Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Tăng cường kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp tại cục thuế Tỉnh Quảng Ngãi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 102 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

LÊ TRUNG DŨNG

TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT
THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
TẠI CỤC THUẾ TỈNH QUẢNG NGÃI

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Đà Nẵng - Năm 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

LÊ TRUNG DŨNG

TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT
THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
TẠI CỤC THUẾ TỈNH QUẢNG NGÃI
Chuyên ngành: KẾ TOÁN
Mã số: 60.34.03.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN CÔNG PHƯƠNG


Đà Nẵng - Năm 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn

Lê Trung Dũng


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài......................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................. 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................... 2
4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 3
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn.......................................... 3
6. Bố cục của luận văn............................................................................... 3
7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu ............................................................... 4

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KIỂM SOÁT THUẾ THU
NHẬP DOANH NGHIỆP CỦA CƠ QUAN THUẾ ............................ 8
1.1. ĐẶC ĐIỂM, CHỨC NĂNG THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP ...... 8
1.1.1. Đặc điểm của thuế thu nhập doanh nghiệp...................................... 8
1.1.2. Vai trò của thuế thu nhập doanh nghiệp .......................................... 9
1.1.3. Phương pháp xác định thuế thu nhập doanh nghiệp...................... 10
1.2. KIỂM SOÁT THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP ............................ 15
1.2.1. Khái niệm, mục tiêu của kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp.. 15

1.2.2. Quy trình, nội dung kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp ......... 16

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ...................................................................... 26
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT THU THUẾ THU
NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI CỤC THUẾ TỈNH QUẢNG NGÃI 27
2.1. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA CỤC THUẾ TỈNH QUẢNG
NGÃI ............................................................................................................... 27
2.1.1. Tổ chức bộ máy quản lý thu thuế và đội ngũ cán bộ công chức ... 27
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng ban thuộc Cục
thuế .................................................................................................................. 30


2.2. KIỂM SOÁT THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI CỤC THUẾ
TỈNH QUẢNG NGÃI..................................................................................... 32
2.2.1. Thực trạng kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp tại Cục thuế ... 32
2.2.2. Khảo sát thực trạng kiểm soát thuế TNDN tại Cục thuế tỉnh Quảng
Ngãi thông qua cơ quan thuế........................................................................... 49
2.2.3. Đánh giá tổng hợp công tác kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp
tại Cục thuế tỉnh Quảng Ngãi.......................................................................... 55

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ...................................................................... 60
CHƯƠNG 3. CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC
KIỂM SOÁT THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI CỤC
THUẾ TỈNH QUẢNG NGÃI.............................................................. 61
3.1. GIẢI PHÁP VỀ HOÀN THIỆN QUY TRÌNH, THỦ TỤC KIỂM SOÁT
THUẾ TNDN TẠI CỤC THUẾ TỈNH QUẢNG NGÃI ................................ 61
3.1.1. Về quy trình, thủ tục kiểm soát đăng ký, kê khai thuế, hỗ trợ người
nộp thuế ........................................................................................................... 61
3.1.2. Giải pháp về quy trình, thủ tục thanh tra, kiểm tra thuế doanh
nghiệp kê khai ................................................................................................. 64

3.1.3. Giải pháp về kiểm soát nợ thuế ..................................................... 67
3.1.4. Về kiểm tra nội bộ giám sát việc tuân thủ pháp luật của cơ quan
thuế .................................................................................................................. 69
3.2. GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT THUẾ
TNDN TẠI CỤC THUẾ TỈNH QUẢNG NGÃI ............................................ 70
3.2.1. Đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ quản
lý, công chức thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thuế TNDN............................... 70
3.2.3. Tăng cường đô đốc thu nợ, quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế trên
cơ sở nghiên cứu và áp dụng phương pháp đánh giá rủi ro, phân loại người
nộp thuế ........................................................................................................... 72


3.2.4. Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ ngành ................................. 73
3.2.5. Kiện toàn lại tổ chức bộ máy ngành thuế, tăng cường ứng dụng
công nghệ thông tin ......................................................................................... 73
3.2.6. Thực hiện tốt Luật kế toán trong doanh nghiệp, đẩy mạnh việc thực
hiện thanh toán giao dịch thông qua ngân hàng.............................................. 75
3.2.7. Tăng cường phối hợp giữa cơ quan thuế với các cơ quan hữu quan 76

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ...................................................................... 79
KẾT LUẬN........................................................................................... 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CBCC


: Cán bộ công chức

CCT

: Chi cục thuế

QLN&CCNT : Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế
DNNN

: Doanh nghiệp nhà nước

DN

: Doanh nghiệp

GTGT

: Giá trị gia tăng

KST

: Kiểm soát thuế

KK&KTT

: Kê khai kế toán thuế

MST/MSDN : Mã số thuế/mã số doanh nghiệp
NNT


: Người nộp thuế

QLT

: Quản lý thuế

QTR

: Quy trình

QLNT

: Quản lý nợ thuế

TH-NV-DT

: Tổng hợp - nghiệp vụ - dự toán

TNDN

: Thu nhập doanh nghiệp

TSCĐ

: Tài sản cố định


DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu

bảng

Tên bảng

Trang

2.1

Cơ cấu cán bộ của Cục thuế theo các chức năng QLT
năm 2014

29

2.2

Số cán bộ trực tiếp quản lý thuế TNDN tại Cục thuế
Quảng Ngãi

30

2.3

Bảng số liệu kết quả kiểm tra tại Trụ sở cơ quan thuế

37

2.4

Bảng số liệu kết quả kiểm tra tại Trụ sở người nộp thuế


38

2.5

Biểu tổng hợp kết quả thanh tra thuế

41

2.6

Biểu thống kê tình hình nợ thuế TNDN

45

2.7

Bảng thống kê tình hình xử phạt vi phạm về thuế TNDN

47

2.8

Bảng thống kê kết quả công tác KTNB

49

2.9

Biểu tổng hợp hành vi vi phạm 45 Biên bản thanh tra,
kiểm tra của Cơ quan thuế


52

2.10

Bảng số liệu kết quả khảo sát của các địa phương

53

3.1

Ma trận kiểm soát gian lận, rủi ro trong lĩnh vực thuế
TNDN

66

3.2

Ma trận giao trách nhiệm

67


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Số hiệu
hình vẽ

Tên hình vẽ

Trang


2.1

Mô hình quản lý thuế theo chức năng

28

2.2

Quy trình kiểm soát khâu đăng ký, kê khai, xử lý thuế

33

2.3

Sơ đồ kiểm soát người nộp thuế theo cơ chế “tự khai, tự
tính, tự nộp”

34

2.4

Quy trình thanh tra, kiểm tra số thuế doanh nghiệp khai

39

2.5

Quy trình kiểm soát nợ thuế TNDN


43

3.1

Mô hình cơ sở dữ liệu dùng chung Cục Thuế, Cục Hải
quan, Cục Thống kê

77


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Xây dựng hệ thống thuế có hiệu lực, được thực thi hiệu quả luôn là mục
tiêu hàng đầu của mỗi một quốc gia trên thế giới. Trước yêu cầu của công
cuộc đổi mới đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế, ngành thuế cần phải đẩy
mạnh chiến lược cải cách hiện đại hóa hệ thống thuế và một trong những
chương trình trọng tâm đó là cải cách, nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát
thuế thu nhập doanh nghiệp.
Tránh thất thoát thuế luôn là nhiệm vụ trọng tâm của cơ quan thuế. Thực
trạng thu thuế trong thời gian qua cho thấy còn tình trạng thất thu thuế do
nhiều nguyên nhân khác nhau. Kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp
(TNDN) hiện đối mặt với nhiều thách thức; nhiệm vụ thu ngân sách ngày
càng nặng nề cộng với sự gia tăng mạnh về số lượng doanh nghiệp (DN), lĩnh
vực hoạt động của DN đa dạng, quy mô khác nhau, các DN đến từ nhiều nền
kinh tế khác nhau trên thế giới... trong khi cơ sở vật chất và nguồn nhân lực
kiểm soát thuế có hạn đã tạo áp lực lớn đối với công tác kiểm soát thuế. Đây
là vấn đề nan giải đặt ra không chỉ với ngành thuế mà còn đối với các nhà
hoạch định chính sách vĩ mô và toàn thể các DN.

Tại Cục thuế tỉnh Quảng Ngãi, theo các báo cáo tổng kết cuối năm từ
2012 đến 2014, quá trình kiểm soát thuế TNDN còn hạn chế do những bất cập
về chính sách, cơ chế và quy trình thực hiện. Cụ thể như trong quá trình thực
hiện cơ chế tự khai, tự nộp một bộ phận người nộp thuế chưa tự giác tính
đúng, tính đủ số thuế phải nộp, cố tình gian lận thuế kéo dài từ năm này sang
năm khác trong khi cán bộ chuyên trách thì chưa chú trọng phân tích hồ sơ
khai thuế, chưa chủ động nắm bắt và phân loại nhóm đối tượng thường xuyên
kê khai sai, chậm nộp để có hướng xử lý nâng cao hiệu quả công tác quản lý


2
kê khai. Xử lý nợ thuế còn nhiều lúng túng, việc áp dụng các biện pháp xử
phạt nộp chậm tiền thuế, cưỡng chế thu nợ còn thiếu kiên quyết. Công tác đôn
đốc thu nợ chưa quan tâm đúng mức, không mở sổ theo dõi nợ thuế, chưa xác
định rõ nguyên nhân và tình trạng nợ để áp dụng biện pháp thu phù hợp. Công
tác kiểm tra thuế trên cơ sở thu thập, phân tích thông tin, đánh giá rủi ro theo
quy định của Luật Quản lý thuế còn lúng túng, chưa thiết lập đựơc đầy đủ cơ
sở dữ liệu để quản lý thuế theo phương pháp rủi ro. Về hệ thống công nghệ
thông tin thì một số ứng dụng của ngành thuế chưa được cập nhật dữ liệu
thường xuyên nên chưa phát huy tốt trong công tác quản lý thu thuế. Trình độ
cán bộ thuế và việc kiểm soát quá trình làm việc, học tập nâng cao trình độ
nghiệp vụ của cán bộ chưa được quan tâm đúng mực. Vì vậy, việc tìm hiểu
thực trạng, đưa ra các giải pháp để tăng cường hoàn thiện công tác kiểm soát
thuế TNDN trên địa bàn Tỉnh sẽ góp phần thực hiện tốt công tác thuế tại địa
bàn đồng thời đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đây là vấn
đề mang tính cấp thiết của các nhà quản lý ở tầm vĩ mô. Nhìn thấy được tầm
quan trọng đó, tôi chọn đề tài: “Tăng cường kiểm soát thuế thu nhập
doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Quảng Ngãi” để làm luận văn tốt nghiệp.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là phân tích, đánh giá thực trạng hoạt

động kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp tại Cục thuế tỉnh Quảng Ngãi; chỉ
ra những ưu điểm, hạn chế của hoạt động kiểm soát thuế TNDN; từ đó đề
xuất một số giải pháp có thể thực hiện được nâng cao hiệu quả công tác kiểm
soát thuế thu nhập doanh nghiệp tại Cục thuế tỉnh Quảng Ngãi.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác
kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp của cơ quan thuế.


3
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu công tác kiểm soát thuế thu nhập
doanh nghiệp tại Cục thuế tỉnh Quảng Ngãi. Dữ liệu nghiên cứu từ năm 2012
đến năm 2014. Khoảng thời gian này được chọn là do thuộc giai đoạn triển
khai Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020 theo Quyết định
số 732/QĐ-TTg ngày 19/5/2005 Thủ Tướng Chính Phủ và Quyết định số
2162/QĐ-BTC ngày 08/9/2011 của Bộ Trưởng Bộ Tài Chính [2].
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp mô tả, phân tích, đánh giá một trường
hợp là tại Cục thuế tỉnh Quảng Ngãi. Số liệu, tư liệu thu thập trực tiếp tại cơ
quan nghiên cứu. Ngoài ra, số liệu còn được thu thập thông qua phương pháp
điều tra liên quan để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát thuế thu
nhập doanh nghiệp tại Cục thuế tỉnh Quảng Ngãi.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Kết quả nghiên cứu sẽ đưa ra được đánh giá thực trạng kiểm soát thuế
TNDN tại Quảng Ngãi; nhận diện được những tồn tại để đề xuất một số giải
pháp nhằm tăng cường kiểm soát thuế TNDN tại Cục thuế qua đó góp phần
chống thất thu thuế và giúp DN nâng cao tính tuân thủ nghĩa vụ thuế phù hợp
với đặc thù của tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn

gồm 03 chương:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp của
cơ quan thuế.
Chương 2: Thực trạng công tác kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp tại
Cục thuế tỉnh Quảng Ngãi.
Chương 3: Các giải pháp tăng cường công tác kiểm soát thuế thu nhập
doanh nghiệp tại Cục thuế tỉnh Quảng Ngãi.


4
7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Từ khi Bộ Tài chính phê duyệt Kế hoạch cải cách hệ thống thuế giai
đoạn 2005- 2010 và các đề án triển khai thực hiện chiến lược cải cách hệ
thống thuế giai đoạn 2011- 2020 tại Quyết định số 2162/QĐ-BTC ngày
08/9/2011 của Bộ Tài Chính, quản lý thuế có những thay đổi cơ bản về quan
điểm, cơ chế, đó là công tác quản lý thuế từ chuyên quản chuyển sang tự khai,
tự nộp thuế. Người nộp thuế từ vị trí là đối tượng quản lý trở thành khách
hàng của cơ quan thuế. Các nghiên cứu tập trung giải quyết mối quan hệ giữa
cơ quan thuế với người nộp thuế, tìm biện pháp giảm thấp chi phí QLT và chi
phí tuân thủ thuế. Từ đó có một số đề tài thạc sỹ đã nghiên cứu về vấn đề này
tại các Cục thuế địa phương nhằm nhận diện những bất cập về công tác kiểm
soát thuế và đề xuất các giải pháp nhằm công tác kiểm soát thuế hữu hiệu
hơn, tránh thất thu cho ngân sách.
Đề tài “Tăng cường kiểm soát thuế TNDN tại Cục Thuế tỉnh Quảng
Nam của Tác giả Trần Tiến Lập [18] đã trình bày thực trạng công tác kiểm
soát thuế TNDN tại Cục Thuế tỉnh Quảng Nam; nhận diện những bất cập về
công tác kiểm soát thuế tại Cục thuế như: Công tác chống thất thu thuế đối
với ngành nghề SXKD đặc thù như kinh doanh dịch vụ du lịch, khách sạn.
DN kinh doanh nhiều ngành nghề. Qua đó luận văn cũng đề xuất các giải
pháp gắn với thực tế nhằm tăng cường kiểm soát thuế tại Cục Thuế tỉnh

Quảng Nam. Tuy nhiên luận văn chỉ đề cập những nguyên tắc chung và gắn
với đặc điểm tổ chức tại Cục Thuế tỉnh Quảng Nam.
Tác giả Nguyễn Đức Hạnh với đề tài “Tăng cường kiểm soát thuế thu
nhập doanh nghiệp tại các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh
ĐăkLăk” [16] đã trình bày thực trạng công tác kiểm soát thuế TNDN tại các
DN ngoài quốc doanh ở ĐăkLăk; nhận diện những yếu kém về năng lực, trình
độ và sa sút về phẩm chất của một bộ phận công chức thuế đã lợi dụng quy


5
trình thu thuế để tư lợi, cũng như tạo lỗ hổng cho các DN ngoài quốc doanh
gian lận về thuế, trốn thuế. Qua đó luận văn cũng đưa ra các giải pháp gắn với
thực tế nhằm tăng cường kiểm soát thuế TNDN tại các doanh nghiệp ngoài
quốc doanh trên địa bàn tỉnh ĐăkLăk.
Luận văn “Tăng cường kiểm soát thuế TNDN tại Chi cục thuế Quận
Cẩm Lệ - Thành phố Đà Nẵng của tác giả Trần Văn Ninh” [20] đã trình bày
thực trạng công tác kiểm soát thuế TNDN tại Chi cục Thuế Quận Cẩm Lệ;
nhận diện những bất cập về công tác kiểm soát thuế tại Chi cục thuế như: tình
trang gian lận thuế, trốn thuế, kê khai kết quả kinh doanh hàng năm lỗ kéo
dài. Qua đó luận văn cũng đưa ra các giải pháp gắn với thực tế nhằm tăng
cường kiểm soát thuế TNDN tại Chi cục Thuế Quận Cẩm Lệ.
Luận văn “Tăng cường kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp của các
doanh nghiệp FDI tại Cục Thuế TP. Đà Nẵng” của tác giả Nguyễn Thị Trân
[32] đã phân tích thực trạng công tác kiểm soát thuế TNDN của các DN FDI
tại Cục Thuế TP. Đà Nẵng qua đó nhận diện những tồn tại về kiểm soát thuế
thu nhập doanh nghiệp FDI tại Cục thuế TP. Đà Nẵng như vẫn còn lỗ hổng
cần giải quyết như tình trạng DN có vốn đầu tư nước ngoài kê khai lỗ trong
một thời gian dài là biểu hiện của hiện tượng chuyển giá. Luận văn cũng đưa
ra các giải pháp về chống chuyển giá. Nhằm tăng cường kiểm soát thuế thu
nhập doanh nghiệp FDI tại Cục thuế TP. Đà Nẵng.

Luận văn “Tăng cường kiểm soát thuế TNDN tại Cục Thuế tỉnh Phú
Yên” của tác giả Nguyễn Văn Vũ [34] đã nêu lên thực trạng công tác kiểm
soát thuế chưa chặt chẽ, chưa kiểm soát hết nguồn thu, quy trình kiểm soát
chưa theo kịp với mô hình quản lý do vậy chưa bảo đảm được việc tuân thủ
pháp luật của người nộp thuế, tình trang thất thu thuế xảy ra không ít. Do đó,
vấn đề kiểm soát thuế TNDN còn nhiều vấn đề vướng mắc cần được giải


6
quyết. Vì vậy, luận văn đề ra giải pháp tăng cường kiểm soát thuế TNDN tại
Cục Thuế tỉnh Phú Yên là cần thiết.
Bài báo “ Nhìn lại công tác thanh tra, kiểm tra chống thất thu ngân sách
nữa năm đầu” Tác giả Nghi Kiều [17] đăng trên Tạp chí tài chính đã đưa ra
nhiều biện pháp, giải pháp trong công tác chống thất thu NSNN như triển khai
thực hiện Nghị quyết 19/NQ-CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ về cắt giảm
thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp đối với công tác
kiểm tra, thanh tra thuế; tập trung xác định và triển khai kiểm tra, thanh tra
các cơ sở kinh doanh có dấu hiệu rủi ro cao về thuế; tổ chức triển khai xử lý
thông tin và tăng cường công tác đối chiếu, xác minh, kiểm tra, thanh tra các
tổ chức cá nhân có giao dịch đáng ngờ; tập trung xử lý hóa đơn của các doanh
nghiệp đã được thông báo bỏ địa điểm kinh doanh để ngăn chặn kịp thời hành
vi sử dụng bất hợp pháp hóa đơn nhằm trốn thuế, gian lận thuế; tổ chức phối
hợp chặt chẽ và có hiệu quả với cơ quan Công an để đấu tranh chống các hành
vi trốn thuế, gian lận thuế, tội phạm về thuế... hay tăng cường thực hiện kiểm
tra, thanh tra đảm bảo đúng trình tự, thủ tục theo quy định tại quy trình thanh
tra, kiểm tra, xây dựng và triển khai quy chế giám sát đoàn kiểm tra, thanh tra
phù hợp với thực tiễn công tác tại địa phương.
Tại Quảng Ngãi, chưa có một nghiên cứu nào về lĩnh vực quản lý hay
kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp. Tuy nhiên cũng có một số bài viết
chuyên đề dựa vào quá trình thanh tra thực tế tiếp cận và đưa ra giải pháp

nâng cao hiệu quả KST đối với DN dựa vào các đặc điểm của DN như: chống
thất thu thuế đối với các ngành nghề SXKD đặc thù như kinh doanh dịch vụ
du lịch, khách sạn, DN kinh doanh nhiều ngành nghề. Chẳng hạn bài thu
hoạch về kết quả thanh tra của thanh tra thuế của Nguyễn Văn Tiếp [25] thuộc
Cục thuế tỉnh Quảng Ngãi về “Một số giải pháp nhằm chống thất thu qua
thanh tra thuế đối với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch, khách sạn


7
tại Quảng Ngãi, Khu kinh tế Dung Quất, Khu công nghiệp VSIP, Khu công
nghiệp Tịnh Phong ...”; Vì vậy, nghiên cứu về vấn đề kiểm soát thuế TNDN
tại Cục thuế tỉnh Quảng Ngãi là cần thiết.


8
CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KIỂM SOÁT
THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP CỦA CƠ QUAN THUẾ
1.1. ĐẶC ĐIỂM, CHỨC NĂNG THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
1.1.1. Đặc điểm của thuế thu nhập doanh nghiệp
Thuế TNDN được điều chỉnh trong Luật thuế TNDN mới nhất số
71/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội khóa XIII, kỳ họp
thứ 8 [22]. Thuế TNDN là một loại thuế trực thu đánh vào thu nhập chịu thuế
của cơ sở sản xuất kinh doanh trong kỳ. Tuy nhiên, không phải toàn bộ thu
nhập của cơ sở sản xuất kinh doanh đều là đối tượng điều chỉnh của thuế
TNDN. Thuế TNDN chỉ điều chỉnh phần thu nhập chịu thuế. Vì việc đánh
thuế vào loại thu nhập nào, đánh nặng hay đánh nhẹ vào từng loại thu nhập là
tuỳ thuộc vào quan điểm của mỗi Nhà nước về điều tiết thu nhập qua thuế thu
nhập, phụ thuộc vào khả năng quản lý thuế, chi phí quản lý thuế cũng như

mục tiêu của thuế thu nhập phải đạt được để góp phần thực hiện các chính
sách kinh tế, chính trị, xã hội của mỗi quốc gia trong từng thời kỳ nhất định.
Thuế TNDN là thuế trực thu, đối tượng nộp thuế TNDN là các doanh
nghiệp, các nhà đầu tư thuộc các thành phần kinh tế khác nhau đồng thời cũng
là người chịu thuế. Thuế TNDN phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh
của các doanh nghiệp hoặc các nhà đầu tư. Thuế TNDN được xác định trên cơ
sở thu nhập chịu thuế, nên chỉ khi các doanh nghiệp, các nhà đầu tư kinh
doanh có lợi nhuận mới phải nộp thuế TNDN.
Thuế TNDN là thuế khấu trừ trước thuế thu nhập cá nhân. Thu nhập mà
các cá nhân nhận được từ hoạt động đầu tư như: lợi tức cổ phần, lãi tiền gửi
ngân hàng, lợi nhuận do góp vốn liên doanh, liên kết... là phần thu nhập được
chia sau khi nộp thuế TNDN. Do vậy, thuế TNDN cũng có thể coi là một biện


9
pháp quản lý thu nhập cá nhân [26].
1.1.2. Vai trò của thuế thu nhập doanh nghiệp
Thuế TNDN là một khoản thu rất quan trọng, chiếm một tỷ trong lớn
trong cơ cấu thu Ngân sách nhà nước.
Thuế TNDN là công cụ quan trọng của Nhà nước trong việc điều tiết vĩ
mô nền kinh tế: Nhà nước ban hành một hệ thống pháp luật về thuế thu nhập
doanh nghiệp áp dụng chung cho các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc mọi
thành phần kinh tế, tạo sự bình đẳng trong cạnh tranh, góp phần thúc đẩy sản
xuất phát triển. Như vậy, với các doanh nghiệp cùng sản xuất một mặt hàng
như nhau, cùng bán giá bán trên thị trường như nhau, nếu cơ sở sản xuất nào
càng hạ thấp được giá thành sản phẩm, càng thu được nhiều lợi nhuận thì
càng phát triển mạnh, và ngược lại thì dễ dẫn tới bị phá sản. Thông qua việc
xác định phạm vi thu thuế và không thu thuế, Nhà nước thể hiện sự ưu đãi
của mình đối với một số đối tượng trong xã hội không phải nộp thuế hoặc
thể hiện sự khuyến khích của Nhà nước đối với việc phát triển của một lĩnh

vực ở một vùng nào đó. Ngoài việc quy định thuế suất chung cho các cơ sở
sản xuất, kinh doanh, Nhà nước cũng đưa ra thuế suất ưu đãi để áp dụng đối
với từng ngành nghề, mặt hàng, lĩnh vực thể hiện mức độ khuyến khích hay
không khuyến khích của Nhà nước đối với những ngành nghề, mặt hàng,
lĩnh vực đó trong nền kinh tế. Không những chỉ khuyến khích đầu tư bằng
việc định ra một thuế suất hợp lý, mà thuế thu nhập doanh nghiệp còn được
sử dụng là một biện pháp khuyến khích bỏ vốn đầu tư vào các ngành nghề,
mặt hàng, các vùng mà Nhà nước cần tập trung khuyến khích đẩy mạnh sản
xuất, khai thác tiềm năng về vốn trong dân cư và của các nhà đầu tư nước
ngoài, hỗ trợ các doanh nghiệp khắc phục khó khăn, rủi ro để phát triển sản
xuất bằng việc sử dụng biện pháp miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp
theo mức độ khác nhau.


10
Thuế TNDN là công cụ quan trọng để nhà nước thực hiện chức năng tái
phân phối thu nhập, bảo đảm công bằng xã hội: Một trong những mục tiêu
của thuế thu nhập doanh nghiệp là điều tiết thu nhập, đảm bảo sự công bằng
trong phân phối thu nhập xã hội. Thuế thu nhập doanh nghiệp được áp dụng
cho các loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, không những
đảm bảo bình đẳng công bằng về chiều ngang mà còn cả công bằng về chiều
dọc. Về chiều ngang, bất kể một doanh nghiệp nào kinh doanh bất cứ hình
thức nào nếu có thu nhập chịu thuế thì phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.
Về chiều dọc, cùng một ngành nghề không phân biệt quy mô kinh doanh nếu
có thu nhập chịu thuế thì đều phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Với mức
thuế suất thống nhất, doanh nghiệp nào có thu nhập cao thì phải nộp thuế
nhiều hơn (theo số tuyệt đối) doanh nghiệp có thu nhập thấp.
1.1.3. Phương pháp xác định thuế thu nhập doanh nghiệp
Thuế thu nhập doanh nghiệp được xác định dựa trên 2 căn cứ: thu nhập
chịu thuế và thuế suất.


Thu nhập chịu thuế
Thu nhập chịu thuế bao gồm thu nhập chịu thuế của hoạt động sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ kể cả thu nhập chịu thuế từ hoạt động sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ ở nước ngoài và thu nhập chịu thuế khác.
Doanh thu tính thuế
Ðối với hàng hóa, dịch vụ do cơ sở sản xuất, kinh doanh bán ra là toàn
bộ tiền bán hàng, tiền cung ứng dịch vụ kể cả trợ giá, phụ thu, phụ trội mà cơ
sở sản xuất, kinh doanh được hưởng; bán hàng theo phương thức trả góp là


11
doanh thu của hàng hóa bán tính theo giá bán trả một lần, không bao gồm lãi
trả chậm.
Ðối với hàng hoá, dịch vụ dùng để trao đổi, tiêu dùng nội bộ (không bao
gồm hàng hóa dịch vụ sử dụng để tiếp tục quá trình SXKD của doanh nghiệp)
được xác định theo giá bán của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ cùng loại hoặc
tương đương tại thời điểm trao đổi, tiêu dùng nội bộ.
Đối với hoạt động gia công hàng hoá là tiền thu về gia công bao gồm cả
tiền công, nhiên liệu, động lực, vật liệu phụ và chi tiết khác phục vụ cho việc
gia công hàng hoá
Đối với hoạt động cho thuê tài sản là số tiền thuê thu được từng kỳ theo
hợp đồng thuê. Trường hợp bên thuê trả tiền trước cho nhiều tháng, nhiều
năm thì doanh thu là toàn bộ số tiền thu được; hoạt động tín dụng là tiền lãi
cho vay thực thu được trong kỳ tính thuế và hoạt động khác do Bộ tài chính
quy định.
Chi phí hợp lý
Thông tư 78/2014/TT-BTC và Thông tư 151/2014/TT-BTC ra đời đã có
bước thay đổi rõ rệt trong việc quy định các khoản chi phí không tính vào
chi phí hợp lý thay cho việc quy định cả các khoản chi phí hợp lý, hợp lệ và

các khoản chi không hợp lý, hợp lệ. Điều này tiến tới đơn giản hơn trong
việc xử lý và xác định thu nhập chịu thuế trong kỳ, tạo ra tính minh bạch, dễ
thực hiện trong quá trình quản lý thuế của cơ quan chức năng cũng như việc
thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế. Ngoại trừ các chi phí không
được trừ thuế, các chi phí còn lại được trừ vào thu nhập chịu thuế để tính
thuế thu nhập doanh nghiệp. Dựa vào Luật thuế TNDN, Nghị định, Thông tư
về thuế TNDN, các nội dung chi phí không được trừ thuế được trình bày tóm
lược sau đây.
Chi phí khấu hao tài sản cố định: gồm chi phí khấu hao đối với tài sản


12
cố định không sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch
vụ. Phần trích khấu hao vượt mức quy định hiện hành của Bộ Tài chính về
chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định. Chi phí khấu hao
đối với tài sản cố định đã khấu hao hết giá trị.
Chi phí nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hoá phần
vượt mức tiêu hao hợp lý.
Chi phí tiền lương, tiền công: gồm chi phí tiền lương, tiền công và các
khoản phụ cấp phải trả cho người lao động doanh nghiệp đã hạch toán vào chi
phí SXKD trong kỳ nhưng thực tế không chi trả hoặc không có chứng từ
thanh toán theo quy định của pháp luật. Các khoản chi tiền lương, tiền công
và các khoản phụ cấp phải trả cho người lao động nhưng hết thời hạn nộp hồ
sơ quyết toán thuế năm thực tế chưa chi, chi trang phục bằng hiện vật cho
người lao động không có hóa đơn, chứng từ hoặc vượt quá 05 (năm) triệu
đồng/người/năm. Các khoản chi thưởng sáng kiến, cải tiến mà không có quy
chế quy định, chi phụ cấp tàu xe đi nghỉ phép không đúng theo quy định của
Bộ Luật Lao động. Chi trích nộp các quỹ bảo hiểm bắt buộc, kinh phí công
đoàn, quỹ hưu trí tự nguyện, quỹ có tính chất an sinh xã hội, bảo hiểm nhân
thọ cho người lao động vượt mức quy định, chi trả trợ cấp mất việc làm cho

người lao động không theo đúng quy định hiện hành.
Các khoản chi khác như chi phí trả tiền điện, nước không có đủ chứng
từ; chi phí thuê tài sản cố định vượt quá mức phân bổ theo số năm mà bên đi
thuê trả tiền trước; chi phí trả lãi tiền vay vốn sản xuất kinh doanh của đối
tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150%
mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm
vay.
Khoản lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các tiền ngoại tệ
cuối năm tài chính; các khoản chi tài trợ không đúng đối tượng quy định; chi


13
chi phí quản lý kinh doanh do công ty ở nước ngoài phân bổ cho cơ sở thường
trú tại Việt Nam phần vượt mức chi phí được tính theo công thức:
Doanh thu tính thuế của cơ sở

Chi phí quản lý
kinh doanh do
công ty ở nước
ngoài phân bổ cho
cơ sở thường trú tại
Việt Nam trong kỳ

Tổng số chi

thường trú tại Việt Nam trong kỳ

phí quản lý

tính thuế

=

-------------------------------Tổng doanh thu của công ty ở
nước ngoài, bao gồm cả doanh thu

tính thuế

của các cơ sở thường trú ở các
nước khác trong kỳ tính thuế

x

kinh doanh
của công
ty ở nước
ngoài trong
kỳ tính thuế.

Các khoản chi phí quản lý kinh doanh của công ty nước ngoài phân bổ
cho cơ sở thường trú tại Việt Nam chỉ được tính từ khi cơ sở thường trú tại
Việt Nam được thành lập.
Phần chi phí liên quan đến việc thuê quản lý đối với hoạt động kinh
doanh trò chơi điện tử có thưởng, kinh doanh casino vượt quá 4% doanh thu
hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng, kinh doanh casino. Các
khoản chi không tương ứng với doanh thu tính thuế. Thuế GTGT đầu vào đã
được khấu trừ hoặc hoàn thuế . . .
Thu nhập khác
Thu nhập khác gồm các khoản thu nhập sau:
- Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chứng khoán, bất động sản, dự án đầu
tư; quyền tham gia dự án đầu tư; quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng

sản theo quy định của pháp luật, quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản quy
định của pháp luật.
- Thu nhập từ cho thuê tài sản dưới mọi hình thức, các loại giấy tờ có giá
khác, từ lãi tiền gửi, lãi cho vay vốn, từ chênh lệch tỷ giá; Thu được các
khoản thu khó đòi đã xoá sổ, thu các khoản nợ phải trả không xác định được
chủ nợ. Các khoản thu nhập từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của những năm


14
trước bị bỏ sót mới phát hiện ra.
- Chênh lệch do đánh giá lại tài sản theo quy định của pháp luật để góp
vốn, để điều chuyển tài sản khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại
hình doanh nghiệp (trừ trường hợp cổ phần hóa, sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp
100% vốn nhà nước).
Một số khoản thu được xem là “bất thường” cũng được tính thuế. Khoản
này bao gồm quà biếu, quà tặng bằng tiền, bằng hiện vật, thu nhập nhận được
bằng tiền, bằng hiện vật từ các nguồn tài trợ; các khoản hỗ trợ tiếp thị, hỗ trợ
chi phí, chiết khấu thanh toán, thưởng khuyến mại và các khoản hỗ trợ khác.
Các khoản tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác doanh nghiệp nhận được từ các
tổ chức, cá nhân theo thỏa thuận, hợp đồng phù hợp với pháp luật dân sự do
doanh nghiệp bàn giao lại vị trí đất cũ để di dời cơ sở sản xuất kinh doanh sau
khi trừ các khoản chi phí liên quan như chi phí di dời (chi phí vận chuyển, lắp
đặt), giá trị còn lại của tài sản cố định và các chi phí khác (nếu có). Các khoản
trích trước vào chi phí nhưng không sử dụng hoặc sử dụng không hết theo kỳ
hạn trích lập mà doanh nghiệp không hạch toán điều chỉnh giảm chi phí; Các
khoản thu nhập liên quan đến việc tiêu thụ hàng hóa, cung cấp dịch vụ không
tính trong doanh thu như: thưởng giải phóng tàu nhanh, tiền thưởng phục vụ
trong ngành ăn uống, khách sạn sau khi đã trừ các khoản chi phí để tạo ra
khoản thu nhập đó.
Các khoản thu sau cũng được tính thuế: thu nhập về tiêu thụ phế liệu,

phế phẩm sau khi đã trừ chi phí thu hồi và chi phí tiêu thụ; khoản tiền hoàn
thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu của hàng hóa đã thực xuất khẩu, thực nhập
khẩu phát sinh ngay trong năm quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp thì
được tính giảm trừ chi phí trong năm quyết toán đó; các khoản thu nhập từ
các hoạt động góp vốn cổ phần, liên doanh, liên kết kinh tế trong nước; Thu
nhập nhận được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ở nước ngoài.


15
Thuế suất
Thuế suất phổ thông áp dụng cho hoạt động SXKD là 22%. Trong từng
trường hợp cụ thể, với những đối tượng được hưởng ưu đãi, miễn giảm thuế
thu nhập doanh nghiệp nhà nước sẽ có những quy định cụ thể. Mức miễn
giảm cụ thể và thời gian được ghi trong giấy phép đầu tư.
1.2. KIỂM SOÁT THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
1.2.1. Khái niệm, mục tiêu của kiểm soát thuế thu nhập doanh
nghiệp
a. Khái niệm của kiểm soát thuế TNDN
Kiểm soát là quá trình đo lường kết quả thực hiện, so sánh với các tiêu
chuẩn, phát hiện sai lệch và nguyên nhân, tiến hành các điều chỉnh nhằm làm
cho kết quả cuối cùng phù hợp với mục tiêu đã được xác định [34].
Kiểm soát vừa là một quá trình kiểm tra các chỉ tiêu, vừa là việc theo dõi
các ứng xử của đối tượng. Kiểm soát không chỉ dùng cho những hoạt động đã
xảy ra và đã kết thúc, mà còn là sự kiểm soát các hoạt động đang xảy ra và
sắp xảy ra.
Kiểm soát thuế TNDN là một trong những chức năng, nhiệm vụ của cơ
quan thuế theo quy định của Luật quản lý thuế; đó là kiểm tra, xác định tính
đầy đủ, chính xác các thông tin, tài liệu trong hồ sơ thuế nhằm đánh giá sự
tuân thủ pháp luật về thuế của người nộp thuế. Kiểm tra, kiểm soát thuế được
thực hiện tại trụ sở cơ quan thuế và tại trụ sở người nộp thuế [34].

b. Mục tiêu của kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp
Mục tiêu kiểm soát thuế TNDN là tập trung, huy động đầy đủ, kịp thời
số thu cho ngân sách nhà nước từ nguồn thu thuế TNDN của các DN trên địa
bàn được giao quản lý và mức thu luật định, trên cơ sở không ngừng nuôi
dưỡng và phát triển nguồn thu.
Kiểm soát thuế TNDN còn có mục tiêu hỗ trợ người nộp thuế trong quá


16
trình chấp hành pháp luật về thuế TNDN. Kiểm soát thuế nhằm đạt được mục
tiêu công bằng, hiệu quả, minh bạch trong quản lý thuế TNDN tạo sự tự giác cao
của DN trong việc chấp hành pháp luật thuế TNDN, Luật quản lý thuế; điều
chỉnh các sai sót, các vấn đề bất hợp lý, các kẽ hở của luật Quản lý thuế và
luật thuế TNDN.
Kiểm soát thuế giúp cải tiến các thủ tục trong quy trình quản lý thuế
TNDN, nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả làm việc của cơ quan thuế [18].
1.2.2. Quy trình, nội dung kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp
Từ tháng 2 năm 2010 trở về trước, công tác quản lý thuế nói chung và tổ
chức kiểm soát thuế thu nhập DN nói riêng tại các cơ quan thuế được thực
hiện dựa vào mô hình quản lý thuế theo Quyết định số 422/QĐ-TCT ngày
22/4/2008 của Tổng cục Thuế. Đặc trưng của quy trình quản lý thuế này là
nhằm nâng cao tính tự giác thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế thông
qua việc thực hiện phương pháp tự tính, tự kê khai thuế, xóa bỏ chế độ cán bộ
thuế chuyên quản người nộp thuế...
Từ tháng 3 năm 2010 đến nay, quản lý theo mô hình chức năng trên cơ
sở Quyết định số 502/QĐ-TCT ngày 29/3/2010 của Tổng cục Thuế thực hiện
Kiểm soát và quản lý thuế theo mô hình chức năng có những ưu điểm như
phản ánh đầy đủ chức năng, nhiệm vụ quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan
quản lý thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế; có phân công, phân cấp
rõ ràng. Ngoài ra, quản lý theo mô hình chức năng phù hợp với cơ chế tự

tính, tự khai, tự nộp thuế của người nộp thuế. Mỗi chức năng quản lý thuế
như tuyên truyền-hỗ trợ, xử lý tờ khai thuế, quản lý thu nợ và cưỡng chế
thuế, kiểm tra, thanh tra thuế có một bộ phận chuyên trách để thực hiện
nhiệm vụ quản lý. Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng đầy đủ rõ ràng,
không chồng chéo, bỏ sót.


×