Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

THIẾT KẾ TỦ ĐA NĂNG TẠI CÔNG TY TNHH LATITUDE TREE (VIỆT NAM)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (748.01 KB, 81 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LÂM NGHIỆP



NGUYỄN LÊ HỒNG THÚY

THIẾT KẾ TỦ ĐA NĂNG TẠI CƠNG TY
TNHH LATITUDE TREE (VIỆT NAM)

LUẬN VĂN CUỐI KHĨA KỸ SƯ
CHUN NGÀNH CHẾ BIẾN LÂM SẢN

TP. Hồ Chí Minh – 2007


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LÂM NGHIỆP



THIẾT KẾ TỦ ĐA NĂNG TẠI CƠNG TY
TNHH LATITUDE TREE (VIỆT NAM)

LUẬN VĂN CUỐI KHĨA KỸ SƯ
CHUN NGHÀNH CHẾ BIẾN LÂM SẢN

Giáo viên hướng dẫn: TS. Phạm Ngọc Nam
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Lê Hồng Thúy



TP. Hồ Chí Minh – 2007


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt đề tài như ngày hôm nay tôi xin chân thành cảm ơn:
Cha mẹ, người đã có công sinh thành và dưỡng dục tôi cho đến ngày hôm nay.
Ban giám hiệu và toàn thể quý thầy cô trường đại học Nông Lâm Tp.HCM đã
tận tình dạy dỗ và truyền đạt kiến thức quý báu cho tôi trong những năm ngồi trên giảng
đường.
Thầy TS. Phạm Ngọc Nam giảng viên trường đại học Nông Lâm, người trực tiếp
hướng dẫn tôi thực hiện đề tài này.
Ban giám đốc, quản đốc và toàn thể anh chị em trong Công ty TNHH Latitude
Tree (Việt Nam) đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi trong suốt thời gian tôi thực hiện
đề tài tại quý công ty.
Các bạn bè trong và ngoài lớp đã cùng trao đổi kiến thức và giúp đỡ tôi trong
thời gian học tập tại trường.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 06 năm 2007
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Lê Hồng Thúy


TÓM TẮT
Đề tài: “ Thiết kế tủ đa năng” được tiến hành tại Công ty TNHH Latitude
Tree (Việt Nam). Trụ sở Công ty tại Số 29 - Đường DT 743 – Khu công nghiệp
Sóng Thần II – Dĩ An – Tỉnh Bình Dương. Thời gian thực hiện đề tài từ ngày
10/03/07 đến 20/06/07.
Tủ đa năng mang đậm phong cách Châu Âu, nhằm đánh vào thị hiếu của
thị trường Châu Âu, một trong những thị trường tiềm năng nhất của Việt Nam

hiện nay. Nét đặc biệt của tủ là có thể dung làm thủ sách, tủ quần áo hay tủ tivi.
Nguyên liệu chính được sử dụng là ván nhân tạo, gồm: ván MDF, ván
dăm, ván dán. Ngoài ra, phần khung chính và phần trang trí được sử dụng gỗ Cao
su và Bạch dương. Tỷ lệ lợi dụng gỗ tương đối cao: 81,77%, góp phần tiết kiệm
nguyên liệu, hạ giá thành sản phẩm và ăng lợi nhuận. Công nghệ chế tạo không
quá phức tạp, phù hợp với trình độ tay nghề và tình trạng máy móc hiện có của
Công ty. Sản phẩm sử dụng lien kết đơn giản, tiện lợi cho việc tháo lắp.
Gía thành sản phẩm là: 1.380.528 đồng, đây là mức giá hợp lý, trong điều
kiện hiện này là phù hợp với người tiêu dùng trong và ngoài nước.


SUMMARY
This Thesis under the title Design the Multi – function Cabinet was
realized at Latitude Tree (Viet nam) Limited Company from 03/10/07 to
06/20/07. Company’s headoffice is at No.29 – DT 743 Street – Song Than II
Industrial Zone – Di An – Binh Duong Province.
The Multi – function Cabinet with European style can be used as a
Bokcase, a Wardrobe or a Television Cabinet. It aims to European market which
is one of the most potential market of Viet Nam
Main material to produce this Multi – function Cabinet is artificial board,
such as: Medium Density Fiber Board (MDF), Particleboard, Plywood. We also
use Rubber wood and Poplar for the mail frame and the ornamental parts. The
manufacture technology is not too complicated to argee with workers’s dergee of
skills and machine situation of the Company. In addition to the symbol of linking
material, the price of production is: 1.380.528 VND – a reasonable price for both
interior and foreign consumers.


MỤC LỤC
Trang

Lời cảm ơn -------------------------------------------------------------------------------- i
Tóm tắt ------------------------------------------------------------------------------------ ii
Mục lục ------------------------------------------------------------------------------------ iv
Danh

sách

các

chữ

viết

tắt

----------------------------------------------------------------------------------------------- vii
i
Danh sách các hình ---------------------------------------------------------------------- ix
Danh sách các bảng ---------------------------------------------------------------------- x
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU ---------------------------------------------------------------- 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ---------------------------------------------- 1
1.2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn -------------------------------------- 1
1.3. Mục đích thiết kế ----------------------------------------------------- 2
1.4. Yêu cầu thiết kế sản phẩm mộc ------------------------------------ 2
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN ---------------------------------------------------------- 3
2.1. Tổng quan về Công ty TNHH Latitude Tree (Việt Nam) ------- 4
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty----------------- 4
2.1.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức Công ty ---------------------------------- 4
2.1.3. Tình hình nhân sự -------------------------------------------------- 6
2.1.4. Tình hình nguyên liệu ---------------------------------------------- 6

2.1.5. Tình hình máy móc thiết bị --------------------------------------- 7
2.1.6. Một số loại sản phẩm Công ty đang sản xuất ------------------ 8
2.2. Khái quát chung về ngành thiết kế --------------------------------- 10
2.2.1. Lịch sử về ngành thiết kế ----------------------------------------- 10
2.2.2. Tiến trình của việc thiết kế ---------------------------------------- 11
CHƯƠNG 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THIẾT KẾ ------------------ 13
3.1. Nội dung thiết kế ----------------------------------------------------- 13
3.2. Phương pháp thiết kế ------------------------------------------------- 13


3.3. Thiết kế sản phẩm ----------------------------------------------------- 13
3.3.1. Khảo sát một số sản phẩm cùng loại ----------------------------- 13
3.3.2. Tạo dáng sản phẩm ------------------------------------------------- 15
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ - THẢO LUẬN ------------------------------------------ 16
4.1. Lựa chọn nguyên liệu thiết kế --------------------------------------- 17
4.2. Lựa chọn các giải pháp liên kết -------------------------------------- 18
4.3. Lựa chọn kích thước và kiểm tra bền ------------------------------ 20
4.3.1. Lựa chọn kích thước ----------------------------------------------- 20
4.3.2. Kiểm tra bền --------------------------------------------------------- 20
4.4. Tính toán các chỉ tiêu kỹ thuật -------------------------------------- 23
4.4.1. Độ chính xác gia công --------------------------------------------- 23
4.4.2. Sai số gia công ------------------------------------------------------ 24
4.4.2.1. Dung sai lắp ghép ------------------------------------------------ 24
4.4.2.2. Lượng dư gia công ------------------------------------------------ 25
4.4.2.3. Yêu cầu lắp ráp và trang sức bề mặt --------------------------- 26
4.5. Tính toán công nghệ -------------------------------------------------- 27
4.5.1. Tính toán nguyên liệu chính -------------------------------------- 27
4.5.1.1. Thể tích gỗ tiêu hao để sản xuất một sản phẩm -------------- 27
4.5.1.2. Hiệu suất pha cắt ------------------------------------------------- 29
4.5.1.3. Thể tích nguyên liệu cần thiết để sản xuất một sản phẩm --- 29

4.5.1.4. Tỷ lệ lợi dụng gỗ -------------------------------------------------- 29
4.5.1.5. Các dạng phế liệu phát sinh trong quá trình gia công -------- 30
4.6. Tính toán vật liệu phụ ------------------------------------------------- 31
4.6.1. Tính toán bề mặt cần trang sức ------------------------------------ 31
4.6.2. Tính toán vật liệu phụ cần dùng ----------------------------------- 32
4.6.2.1. Lượng sơn --------------------------------------------------------- 32
4.6.2.2. Tính lượng giấy nhám ------------------------------------------- 35
4.6.2.3. Tính lượng băng nhám cần dùng ------------------------------- 35
4.6.2.4. Tính lượng bông vải --------------------------------------------- 35
4.6.2.5. Bột trám trít ------------------------------------------------------- 35
4.6.2.6. Keo 502 ------------------------------------------------------------ 35


4.6.2.7. Vật liệu liên kết --------------------------------------------------- 36
4.7. Thiết kế lưu trình công nghệ ----------------------------------------- 36
4.7.1. Lưu trình công nghệ ------------------------------------------------ 36
4.7.2. Biểu đồ gia công sản phẩm ---------------------------------------- 39
4.7.3. Lập bản vẽ thi công cho từng chi tiết ---------------------------- 39
4.8. Tính toán gía thành sản phẩm --------------------------------------- 39
4.8.1. Chi phí mua nguyên liệu chính ----------------------------------- 39
4.8.1.1. Chi phí mua nguyên liệu ---------------------------------------- 39
4.8.1.2. Phế liệu thu hồi --------------------------------------------------- 41
4.8.1.3. Chi phí mua vật liệu phụ ---------------------------------------- 42
4.8.1.4. Vật liệu liên kết --------------------------------------------------- 44
4.8.2. Các chi phí khác ---------------------------------------------------- 45
4.8.2.1. Chi phí động lực sản xuất ---------------------------------------- 45
4.8.2.2. Chi phí tiền lương công nhân ------------------------------------ 45
4.8.2.3. Chi phí khấu hao máy móc -------------------------------------- 45
4.8.2.4. Chi phí quản lí nhà máy ------------------------------------------ 45
4.8.2.5. Giá thành sản phẩm xuất xưởng -------------------------------- 46

4.8.3. Biện pháp hạ giá thành --------------------------------------------- 46
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ --------------------------------------- 47
5.1. Kết luận ----------------------------------------------------------------- 47
5.2. Kiến nghị --------------------------------------------------------------- 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO ------------------------------------------------------------ 49
PHỤ LỤC


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BD
TT
TTTĐ
TTĐC
TTĐ
TT1
TT2
TT3
KT
NKT1
NKT2
NKT3
ĐKT
NKT4
KS
NKS1
NKS2
NKS3
NKS4
KG


KC
D – TKC
NG
NKT – D
NK

DTC

NTC
SL

Bạch dương
Trang trí
Trang trí trước đỉnh
Trang trí đỉnh chính
Trang trí đỉnh
Trang trí bên đỉnh
Trang trí trước giữa
Trang trí bên giữa
Khung trước
Ngang trên khung trước
Ngang giữa khung trước
Ngang dưới khung trước
Đứng giữa khung trước
Ngang trên trước
Khung sau
Ngang trên khung sau 1
Ngang trên khung sau 2
Ngang giữa khung sau
Ngang dưới khung sau

Kệ giữa
Kệ di động
Khung cửa
Dưới và trên khung cửa
Ngang giữa
Ngăn kéo trên và dưới
Ngăn kéo
Cố định
Dài tăng cường
Ngắn tăng cường
Số lượng


DANH SÁCH CÁC HÌNH

Trang
Hình 2.1: Cơ cấu bộ máy quản lý ------------------------------------------------------ 5
Hình 2.2: Cơ cấu tổ chức sản xuất ----------------------------------------------------- 5
Hình 2.3: Giường ------------------------------------------------------------------------- 8
Hình 2.4: Tủ đầu giường ----------------------------------------------------------------- 8
Hình 2.5: Tủ Tivi ------------------------------------------------------------------------- 8
Hình 2.6: Tủ đồ --------------------------------------------------------------------------- 9
Hình 2.7: Bàn------------------------------------------------------------------------------ 9
Hình 2.8: Ghế ----------------------------------------------------------------------------- 9
Hình 3.1: Mẫu tham khảo 1 ------------------------------------------------------------- 14
Hình 3.2: Mẫu tham khảo 2 ------------------------------------------------------------- 14
Hình 3.3: Mẫu tham khảo 3 ------------------------------------------------------------- 15
Hình 4.1: Liên kết vis ------------------------------------------------------------------- 18
Hình 4.2: Liên kết chốt gỗ -------------------------------------------------------------- 19
Hình 4.3: Liên kết mộng đuôi én nữa âm---------------------------------------------- 19

Hình 4.4: Liên kết mộng rãnh đuôi én ------------------------------------------------- 19
Hình 4.5: Biểu đồ ứng suất nén -------------------------------------------------------- 21
Hình 4.6: Biểu đồ ứng suất uốn -------------------------------------------------------- 23
Hình 4.7: Biểu đồ tỷ lệ lợi dụng nguyên liệu ----------------------------------------- 31
Hình 4.8: Quy trình sơn sản phẩm------------------------------------------------------ 32
Hình 4.9: Khâu pha phôi ---------------------------------------------------------------- 37
Hình 4.10: Khâu gia công sơ chế ------------------------------------------------------ 37
Hình 4.11: Khâu gia công tinh chế ---------------------------------------------------- 37
Hình 4.12: Sơ đồ lắp ráp sản phẩm ---------------------------------------------------- 38


DANH SÁCH CÁC BẢNG

Trang
Bảng 2.1: Thống kê các loại máy móc thiết bị --------------------------------------- 7
Bảng 4.1: Định mức lượng sơn cần dùng --------------------------------------------- 34
Bảng 4.2: Bảng thống kê vật liệu phụ cần dùng cho trang sức bề mặt ------------ 36
Bảng 4.3: Diện tích bề mặt ván MDF dán veneer ----------------------------------- 40
Bảng 4.4: Diện tích bề mặt ván dăm dán veneer ------------------------------------ 40
Bảng 4.5: Bảng thống kê chi phí mua nguyên liệu ---------------------------------- 41
Bảng 4.7: Đơn giá sơn ------------------------------------------------------------------- 43


Chương 1
 MỞ ĐẦU 
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời đại công nghiệp hóa - hiện đại hóa hiện nay, tính chất sản xuất
ngày một được xã hội hóa cao, đòi hỏi các sản phẩm mộc cũng phải gắn bó chặt
chẽ với những thay đổi của kỹ thuật và đời sống xã hội loài người. Đối với các
sản phẩm mộc thì tính nghệ thuật, sự sáng tạo của kỹ thuật và tính nhân văn phải

luôn nằm trong mối quan hệ gắn bó và hài hòa nhằm mục đích tạo lập môi trường
sống phù hợp với quá trình phát triển của con người. Chính ví vậy, trong quá
trình hình thành và phát triển, các sản phẩm mộc luôn mang đậm dấu ấn của các
phương thức tổ chức xã hội khác nhau cùng với những sắc thái, bản sắc riêng biệt
của từng vùng và từng dân tộc. Mặc dù các sản phẩm mộc đã tồn tại và phát triển
từ lâu đời, đuợc xuất khẩu sang nhiều nước trong khu vực và trên thế giới nhưng
cho đến ngày nay hầu hết các sản phẩm mộc được sản xuất theo đơn đặt hàng
hoặc các catologe của nước ngoài. Sản phẩm sử dụng trong nước hầu như chỉ
được sản xuất theo kinh nghiệm thực tiễn, chưa có sự đổi mới trong việc tạo
mẫu. Do đó, để ngành công nghiệp chế biến gỗ phát triển hơn nữa chúng ta cần
có một đội ngũ thiết kế chuyên nghiệp. Do vậy, để đáp ứng nhu cầu thị hiếu của
thị trường trong – ngoài nước chúng tôi tiến hành đề tài: “ Thiết kế tủ đa năng tại
Công ty TNHH Latitude Tree (Việt Nam) ”.
1.2 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Trong công nghiệp chế biến gỗ hiện nay, việc thiết kế mang một ý nghĩa
lớn. Đối với dòng hàng trong nước, nếu chúng ta chú trọng hơn đến thiết kế sẽ
dần loại bỏ được việc sản xuất theo kinh nghiệm thực tiễn, sản phẩm mang tính
khoa học công nghệ cao, đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu ngày một nâng cao của
người tiêu dùng. Đối với dòng hàng xuất khẩu – một trong những thế mạnh xuất
khẩu của Việt Nam hiện nay, việc thiết kế giúp cho sản phẩm mang phong cách


riêng của người Việt, không còn phụ thuộc vào các catologe của khách hàng, đưa
ngành công nghiệp chế biến đồ gỗ Việt Nam phát triển hơn nữa.
1.3 Mục tiêu, mục đích thiết kế
Mục tiêu đặt ra là phải thiết kế, đề xuất được mô hình sản phẩm tủ đa
năng đồng thời tính được các chỉ tiêu kỹ thuật, công nghệ, giá thành sản phẩm
nhằm mục đích đưa ra thị trường một sản phẩm mới lạ, hợp với thị hiếu người
tiêu dùng, đảm bảo những yêu cầu về thẩm mỹ, sử dụng và giá thành sản phẩm,
sử dụng nguyên, vật liệu hợp lý, dễ gia công phù hợp với điều kiện ở cơ sở sản

xuất.
1.4 Yêu cầu thiết kế sản phẩm mộc
 Yêu cầu về thẩm mỹ
- Hình dáng: Hình dáng hài hòa, cân đối, phù hợp với môi trường sử dụng
và đảm bảo sự trang hoàng của căn phòng có thẩm mỹ, đường nét sắc sảo tạo
cảm xúc êm dịu và thoải mái. Tất cả các kích thước của các chi tiết, các bộ phận
và của toàn bộ sản phẩm phải đảm bảo đúng với một tỷ lệ nhất định.
- Đường nét: Là yếu tố quan trọng góp phần nâng cao giá trị thẩm mỹ của
sản phẩm. Các đường cong mềm mại, sắc sảo tạo cảm giác thoải mái cho người
sử dụng.
- Màu sắc: Màu sắc cũng là một yếu tố quan trọng, nó tôn lên vẻ đẹp, nâng
cao giá trị thẩm mỹ của sản phẩm. Vì vậy, màu sắc phải hài hòa, trang nhã, tạo
cảm giác thoải mái và thư giản cho người sử dụng, phù hợp với môi truờng sử
dụng. Sản phẩm đặt trong môi trường nhà ở thì màu sắc có thể tương phản với
màu sắc của tường, trần, nền hoặc cùng gam màu.
- Mẫu mã: Sản phẩm phải đảm bảo tính thời đại, phù hợp với đối tượng sử
dụng, có thính thẩm mỹ cao, hợp lý về kết cấu, công nghệ chế tạo đơn giản. Vì
vậy khi thiết kế thì người thiết kế phải luôn tạo ra mẫu mã sản phẩm mới lạ, phù
hợp với chức năng và môi trường sử dụng, phù hợp với kiến trúc xung quanh.


 Yêu cầu sử dụng
- Độ bền: Đảm bảo tính ổn định, giữ nguyên hình dáng khi sử dụng lâu
dài, liên kết giữa các chi tiết, bộ phận phải đảm bảo bền khi sử dụng. Các phần
chịu lực và chịu tải trọng lớn phải chắc chắn và an toàn. Do đó, khi sản xuất cần
lựa chọn kỹ nguyên liệu, cần tránh các hiện tượng nguyên liệu bị nấm mớc, mối
mọt, nhiều mắt hay qua tẩm sấy chưa đạt yêu cầu.
- Tính tiện nghi: Sản phẩm liên kết phải linh động, tháo lắp nhanh, di
chuyển dễ dàng và tiện lợi cho việc sử dụng. Do vậy, sản phẩm phải phù hợp với
tâm sinh lý người sử dụng. Chẳng hạn theo xu hướng sử dụng sản phẩm mộc

trong các ngôi nhà cao tầng thì việc tháo lắp là vấn đề cấn quan tâm hàng đầu,
sản phẩm thiết kế phải làm sao tiết kiệm được diện tích.
 Yêu cầu về kinh tế
Một sản phẩm đạt chất lượng cao, thuận tiện và tiện nghi trong sử dụng,
có giá trị thẩm mỹ cao nhưng giá thành còn cao thì chưa đáp ứng được yêu cầu
người sử dụng. Do vậy, giá tiêu thụ sản phẩm phải phù hợp, không quá cao đối
với người sử dụng. Để đạt được yêu cầu đó thì người thiết kế phải tìm ra các giải
pháp sao cho sử dung nguyên vật liệu hợp lý, công nghệ gia công dễ dàng, phù
hợp với tay nghề công nhân và trang thiết bị hiện có, tiết kiệm chi phí sản xuất…


Chương 2
 TỔNG QUAN 
2.1 Tổng quan về Công ty TNHH Latitude Tree (Việt Nam)
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Latitude Tree
(Việt Nam)
Công ty TNHH Latitude Tree (Việt Nam) có cổ đông là Công ty Latitude
Tree SDN.BHD (Malaysia) – Công ty mẹ của cả tập đoàn Latitude Holdings
Berhad.
Ngày 21/12/2000 Trưởng Ban Quản Lý các Khu Công Nghiệp Bình
Dương cấp giấy phép hoạt động kinh doanh với thời gian 45 năm theo giấy phép
đầu tư số 90/GP – KCN – BD cho Công ty TNHH Latitude Tree (Việt Nam). Tên
giao dịch là Latitude Tree (Việt Nam) Co.Ltd, có trụ sở tại số 29 đường DT 743 Khu công nghiệp Sóng Thần II - Dĩ An - Bình Dương.
Tháng 5/2002 Công ty chính thức đi vào hoạt động, sản xuất. Vốn đầu tư
của Công ty là 7.000.000 USD. Sau khi được cấp giấy phép kinh doanh, Công ty
đã tiến hành xây dựng một số hạng mục công trình cơ sở. Tính đến nay, Công ty
đã xây dựng xong và đưa vào sử dụng nhà kho, nhà xưởng, hệ thống nhà hút bụi,
văn phòng, căn tin, nhà nghỉ cho chuyên gia nước ngoài và cán bộ công nhân
viên Việt Nam.
2.1.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức Công ty

Công ty TNHH Latitude Tree (Việt Nam) thực hiện loại hình tổ chức theo
cơ cấu trực tuyến, một giám đốc điều hành quản lý chịu trách nhiệm trực tiếp,
đồng thời ra quyết định quản lý về quản trị, bên cạnh đó các phòng ban tham
mưu cho giám đốc thực hiện công viêc mang tính nghiệp vụ, đề xuất các vấn đề
cần thiết như đầu tư sản xuất, kinh doanh của Công ty, đồng thời chịu trách
nhiệm về báo cáo đã thực hiện được.


TỔNG GIÁM ĐỐC

GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH

Phòng
kế toán

Phòng
thu
mua

Phòng
nhân
sự

Phòng
xuất
nhập
khẩu

Phòng
marketing


Hình 2.1: Cơ cấu bộ máy quản lý

QUẢN LÝ

Bộ phận sản
xuất chung

Bộ phận sản
xuất trực tiếp

Bộ
phận
cưa

Bộ
phận
hàng
trắng

Bộ phận
thiết kế

Bộphận
nghiên
cứu và
phát
triển

Bộ

phận
chà
nhám

Than
h bên
KC
Than

Xưởng
PRC

Bộ
phận
đóng
gói

Bộ phận phục
vụ sản xuất

Bộ phận
bảo trì

Bộ
phận
phun
sơn

Hình 2.2: Cơ cấu tổ chức sản xuất


Bộ phận
KCS

Kho
thành
phẩm

Kho
nguyên
vật liệu

Phòng y
tế và nhà
ăn


Quy trình sản xuất sản phẩm
Kho nguyên liệu (RAW MATERIAL)
Bộ phận bị liệu (BM)
Bộ phận hàng trắng (SM)
Bộ phận lắp ráp (ASS)
Bộ phận phun sơn (Finishing)
Bộ phận đóng gói (Packing)
2.1.3. Tình hình nhân sự
Tính đến năm 2006, tổng số công nhân viên trong toàn Công ty là 2.461
người. Trong đó:
 Nhân viên văn phòng:

48 người


 Nhân viên văn phòng xưởng:

35 người

 Chuyên gia nước ngoài:

13 người

 Công nhân:

2.365 người

Tình hình nhân sự qua các năm gần đây rất ổn định. Tính đến năm nay
Công ty đã có đông đảo lượng công nhân, đảm bảo ổn định sản xuất. Đội ngủ
quản lý của Công ty có độ tuổi trung bình trẻ, năng động, sáng tạo là lợi thế lớn
trong cơ chế thị trường hiện nay.
2.1.4. Tình hình nguyên liệu
Nguồn nguyên liệu mà Công ty sử dụng phong phú, sản phẩm được kết
hợp từ nguyên liệu ván nhân tạo và gỗ tự nhiên. Tùy theo yêu cầu khách hàng mà
sản phẩm được sử dụng 100% gỗ tự nhiên, hoặc 30% gỗ tự nhiên, còn lại là ván
nhân tạo. Nguyên liệu ván nhân tạo gồm: MDF, ván dăm, ván dán; nguyên liệu
gỗ tự nhiên gồm: Cao su, Bạch dương, Sồi.


2.1.5. Tình hình máy móc thiết bị
Tình trạng máy móc thiết bị tại Công ty khá ổn định và đầy đủ cho việc
sản xuất. Thống kê các loại máy móc thiết bị của Công ty được trình bày qua
bảng 2.1
Bảng 2.1: Thống kê các loại máy móc thiết bị
STT


Tên máy

Số lượng

Xuất xứ

Tình trạng máy

1

Tubi 1 trục

25

Đài Loan

75%

2

Tubi 2 trục

18

Đài Loan

75%

3


Khoan ngang

3

Đài Loan

80%

4

Khoan đứng

28

Đài Loan

70%

5

Cưa lọng

16

Đài Loan

70%

6


Cưa bàn trượt

2

Đài Loan

80%

7

Cắt 1 đầu

30

Việt Nam

60%

8

Cắt tự động

1

Đài Loan

80%

9


Chà nhám thùng

11

Đài Loan

70%

10

Chà nhám 2 đầu

40

Việt Nam

60%

11

Chà nhám 1 đầu

7

Việt Nam

55%

12


Chà nhám dây

17

Việt Nam

65%

13

Chà nhám cạnh

3

Đài Loan

80%

14

Bào thẩm

3

Đài Loan

70%

15


Bào cuốn

4

Đài Loan

70%

16

Líp sô

9

Đài Loan

65%

17

Rôtơ đứng

13

Đài Loan

70%

18


Rôtơ bàn

5

Đài Loan

70%

19

Máy cào mộng

3

Đài Loan

75%

20

Cưa 2 đầu + tubi

18

Đài Loan

80%

21


Cắt 2 đầu

14

Việt Nam

65%

22

Máy chép hình

2

Đài Loan

80%

23

Máy CNC

2

Đài Loan

80%



2.1.6. Một số loại sản phẩm Công ty đang sản xuất

Hình 2.3: Giường

Hình 2.4: Tủ đầu giường

Hình 2.5: Tủ Tivi


Hình 2.6: Tủ đồ

Hình 2.7: Bàn

Hình 2.8: Ghế


2.2 Khái quát chung về ngành thiết kế
2.2.1. Lịch sử ngành thiết kế nói chung và ngành thiết kế hàng mộc nói riêng
Ngành thiết kế có mặt từ rất lâu đời và không ngừng được cải tiến qua
từng giai đoạn. Mỗi thời khắc có những kiểu dáng, mẫu mã khác nhau, đặt biệt là
ngành thiết kế hàng mộc nói riêng.
Thiết kế hàng mộc rất khác với những loại hình thiết kế khác. Thế kỉ XIX,
hàng mộc thường mang dáng dấp của những vật trang sức, và được sản xuất hàng
loạt. Nhưng sau đó các nhà thiết kế nghĩ rằng: sản phẩm mang tính công nghiệp
thì không còn tính nghệ thuật của nó. Họ có khuynh hướng trở lại với các kiểu
dáng dân dã miền quê, đơn giản hơn về cấu trúc cũng như vật trang trí. Ban đầu
nó chỉ hiện diện ở nhà bếp hay ở các nông trại, nhưng bây giờ chúng đã tự khẳng
định vị trí của mình và hiện diện ngay trong nhà của những người thuộc tầng lớp
thượng lưu. Họ bắt đầu thích chúng ở hình dáng, nguyên liệu đơn giản nhưng
không kém phần độc đáo và gần gũi với thiên nhiên. Không vì vậy mà hàng mộc

điêu khắc bị biến mất. Nó phục hưng vào đầu thế kỉ XX. Hàng mộc điêu khắc
xuất hiện lần đầu tiên tại Belgium, và sau đó trở nên phổ biến ở những nước
Châu Âu khác. Thiết kế mang tính chất độc quyền nên giá đắt đỏ, với những
đường cong và sự vận động đa dạng của hoa văn nhưng nhẹ về tính chất trang trí.
Khi thiết kế, điều quan trọng chúng ta cần quan tâm là hàng mộc không
chỉ là một vật sử dụng thông thường mà nó còn là một phần của nghệ thuật trang
trí nội thất. Điều này đã tồn tại xuyên suốt 20 thế kỉ qua dù nó được áp dụng với
những hướng khác nhau.
Năm 1918, Gerrit Rietveld – một người tài hoa người Hà Lan đã thiết kế
được một chiếc ghế tựa được gọi là Red – Blue – Chair. Chiếc ghế không được
trang trí gì cả, mang phong cách đơn giản về cấu trúc và trang sức bề mặt tinh
khiết với những màu cơ bản và màu đen. Sự trừu tượng sâu săc này có thể cho
thấy sự bắt đầu của thời đại hiện đại hóa, đánh dấu một bước ngoặt mới cho
ngành thiết kế.
Thế kỉ XX, hiện đại hóa bao gồm nhiều thể loại khác nhau. Thời kỳ chối
bỏ cách trang trí mang tính trang hoàng và ủng hộ các kiểu dáng nhấn mạnh chức
năng của sản phẩm. Tượng trưng cho sự thay đổi này là Marcel Breued, người đã


thiết kế hàng mộc mang dáng dấp hiện đại. Để đánh dấu cho phong cách mới của
hàng mộc, ông đã gọi chiếc ghế của ông là “Mechanic for sitting”.
Những năm 30 của thế kỉ XX, vài kiến trúc sư đã đóng góp to lớn cho
ngành thiết kế hàng mộc, họ xuất thân từ dân tộc thiểu số trên các nước. Trong số
họ là Alvar Aulto (Finland) và Arne Jacobsen (Denmark), họ sử dụng những hình
dáng cong và vật liệu hầu hết bằng gỗ.
Xu hướng mới đến Mĩ trong thập niên 40 - 50. Khác biệt với những hình
dáng thẳng đã từng ăn khách ở Châu Âu trong suốt thời kì hiện đại hóa trong
cách nhìn thì thị hiếu của người Mĩ đã thực sự thay đổi, họ hướng tới những hình
dáng tròn, kết cấu tự nhiên, nó tượng trưng cho sự hoàn hảo toàn diện và sự ổn
định. Do vậy, đến những năm 60, việc thiết kế hướng về những đường tròn và

màu sáng, trong đó sử dụng các chất liệu khác như keo, nhựa,…Đây là thời kì mà
sản phẩm mộc thực sự đăng quan. Tuy nhiên nó chỉ tồn tại trong một thời gian
không dài, cuối cùng ngành thiết kế đã chuyển sang một hướng mới, việc thiết kế
không đòi hỏi về kiểu cách chức năng cũng như hình dáng vật lý truyền thống.
2.2.2 Tiến trình của việc thiết kế
Bước 1: Quan sát, tham khảo những sản phẩm liên quan đến sản phẩm mà
ta muốn thiết kế
-

Quan sát (không sao chép, nhưng phải nắm bắt được họ đã làm được gì
trước đó).

-

Xem Catologues.

-

Tham khảo ý kiến khách hàng đang sủ dụng những sản phẩm ta định
thiết kế để tìm hiểu thị hiếu cũng như những yêu cầu của họ về sản
phẩm.

-

Thử sử dụng sản phẩm của chính mình thiết kế để tự kiểm tra.

-

Trò chuyện với khách hàng và hỏi họ: thích hay không thích sản phẩm
ở điểm nào?


-

Đề xuất phương án sản xuất với giá thành rẻ, phù hợp với người tiêu
dùng

Bước 2: Sáng tạo


-

Vẽ phác thảo hình dạng, màu sắc, thăm dò (không nên làm việc trên
máy tính vì nó sẽ làm giới hạn ý tưởng của bạn).

-

Thảo luận với bạn bè, khách hàng để tham khảo ý kiến.

-

Sử dụng máy tính để vẽ lại cho chính xác đường nét cũng như kích
thước cho việc thi công theo bản vẽ.

-

Xem xét bản vẽ, tham khảo ý kiến khách hàng thêm một lần nữa để
phát triển sản phẩm theo chiều sâu.

Bước 3: Cải thiện
-


Quan tâm đến tất cả các thiết bị kỹ thuật cần thiết cho việc sản xuất
(tránh có những chi tiết không thể gia công trên thiết bị mà phân
xưởng không có)

-

Trao đổi hay hợp tác với các chuyên gia trong ngành nếu có thể.

Bước 4: Hoàn thiện sản phẩm
-

Đảm bảo quá trình sản xuất theo thiết kế của bạn.

-

Giúp đỡ khách hàng nếu có vấn đề nảy sinh.


Chương 3
 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THIẾT KẾ 
3.1 Nội dung thiết kế
- Tìm hiểu các mặt hàng sản phẩm mộc nói chung và các loại tủ nói riêng
tại Công ty Latitude Tree (Việt Nam).
- Khảo sát dây chuyền công nghệ sản xuất hàng mộc tại Công ty.
- Thực hiện quy trình thiết kế mặt hàng tủ đa năng.
- Tiến hành sản xuất thử.
- Đề xuất các biện pháp kĩ thuật trong công nghệ sản xuất hàng mộc.
3.2 Phương pháp thiết kế
 Ngoại nghiệp

- Khảo sát tình hình sản xuất tại Công ty TNHH Latitude Tree (Việt
Nam)
- Tham khảo mẫu cùng loại đang sản xuất tại Công ty TNHH Latitude
Tree (Việt Nam)
 Nội nghiệp
- Ứng dụng phần mềm AutoCad thể hiện nội dung thiết kế
- Áp dụng một số phương pháp tính toán các chỉ tiêu kĩ thuật và nguyên
vật liệu.
3.3 Thiết kế sản phẩm
3.3.1. Khảo sát một số sản phẩm cùng loại
Để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày một thay đổi của khách hàng, trên thị
trường đồ gỗ hiện nay sản phẩm mộc nói chung và tủ nói riêng rất đa dạng về
mẫu mã, chủng loại gỗ, giá thành…Trên cơ sở đó chúng tôi tiến hành khảo sát và
phân tích 3 sản phẩm cùng loại.


Sản phẩm 1: Tủ sách

Hình 3.1: Mẫu tham khảo 1
Ưu điểm: Mẫu mã đẹp, sang trọng, rất phù hợp đối với khách hàng ưa
chuộng phong cách Châu Âu
Khuyết điểm: Chưa đa dạng về chức năng, tương đối khó gia công
Sản phẩm 2: Tủ đựng quần áo

Hình 3.2: Mẫu tham khảo 2
Ưu điểm: Tương đối dễ gia công, trang sức bề mặt đẹp, sang trọng
Khuyết điểm: Chưa đa dạng về chức năng, kiểu dáng, mẫu mã không mang
tính đột phá.



×