Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Tình hình mắc bệnh cầu trùng và biện pháp phòng trị trên gà tại xã Xuân Phương huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên. (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (430.09 KB, 59 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
------------------------

NGÔ MỸ HUỆ
Tên đề tài:
“TÌNH HÌNH MẮC BỆNH CẦU TRÙNG VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ
TRÊN GÀ TẠI XÃ XUÂN PHƢƠNG, HUYỆN PHÚ BÌNH,
TỈNH THÁI NGUYÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:
Chuyên ngành:
Khoa:
Khóa học:

Chính quy
Chăn nuôi Thú y
Chăn nuôi Thú y
2013 - 2017

Thái Nguyên, năm 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-------------------------

NGÔ MỸ HUỆ
Tên đề tài:


“TÌNH HÌNH MẮC BỆNH CẦU TRÙNG VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ
TRÊN GÀ TẠI XÃ XUÂN PHƢƠNG, HUYỆN PHÚ BÌNH
TỈNH THÁI NGUYÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:
Chuyên ngành:
Khoa:
Khóa học:
Giảng viên hƣớng dẫn:

Chính quy
Chăn nuôi Thú y
Chăn nuôi Thú y
2013 - 2017
PGS. TS. Từ Trung Kiên

Thái Nguyên, năm 2017


i

LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập rèn luyện tại Trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên và sau 6 tháng thực tập tốt nghiệp tại cơ sở, học hỏi, rèn luyện nâng cao
tay nghề, em đã luôn nhận được sự giúp đỡ tận tình của thầy cô giáo và bạn bè.
Đến nay, em đã hoàn thành chương trình học và thực tập tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa, cùng toàn thể các thầy
cô giáo trong khoa Chăn nuôi thú y đã tận tình giảng dạy, chỉ bảo và giúp đỡ

em trong suốt thời gian học tập tại trường.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc đến thầy
giáo PGS.TS. Từ Trung Kiên, người đã tận tình hướng dẫn em trong suốt thời
gian thực tập, giúp em hoàn thành bản khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn các cán bộ lãnh đạo, nhân viên công ty
TNHH TM và DV Thú Y SAP cùng ban lãnh đạo UBND xã Xuân
Phương, huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi,
giúp em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, cũng như học tập rèn luyện
nâng cao tay nghề.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới người thân, gia đình, bạn bè đã
giúp đỡ và động viên về mọi mặt trong suốt thời gian em học tập và thực tập
vừa qua.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên

Ngô Mỹ Huệ


ii

DANH MỤC BẢNG

Trang
Bảng 2.1: Một số đặc điểm phân loại cầu trùng gà ............................................ 9
Bảng 4.1: Lịch dùng vacxin cho gà nuôi tại xã................................................ 33
Bảng 4.2: Kết quả công tác thú y ..................................................................... 36
Bảng 4.3: Tỷ lệ mắc bệnh cầu trùng gà tại các xóm thuộc xã Xuân Phương,
huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. ................................................................. 37
Bảng 4.4: Kết quả xác định tỷ lệ nhiễm bệnh cầu trùng gà theo độ tuổi ......... 38
Bảng 4.5: Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng ở gà theo tuổi .......................... 39

Bảng 4.6: Tỷ lệ nhiễm bệnh cầu trùng theo các tháng ở các xóm điều tra ...... 41
Bảng 4.7: Tỷ lệ gà chết do cầu trùng theo độ tuổi ........................................... 42
Bảng 4.8: Triệu chứng của gà mắc bệnh cầu trùng.......................................... 43
Bảng 4.9: Bệnh tích của gà nghi mắc bệnh cầu trùng ...................................... 44
Bảng 4.10: Kết quả điều trị bệnh cầu trùng gà ................................................ 45


iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Ý nghĩa

CNTY:

Chăn nuôi thú y

Cs:

Cộng sự

DV:

Dịch vụ

ĐHNL:

Trường Đại học Nông Lâm


E:

Eimeria

Nxb:

Nhà xuất bản

SAP:

Attain Proser Spiritualist

TM:

Thương mại

TN:

Thí nghiệm

TNHH:

Trách nhiệm hữu hạn

UBND:

Ủy Ban Nhân Dân

VTM:


Vitamin


iv

MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................... i
DANH MỤC BẢNG ..........................................................................................ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. iii
Phần 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................. 1
1.1. Đặt vấn đề.................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu và yêu cầu đề tài........................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu.................................................................................................... 2
1.2.2. Yêu cầu..................................................................................................... 2
1.2.3. Mục đích nghiên cứu ................................................................................ 2
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................ 3
2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập ....................................................................... 3
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, cơ sở vật chất của cơ sở thực tập ............................. 3
2.1.2. Đối tượng và các kết quả sản xuất của cơ sở ........................................... 4
2.2. Tổng quan tài liệu và những kết quả nghiên cứu trong ngoài nước có liên
quan đến nội dung của đề tài .............................................................................. 5
2.2.1. Cơ sở khoa học ......................................................................................... 5
2.2.2. Nghiên cứu trong và ngoài nước ............................................................ 22
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 27
3.1. Đối tượng .................................................................................................. 27
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ................................................................ 27
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................. 27
3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi nghiên cứu .................................... 27

3.4.1. Các chỉ tiêu nghiên cứu .......................................................................... 27
3.4.2. Phương pháp lấy mẫu ............................................................................. 28
3.4.3. Phương pháp thực hiện........................................................................... 28


v

3.4.4. Phương pháp xác định các chỉ tiêu nghiên cứu...................................... 29
3.4.5. Phương pháp mổ khám bệnh tích gà mắc bệnh cầu trùng ..................... 29
3.4.6. Phương pháp điều trị bệnh cầu trùng ..................................................... 30
3.4.7. Phương pháp xử lý số liệu...................................................................... 32
Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .............................. 33
4.1. Kết quả một số công tác thú y ................................................................... 33
4.2.1. Tỷ lệ mắc bệnh cầu trùng trên gà tại xã Xuân Phương, huyện Phú Bình,
tỉnh Thái Nguyên ............................................................................................. 36
4.2.2. Kết quả xác định tỷ lệ nhiễm bệnh cầu trùng gà theo tuổi tại xã Xuân
Phương, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên ................................................... 38
4.2.3. Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng gà theo tuổi ................................... 39
4.2.4. Tỷ lệ nhiễm bệnh cầu trùng theo tháng điều tra..................................... 41
4.2.5. Kết quả kiểm tra tỷ lệ gà mắc bệnh cầu trùng chết theo độ tuổi ............ 42
4.2.6. Triệu chứng của gà mắc bệnh cầu trùng ở xã Xuân Phương, huyện Phú
Bình, tỉnh Thái Nguyên .................................................................................... 43
4.2.7. Bệnh tích đại thể của gà nghi mắc bệnh cầu trùng ở xã Xuân Phương,
huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên ................................................................. 44
4.2.8. Kết quả điều trị bệnh cầu trùng gà tại xã Xuân Phương, huyện Phú
Bình, tỉnh Thái Nguyên .................................................................................... 45
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .............................................................. 47
5.1. Kết luận ..................................................................................................... 47
5.2. Đề nghị ...................................................................................................... 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 48



1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi nước ta đã và đang phát
triển hết sức mạnh mẽ, góp phần đẩy mạnh nền kinh tế cả nước đi lên. Đặc
biệt, là ngành chăn nuôi nói chung và gia cầm nói riêng. Ngành đã có từ lâu
đời, nó cung cấp lượng thực phẩm lớn với hàm lượng dinh dưỡng cao, phù
hợp với khẩu vị của người tiêu dùng. Để phát triển ngành chăn nuôi có hiệu
quả, một trong những vấn đề quan trọng là công tác phòng và trị bệnh, đặc
biệt là bệnh truyền nhiễm và bệnh ký sinh trùng, các biện pháp phòng và trị
bệnh kịp thời có hiệu quả sẽ có tác dụng ngăn ngừa, bao vây và ngăn chặn
nguồn bệnh, hạn chế khả năng lây lan, hạn chế những thiệt hại lớn cho ngành
chăn nuôi.
Tuy nhiên, vấn đề dịch bệnh, trong đó có bệnh cầu trùng vẫn xảy ra phổ
biến, gây trở ngại cho ngành chăn nuôi gia cầm nói chung và đặc điểm thời
tiết khí hậu của nước ta, tình trạng kháng thuốc ký sinh trùng nói chung và
cầu trùng nói riêng làm cho khả năng biến đổi và thích nghi của cầu trùng rất
lớn. Mặt khác, vấn đề vệ sinh thú y chưa đồng bộ ở tất cả các cơ sở chăn nuôi
tập thể và tư nhân. Đó chính là nguyên nhân làm cho bệnh cầu trùng gà vẫn
tồn tại và là một trong những bệnh gây thiệt hại lớn nhất cho ngành chăn nuôi
gà, đặc biệt là gà nuôi theo hướng công nghiệp. Theo Lê Hữu Khương
(2008)[6], tỉ lệ nhiễm cầu trùng tại các trại gà từ 4 – 100%, tùy vào từng cơ sở
chăn nuôi, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh thú y, giống gà, lứa tuổi,
trung bình tỉ lệ nhiễm từ 30 – 50%, tỉ lệ chết dao động từ 5 – 15%. Bệnh gây
nhiễm nặng ở gà từ 2 đến 6 tuần tuổi, dẫn đến tỉ lệ chết trong đàn cao, nếu gà
không chết sẽ trở thành bệnh mãn tính làm cho gà còi cọc, chậm lớn, giảm

sức đề kháng mở đường cho mầm bệnh khác xâm nhập.


2

Xuất phát từ những thực tế trên, được sự nhất trí của Nhà trường, Ban
Chủ nhiệm khoa Chăn nuôi Thú y trường ĐHNL, thầy giáo hướng dẫn
PGS.TS. Từ Trung Kiên và sự tiếp nhận của công Ty TNHH TM và DV Thú
Y SAP cùng sự hỗ trợ của người dân địa phương trong xã Xuân Phương,
huyện Phú Bình, Tỉnh Thái Nguyên, tôi đã thực hiện đề tài “Tình hình
mắc bệnh cầu trùng và biện pháp phòng trị trên gà tại xã Xuân Phương,
huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên”.
1.2. Mục tiêu và yêu cầu đề tài
1.2.1. Mục tiêu
- Xác định tỷ nhiễm bệnh cầu trùng ở gà tại xã Xuân Phương, huyện Phú
Bình, tỉnh Thái nguyên.
- Tìm hiểu một số biện pháp phòng bệnh cho gà.
- Điều tra về lứa tuổi gà mẫn cảm với bệnh cầu trùng nhất.
- Tìm hiểu một số thuốc đặc trị bệnh cầu trùng trên gà.
1.2.2. Yêu cầu
Đề tài cần sát với quá trình làm, tất cả các phương pháp tiến hành theo
dõi phải rõ ràng, số liệu chính xác, trung thực.
1.2.3. Mục đích nghiên cứu
- Từ kết quả nghiên cứu lấy đó làm cơ sở khoa học để đề xuất biện
pháp phòng trị bệnh cầu trùng cho gà, mang lại hiệu quả kinh tế cho người
chăn nuôi.


3
PHẦN 2


TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, cơ sở vật chất của cơ sở thực tập
2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý
Xuân Phương là một xã thuốc huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. Xã nằm
ở phía Nam của huyện và có tuyến quốc lộ 37 chạy trên địa bàn. Xuân Phương
bao gồm 14 xóm, có địa giới hành chính giáp ranh với một số xã trong huyện
như sau:
- Phía đông giáp với thị trấn Hương Sơn
- Phía tây giáp với xã Úc Kỳ và Nhã Lộng qua sông Cầu.
- Phía nam giáp với xã Nga My.
- Phía bắc giáp với hai xã Bảo Lý và Tân Kim.
Thời tiết, khí hậu, thủy văn
Xuân Phương có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ dao động từ 110C39,50C (trung bình 240C).
Lượng mưa trung bình hàng năm 1.292mm, tập trung từ tháng 5 - 9,
cao nhất vào tháng 7 (120 - 150 mm), số ngày mưa trung bình 136 ngày.
Lượng bốc hơi nước trung bình hàng năm: 832,8mm, độ ẩm không khí
trung bình 81%.
2.1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
a) Điều kiện kinh kế
Là xã được thành lập từ lâu đời, mặc dù gặp nhiều khó khăn, song dưới
sự chỉ đạo của Đảng bộ, chính quyền, sự đoàn kết nhất trí trong nhân dân, các
đơn vị trong xã đã phấn đấu tốt nhiệm vụ được giao. Kinh tế phát triển, đời
sống nhân dân không ngừng cải thiện. Tổng giá trị sản xuất thực hiện năm
2011 ước đạt 60 tỷ đồng, tăng hơn 8 tỷ đồng so với năm 2010, tốc độ phát


Khóa luận đầy đủ ở file: khóa luận full

















×