cần chú trọng đến quản
trị vốn lƣu động [40].
Ở Việt Nam, ngành sản xuất hàng tiêu dùng là một ngành quan trọng,
không thể thiếu đƣợc trong hệ thống các ngành kinh tế quốc dân, bởi nó tạo ra
đƣợc nhiều loại hàng hoá phục vụ cho thị trƣờng trong nƣớc. Hơn nữa, ngành
này cịn có giá trị xuất khẩu nếu nhƣ sản phẩm đáp ứng yêu cầu của thị trƣờng
nƣớc ngồi. Đặc điểm của ngành này, đó là tính cạnh tranh cao, và chịu ảnh
hƣởng rất lớn từ nguồn nguyên liệu đƣợc cung ứng để sản xuất; do đó vốn lƣu
động ln đóng vai trị quan trọng đối với các doanh nghiệp trong ngành sản
xuất hàng tiêu dùng. Doanh nghiệp thuộc ngành này cần có đủ lƣợng tiền để
đảm bảo khả năng thanh khoản cho các khoản nợ ngắn hạn, cần có đủ lƣợng
hàng tồn kho để phục vụ cho sản xuất và kinh doanh, và cần phải thực hiện
các chính sách bán chịu để tăng doanh thu. Bởi vậy, việc quản trị vốn lƣu
động có vai trị hết sức quan trọng đối với ngành sản xuất hàng tiêu dùng. Nếu
vốn lƣu động đƣợc quản trị không tốt sẽ dẫn đến tình trạng doanh nghiệp
khơng đủ khả năng thanh khoản, không đủ lƣợng hàng tồn kho cần thiết để
thực hiện việc sản xuất thƣờng xuyên của mình, từ đó ảnh hƣởng đến lợi
nhuận của doanh nghiệp.
Nhận thức tầm quan trọng của vấn đề này, nhiều nhà nghiên cứu ở
nƣớc ngồi đã tập trung vào phân tích mối quan hệ giữa quản trị vốn lƣu động
và khả năng sinh lợi nhƣ Deloof [10], Padachi [21], Binti Mohamad và Mohd


3


Saad [5], Sharma và Kumar [24], Gul và cộng sự [13],…Tại Việt Nam,
Nguyễn Ngọc Hân [32], TS. Vƣơng Đức Hoàng Quân và cộng sự [44]; ThS.
Từ Thị Kim Thoa và TS. Nguyễn Thị Uyên Uyên [43], ThS. Chu Thị Thanh
Thủy [29] cũng đã tiến hành phân tích mối quan hệ giữa quản trị vốn lƣu
động và khả năng tạo lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
qua các giai đoạn khác nhau. Tuy vậy, các nghiên cứu vẫn cịn mang tính phổ
qt hoặc chi tiết cho một số ngành cụ thể nhƣ ngành thủy sản (ví dụ, Nguyễn
Ngọc Hân [32]), ngành chế biến – chế tạo (ví dụ, ThS. Chu Thị Thanh Thủy
[29]),… Riêng đối với ngành sản xuất hàng tiêu dùng ở Việt Nam thì tác động
của quản trị vốn lƣu động đến khả năng sinh lợi vẫn chƣa đƣợc xem xét một
cách rõ ràng.
Chính vì thế, với mục đích tìm kiếm bằng chứng thực nghiệm về sự tác
động của quản trị vốn lƣu động đến khả năng sinh lợi của các doanh nghiệp
sản xuất hàng tiêu dùng, tác giả đã chọn đề tài: “Phân tích tác động của
quản trị vốn lưu động đến khả năng sinh lời các doanh nghiệp ngành sản
xuất hàng tiêu dùng trên thị trường chứng khoán Việt Nam” để làm nội
dung nghiên cứu cho luận văn thạc sỹ.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung
Phân tích tác động của quản trị vốn lƣu động đến khả năng sinh lời của
các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng trên thị trƣờng chứng khoán Việt
Nam.Từ đó, đƣa ra một số kiến nghị cho việc quản trị vốn lƣu động để nâng
cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.
Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý thuyết về tác động của quản trị vốn
lƣu động đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp;
- Phân tích tác động của quản trị vốn lƣu động đến khả năng sinh lời


4


của các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng trên thị trƣờng chứng khoán
Việt Nam;
- Đề xuất một số hàm ý nâng cao hiệu quả quản trị vốn lƣu động nhằm
góp phần nâng cao khả năng sinh lời của các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu
dùng trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Nhằm giải quyết mục tiêu nghiên cứu, đề tài nghiên cứu các câu hỏi
sau:
- Mơ hình nghiên cứu nào để phân tích tác động của quản trị vốn lƣu
động đến khả năng sinh lời của các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng trên
thị trƣờng chứng khoán Việt Nam?
- Việc quản trị vốn lƣu động tác động nhƣ thế nào đến khả năng sinh
lời của các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng trên thị trƣờng chứng khoán
Việt Nam?
- Những hàm ý nào để nâng cao hiệu quả quản trị vốn lƣu động, nhằm
góp phần nâng cao khả năng sinh lời của các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu
dùng trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam?
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: Sự tác động của quản trị vốn lƣu động đến khả
năng sinh lợi của các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng trên thị trƣờng
chứng khoán Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi không gian: Các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng trên
sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hà Nội (HNX) và thành phố Hồ Chí
Minh (HOSE).
+ Phạm vi thời gian: Số liệu các chỉ tiêu nghiên cứu đƣợc lấy từ báo
cáo tài chính hàng năm từ năm 2012 đến năm 2014.



5

5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp thu thập tài liệu, số liệu: Tài liệu, số liệu thứ cấp đƣợc
thu thập từ báo cáo tài chính của các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu
dùngtrên sàn giao dịch chứng khoán; các báo cáo thƣờng niên của các cơng ty
chứng khốn về ngành sản xuất hàng tiêu dùng; các giáo trình, đề tài và bài
báo khoa học đăng trên các tạp chí chuyên ngành.
- Phƣơng pháp xử lý, phân tích số liệu: Phƣơng pháp hồi quy dữ liệu
bảng đƣợc sử dụng đề ƣớc lƣợng mơ hình nghiên cứu với sự hỗ trợ của phần
mềm Stata.
- Ngồi ra cịn sử dụng các phƣơng pháp thống kê kinh tế để phân tích
thực trạng quản trị vốn lƣu động của các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu
dùng trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam.
6. Kết cấu đề tài
Kết cấu luận văn bao gồm các phần nhƣ sau:
- Phần Mở đầu: Trình bày lý do nghiên cứu, mục tiêu, đối tƣợng,
phƣơng pháp nghiên cứu.
- Phần Nội dung: bao gồm 3 chƣơng:
+ Chƣơng 1: Cơ sở lý thuyết về tác động của quản trị vốn lƣu động đến
khả năng sinh lời của doanh nghiệp.
Chƣơng này trình bày cơ sở lý thuyết liên quan đến vốn lƣu động, quản
trị vốn lƣu động, khả năng sinh lời của doanh nghiệp, mối quan hệ giữa
chúng; và các nghiên cứu thực nghiệm trƣớc đây về mối quan hệ này.
+ Chƣơng 2: Thiết kế nghiên cứu
Chƣơng này sẽ giới thiệu đặc điểm và thực trạng ngành sản xuất hàng
tiêu dùng; trình bày dữ liệu nghiên cứu, giả thuyết & mơ hình nghiên cứu,
cách đo lƣờng các biến trong mơ hình; các phƣơng pháp ƣớc lƣợng mơ hình.



6

+ Chƣơng 3: Kết quả nghiên cứu và các hàm ý đề xuất từ kết quả
nghiên cứu.
Chƣơng này sẽ trình bày kết quả ƣớc lƣợng mơ hình và đƣa ra các hàm
ý từ kết quả nghiên cứu.
- Phần Kết luận và kiến nghị: Phần này sẽ tóm tắt các kết quả nghiên
cứu chính của đề tài và những đóng góp quan trọng từ nghiên cứu; cũng nhƣ
chỉ ra các giới hạn trong nghiên cứu và đƣa ra các kiến nghị.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Thứ nhất, tác giả đã tìm hiểu lý thuyết về tác động của quản trị vốn lƣu
động đến khả năng sinh lời trong doanh nghiệp từ những nghiên cứu trƣớc
đây trên thế giới cũng nhƣ các nghiên cứu trong nƣớc. Việc tổng hợp này có ý
nghĩa giúp các nhà nghiên cứu tiếp theo tiếp cận lý thuyết tác động của quản
trị vốn lƣu động đến khả năng sinh lời trong doanh nghiệp một cách hệ thống
và dễ dàng hơn.
Thứ hai, tác giả đề xuất mơ hình thể hiện sự tác động của quản trị vốn
lƣu động đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp ngành sản xuất hàng tiêu
dùng trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2012 – 2014. Kết
quả cho thấy việc quản trị vốn lƣu động có ảnh hƣởng đến khả năng sinh lời
của doanh nghiệp. Điều này đƣợc giải thích qua các nhân tố hệ số quay vòng
phải thu, hệ số quay vòng hàng tồn kho, tỷ trọng tài sản tài chính và tỷ số chi
phí bán hàng trên tài sản có ảnh hƣởng cùng chiều đến khả năng sinh lời; các
nhân tố tỷ số nợ, quy mơ doanh nghiệp lại có ảnh hƣởng ngƣợc chiều đến khả
năng sinh lời. Điều này mang lại ý nghĩa rất quan trọng cho các nhà quản trị
doanh nghiệp, để tăng khả năng sinh lời thì cần quan tâm đến những yếu tố
nào, quản trị nó ra sao để đạt đƣợc mục tiêu lợi nhuận. Kết quả nghiên cứu đã
mang đến những gợi ý cho nhà quản trị của doanh nghiệp ngành sản xuất
hàng tiêu dùng muốn tăng khả năng sinh lời cần chú trọng đến khả năng quay



7

vịng khoản phải thu, tăng tốc đơ ln chuyển hàng tồn kho, tăng tỷ trọng tài
sản tài chính và đầu tƣ đúng mức vào chi phí bán hàng để đạt đƣợc khả năng
sinh lời mong muốn, nhƣng qua đó cũng phải nhận ra rằng các nhân tố nhƣ
tăng tỷ số nợ hay tăng quy mô doanh nghiệp sẽ mang lại tác động tiêu cực đến
khả năng sinh lời của các doanh nghiệp ngành sản xuất hàng tiêu dùng trên thị
trƣờng chứng khoán Việt Nam.
Thứ ba, tác giả đề xuất một số hàm ý giải pháp mang tính khoa học
nhằm cải thiện cơng tác quản trị vốn lƣu động nhằm góp phần nâng cao khả
năng sinh lời của các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, đáp ứng yêu cầu
phát triền và hội nhập kinh tế.
8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Quản trị vốn lƣu động giữ vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp. Mục tiêu của quản trị vốn lƣu động là duy trì
tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn ở mức thích hợp, vừa đủ cho hoạt động sản
xuất của doanh nghiệp [2]. Với tầm quan trọng đó, nhiều nhà nghiên cứu trên
thế giới đã tập trung phân tích tác động của quản trị vốn lƣu động đến khả
năng sinh lời của doanh nghiệp.
Một kết quả nghiên cứu đầu tiên cho thấy lợi nhuận hoạt động gộp của
doanh nghiệp có mối quan hệ nghịch với kỳ luân chuyển hàng tồn kho và kỳ
thu tiền bình quân của tác giả Deloof [10] thực hiện năm 2003 đã phân tích
1.009 doanh nghiệp phi tài chính của Bỉ từ 1992 – 1996. Ơng khuyến cáo
rằng lợi nhuận có liên quan đến quản trị vốn lƣu động của doanh nghiệp; có
thể nâng cao lợi nhuận bằng cách tăng thời hạn thanh tốn trung bình, giảm
kỳ ln chuyển hàng tồn kho và kỳ thu tiền bình quân.
Một nghiên cứu khác của Padachi [21] năm 2006 đã phân tích quản trị
vốn lƣu động và mối quan hệ với lợi nhuận bằng cách kiểm tra mẫu gồm 58
doanh nghiệp sản xuất nhỏ của Mauritius trong thời gian từ 1998 – 2003. Ông



8

đã sử dụng số ngày các khoản phải thu, kỳ luân chuyển hàng tồn kho, số ngày
các khoản phải trả và chu kỳ chuyển đổi tiền mặt làm biến giải thích, lấy lợi
nhuận trên tổng tài sản (ROA) làm biến phụ thuộc. Kết quả ông rút ra rằng
nếu doanh nghiệp đầu tƣ mạnh vào hàng tồn kho và các khoản phải thu thì lợi
nhuận của doanh nghiệp sẽ thấp đi.
Năm 2010, Binti Mohamad và Mohd Saad [5] đã dựa trên dữ liệu thứ
cấp của 172 công ty của Malaysia trong khoảng thời gian 5 năm, từ 2003 –
2007. Họ sử dụng các nhân tố nhƣ chu kỳ chuyển đổi tiền mặt, tỷ lệ nợ, tài
sản lƣu động trên tổng tài sản, nợ ngắn hạn trên tổng tài sản và tỷ lệ thanh
toán hiện hành làm biến độc lập; lợi nhuận trên vốn đầu tƣ (ROE) và lợi
nhuận trên tài sản (ROA) đƣợc sử dụng để làm thƣớc đo của hoạt động tài
chính của các doanh nghiệp đƣợc lựa chọn. Kết quả cho thấy mối quan hệ
nghịch giữa các thành phần vốn lƣu động khác nhau với hiệu quả hoạt động
của các doanh nghiệp.
Tại Việt Nam trong những năm gần đây cũng đã có những nghiên cứu
về tác động quản trị vốn lƣu động đến khả năng sinh lời của các doanh
nghiệp. Bài nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Hân [32] vào năm 2012 sử dụng
phƣơng pháp hồi quy OLS dựa trên mẫu 24 công ty thủy sản trên sàn giao
dịch chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn từ 2008 – 2010. Biến phụ thuộc
ROA đƣợc dùng làm thƣớc đo khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Kết quả
nghiên cứu đã chỉ ra mối tƣơng quan đồng biến giữa kỳ thu tiền khách hàng,
kỳ chuyển đổi hàng tồn kho, chu kỳ chuyển đổi tiền mặt với tỷ suất sinh lời,
đòn bẩy tài chính có tƣơng quan âm với khả năng sinh lợi của doanh nghiệp.
Năm 2014, ThS. Chu Thị Thanh Thủy [29] đã kiểm tra mối quan hệ
giữa quản trị vốn lƣu động với khả năng sinh lời của 97 công ty cổ phần
công nghiệp chế biến, chế tạo niêm yết trên HOSE trong năm 2012. Dữ liệu

thu thập đƣợc phân tích bằng phân tích tƣơng quan Pearson và phân tích hồi


9

quy OLS, kết quả nghiên cứu đã chỉ rõ có mối tƣơng quan giữa quản trị vốn
lƣu động và khả năng sinh lời. Hơn nữa, nghiên cứu chỉ ra mối tƣơng quan
mạnh giữa tỷ lệ đầu tƣ vào tài sản tài chính, quy mơ cơng ty, địn bẩy tài
chính và khả năng sinh lời.
Một nghiên cứu khác từ ThS. Từ Thị Kim Thoa và TS. Nguyễn Thị
Uyên Uyên [43] vào năm 2014 đã sử dụng phân tích dữ liệu bảng gồm 208
cơng ty phi tài chính niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM và Sở
giao dịch chứng khoán Hà Nội trong giai đoạn 2006 – 2012, bằng các
phƣơng pháp ƣớc lƣợng bình phƣơng tối thiểu (Pooled OLS), mơ hình hiệu
ứng cố định (FEM) và bình phƣơng tối thiểu tổng quát (GLS) kiểm định mối
quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển và khả năng sinh lời ở các doanh
nghiệp Việt Nam. Kết quả cho thấy việc quản trị vốn luân chuyển hiệu quả
bằng cách rút ngắn kỳ thu tiền và kỳ lƣu kho sẽ tăng khả năng sinh lợi cho
các doanh nghiệp. Nhóm tác giả cịn nghiên cứu mối quan hệ này ở một số
ngành khác nhau và kết quả cho thấy do đặc điểm ngành khác nhau nên mối
quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển và khả năng sinh lời giữa các ngành
cũng khác nhau.
Và còn nhiều nghiên cứu của nhiều tác giả khác đã tập trung nghiên
cứu đề tài này. Nhìn chung, các nghiên cứu trong và ngồi nƣớc đều có những
phân tích, đánh giá khác nhau về các chiều cạnh của tác động của quản trị vốn
lƣu động đến khả năng sinh lời của các doanh nghiệp. Tuy vậy, bên cạnh
những đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn, các nghiên cứu trƣớc vẫn còn
một số hạn chế sau:
Một là, một số nghiên cứu còn sử dụng phƣơng pháp ƣớc lƣợng OLS
để ƣớc lƣợng mơ hình hồi quy dữ liệu bảng (panel data), chẳng hạn nhƣ

nghiên cứu của Padachi (2006) nghiên cứu trên 58 doanh nghiệp trong thời
gian từ 1998 – 2003…


10

Hai là, đa phần các nghiên cứu đều sử dụng ROA, ROE để đại diện cho
khả năng sinh lời. Trong khi đó, để đo lƣờng khả năng sinh lời thì chỉ tiêu tỷ
lệ lợi nhuận hoạt động gộp NOP (Net operating profitability) là phù hợp nhất
do lợi nhuận gộp là một trong các chỉ báo đầu tiên về khả năng sinh lợi của
doanh nghiệp, gắn với “Thành công” hoặc “Thất bại” của hoạt động kinh
doanh, khơng tính đến hoạt động tài chính [42]. Tuy nhiên, khơng có nhiều
nghiên cứu sử dụng chỉ tiêu này để đại diện cho khả năng sinh lời.
Ba là, ở Việt Nam, các nghiên cứu về tác động của quản trị vốn lƣu
động đến khả năng sinh lời của các doanh nghiệp chỉ mới tiếp cận ở góc độ
phổ quát và các ngành thủy sản, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo hoặc
ngành thực phẩm đồ uống hay ngành xây dựng. Và đến nay, chƣa có một
nghiên cứu nào về tác động của quản trị vốn lƣu động đến khả năng sinh lời
của doanh nghiệp trong ngành sản xuất hàng tiêu dùng ở Việt Nam.
Nhƣ vậy, từ những hạn chế nêu trên, đề tài đã thực hiện mơ hình hồi quy
dữ liệu bảng (panel data) để lựa chọn một trong ba mơ hình hồi quy dữ liệu
bảng là mơ hình ƣớc lƣợng bình phƣơng nhỏ nhất (Pooled OLS) hoặc mơ
hình ảnh hƣởng cố định (FEM) hoặc mơ hình ảnh hƣởng ngẫu nhiên (REM)
để ƣớc lƣợng mơ hình. Với việc sử dụng chỉ tiêu NOP để đo lƣờng khả năng
sinh lời của doanh nghiệp, chỉ tiêu này đo lƣờng khả năng sinh lời cốt lõi của
hoạt động sản xuất kinh doanh và rất phù hợp đối với ngành sản xuất hàng
tiêu dùng. Một điểm nữa là, đề tài đã mạnh dạn đƣa hai chỉ tiêu đo lƣờng kết
cấu tài sản vào mơ hình nghiên cứu, đó là tỷ trọng tài sản ngắn hạn và tỷ
trọng tài sản tài chính, trong khi các mơ hình trƣớc thì hai chỉ tiêu này chỉ
xuất hiện riêng lẻ. Để đánh giá đúng sự tác động của quản trị vốn lƣu động

đến khả năng sinh lời, cần xem kỹ kết cấu của tài sản lƣu động ảnh hƣởng
nhƣ thế nào đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Tài sản tài chính mặc dù
cũng là một phần của tài sản ngắn hạn nhƣng đây lại là chỉ tiêu đại diện cho


11

vị thế của doanh nghiệp trong lĩnh vực đàm phán với nhà cung cấp trong vấn
đề trả chậm, hơn nữa tài sản tài chính của doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu
dùng lại chủ yếu là tiền gửi ngân hàng, nó ảnh hƣởng trực tiếp đến tính thanh
khoản của doanh nghiệp, do đó ta cũng cần xem xét khía cạnh tỷ trọng tài sản
tài chính ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến khả năng sinh lời. Ngồi ra, tỷ số chi phí
bán hàng trên tài sản cũng đƣợc đƣa vào mơ hình nghiên cứu; mặc dù mẫu số
là tổng tài sản, nhƣng về bản chất tổng tài sản lại đƣợc tạo ra từ nguồn vốn
của doanh nghiệp, tổng tài sản để thể hiện rõ ý nghĩa của quản trị vốn lƣu
động tại doanh nghiệp. Tỷ số này giúp đề tài tìm hiểu xem lƣợng vốn chi trả
cho chi phí bán hàng phục vụ cho yêu cầu quảng bá sản phẩm hàng tiêu dùng
sẽ tác động nhƣ thế nào đến khả năng sinh lợi, một biến mà chƣa mơ hình nào
trƣớc đây sử dụng để nghiên cứu tác động của quản trị vốn lƣu động đến khả
năng sinh lời của doanh nghiệp. Phạm vi nghiên cứu là các doanh nghiệp
ngành sản xuất hàng tiêu dùng trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam –
ngành mà chƣa có các nghiên cứu cụ thể nào liên quan đến tác động của quản
trị vốn lƣu động đến khả năng sinh lời đề cập đến. Đây chính là “những
khoảng trống” nghiên cứu mà đề tài kỳ vọng sẽ lấp đầy.


12

CHƢƠNG 1


CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ
TÁC ĐỘNG CỦA QUẢN TRỊ VỐN LƢU ĐỘNG ĐẾN
KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA DOANH NGHIỆP
1.1. VỐN LƢU ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP
1.1.1. Khái niệm vốn lƣu động trong doanh nghiệp
Vốn lƣu động là số tiền ứng trƣớc về những tài sản lƣu động hiện có
của doanh nghiệp [27]. Vốn lƣu động ln chuyển hóa từ giai đoạn này sang
giai đoạn khác. Do sự chuyển hóa khơng ngừng nên vốn lƣu động thƣờng
xuyên có các bộ phận tồn tại cùng một lúc dƣới các hình thái khác nhau trong
lĩnh vực sản xuất và lƣu thông nhƣ vật tƣ dự trữ, ngun nhiên vật liệu, vật
bao bì, cơng cụ, dụng cụ, sản phẩm dở dang, chi phí chờ phân bổ, thành phẩm
trong kho, vốn trong thanh toán, vốn bằng tiền.
Vốn lƣu động là điều kiện vật chất không thể thiếu đƣợc của quá trình
tái sản xuất, là một bộ phận trực tiếp hình thành nên thực thể của sản phẩm
trong cùng một lúc. Vốn lƣu động của doanh nghiệp đƣợc phổ biến khắp các
giai đoạn luân chuyển và tồn tại dƣới nhiều hình thái khác nhau. Muốn cho
quá trình tái sản xuất đƣợc liên tục, doanh nghiệp phải có đủ lƣợng vốn lƣu
động đầu tƣ vào các hình thái khác nhau đó, khiến cho các hình thái đó có
mức tồn tại hợp lý và đồng bộ với nhau và khiến cho chuyển hóa hình thái
của vốn trong q trình ln chuyển đƣợc thuận lợi.
Tóm lại: “Vốn lƣu động còn là số tiền ứng trƣớc về tài sản lƣu động và
đầu tƣ ngắn hạn của doanh nghiệp để đảm bảo cho sản xuất kinh doanh đƣợc
bình thƣờng liên tục. Vốn lƣu động luân chuyển toàn bộ giá trị ngay một lần,
tuần hoàn liên tục và hoàn thành tuần hoàn sau một chu kỳ sản xuất” [33].


13

1.1.2. Phân loại vốn lƣu động
a. Phân loại theo vai trị của từng loại vốn lưu động trong q trình

sản xuất kinh doanh
Theo cách này, vốn lƣu động của doanh nghiệp có thể chia thành ba
loại: Vốn lƣu động trong khâu dự trữ sản xuất, vốn lƣu động trong khâu sản
xuất, vốn lƣu động trong khâu lƣu thông.
Vốn lƣu động trong khâu dự trữ sản xuất: bao gồm giá trị các khoản
nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế,
công cụ dụng cụ.
Vốn lƣu động trong khâu sản xuất: bao gồm các khoản giá trị sản phẩm
dở dang, bán thành phẩm, các khoản chi phí chờ kết chuyển.
Vốn lƣu động trong khâu lƣu thông: bao gồm các khoản giá trị thành
phẩm, vốn bằng tiền (kể cả vàng bạc, đá quý…); các khoản vốn đầu tƣ ngắn
hạn (đầu tƣ chứng khoán ngắn hạn, cho vay ngắn hạn…); các khoản thế chấp,
ký cƣợc, ký quỹ ngắn hạn; các khoản vốn trong thanh toán (các khoản phải
thu, các khoản tạm ứng…).
Cách phân loại nhƣ trên cho ta thấy vai trò và sự phân bố vốn lƣu động
trong từng khâu của q trình sản xuất kinh doanh. Từ đó có biện pháp điều
chỉnh cơ cấu vốn lƣu động hợp lý, sao cho có hiệu quả sử dụng cao nhất.
b. Phân loại theo hình thái biểu hiện của vốn
Vốn lƣu động xét dƣới góc độ tài sản là biểu hiện bằng tiền của tài sản
lƣu động. Tài sản lƣu động là những tài sản ngắn hạn và thƣờng xuyên luân
chuyển trong quá trình kinh doanh, bao gồm: khoản mục tiền, các khoản đầu
tƣ ngắn, các khoản phải thu, hàng tồn kho, tài sản lƣu động khác.
Khoản mục tiền gồm: Tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, tiền đang
chuyển và chứng khoán thanh khoản cao. Khoản mục này thƣờng phản ánh
các khoản mục không sinh lời hoặc khả năng sinh lời thấp.


14

Các khoản đầu tƣ ngắn hạn gồm: Chứng khoán ngắn hạn, vốn góp kinh

doanh ngắn hạn.
Các khoản phải thu: Thực chất của việc quản lý các khoản phải thu
trong doanh nghiệp là việc quản lý và hồn thiện chính sách tín dụng thƣơng
mại của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trƣờng, chính sách tín dụng
thƣơng mại hợp lý vừa là công cụ cạnh tranh của doanh nghiệp, vừa giúp cho
doanh nghiệp không bị chiếm dụng vốn quá lớn, sẽ ảnh hƣởng đến hoạt động
sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Hàng tồn kho: Bao gồm nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, sản phẩm dở
dang, thành phẩm, bán thành phẩm, hàng hóa.
Tài sản lƣu động khác: Là biểu hiện bằng tiền của các khoản mục tạm
ứng, chi phí trả trƣớc, chi phí chờ kết chuyển. Đây là những khoản mục cần
thiết, phục vụ cho nhu cầu thiết yếu cho quá trình sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp.
c. Phân loại theo quan hệ sở hữu vốn
Tài sản lƣu động sẽ đƣợc tài trợ bởi hai nguồn vốn, đó là vốn chủ sở
hữu và các khoản nợ. Trong đó, các khoản nợ tài trợ cơ bản, còn nguồn vốn
chủ sở hữu chỉ tài trợ một phần cho nguồn vốn lƣu động của doanh nghiệp. Vì
nguồn vốn chủ sở hữu tài trợ cơ bản cho tài sản cố định.
Vốn chủ sở hữu: là số vốn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp,
doanh nghiệp có đầy đủ quyền chiếm hữu, sử dụng, chi phối và định đoạt.
Các khoản nợ: là các khoản đƣợc hình thành từ vốn vay các ngân hàng
thƣơng mại hoặc các tổ chức tài chính khác, vốn vay thơng qua phát hành trái
phiếu, các khoản nợ khách hàng chƣa thanh toán. Doanh nghiệp chỉ có quyền
sử dụng các khoản nợ này trong một thời hạn nhất định.
Cách phân loại này cho thấy kết cấu vốn lƣu động của doanh nghiệp
đƣợc hình thành từ vốn của bản thân doanh nghiệp hay từ các khoản nợ, từ đó


15


đƣa ra các quyết định trong huy động và quản lý, sử dụng vốn lƣu động hợp
lý, đảm bảo tài chính trong sử dụng vốn của doanh nghiệp.
1.1.3. Sự chu chuyển của vốn lƣu động
Trong quá trình tái sản xuất, vốn lƣu động của doanh nghiệp ln
chuyển hóa từ giai đoạn này sang giai đoạn khác:
Giai đoạn đầu tiên: T – H: đây là quá trình cung ứng vật tƣ kỹ thuật
đƣợc thực hiên thơng qua hình thức tiền tệ. Để đảm bảo cho quá trính sản
xuất liên tục, doanh nghiệp phải có một lƣợng vốn tiền tệ đủ dự trữ một khối
lƣợng vật tƣ cần thiết.
Giai đoạn thứ hai: H …SX…H’: là giai đoạn sản xuất, nhờ đƣợc kết
hợp với sức lao động, toàn bộ giá trị của tài sản lƣu động sản xuất đã chuyển
dịch vào sản phẩm hoàn thành.
Giai đoạn thứ ba: H’ – T’: là giai đoạn lƣu thông, trong giai đoạn này
giá trị của các tài sản đƣợc chuyển về hình thái tiền tệ ban đâu.
Nhƣ thế, vốn lƣu động của doanh nghiệp từ hình thái tiền tệ, sau một
chu kỳ sản xuất kinh doanh đã chuyển sang nhiều hình thái khác nhau và cuối
cùng đã trở về hình thái ban đầu là tiền tệ. Đó là sự chu chuyển (luân chuyển)
của vốn lƣu động. Quá trình này tiếp diễn liên tục tạo nên quá trình luân
chuyển vốn lƣu động [27].
1.2. QUẢN TRỊ VỐN LƢU ĐỘNG
1.2.1. Khái niệm quản trị vốn lƣu động
Vốn lƣu động của doanh nghiệp tham gia trực tiếp vào quá trình sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là ở các doanh nghiệp thƣờng
mại, vốn lƣu động chiếm tỷ trọng lớn nhất trong toàn bộ vốn kinh doanh sản
xuất. Mặt khác, mọi hoạt động kinh tế hàng ngày phát sinh ở doanh nghiệp
đều có liên quan đến vốn lƣu động, đều trực tiếp làm cho vốn lƣu động thay
đổi. Vì vậy, quản lý tốt vốn lƣu động có ý nghĩa quyết định đến việc hoàn


16


thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả đồng vốn, tăng tích
lũy cho doanh nghiệp.
Quản trị vốn lƣu động là quản trị tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp
nhƣ: tiền mặt, chứng khoán, các khoản phải thu, hàng tồn kho và nợ ngắn hạn
(để hỗ trợ cho tài sản ngắn hạn) [26].
Quản trị vốn lƣu động giữ vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp. Mục tiêu của quản trị vốn lƣu động là duy trì
tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn ở mức vừa đủ cho hoạt động sản xuất của
doanh nghiệp. Việc kiểm soát rủi ro và đƣa ra các quyết định tài chính về vốn
lƣu động thực sự rất quan trọng đối với doanh nghiệp [2]. Việc đánh đổi gữa
lợi nhuận và rủi ro đã gợi ra khả năng tồn tại mối quan hệ giữa quản trị vốn
lƣu động và khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Cần quan tâm đến mục tiêu
lợi nhuận, đảm bảo khả năng thanh khoản có vai trị quan trọng đối với doanh
nghiệp để tránh trƣờng hợp mất khả năng thanh toán và làm ăn thua lỗ. Do đó,
cần dung hịa hai mục tiêu lợi nhuận và thanh khoản, đó là hiệu quả quản trị
vốn lƣu động.
Muốn quản lý vốn lƣu động chặt chẽ, đúng đắn cần phải tuân thủ các
nguyên tắc sau:
- Thỏa mãn nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời
phải sử dụng vốn tiết kiệm;
- Đảm bảo chấp hành các chính sách, chế độ tài chính, tín dụng của
Nhà nƣớc và định mức vốn lƣu động của doanh nghiệp;
- Kết hợp chặt chẽ giữa vận động của vật tƣ, hàng hóa với tiền vốn;
- Thực hiện tốt việc phân công, phân cấp quản lý vốn kết hợp giữa quản
lý chuyên môn với quản lý từng bộ phận.
Vốn lƣu động trong doanh nghiệp gồm nhiều loại khác nhau, tính chất,
đặc điểm vận động cũng khác nhau nên cần phải tiến hành quản trị theo từng



17

loại: Quản trị vốn bằng tiền, quản trị hàng tồn kho, quản trị các khoản phải
thu, và quản trị các khoản phải trả.
1.2.2. Nội dung quản trị vốn lƣu động
a. Quản trị vốn bằng tiền
Tiền mặt kết nối tất cả các hoạt động liên quan đến tài chính của doanh
nghiệp. Quản trị vốn bằng tiền là một quá trình bao gồm quản lý lƣu lƣợng
tiền mặt tại quỹ và tài khoản thanh toán tại ngân hàng, kiểm soát chi tiêu, dự
báo nhu cầu tiền mặt của doanh nghiệp, bù đắp thâm hụt ngân sách, giải quyết
tình trạng thừa, thiếu tiền mặt trong ngắn hạn cũng nhƣ dài hạn.
Bất kỳ doanh nghiệp nào khi dự trữ tiền cũng nhắm đến các mục đích
sau:
- Thơng suốt q trình tạo ra các giao dịch kinh doanh nhƣ mua sắm
nguyên vật liệu, hàng hóa và thanh tốn các khoản chi phí cần thiết cho doanh
nghiệp hoạt động bình thƣờng.
- Mục đích đầu cơ: doanh nghiệp lợi dụng các cơ hội tạm thời, nhƣ sự
sụt giá tạm thời của nguyên vật liệu, chiết khấu… để gia tăng lợi nhuận cho
các doanh nghiệp.
Mục đích dự phịng: trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tiền
mặt có điểm ln chuyển khơng theo quy luật nào. Do đó, doanh nghiệp cần
phải duy trì mƣc dữ trữ an tồn để thỏa mãn các nhu cầu tiền mặt bất ngờ.
Mức dự trữ vốn bằng tiền cần đƣợc xác định sao cho các doanh nghiệp
có thể tránh đƣợc các rủi ro liên quan đến khả năng thanh toán ngay, phải gia
hạn các khoản nợ cần thanh tốn, khơng làm mất khả năng mua chịu của nhà
cung cấp, tận dụng các cơ hội kinh doanh có lợi nhuận cao cho doanh nghiệp.
Nếu quản lý tốt vốn bằng tiền giúp cho thời gian quay vịng vốn ngắn, doanh
nghiệp có thể tiếp tục dùng tiền để đầu tƣ vào cho quá trình tái sản xuất, mang
lại lợi nhuận cho doanh nghiệp, chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lƣu động cao.



×