Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Xác định tỷ lệ, cường độ nhiễm cầu trùng và biện pháp phòng trị bệnh trên đàn gà Ai Cập hậu bị nuôi tại trại gia cầm khoa Chăn nuôi Thú y trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.49 MB, 70 trang )




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM




LÊ THỊ KHÁNH HÒA


Tên đề tài:
:
XÁC ĐỊNH TỶ LỆ, CƯỜNG ĐỘ NHIỄM CẦU TRÙNG
VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ BỆNH TRÊN ĐÀN GÀ AI CẬP
HẬU BỊ NUÔI TẠI TRẠI GIA CẦM KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN




KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC



Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Thú y
Khoa : Chăn nuôi thú y
Khoá học : 2010 - 2014






Thái Nguyên, năm 2014



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM



LÊ THỊ KHÁNH HÒA


Tên đề tài:
:
XÁC ĐỊNH TỶ LỆ, CƯỜNG ĐỘ NHIỄM CẦU TRÙNG
VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ BỆNH TRÊN ĐÀN GÀ AI CẬP
HẬU BỊ NUÔI TẠI TRẠI GIA CẦM KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN




KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC




Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Thú y
Khoa : Chăn nuôi thú y
Khoá học : 2010 - 2014

Giảng viên hướng dẫn: TS. Trần Thị Hoan
Khoa Chăn nuôi thú y Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên




Thái Nguyên, năm 2014


LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian học tập và rèn luyện tại trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên cũng như thời gian thực tập tại trại Gia cầm khoa Chăn nuôi thú y. Tôi
đã nhận được sự giúp đỡ quý báu của các thầy cô trong Ban Giám hiệu trường
Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, ban Chủ nhiệm khoa Chăn nuôi Thú y cùng
toàn thể các thầy, các cô trong khoa đã tận tình giảng dạy và dìu dắt tôi trong
suốt thời gian qua.
Nhân dịp này tôi xin gửi lời cảm ơn tới toàn thể các thầy, các cô trong
Ban Giám hiệu nhà trường, Ban Chủ nhiệm khoa Chăn nuôi Thú y đã tạo mọi
điều kiện tốt nhất giúp tôi hoàn thành đề tài đạt kết quả khả quan và đúng thời
gian quy định.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Từ Trung Kiên, TS.
Trần Thị Hoan đã tận tình chỉ bảo hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
thực hiện khóa luận này.
Nhân dịp này tôi cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình và

người thân đã giúp đỡ và động viên tôi trong suốt thời gian học tập và rèn
luyện tại trường.
Cuối cùng tôi xin kính chúc các thầy giáo, cô giáo trong khoa Chăn
nuôi Thú y luôn luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và đạt được nhiều thành công
trong giảng dạy và trong nghiên cứu khoa học.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 11 năm 2014
Sinh viên


Lê Thị Khánh Hòa







LỜI NÓI ĐẦU

Thực tập tốt nghiệp là giai đoạn rất quan trọng đối với mỗi sinh viên
trước khi ra trường. Đây là khoảng thời gian giúp sinh viên hệ thống lại kiến
thức đã học ở trường lớp để áp dụng vào thực tiễn. Đồng thời, rèn luyện bản
thân tác phong khoa học đúng đắn, tạo lập tư duy sáng tạo để trở thành những
kỹ sư thật sự, có trình độ và năng lực làm việc góp phần vào xây dựng và phát
triển nông thôn nói riêng và đất nước nói chung.
Xuất phát từ những thực tế trên, được sự nhất trí của Nhà trường,
Ban Chủ nhiệm khoa Chăn nuôi Thú y trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên, cô giáo hướng dẫn TS. Trần Thị Hoan và sự tiếp nhận của trại Gia
cầm khoa Chăn nuôi thú y, tôi đã thực hiện đề tài: "Xác định tỷ lệ, cường

độ nhiễm cầu trùng và biện pháp phòng trị bệnh trên đàn gà Ai Cập hậu
bị nuôi tại trại Gia cầm khoa Chăn nuôi Thú y trường Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên".
Mặc dù đã cố gắng rất nhiều nhưng do bước đầu làm quen với công tác
nghiên cứu khoa học, kiến thức chuyên môn chưa sâu, kinh nghiệm thực tế chưa
nhiều và thời gian thực tập ngắn nên bản khoá luận của tôi không tránh khỏi
những hạn chế, thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý
báu từ các thầy cô giáo cùng các bạn đồng nghiệp để bản khoá luận của tôi được
hoàn thiện hơn.





DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang
Bảng 1.1. Chế độ chiếu sáng cho đàn gà sinh sản 12
Bảng 1.2. Lịch dùng vacxin cho gà sinh sản 13
Bảng 1.3. Kết quả công tác phục vụ sản xuất 15
Bảng 2.1. Vị trí ký sinh của các loài cầu trùng gà 22
Bảng 2.2. Một số đặc điểm phân loại cầu trùng gà 24
Bảng 2.3. Sơ đồ bố trí thí nghiệm 40
Bảng 2.4. Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng của gà qua kiểm tra mẫu phân 43
Bảng 2.5. Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng ở gà thí nghiệm theo lứa tuổi 44
Bảng 2.6. Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng trên gà thí nghiệm theo lứa tuổi 45
Bảng 2.7. Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng theo loài 47
Bảng 2.8. Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng theo loài 48
Bảng 2.9. Kết quả mổ khám bệnh tích gà mắc bệnh cầu trùng 49
Bảng 2.10. Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi (%) 50

Bảng 2.11. Khối lượng của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi (gam) 51
Bảng 2.12. Kết quả điều trị bệnh cầu trùng gà 52
Bảng 2.13. Chi phí thuốc dành cho phòng trị bệnh cầu trùng ở gà thí nghiệm 52





DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

Cs : Cộng sự
KHKT : Khoa học kỹ thuật
Nxb : Nhà xuất bản
TĂ : Thức ăn
TT : Tuần tuổi



LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian học tập và rèn luyện tại trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên cũng như thời gian thực tập tại trại Gia cầm khoa Chăn nuôi thú y. Tôi
đã nhận được sự giúp đỡ quý báu của các thầy cô trong Ban Giám hiệu trường
Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, ban Chủ nhiệm khoa Chăn nuôi Thú y cùng
toàn thể các thầy, các cô trong khoa đã tận tình giảng dạy và dìu dắt tôi trong
suốt thời gian qua.
Nhân dịp này tôi xin gửi lời cảm ơn tới toàn thể các thầy, các cô trong
Ban Giám hiệu nhà trường, Ban Chủ nhiệm khoa Chăn nuôi Thú y đã tạo mọi
điều kiện tốt nhất giúp tôi hoàn thành đề tài đạt kết quả khả quan và đúng thời
gian quy định.

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Từ Trung Kiên, TS.
Trần Thị Hoan đã tận tình chỉ bảo hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
thực hiện khóa luận này.
Nhân dịp này tôi cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình và
người thân đã giúp đỡ và động viên tôi trong suốt thời gian học tập và rèn
luyện tại trường.
Cuối cùng tôi xin kính chúc các thầy giáo, cô giáo trong khoa Chăn
nuôi Thú y luôn luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và đạt được nhiều thành công
trong giảng dạy và trong nghiên cứu khoa học.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 11 năm 2014
Sinh viên


Lê Thị Khánh Hòa







1.4.1. Bài học kinh nghiệm 16
1.4.2. Tồn tại 16
Phần 2: CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 17
2.1. Đặt vấn đề 17
2.2. Tổng quan tài liệu 18
2.2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 18
2.2.1.1. Đại cương về cơ thể gia cầm 18
2.2.1.2. Đặc điểm của cầu trùng gây bệnh trên gà 21

2.2.1.3. Đặc điểm bệnh cầu trùng gà 28
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 36
2.2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước 36
2.2.2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 38
2.3. Đối tượng, địa điểm, thời gian và nội dung nghiên cứu 39
2.3.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 39
2.3.1.1. Đối tượng 39
2.3.1.2. Địa điểm 39
2.3.1.3. Thời gian 39
2.3.2. Nội dung nghiên cứu 39
2.3.3. Phương pháp nghiên cứu 39
2.3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 40
2.3.4.1. Các chỉ tiêu nghiên cứu 40
2.3.4.2. Phương pháp theo dõi 40
2.3.5. Phương pháp xử lý số liệu 42
2.4. Kết quả và phân tích kết quả 43
2.4.1. Ảnh hưởng của 2 thuốc Han Eba 30% và Coxymax đến tỷ lệ và cường
độ nhiễm cầu trùng của gà thí nghiệm 1 - 70 ngày tuổi 43
2.4.1.1. Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng ở gà qua kiểm tra phân. 43
2.4.1.2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng ở gà thí nghiệm theo tuổi 44
2.4.1.3. Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng ở gà theo loài 47
2.4.1.4. Kết quả mổ khám bệnh tích của gà bị mắc bệnh cầu trùng 49
2.4.2. Ảnh hưởng của 2 thuốc Han Eba 30% và Coxymax đến tỷ lệ nuôi sống
của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi 50


2.4.3. Ảnh hưởng của 2 thuốc Han Eba 30% và Coxymax đến sinh trưởng
tích lũy của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi 51
2.4.4. Hiệu lực điều trị của thuốc 52
2.4.5. Chi phí thuốc dành cho phòng, trị bệnh cầu trùng 52

2.5. Kết luận và đề nghị 52
2.5.1. Kết luận 52
2.5.2. Đề nghị 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO 54
I. Tài liệu trong nước 54
II. Tài liệu dịch từ tiếng nước ngoài 55
III. Tài liệu nước ngoài 55




1

Phần 1
CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT

1.1. Điều tra cơ bản
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1.1. Vị trí địa lý
Trại gia cầm khoa Chăn nuôi Thú y trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên nằm trên địa bàn xã Quyết Thắng, thành phố Thái Nguyên, cách
trung tâm thành phố khoảng 6km về phía Tây. Ranh giới của xã được xác
định như sau:
- Phía nam giáp với xã Phúc Trìu.
- Phía tây giáp với xã Phúc Xuân.
- Phía bắc giáp với xã Phúc Hà.
- Phía đông giáp với phường Thịnh Đán.
1.1.1.2. Điều kiện khí hậu
Trại gia cầm khoa Chăn nuôi thú y trường Đại học Nông lâm Thái
Nguyên nằm trên địa bàn xã Quyết Thắng, thành phố Thái Nguyên, vì vậy khí

hậu của trại gia cầm mang tính chất đặc trưng của tỉnh Thái Nguyên đó là khí
hậu nhiệt đới và á nhiệt đới với hai mùa rõ rệt.
Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 - 10, nhiệt độ trung bình dao động từ 25 -
30
0
C, ẩm độ trung bình từ 80 - 85%, lượng mưa trung bình là 155mm/tháng
tập trung chủ yếu vào các tháng 5, 6, 7, 8. Với khí hậu như vậy trong chăn
nuôi cần chú ý tới công tác phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.
Mùa khô kéo dài từ cuối tháng 10 đến tháng 4 năm sau. Trong các
tháng này khí hậu lạnh và khô, nhiệt độ dao động từ 13 - 26
0
C, độ ẩm từ 75 -
85%. Về mùa đông còn có gió mùa đông bắc gây rét và có sương muối ảnh
hưởng xấu đến cây trồng và vật nuôi.
1.1.1.3. Điều kiện đất đai
Xã Quyết Thắng có tổng diện tích là 9,3km
2
, trong đó:
- Diện tích đất trồng lúa và hoa màu: 565 ha.
- Diện tích đất lâm nghiệp: 199 ha.
- Diện tích đất chuyên dùng: 170 ha.


2

Diện tích đất của xã Quyết Thắng lớn. Trong đó chủ yếu là đất đồi bãi, độ
dốc lớn, thường xuyên bị xói mòn, rửa trôi nên độ màu mỡ kém, dẫn đến năng
suất cây trồng thấp, việc canh tác gặp nhiều khó khăn. Cùng với sự gia tăng dân
số, xây dựng cơ sở hạ tầng,… diện tích đất nông nghiệp và đất hoang hóa có xu
hướng ngày một giảm, gây khó khăn trong phát triển chăn nuôi. Chính vì thế,

trong những năm tới cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa ngành trồng trọt và chăn
nuôi để nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất ngành nông nghiệp.
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
1.1.2.1. Tình hình xã hội
- Dân cư: Xã Quyết Thắng có tổng dân số là 10500 người với 2700 hộ.
Quyết Thắng là xã nằm trên địa bàn thành phố Thái Nguyên có rất nhiều dân tộc
cùng tham gia sinh sống. Đại đa số là dân tộc Kinh, Tày, Nùng, Sán Dìu,…
- Y tế: Trạm y tế mới của xã được khánh thành và hoạt động từ tháng
6/2009 với nhiều trang thiết bị hiện đại; là nơi thường xuyên khám chữa bệnh,
chăm sóc sức khỏe cho người dân, đặc biệt là người già, phụ nữ và trẻ em.
- Giáo dục: Địa bàn xã là nơi tập trung nhiều trường học lớn của tỉnh như:
Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, trường Trung học phổ thông vùng cao
Việt Bắc,… cùng các trường trung học cơ sở và trường tiểu học khác. Đây là điều
kiện thuận lợi giúp cho trình độ dân trí của người dân được nâng lên rõ rệt, chất
lượng dạy và học ngày càng được nâng cao. Trong những năm vừa qua, xã đã
hoàn thành chương trình giáo dục phổ cập trung học cơ sở.
- An ninh chính trị: Xã có dân cư phân bố không đồng đều, gây ra
không ít khó khăn cho phát triển kinh tế cũng như quản lý xã hội. Khu vực
các nhà máy, trường học, trung tâm tập trung đông dân cư, nhiều cư dân từ
nhiều nơi đến cư trú, học tập và làm việc nên việc quản lý xã hội ở đây khá
phức tạp.
1.1.2.2. Tình hình kinh tế
Quyết Thắng là một xã trực thuộc thành phố Thái Nguyên, có cơ cấu
kinh tế đa dạng với nhiều thành phần kinh tế hoạt động đồng thời. Các ngành
kinh tế Công nghiệp - Nông nghiệp - Dịch vụ luôn có mối quan hệ hữu cơ hỗ
trợ, thúc đẩy nhau cùng phát triển. Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần đang có
sự chuyển dịch từ nông nghiệp sang các ngành công nghiệp và dịch vụ.


3


Về sản xuất nông nghiệp: Khoảng 80% số hộ dân sản xuất nông nghiệp
với sự kết hợp hài hòa giữa 2 ngành trồng trọt và chăn nuôi.
Về lâm nghiệp: Xã tiến hành việc trồng cây gây rừng phủ xanh đất
trống đồi trọc. Hiện nay đã phủ xanh được phần lớn diện tích đất trống đồi
trọc của xã. Đã có một phần diện tích đến tuổi được khai thác.
Về dịch vụ: Đây là một ngành mới đang có sự phát triển mạnh, tạo thêm
việc làm và góp phần tăng thu nhập cho người dân.
Nhìn chung, kinh tế của xã đang trên đà phát triển. Tuy nhiên, quy mô
sản xuất còn nhỏ, chưa có sự quy hoạch chi tiết. Theo thống kê, đối với hộ sản
xuất nông nghiệp, thu nhập bình quân lương thực là 300 kg/người/năm; tổng
thu nhập bình quân trên 650.000 đồng/người/tháng. Chăn nuôi với quy mô
nhỏ mang tính chất tận dụng là chủ yếu. Xã đang chủ trương xây dựng mô
hình chăn nuôi với quy mô lớn, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người
tiêu dùng.
Đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân trong những năm gần đây
được nâng lên rõ rệt. Hệ thống điện nước được nâng cấp, cung cấp tới tất cả
các hộ dân. Đường giao thông được bê tông hóa tới từng ngõ xóm. Nhận thức
và trình độ dân trí của người dân được nâng cao. Các tệ nạn xã hội được đẩy
lùi. Chương trình kế hoạch hóa gia đình được đẩy mạnh. Hầu hết các hộ gia
đình đều có phương tiện nghe nhìn như: ti vi, đài, báo,…Đây là điều kiện
thuận lợi để người dân nắm bắt kịp thời chủ trương đường lối chính sách của
Đảng, pháp luật của Nhà nước, các thông tin khoa học kỹ thuật để phục vụ
đời sống sinh hoạt hàng ngày.
1.1.3. Tình hình sản xuất nông nghiệp
1.1.3.1. Ngành trồng trọt
Trồng trọt đóng vai trò chủ đạo và là nguồn thu chủ yếu của nhân dân
xã Quyết Thắng. Vì vậy, ngành trồng trọt được người dân đặc biệt quan tâm
và phát triển. Với diện tích đất trồng lúa và hoa màu lớn, đây là điều kiện
thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp. Để nâng cao năng suất và thu nhập,

người dân nơi đây đã thực hiện thâm canh tăng vụ (2 vụ/năm), đồng thời đưa
các giống lúa mới có phẩm chất cao vào sản xuất. Ngoài ra, xã còn trồng ngô,


4

khoai, đỗ, lạc…và một số cây hoa màu khác được trồng xen canh tăng vụ
nhằm cải thiện đời sống sinh hoạt hàng ngày.
Diện tích đất trồng cây ăn quả của xã khá lớn nhưng còn thiếu tập
trung, chưa được thâm canh nên năng suất thấp. Sản xuất còn mang tính tự
cung tự cấp. Trong những năm gần đây, xã còn phát triển nghề trồng cây
cảnh. Đây là nghề đã và đang tạo ra nguồn thu nhập lớn cho người dân.
Về phát triển lâm nghiệp: Việc giao đất, giao rừng tới tay các hộ gia
đình đã khuyến khích, nâng cao trách nhiệm của người dân trong việc trồng
và bảo vệ rừng. Chính vì vậy, đất trống đồi trọc đã được phủ xanh cơ bản;
diện tích rừng mới trồng được chăm sóc, quản lý tốt.
1.1.3.2. Ngành chăn nuôi
Trong những năm gần đây, việc phát triển ngành chăn nuôi trên địa bàn
xã luôn được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp các ngành, người dân tích cực
tham gia vào phát triển chăn nuôi, tận dụng các sản phẩm của ngành trồng trọt
vào chăn nuôi làm giảm chi phí chăn nuôi, tăng giá trị của sản phẩm, tăng thu
nhập cho người dân.
- Chăn nuôi trâu bò: Hiện nay, trên địa bàn xã có tổng số trâu bò trên
2000 con. Trong đó, tổng đàn trâu chiếm chủ yếu. Đàn trâu bò được người
chăn nuôi chăm sóc khá tốt, công tác tiêm phòng đã được người dân chú trọng
hơn. Chính vì vậy, trong những năm gần đây không có dịch bệnh xảy ra trên
địa bàn xã. Bên cạnh đó, sự làm việc tận tụy, chu đáo của cán bộ thú y xã đã
tư vấn cho người chăn nuôi nên chuồng trại đã được xây dựng tương đối khoa
học, công tác vệ sinh thú y cũng đã được tăng cường giúp cho đàn trâu bò của
xã ít mắc bệnh ngay cả trong vụ đông xuân. Tuy nhiên, việc chăn nuôi trâu bò

theo hướng công nghiệp của xã chưa được người dân chú trọng.
- Chăn nuôi lợn : Tổng đàn lợn của xã có khoảng trên 3000 con. Trong
chăn nuôi lợn, công tác giống đã được quan tâm, chất lượng con giống tốt.
Nhiều hộ gia đình nuôi lợn giống Móng Cái, Yorkshire, Landrace nhằm chủ
động con giống và cung cấp lợn giống cho các hộ dân lân cận. Tuy nhiên,
hiện nay trên địa bàn xã vẫn còn một số hộ dân chăn nuôi lợn theo phương
thức tận dụng các phế phụ phẩm của ngành trồng trọt và TĂ thừa nên năng
suất chăn nuôi không cao.


5

- Chăn nuôi gia cầm: Ngành chăn nuôi gia cầm của xã chiếm một vị
trí quan trọng trong việc phát triển ngành nông nghiệp. Trong đó, chăn nuôi
gà chiếm chủ yếu với 90% tổng đàn gia cầm, tiếp đến là chăn nuôi vịt.
Một số hộ gia đình đã mạnh dạn đầu tư vốn xây dựng trang trại chăn
nuôi quy mô lớn, áp dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất, thực hiện tốt quy
trình phòng bệnh nên năng suất chăn nuôi tăng lên rõ rệt; tạo ra nhiều sản
phẩm thịt, trứng và con giống có chất lượng tốt; nâng cao hiệu quả kinh tế.
Tuy nhiên, vẫn còn một số hộ gia đình áp dụng phương thức chăn thả tự do,
không có ý thức phòng bệnh cho gia cầm nên dịch bệnh xảy ra đã gây thiệt
hại kinh tế và trở thành nơi phát tán mầm bệnh nguy hiểm.
Ngoài việc phát triển chăn nuôi trâu, bò, lợn, gà, nhiều hộ gia đình còn
đào ao thả cá, trồng rừng kết hợp với nuôi ong lấy mật, nuôi hươu lấy nhung
và một số loài vật nuôi khác để tăng thu nhập, cải thiện đời sống.
- Công tác thú y: Trong những năm gần đây, lãnh đạo và cán bộ thú y
xã rất quan tâm tới công tác thú y. Hàng năm, xã tổ chức tiêm phòng cho đàn
vật nuôi 2 lần trong một năm trên địa bàn toàn xã. Ngoài việc đẩy mạnh công
tác phòng bệnh, cán bộ thú y xã còn chú trọng tới công tác kiểm dịch, không
để xảy ra các dịch bệnh lớn trên địa bàn xã. Tuy nhiên, cần đẩy mạnh hơn nữa

công tác tuyên truyền lợi ích của công tác vệ sinh thú y, giúp người dân hiểu
và chấp hành tốt Pháp lệnh thú y, hạn chế tối đa rủi ro dịch bệnh, tăng năng
suất chăn nuôi và nâng cao hiệu quả kinh tế.
1.1.4. Quá trình thành lập và phát triển của trại Gia cầm khoa Chăn nuôi
thú y trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên
- Quá trình thành lập và quy mô của trại: Trại gia cầm khoa Chăn
nuôi thú y được xây dựng trên nền của khu trại gà cũ của trường Đại học
Nông lâm Thái Nguyên theo mô hình chăn nuôi gà đẻ an toàn sinh học từ năm
2013. Vị trí:
+ Phía đông giáp khu Hoa viên cây cảnh
+ Phía tây giáp vườn ươm khoa Lâm Nghiệp
+ Phía nam giáp đường dân sinh vào khu Giáo dục quốc phòng
+ Phía bắc giáp khu cây trồng cạn.


LỜI NÓI ĐẦU

Thực tập tốt nghiệp là giai đoạn rất quan trọng đối với mỗi sinh viên
trước khi ra trường. Đây là khoảng thời gian giúp sinh viên hệ thống lại kiến
thức đã học ở trường lớp để áp dụng vào thực tiễn. Đồng thời, rèn luyện bản
thân tác phong khoa học đúng đắn, tạo lập tư duy sáng tạo để trở thành những
kỹ sư thật sự, có trình độ và năng lực làm việc góp phần vào xây dựng và phát
triển nông thôn nói riêng và đất nước nói chung.
Xuất phát từ những thực tế trên, được sự nhất trí của Nhà trường,
Ban Chủ nhiệm khoa Chăn nuôi Thú y trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên, cô giáo hướng dẫn TS. Trần Thị Hoan và sự tiếp nhận của trại Gia
cầm khoa Chăn nuôi thú y, tôi đã thực hiện đề tài: "Xác định tỷ lệ, cường
độ nhiễm cầu trùng và biện pháp phòng trị bệnh trên đàn gà Ai Cập hậu
bị nuôi tại trại Gia cầm khoa Chăn nuôi Thú y trường Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên".

Mặc dù đã cố gắng rất nhiều nhưng do bước đầu làm quen với công tác
nghiên cứu khoa học, kiến thức chuyên môn chưa sâu, kinh nghiệm thực tế chưa
nhiều và thời gian thực tập ngắn nên bản khoá luận của tôi không tránh khỏi
những hạn chế, thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý
báu từ các thầy cô giáo cùng các bạn đồng nghiệp để bản khoá luận của tôi được
hoàn thiện hơn.





7

nuôi gà đẻ an toàn sinh học, 300 gà thương phẩm giống Mía x Lương
Phượng. Ngoài ra, trại còn nuôi khoảng gần 100 con gà các giống như: gà
chọi, gà rừng, gà đa cựa, gà đa ngón nhằm nghiên cứu đặc điểm sinh học và
bảo tồn các giống gà này. Hiện nay, trại đang có hơn 400 con gà Ai Cập sinh
sản, 1000 con gà Ai Cập hậu bị, gần 600 con gà thương phẩm các giống Mía
x Lương Phượng và King 303. Bên cạnh đó, còn có gần 200 con các loại như:
gà đa cựa, gà đa ngón, gà chọi, gà rừng, chim trĩ
1.2. Nhận xét chung
Qua quá trình học tập và làm việc tại trại Gia cầm khoa Chăn nuôi Thú
y trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, tôi rút ra được những nhận xét
chung như sau:
1.2.1. Thuận lợi
- Trại Gia cầm khoa Chăn nuôi Thú y là đơn vị trực thuộc trường Đại
học Nông lâm Thái Nguyên, nằm trên địa bàn xã Quyết Thắng nên có những
điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển chăn nuôi.
- Trại luôn được sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của nhà trường, của
lãnh đạo khoa Chăn nuôi Thú y, của các thầy cô giáo có nhiều kinh nghiệm

cũng như cán bộ quản lý trại.
- Trại có vị trí gần các trung tâm khoa học kỹ thuật và trục đường giao
thông là điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất, tiếp nhận và chuyển giao
các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
1.2.2. Khó khăn
- Do trại mới được thành lập và nâng cấp nên trại gia cầm không tránh
khỏi những khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật, kinh nghiệm
sản xuất, kinh nghiệm quản lý chưa nhiều.
- Mặc dù trại được xây dựng gần khu dân cư, đường giao thông thuận lợi
cho lưu thông vận chuyển hàng hóa nhưng cũng chính vì vậy mà trại gia cầm
không có vành đai, vùng đệm nên công tác phòng bệnh còn gặp nhiều khó khăn,
dịch bệnh luôn đe dọa ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sản xuất của trại.
- Do đất đai bạc mầu, nghèo dinh dưỡng và khí hậu có một số tháng
trong năm không được thuận lợi nên việc sản xuất còn gặp nhiều khó khăn,
khả năng sinh trưởng, phát triển của vật nuôi, cây trồng bị hạn chế.


8

1.3. Nội dung và công tác phục vụ sản xuất
1.3.1. Công tác phục vụ sản xuất
1.3.1.1. Công tác ứng dụng tiến bộ kỹ thuật về chăn nuôi
- Công tác giống: Tham gia chọn lọc các con giống gà Ai Cập khỏe
mạnh đưa vào sản xuất.
- Công tác thức ăn: Tính toán lượng thức ăn gà ăn hàng ngày
- Công tác chăm sóc nuôi dưỡng: Chăm sóc nuôi dưỡng đàn gà tại trại.
1.3.1.2. Công tác thú y
- Thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường, vệ sinh chuồng trại và
xung quanh chuồng trại.
- Thực hiện đúng nội quy quy định của trại khi ra vào trại.

- Thực hiện nghiêm túc quy trình tiêm phòng.
- Phát hiện và điều trị bệnh kịp thời cho đàn vật nuôi.
1.3.1.3. Công tác nghiên cứu khoa học
Thực hiện chuyên đề nghiên cứu khoa học: “Xác định tỷ lệ, cường
độ nhiễm cầu trùng và biện pháp phòng trị bệnh trên đàn gà Ai Cập
hậu bị nuôi tại trại gia cầm khoa Chăn nuôi Thú y trường Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên”.
1.3.2. Phương pháp tiến hành
Qua tìm hiểu thực tế tình hình của trại cùng với việc áp dụng tiến bộ khoa
học kỹ thuật vào sản xuất, nhằm rèn luyện tay nghề, nâng cao trình độ chuyên
môn, ý thức tổ chức, tác phong nghề nghiệp, trong thời gian thực tập tốt
nghiệp tôi đã thực hiện công tác phục vụ sản xuất cụ thể như sau:
Trực tiếp lao động và làm các công việc của trại.
Tham gia công tác vệ sinh phòng trừ dịch bệnh bằng các phương pháp:
tiêm vacxin phòng bệnh cho đàn gia cầm tại trại, vệ sinh sát trùng khu vực
chăn nuôi.
Tham gia tích cực vào công tác chẩn đoán và điều trị bệnh cho gia cầm.
Luôn luôn chấp hành nghiêm túc và tích cực tiếp thu ý kiến của thầy, cô
giáo hướng dẫn, tranh thủ thời gian tiếp xúc với thực tế để nâng cao tay nghề,
nắm vững kiến thức chuyên ngành hơn nữa.


9

Phổ biến và vận động áp dụng các kỹ thuật chăn nuôi, các phương pháp
phòng và điều trị bệnh tiên tiến đúng kỹ thuật đối với một số bệnh ở gà, nhằm
rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp, nâng cao hiểu biết, tiếp cận và nắm vững
khoa học.
1.3.3. Kết quả công tác phục vụ sản xuất
1.3.3.1. Công tác chăn nuôi

* Công tác chuẩn bị chuồng trại:
Trước khi nhập gà về nuôi, chuồng đã được để trống từ 10 - 15 ngày và
được quét dọn sạch bên trong và bên ngoài, lối đi, hệ thống cống rãnh thoát
nước, nền chuồng, tường nhà và vách ngăn được quét vôi, sau đó tiến hành
phun thuốc sát trùng bằng dung dịch Han - Iodine 10%.
Tất cả các dụng cụ như: khay ăn, máng uống, bóng điện đều được cọ
rửa sạch sẽ và phun thuốc sát trùng, phơi nắng trước khi đưa vào chuồng nuôi.
Ngoài ra, phải quây bạt kín quanh chuồng nuôi, trải đều trấu trên mặt sàn và
chuẩn bị đèn úm.
* Công tác chọn giống: Trong chăn nuôi, khâu chọn giống có ý nghĩa
rất lớn và hết sức quan trọng quyết định đến hiệu quả chăn nuôi. Gà con được
chọn phải đảm bảo các tiêu chí sau:
+ Hoạt động khỏe mạnh, biểu hiện bình thường.
+ Chân thẳng đứng, ngón thẳng. Hai mắt sáng, mỏ thẳng và khép kín.
+ Lông khô và bóng mượt. Màu sắc đặc trưng bình thường của giống.
+ Khối lượng kích thước bình thường theo yêu cầu của từng giống, dòng.
+ Bụng thon, gọn, mềm, rốn khô, khép kín hoàn toàn, lỗ huyệt bình
thường.
+ Đối với gà Ai Cập sinh sản số lượng gà trống không được vượt quá 20%.
* Công tác chăm sóc nuôi dưỡng: Tùy theo từng giai đoạn phát triển
của gà và khả năng sản xuất cho sản phẩm của từng giống mà áp dụng quy
trình chăm sóc, nuôi dưỡng cho phù hợp.
- Giai đoạn úm gà con (1 - 21 ngày tuổi):
Khi chuyển gà con về chúng tôi tiến hành cho gà con vào quây và cho gà
uống nước ngay. Nước uống cho gà phải sạch và pha B.complex + vitamin C +
đường glucose 5% cho gà uống hết lượt sau 2 - 3 giờ mới cho gà ăn bằng khay.


10
Trong giai đoạn này phải đảm bảo nhiệt độ luôn ổn định cho gà con, nhiệt

độ trong chuồng quây khoảng từ 35 - 37
0
C, sau đó nhiệt độ được giảm dần theo
tuổi của gà và đến tuần thứ 3 nhiệt độ trong quây úm còn khoảng 26 - 29
0
C.
Thường xuyên theo dõi đàn gà, điều chỉnh chụp sưởi để đảm bảo nhiệt
độ thích hợp cho gà. Trường hợp nếu gà tập trung đông, tụ đống dưới chụp
sưởi là hiện tượng gà thiếu nhiệt cần hạ thấp chụp sưởi, hoặc tăng bóng điện.
Còn trường hợp gà tản xa chụp sưởi ra xung quanh quây úm là hiện tượng
nhiệt độ trong quây úm quá cao; cần nâng cao chụp sưởi. Khi thấy gà con tản
đều trong quây úm là nhiệt độ trong quây úm thích hợp. Khi quây úm gà thì
máng ăn, máng uống, rèm che đều được điều chỉnh theo tuổi gà. Ánh sáng
chuồng nuôi phải đảm bảo cho gà hoạt động bình thường.
Thức ăn trong giai đoạn này là TĂ khởi động, kích thước hạt nhỏ, dễ
tiêu hóa, dễ hòa tan, chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng và cân đối về axit amin.
Hàm lượng protein tối thiểu là 19%, năng lượng trao đổi là 2900 - 3000
Kcal/Kg TĂ.
- Giai đoạn gà con (4 - 6 TT): Trong giai đoạn này, gà tiếp tục sinh
trưởng với tốc độ nhanh nên việc cung cấp TĂ cho gà phải đảm bảo đầy đủ cả
về số lượng và chất lượng. Cụ thể: hàm lượng protein trong TĂ đạt 18 - 20%,
năng lượng trao đổi đạt 2750 - 2800 Kcal/Kg TĂ. Ngoài ra, cần đảm bảo đầy
đủ và cân đối các axit amin thiết yếu, đặc biệt là lysin và methionin. Trong
giai đoạn này gà được nuôi theo chế độ ăn tự do.
- Giai đoạn gà hậu bị (từ 7 TT đến đẻ bói):
Trong giai đoạn này công tác chăm sóc nuôi dưỡng có ý nghĩa rất quan
trọng. Vì vậy, để nâng cao khả năng sinh sản của gà ở giai đoạn tiếp theo phải
đảm bảo cho gà sinh trưởng, phát dục bình thường, gà không quá béo, không
quá gầy và đảm bảo độ đồng đều cao về khối lượng. Thức ăn trong giai đoạn
này cần phải đảm bảo có 15 - 17% protein, năng lượng trao đổi biến động từ

2600 - 2700 kcal/kg thức ăn. Chế độ chăm sóc gà trong giai đoạn này cũng
hết sức quan trọng, phải thường xuyên theo dõi khối lượng của gà để điều
chỉnh tăng giảm thức ăn cho phù hợp. Chú ý khống chế thức ăn phù hợp để
đến khi gà vào đẻ đạt khối lượng chuẩn quy định cho từng giống.


DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang
Bảng 1.1. Chế độ chiếu sáng cho đàn gà sinh sản 12
Bảng 1.2. Lịch dùng vacxin cho gà sinh sản 13
Bảng 1.3. Kết quả công tác phục vụ sản xuất 15
Bảng 2.1. Vị trí ký sinh của các loài cầu trùng gà 22
Bảng 2.2. Một số đặc điểm phân loại cầu trùng gà 24
Bảng 2.3. Sơ đồ bố trí thí nghiệm 40
Bảng 2.4. Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng của gà qua kiểm tra mẫu phân 43
Bảng 2.5. Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng ở gà thí nghiệm theo lứa tuổi 44
Bảng 2.6. Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng trên gà thí nghiệm theo lứa tuổi 45
Bảng 2.7. Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng theo loài 47
Bảng 2.8. Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng theo loài 48
Bảng 2.9. Kết quả mổ khám bệnh tích gà mắc bệnh cầu trùng 49
Bảng 2.10. Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi (%) 50
Bảng 2.11. Khối lượng của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi (gam) 51
Bảng 2.12. Kết quả điều trị bệnh cầu trùng gà 52
Bảng 2.13. Chi phí thuốc dành cho phòng trị bệnh cầu trùng ở gà thí nghiệm 52






12
Kiểm tra loại thải gà đẻ kém, không đẻ. Căn cứ vào tỷ lệ đẻ, khối lượng
gà hằng tuần để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp. Trứng được thu nhặt 3
- 4 lần/ngày để đảm bảo trứng không bị dập vỡ.
Đối với đàn gà Ai Cập sinh sản nuôi tại trại Gia cầm khoa Chăn nuôi
Thú y trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên sử dụng thức ăn hỗn hợp của
công ty JAPFA có thành phần dinh dưỡng: đạm 16,5%, xơ thô 6%, Ca 3 -
4,5%, P 0,5 - 1%, năng lượng trao đổi 2650 Kcal/Kg TĂ.
* Chế độ chiếu sáng:
Chế độ chiếu sáng và chế độ cho ăn có tác dụng kích thích hoặc kìm
hãm sự phát dục của gà. Để áp dụng chế độ chiếu sáng cho đàn gà sinh sản
thì: không được tăng thời gian và cường độ chiếu sáng trong giai đoạn hậu bị;
không được giảm thời gian và cường độ chiếu sáng trong giai đoạn đẻ trứng.
Đối với chuồng nuôi phải thông thoáng tự nhiên, việc khống chế thời gian
chiếu sáng tự nhiên thực tế là rất khó.
Ở giai đoạn gà đẻ, thời gian chiếu sáng nâng dần lên từ 14 - 17
giờ/ngày.
Chúng tôi thực hiện chế độ chiếu sáng của Viện Chăn nuôi như sau:
Bảng 1.1. Chế độ chiếu sáng cho đàn gà sinh sản
Tuổi gà (TT) Thời gian Cường độ W/m
2
chuồng nuôi
0-2 24h 4
3-8 16h 3
9-14 8h (ánh sáng tự nhiên) 2
15-20 8h (ánh sáng tự nhiên) 2,5
> 21 16 h 3,5

1.3.3.2. Công tác thú y
- Công tác phòng bệnh:

Trong công tác chăn nuôi, công tác phòng bệnh rất quan trọng, là yếu tố
quyết định đến hiệu quả kinh tế chăn nuôi và an ninh kinh tế nông nghiệp. Vì
vậy, trong quá trình chăn nuôi, chúng tôi thường xuyên quét dọn vệ sinh
chuồng trại, khai thông cống rãnh, phát quang bụi rậm, phun thuốc sát trùng,


13
tẩy uế máng ăn, máng uống. Trước khi vào khu vực chuồng nuôi phải thay
quần áo bảo hộ lao động, đi ủng, đeo khẩu trang, đội mũ chuyên dụng,…
Chúng tôi sử dụng vacxin phòng bệnh cho đàn gà theo lịch sau:
Bảng 1.2. Lịch dùng vacxin cho gà sinh sản
Ngày
tuổi
Loại vaccin Phòng bệnh Liều lượng, cách dùng
1 Marek Marek Tiêm dưới da
3
ND-IB lần 1 Newcastle + IB Nhỏ mắt 1 giọt
Gumboro B lần 1 Gumboro Nhỏ miệng 1 giọt
7 Fowl Pox Đậu gà Chủng màng cánh
21
Gumboro A lần 2 Gumboro Nhỏ miệng 1 giọt
ND-IB lần 2 Newcastle + IB Nhỏ mắt hoặc mũi 1 giọt
35 Cúm gia cầm Cúm gia cầm Tiêm dưới da 0,5ml/con
45 Medivac ND Newcastle Tiêm dưới da 0,5ml/con
70 Coryza Sổ mũi truyền nhiễm

Tiêm bắp 0,5 ml/con
105 BNE -VAC
Newcastle, viêm phế
quản truyền nhiễm và

Hội chứng giảm đẻ
Tiêm bắp 0,5 ml/con

- Chẩn đoán và điều trị bệnh:
Trong quá trình nuôi dưỡng và chăm sóc đàn gà tại trại Gia cầm khoa
Chăn nuôi thú y, chúng tôi luôn theo dõi tình hình sức khỏe của đàn gà để
phát hiện kịp thời các biểu hiện triệu chứng của bệnh. Việc chẩn đoán được
tiến hành thông qua quan sát triệu chứng và mổ khám bệnh tích để từ đó có
hướng điều trị kịp thời. Trong thời gian thực tập ở trại, chúng tôi đã phát hiện
và điều trị một số bệnh thường gặp như sau:
- Bệnh cầu trùng (coccidiosis):
+ Nguyên nhân: Bệnh cầu trùng do 9 loại Coccidia gây ra. Chúng ký
sinh ở tế bào biểu mô ruột.
+ Triệu chứng: Tùy theo từng chủng loại và vị trí gây bệnh mà có
những triệu chứng bệnh khác nhau. Thường gặp ở 2 thể:


14
Cầu trùng manh tràng: Bệnh thường gặp ở gà con 4 - 6 TT. Gà bệnh có
biểu hiện ủ rũ, bỏ ăn, uống nước nhiều, phân lỏng lẫn máu tươi hoặc có màu
sôcôla, mào nhợt nhạt (do thiếu máu). Mổ khám thấy manh tràng sưng to,
chứa đầy máu.
Cầu trùng ruột non: Bệnh thường ở thể nhẹ. Triệu chứng chủ yếu là gà
ủ rũ, lông xù, cánh rũ, chậm chạp; phân màu đen như bùn, lẫn nhầy, đôi khi
lẫn máu; gà gầy, chậm lớn; chết rải rác kéo dài, tỷ lệ chết thấp. Mổ khám thấy
tá tràng sưng to, ruột phình to từng đoạn, niêm mạc tá tràng viêm, trên bề mặt
thấy các ổ tròn xám.
+ Điều trị: Coxymax liều 1 - 2 ml/lít nước uống dùng trong 3 ngày liên
tục, nghỉ 2 ngày rồi lại dùng 3 ngày liên tục nữa.
Để chống chảy máu, chúng tôi dùng gluco K, C liều 25g/lít nước uống.

- Bệnh bạch lỵ gà con
+ Nguyên nhân: Do vi khuẩn gram âm Salmonella gallinarum và
Salmonella pullorum gây ra.
+ Triệu chứng: Gà con yếu, tụ tập thành từng đám, kêu nháo nhác, ủ rũ,
lông xù, ỉa chảy phân trắng, lông xung quanh lỗ huyết bết đầy phân, chết 2 - 3
ngày sau khi phát bệnh.
+ Điều trị: Getacostrim liều 1 g/lít nước uống liên tục 3 - 4 ngày.
Ampicoli liều 1 g/lít nước uống liên tục 3 - 5 ngày kết hợp B.complex liều 1
g/3 lít nước.
- Bệnh viêm đường hô hấp cấp mãn tính ở gà (CRD, hen gà)
+ Nguyên nhân: Bệnh do Mycoplasma gallisepticum gây ra. Các yếu tố
tác động gây nên bệnh cho gà như: điều kiện thời tiết khí hậu khắc nghiệt,
dinh dưỡng kém, chuồng trại không đảm bảo vệ sinh thú y (chật trội, ẩm thấp)
làm cho gà giảm sức đề kháng và dễ mắc bệnh.
+ Triệu chứng: Gà có biểu hiện chảy nước mắt, nước mũi; thở khò khè,
há mồm ra thở; xõa cánh, hay quét mỏ xuống đất, đứng ủ rũ, có tiếng rít rất
điển hình (nghe rõ về đêm), gà kém ăn, gầy đi nhanh chóng.
+ Bệnh tích: Xác gà gầy, nhợt nhạt, khí quản có dịch, niêm mạc có
chấm đỏ, phổi nhợt nhạt. Bệnh ghép với E.coli thấy xuất huyết dưới da, lách
sưng, ruột xuất huyết.


15
+ Điều trị:
Bắt riêng những con gà có biểu hiện bệnh nặng sang chuồng khác để
cách ly và tiến hành điều trị.
Dùng Anti - CRD liều 2 g/lít nước uống liên tục 3 - 5 ngày. Kết hợp
với: B.complex (1 g/3 lít nước uống), đường gluco K, C (25g/lít nước uống).
Bệnh CRD thường ghép với E.coli nên khi điều trị, chúng tôi sử dụng
Bio - Enrafloxacin 10% liều 1 ml/2 lít nước uống dùng 3 - 5 ngày.

1.3.3.3. Tham gia các công việc khác
Trong thời gian thực tập, ngoài việc chăm sóc, nuôi dưỡng đàn gà tại
trại, chúng tôi còn tham gia một số công việc khác như:
- Tiêu độc khử trùng chuồng trại và khu vực xung quanh.
- Chọn lọc và phân loại trứng thương phẩm.
1.3.3.4. Kết quả công tác phục vụ sản xuất
Bảng 1.3. Kết quả công tác phục vụ sản xuất
Nội dung công việc Số lượng
Kết quả
Số lượng Tỷ lệ (%)
1. Chăm sóc, nuôi dưỡng An toàn
Gà Ai Cập (con) 1000 978 97,80
Gà King 303 (con) 310 291 97,00
Gà Mía x Lương Phượng (con) 251 249 99,20
2. Phòng bệnh bằng vacxin An toàn
Newcastle + IB 1321 1321 100,00
Gumboro 1321 1321 100,00
Newcastle 1284 1284 100,00
Cúm gia cầm 1284 1284 100,00
3. Điều trị bệnh Khỏi
Bệnh cầu trùng (con) 300 290 96,67
Bệnh CRD (con) 50 47 94,00
Bệnh bạch lỵ gà con (con) 350 345 98,57
4. Công tác khác An toàn
Úm gà (con) 1321 1284 97,20
Sát trùng chuồng trại (m
2
) 317 317 100,00
Cắt mỏ gà Ai Cập hậu bị 744 744 100,00




DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

Cs : Cộng sự
KHKT : Khoa học kỹ thuật
Nxb : Nhà xuất bản
TĂ : Thức ăn
TT : Tuần tuổi

×