Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

KHẢO SÁT QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT PICNIC TBL CHILD XUẤT KHẨU TẠI XÍ NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ ĐÔNG HÒA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (908.06 KB, 72 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LÂM NGHIỆP
----------

LÊ TẤN HƯNG

KHẢO SÁT QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT
PICNIC TBL CHILD XUẤT KHẨU TẠI XÍ
NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ ĐÔNG HÒA

LUẬN VĂN CUỐI KHÓA
KỸ SƯ NGÀNH CHẾ BIẾN LÂM SẢN

Giáo viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Thị Ánh Nguyệt
Sinh viên thực hiện : Lê Tấn Hưng

TP.HỒ CHÍ MINH 2007


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LÂM NGHIỆP
----------

LÊ TẤN HƯNG
ĐỀ TÀI:

KHẢO SÁT QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT
PICNIC TBL CHILD XUẤT KHẨU TẠI XÍ
NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ ĐÔNG HÒA



LUẬN VĂN CUỐI KHÓA
KỸ SƯ NGÀNH CHẾ BIẾN LÂM SẢN

TP.HỒ CHÍ MINH 2007


LỜI CẢM ƠN


Tôi xin chân thành cảm ơn đến:


Cha mẹ đã sinh thành và nuôi dưỡng cho con ăn học nên người.



Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh đã tận

tình giúp đỡ và chỉ bảo tôi trong những năm học vừa qua.


Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành sâu sắc đến cô ThS.

Nguyễn Thị Ánh Nguyệt đã hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này.


Ban lãnh đạo và tập thể anh chị em công nhân xí nghiệp chế biến gỗ Đông

Hòa đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực tập tốt nghiệp.


qua.

Và các bạn lớp Chế Biến Lâm Sản 29 đã giúp đỡ tôi trong thời gian vừa


TÓM TẮT
Đề Tài: Khảo sát quy trình công nghệ sản xuất Picnic TBL Child xuất khẩu tại xí
nghiệp chế biến gỗ Đông Hòa.
Địa điểm thực tập: Xí Nghiệp chế biến gỗ Đông Hòa, xã Đông Hòa, huyện Dĩ An,
tỉnh Bình Dương;
Thời gian thực tập: 15 / 02 / 2007 – 15 / 07 / 2007.
1. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu
1.1. Mục đích nghiên cứu: Đề tài nhằm tìm hiểu dây chuyền công nghệ sản xuất.
Từ đó, tìm ra những ưu khuyết điểm cũng như những bất hợp lý đang còn tồn
đọng. Nhằm giúp công ty đánh giá toàn diện về dây chuyền công nghệ sản xuất,
góp phần nâng cao năng lực sản xuất, tiết kiệm nguyên vật liệu và có một cách
điều chỉnh hợp lý với nhu cầu sản xuất ngày càng đa dạng.
1.2. Mục tiêu của đề tài:
- Khảo sát được quy trình sản xuất hiện có.
- Đánh giá những ưu điểm, hạn chế của quy trình và đề xuất hướng khắc
phục.
2. Phương pháp nghiên cứu
Khảo sát tìm hiểu các thông số kỹ thuật, đánh giá và phân tích qua từng
khâu gia công để tạo ra một sản phẩm Picnic TBL Child.
Thu thập số liệu thực tế bằng cách đo đếm, quan sát, chọn mẫu theo
phương pháp thống kê toán học.
3. Nội dung thực hiện
- Tìm hiểu cơ sở sản xuất.
- Khảo sát đặc điểm nguyên liệu làm sản phẩm Picnic TBL Child

- Theo dõi, quan sát quy trình sản xuất sản phẩm Picnic TBL Child


- Tính toán chi phí nguyên liệu, xác định giá thành sản phẩm Picnic TBL
Child tại cơ sở.
- Đánh giá về quy trình sản xuất sản phẩm Picnic TBL Child.
4. Kết quả thu được
Tỷ lệ phế phẩm trung bình của các chi tiết ở công đoạn pha phôi:
P1 =

7

 P /7 = 9,52%
i 1

i

Tỷ lệ phế phẩm trung bình của các chi tiết ở công đoạn sơ chế:
P2 =

7

 P / 7 = 8,09%
i 1

i

Tỷ lệ phế phẩm trung bình của các chi tiết ở công đoạn tinh chế:
P3 =


7

 P /7 = 5,71%
i 1

i

Tỷ lệ phế phẩm trung bình của các chi tiết qua các công đoạn:
P = Ppp  Psc  Ptc = 9,52%  8,09%  5,71% = 4,39%
Tỷ lệ lợi dụng gỗ qua công đoạn gia công pha phôi, sơ chế, tinh chế như sau:
K% = K1  K2  K3 = 98,52%  64,01%  95,47%=60,21%
Giá toàn bộ của Picnic TBL Child là 187.342 (đồng)


SUMMARY
Theme: The surveying processing to produced Picnic TBL Child for export at
the Dong Hoa factory.
At place:

Dong Hoa factory, Dong Hoa Ward – Di An District – Binh Duong

Province.
Duration of time: From February 15th to July 15th 2007.
1. Purpose anh task of study
1.1. Purpose of study: In order to undertanding the production process and
where by discovering what is advantages anh disadvantages anh some
irrationals which exists and help the company to have a general assessment in
technological process which respect to increase productivity capacity, cut costs
in using materials and have a sufficient adjustment to meet variation of
production nowadays.

1.2. Task of theme
- To do a survey of existing production.
- To evaluate what is advantages and disadvantages and some irrationals then
have some suggestions for improvement in production.
2. Methods of study
To acknowledge the technical specifications, get a general assessment
and to analyze all operations of production till final product.
To collect all accurate data by measuring, observing, choosing patters by
method of statistical mathematics.


3. Contents
- Have general knowledge of the production at the company.
- To understand the kinds of materials which made Picnic TBL Child.
- To supervise and manage the production process.
- To calculate the costs of materials, and final cost of Picnic TBL Child.
- To have assessment of the production process.
4. Results
The percentage of wasted components at the stage of selecting planks for
components:
P1 =

7

 P /7 = 9,52%
i 1

i

The percentage of wasted material at the stage of pre-processing:

P2 =

7

 P / 7 = 8,09%
i 1

i

The percentage of wasted material at fine (final)- processing:
P3 =

7

 P /7 = 5,71%
i 1

i

The medium percentage of wasted material at all processes:
P = P1  P2  P3 = 9,52%  8,09%  5,71% = 4,39%
The ratio of full wood used in a product:
K% = K1  K2  K3 = 98,52%  64,01%  95,47%=60,21%
The total cost of Picnic TBL Child 187.342 (vnd)


MỤC LỤC
Trang
Danh sách các bảng ......................................................................................i
Danh sách các hình .......................................................................................ii

Lời nói đầu ...................................................................................................iii
Chương 1: MỞ ĐẦU.....................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài.....................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ...........................................................................2
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .............................................................2
Chương 2: TỔNG QUAN ..............................................................................3
2.1. Vài nét về xí nghiệp ............................................................................3
2.1.1. Công tác tổ chức quản lý của xí nghiệp ...................................4
2.1.1.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức xí nghiệp .........................................4
2.1.1.2. Cán bộ công nhân viên khối văn phòng ..........................4
2.1.1.3. Cán bộ công nhân viên khối sản xuất ..............................5
2.1.2. Chủng loại nguyên liệu ..............................................................9
2.2. Tình hình máy móc thiết bị tại xí nghiệp ........................................9
2.3. Giới thiệu sản phẩm .........................................................................10
Chương 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................13
3.1. Nội nghiên cứu ..................................................................................16
3.1.1. Phân tích kết cấu sản phẩm ....................................................16
3.1.1.1. Đặc điểm, hình dáng, kết cấu của sản phẩm ................16
3.1.1.2. Các dạng liên kết của sản phẩm.....................................17
3.1.2. Khảo sát quy trình công nghệ sản xuất ................................18
3.1.2.1. Sơ đồ dây chuyền công nghệ ..........................................18


3.1.2.2. Biểu đồ gia công sản phẩm .............................................19
3.1.2.3. Biểu đồ lắp ráp sản phẩm ...............................................20
3.1.2.4. Dây chuyền công nghệ sản xuất .....................................20
3.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................24
3.2.1. Phương pháp ngoại nghiệp .....................................................24
3.2.2. Phương pháp nội nghiệp .........................................................24
Chương 4: KẾT QUẢ - THẢO LUẬN ........................................................25

4.1. Kết quả ..............................................................................................25
4.1.1. Tỷ lệ lợi dụng gỗ qua các công đoạn gia công .......................25
4.1.1.1. Thể tích nguyên liệu trước công đoạn pha phôi ..........25
4.1.1.2. Thể tích nguyên liệu trước công đoạn sơ chế ...............27
4.1.1.3. Thể tích nguyên liệu trước công đoạn tinh chế ............27
4.1.1.4. Thể tích nguyên liệu sau công đoạn tinh chế ................28
4.1.2. Tỷ lệ phế phẩm qua các công đoạn gia công .........................30
4.1.2.1. Tỷ lệ phế phẩm qua công đoạn pha phôi ......................30
4.1.2.2. Tỷ lệ phế phẩm qua công đoạn sơ chế ...........................31
4.1.2.3. Tỷ lệ phế phẩm qua công đoạn tinh chế........................32
4.1.2.4. Tính toán giá thành sản phẩm .......................................33
4.1.2.5. Biện pháp hạ giá thành sản phẩm .................................36
4.2. Thảo luận...........................................................................................36
4.2.1. Quy trình sản xuất hiện tại của xí nghiệp..............................36
4.2.2. Công tác tổ chức sản xuất .......................................................37
4.2.3. Phương pháp công nghệ ..........................................................37
4.2.4. Hiệu quả kinh tế .......................................................................38
Chương 5 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................39
5.1. Kết luận .............................................................................................39
5.2. Kiến nghị ...........................................................................................39


TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................41
PHỤ LỤC ....................................................................................................42


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 : Số lượng nhân viên khối văn phòng ................................................... 4
Bảng 2.2 : Số lượng nhân viên ở phân xưởng cưa.............................................. 5

Bảng 2.3: Số lượng nhân viên ở phân xưởng sấy + bảo quản ............................ 6
Bảng 2.4: Số lượng nhân viên ở phân xưởng cung ứng phôi ............................. 6
Bảng 2.5: Số lượng nhân viên ở phân xưởng tinh chế A .................................... 7
Bảng 2.6 : Số lượng nhân viên ở phân xưởng tinh chế B ................................... 8
Bảng 2.7: Số lượng nhân viên khối phụ trợ ........................................................ 8
Bảng 2.8: Trình độ chuyên môn của cán bộ công nhân viên xí nghiệp............. 8
Bảng 2.9: Bảng thống kê máy móc thiết bị phân xưởng tinh chế A ................ 11
Bảng 2.10: Kích thước bao của sản phẩm ......................................................... 12
Bảng 3.1: Tên gọi và kích thước chi tiết của Picnic TBL Child....................... 17
Bảng 4.1: Kích thước phôi ban đầu trước khi qua khâu pha phôi.................. 25
Bảng 4.2: Thể tích trung bình của Picnic TBL Child trước khâu pha phôi... 26
Bảng 4.3: Thể tích trung bình của Picnic TBL Child trước khâu sơ chế ....... 27
Bảng 4.4: Thể tích trung bình của Picnic TBL Child trước khâu tinh chế .... 27
Bảng 4.5: Thể tích trung bình của Picnic TBL Child sau khâu tinh chế ........ 27
Bảng 4.6: Tỷ lệ phế phẩm qua công đoạn pha phôi ......................................... 30
Bảng 4.7: Tỷ lệ phế phẩm của các chi tiết qua công đoạn gia công sơ chế ..... 31
Bảng 4.8: Tỷ lệ phế phẩm của các chi tiết qua công đoạn gia công tinh chế .. 32
Bảng 4.9: Tỷ lệ phế phẩm trung bình qua các khâu công nghệ....................... 32
Bảng 4.10: Tính toán lượng nguyên vật liệu chính của Picnic TBL Child ..... 34
Bảng 4.11: Tính toán chi phí phụ của Picnic TBL Child ................................. 35


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 3.1 : Sản phẩm Picnic TBL Child ............................................................. 13
Hình 3.2 : Sản phẩm giường tắm nắng Fanbisunbet ........................................ 14
Hình 3.3: Sản phẩm bộ bàn Oval ghế xếp không tay ....................................... 14
Hình 3.4: Sản phẩm ghế xếp không tay ............................................................. 15
Hình 3.5: Sản phẩm bộ bàn ghế Bolo nhỏ.......................................................... 15
Hình 3.6: Sơ đồ dây chuyền công nghệ .............................................................. 18

Hình 3.7 : Biểu đồ gia công sản phẩm Picnic TBL Child ................................. 19
Hình 3.8 : Biểu đồ lắp ráp sản phẩm Picnic TBL Child ................................... 20
Biểu đồ 4.1: Tỷ lệ lợi dụng gỗ qua các công đoạn gia công .............................. 29
Biểu đồ 4.1: Tỷ lệ lợi dụng gỗ qua các công đoạn gia công .............................. 33
Hình 3.9: Máy bào 4 mặt BL6-23 ....................................................................... 44
Hình 3.10: Máy cắt phay 2 đầu ........................................................................... 45
Hình 3.11: Máy Toupie 1 trục ............................................................................. 46
Hình 3.10: Máy Toupie 2 trục ............................................................................. 47
Hình 3.10: Máy Chà nhám thùng ....................................................................... 48


LỜI NÓI ĐẦU
Gỗ là một loại nguyên liệu tự nhiên gần gũi với đời sống hàng ngày của
chúng ta. Từ xa xưa, con người đã biết sử dụng gỗ với những mục đích khác nhau
như làm nhà, đóng thuyền, làm giường, bàn, ghế... Khi xã hội ngày càng phát
triển, nhu cầu sử dụng gỗ và sản phẩm gỗ ngày càng không ngừng gia tăng về số
lượng cũng như về chất lượng. Sản phẩm gỗ đã trở thành một trong 10 mặt hàng
xuất khẩu đạt kim ngạch xuất khẩu cao nhất của đất nước. Trong khi đó diện tích
rừng tự nhiên ngày càng thu hẹp do nhiều nguyên nhân khác nhau, vì thế việc
chuyển hướng sử dụng gỗ rừng trồng và gỗ nhập khẩu là cần thiết với tình hình
hiện nay. Một trong những mặt hàng sản phẩm mộc được các xí nghiệp chú trọng
sản xuất nhằm đáp ứng yêu cầu của khách hàng trong và ngoài nước là sản phẩm
mộc ngoài trời. Chính vì vậy, tìm hiểu kỹ, nắm bắt cụ thể tình hình sản xuất hàng
mộc ngoài trời của các xí nghiệp chế biến gỗ là rất cần thiết.
Nhằm làm rõ tình hình sản xuất của các xí nghiệp chế biến gỗ về dây
chuyền công nghệ cũng như loại hình sản phẩm sản xuất. Được sự đồng ý của
khoa Lâm Nghiệp và sự chấp thuận của xí nghiệp chế biến gỗ Đông Hòa cùng với
sự hướng dẫn của cô Th.S Nguyễn Thị Ánh Nguyệt chúng tôi thực hiện đề tài:
“KHẢO SÁT QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT PICNIC TBL CHILD XUẤT
KHẨU TẠI XÍ NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ ĐÔNG HÒA”.

Vì thời gian xâm nhập thực tế và kiến thức còn hạn chế nên trong quá trình thực
hiện đề tài không tránh khỏi những thiếu sót rất mong nhận được sự giúp đỡ,
đóng góp ý kiến của quý thầy cô và bạn bè.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo cùng toàn thể anh chị em
công nhân xí nghiệp chế biến gỗ Đông Hòa, thầy cô Khoa Lâm Nghiệp và đặc biệt


là sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của cô Th.S Nguyễn Thị Ánh Nguyệt để tôi hoàn
thành đề tài này.
Sinh viên thực hiện
Lê Tấn Hưng


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Chỉ trong vòng 5 năm từ năm 2000 đến năm 2005 kim ngạch xuất khẩu đồ
gỗ đã tăng gần 10 lần từ 219 triệu USD năm 2000 lên 1,57 tỷ USD năm 2005 và dự
kiến trong năm 2007 này sẽ đạt 2 tỷ USD. Đáng lưu ý là nguyên liệu gỗ chiếm tới
60% giá thành sản phẩm. Do vậy, việc sử dụng gỗ sao cho có hiệu quả cao và tiết
kiệm đang là một vấn đề cấp thiết đặt ra cho các doanh nghiệp chế biến gỗ ở nước
ta. Nhìn chung tình hình sản xuất của các công ty chế biến gỗ còn nhiều hạn chế
so với các nước phát triển mặc dù các công ty đã đầu tư cải tiến dây chuyền sản
xuất thực hiện cơ giới hóa, tự động hóa, trang bị máy móc thiết bị hiện đại. Bên
cạnh đó, vẫn còn nhiều xí nghiệp dây chuyền sản xuất chủ yếu là sử dụng lao động
thủ công, tỷ lệ lợi dụng gỗ thấp.
Cùng với sự phát triển không ngừng của xã hội, đời sống của con người ngày
một được nâng cao. Khi điều kiện kinh tế gia đình ổn định thì trẻ em sẽ được
quan tâm và chăm sóc tốt hơn. Trẻ em ngày nay không chỉ có nhu cầu ăn no, mặt
ấm mà còn phải được học tập và đặc biệt vui chơi giải trí đã trở thành một nhu

cầu không thể thiếu.
Hiện nay, tốc độ đô thị hóa và công nghiệp hóa ngày càng cao dẫn đến tiếng
ồn, khói bụi rất nhiều. Chính vì thế cần có những nơi yên tĩnh, thoáng mát để các
em có thể hít thở không khí trong lành và vui chơi thoải thích như vườn hoa, công
viên, khu du lịch… Nắm bắt được tâm lí đó, xí nghiệp chế biến gỗ Đông Hòa
(Rubico ) đã cho ra đời sản phẩm Picnic TBL Child đang được nhiều khách hàng
trong và ngoài nước ưa chuộng.

1


1.2 Mục tiêu nghiên cứu
“ Khảo sát quy trình công nghệ sản xuất Picnic TBL Child ” tại xí nghiệp chế
biến gỗ Đông Hòa (Rubico) nhằm tìm hiểu dây chuyền công nghệ sản xuất hiện có
của xí nghiệp.
1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Qua quá trình khảo sát quy trình công nghệ sản xuất Picnic TBL Child có
thể đánh giá tình hình sản xuất và tìm ra những ưu, nhược điểm của dây chuyền.
Từ đó, đưa ra các biện pháp khắc phục những nhược điểm và phát huy hơn nữa
những ưu điểm tích cực góp phần hoàn thiện dây chuyền sản xuất của xí nghiệp.
Giúp ban lãnh đạo xí nghiệp nhìn nhận quá trình sản xuất một cách khách quan
để có thể khắc phục những nhược điểm, đồng thời có thể tiết kiệm được một phần
sức lao động của công nhân và nâng cao tỉ lệ lợi dụng gỗ tránh những lãng phí,
hao hụt không cần thiết.

2


Chương 2
TỔNG QUAN

2.1 Vài nét về xí nghiệp
RUBICO là một doanh nghiệp nhà nước, trực thuộc tổng công ty cao su
Việt Nam, được thành lập năm 1984 tại xã Đông Hòa- Dĩ An- Bình Dương, có vốn
đầu tư tính đến tháng 5 năm 2007 là 30 tỷ VND, trong đó tài sản thiết bị là 20 tỷ
VND. Hiện Rubico có hai nhà máy và hai chi nhánh, trong đó hai nhà máy sản
xuất gỗ xuất khẩu có diện tích nhà xưởng 14.500 m2. Đặc biệt trong những năm
qua Rubico luôn xác định IKEA ( Thụy Điển ) là một khách hàng lớn, có tiềm
năng và ổn định là yếu tố rất thuận lợi để công ty đầu tư phát triển sản xuất, nâng
cao sản lượng, chất lượng sản phẩm không ngừng gia tăng doanh số.
Công suất đạt 25 container 40 feet/ tháng, kế hoạch sản xuất năm 2007 đạt
4100m3 gỗ tinh chế. Sản phẩm của xí nghiệp chủ yếu là xuất khẩu, trong đó IKEA
bao tiêu gần như toàn bộ sản phẩm (85%), ngoài ra sản phẩm còn được xuất sang
Đức, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha…Có thể nói, từ sau khi thành lập đến nay, xí
nghiệp luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ cả về năng suất lẫn chất lượng, quy mô sản
xuất ngày càng mở rộng, đạt hiệu quả kinh tế cao.

3


2.1.1 Công tác tổ chức quản lý của xí nghiệp
2.1.1.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức xí nghiệp
Công ty cổ phần CN và
XNK cao su

Giám đốc xí nghiệp chế biến
gỗ Đông Hòa

Tổ kiểm tra
chất lượng sản
phẩm ( KCS )


Phó giám đốc phụ trách
nội chính
( phụ trách Iway )

Phòng
tổ chức
lao
động
tiền
lương

Phòng
kế
hoạch
xuất
nhập
khẩu

Phòng
tài
chính
kế
toán

Phân
xưởng
cưa

Phân

xưởng
sấy
bảo
quản

Phòng

thuật
sản
xuất

Phó giám đốc kĩ thuật
phụ trách tinh chế
(
i di n lãnh
o

Phân
xưởng
cung
ứng
phôi

Phân
xưởng
tinh
chế A

Nữ


Số lượng
1
1
1
5
11

2.1.1.2 Cán bộ công nhân viên khối văn phòng
Bảng 2.1: Số lượng nhân viên trong khối văn phòng
STT
1
2
3
4
5

Chức vụ
Giám đốc
Phó giám đốc kĩ thuật
Phó giám đốc nội bộ
Phòng tổ chức lao động tiền lương
Phòng kế hoạch XNK

4

Nam
1
1
1
1

9

4
2

Phân
xưởng
tinh
chế B


6
7

Phòng tài chính kế toán
Phòng kĩ thuật sản xuất
Tổ kiểm tra chất lượng sản phẩm
8
(KCS )
Tổng cộng
2.1.1.3 Cán bộ công nhân viên khối sản xuất

2
4

3
1

5
5


4

4
33

Gồm có khối sản xuất trực tiếp và khối phụ trợ
a. Khối sản xuất trực tiếp: Tạo ra sản phẩm, được chia thành hai xưởng A và B.
‫ ٭‬Xưởng A: Diện tích xưởng A là 10.000 m2, xưởng được chia thành bốn phân
xưởng chính là: phân xưởng cưa, phân xưởng sấy + bảo quản, phân xưởng cung
ứng phôi, phân xưởng tinh chế. Số lượng công nhân nhiều hay ít tùy theo mức độ
công việc, phân xưởng tinh chế là nhiều công nhân hơn cả.
Bảng 2.2: Số lượng nhân viên ở phân xưởng cưa
STT

Vị trí

Số lượng

1

Quản đốc phân xưởng

1

2

Phó quản đốc + ( kiêm kĩ thuật )

1


3

Nhân viên thống kê phân xưởng

1

4

Nhân viên cơ điện

1

5

Tổ trưởng tổ thu mua nguyên liệu

1

6

TT tổ nghiệm thu mua NL + bốc xếp gỗ
tròn

1

7

Tổ trưởng tổ mũi + cắt


1

8

Tổ trưởng tổ cưa ( 4 tổ )

4

9

Tổ trưởng tổ lựa xếp bốc xếp

1

10

Tổ trưởng tổ lao động phổ thông

1

11

Nhân viên tổ nghiệm thu nguyên liệu

2

12

Công nhân tổ nghiệm thu nguyên liệu


4

13

Công nhân tổ cưa

20

5


14

Công nhân tổ cắt + mũi

4

15

Công nhân tổ lựa xếp bốc xếp

10

16

Công nhân tổ lao động phổ thông

3

Tổng cộng


56

Bảng 2.3: Số lượng nhân viên ở phân xưởng sấy + bảo quản
STT

Vị trí

Số lượng

1

Quản đốc phân xưởng

1

2

Phó quản đốc phân xưởng

1

3

Kĩ thuật phân xưởng

1

4


Thống kê phân xưởng

1

5

Nhân viên lái xe nâng

1

6

Thủ kho phân xưởng

1

7

Nhân viên vận hành

3

8

Tổ trưởng ra vô lò

2

9


Tổ trưởng trực lò

1

10

Công nhân ra vô lò

19

11

Công nhân trực sấy lò

5

12

Công nhân tổ kho

5

Tổng cộng

31

Bảng 2.4: Số lượng nhân viên ở phân xưởng cung ứng phôi
STT
1


Vị trí

Số lượng

Quản đốc phân xưởng

1

6


2

Phó quản đốc phân xưởng

1

3

Thống kê phân xưởng

2

4

Cơ khí + mài dao phân xưởng

1

5


Tổ trưởng tổ cắt

2

6

Tổ trưởng tổ ghép

2

7

Tổ phó tổ ghép

2

8

Công nhân tổ cắt

30

9

Công nhân tổ ghép

53

Tổng cộng


94

Bảng 2.5: Số lượng nhân viên ở phân xưởng tinh chế A
STT

Vị trí

Số lượng

1

Quản đốc phân xưởng

1

2

Phó quản đốc xưởng

2

3

Kĩ thuật phân xưởng

3

4


Thống kê phân xưởng

3

5

Cơ khí + mài dao phân xưởng

3

6

Tổ trưởng tổ định hình

2

7

Tổ trưởng tổ nhám

1

8

Tổ trưởng tổ lắp ráp

1

9


Tổ trưởng tổ lau màu

1

10

Tổ trưởng tổ đóng gói

1

11

Công nhân tổ định hình

72

7


12

Công nhân tổ nhám tay

67

13

Công nhân tổ lắp ráp

32


14

Công nhân tổ lau màu

16

15

Công nhân tổ đóng gói

38

16

Kĩ thuật bổ sung

1

Tổng cộng

234

Xưởng B: Chỉ có một phân xưởng tinh chế với diện tích 4.800 m2. Chức năng của
xưởng là gia công tạo ra sản phẩm từ phôi có quy cách sẵn.
Bảng 2.6: Số lượng nhân viên ở phân xưởng tinh chế B
STT
1
2
3

4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16

Vị trí
Quản đốc phân xưởng
Phó quản đốc xưởng
Kĩ thuật phân xưởng
Thống kê phân xưởng
Cơ khí phân xưởng
Tổ trưởng tổ máy
Tổ trưởng tổ nhám
Tổ trưởng tổ lắp ráp
Tổ trưởng tổ lau màu
Tổ trưởng tổ đóng gói
Tổ trưởng tổ kho
Công nhân tổ máy
Công nhân tổ nhám
Công nhân tổ lắp ráp
Công nhân tổ lau màu

Công nhân tổ đóng gói

Số lượng
1
1
1
2
2
2
1
1
1
1
1
48
32
31
12
21

8


17

Công nhân tổ kho
Tổng cộng
b. Khối phụ trợ gồm có

13

171

Bảng 2.7: Số lượng nhân viên ở bộ phận phụ trợ
STT
1
2

Chức vụ

Nam
1
7

Tổ hàn mài
Tổ cơ điện

Nữ

Số lượng
1
7
8

Tổng cộng
c. Trình độ chuyên môn của cán bộ công nhân viên xí nghiệp

Bảng 2.8: Trình độ chuyên môn của cán bộ công nhân viên xí nghiệp
STT

Trình độ, chuyên môn


1
2
3
4

Số lượng

Đại học, cao đẳng
Trung cấp chuyên nghiệp kỹ thuật
Phổ thông
Thợ bậc 5 trở lên
Tổng cộng
‫ ٭‬Nhận xét: Nhìn chung, số lượng công nhân viên ở xí nghiệp

30
100
472
25
627
tương đối ổn định,

mặc dù lao động phổ thông chiếm đa số nhưng phần lớn có tay nghề cao, kinh
nghiệm làm việc lâu năm và đặc biệt là có tinh thần trách nhiệm làm việc cao.
2.1.2 Chủng loại nguyên liệu
Nguyên liệu chủ yếu đang được xí nghiệp sử dụng để sản xuất là Tràm Bông
Vàng. Nguồn nguyên liệu chủ yếu là gỗ rừng trồng được mua về từ hai nguồn: Nội
địa (Bình Dương và các tỉnh lân cận như Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Phước…).
Nhập khẩu (Chủ yếu từ Malaysia).
Nguyên liệu được mua dưới 2 dạng gỗ tròn (chiếm 60%) và gỗ xẻ (40%)

chưa qua tẩm sấy, có tiêu chuẩn quy cách sẵn theo đơn đặt hàng của xí nghiệp. Kế
hoạch năm 2007 nhập khoảng 6000m3 gỗ nguyên liệu.
Theo Nguyễn Hữu Hiệp, (2005), “Khảo sát dây chuyền công nghệ sản xuất ghế
RECLINER tại xí nghiệp tinh chế gỗ cao su Đông Hòa ”. Luận văn tốt nghiệp,

9


Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh cho thấy: Tràm Bông Vàng hay còn
gọi là Keo lá Tràm có tên khoa học là Acacia auriculiformis. Giác màu vàng nhạc,
lõi nâu vàng. Mặt gỗ mịn, khối lượng thể tích 0,62g / cm3. Đây là loại cây dễ trồng,
thích nghi với nhiều loại đất kể cả đất phèn và đất ferlit mạnh, cây có tốc độ sinh
trưởng nhanh, chu kỳ khai thác ngắn. Nếu dùng làm nguyên liệu sản xuất dăm thì
chỉ sau năm đến bảy năm có thể khai thác được, nếu sử dụng làm đồ mộc thì thời
gian khai thác từ mười đến mười lăm năm hoặc lâu hơn nữa. Tràm Bông Vàng có
khả năng tái sinh lớn, có thể trồng một lần và khai thác nhiều lần, trữ lượng gỗ
tăng trưởng hàng năm bình quân trên cấp đất m 13-20m3/ ha (Theo Bùi Việt
Hải (1999)).
2.2 Tình hình máy móc thiết bị tại xí nghiệp
Đây là yếu tố quan trọng nhất vì nó quyết định chất lượng sản phẩm cũng
như năng suất lao động. Máy móc thiết bị của công ty có xuất xứ từ nhiều nước
như Đài Loan, Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam… Máy móc thiết bị tuy không
quá hiện đại so với các công ty lớn khác. Tuy nhiên, độ chính xác cao không phải
tốn nhiều thời gian để sữa chữa. Số lượng máy móc quá nhiều so với mặt bằng
phân xưởng nên việc di chuyển phôi liệu, thành phẩm cũng như bán thành phẩm
thường gặp phải khó khăn, vì vậy phải đòi hỏi công nhân sắp xếp một cách gọn
gàng.
Thống kê số máy móc hiện có tại phân xưởng tinh chế A được thể hiện qua
bảng 2.9.
2.3 Giới thiệu sản phẩm

Ngày nay, các sản phẩm mộc có hình dáng đơn giản gọn nhẹ dễ dàng tháo
lắp, thường được khách hàng nước ngoài ưa chuộng. Chính vì thế nên xí nghiệp
thường xuyên cải tiến mẫu mã và kích thước của sản phẩm để phù hợp với yêu
cầu của khách hàng, tạo nét đặc trưng riêng cho sản phẩm của riêng mình. Hiện

10


nay xí nghiệp đang sản xuất các sản phẩm đồ mộc ngoài trời xuất khẩu như
PICNIC TBL CHILD, ghế RECLINER, ghế TIDO, bộ bàn ghế BOLLO…
Do thời gian có hạn nên không thể khảo sát hết tất cả các sản phẩm hiện
đang sản xuất tại xí nghiệp. Do vậy chúng tôi chọn sản phẩm mới nhất mà xí
nghiệp đang đưa vào sản xuất để tiến hành khảo sát đó là PICNIC TBL CHILD.
Đây là sản phẩm được sử dụng ngoài trời lẫn trong nhà. Thích hợp để ở trong
vườn, khu nghỉ mát. Kiểu dáng sản phẩm tương đối đơn giản, cấu tạo sản phẩm
chủ yếu là các chi tiết thẳng, không có chi tiết cong. Cấu tạo sản phẩm đơn giản,
dễ dàng tháo lắp và vận chuyển, có thể gia công trên tất cả các máy móc thiết bị
chế biến gỗ thông dụng. Vì sản phẩm mộc để sử dụng ngoài trời nên yêu cầu thẩm
mỹ không đòi hỏi cao, chỉ cần màu sắc của sản phẩm tương đối hài hòa, kết cấu
sản phẩm chắc chắn. Tuy cấu tạo của sản phẩm đơn giản nhưng lại tạo cho trẻ em
một cảm giác rất thoải mái và dễ chịu, vừa thư giản mà lại vừa tiện dụng. Bên
cạnh đó, sản phẩm góp phần tận dụng được nguồn nguyên liệu đang ngày càng
khan hiếm do cấu tạo từ những thanh gỗ có kích thước tương đối nhỏ.

Bảng 2.9: Bảng thống kê máy móc thiết bị phân xưởng tinh chế A

STT

Tên máy móc thiết bị


Mã số

Số

Hiện

lượng trạng

1

Máy bào 4 mặt ( SYC – 620 )

B4M - 01

1

50%

2

Máy bào 4 mặt 23EL

B4M - 02

1

55%

11



×