Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Nhân thân người dưới 18 tuổi phạm tội xâm phạm sở hữu từ thực tiễn quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (754.68 KB, 91 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ CẨM

NHÂN THÂN NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI PHẠM TỘI XÂM
PHẠM SỞ HỮU TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BÌNH TÂN,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2017


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ CẨM

NHÂN THÂN NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI PHẠM TỘI XÂM
PHẠM SỞ HỮU TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BÌNH TÂN,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm
Mã số: 60 38 01 05

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. TRẦN HỮU TRÁNG


HÀ NỘI - 2017


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM
TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU ...................................................................................11
1.1. Khái niệm, ý nghĩa của nhân thân người phạm tội xâm phạm sở hữu ..........11
1.2. Các đặc điểm nhân thân của người phạm tội xâm phạm sở hữu ..................16
1.3. Những yếu tố tác động đến sự hình thành nhân thân người dưới 18 tuổi
phạm tội xâm phạm sở hữu ...................................................................................23
Chương 2: THỰC TRẠNG NHÂN THÂN NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI PHẠM
TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU TRÊN ÐỊA BÀN QUẬN BÌNH TÂN, TP. HỒ CHÍ
MINH........................................................................................................................30
2.1. Khái qt tình hình tội xâm phạm sở hữu do người dưới 18 tuổi thực hiện
trên địa bàn quận Bình Tân ...................................................................................30
2.2. Thực trạng nhân thân người dưới 18 tuổi phạm tội xâm phạm sở hữu tại quận
Bình Tân từ giai đoạn 2012 - 2016 .......................................................................32
2.3. Các đặc điểm nhân thân đặc trưng của người dưới 18 tuổi phạm tội XPSH
trên địa bàn quận Bình Tân ...................................................................................36
2.4. Thực trạng những yếu tố động đến sự hình thành nhân thân người phạm tội
xâm phạm sở hữu tại quận Bình Tân ....................................................................37
Chương 3:CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG PHỊNG NGỪA TÌNH HÌNH
TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU DO NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI TRÊN ĐỊA BÀN
QUẬN BÌNH TÂN TỪ KHÍA CẠNH NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI .....54
3.1. Dự báo sự thay đổi của các yếu tố tác động đến sự hình thành các đặc điểm
nhân thân người phạm tội xâm phạm sở hữu dưới 18 tuổi trên địa bàn quận Bình
Tân, thành phố Hồ Chí Minh ................................................................................54
3.2. Các giải pháp tăng cường phịng ngừa tình hình tội xâm phạm sở hữu từ khía
cạnh nhân thân người dưới 18 tuổi .......................................................................57

KẾT LUẬN ..............................................................................................................71
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................73
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
QP-AN:

Quốc phòng – An ninh

XPSH:

Xâm phạm sở hữu

BLHS

Bộ luật Hình sự

TAND

Tịa án nhân dân

VKSND

Viện kiểm sát nhân dân

Tp. HCM

Thành phố Hồ Chí Minh



DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Bảng so sánh tình hình tội XPSH do người dưới 18 tuổi thực hiện với
tình hình các tội phạm chung trên địa bàn quận Bình Tân.
Bảng 2.2. Bảng so sánh tình hình tội XPSH do người dưới 18 tuổi thực hiện trên địa
bàn thành phố Hồ Chí Minh với tình hình tội XPSH do người dưới 18 tuổi thực hiện
trên địa bàn quận Bình Tân.
Bảng 2.3.Cơ cấu của tình hình tội xâm phạm sở hữu do người chưa thành niên thực
hiện trên địa bàn quận Bình Tân.
Bảng 2.4 Thực trạng theo giới tính, độ tuổi của nhân thân người phạm tội XPSH
trên địa bàn quận Bình Tân.
Bảng 2.5 Cơ cấu tình hình tội phạm XPSH do người dưới 18 tuổi thực hiện trên địa
bàn quận Bình Tân theo đặc điểm trình độ học vấn.
Bảng 2.6 Cơ cấu tình hình tội phạm XPSH do người dưới 18 tuổi thực hiện trên địa
bàn quận Bình Tân theo hồn cảnh gia đình.
Bảng 2.7 Cơ cấu tình hình tội phạm XPSH do người dưới 18 tuổi thực hiện trên địa
bàn quận Bình Tân theo đặc điểm việc làm.
Bảng 2.8 Cơ cấu tình hình tội phạm XPSH do người dưới 18 tuổi thực hiện trên địa
bàn quận Bình Tân theo nơi cư trú, hộ khẩu thường trú.
Bảng 2.9 Tình hình tạm trú của bị cáo các tỉnh dưới 18 tuổi phạm tội XPSH trên địa
bàn quận Bình Tân.
Bảng 2.10. Cơ cấu tình hình tội phạm XPSH do người dưới 18 tuổi thực hiện trên
địa bàn quận Bình Tân theo mục đích phạm tội.
Biểu đồ 2.1 Diễn biến số vụ án, số bị cáo phạm các tội XPSH do người dưới 18
tuổi thực hiện trên địa bàn quận Bình Tân.


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quận Bình Tân được thành lập theo Nghị định số 130/2003/NĐ-CP ngày 05

tháng 11 năm 2003 của Chính phủ trên cơ sở tách 3 xã: Bình Hưng Hịa, Bình Trị
Đơng, Tân Tạo và thị trấn An Lạc thuộc huyện Bình Chánh.
Phía Bắc: giáp quận 12, huyện Hóc Mơn; Phía Nam: giáp quận 8, xã Tân
Kiên, xã Tân Nhựt thuộc huyện Bình Chánh; Phía Đơng: giáp quận Tân Phú, quận
6; Phía Tây: giáp xã Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B, Lê Minh Xuân thuộc địa phận huyện
Bình Chánh.
Tồn quận có 10 phường trực thuộc: An Lạc, An Lạc A, Bình Hưng Hịa,
Bình Hưng Hịa A, Bình Hưng Hịa B, Bình Trị Đơng, Bình Trị Đơng A, Bình Trị
Đơng B, Tân Tạo, Tân Tạo A.
Diện tích tồn quận là 5.188,67 ha diện tích tự nhiên với 254.635 nhân khẩu
sinh sống và hiện nay đã tăng lên 699.713 nhân khẩu trong đó, người dưới 18 tuổi
có 109.580 người. Cơ cấu bao gồm nhiều dân tộc khác nhau, trong đó chủ yếu là
dân tộc Kinh chiếm 91,27%, dân tộc Hoa chiếm 8,45%, còn lại là các dân tộc khác.
Tơn giáo có Phật giáo, Thiên chúa giáo, Tin Lành, Cao Đài, Hịa Hảo, Hồi giáo…
trong đó phật giáo chiếm 27,26% trong tổng số dân có theo đạo.
Quận Bình Tân nằm ở cửa ngõ phía Tây của thành phố, có quốc lộ 1A chạy
ngang qua vành ngồi của thành phố, ngồi ra cịn có tuyến đường Hồng Bàng và
Hùng Vương đi các quận nội thành. Đồng thời Bến xe Miền Tây là bến xe chính đi
các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Trong những năm qua, Đảng bộ và chính quyền
quận Bình Tân đã ban hành nhiều chính sách phù hợp thu hút nguồn vốn đầu tư
trong và ngoài nước, tốc độ đơ thị hố diễn ra khá nhanh, hầu như các phường
khơng cịn đất nơng nghiệp. Hiện nay nhiều mặt kinh tế - xã hội của quận phát triển
nhanh theo hướng đơ thị. Trên địa bàn quận Bình Tân hiện có hai khu cơng nghiệp
do Ban quản lý các khu công nghiệp thành phố quản lý là khu công nghiệp Tân Tạo
và khu công nghiệp Vĩnh Lộc. Một công ty giày da POUYUEN Việt Nam, là khu
công nghiệp 100% vốn nước ngoài chuyên sản xuất giày da, diện tích 62 ha, với

1



95.000 lao động là người trên địa bàn quận và các tỉnh, thành phố đến làm việc và
học tập, làm cho dân số trên địa bàn quận ngày càng gia tăng kéo theo các dịch vụ
thương mại, nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi giải trí cũng được mở rộng, đời sống
vật chất, tinh thần của người dân ngày càng được nâng lên.
Sau hơn 13 năm thành lập, quận Bình Tân đã có bước phát triển quan trọng
trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, quốc phịng - an ninh (QP-AN). Tốc độ
tăng trưởng kinh tế năm 2016 đạt 27%; trong đó, giá trị sản xuất cơng nghiệp tăng
35,35%, tiểu thủ công nghiệp tăng 18,52%, thu ngân sách tăng 13,8% năm th 9
liên tục đạt trên 1.000 t đồng); quản lý và phát triển đô thị đạt kết quả tích cực; văn
hố - xã hội có bước phát triển, đời sống của nhân dân từng bước được cải thiện...
Tuy vậy, bên cạnh những yếu tố tích cực, những thành tựu đã đạt được, mặt trái của
nền kinh tế thị trường, sự gia tăng dân số nhanh với t lệ dân nhập cư càng lớn gây
khó khăn trong cơng tác quản lý con người và quản lý xã hội đã làm cho tình hình
tội phạm trên địa bàn quận Bình Tân diễn biến hết s c ph c tạp các tội giết người,
cướp giật, trộm cắp tài sản… xảy ra ngày càng nhiều. Theo thống kê, từ năm 2012 –
2016, trên địa bàn Bình Tân, Tịa án nhân dân đã khởi tố, điều tra, tuy tố, xét xử
1.823 vụ án với hơn 2.333 bị can vi phạm hình sự, đặc biệt trong đó nhóm tội XPSH
đã khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử khoảng hơn 1.161 vụ án với hơn 1.459 bị can.
Điều đáng báo động là trong số 1.993 vụ án trên, các vụ án do người dưới 18 tuổi
phạm tội thực hiện đến 48 vụ với 101 bị cáo chiều hướng ngày càng ph c tạp.
(Nguồn thống kê số liệu từ tịa án Bình Tân)
Vấn đề người chưa thành niên vi phạm pháp luật và phạm tội đã và đang
được tất cả các nhà nước trên thế giới quan tâm, lo lắng. Liên hợp quốc đã ban hành
một số Công ước, Quy tắc liên quan đến cơng tác phịng chống vi phạm pháp luật
của người chưa thành niên; các cơ quan của tổ ch c lớn nhất hành tinh này cũng đã
tổ ch c nhiều cuộc hội thảo có tính chất tồn cầu và khu vực để bàn về vấn đề này.
Nhằm cụ thể hóa cụ thể hóa các chủ trương, đường lối của Đảng, các chiến
lược, kế hoạch của Chính phủ, chính quyền các cấp ở quận Bình Tân thời gian qua
cũng đã tích cực, chủ động thực hiện nhiều giải pháp để đấu tranh phòng, chống


2


tình hình tội phạm do người dưới 18 tuổi thực hiện nói chung và tình hình tội XPSH
do người dưới 18 tuổi thực hiện nói riêng. Tuy nhiên những giải pháp này vẫn chưa
đạt được hiệu quả mong muốn. Tình hình tội XPSH do người dưới 18 tuổi thực hiện
trên địa bàn quận Bình Tân vẫn có diễn biến hết s c ph c tạp và có chiều hướng gia
tăng. Thực tế đó đã đặt ra nhu cầu cấp bách cần nâng cao hiệu quả cơng tác đấu
tranh phịng chống tội XPSH do người dưới 18 tuổi gây ra trên địa bàn quận Bình
Tân trong thời gian tới. Để làm được điều này, một trong những vấn đề cần thực
hiện là tiến hành các nghiên c u về nhân thân người dưới 18 tuổi phạm tội XPSH.
Với cương vị là một cán bộ phụ trách công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em, học viên
ln ln mong muốn các em dù ở hồn cảnh nào cũng được chăm sóc tốt nhất,
được giáo dục tốt nhất để trở thành những công dân tốt cho xã hội góp phần xây
dựng đất nước Việt Nam ngày một giàu đẹp. Từ quan điểm đó, học viên quyết định
chọn đề tài Nhân thân người dưới 18 tuổi phạm tội xâm phạm sở hữu từ thực
tiễn quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh” làm đề tài luận văn thạc sỹ với
mong muốn, đề ra các giải pháp hữu hiệu phịng ngừa tội XPSH từ khía cạnh nhân
thân, góp phần thực hiện có hiệu quả chương trình hành động bảo vệ, chăm sóc,
giáo dục, trẻ em tốt hơn.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong những năm gần đây, đã có một số cơng trình nghiên c u được thực
hiện liên quan đến nhân thân người phạm tội, có thể kể đến các nghiên c u tiêu biểu
sau đây:
2.1. Nhóm những cơng trình nghiên cứu làm rõ vấn đề nhân thân người
phạm tội phục vụ quá trình áp dụng các quy định của BLHS
- Luận án Tiến sĩ Luật học: Nhân thân người phạm tội trong trong luật hình
sự Việt Nam của Nguyễn Thị Thanh Thủy, năm 2005;
Bài viết: Các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự liên quan đến nhân
thân người phạm tội” của tác giả Đinh Văn Quế, Tạp chí Tồ án, số 13/2009, tr. 2327 và số 14,tr. 19-28;


3


- Bài viết: Nhân thân người phạm tội với việc quy trách nhiệm hình sự” của
tác giả Nguyễn Thị Thanh Thu , Tạp chí Tồ án, số 8/2001, tr.2-7;
- Bài viết: Nhân thân người phạm tội một căn cứ để quyết định hình phạt”
của tác giả Trần Văn Sơn, Tạp chí Luật học, số 1/1997, tr.41-43;
- Bài viết: Nhân thân người phạm tội một căn cứ cần cân nhắc khi quyết
định hình phạt” của tác giả Trịnh Tiến Việt, Tạp chí kiểm sát, số 1/2003, tr.21-23;
- Bài viết: Cần có biện pháp để thống nhất khi áp dụng tình tiết đã bị xử
phạt hành chính trong Bộ luật hình sự” của tác giả Lê Đ c Tùng, Tạp chí Kiểm Sát,
số 5/2005, tr.34-36;
- Luận văn Thạc sĩ luật học: "Nhân thân người phạm tội theo pháp luật hình
sự Việt Nam từ thực tiễn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng” của tác giả Lưu Thị
Hằng, Học viện Khoa học xã hội 2017;
- Bài viết: Nhân thân người phạm tội một căn cứ cần cân nhắc khi quyết
định hình phạt” của tác giả Trịnh Tiến Việt, Tạp chí Kiểm sát, số 1/2003, tr. 21-23;
- Bài viết: Vấn đề nhân thân người phạm tội trong thực tiễn truy cứu trách
nhiệm hình sự” của tác giả Nguyễn Thị Thanh Thu , Tạp chí Kiểm sát, số 17/2005,
tr. 32-35;
- Bài viết: Các tình tiết định khung tăng nặng trong tội giết người phản ánh
mức độ lỗi và các đặc điểm về nhân thân người phạm tội” của tác giả Đỗ Đ c Hồng
Hà, Tạp chí Tồ án nhân dân, số 18/2005, tr. 17- 20;
2.2. Nhóm các cơng trình nghiên cứu làm rõ một số vấn đề lí luận về nhân
thân người phạm tội trong tội phạm học
- Giáo trình tội phạm học, do GS.TS Võ Khánh Vinh chủ biên, Đại học Huế
- Trung tâm đào tạo từ xa, năm 2011;
- Tội phạm học Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn, của Tập thể tác
giả, Viện nghiên c u nhà nước và pháp luật, năm 2000;

- Luận văn Thạc sĩ luật học: Nhân thân người phạm tội trong tội phạm học”
của Nguyễn Thị Thanh Thủy, Trường ĐH Luật Hà Nội năm 1996;

4


- Bài viết: Một số vấn đề nhân thân người phạm tội” của tác giả Nguyễn
Quang Hạnh, Tạp chí Nghề luật, số 1/2013, tr. 52-57;
- Bài viết: Một số vấn đề về nhân thân người phạm tội” của tác giả
Nguyễn Thị Thanh Thu , Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 5/2001, tr.4653;
- Bài viết: Nhân thân bị can và một số khái niệm kề cận” của tác giả TS. Bùi
Kiên Điện, Tạp chí Luật học, số 6/2001, tr. 14-18;
- Bài viết: Nhân thân người phạm tội: Một số vấn đề lý luận cơ bản” của tác
giả GS.TS. Lê Cảm, Tạp chí Tồ án, số 10/2001, tr.7-11 và Số 11/2001, tr. 5-8;
2.3. Nhóm các cơng trình nghiên cứu thực tiễn nhân thân người phạm tội
dưới góc độ tội phạm học ở một địa phương cụ thể
- Luận văn Thạc sĩ luật học: Nhân thân người phạm tội hiếp dâm trẻ em trên
địa bàn tỉnh Bình Phước của Nguyễn Thanh Tuấn (2017), Học viện khoa học xã
hội;
-Luận văn Thạc sĩ luật học: Nhân thân người phạm tội cướp giật tài sản trên
địa bàn thành phố Hồ Chí Minh của Lê Ngô Phương Thanh (2017), Học viện khoa
học xã hội;
-Luận văn Thạc sĩ luật học: Nhân thân người phạm tội cướp giật tài sản trên
địa bàn quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh của Phan Thị Phương Thảo (2017),
Học viện khoa học xã hội;
- Luận văn Thạc sĩ luật học: Nhân thân người phạm tội cố ý gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
của Nguyễn Xuân Bá (2017), Học viện khoa học xã hội;
- Luận văn Thạc sĩ luật học: Nhân thân người phạm tội cướp tài sản trên địa
bàn thành phố Hồ Chí Minh của Lê Đình Tồn (2017), Học viện khoa học xã hội;

- Luận văn Thạc sĩ luật học: Nhân thân người thực hiện các tội xâm phạm
tình dục trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu của Bùi Ai Giôn (2017), Học viện
khoa học xã hội;

5


Luận văn đầy đủ ở file: Luận văn full
















×