Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Giải chi tiết đề thi thử môn Hóa trường THPT Đồng Đậu – Vĩnh Phúc lần 1 – 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (482.85 KB, 20 trang )

Đề thi thử THPT Đồng Đậu - Vĩnh Phúc - Lần 1 - Năm 2018
I. Nhận biết
Câu 1. Vinyl clorua là sản phẩm của phản ứng cộng giữa axetilen với chất X theo tỉ lệ mol 1 : 1. X là
A. H2

B. H2O

C. Cl2

D. HCl

Câu 2. Chất nào sau đây được dùng làm thuốc diệt chuột?
A. NaHCO3

B. Na2CO3

C. Zn3P2

D. ZnCl2

Câu 3. Chất nào sau đây khơng có trạng thái khí, ở nhiệt độ thường?
A. Trimetylamin

B. Metylamin

C. Etylamin

D. Anilin

Câu 4. Trong phân tử chất nào sau đây có chứa vịng benzen?
A. Phenylamin



B. Metylamin

C. Propylamin

D. Etylamin

II. Thông hiểu
Câu 5. Chất X tác dụng với dung dịch HCl. Khi chất X tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 sinh ra kết tủa.
Chất X là
A. AlCl3

B. CaCO3

C. BaCl2

D. Ca(HCO3)2

Câu 6. Dãy gồm các dung dịch đều hòa tan được Cu(OH)2 ở nhiệt độ phòng là
A. glucozơ, fructozơ và xenlulozơ

B. glucozơ, fructozơ và amilozơ

C. glucozơ, flurctozơ và tinh bột

D. glucozơ, fructozơ và saccarozơ

Câu 7. Este nào thủy phân trong môi trường axit thu được hỗn hợp 2 chất đều tham gia phản ứng tráng
bạc?
A. CH3COOCH3


B. HCOOCH2CH=CH2 C. CH3COOCH=CH2 D. HCOOCH=CHCH3

Câu 8. Để phòng nhiễm độc CO, là khí khơng màu, khơng mùi, rất độc người ta dùng chất hấp thụ là
A. đồng (II) oxit và magie oxit

B. đồng (II) oxit và than hoạt tính

C. đồng (II) oxit và mangan oxit

D. than hoạt tính

Câu 9. Dãy gồm các chất khơng bị hịa tan trong dung dịch HNO3 đặc nguội là
A. Al, Zn, Cu

B. Al, Cr, Fe

C. Zn, Cu, Fe

D. Al, Fe, Mg

Câu 10. Trộn lẫn 100 ml dung dịch KOH 0,2M với 100 ml dung dịch HCl 0,1M được dung dịch X. pH
của dung dịch X là
A. 12,7

B. 2

C. 12

D. 7


Câu 11. Cho 15 gam hỗn hợp bột kim loại Zn và Cu vào dung dịch HCl (dư). Sau khi phản ứng xảy ra
hoàn toàn, thu được 4,48 lít khí H2 (đktc) và m gam kim loại không tan. Giá trị của m là
A. 2,0

B. 6,4

C. 8,5

D. 2,2

Câu 12. Đốt cháy hoàn toàn 5,8 gam anđehit X thu được 5,4 gam H2O và 6,72 lít khí CO2 (đktc). Công
thức phân tử của X là


A. C4H8O

B. C3H6O

C. C2H4O

D. C4H6O2

Câu 13. Lên men dung dịch chứa 300 gam glucozơ thu được 92 gam ancol etylic. Hiệu suất của quá trình
lên men tạo thành ancol etylic là
A. 50%

B. 70%

C. 60%


D. 80%

Câu 14. Thí nghiệm nào sau đây khơng xảy ra phản ứng hóa học?
A. Cho kim loại Fe vào dung dịch Fe2(SO4)3

B. Cho kim loại Mg vào dung dịch HNO3

C. Cho kim loại Zn vào dung dịch CuSO4

D. Cho kim loại Ag vào dung dịch HCl

Câu 15. Cho CH3COOCH3 vào dung dịch NaOH (đun nóng), sinh ra các sản phẩm là
A. CH3COONa và CH3COOH

B. CH3COONa và CH3OH

C. CH3COOH và CH3ONa

D. CH3OH và CH3COOH

Câu 16. Đốt cháy 15,5 gam photpho trong oxi dư rồi hòa tan sản phẩm vào 200 gam nước. C% của dung
dịch axit thu được là
A. 11,36%

B. 20,8%

C. 24,5%

D. 22,7%


Câu 17. Một học sinh tiến hành nghiên cứu dung dịch X đựng trong lọ khơng dán nhãn thì thu được kết
quả sau:
- X đều có phản ứng với dung dịch NaOH và dung dịch Na2CO3.
- X đều khơng có phản ứng với dung dịch HCl, dung dịch HNO3.
Vậy dung dịch X là dung dịch nào sau đây?
A. Dung dịch Ba(HCO3)2

B. Dung dịch MgCl2

C. Dung dịch KOH

D. Dung dịch AgNO3

Câu 18. Trong công nghiệp người ta điều chế H3PO4 bằng những hóa chất nào sau đây?
A. Ca3(PO4)2 và H2SO4 loãng

B. Ca(H2PO4)2 và H2SO4 đặc

C. Ca3(PO4)2 và H2SO4 đặc

D. P2O5 và H2O

Câu 19. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một amin no, mạch hở X bằng oxi vừa đủ, thu được 0,5 mol hỗn hợp
Y gồm khí và hơi. Cho 4,6 gam X tác dụng với dung dịch HCl (dư), số mol HCl phản ứng là
A. 0,1

B. 0,2

C. 0,4


D. 0,3

Câu 20. Dãy gồm các chất đều tác dụng với dung dịch NaOH là
A. glixerol, glyxin, anilin

B. etanol, fructozơ, metylamin

C. metyl axetat, glucozơ, etanol

D. metyl axetat, phenol, axit axetic

Câu 21. Cho các chất sau: isopren; stiren, xilen; etilen; xiclohexan; xenlulozơ. Có bao nhiêu chất có khả
năng tham gia phản ứng trùng hợp.
A. 5
III. Vận dụng

B. 2

C. 3

D. 4


Câu 22. Đốt cháy hoàn toàn este X mạch hở tạo thành 2a mol CO2 và a mol H2O. Mặt khác, thủy phân X
trong môi trường axit được chất Y (tham gia phản ứng tráng gương), chất Z (có số nguyên tử cacbon bằng
số nguyên tử cacbon trong Y). X có thể là
A. este khơng no, hai chức một liên kết đôi

B. este không no, đơn chức, hai liên kết đơi


C. este khơng no, hai chức có hai liên kết đôi

D. este không no, đơn chức, một liên kết đôi

Câu 23. Hỗn hợp gồm hiđrocacbon X và oxi có tỉ lệ số mol tương ứng là 1:10. Đốt cháy hoàn tồn hỗn
hợp trên thu được hỗn hợp khí Y. Cho Y qua dung dịch H2SO4 đặc, thu được hỗn hợp khí Z có tỉ khối đối
với hiđro bằng 19. Cơng thức phân tử của X là
A. C3H8

B. C3H6

C. C4H8

D. C3H4

Câu 24. Cho đồ thị biểu diễn nhiệt độ sôi của một số chất sau:

Chất A, B, C lần lượt là các chất sau:
A. CH3COOH, C2H5OH, CH3CHO

B. CH3CHO, C2H5OH, CH3COOH

C. CH3CHO, CH3COOH, C2H5OH

D. C2H5OH, CH3CHO, CH3COOH

Câu 25. Cho dãy các chất: Ca(HCO3)2, NH4Cl, (NH4)2CO3, ZnSO4, Al(OH)3, Zn(OH)2. Số chất trong dãy
có tính chất lưỡng tính là
A. 3


B. 5

C. 2

D. 4

Câu 26. Đun nóng 21,9 gam este đơn chức X với lượng dư dung dịch NaOH thì có tối đa 12 gam NaOH
phản ứng. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam X trên cần dùng vừa đủ 42,56 lít O2 (đktc). Giá trị của m

A. 26,28

B. 43,80

C. 58,40

D. 29,20

Câu 27. Đốt cháy hoàn toàn một lượng hỗn hợp X gồm 2 ancol (đều no, đa chức, mạch hở, có cùng số
nhóm OH) cần vừa đủ V lít khí O2, thu được 11,2 lít khí CO2 và 12,6 gam H2O (các thể tích khí đo ở
đktc). Giá trị của V là


A. 4,48

B. 14,56

C. 11,20

D. 15,68


Câu 28. Cho các muối: (1) NaHCO3, (2) K2HPO4, (3) Na2HPO3, (4) NH4HS, (5) KHSO4. Số muối có thể
tác dụng với dung dịch bazơ tương ứng tạo muối trung hòa là
A. 5

B. 3

C. 4

D. 2

Câu 29. Cho 6,72 gam Fe vào dung dịch chứa 0,3 mol H2SO4 đặc, nóng (giả thiết SO2 là sản phẩm khử
duy nhất của S+6). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng muối thu được là
A. 18,24 gam

B. 21,12 gam

C. 20,16 gam

D. 24 gam

Câu 30. Khi sục từ từ đến dư CO2 vào dung dịch có chứa 0,1 mol NaOH; x mol KOH và y mol Ba(OH)2,
kết quả thí nghiệm thu được biểu diễn trên đồ thị sau:

nBaCO3

0,6
0,2
nCO2
0


z

1,6

Giá trị của x, y, z lần lượt là
A. 0,60; 0,40 và 1,50

B. 0,30; 0,60 và 1,40

C. 0,30; 0,30 và 1,20

D. 0,20; 0,60 và 1,25

Câu 31. H2SO4 lỗng có thể tác dụng với tất cả các chất thuộc dãy nào dưới đây?
A. Zn(OH)2, CaCO3, CuS, Al, Fe2O3

B. Fe3O4, BaCl2, NaCl, Al, Cu(OH)2

C. Fe(OH)2, Na2CO3, Fe, CuO, NH3

D. CaCO3, Cu, Al(OH)3, MgO, Zn

Câu 32. Cho xenlulozơ tác dụng với dung dịch HNO3 60% (D = 1,15 g/mL) thu được 59,4 gam xenlulozơ
trinitrat với hiệu suất phản ứng 90%. Thể tích dung dịch HNO3 đã tham gia phản ứng là
A. 20,29 mL

B. 54,78 mL

C. 60,87 mL


D. 18,26 mL

Câu 33. Hịa tan hồn tồn 9,48 gam hỗn hợp Fe và FeO vào V (ml) dung dịch HNO3 0,5M. Sau khi phản
ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được dung dịch B và 3813 ml khí khơng màu (duy nhất) hóa nâu ngồi


khơng khí, thể tích khí đo ở nhiệt độ 27°C, áp suất 1atm. Thể tích V (ml) của dung dịch HNO3 cần dùng
là?
A. 910 ml

B. 1812 ml

C. 990 ml

D. 1300 ml

Câu 34. Đun nóng m gam hỗn hợp X gồm CH3OH và C2H5OH với H2SO4 đặc ở 140°C thu được 2,7 gam
nước. Oxi hóa m gam X thành anđehit, rồi lấy toàn bộ lượng anđehit thu được cho tác dụng với dung dịch
AgNO3 trong NH3 (dư) thấy tạo thành 86,4 gam Ag. Các phản ứng xảy ra với hiệu suất 100%. Phần trăm
khối lượng của C2H5OH trong X là
A. 37,1%

B. 62,9%

C. 74,2%

D. 25,8%

Câu 35. Khi cho C6H14 tác dụng với clo chiếu sáng tạo ra tối đa 5 sản phẩm đồng phân chứa 1 nguyên tử

Clo. Tên của ankan trên là
A. 3-metylpentan

B. hexan

C. 2-metylpentan

D. 2,3-đimetylbutan

Câu 36. Cho các phát biểu sau:
(a) Các chất CH3NH2, C2H5OH, NaHCO3 đều có khả năng phản ứng với HCOOH.
(b) Phản ứng thế Brom vào vòng benzen của phenol (C6H5OH) dễ hơn của benzen (C6H6).
(c) Oxi hóa khơng tồn tồn etilen là phương pháp hiệu đại để sản xuất anđehit axetic.
(d) Phenol (C6H5OH) tan ít trong etanol.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
A. 3

B. 1

C. 2

D. 4

IV. Vận dụng cao
Câu 37. Cho 23,52 gam hỗn hợp 3 kim loại Mg, Fe, Cu vào 200ml dung dịch HNO3 3,4M khuấy đều
thốt ra một khí khơng màu hóa nâu trong khơng khí (sản phẩm khử duy nhất), trong dung dịch còn dư
một kim loại chưa tan hết. Cho tiếp từ từ dung dịch H2SO4 5M vào, chất khí trên lại thốt ra cho đến khi
kim loại vừa tan hết thì mất đúng 44ml, thu được dung dịch X. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch X,
lọc kết tủa, rửa rồi nung ngồi khơng khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn B nặng 31,2 gam.
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Nồng độ mol/l các ion SO42 và NO3 trong dung dịch X.

A. 0,900 M và 1,600 M

B. 0,902 M và 1,640 M

C. 0,904 M và 1,460 M

D. 0,120 M và 0,020 M

Câu 38. Cho 20 gam hỗn hợp A gồm FeCO3, Fe, Cu, Al tác dụng với 60 ml dung dịch NaOH 2M thu
được 2,688 lít khí hiđro. Sau khi kết thúc phản ứng cho tiếp 740 ml dung dịch HCl 1M và đun nóng đến
khi hỗn hợp khí B ngừng thoát ra. Lọc và tách cặn rắn R. Cho B hấp thụ từ từ vào dung dịch Ca(OH)2 dư
thì thu được 10 gam kết tủa. Cho R tác dụng hết với dung dịch HNO3 đặc, nóng thu được dung dịch D và
1,12 lít một chất khí duy nhất. Cơ cạn D rồi nhiệt phân muối khan đến khối lượng không đổi được m gam
sản phẩm rắn. Giá trị m gần nhất với (Biết rằng các thể tích khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn).
A. 5,4 gam

B. 1,8 gam

C. 3,6 gam

D. 18 gam


Câu 39. X, Y là hai chất hữu cơ kế tiếp thuộc dãy đồng đẳng ancol anlylic, Z là axit cacboxylic no hai
chức, T là este tạo bởi X, Y, Z. Đốt cháy 17,12 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z, T (đều mạch hở) cần dùng
10,864 lít O2 (đktc) thu được 7,56 gam nước. Mặt khác 17,12 gam E làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa
0,09 mol Br2. Nếu đun nóng 0,3 mol E với 450 ml dung dịch KOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng rồi
sau đó lấy phần lỏng chứa các chất hữu cơ đi qua bình đựng Na dư thấy khối lượng bình tăng m gam. Giá
trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 7,00


B. 8,50

C. 9,00

D. 10,50

Câu 40. X là este đơn chức, Y là este hai chức (X, Y đều mạch hở). Đốt cháy 21,2 gam hỗn hợp E chứa X,
Y thu được x mol CO2 và y mol H2O với x = y + 0,52. Mặt khác đun nóng 21,2 gam E cần dùng 240 ml
dung dịch KOH 1M thu được một muối duy nhất và hỗn hợp F chứa 2 ancol đều no. Dẫn toàn bộ F qua
bình đựng Na dư sau phản ứng thấy khối lượng bình tăng 8,48 gam. Số phân tử H (hiđro) có trong este Y

A. 10

B. 8

C. 14

D. 12


HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Câu 1. Chọn đáp án D
HC≡CH + X → CH2=CHCl
Dùng phép trừ bảo toàn nguyên tố có ngay X = HCl
||→ chọn đáp án D.
Câu 2. Chọn đáp án C
Zn3P2 được dùng làm thuộc diệt chuột. Khi chuột uống nước vào thì Zn3P2 bị thủy phân theo phương
trình: Zn3P2 + 6H2O → 3Zn(OH)2 + 2PH3.
càng uống nước, chuột càng khát nước và càng sinh ra nhiều phốt phin rất độc sẽ giết chết chuột → chọn

đáp án C.
Câu 3. Chọn đáp án D
có 4 amin là chất khí ở nhiệt độ thường gồm: metylamin: CH3NH2;
etylamin: C2H5NH2; đimetylamin: CH3NHCH3 và trimetylamin (CH3)3N.
anilin: C6H5NH2 là chất lỏng ở nhiệt độ thường ⇒ chọn đáp án D.
Câu 4. Chọn đáp án A
Cấu tạo các amin: phenylamin: C6H5NH2; metylamin: CH3NH2;
propylamin: CH3CH2CH2NH2; etylamin: CH3CH2NH2.
⇒ anilin (phenylamin) là amin thơm, có chứa vòng benzen → chọn đáp án A.
Câu 5. Chọn đáp án D
Ca(HCO3)2 là chất lưỡng tính:
• Cu(HCO3)2 + 2HCl → CaCl2 + 2CO2↑ + 2H2O
• Ca(HCO3)2 + Ca(OH)2 → 2CaCO3↓ + 2H2O
Vậy chất X là Ca(HCO3)2. Chọn đáp án D.
Câu 6. Chọn đáp án D
Tinh bột và xenlulozơ không phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ phòng.


⇒ dung dịch các chất thỏa mãn là: glucozơ, fructozơ, saccarozơ → chọn đáp án D.
Câu 7. Chọn đáp án D
Este HCOOCH=CHCH3 thủy phân cho 2 chất đều tham gia phản ứng tráng bạc:
HCOOCH=CHCH3 + H2O ⇋ HCOOH + CH3CH2COH (môi trường axit).

C2H5CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O → C2H5COONH4 + 2Ag↓ + 2NH4NO3.
||⇒ chọn đáp án D.
Câu 8. Chọn đáp án D
Cu(OH)2, MgO hay Mn2O5 đều khơng có tác dụng hấp thụ CO.
Chỉ có than hoạt tính có tác dụng hấp thụ CO, dùng làm mặt nạ chống độc
⇒ chọn đáp án D.
Câu 9. Chọn đáp án B

Một số kim loại hoạt động vừa như Al, Cr, Mn, Fe bị thụ động hóa trong H2SO4 và HNO3 đặc nguội
(nhiệt độ thấp), tạo trên bề mặt kim loại một lớp màng oxit đặc biệt, bền với axit và ngăn cản hoặc ngừng
hẳn sự tiếp diễn của phản ứng.
||⇒ chọn đáp án B.
Câu 10. Chọn đáp án A
Phản ứng: KOH + HCl → KCl + H2O
Có nKOH = 0,02 mol; nHCl = 0,01 mol
⇒ sau phản ứng thu được 200 ml dung dịch X gồm 0,01 mol KCl


và 0,01 mol KOH → dung dịch X có mơi trường bazơ.
pH = 14 + log([OH]) = 14 + log(0,01 ÷ 0,2) = 12,7 → chọn đáp án A.
Câu 11. Chọn đáp án A
Cu không phản ứng với dung dịch HCl, chỉ có Zn mới phản ứng:
Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2↑ ||⇒ nZn = nH2 = 0,2 mol
⇒ m = mCu = 15 – mZn = 15 – 0,2 × 65 = 2,0 gam. Chọn đáp án A.
Câu 12. Chọn đáp án B
0

 đốt 5,8 gam anđehit X + O2 ―t → 0,3 mol CO2 + 0,3 mol H2O
Tương quan: nCO2 = nH2O ⇒ anđehit là no, đơn chức, mạch hở dạng CnH2nO.
Có manđehit = mC + mH + mO ⇒ mO = 1,6 gam ⇒ nanđehit = nO = 0,1 mol
⇒ n = nCO2 : nanđehit = 0,3 : 0,1 = 3 ⇒ CTPT của anđehit là C3H6O. Chọn B
Câu 13. Chọn đáp án C
Phản ứng lên men:

Giả thiết cho: mglucozơ ban đầu = 300 gam; nC2H5OH = 9,2 ÷ 46 = 2,0 mol.
Từ tỉ lệ phương trình phản ứng ⇒ nglucozơ phản ứng = ½nC2H5OH = 1,0 mol
⇒ mglucozơ phàn ứng = 1 × 180 = 180 gam ⇒ hiệu suất phản ứng lên men bằng:
H% = mglucoz phn ng ữ mglucoz ban u ì 100% = 60%. Chọn đáp án C.

Câu 14. Chọn đáp án D
Các phản ứng hóa học xảy ra:
2+

3+

• Fe + Fe2(SO4)2 → 3FeSO4 (dãy điện hóa: Fe /Fe < (α) Fe /Fe2+).
• Mg + HNO3 → Mg(NO3)2 + (N; O) (sản phẩm khử) + H2O.
• Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu (kim loại đẩy muối, Zn đứng trước Cu trong dãy điện hóa), Ag đứng sau
H+/axit trong dãy điện hóa nên Ag không phản ứng với HCl
⇒ Chọn đáp án D


Câu 15. Chọn đáp án B
Phản ứng thủy phân este trong môi trường kiềm:
CH3COOCH3 + NaOH → CH3COONa + CH3OH.
⇒ Chọn đáp án B.
Câu 16. Chọn đáp án B
Phản ứng đốt cháy trong Oxi dư: 4P + 5O2 → 2P2O5.
Sau đó hịa tan vào nước: P2O5 + 3H2O → 2H3PO4.
nP = 15,5 ÷ 31 = 0,5 mol ⇒ bảo tồn nguyên tố P có nH3PO4 = 0,5 mol;
và nP

O
2 5

= 0,25 mol ⇒ mP

O
2 5


= 0,25 × 142 = 35,5 gam.

||⇒ mdung dịch axit = 200 + 35,5 = 235,5 gam
C% = 0,5 ì 98 ữ 235,5 ì 100% ≈ 20,8%. Chọn đáp án B.
Câu 17. Chọn đáp án B
Ba(HCO3)2 là muối có tính lưỡng tính ⇒ tác dụng dc với cả HCl, HNO3 → loại A.
AgNO3 + HCl → AgCl↓ + HNO3 ||⇒ loại đáp án D.
KOH không phản ứng dc với NaOH và Na2CO3 → loại đáp án C.
chỉ có đáp án B thỏa mãn mà thơi. Các phản ứng xảy ra:
MgCl2 + 2NaOH → Mg(OH)2 + 2NaCl || MgCl2 + Na2CO3 → MgCO3↓ + 2NaCl.
MgCl2 không phản ứng với dung dịch HCl, HNO3. Theo đó, chọn đáp án B.
Câu 18. Chọn đáp án C
Công nghiệp cần nguồn nguyên liệu từ thiên nhiên, nhiều và rẻ
⇒ quặng apatit hay photphorit chứa Ca3(PO4)2, điều chế H3PO4 thông qua phản ứng:
Ca3(PO4)2 + 3H2SO4 → 3CaSO4 + 2H3PO4.
Cần chú ý điều kiện H2SO4 phải đặc nóng ⇒ chọn đáp án C.
Câu 19. Chọn đáp án B
X là amin no, mạch hở ⇒ có dạng CnH2n + 2 + mNm:


 đốt:
theo giả thiết đốt 0,1 mol X thu được 0,5 mol hỗn hợp Y gồm CO2 + H2O và N2
⇒ đốt 1 mol X → 5 mol Y gồm n mol CO2 + (n + 1 + ½m) mol H2O và ½m mol N2
⇒ có 2n + m + 1 = 5 ⇔ 2n + m = 4 ||⇒ ứng với cặp nghiệm n = 1, m = 2.
Vậy, X là CH2(NH2)2. có 4,6 gam X ⇔ nX = 4,6 ÷ 46 = 0,1 mol.
phản ứng: CH2(NH2)2 + 2HCl → CH2(NH3Cl)2.
⇒ nHCl phản ứng = 2nX = 0,2 mol → chọn đáp án B.
Câu 20. Chọn đáp án D
Glixerol (C3H5(OH)3); anilin (C6H5NH2); etanol (C2H5OH)

Đều không phản ứng được với dung dịch NaOH → loại các đáp án A, B, C.
• metyl axetat là este: CH3COOCH3 + NaOH → CH3COONa + CH3OH
• phenol: C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2O
||⇒ chọn đáp án D.
Câu 21. Chọn đáp án C
Các chất có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp gồm:

• isopren:

• stiren:

• etilen:
xiclohexan: C6H12 là vịng no 6 cạnh, xenlulozơ sẵn là polime
Theo đó, có 3 trong 5 chất thỏa mãn yêu cầu → chọn đáp án C.


Câu 22. Chọn đáp án C
Có hai khả năng xảy ra:
• nếu Y là HCOOH ⇒ Z có 1C chỉ có thể là ancol metylic CH3OH ⇒ X là HCOOCH3
Đốt X cho cùng số mol CO2 và H2O ⇒ không thỏa mãn.!
• Y là anđehit.  hãy để ý yêu cầu X có thể là
→ đây là dạng bài nhiều nghiệm X thỏa mãn ⇒ để giải nhanh, hãy dùng 4 đáp án:
A. este không no, hai chức một liên kết đơi: khơng thỏa mãn vì để Y là anđehit thì ngồi 2πC=O cịn cần
2πC=C liên kết trực tiếp với COO.
B. este không no, đơn chức, hai liên kết đôi → ví dụ: CH2=CHCOOC=CHCH3.
ứng với CTPT là C6H8O2 đốt 1 mol cho 6 mol CO2 + 4 mol H2O → không thỏa mãn.
D. este không no, đơn chức, một liên kết đơi → ví dụ: CH3COOCH=CH2
ứng với CTPT C4H6O2 đốt 1 mol cho 4 mol CO2 + 3 mol H2O → khơng thỏa mãn.
C. este khơng no, hai chức có hai liên kết đơi → ví dụ: C2H4(COOC=CH2)2
ứng với CTPT C8H8O4 đốt 1 mol cho 8 mol CO2 + 4 mol H2O → thỏa mãn.

theo đó, trong 4 đáp án ta chọn đáp án C.
p/s: câu hỏi có vấn đề ở khái niệm “nối đôi”. Cần chú ý: C=O và C=C đều là nối đôi nên như 4 đáp án
là đang hiểu nối đôi là liên kết đôi C=C mà khơng tính C=O.
Tuy nhiên, để đảm bảo tính khách quan và bản quyền nên đề nhập lên không sửa và thay đổi, các em
lưu ý.!
Câu 23. Chọn đáp án C
Đốt 1 mol CxH2y + 10 mol O2 ―t0→ x mol CO2 + y mol H2O + ? mol O2 dư.
Bảo tồn ngun tố O có nO2 dư = (10 – x – 0,5y) mol.
H2SO4 đặc hấp thụ H2O ⇒ hỗn hợp khí Z gồm CO2 và O2 dư.
dZ/H2 = 19 → MZ = 38 ⇒ nCO2 : nO2 dư = (38 – 32) ÷ (44 – 38) = 1 : 1
⇒ x = 10 – x – 0,5y ⇒ 4x + 2y = 20 ||⇒ x = 4; y = 8.
Vậy, công thức phân tử của X là C4H8. Chọn đáp án C.
Câu 24. Chọn đáp án B


Các chất cùng số nguyên tử cacbon, nhiệt độ sôi tăng dần theo thứ tự:
anđehit < ancol < axit cacboxylic (giải thích: chủ yếu dựa vào lực liên kết hiđro: anđehit khơng có liên kết
hiđro liên phân tử, axit có lực liên kết hiđro mạnh hơn ancol)
Từ đồ thị, thứ tự nhiệt độ sôi tăng dần theo thứ tự: A < B < C.
⇒ A là CH3CHO, B là C2H5OH và C là CH3COOH. Chọn đáp án B.
Câu 25. Chọn đáp án D
• Ca(HCO3)2 là muối lưỡng tính (HCO3 là ion lưỡng tính).
• NH4+ có tính axit, CO3 có tính bazơ ⇒ (NH4)2CO3 là muối lưỡng tính.
• Al(OH)3 và Zn(OH)2 là hai hiđroxit lưỡng tính.
Cịn lại, NH4Cl, ZnSO4 là 2 muối có mơi trường axit. Chọn đáp án D.
Câu 26. Chọn đáp án D
 thủy phân 21,9 gam X (đơn chức) cần 0,3 mol NaOH.
Có nX = nNaOH = 0,3 mol ⇒ MX = 21,9 ÷ 0,3 = 73 → không thỏa mãn.!
??? À, este của phenol: RCOOC6H4R’ + 2NaOH → RCOONa + R’C6H4ONa + H2O.
⇒ nX = ½nNaOH = 0,15 mol ⇒ MX = 21,9 ÷ 0,15 = 146 ⇒ R + R’ = 26 = H + HC≡C.

Yêu cầu chỉ liên quan đến đốt nên ta cũng chỉ quan tâm đến CTPT của X là C9H6O2.
0

 giải đốt C9H6O2 + 9,5O2 ―t → 9CO2 + 3H2O.
Có nO2 = 42,56 ÷ 22,4 = 1,9 mol ⇒ nX = nO2 ÷ 9,5 = 0,2 mol
⇒ m = 0,2 × 146 = 29,2 gam. Chọn đáp án D.
Câu 27. Chọn đáp án B
Hỗn hợp X gồm 2 ancol đều no, đa chức, mạch hở ⇒ X có dạng CnH2n + 2Om.
 giải đốt CnH2n + 2Om + O2 ―t0→ 0,5 mol CO2 + 0,7 mol H2O.
Tương quan đốt có nX = ∑nH2O - ∑nCO2 = 0,2 mol.
⇒ n = ∑nCO2 : nX = 0,5 ÷ 0,2 = 2,5. X là hỗn hợp ancol đa chức nên m ≥ 2.
trong ancol, ta ln có số O ≤ số C ⇒ m < 2,5 → m = 2. Vậy có:
 đốt 0,2 mol C2,5H7O2 + O2 → 0,5 mol CO2 + 0,7 mol H2O.


⇒ bảo tồn ngun tố Oxi có: nO2 cần đốt = (0,5 × 2 + 0,7 – 0,2 × 2) ÷ 2 = 0,65 mol.
⇒ V = 0,65 × 22,4 = 14,56 lít. Chọn đáp án B.
Câu 28. Chọn đáp án C
 giải theo ý của người ra đề: bazơ tương ứng với muối
mà người ra đề muốn nhắc đến là ROH ứng với muối RX. Theo đó:
• (1) NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + CO2 + H2O.
• (2) K2HPO4 + KOH → K3PO4 + H2O.
• (3) Na2HPO3 là muối trung hịa, H kia đính trực tiếp vào P.
• (4) NH4HS + NH4OH → (NH4)2S + H2O
• (5) KHSO4 + KOH → K2SO4 + H2O
⇒ có 4 muối thỏa mãn yêu cầu → chọn đáp án C.
Câu 29. Chọn đáp án B
Phản ứng: 2Fe + 6H2SO4 → 1Fe2(SO4)3 + 3SO2↑ + 6H2O.
nFe = 0,12 mol; nH2SO4 = 0,3 mol ⇒ từ tỉ lệ phản ứng → Fe dư, H2SO4 hết.
Fe dư 0,02 mol → xảy ra phản ứng: Fe + Fe2(SO4)3 → 3FeSO4.

Theo đó, muối thu được gồm 0,06 mol FeSO4 và 0,03 mol Fe2(SO4)3.
⇒ mmuối = 0,06 × 152 + 0,03 × 400 = 21,12 gam. Chọn đáp án B.
Câu 30. Chọn đáp án B
Quá trình đầu tiên là phản ứng: Ba(OH)2 + CO2 → BaCO3↓ + H2O
Đến khi Ba(OH)2 hết, kết tủa là cực đại ⇒ y = nBa(OH)2 = 0,6 mol.
Sau đó là q trình: NaOH + CO2 → NaHCO3 || KOH + CO2 → KHCO3.
Kết tủa khơng thay đổi, sau đó: CO2 + BaCO3 → Ba(HCO3)2
Kết tủa bị hòa tan cho đến hết 1,6 mol = ∑nCO2 = nNaOH + nKOH + 2nBa(OH)2
⇒ x = 1,6 – 0,1 – 0,6 × 2 = 0,3 mol.


Xét tại điểm z, đang xảy ra q trình hịa tan BaCO3,
NẾU thêm 0,2 mol CO2 nữa sẽ hòa tan hết BaCO3
⇒ x + 0,2 = 1,6 mol → z = 1,4 mol. Vậy x = 0,3; x = 0,6 và z = 1,4. Chọn đáp án B.
Câu 31. Chọn đáp án C
H2SO4 không tác dụng được với CuS, NaCl, Cu → loại A, B, D.
Dãy các chất ở đáp án C đều phản ứng được với axit H2SO4 lỗng:
• H2SO4 + Fe(OH)2 → FeSO4 + 2H2O
• H2SO4 + Na2CO3 → Na2SO4 + CO2 + H2O
• H2SO4 + Fe → FeSO4 + H2↑
• H2SO4 + CuO → CuSO4 + H2O
• H2SO4 + NH3 → (NH4)2SO4.
||⇒ chọn đáp án C.
Câu 32. Chọn đáp án C
Phản ứng điều chế xenlulozơ trinitrat (thuốc súng khơng khói):

nxenlulozơ trinitrat = 59,4 ÷ 297 = 0,2 mol, hiệu suất phản ứng 90%
⇒ nHNO3 cần = 0,2 × 3 ÷ 0,9 = 2/3 mol
⇒ VHNO3 60% (d = 1,15 g/mL) = 2/3 ì 63 ữ 0,6 ữ 1,15 ≈ 60,87 mL. Chọn C.
Câu 33. Chọn đáp án D



pV = nRT với p = 1atm; V = 3,813 lít; R = 0,082; T = 273 + 27 = 300K.
khí hóa nâu ngồi khơng khí là NO ⇒ thay số có nNO = 0,155 mol.
 phản ứng xảy ra hoàn toàn nên Fe sẽ lên Fe3+ trong muối Fe(NO3)3.
Bảo tồn electron có: 3nFe + nFeO = 3nNO = 0,465 mol.
Lại có: mFe + mFeO = 9,48 gam ||⇒ giải nFe = 0,15 mol; nFeO = 0,015 mol.
||⇒ ∑nFe(NO3)3 = 0,165 mol ⇒ bảo tồn N có ∑nHNO3 cần = 0,65 mol.

⇒ VHNO3 = 0,65 ÷ 0,5 = 1,3 lít ⇋ 1300 mL. Chọn đáp án D.
Câu 34. Chọn đáp án C
Gọi số mol CH3OH là x mol; C2H5OH là y mol.

 phản ứng tách nước:
⇒ nancol = 2nH2O = 2 ì 2,7 ữ 18 = 0,3 mol x + y = 0,3.

⇒ ∑nAg↓ = 4nHCHO + 2nCH3CHO = 0,8 mol ⇒ 4x + 2y = 0,8.
Giải hệ được x = 0,1 mol và y = 0,2 mol ⇒ mCH3OH = 3,2 gam; mC2H5OH = 9,2 gam.
⇒ %mC2H5OH trong X = 9,2 ữ (9,2 + 3,2) ì 100% 74,2%. Chọn đáp án C.
Câu 35. Chọn đáp án C


C6H14 + Cl2 ―1:1, ánh sáng→ C6H13Cl + HCl
 Yêu cầu: cần tìm đồng phân có 5 nhóm ngun tử H trong cơng thức cấu tạo vì khi thế một nhóm
nguyên tử H ở mỗi nhóm này sẽ tạo ra một sản phẩm thế monoclo. Phân tích:

Quan sát → đồng phân thỏa mãn là 2-metylpentan → chọn đáp án C.
Câu 36. Chọn đáp án A
• HCOOH + CH3NH2 → HCOONH3C3 || HCOOH + NaHCO3 → HCOONa + CO2↑ + H2O.
HCOOH + C2H5OH ⇋ HCOOC2H5 + H2O (phản ứng este hóa) ⇒ phát biểu (a) đúng.

• Nhóm OH phenol có ảnh hưởng đến vòng benzen, làm cho khả năng thế các nguyên tử H ở vị trí –ortho
và –para trở nên dễ dàng hơn so với benzen
⇒ rõ hơn với benzen: cần Br2 khan, toC, xt Fe, thế khó khăn từng H;
còn phenol: Br2/H2O, nhiệt độ thường, thế dễ dàng cả ba nguyên tử H → (b) đúng.
• (c) đúng: Oxi hóa etilen là phương pháp hiện đại sản xuất axetanđehit:


• (d) sai! Cùng ơn lại tính chất vật lí của phenol qua sơ đồ sau:

Vậy, có 3 phát biểu đúng ⇒ chọn đáp án A.
Câu 37. Chọn đáp án B
Đọc q trình, tổng hợp lại bằng sơ đồ:

Bảo tồn nguyên tố H có nH2O = 0,56 mol → ghép cụm có nNO = 0,28 mol.
2

Bảo tồn N có nNO3 trong X = 0,4 mol và bảo tồn S có nSO4 = 0,22 mol.
Dung dịch X có thể tích 200 mL + 44 mL = 244 mL. Công thức: CM = n ÷ V
⇒ [SO42] = 0,22 ÷ 0,244 = 0,902M và [NO3] = 0,4 ÷ 0,244 = 1,640M.
⇒ chọn đáp án B.
Câu 38. Chọn đáp án B
 Chia, tách nhỏ từng bài tập, quá trình ra để giải:
 chỉ có Al + NaOH → NaAlO2 + 3/2H2/uparrow || nNaOH = nH2 = 0,12 mol
⇒ chứng tử sau phản ứng NaOH còn dư 0,04 mol và ∑nAl trong A = 0,08 mol.
Khí B như ta biết gồm CO2 (sinh ra do FeCO3) và H2 (do Fe)


10 gam kết tủa là 0,1 mol CaCO3 ⇒ có 0,1 mol CO2 ⇒ nFeCO3 = 0,1 mol.
Rắn R ra chắc chắn có Cu và có thể là cịn dư kim loại Fe. Vậy phần trong dung dịch?
À, gồm: 0,08 mol AlCl3; 0,12 mol NaCl + ??? mol FeCl2. Mà ∑nHCl = nHCl = 0,74 mol

⇒ bảo tồn Cl có ngay nFeCl2 = 0,19 mol; sinh ra do 0,1 mol FeCO3 ⇒ còn 0,09 nữa do Fe.
Vậy mR = mCu, Fe lọc ra = 20 – mAl – mFeCO3 – mFe phản ứng = 1,2 gam.
R gồm Cu, Fe là các kim loại hoạt động TB yếu nên + HNO3 sinh NO hoặc NO2.
ở đây dùng HNO3 đặc nên khí duy nhất sinh ra là NO2 || nNO2 = 0,05 mol
⇒ bảo tồn electron có 3nFe + 2nCu = nNO2 = 0,05 mol mà mFe + Cu = 1,2 gam
⇒ giải ra nFe = nCu = 0,01 mol. Đọc tiếp quá trình cuối
⇒ m gam sản phẩm gồm 0,01 mol CuO và 0,05 mol Fe2O3 ⇒ m = 1,6 gam → chọn đáp án B.
Câu 39. Chọn đáp án B
 bớt H2O () quy este về axit và ancol. Quan sát lại toàn bộ giả thiết:

Quan sát:
X, Y thuộc dãy đồng đẳng ancol anlylic nên nhận xét nX, Y = nBr2 phản ứng = 0,09 mol.
bài toàn đốt E đủ 3 giả thiết ⇒ giải ra số mol C, số mol H2, số mol O như trên.
||⇒ tương quan đốt có: ∑nCO2 - ∑nH2O = naxit + nH2O () = 0,15 mol.
Lại có bảo tồn O: nancol X, Y + 4naxit – nH2O() = 0,59 ⇒ 4naxit – nH2O() = 0,5 mol.
Giải hệ được naxit = 0,13 mol và nH2O() = 0,02 mol.
⇒ Ctrung bình X, Y, Z = 0,57 ÷ (0,13 + 0,09) ≈ 2,59 ⇒ Z là (COOH)2.
||⇒ BTKL trong E có mancol X, Y = 17,12 + 0,02 × 18 – 0,13 × 90 = 5,78 gam.
 chú ý một chút ở quy đổi: 1 este + 2H2O → 1 axit + 2 ancol đơn
Cộng axit và ancol trong E vào 2 vế, chuyển nước qua bên kia là cách ta quy đổi
⇒ nE = ∑nancol quy đổi + ∑naxit quy đổi – nH2O() = 0,2 mol.


Dùng 0,3 mol E là gấp 1,5 lần tất cả các lượng trên ⇒ KOH dư → phần chất lỏng là các ancol 0,135 mol
các ancol nặng 8,67 gam ⇒ mbình tăng = 8,67 – 0,135 = 8,535 gam. Chọn B.
Câu 40. Chọn đáp án A
 thủy phân: 21,2 gam E + 0,24 mol KOH → muối duy nhất + hh 2 ancol đều no, mạch hở.
Có ∑nCOO trong E = ∑nOH trong 2 ancol = nKOH = 0,24 mol.
Phản ứng: OH + Na → ONa + ½H2↑ ||⇒ nH2↑ = 0,12 mol
||⇒ mhai ancol = mbình Na tăng + mH2↑ = 8,48 + 0,12 × 2 = 8,72 gam.

BTKL phản ứng thủy phân có mmuối = 21,2 + 0,24 × 56 – 8,72 = 25,92 gam.
vì X là este đơn chức ⇒ muối duy nhất là muối của axit đơn ⇒ Mmuối = 25,92 ÷ 0,24 = 108 ứng với
CTCT của muối là HC≡CCOOK.
 đốt cháy 21,2 gam E + O2 ―t0→ x mol CO2 + y mol H2O
Có ∑nO trong E = 2∑nCOO trong E = 0,48 mol ⇒ mE = 12x + 2y + 0,48 × 16
Lại có x = y + 0,52 ||⇒ giải hệ được x = 1,04 mol và y = 0,52 mol.
Gọi trong 21,2 gam E gồm a mol HC≡CCOOCnH2n + 1 và b mol (HC≡CCOO)2CmH2m.
Tương quan đốt có: ∑nCO2 - ∑nH2O = 2a + 5a = 0,52 mol.
Lại có ∑nCOO trong E = a + 2b = 0,24 mol ||⇒ giải a = 0,16 mol; b = 0,04 mol.
Bảo tồn C có: 0,16 × (3 + n) + 0,04 × (6 + m) = 1,04 ⇒ 4n + m = 8.
⇒ ứng với m = 4; n = 1 ⇒ X là HC≡CCOOCH3 và Y là (HC≡CCOO)2C4H8.
Vậy tổng số nguyên tử H (hiđro) có trong este Y là 10. Chọn đáp án A.



×