Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

KHẢO SÁT QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT MỘT SỐ SẢN PHẨM Ở XƯỞNG TẠO PHÔI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN SÀI GÒN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (844.1 KB, 68 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LÂM NGHIỆP

BÙI THỊ TƯỜNG VY

KHẢO SÁT QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT
MỘT SỐ SẢN PHẨM Ở XƯỞNG TẠO PHÔI TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN SÀI GÒN

LUẬN VĂN CUỐI KHÓA KỸ SƯ
CHUYÊN NGHÀNH CHẾ BIẾN LÂM SẢN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 08 / 2007


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LÂM NGHIỆP



KHẢO SÁT QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT
MỘT SỐ SẢN PHẨM Ở XƯỞNG TẠO PHÔI TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN SÀI GÒN

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN : HOÀNG VĂN HÒA
SINH VIÊN THỰC HIỆN : BÙI THỊ TƯỜNG VY

Thành phố Hồ Chí Minh


Tháng 08 / 2007


LỜI CẢM ƠN

Để có được những kiến thức như ngày hôm nay, nắm được các giải pháp
kỹ thuật trong ngành chế biến gỗ và hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này. Tôi
xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa lâm nghiệp trường Đại học Nông
Lâm TP.Hồ Chí Minh đã tận tình truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm quý báu
trong suốt thời gian tôi học tập tại trường.
Đặc biệt cảm ơn thầy Hoàng Văn Hòa đã tận tình hướng dẫn tôi từ việc tìm
đề tài đến việc hoàn thành đề tài này.
Chân thành cảm ơn Ban giám đốc Công ty Cổ Phần Phát Triển Sài Gòn
cùng các anh chị ở các phòng ban đã tạo mọi điều kiện cho tôi hoàn thành đề tài
này.
Cảm ơn gia đình,bạn bè, người thân đã động viên, chia sẻ trong suốt quá
trình học tập và hoàn thành tốt đề tài này.
Nông Lâm 25 – 06 - 2007
Bùi Thị Tường vy


TÓM TẮT
Đề tài “Khảo sát quy trình công nghệ sản xuất một số sản phẩm ở xưởng
tạo phôi tại Công ty Cổ Phần Phát Triển Sài Gòn ” được tiến hành từ ngày
10 / 03 / 2007 đến ngày 10 / 05 / 2007.
Đề tài thực hiện bằng cách quan sát, theo dõi quá trình sản xuất, thu thập số
liệu qua thực tế và từ nguồn do nhà máy cung cấp, tiến hành đo đếm kích thước của
các chi tiết từ đó xử lý số liệu bằng phương pháp Excel, thống kê và các công thức
toán học.
Đề tài đã nêu được quy trình công nghệ sản xuất bàn, ghế, tủ. Đồng thời

phân tích, đánh giá ưu nhược điểm các hoạt động của nhà máy đặc biệt là ưu nhược
điểm của từng khâu công nghệ từ đó đưa ra các biện pháp đề xuất nhằm nâng cao
hiệu quả sản xuất. Bên cạnh đó đề tài cũng đã tính được tỷ lệ lợi dụng gỗ và tỷ lệ
phế phẩm qua các công đoạn gia công hiện tại của nhà máy. Kết quả thể hiện như
sau:
1. Tỷ lệ lợi dụng gỗ ở xưởng tạo phôi
 Bàn Round Table : P Table = 58.82%
 Ghế Dining Chair : P Chair = 57.25%
 Tủ Entertainment Unit : P Unit = 56.67%
2. Tỷ lệ khuyết tật qua các công đoạn
 Bàn Round Table : K Table = 14.8%
 Ghế Dining Chair : K Chair = 11%
 Tủ Entertainment Unit : K Unit = 11.25%


Luận văn tốt nghiệp

Khoa lâm nghiệp

SUMMARY
The subject “Investigate the products at preliminary workshop in Sai
Gon Development Corperation” was started from 10 / 03 / 2007 to 10 / 05 / 2007.
The theme used many methods such as observing producing process,
collecting data from factory or practice, measuring demensions of Bedroom’s
details which are analysed by formulas, Excel, statistics.
The theme presents the technology process clearly. In addition, it analysed
strong points and weak points that gaves solusions to increase efficiency. Beside,
the theme mentioned the rate of using timberand the rate of discarded thing on
process at factory. That is the result:
1. The rate of using timber

 Round Table : 58.82%
 Dining Chair : 57.25%
 Entertainment Unit : 56.67%

2. The rate of flaw thing
 Round Table : 14.8%
 Dining Chair : 11%
 Entertainment Unit : 11.25%

Trang 0


Luận văn tốt nghiệp

Khoa lâm nghiệp

LỜI MỞ ĐẦU
Ngay từ xa xưa, gỗ đã được sử dụng rất đa dạng trong đời sống hàng ngày
như : trong xây dựng nhà cửa, cầu cống, trong trang trí nhà cửa,.... Qua thời gian, xã
hội ngày càng phát triển, có rất nhiều vật liệu thay thế gỗ như: nhôm, sắt, nhựa,
plastic,… Nhưng với xu hướng ngày nay con người càng muốn gần gũi với thiên
nhiên và thân thiện với môi trường nên các sản phẩm về gỗ ngày càng được ưa
chuộng và sử dụng rộng rãi trong cuộc sống như : làm sàn nhà, cầu thang, cửa đi lại,
cửa sổ, trần nhà, bàn, ghế, giường, tủ,…, các công cụ, vật dụng, chi tiết máy, các
mặt hàng mĩ nghệ và trang trí nội thất,….
Tuy nhiên, trước thực trạng nguồn nguyên liệu gỗ ngày càng cạn kiệt mà nhu
cầu sử dụng gỗ thì ngày càng tăng, cộng với trang thiết bị, dây chuyền sản xuất và
trình độ chuyên môn chưa được nâng cao để sản xuất được nhiều sản phẩm khác
nhau trên cùng một dây chuyền sản xuất đã dẫn đến nhiều bất cập trong quá trình
sản xuất. Bên cạnh đó việc quản lý chất lượng sản phẩm qua từng công đoạn gia

công vẫn chưa được chú trọng và thực hiện một cách triệt để, điều này cũng góp
phần vào việc tăng tỷ lệ phế phẩm, lãng phí nguyên vật liệu, chất lượng sản phẩm
không đạt theo yêu cầu.
Vì vậy để tiết kiệm nguyên vật liệu trong sản xuất ngoài đầu tư máy móc
thiết bị hiện đại, nâng cao tay nghề công nhân thì việc hoàn thiện quy trình sản xuất
là giải pháp thích hợp, để sản phẩm sản xuất ra phù hợp yêu cầu nhưng lại sử dụng
một lượng nguyên vật liệu là hợp lý nhất. Tuy nhiên, trong sản xuất việc xây dựng
và vận dụng một quy trình sản xuất vẫn còn nhiều bất cập làm ảnh hưởng đến quá
trình sản xuất, làm giảm tỷ lệ lợi dụng gỗ, tăng phế phẩm, giảm năng suất,… làm
cho giá thành sản phẩm cao, chất lượng sản phẩm không đáp ứng được yêu cầu của

Trang 1


Luận văn tốt nghiệp

Khoa lâm nghiệp

thị trường. Từ đó ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh trên thị trường với các công
ty khác.
Với những khó khăn trên, được sự giúp đỡ của thầy Hoàng Văn Hoà và các
thầy cô trong khoa Lâm Nghiệp và sự cho phép của Ban Giám Đốc Công ty Cổ
Phần Phát Triển Sài Gòn, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “ Khảo sát quy trình
công nghệ sản xuất một số sản phẩm ở xưởng tạo phôi tại Công ty Cổ Phần
Phát Triển Sài Gòn”.

Trang 2


Luận văn tốt nghiệp


Khoa lâm nghiệp

Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề :
Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu của con người ngày càng cao nên chất
lượng sản phẩm mộc đòi hỏi cũng phải nâng cao để đáp ứng yêu cầu của người sử
dụng. Xu hướng của người tiêu dùng là hàng hoá có chất lượng cao nhưng giá cả thì
phải rẻ. Trong khi đó tài nguyên gỗ ngày càng khan hiếm, giá cả thì ngày một tăng
cao. Do đó chúng ta phải nâng cao khả năng tiết kiệm nguyên liệu cũng như nâng
cao chất lượng sản phẩm thông qua việc bố trí dây chuyền công nghệ hợp lý, tối ưu
hoá quy trình sản xuất để tạo nên sản phẩm đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng,
cũng như xu thế cạnh tranh trên thị trường. Trong đó xưởng tạo phôi có vai trò
quyết định tỷ lệ lợi dụng gỗ cho toàn xí nghiệp. Qua đó, chúng ta có thể đánh giá
được trình độ và khả năng ứng dụng khoa học kỹ thật vào sản xuất.
Bên cạnh đó, công tác quản lý chất lượng trong ngành chế biến gỗ đã được
quan tâm, cải tiến bằng nhiều cách như : đầu tư máy móc hiện đại, lập tổ KCS
(QC), sử dụng mẫu chuẩn , …nhằm nâng cao chất luợng sản phẩm, tăng năng suất
và giảm hao phí nguyên liệu, phế phẩm. Song, quy trình sản xuất vẫn còn nhiều tồn
tại, hạn chế nhất định do những nguyên nhân chủ quan cũng như khách quan, làm
cho hiệu quả kinh tế thấp, chất lượng sản phẩm giảm, phế phẩm tăng dẫn đến chi
phí sản xuất và giá thành sản phẩm tăng.
Trên cơ sở đó chúng tôi tiến hành theo dõi, khảo sát quy trình sản xuất bàn
Round Table, ghế Dining Chair, tủ Entertainment Unit ở xưởng tạo phôi của xí

Trang 3


Luận văn tốt nghiệp


Khoa lâm nghiệp

nghiệp gỗ Sài Gòn nhằm khắc phục những nhược điểm trong quá trình sản xuất nếu
có.
Hiện nay, để sản xuất mặt hàng bàn, ghế Công ty Phát triền Sài Gòn đang sử
dụng nguyên liệu là gỗ Sồi Trắng (ở Bắc Mỹ, châu Âu), mặt hàng tủ thì nguyên liệu
là gỗ Walnut và Cao su.
1.2. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu :
1.2.1. Mục đích nghiên cứu :
Việc tiến hành khảo sát dây chuyền sản xuất nhằm tìm ra những ưu, khuyết
điểm cũng như những bất hợp lý giúp công ty đánh giá toàn diện hơn về dây chuyền
công nghệ sản xuất, góp phần nâng cao năng lực sản xuất, tiết kiệm nguyên vật liệu
và điều chỉnh dây chuyền công nghệ phù hợp với nhu cầu ngày càng đa dạng của
công ty.
1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu :
Ghi nhận các bước công nghệ trong quy trình sản xuất. Phân tích tính đồng
bộ và những bất hợp lý ở các công đoạn sản xuất và từ đó đề xuất các biện pháp cải
thiện để làm hoàn thiện quy trình sản xuất.
1.3. Giới hạn đề tài :
Đề tài chỉ nghiên cứu ở xưởng tạo phôi của Công ty Cổ Phần Phát Triển Sài
Gòn.

Trang 4


Luận văn tốt nghiệp

Khoa lâm nghiệp


Chương II
TỔNG QUAN
2.1.
2.1.1.

VÀI NÉT VỀ XÍ NGHIỆP :
Giới thiệu khái quát về công ty :

 Tên giao dịch : Công Ty Cổ Phần Phát Triển Sài Gòn
 Tên đối ngoại : Saigon Development Corporation
 Tên viết tắt : SDC
 Địa chỉ :
 Trụ sở chính :
o Vị trí nhà máy : ấp Long Sơn, phường Long Bình ,Quận 9,
Tp.HCM
o Điện thoại: 7325363 - 7325374
 Văn phòng liên lạc :
o Số 143/7D Ung Văn Khiêm, phường 25 ,Quận Bình Thạnh
Tp.HCM
o Điện thoại :088.992280
o Fax: 088.7325364
 Diện tích nhà xưởng : 7000 m2
 Ngành nghề kinh doanh :
 Sản xuất xi măng, bột đá, bột khoáng, vật liệu xây dựng , vật liệu kết
dính khác.
 Xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng, kết cấu hạ tầng, san
lắp mặt bằng.

Trang 5



Luận văn tốt nghiệp

Khoa lâm nghiệp

 Chế biến và xuất khẩu đồ gỗ gia dụng, ván sàn.
Lịch sử hình thành :
Tiền thân là Nhà Máy Xi Măng Sài Gòn, thành lập từ năm 1976. Năm 1992
được sắp xếp lại là Doanh Nghiệp Nhà Nước trực thuộc UBND Tp.HCM theo quyết
định số 238/QĐUB ngày 15/12/1992. Ngày 02/01/2003 doanh nghiệp được chuyển
đổi thành Công Ty Cổ Phần Xi Măng Sài Gòn(CSC).
Sơ lược về sự hình thành:
Khi nền kinh tế nước ta chuyển từ bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản
lý của Nhà nước, sản phẩm xi măng của nhà máy không thể cạnh tranh về chất
lượng và giá cả với ximăng của các nhà máy có tên tuổi như: Xi Măng Hà Tiên , Xi
Măng Hoàng Thạch, Xi Măng Bỉm Sơn và kể cả các loại xi măng khác của Thái
Lan, Trung Quốc. Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty không có hiệu quả.
Sau đó, nhà máy đã kết hợp với vật liệu xây dựng của xí nghiệp Liên Doanh Dầu
Khí Việt- Xô nghiên cứu cải tiến và sản xuất thành công loại xi măng đặc chủng
phục vụ trực tiếp cho các giếng khoan dầu khí Việt Nam phù hợp với điều kiện địa
chất Việt Nam.
Năm 1997 , nhà máy được Đảng và nhà nước trao tặng Huân Chương Lao
Động hạng III. Từ đó, nhà máy Xi Măng Sài Gòn chuyển sang một bước ngoặc phát
triển mới. Hiện nay, nhà máy đã trang bị máy móc thiết bị hiện đại hơn trước để đạt
kết quả cao hơn nữa trong kinh doanh.
Ngày 02/01/2003, theo quyết định của Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Tp.HCM ,
nhà máy được triển khai thành công ty Cổ Phần Xi Măng Sài Gòn theo nghị định số
44/1998/NĐ-CP ngày 29/06/1998 của Chính Phủ. Do tăng thêm ngành chế biến và
xuất khẩu đồ gỗ nên ngày 04/ 08/2006 Công ty CSC đã được Sở Kế Hoạch –Đầu
Tư Tp.HCM quyết định chuyển đổi tên gọi thành Công ty Cổ Phần Phát Triển Sài

Gòn(SDC). Công Ty Cổ Phần Phát Triển Sài Gòn có 3 xí nghiệp : xí nghiệp xi
măng dân dụng, xí nghiệp xi măng dầu khí, xí nghiệp gỗ.

Trang 6


Luận văn tốt nghiệp

Khoa lâm nghiệp

Tuy là công ty cổ phần vừa mới được triển khai nhưng trong những năm vừa
qua công ty đã có những bước phát triển mới, có những kế hoạch kinh doanh mang
tính đột phá, dễ xâm nhập vào nền kinh tế nước ta hiện nay.
Sơ đồ mặt bằng tổng thể nhà máy (xem phần phụ lục).
2.1.2.

Công tác tổ chức quản lý của công ty :

2.1.2.1.

Cơ cấu tổ chức của công ty :

2.1.2.1.1. Sơ đồ tổ chức :
ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG

BAN KIỂM SOÁT

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
TỔNG GIÁM ĐỐC


GĐ XN
XM
DÂN
DỤNG

GĐ XN
XM
DẦU
KHÍ

GĐ XN
GỖ


TÀI
CHÍNH

2.1.2.1.2. Nhân sự :
o Hội đồng quản trị : 7 người
o Ban kiểm soát : 3 người
o Ban giám đốc : 3 người
o Ban giám đốc xí nghiệp gỗ : 3 người
o Ban giám đốc xí nghiệp xi măng dân dụng : 2 người
o Ban giám đốc xí nghiệp xi măng dầu khí : 3 người
o Khối văn phòng: 116 người

Trang 7

GĐ KỸ
THUẬT

C ÔNG
NGHỆ


Luận văn tốt nghiệp

Khoa lâm nghiệp

o Bộ phận sản xuất: 238 người

2.1.2.2.

Cơ cấu tổ chức của xí nghiệp gỗ :

2.1.2.2.1. Sơ đồ tổ chức :
BAN GIÁM ĐỐC

PHÒNG
KỸ
THUẬT

PHÒNG
KẾ
HOẠCH

XƯỞNG
TẠO
PHÔI

XƯỞNG

FURNIT
ER

2.1.2.2.2. Nhân sự :
o Ban Giám Đốc: 3 người
o Khối văn phòng: 15 người
o Tổ QC+ Cơ điện : 7 người
o Xưởng furniter : 134 người
o Xưởng tạo phôi : 70 người.
2.2.

TÌNH HÌNH SẢN XUẤT TẠI XÍ NGHIỆP GỖ :

2.2.1. Nguyên li u :
Nguyên liệu của xí nghiệp thường được nhập theo đơn đặt hàng và có
một phần dự trữ. Nguyên liệu gỗ chính là: Sồi trắng (white oak), Óc chó đen
(walnut), Thông (pine), cao su(rubber), MDF,….Sồi trắng, Walnut chủ yếu được
nhập từ Bắc Mỹ, châu Âu một phần ở Singapore, Đức (Germany),….Còn Thông,
Cao su thường được nhập từ trong nước. Nguyên liệu nhập về dưới dạng gỗ tròn và
gỗ phách. Gỗ phách có chiều dày từ 21-45 mm, đã qua tẩm sấy có độ ẩm dưới 12%.

Trang 8


Luận văn tốt nghiệp

Khoa lâm nghiệp

Gỗ tròn thì xẻ tại xưởng và đưa đi sấy.Theo yêu cầu của sản phẩm mà chúng tôi
khảo sát thì nguyên liệu chủ yếu để sản xuất là gỗ Sồi trắng và gỗ Walnut ở Bắc

Mỹ. Độ ẩm dao động từ 8-12%, chiều dày từ 21-40 mm tuỳ theo yêu cầu phôi của
từng chi tiết, chiều dài 1500 – 3700 mm.
Ta thấy với chiều dài của nguyên liệu lớn dẫn đến trọng lượng tấm nguyên
liệu lớn nên sẽ ảnh hướng và gây khó khăn trong khi đưa ván lên pha phôi, do đó
cần có người phụ khi gia công, đồng thời cũng cần bố trí máy ở công đoạn pha phôi
vơí khoảng cách phù hợp để đảm bảo an toàn và thuận lợi khi gia công.
Nguyên liệu thường có các khuyết tật phổ biến như sau :
 Mắt sống, mắt chết nhiều
 Nứt tét, mục ải
 Gỗ bị dát, lẹm cạnh
 Cong mo, vênh với tỷ l ệ lớn đặc biệt là phách có bề rộng >
200 mm
 Màu gỗ không đồng nhất
Để đáp ứng yêu cầu về chất lượng sản phẩm , trước khi sản xuất nguyên liệu
cần được kiểm tra để đạt các yêu cầu sau:
 Độ ẩm gỗ dưới 12%
 Không mục ải, mắt chết đen với Ø < 2 mm , mắt sống với
Ø < 5 mm
 Không bị nứt tét, cong vênh
 Màu gỗ phải sáng đẹp, đồng nhất
 Đảm bảo quy cách
Do xưởng sản xuất nằm riêng với xưởng để nguyên liệu nên hình thức
giao nhận nguyên liệu cũng có sự khác biệt. Nguyên liệu được đưa vào sản xuất
theo dạng kiện theo một định mức đã được công ty tính sẵn trước đó.
2.2.2.

S n ph m :
Hiện nay, xí nghiệp sản xuất chủ yếu các loại sản phẩm cho công ty

Interstil A/S của Đan Mạch, công ty MeKong Lotus và của một số khách hàng khác.


Trang 9


Luận văn tốt nghiệp

Khoa lâm nghiệp

Sản phẩm chủ yếu là : bàn , ghế, bộ bàn ghế các loại, tủ để quần áo, tủ để
đầu giường, tủ để ti vi, giường ngủ, …
2.2.3.

Máy móc thi t b

:

Vì xí nghiệp mới thành lập (năm 2006) nên máy móc thiết bị vẫn còn mới và
hoạt động tốt. Các máy này đa phần được sản xuất ở Đài Loan, Trung Quốc, Việt
Nam, Đức, Ý, EU,…Sau đây là bảng liệt kê máy móc thiết bị hiện có của xí nghiệp
(như bảng 2.1)
Bảng 2.1 : Bảng liệt kê máy móc thiết bị hiện có của xí nghiệp

STT Tên máy móc, thiết bị

Đvt

SL

Xuất xứ


Tạo phôi
1

Máy cắt ngang

Cái

5

Việt Nam

2

Máy Ripsaw

Cái

8

Đài Loan

3

Máy bào 2 mặt

Cái

3

Đài Loan


4

Máy bào 4 mặt

Cái

2

Đài Loan + Đức

5

Máy Finger

Cái

1

Trung Quốc

6

Máy ghép ngang

Cái

2

Việt Nam


7

Máy ghép dọc

Cái

1

Việt Nam

8

Máy bào cong

Cái

2

Việt Nam

9

Máy cưa cắt nghiêng

Cái

1

Đài Loan


10

Máy cưa lọng

Cái

1

Đài Loan

Tạo dáng
1

Máy khoan hơi đứng 1 đầu

Cái

3

Việt Nam

2

Máy khoan hơi ngang 1 đầu

Cái

4


Việt Nam

3

Máy khoan hơi đứng 2 đầu

Cái

1

Việt Nam

4

Máy khoan 12 đầu HKý

Cái

1

Việt Nam

5

Máy khoan ngang 23 đầu

Cái

3


Ý

Trang 10


Luận văn tốt nghiệp

Khoa lâm nghiệp

6

Máy khoan 2 phương

Cái

1

Ý

7

Máy Router nằm

Cái

4

Đài Loan

8


Máy Router đứng

Cái

2

Đài Loan

9

Máy Toupie 1 trục

Cái

6

Đài Loan

10

Máy Toupie 2 trục

Cái

2

Đài Loan

11


Máy cắt phay 1 đầu 1m2

Cái

2

Đài Loan

12

Máy cắt phay 2 đầu 1m8

Cái

1

Đài Loan

13

Máy cắt tinh

Cái

4

Trung Quốc

14


Máy đục mộng vuông

Cái

2

Đài Loan

15

Máy cắt nghiêng bàn

Cái

2

Đài Loan

16

Máy cưa lọng

Cái

2

Đài Loan

17


Máy cưa đu

Cái

2

Đài Loan

18

Máy đánh mộng mang cá

Cái

1

Đài Loan

19

Máy khoan cần

Cái

2

Việt Nam

20


Máy ép thủy lực

Cái

1

Việt Nam

21

Bộ đưa phôi

Cái

10

Đài Loan

Chà nhám
1

Máy nhám thùng 1m2

Cái

1

Đài Loan


2

Máy chà nhám băng

Cái

2

Việt Nam

3

Máy nhám cạnh thẳng

Cái

1

Việt Nam

4

Máy nhám cạnh nghiêng

Cái

3

Việt Nam


5

Máy chà nhám Rulo

Cái

1

Việt Nam

6

Máy nhám trục đứng

Cái

2

Việt Nam

7

Máy nhám chổi

Cái

7

Việt Nam


8

Máy hút bụi di động

Cái

2

Việt Nam

Lắp ráp
1

Cảo ghép hơi

Cái

3

Việt Nam

2

Cảo ghép thủy lực A

Cái

1

Việt Nam


Trang 11


Luận văn tốt nghiệp

Khoa lâm nghiệp

3

Cảo ghép ghế

Cái

1

Việt Nam

4

Máy ép mặt ghế

Cái

1

Việt Nam

Cái


1

Đài Loan

Bao bì
Máy đai dây hàng
Cơ điện
1

Máy mài dao thẳng

Cái

1

Đài Loan

2

Máy mài đa năng

Cái

1

Đài Loan

Phòng sơn
1


Boot sơn màng nước

Cái

2

Việt Nam

2

Boot sơn khô

Cái

1

Việt Nam

3

Băng tải con lăn dài 3 m

Cái

25

Việt Nam

4


Băng tải con lăn dài 2 m

Cái

2

Việt Nam

5

Băng tải con lăn góc

Cái

4

Việt Nam

Hệ thống hơi
1

Máy khí nén Atlas Copco

Cái

3

EU

2


Máy sấy Atlas Copco

Cái

3

EU

3

Bầu chứa hơi

Cái

3

Việt Nam

Hệ thống hút bụi
1

Hút bụi tinh 40HP

Cái

2

Việt Nam


2

Hút bụi thô 40 HP

Cái

5

Việt Nam

Với tình hình về nguyên vật liệu và tình trạng máy móc, thiết bị tại xí nghiệp
chúng ta cần phải làm gì để đạt được năng suất cao và giá thành sản phẩm thấp để
đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Đó là câu hỏi luôn luôn đặt ra trong đầu mỗi
doanh nghiệp.
Vì vậy để tiết kiệm nguyên vật liệu trong sản xuất ngoài đầu tư máy móc
thiết bị hiện đại, nâng cao tay nghề công nhân thì việc hoàn thiện quy trình sản xuất
là giải pháp thích hợp, để sản phẩm sản xuất ra phù hợp yêu cầu nhưng lại sử dụng
một lượng nguyên vật liệu là hợp lý nhất. Tuy nhiên, trong sản xuất việc xây dựng

Trang 12


Luận văn tốt nghiệp

Khoa lâm nghiệp

và vận dụng một quy trình sản xuất vẫn còn nhiều bất cập làm ảnh hưởng đến quá
trình sản xuất, làm giảm tỷ lệ lợi dụng gỗ, tăng phế phẩm, giảm năng suất,… làm
cho giá thành sản phẩm cao, chất lượng sản phẩm không đáp ứng được yêu cầu của
thị trường. Từ đó ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh trên thị trường với các công

ty khác. Do đó mà chúng tôi đã quyết định khảo sát quy trình sản xuất sản phẩm để
tìm ra những ưu, nhược điểm.từ đó có biện pháp khắc phục nó.
2.3.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA QUÁ TRÌNH TẠO PHÔI :

2.3.1.

Khái niệm về pha phôi :

Pha phôi là công đoạn đầu tiên của quá trình gia công chi tiết nhằm tạo phôi
cho chi tiết từ nguyên liệu ban đầu là gỗ White Oak, Walnut được xẻ, sấy dưới dạng
phách gỗ có chiều dày từ 21 – 40 mm còn bề rộng và chiều dài thì biến đổi rất lớn
được rong, cắt, bào, ghép,…nhằm tạo ra những kích thước và hình dáng phù hợp
với các bước công nghệ gia công tiếp theo của các chi tiết.
Có nhiều phương pháp pha phôi khác nhau :
Theo nguyên liệu, chúng ta có thể phân biệt pha phôi gỗ xẻ và pha phôi ván
rộng(ván nhân tạo). Theo hình dạng của chi tiết, pha phôi chi tiết thẳng khác với
pha phôi chi tiết cong lượn.
2.3.2.

Các phương pháp pha phôi từ gỗ xẻ :

2.3.2.1.

Phương pháp thứ nhất :

Nguyên liệu

cắt ngắn


xẻ dọc

Sử dụng phương pháp này nhìn chung là thuận tiện cho trật tự công việc và
vận chuyển thuận lợi. Ngoài ra sử dụng phương pháp này loại bỏ được những vùng
gỗ có khuyết tật lớn theo chiều rộng.
2.3.2.2.

Phương pháp thứ hai :

Nguyên liệu

xẻ dọc

cắt ngắn

Thường sử dụng trong trường hợp này là nguyên liêụ gỗ xẻ hoàn chỉnh và
chiều dài chi tiết ít biến động.
2.3.2.3.

Phương pháp thứ ba :

Nguyên liệu

cắt ngắn

xẻ dọc

Trang 13


cắt ngắn


Luận văn tốt nghiệp

Khoa lâm nghiệp

Phương pháp này xét về mặt năng suất lao động có thể cao hơn các phương
pháp trước nhưng cũng có thể lãng phí gỗ nếu tính toán không chính xác. Phương
pháp này thường ứng dụng trong trường hợp có nhiều phôi ngắn.
2.3.2.4.

Phương pháp thứ tư :

Nguyên liệu

cắt ngắn

bào thẫm

Vạch mực để xẻ dọc (nếu phôi

thẳng)

Lượn cong (nếu phôi xiên)

2.3.2.5.

Phương pháp cá biệt :


Một số trường hợp cá biệt, để thuận tiện cho quá trình công nghệ, tạo năng
suất cao người ta có thể pha phôi gộp. Nghĩa là hai hay nhiều chi tiết cùng loại cùng
chung một phôi gọi là phôi gộp. Có thể gộp theo chiều dài hay gộp theo chiều rộng.


Khâu cắt ngắn : đặt gỗ ngay ngắn, tay trái giữ gỗ, tay phải kéo cưa. Cắt xong

ta đẩy cưa trở lại vị trí cân bằng, có thể cắt một lúc nhiều phôi.


Khâu xẻ dọc : điều chỉnh kích thước xẻ chính xác để có thể xẻ phôi thẳng

hay phôi xiên tùy thuộc vào từng chi tiết của sản phẩm.


Khâu lọng : được gia công trên máy cưa vòng lượn, thông thường phôi được

gạch mực trước trên gỗ, có thể để xẻ dọc, cắt ngắn các chi tiết ngắn và nhỏ.
2.3.3.

Các khuyết tật thường gặp khi pha phôi :
Dạng khuyết tật

Nguyên nhân

- Gia công không

- Tay nghề công nhân

đúng quy cách


- Kích thước phôi không đúng quy cách

- Xước bề mặt

- Lưỡi cưa cùn
- Đẩy gỗ ngược chiều thớ gỗ

- Vát cạnh, lượn sóng

- Tốc độ đẩy và tốc độ cắt không đồng bộ
- Chao đảo lươiõ cưa do lực ốp không chắc
- Biến dạng lưỡi cưa
- Độ rung của máy

Trang 14


Luận văn tốt nghiệp

Khoa lâm nghiệp

Chương III
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Nội dung nghiên cứu :
o Khảo sát đặc điểm nguyên liệu và sản phẩm
o Khảo sát quy trình sản xuất sản phẩm của công ty
o Lập biểu đồ gia công sản phẩm
o Xác định tỷ lệ khuyết tật
o Xác định tỷ lệ lợi dụng gỗ

o Khảo sát dây chuyền công nghệ sản xuất thực tế tại nhà máy
o Phân tích, đánh giá làm cơ sở để từ đó đề xuất các biện pháp khắc phục các
khuyết điểm trong quy trình công nghệ.
3.2. Ph

ng pháp nghiên c u :

Để đảm bảo tính khoa học, tính chính xác và khách quan trong quá trình
khảo sát, chúng tôi sử dụng phương pháp xác suất thống kê để xác định tỷ lệ phế
phẩm và tỷ lệ lợi dụng gỗ.
Chúng tôi theo dõi trực tiếp tình hình sản xuất tại xí nghiệp và thu thập
những số liệu cần cho quá trình tính toán.
+

Định tỷ lệ phế phẩm các chi tiết áp dụng công thức tính tỷ lệ phế phần trăm

phế phẩm(P) như sau:
Số chi tiết hỏng.
P ==

x 100%
Tổng số chi tiết khảo sát

+ Tỷ lệ lợi dụng gỗ được tính như sau:
K=

Vs
x 100%
Vt


Trang 15


Luận văn tốt nghiệp

Trong đó :

Khoa lâm nghiệp

K: Tỷ lệ lợi dụng gỗ. (%)
Vs : Thể tích gỗ sau khi gia công (m3)
Vt : Thể tích gỗ trước khi gia công (m3)
Vs,Vt: được tính theo giá trị trung bình (m3)

Những số liệu thu thập được chúng tôi tiến hành xử lý trên máy vi tính
bằng phần mềm Excel.
Chúng tôi sử dụng phương pháp đo đếm bằng đồng hồ để tính năng suất.
Khảo sát nguyên liệu, sản phẩm thông qua việc khảo sát thực tế tại công ty
và thu thập trong các hồ sơ lưu trữ.
Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm được rút ra từ việc khảo sát quy trình
sản xuất thực tế tại xí nghiệp.

Trang 16


Luận văn tốt nghiệp

Khoa lâm nghiệp

Chương IV

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. PHÂN TÍCH KẾT CẤU SẢN PHẨM
4.1.1.

Đặc điểm, hình dáng:

Mặt hàng Round Table, Dining Chair được xí nghiệp sản xuất theo đơn đặt
hàng của công ty Mekong Lutus, tủ Entertainment cho công ty Interstil A/S . Sở dĩ
chúng tôi chọn mặt hàng này để khảo sát là vì nó đặc trưng cho các mặt hàng đang
sản xuất ở công ty. Và một lý do nữa là tuy quy trình sản xuất đạt kết quả tốt nhưng
vẫn còn nhiều bất cập chưa hoàn thiện và hợp lý trong thực tế sản xuất. Do công ty
mới thành lập nên đội ngũ công nhân và cán bộ quản lý chưa có kinh nghiệm, chưa
quen với quy trình sản xuất nên năng suất còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu của
thị trường rộng lớn.
4.1.1.1.

Đặc điểm :

Bàn, ghế, tủ là những sản phẩm cần thiết phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng
ngày của con người. Bàn Round Table, ghế Dining Chair phục vụ cho nhu cầu ăn
uống, Tủ Entertainment Unit phục vụ cho việc giải trí. Màu sắc của từng sản phẩm
rất đẹp và hài hoà.
Sản phẩm chủ yếu làm theo đơn đặt hàng để xuất khẩu nên rất gọn nhẹ, dễ
lắp ráp để đóng gói, dễ dàng vận chuyển.
4.1.1.2.

Hình dáng :

Như hình 4.1, hình 4.2, hình 4.3.


Trang 17


Luận văn tốt nghiệp

Khoa lâm nghiệp

Hình 4.1 : Bàn Round Table

Hình 4.2 : Ghế Dining Chair

Hình 4.3 : Tủ Entertainment Unit

Bảng 4.1 : Bảng thống kê chi tiết sản phẩm bàn Round Table
1600(W) x 1600(D) x 760(H) mm

Trang 18


Luận văn tốt nghiệp

STT

TÊN CHI TIẾT

Khoa lâm nghiệp

TIÊU


QUY CÁCH TINH

CHUẨN

(mm)

GỖ
MẶT BÀN TỔNG THỂ

SL/1SP

Dày

Rộng

Dài

1600

1600

760

Thanh ghép giữa
1

(ghép finger joint )

40_A/B


35

60

1614

10

2

Thanh ghép miếng ngoài

40_A/B

35

60

1515

2

3

Thanh ghép miếng ngoài

40_A/B

35


60

1462

2

4

Thanh ghép miếng ngoài

40_A/B

35

60

1397

2

5

Thanh ghép miếng ngoài

40_A/B

35

60


1318

2

6

Thanh ghép miếng ngoài

40_A/B

35

60

1220

2

7

Thanh ghép miếng ngoài

40_A/B

35

60

1104


2

8

Thanh ghép miếng ngoài

40_A/B

35

60

956

2

9

Thanh ghép miếng ngoài

40_A/B

35

60

764

2


10

Thanh ghép miếng ngoài

40_A/B

35

28

473

2

138

138

760

CHÂN BÀN
11

Thanh ghép ngoài

4/4_A/B

22

138


760

6

12

Thanh ghép ngoài

4/4_A/B

22

94

760

6

13

Thanh ghép giữa

35_A/B

94

94

150


6

VAI BÀN
14

Vai bàn (ghép finger joint)

40_A/B

35

90

1169

3

15

EKE (Finnger Joint)

40_B/B

35

90

103


3

MẶT BÀN TỔNG THỂ

1600

1600

760

1

Thanh ghép miếng giữa

35

600

1614

1

2

Thanh ghép miếng ngoài

35

540


1515

2

3

Chân bàn

138

138

760

3

4

Vai bàn (ghép finger joint)

35

90

1169

3

5


Eke(Laminate_Finnger Joint)

35

90

103

3

ROUND TABLE

Trang 19


Luận văn tốt nghiệp

Khoa lâm nghiệp

Bảng 4.2 : Bảng thống kê chi tiết sản phẩm ghế Dining Chair
440(W) x 515(D) x 1010(H) mm

STT

TÊN CHI TIẾT

TIÊU

QUY CÁCH TINH


CHUẨN

(mm)

GỖ

SL/1SP

Dày

Rộng

Dài

KHUNG TRƯỚC

OAK

1

Chân trước

4/4 – A/B

42

42

430


2

2

Vai trước (mộng 20)

4/4 – A/B

20

60

396

1

KHUNG SAU

OAK

3

Chân sau

5/4 – A/A

30

130


1010

2

4

Nan tựa(mộng 20)

21- A/B

15

30

705

4

5

Vai trên (mộng 20)

4/4 – A/B

20

80

357


1

6

Vai dưới (mộng 20)

5/4 – A/B

25

40

373

1

7

Vai hông(mộng 20)

4/4 – A/B

20

55

384

2


8

Kiềng chân(mộng 20)

4/4 – A/B

20

38

374

2

9

Đố ngang

4/4 – B/C

20

40

350

1

10


Eke

4/4 – B/C

20

45

165

2

Trang 20


×