Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

TÌM HIỂU TIẾN TRÌNH GIAO ĐẤT GIAO KHOÁN BẢO VỆ RỪNG VÀ SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN Ở THÔN ĐẠ NHAR, XÃ QUỐC OAI, HUYỆN ĐẠ TẺH, TỈNH LÂM ĐỒNG.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (507.27 KB, 66 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LÂM NGHIỆP


LÂM LÊ PHÚC
Tên đề tài: TÌM HIỂU TIẾN TRÌNH GIAO ĐẤT
GIAO KHOÁN BẢO VỆ RỪNG VÀ SỰ THAM GIA
CỦA NGƯỜI DÂN Ở THÔN ĐẠ NHAR, XÃ QUỐC
OAI, HUYỆN ĐẠ TẺH, TỈNH LÂM ĐỒNG.

LUẬN VĂN KỸ SƯ
CHUYÊN NGÀNH LÂM NGHIỆP XÃ HỘI

Tp. HCM
Tháng 6 năm 2006


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LÂM NGHIỆP


Tên đề tài:

TÌM HIỂU TIẾN TRÌNH GIAO ĐẤT

GIAO KHOÁN BẢO VỆ RỪNG VÀ SỰ THAM GIA
CỦA NGƯỜI DÂN Ở THÔN ĐẠ NHAR, XÃ QUỐC
OAI, HUYỆN ĐẠ TẺH, TỈNH LÂM ĐỒNG.
LUẬN VĂN KỸ SƯ


CHUYÊN NGÀNH LÂM NGHIỆP XÃ HỘI
Giáo viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

TS. Bùi Việt Hải

Tên: Lâm Lê Phúc
Khóa: Lâm Nghiệp 28

Tp.HCM
Tháng 6 năm 2006


MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING
NONG LAM UNIVERSITY IN HO CHI MINH CITY
FORESTRY FACULTY


SUBJECT NAME:

STUDY THE PROCESS OF

CONTRACTUAL FOREST PROTECTING AND
MANAGEMENT AND THE PARTICIPATION OF
PEOPLE IN DANHAR HAMLET, QUOC OAI
COMMUNE, DATEH DISTRICT, LAM DONG
PROVINCE
FINAL ESSAY
SPECIALITY OF SOCIAL FORESTRY


Teacher:

Student:

Dr. Bui Viet Hai

Name: Lam Le Phuc
Class: Forestry 28

HCM City
June 2006


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................


.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................


.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................


LỜI CẢM ƠN

Chân thành cảm ơn quý thầy cô trong bộ môn LNXH, các thầy cô trong khoa
lâm nghiệp, trường Đại học Nông lâm thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình chỉ dạy
và giúp đỡ em trong quá trình học tập.

Chân thành cảm ơn thầy TS. Bùi Việt Hải đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn và
động viên em trong quá trình thực hiện đề tài.

Cảm ơn chú Nguyễn Văn Dũng, Bí thư Ủy ban nhân dân xã Quốc Oai; anh
Nguyễn Bá Khai, trưởng phòng quản lý bảo vệ rừng lâm trường Đạ Tẻh đã nhiệt
tình giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập thông tin.

Chân thành cảm ơn các cấp chính quyền, bà con trong thôn Đạ Nhar, xã
Quốc Oai, huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng; cán bộ lâm trường Đạ Tẻh, Cán bộ nông
nghiệp – địa chính huyện Đạ Tẻh. Đặc biệt là gia đình anh Dũng đã tận tình giúp
đỡ tôi trong quá trình thực tập tại địa phương.

Cám ơn bạn bè trong và ngoài lớp đã giúp đỡ tôi về mặt tinh thần cũng như
đóng góp ý kiến để tôi hoàn thành luận văn này.

TP. Hồ Chí Minh, Tháng 6 năm 2006
Lâm Lê Phúc


MỤC LỤC
Nội dung

Trang

Chương 1 ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................... 1
Chương 2 TỔNG QUAN ....................................................................................... 2

2.1 Mục đích và ý nghĩa của tiến trình giao khoán ............................................ 2
2.1.1 Mục đích .............................................................................................. 2
2.1.2 Ý nghĩa ................................................................................................ 2
2.2 Các chính sách liên quan đến giao rừng đã được ban hành ........................ 3
Chương 3: NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ ĐỊA ĐIỂM
NGHIÊN CỨU ........................................................................................................ 7
3.1 Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................... 7
3.2 Nội dung nghiên cứu .................................................................................... 7
3.3 Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 8
3.3.1 Tham khảo các tài liệu liên quan......................................................... 8
3.3.2 Tham khảo các văn bản pháp quy ....................................................... 8
3.3.3 Điều tra nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân ................... 9
3.4 Địa điểm nghiên cứu ................................................................................. 11
3.4.1 Tiêu chí chọn địa điểm nghiên cứu ................................................... 11
3.4.2 Sơ lược về xã Quốc Oai .................................................................... 11
3.4.3 Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội thôn Thôn Đạ Nhar ................ 13
3.5 Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình nghiên cứu ........................ 17
3.5.1 Thuận lợi ........................................................................................... 17
3.5.2 Khó khăn ........................................................................................... 17
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .......................................................... 18
4.1 Tiến trình giao khoán rừng, đất lâm nghiệp .............................................. 18

i


4.1.1 Giao khoán rừng để quản lý bảo vệ ................................................. 18
4.1.2 Khoán đất trồng rừng và khoán quản lý bảo vệ hưởng lợi theo 178. 20
4.2 Phân tích tiến trình .................................................................................... 23
4.2.1 Ưu điểm ............................................................................................. 23
4.2.2 Nhược điểm ....................................................................................... 23

4.3. Sự tham gia của người dân ........................................................................ 25
4.3.1 Sự hiểu biết của người dân trong tiến trình giao khoán .................... 25
4.3.2 Cách tiến hành bảo vệ rừng được giao khoán của người dân ........... 27
4.3.3 Tính tự giác của người dân khi thực hiện dự án .............................. 29
4.4. Sơ lược về người dân địa phương và khó khăn và thuận lợi của họ trong
tiến trình giao khoán ............................................................................................... 29
4.4.1 Người dân địa phương....................................................................... 29
4.4.2 Khó khăn và thuận lợi ....................................................................... 31
4.5 Hiệu quả công tác giao khoán QLBVR...................................................... 33
4.5.1 Tính công bằng .................................................................................. 34
4.5.2. Tính sản xuất .................................................................................... 35
4.5.3 Tính xã hội ........................................................................................ 35
4.5.4 Tính hiệu quả ..................................................................................... 36
4.5.5 Tính bền vững ................................................................................... 37
4.6. Ý kiến phản hồi từ phía người dân khi tham gia công tác QLBVR tại thôn
Đạ Nhar .................................................................................................................. 38

ii


Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................... 40
5.1 Kết luận ...................................................................................................... 40
5.2 Kiến nghị .................................................................................................... 41
Tài liệu tham khảo .................................................................................................... I
Phụ lục 1: Hợp đồng khoán bảo vệ rừng ................................................................. II
Phụ lục 2: Biên bản nghiệm thu ........................................................................... VII

iii



DANH SÁCH BẢNG
Tên bảng

Trang

Bảng 2.1. Diện tích rừng trên địa bàn xã Quốc Oai ................................................ 12
Bảng 2.2. Mức độ giáo dục ở thôn Đạ Nhar ........................................................... 14
Bảng 2.3. Diện tích tự nhiên thôn Đạ Nhar ............................................................. 15
Bảng 2.4. Các nguồn thu nhập chính của người dân thôn Đạ Nhar ........................ 16
Bảng 2.5. Thu nhập các sản phẩm từ rừng .............................................................. 16
Bảng4.1. Kết quả giao khoán QLBV rừng .............................................................. 22
Bảng 4.2. Trình độ học vấn của người dân thôn Da Nhar ...................................... 25
Bảng 4.3. Ý thức của người dân về lợi ích của việc giao khoán bảo vệ rừng......... 26
Bảng 4.4. Phân tích SWOT đối với người dân ở thôn Đạ Nhar.............................. 31
Bảng 4.5. Diện tích nhận khoán ứng với số nhân khẩu trong hộ ............................ 34
Bảng 4.6. Tỉ lệ phần trăm của tiền giao khoán so với tổng thu trong 1 năm. ......... 35
Bảng 4.7. Sự tham gia tập huấn của người dân ....................................................... 37
Bảng 4.8. Chất lượng rừng tại địa phương từ khi áp dụng chính sách giao khoán
qua nhận định của người dân .................................................................. 38
Bảng 4.9. Đánh giá của người dân về mức tiền công khoán quản lý bảo vệ rừng.. 38

iv


NỘI DUNG TÓM TẮT
Đề tài:
TÌM HIỂU TIẾN TRÌNH GIAO ĐẤT GIAO KHOÁN BẢO VỆ RỪNG VÀ
SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN Ở THÔN ĐẠ NHAR, XÃ QUỐC OAI,
HUYỆN ĐẠ TẺH, TỈNH LÂM ĐỒNG


Huyện Đạ Tẻh là một huyện thuộc tỉnh Lâm Đồng cách thành phố HCM
khoàng 150 km.là một huyện mới được thành lập nên cuộc sống ở đời sống ở đây
còn gặp rất nhiều khó khăn.
Xã Quốc Oai nằm về phía Đông Bắc huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng. Phía
Bắc giáp xã Lộc Bắc, huyện Bảo Lâm. Phía Đông và Đông Nam giáp xã Mỹ Đức,
huyện Đạ Tẻh. Phía Nam giáp thị trấn Đạ Tẻh. Phía Tây và Tây Nam giáp xã An
Nhơn, huyện Đạ Tẻh.
Toàn xã có 7 thôn: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 (thôn Đạ Nhar) với tổng diện tích tự
nhiên 8.631 ha và tổng 759 hộ/3503 khẩu, bao gồm: dân tộc Châu Mạ tại chỗ, một
số bà con từ các tỉnh khác đi kinh tế mới và một số dân tộc ít người ở tỉnh Cao
Bằng mới di cư vào.
Mục tiêu nghiên cứu
Để có cơ sở cho việc kết luận và đề nghị các vấn đề của đề tài “Tìm hiểu
tiến trình giao đất giao khoán bảo vệ rừng và sự tham gia của người dân ở thôn Đạ
Nhar, xã Quốc Oai, huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng”. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
bao gồm:
 Mô tả tiến trình giao khoán rừng mà lâm trường Đạ Tẻh đã thực hiện.
 Phân tích tiến trình giao khoán quản lý bảo vệ rừng.
 Xác định những thuận lợi và khó khăn trong việc thúc đẩy người dân tham
gia trong công tác giao khoán bảo vệ rừng.
 Đánh giá hiệu quả của chương trình giao đất giao rừng trong quản lý bảo vệ
rừng bền vững.


 Xem xét mức độ tham gia của người dân trong tiến trình này.
Nội dung nghiên cứu
 Tiến trình giao khoán mà lâm trường Đạ Tẻh thực hiện.
 Phân tích tiến trình giao khoán quản lý bảo vệ rừng.
 Những thuận lợi và khó khăn trong việc thúc đẩy người dân tham gia trong
công tác giao khoán bảo vệ rừng.

 Hiệu quả của chương trình giao đất giao rừng trong quản lý bảo vệ rừng bền
vững.
 Mức độ tham gia của người dân trong tiến trình này.
Kết luận
Thông qua việc tim hiểu tiến trình giao khoán đất rừng mà lâm trường Đạ
Tẻh thực hiện ở thôn Đạ Nhar, xã Quốc Oai, huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng và qua
những điều dự án đã đạt được, chúng tôi rút ra được vài kết luận sau:
- Dự án giao khoán đã mang lại một số hiệu quả nhất định về kinh tế cộng
đồng và hộ gia đình, nhưng còn hạn chế trong quá trình QLBVR có sự tham gia của
người dân.
- Qua dự án, mỗi hộ dân có thêm thu nhập hàng năm trung bình khoảng 1,4
triệu đồng từ tiền trả công QLBVR và tiền nhận đất trồng mới.
- Qua dự án, khoảng cách giữa người dân và chính quyền được rút ngắn lại,
thuận tiện thêm cho việc triển khai các chủ trương, chính sách của nhà nước sau
này.
- Chủ trương giao khoán QLBV cho đồng bào dân tộc Châu Mạ tại Đạ Nhar
vẫn chưa mang lại hiệu quả như mong đợi. Đó là do sự hiểu biết về dự án của
người dân bị lệch lạc mơ hồ dẫn tới mức độ tham gia của người dân trong tiến trình
là tham gia bị động. Động lực kinh tế thúc đẩy người dân tham gia quản lý bảo vệ
chưa đa dạng, chưa thực sự khuyến khích người dân tham gia một cách tự nguyện.
- Phụ nữ chưa được tham gia thảo luận vào công tác bảo vệ mà chủ yếu là
nam giới, từ việc họp thôn đến khi ký hợp đồng, giao khoán ngoài thực địa, kể cả
việc tuần tra bảo vệ


ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP

PHẦN PHỤ LỤC

SUMMARY

Subject name:
“Study the process of Contractual Forest protecting and Management and the
participation of people in DaNhar hamlet, Quoc Oai commune, DaTeh district,
Lam Dong province”.

DaTeh district is in Lam Dong province, about 150 Km from Ho Chi Minh city.
This is the new district so the existence has many difficulties Quoc Oai commune is
in the Easth North DaTeh district. The North bounded by Loc Bac commune, Bao
Lam district. The Earth and the South Earth is bounded by My Duc commune,
DaTeh district. The South is bounded by Dateh town. The Western and Western
South is bounded by An Nhon commune, DaTeh district.
In this commune, there are 7 hamlet: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 (DaTeh hamlet) with 8631
ha in area, and 759 household/3503 inhabitant, include: Chau Ma nationality, some
form another province, and the some ethnic minorities form Cao Bang province.
Research target:
To have the foundation for conclude and propose some problem of this subject
“Study the process of Contractual Forest protecting and Management and the
participation of people in DaNhar hamlet, Quoc Oai commune, DaTeh district,
Lam Dong province”. Research target are:
 Describe the process of Contractual Forest protecting and Management
where DaTeh plantation was executed.
 Analyze the process of contractual forest protecting and management.
 Define the advantages and disadvantages in promote the participation in
contractual forest protecting and management.
 Evaluate the effect of contractual forest protecting and management.
 Examine the participation level in this process.


ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP


PHẦN PHỤ LỤC

Research Content:
 The process of land entrust in DaTeh plantation.
 Analyze of process Contractual Forest protecting and Management.
 The advantages and disadvantages in promote the participation in
Contractual Forest protecting and Management.
 The participation level is in this process.
Conclusions:
Passing the research in Contractual Forest protecting and Management in
DaNhar hamlet, we have some conclusions:
 Land entrust process some good effects in economic community and
household, but there are still some restrict in the participation.
 Each homeowner has more annual income, average 1.4 million form
management wages.
 The distance between inhabitants and government are curtailing, there are
a lot advantages in deploying the advocate, policy in the future.
 The policy of land entrust and forest management for Chau Ma
nationality still haven’t had the expect effect because of the deviation
knowledge about the process so the participation are passive. The
economic motive power doesn’t promote the inhabitant in forest
management so much, don’t encourage them to participate voluntary.
 The women don’t have the might to discuss about forest management
from hamlet reunion to sign contact, land entrust and patrol the forest.


ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP

PHẦN PHỤ LỤC
Chương 1


ĐẶT VẤN ĐỀ
Xã Quốc Oai, huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng là một trong những nơi có dân
di cư đến để xây dựng vùng kinh tế mới, với tổng diện tích tự nhiên là 8.631ha, dân
số 3.503 người bao gồm người kinh di cư theo diện kinh tế mới. Đời sống người
dân tộc thiểu số bản địa (người Châu Mạ) còn phụ thuộc nhiều vào rừng, nên sự
tiếp cận tự do vào rừng liên tục trong những năm qua đã làm cho rừng giảm về số
lượng và chất lượng. Điều này đã làm thu hẹp đáng kể diện tích rừng trên địa bàn
xã. Do đó, vấn đề tạo việc làm, tạo nguồn thu nhập khác cho người dân để giảm sự
phụ thuộc vào rừng là vấn đề khó khăn hiện nay của xã. Các vụ vi phạm luật bảo vệ
và phát triển rừng chưa được phát hiện và xử lý kịp thời. Thêm vào đó, mặt bằng
dân trí còn thấp, kiến thức còn nhiều hạn chế đối với cộng đồng địa phương nói
chung và hộ gia đình nói riêng.
Xã Quốc Oai là xã thuộc diện vùng sâu vùng xa, đặt biệt khó khăn. Việc tiếp
cận với xã hội bên ngoài có nhiều hạn chế. Vì vậy, vấn đề thực hiện chủ trương
chính sách của nhà nước còn gặp rất nhiều khó khăn. Để giải quyết những vấn đề
gây ra sự suy thoái tài ngyên rừng và giúp người dân có thể tiếp cận được những lợi
ích từ các chính sách cũng như chủ trương giúp đỡ, nâng cao đời sống người dân,
Lâm trường Đà Tẻh đã cùng với các cơ quan chính quyền đã cùng nhau thực hiện
dự án giao khoán quản lý bảo vệ rừng đến từng hộ gia đình, có những chính sách
khuyến khích hỗ trợ người dân địa phương tham gia công tác quản lý và phát triển
rừng. Vậy cách tổ chức như thế nào? Tiến trình diễn biến ra sao? Sự tham gia của
người dân như thế nào? Đó là những câu hỏi cần sự trả lời.
Để trả lời các câu hỏi đó, được sự hướng dẫn của thầy Bùi Việt Hải, chúng
tôi đã thưc hiện đề tài: “TÌM HIỂU TIẾN TRÌNH GIAO ĐẤT GIAO KHOÁN
BẢO VỆ RỪNG VÀ SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN Ở THÔN ĐẠ NHAR,
XÃ QUỐC OAI, HUYỆN ĐẠ TẺH TỈNH LÂM ĐỒNG”.

1



ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP

PHẦN PHỤ LỤC
Chương 2

TỔNG QUAN
2.1 Mục đích và ý nghĩa của tiến trình giao khoán
2.1.1 Mục đích
* Ổn định về mặt kinh tế xã hội
Việc giao khoán quản lý bảo vệ rừng là một chính sách lớn của đảng và nhà
nước ta, thể hiện đường lối phát triển lâm nghiệp dựa vào sức mạnh của quần
chúng nhân dân. Việc giao khoán quản lý bảo vệ rừng nhằm xác định quyền làm
chủ cụ thể đối với một diện tích rừng nhất định của từng cá nhân, hộ gia đình hay
một tổ chức. Từ đó, tạo ra động lực để thu hút lao động tham gia vào hoạt động lâm
nghiệp, gắn quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động với đất và tài nguyên rừng,
tạo thêm công ăn việc làm và tăng thu nhập cho nhân dân, tăng thêm sản phẩm cho
xã hội.
* Ổn định và tái tạo tài nguyên rừng
Khi rừng đã có chủ thì tình trạng người dân tiếp cận tự do vào rừng và việc
khai thác rừng trái phép dần dần sẽ chấm dứt. Đồng thời, chủ rừng sẽ có trách
nhiệm quản lý bảo vệ đối với phần diện tích rừng mà mình nhận và có nghĩa vụ tạo
điều kiện thuận lợi để rừng phát triển tốt về số lượng và chất lượng.
2.1.2 Ý nghĩa
* Bảo vệ tài nguyên rừng
Trước tình trạng người dân tiếp cận tự do vào rừng một cách thiếu nhận thức
với mục đích trước mắt là vì nhu cầu cuộc sống của họ và gia đình. Điều đó đã làm
cho tài nguyên rừng ngày càng giảm về số lượng và chất lượng. Để bảo vệ tài
nguyên rừng, đảng và nhà nước ta đã có chủ trương để đảm bảo phát triển tài
nguyên rừng cho phù hợp với nhu cầu của xã hội ngày càng cao và xu thế phát triển

của thời đại. Nếu rừng được bảo vệ thì có thể bảo vệ được tài nguyên môi trường,
giảm xói mòn đất, giảm thiên tai lũ lụt.
* Bảo vệ đa dạng sinh học và cân bằng sinh thái
2


ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP

PHẦN PHỤ LỤC

Nếu tài nguyên rừng ngày càng mất dần do sự tiếp cận tự do của con người
thì hệ thực vật cũng sẽ dần mất đi. Trong tự nhiên, các hệ sinh thái tồn tại theo quy
luật cân bằng tự nhiên. Khi một hệ sinh thái bị phá vỡ thì sẽ kéo theo chiều hướng
bất lợi cho hệ sinh thái khác. Chẳng hạn, khi hệ thực vật rừng không còn thì động
vật rừng cũng dần dần biến mất. Do đó, việc bảo vệ tài nguyên rừng phần nào bảo
vệ sự đa dạng sinh học trong tự nhiên và góp phần bảo vệ cũng như giữ cho các hệ
sinh thác tồn tại trong tự nhiên tự điều chỉnh và cân bằng.
2.2 Các chính sách liên quan đến giao rừng đã được ban hành
Vào năm 1991, chính phủ Việt Nam đã ban hành Luật bảo vệ và phát triển
rừng, tiếp đến là Luật đất đai được ban hành 1993. Để cụ thể hóa các chính sách
như trên, nhằm đưa đất lâm nghiệp được quản lý bởi các chủ thể thực sự, những
chính sách liên quan đến giao đất lâm nghiệp đã lần lượt ra đời:
 Nghị định số 64/CP, ngày 27 tháng 09 năm 1993 của chính phủ về giao đất
nông nghiệp.
 Nghị định 02/CP, ngày 15 tháng 11 năm 1994 của chính phủ ban hành quy
định về giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn
định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp.
 Nghị định 01/CP, ngày 04 tháng 01 năm 1995 của chính phủ về giao khoán
đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản
trong các doanh nghiệp nhà nước.

 Nghị định số 163/1999/NĐ-CP ngày 16/11/1999 của Thủ tướng chính phủ
về giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử
dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp.
 Quyết định 327/CT, ngày 15 tháng 09 năm 1992 của chủ tịch Hội đồng bộ
trưởng về một số chủ trương chính sách về sử dụng đất trống đồi núi trọc,
rừng, bãi bồi ven biển.
 Quyết định 202/TTg, ngày 02 tháng 05 năm 1994 của Thủ tướng chính phủ
ban hành bản quy định về việc khoán bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh và
trồng rừng.

3


ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP

PHẦN PHỤ LỤC

 Quyết định 661/QD9-TTg, ngày 29 tháng 07 năm 1998 của Thủ tướng chính
phủ về mục tiêu nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện dự án trồng mới
5 triệu ha rừng.
 Quyết định 178/QĐ-TTg ngày 12/11/2001 của Thủ tướng chính phủ về
quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao cho thuê,
nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp.
 Chỉ thị số 18/ 1999/CT-TTg, ngày 01 tháng 07 năm 1999 của Thủ tướng
chính phủ về một số biện pháp đẩy mạnh việc hoàn thành cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất ở nông thôn và
vào năm 2000. Thông tư liên tịch 62/2000/TTLT/BNN-TCD9C hướng dẫn
việc giao đất, cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm
nghiệp.
 Thông tư liên tịch số 1442/1999/TTLT-TCD9T-BTC, ngày 12 tháng 09 năm

1999 của Tổng cục địa chính và Bộ tài chính hướng dẫn cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, theo chỉ thị số 18/ 1999/CT-TTg, ngày 01 tháng 07
năm 1999 của Thủ tướng chính phủ, công văn số 1427/CV/ĐC, ngày 13
tháng 10 năm 1996 của Tổng cục địa chính hướng dẫn xử lý một số vấn đề
về đất đai để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Chúng ta thấy, đến thời điểm năm 1999, nghị định 02/CP hết hiệu lực thi
hành và được thay thế bằng nghị định 163/CP. Các văn bản pháp luật trên quy định
những vấn đề liên quan đến công tác giao đất lâm nghiệp. Những chính sách này hỗ
trợ, bổ sung cho các văn bản hướng dẫn công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất ra đời sau, bổ sung cho các văn bản hướng dẫn giao đất lâm nghiệp và
giao đất nông nghiệp như: nghị định 01/CP, nghị định 163/CP, trong đó quan trọng
nhất là nghị định 01/CP và quyết định 17/08/2001/QĐ-TTg. Đây là những chính
sánh quy định cụ thể về đối tượng, quyền hạn, nghĩa vụ về chế độ hưởng lợi của
người nhận đất.
Các chính sách giao đất lâm nghiệp ban hành từ năm 1994-1995, những
chính sách, chỉ thị hướng dẫn việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như: chỉ
thị 18/1999/CT-TTg, thông tư liên tịch 62/2000/TTLT/BNN-TCĐC-BTC, công

4


ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP

PHẦN PHỤ LỤC

văn 142/CV/DDC mới được ban hành vào những năm cuối thập kỷ 90, đặc biệt
quyết định 178/2001/QĐ-TTg quy định về quyền hưởng lợi của người dân nhận
mới ra đời vào năm 2001. Điều này cho thấy sự không thống nhất trong quá trình
ban hành luật đã gây ra những khó khăn cho người thực hiện cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, chế độ hưởng lợi chưa rõ ràng cụ thể, khiến người dân băn

khoăn khi nhận đất. Những năm trước đây, khi thực hiện công tác giao đất lâm
nghiệp, nhiều địa phương phải xây dựng chế độ hưởng lợi cho người dân hoặc tuân
theo các điều khoản được quy định trong nghị định 01/CP, nghị định 02/CP, các
quy định chỉ viết chung chung không rõ ràng với từng đối tượng và loại rừng cụ thể
(điều 15 nghị định 02/CP và điều 8 nghị định 01/CP).
Như vậy, hai nghị định quan trọng về giao đất lâm nghiệp đang được áp
dụng tại ban quản lý và lâm trường, đó là nghị định 01/CP về giao khoán đất lâm
nghiệp và nghị định 163/CP về giao đất lâu dài cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.
Việc vận dụng hai nghị định này được chú trọng phân tích trong các phần sau của
nghiên cứu này.
Thời gian giao đất trong cả hai nghị định là 50 năm. Tuy nhiên đối với nghị
định 01/CP, thời gian giao khoán đất cho các hộ gia đình nếu là rừng phòng hộ đặc
dụng là 50 năm, rừng sản xuất được giao theo chu kỳ kinh doanh. Nghị định
163/CP quy định thời gian giao đất cho hộ gia đình cá nhân là 50 năm, nếu cây có
chu kỳ trên 50 năm sẽ được nhà nước giao tiếp, đối với các tổ chức nhà nước thì
được giao theo quy hoạch, kế hoạch của nhà nước.
Điểm khác biệt rõ rệt nhất giữa hai nghị định này là việc cấp sổ đỏ hay còn
gọi là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất. Sự khác biệt này
cho thấy sự tiến triển về hiệu quả của từng nghị định. Ngày 01 tháng 04 năm 1945,
chính phủ ban hành nghị định 01/CP quy định việc giao khoán đất ở các lâm trường
và các ban quản lý rừng nhằm chia sẻ trách nhiệm quản lý bảo vệ rừng với người
nông dân và nâng cao thu nhập của những người sống gần rừng. Tuy vậy theo nghị
định này, người dân nhận khoán không được cấp sổ đỏ và không có những quyền
của người sử dụng đất mà chỉ được hưởng lợi theo hợp đồng ký kết mà hai bên giao
khoán và nhận khoán đã thỏa thuận. Nghị định 01/CP quy định người có thẩm
quyền ký hợp đồng giao khoán là người đứng đầu các cơ quan như giám đốc doanh
5


ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP


PHẦN PHỤ LỤC

nghiệp, giám đốc lâm trường, trưởng ban các khu rừng phòng hộ, rừng đặc dụng,
song hiệu quả giao khoán không rõ ràng trách nhiệm của mình với mảnh đất được
nhận, bởi vì họ chỉ nhận được một khoản tiền rất ít từ tiền công quản lý bảo vệ, vì
thế còn nhiều tác động xấu vào rừng từ phía người dân khi nguồn thu nhập từ sản
xuất nông nghiệp còn hạn chế. Mặc khác một số người sử dụng sai mục đích đã
chuyển sang sản xuất nông nghiệp.
Nghị định 02/CP được ban hành vào năm 1994, nhưng kết quả thực hiện được vẫn
còn nhiều hạn chế do nghị định này chưa quy định rõ ràng về quyền hưởng dụng
của người dân từ việc nhận đất và rừng. Quyền lợi và nghĩa vụ của người nhận đất
chưa cụ thể. Do đó, năm 1999 chính phủ ban hành nghị định 163/CP nhằm bổ sung
những thiếu xót của nghị định 02/CP và nâng cao trách nhiệm và quyền lợi của
người nhận đất từ đó nâng cao hiệu quả trong công tác bảo vệ rừng có sự tham gia
của người dân. Đối tượng nhận đất theo nghị định 163/CP sẽ được cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, do đó sẽ có đủ các quyền như người sử dụng đất nông
nghiệp quy định trong luật đất đai, đó là quyền chuyển nhượng, chuyển đổi, thừa
kế, thế chấp, cho thuê.

6


ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP

PHẦN PHỤ LỤC
Chương 3

NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU


3.1 Mục tiêu nghiên cứu
Để có cơ sở cho việc kết luận và đề nghị các vấn đề của đề tài “Tìm hiểu
tiến trình giao đất giao khoán bảo vệ rừng và sự tham gia của người dân ở thôn Đạ
Nhar, xã Quốc Oai, huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng”. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
bao gồm:
 Mô tả tiến trình giao khoán rừng mà lâm trường Đạ Tẻh đã thực hiện.
 Phân tích tiến trình giao khoán quản lý bảo vệ rừng.
 Xác định những thuận lợi và khó khăn trong việc thúc đẩy người dân tham
gia trong công tác giao khoán bảo vệ rừng.
 Đánh giá hiệu quả của chương trình giao đất giao rừng trong quản lý bảo vệ
rừng bền vững.
 Xem xét mức độ tham gia của người dân trong tiến trình này.
3.2 Nội dung nghiên cứu
 Tiến trình giao khoán mà lâm trường Đạ Tẻh thực hiện.
 Phân tích tiến trình giao khoán quản lý bảo vệ rừng.
 Những thuận lợi và khó khăn trong việc thúc đẩy người dân tham gia trong
công tác giao khoán bảo vệ rừng.
 Hiệu quả của chương trình giao đất giao rừng trong quản lý bảo vệ rừng bền
vững.
 Mức độ tham gia của người dân trong tiến trình này.

7


ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP

PHẦN PHỤ LỤC

3.3 Phương pháp nghiên cứu

3.3.1 Tham khảo các tài liệu liên quan
Phương án tổ chức quản lý bảo vệ và sản xuất kinh doanh của lâm trường
Đạ Tẻh, liên quan đến các vấn đề: tài nguyên rừng, tổ chức quản lý bảo vệ và kinh
doanh rừng, hiệu quả kinh tế trong quản lý bảo vệ và kinh doanh rừng, vấn đề
chính sách dân tộc và cơ sơ hạ tầng.
Hồ sơ thiết kế giao khoán rừng của lâm trường Đạ Tẻh. Với các vấn đề:
nghiên cứu tài nguyên rừng, quy hoạch vùng giao khoán dự án, đối tượng dân nhận
khoán, diện tích và các giải pháp thực hiện.
Các biên bản nghiệm thu, thanh quyết toán hàng năm cho các hộ nhận
khoán. Về sự biến động diện tích và các vấn đề khác có liên quan tới tài nguyên
rừng, như việc chích đẽo khai thác nhựa thông…
Văn bản báo cáo tình trạng thực hiện dự án giao khoán của lâm trường Đạ
Tẻh. Nghiên cứu vấn đề thực hiện dự án giao khoán rừng mấy năm qua đối với
người dân nhận khoán và hiệu quả mang lại, kể cả vốn rừng và việc ổn định tình
hình kinh tế xã hội.
Bản đồ hiện trạng rừng, bản đồ kinh doanh, bản đồ giao khoán rừng… tỷ lệ
1/25.000, 1/10.000, 1/5.000.
3.3.2 Tham khảo các văn bản pháp quy
Công văn quyết định thành lập dự án giao khoán rừng: công văn số 836
thẩm định dự án theo quyết định 327 của UBND tỉnh Lâm Đồng.
Quyết định số 878 QĐ/UB của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc phê duyệt dự
án.
Quyết định 327/CT năm 1992 về chủ trương giao đất giao rừng của chính
phủ, liên hệ với thực tế ở lâm trường Đạ Tẻh và các chính sách đầu tư.
Chỉ thị 202/CT ngày 28 tháng 6 năm 1991 của chủ tịch hội đồng bộ trưởng
về việc cho vay vốn sản xuất nông lâm nghiệp.

8



ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP

PHẦN PHỤ LỤC

Thông tư liên bộ số 02-VB-TT ngày 02 tháng 08 năm 1993 của Bộ nông
nghiệp và công nghiệp thực phẩm, bộ lâm nghiệp, bộ thủy sản, bộ tài chính, ban tổ
chức cán bộ chính phủ. Hướng dẫn thi hành nghị định số 13CP ngày 02 tháng 03
năm 1993 của chính phủ về công tác khuyến nông.
Thông tư liên bộ số 10/TTLB hướng dẫn thực hiện quyết định 556/TTg ngày
12 tháng 09 năm 1995 của thủ tướng chính phủ về điều chỉnh bổ sung quyết định
327/CT với nhiệm vụ bảo vệ rừng.
Nghị định 02 ngày 15 tháng 01 năm 1994 của thủ tướng chính phủ nghiên
cứu về việc giao đất giao rừng cho mọi tổ chức, cá nhân, hộ gia đình sử dụng lâu
dài.
3.3.3 Điều tra nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân
Ngoài phương pháp thu thập các thông tin qua nghiên cứu tài liệu thứ cấp,
đề tài còn thu thập các thông tin bổ sung qua phương pháp điều tra nhanh nông
thôn có sự tham gia của người dân. Đề tài đề cập đến các vấn đề sau:
Sự tham gia của người dân trong tiến trình dự án; đó là sự hiểu biết, thái độ,
hành vi và các mối quan tâm của người dân hy vọng thông qua dự án. Lợi ích và
khó khăn người dân gặp phải khi giao nhận khoán rừng. Như vấn đề công việc làm,
thu nhập, quản lý rừng và những lợi ích và bất lợi khác từ việc giao khoán rừng
mang lại.
Những ý kiến của người dân trong giao khoán rừng: đó là các vấn đề về định
chế, quyền sử dụng và hưởng dụng tài nguyên rừng, tính liên quan của các cơ quan
nhà nước. Vấn đề khuyến cáo trong quá trình phỏng vấn, trao đổi thông tin truyền
tải lại cho người dân về lợi ích từ rừng mang lại cho họ khi được nhận khoán rừng.
Và các giá trị khác mà rừng mang lại cho con người nếu quản lý tài nguyên này tốt.
Để có được lượng thông tin này, phương pháp điều tra nhanh nông thôn thực
hiện như sau: (1) Điều tra tổng thể khu vực giao khoán, (2) Vấn đề tài nguyên rừng,

đất rừng, (3) Dân sinh kinh tế- xã hội, (4) Vấn đề canh tác nông nghiệp, (5) Cơ sở
hạ tầng của địa phương, (6) Các vấn đề khác có liên quan đến đề tài.
Sau khi điều tổng thể, để có được lượng thông tin tổng quát đã tiến hành
điều tra tỉ mĩ như sau:
9


×