Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

BƯỚC ĐẦU NHÂN GIỐNG VÔ TÍNH BẰNG KĨ THUẬT NUÔI CẤY MÔ VÀ GIÂM HOM CÂY DẦU RÁI” (Dipterocarpus alatus Roxb)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (821.13 KB, 79 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LÂM NGHIỆP



PHẠM TUYẾT NHUNG

“BƯỚC ĐẦU NHÂN GIỐNG VƠ TÍNH BẰNG KĨ THUẬT
NI CẤY MƠ VÀ GIÂM HOM CÂY DẦU RÁI”

(Dipterocarpus alatus Roxb)
`

KHOÁ LUẬN CUỐI KHOÁ KỸ SƯ
CHUYÊN NGÀNH LÂM NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 08/2007


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LÂM NGHIỆP

PHẠM TUYẾT NHUNG

“BƯỚC ĐẦU NHÂN GIỐNG VƠ TÍNH BẰNG KĨ THUẬT
NI CẤY MƠ VÀ GIÂM HOM CÂY DẦU RÁI”

(Dipterocarpus alatus Roxb)
`



Giáo viên hướng dẫn: Trần Trọng Nghĩa
Sinh viên thực hiện: Phạm Tuyết Nhung

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 08/2007


LỜI CẢM ƠN
Con vô cùng biết ơn công sinh thành và dạy dỗ của ba mẹ. Con được như ngày
hôm nay đều là thành quả nuôi dưỡng và tạo điều kiện tốt nhất cho con học hành.
Xin chân thành cảm ơn đến:
-

Ban giám hiệu, thầy cô trường Đại Học Nông Lâm Tp.HCM.

-

Ban chủ nhiệm khoa, bộ môn trồng rừng và cây xanh đơ thị cùng tồn thể
q thầy cơ khoa Lâm Nghiệp đã truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm cho
tơi suốt q trình học tập.

-

Lịng biết ơn sâu sắc đến thầy Trần Trọng Nghĩa giảng viên khoa Lâm
Nghiệp, bộ môn trồng rừng và cây xanh đô thị đã tận tình hướng dẫn, động
viên và tạo điều kiện tốt nhất cho tơi hồn thành luận văn cuối khố này.

-

Xin cảm ơn chị Hường, cô, các anh, chị tại cơ sở nuôi cấy mô Nam Anh 946 xa lộ Trường Sơn, phường Linh Trung, quận Thủ Đức, Thành phố Hồ

Chí Minh.

-

Đồng thời cảm ơn đến các bạn Đỗ Hồng Thái, Hải Yến, Thanh Trúc, các
bạn sinh viên lớp Lâm Nghiệp 29 đã động viên và giúp đỡ tơi hồn thành
luận văn cuối khố này.
Tp.Hồ Chí Minh, ngày 5 tháng 8 năm 2007.
Phạm Tuyết Nhung

i


NỘI DUNG TĨM TẮT
Luận văn nhân giống vơ tính bằng kĩ thuật nuôi cấy mô và giâm cành cây dầu rái
( Dipterocarpus alatus Roxb )
Luận văn gồm 7 thí nghiệm và hoàn thành và cho kết quả sau:
Chiều dài cành giâm thích hợp là 10 phân và nồng độ phun chất kích thích là NAA
(10 ppm) + IAA (100 ppm).
Nồng độ nhúng chất kích thích ra rễ là hỗn hợp NAA (100 ppm)+ IAA(1000 ppm).
Vật liệu dùng cho giâm hom thích hợp nhất là túi bầu bằng nilong.
Thời gian khử trùng Ca(ClO)2 6% mẫu cấy dầu rái tốt nhất là 20 phút.
Thời gian ngâm mẫu bằng nước cất tốt nhất là 30 phút.
Nồng độ và thời gian phun povidine tốt nhất là nồng độ 0.5% và phun trong 1 ngày.
Khử trùng mẫu cấy bằng áp suất không áp dụng cho khử mẫu dầu rái.

ABSTRACT
Subject “The invitiative plant micropropagation through meristem and embryogenic
cell culture and cutting Dipterocarpus alatus Roxb ” was carry out from 1/3/2007
to 1/8/2007 at Nam Anh plantation, Thủ Đức, Ho Chi Minh city.

Subject have seven experimentations : Cutting and plant tissue culture. After five
years we distil some result from experimentations, inclusiveness:
+ The length of cutting suitable is ten cm and the spouting molarity of irritant is
NAA (10 ppm) + IAA (100 ppm).
+ The soakage molarity of irritant root is NAA (100 ppm) + IAA (1000 ppm).
+ The approriate material for cutting is nylon.
+ The immersion sterilization time in solution Ca(ClO)2 6% is 20minutes
+ The immersion sample time in the fresh water is 30 minutes
+ 0.5% molarity povidine and spouting one day

ii


+ The sterilization sample by means of squash pressure don’t use for Dipterocarpus
alatus Roxb

DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 1 Sơ đồ cành giâm .................................................................................. 15
Hình 2 Sơ đồ phát triển của các mơ vĩnh viễn trong thân……………………17
Hình 3 Hình cành có chồi non được dùng để ni cấy mơ ............................. 58
Hình 4 Hình các mẫu đỉnh sinh trưởng dầu rái ban đầu được cấy vào mơi
trường MS .......................................................................................... 58
Hình 5 Hình các mẫu: (1) mẫu sống, (2) mẫu chết, (3) mẫu nhiễm ............... 59
Hình 6 Hình bố trí thí nghiệm 1A……………………………........................59
Hình 7 Hình bố trí thí nghiệm 1B ................................................................... 60
Hình 8 Hình bố trí thí nghiệm 1C ................................................................... 60

iii



MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn ............................................................................................................. i
Nội dung tóm tắt..................................................................................................... ii
Danh sách các hình................................................................................................ iii
Danh sách các bảng và biểu đồ ............................................................................ vii
Lời nói đầu ............................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề ....................................................................................................... 3
1.2. Mục đích của đề tài ......................................................................................... 4
1.3 Ý nghĩa của đề tài ............................................................................................. 4
1.4 Mục tiêu của đề tài .......................................................................................... 4
1.5. Giới hạn của đề tài .......................................................................................... 4
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Đặc điểm tự nhiên của khu vực thí nghiệm ..................................................... 5
2.2 Khí hậu ............................................................................................................. 6
2.3 Những thành tựu nuôi cấy mô trên thế giới và Việt Nam ................................ 7
2.3.1 Trên thế giới…………………………………………………………7
2.3.2 Việt Nam…………………………………………………………….8
2.4 Các bước cơ bản của một quy trình ni cấy mơ hồn chỉnh .......................... 8
2.5 Vật liệu ni cấy mô thân gỗ ........................................................................ 10
2.6 Các kết quả giâm hom trên thế giới và Viêt Nam .......................................... 10
2.6.1 Trên thế giới………………………………………………………..10
2.6.2 Việt Nam…………………………………………………………...12
2.7 Cơ sở sinh lí giâm hom .................................................................................. 14

iv


2.7.1 Sinh lí của sự ra rễ………………………………………………….14

2.7.2 Cơ sở sinh lí về hom giâm………………………………………….15
2.8. Giới thiệu về cây dầu rái ............................................................................... 21
2.8.1 Đặc điểm hình thái…………………………………………………21
28.2 Đặc điểm sinh thái………………………………………………….22
2.8.3 Phân bố…………………………………………………………….22
2.8.4 Giá trị kinh tế………………………………………………………22
CHƯƠNG 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Địa điểm, thời gian nghiên cứu ...................................................................... 23
3.2 Điều kiện thí nghiệm ...................................................................................... 23
3.2.1 Điều kiện thí nghiệm 1A, 1B, 1C…………………………………..23
3.2.2 Điều kiện thí nghiệm 2A, 2B, 2C, 2D……………………………...26
3.3 Đối tượng thí nghiệm ..................................................................................... 27
3.3.2 Thí nghiệm 1A,1B,1C……………………………………………...27
3.3.1Thí nghiệm 2A, 2B,2C, 2D…………………………………………27
3.4 Nội dung và phương pháp thí nghiệm............................................................ 28
3.4.1 Nội dung và phương pháp nghiên cứu thí nghiệm 1A, 1B,1C……..28
3.4.2 Nội dung và phương pháp thí nghiệm 2A, 2B, 2C, 2D…………….32
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Kết quả và thảo luận các thí nghiệm 1A, 1B, 1C ......................................... 37
4.1.1 Kết quả và thảo luận thí nghiệm 1A: Thí nghiệm ảnh hưởng chiều dài
cành giâm và nồng độ kích thích ra rễ đến tốc độ ra rễ của hom dầu rái………..39
4.1.2. Kết quả và thảo luận thí nghiệm 1B: Thí nghiệm ảnh hưởng nồng độ
nhúng chất kích thích ra rễ đến sự ra rễ của hom………………………………..43
4.1.3 Kết quả và thảo luận thí nghiệm 1C: Thí nghiệm ảnh hưởng của các
loại vỏ bầu đến sự ra rễ của hom………………………………………………...45
4.2 Kết quả và thảo luận thí nghiệm 2A, 2B, 2C, 2D…………………………...49
4.2.1 Kết quả và thảo luận thí nghiệm 2A: Thí nghiệm ảnh hưởng thời gian
khử trùng đến Ca(ClO)2 6% mẫu cấy dầu rái…………………………………..49

v



4.2.2 Kết quả và thảo luận thí nghiệm 2B: Thí nghiệm ảnh hưởng thời gian
ngâm mẫu bằng nước cất sau giai đoạn khử trùng……………………………….51
4.2.3 Kết quả và thảo luận thí nghiệm 2C: Thí nghiệm tìm hiểu ảnh hưởng
nồng độ và thời gian phun chất khử trùng povidine lên cây mẹ trước khi lấy mẫu
cấy………………………………………………………………………………..52
4.2.4 Kết quả và thảo luận thí nghiệm 2D: Thí nghiệm tìm hiểu khử trùng
mẫu cấy bằng áp suất trước khi cấy……………………………………………..55
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1 Kết luận ......................................................................................................... 56
5.1.1 Kết luận thí nghiệm 1A, 1B, 1C……………………………………56
5.1.2 Kết quả thí nghiệm 2A, 2B, 2C, 2D………………………………..56
5.2 Kiến nghị ........................................................................................................ 56
5.2.1 Kiến nghị thí nghiệm 1A, 1B, 1C…………………………………..56
5.2.2 Kiến nghị thí nghiệm 2A, 2B, 2C, 2D……………………………...57
PHỤ LỤC……………………………………………………………………….58
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………...61

vi


DANH SÁCH CÁC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ
Bảng 4.1: Bảng tỷ lệ phần trăm số lượng chồi của hom dầu rái của thí nghiệm
1A ........................................................................................................................ 37
Biểu đồ 4.1: Biểu đồ tỷ lệ phần trăm hom ra chồi của thí nghiệm 1A ............... 37
Bảng 4.2: Bảng kết quả phân tích ANOVA tỷ lệ hom ra chồi............................ 38
Bảng 4.3: Bảng kiểm định phân hạng các nghiệm thức....................................... 38
Bảng 4.4: Bảng tỷ lệ phần trăm số lượng hom sống của thí nghiệm 1A ............. 39
Biểu đồ 4.2: Biểu đồ tỷ lệ phần trăm hom sống của thí nghiệm 1A .................... 40

Bảng 4.5: Bảng kết quả phân tích ANOVA tỷ lệ hom sống ............................... 40
Bảng 4.6: Bảng kiểm định phân hạng các nghiệm thức....................................... 40
Bảng 4.7: Bảng tỷ lệ phần trăm số lượng chồi của hom Dầu rái
của thí nghiệm 1B ................................................................................................ 41
Biểu đồ 4.3: Biểu đồ tỷ lệ phần trăm hom ra chồi của thí nghiệm 1B ................ 42
Bảng 4.8: Bảng kết quả phân tích ANOVA tỷ lệ hom ra chồi............................ 42
Bảng 4.9: Bảng kiểm định phân hạng các nghiệm thức....................................... 42
Bảng 4.10: Bảng tính bình qn chiều dài chồi /hom của thí nghiệm 1B……….43
Biểu đồ 4.4: Biểu đồ thể hiện bình quân chiều dài /hom của thí nghiệm 1B……43
Bảng 4.11: Bảng kết quả phân tích ANOVA bình qn chiều dài chồi /hom
của thí nghiệm 1B ................................................................................................ 43
Bảng 4.12: Bảng kiểm định phân hạng nghiệm thức của thí nghiệm 1B………..44
Bảng 4.13: Bảng tỷ lệ phần trăm số lượng hom dầu rái còn sống của thí
nghiệm 1B ............................................................................................................ 44
Biểu đồ 4.5: Biểu đồ tỷ lệ phần trăm số lượng hom cịn sống của thí nghiệm
1B ........................................................................................................................ 44
Bảng 4.14: Bảng kết quả phân tích ANOVA tỷ lệ hom còn sống………………45
Bảng 4.15: Bảng kiểm định phân hạng các nghiệm thức………………………...45

vii


Bảng 4.16: Bảng tỷ lệ phần trăm số lượng chồi của hom dầu rái của thí
nghiệm 1C ............................................................................................................ 45
Biểu đồ 4.6: Biểu đồ tỷ lệ phần trăm hom ra chồi của thí nghiệm 1C ............... 46
Bảng 4.17: Bảng kết quả phân tích ANOVA tỷ lệ hom ra chồi………………...46
Bảng 4.18: Bảng kiểm định phân hạng các nghiệm thức………………………..46
Bảng 4.19: Bảng tính bình qn chiều dài chồi /hom của thí nghiệm 1C……….47
Biểu đồ 4.7: Biểu đồ thể hiện bình quân chiều dài chồi/hom .............................. 47
Bảng 4.20: Bảng tỷ lệ phần trăm số lượng hom dầu rái còn sống ở các nghiệm thức

của thí nghiệm 1C ................................................................................................ 47
Biểu đồ 4.8: Biểu đồ tỷ lệ phần trăm hom sống ở các nghiệm thức của thí nghiệm
1C………………………………………………………………………………...48
Bảng 4.21: Bảng kết quả phân tích ANOVA tỷ lệ hom còn sống……………...48
Bảng 4.22: Bảng kiểm định phân hạng các nghiệm thức………………………..48
Bảng 4.23 : Tỷ lệ phần trăm mẫu sống, mẫu chết, mẫu nhiễm thí nghiệm 2A…..49
Biểu đồ 4.9: Biểu đồ thể hiện tỉ lệ phần trăm mẫu sống, bị nhiễm và chết của thí
nghiệm 2A………………………………………………………………………..50
Bảng 4.24: Bảng kết quả phân tích ANOVA tỷ lệ mẫu cịn sống……………….50
Bảng 4.25: Tỷ lệ phần trăm mẫu sống, mẫu chết, mẫu nhiễm thí nghiệm 2B…...51
Biểu đồ 4.10: Biểu đồ thể hiện tỉ lệ phần trăm mẫu sống, bị nhiễm và chết của thí
nghiệm 2B………………………………………………………………………..51
Bảng 4.26: Bảng kết quả phân tích ANOVA tỷ lệ mẫu cịn sống thí nghiệm 2B.52
Bảng 4.27: Tỷ lệ phần trăm mẫu sống, mẫu chết, mẫu nhiễm thí nghiệm 2C……52
Biểu đồ 4.11: Biểu đồ thể hiện tỉ lệ phần trăm mẫu sống, bị nhiễm và chết của thí
nghiệm 1C………………………………………………………………………..52
Bảng 4.28: Bảng kết quả phân tích ANOVA tỷ lệ mẫu còn sống……………….53
Bảng 4.29: Bảng kiểm định phân hạng các nghiệm thức………………………...53
Bảng 4.30: Tỷ lệ phần trăm mẫu sống, mẫu chết, mẫu nhiễm thí nghiệm 2D…...54
Biểu đồ 4.12: Biểu đồ thể hiện tỉ lệ phần trăm mẩu sống, bị nhiễm và chết của thí
nghiệm 2D……………………………………………………………………….55

viii


LỜI NĨI ĐẦU
Từ ngàn xưa lồi người đã sống phụ thuộc vào những rừng nguyên sinh nhiệt đới.
Hiện nay chúng ta đang và sẽ còn phụ thuộc vào rừng. Rừng là nơi ở, là môi trường
sống che chở và bảo vệ con người trước kẻ thù. Rừng là nguồn cung cấp gỗ xây
dựng nhà cửa đóng thuyền, là nguồn nguyên liệu, dược liệu quan trọng, nguồn cung

cấp thức ăn… Vì vậy, sự phát triển kinh tế, văn hoá, quân sự của mỗi quốc gia luôn
gắn liền với việc sử dụng và bảo vệ nguồn tài nguyên rừng.
Ngày nay, rừng ở nước ta đã giảm sút cả về chất lượng và số lượng. Một phần diện
tích bị mất là do hậu quả chiến tranh bom đạn tàn phá. phần lớn diện tích rừng bị
suy giảm nghiêm trọng vẫn là sự phát triển nơng nghiệp, cơng nghiệp và q trình
đơ thị hố với dân số tăng cao. Để phục vụ nhu cầu con người có đất canh tác nơng
nghiệp, vật liệu xây dựng, đồ mộc, hệ thống giao thông… Con người đã khai thác
trắng nhiều khu rừng, lấy đi nhiều loài quý hiếm. Với diện tích rừng cịn lại thì phần
lớn là rừng nghèo, rừng mới bắt đầu phụ hồi và rừng trồng. Mức độ phong phú của
rừng giảm đi rõ rệt.
Hệ quả của diện tích rừng giảm đã làm đất đai và khí hậu trái đất biến đổi theo.
Diện tích rừng rộng lớn trên nhiều vùng trên trái đất đã chuyển thành hoang mạc và
sa mạc. Hệ thực vật và động vật hoang dã quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng
cao. Thập kỉ trở lại nay nhiệt độ trái đất tăng dần theo từng năm. Đó là hiện tượng
băng tan làm mực nước biển dâng cao ngập 1 số vùng đất và gây khan hiếm nguồn
nước ngọt cung cấp cho số đơng dân số. Trước tình trạng đó cộng đồng trên thế giới
hết sức quan tâm đến nguồn tài nguyên có thể tái tạo được. Đặc biệt là rừng nhiệt
đới với sự đa dạng sinh học và nguồn gen.
Để làm tăng diện tích rừng, nhà nước Việt Nam đã đề ra nhiều biện pháp, chính
sách giao đất, giao rừng, thực hiện các dự án trồng rừng mới 5 triệu hecta, chương
trình 327 tăng độ che phủ rừng. Tuy nhiên, chúng ta đã trồng phần lớn cây nhập nội
mọc nhanh và 1 số loài cây bản địa với số lượng lớn nhưng chưa đảm bảo về chất.

ix


Một vấn đề cấp thiếtkhông ngừng nâng cao năng suất và chất lượng rừng. Song
song với các chương trình cải thiện giống cho các loài cụ thể, việc sản xuất ra các
phẩm chất giống ( hạt giống, cây con….) có phẩm chất sinh lý cao giữ 1 vai trò hết
sức quan trọng.

Với sự phát triển khoa học kĩ thuật như vũ bão thì nhân giống vơ tính là hướng đầu
tư hiệu quả và ít tốn kém nhất để phát triển sản xuất. Ở nước ta cũng đă có những
cơ quan, xí nghiệp được thành lập để cung cấp giống cây tốt nhất.
Họ Sao_Dầu là loài cây bản địa phân bố nhiêu ở miền nam Việt Nam. Trong đó
Dầu rái (Dipterocarpus alatus Roxb) là lồi gỗ tương đối q, có giá trị cao. Trong
một thời gian dài ta đã khai thác rất nhiều loài cây này nhằm phục vụ cho nhu cầu
ngày càng cao của con người. Để khôi phục lại nguồn gen q thì chúng ta cần
nghiên cứu các biện pháp nhân giống cây dầu rái với nguồn cây giống đồng đều
sạch bệnh và số lượng lớn trong một thời gian ngắn .
Ngày nay, với sự tiến bộ khoa học kĩ thuật có nhiếu cách nhân giống, phổ biến nhất
là nhân giống vơ tính bằng giâm hom và ni cấy mơ invitro. Vì lí do đó mà chúng
tơi tiến hành thực hiên đề tài: “ Bước đầu nhân giống vô tính bằng kĩ thuật ni cấy
mơ và giâm cành cây dầu rái ( Dipterocarpus alatus Roxb ) “

x


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề.
Đất nước ta có nguồn tài nguyên vô cùng phong phú và đa dạng. Trong số đó
có họ Sao_Dầu phân bố rất nhiều ở Đơng Nam Bộ và Tây Nguyên. Đặc biệt ở thành
phố Hồ Chí Minh họ này được trồng rất nhiều làm cây xanh đường phố. Loài cây
tiêu biểu trong họ Sao_Dầu là dầu rái ( Dipterocarpus alatus Roxb) được người dân
thành phố rất ưa thích trồng tạo bóng mát và mỹ quan đẹp. Đây là cây rừng có
những đặc tính di truyền rất quý với thân thẳng tắp, tán gọn đẹp, gỗ q và nhựa sử
dụng rất nhiều trong việc đóng tàu thuyền…Vì vậy, những thập kỉ qua dầu rái là đối
tượng bị khai thác rất nhiều phục vụ nhu cầu cho con người. Số lượng dầu rái giảm
dần theo thời gian và nguồn gen q có nguy cơ bị mai một.
Hiện nay để phục hồi và phát triển các diện tích rừng đã mất là điều hết sức

cần thiết. Do đó nhu cầu về giống cây trồng nói chung và giống cây dầu rái nói
riêng rất cấp bách. Điểm đặc biệt của loài cây này nếu chúng ta chỉ sử dụng tái sinh
tự nhiên bằng hạt thì rất hạn chế. Do dầu rái chỉ ra hạt theo 1 mùa nhất định, mà hạt
của loài này rất dễ mất sức nảy mầm, chỉ có thể bảo quản trong khoảng một tuần và
khả năng nảy mầm cũng giảm dần theo thời gian. Vì vậy rất khó cung cấp đủ nguồn
giống cho việc trồng rừng. Hiện nay việc nhân giống vơ tính cây dầu rái rất ít thành
tựu và chưa đạt được kết quả cao. Đặc biệt nhân giống vơ tính bằng kĩ thuật ni
cấy mơ vì chưa hồn thiện được khâu khử mẫu vơ trùng. Dầu rái là lồi rất khó khử
mẫu vì cây có nhựa và đỉnh sinh trưởng được phủ rất nhiều lông cản trở việc vô
trùng mẫu. Trong kĩ thuật ni cấy mơ thì khử trùng mẫu giữ vai trị hết sức quan
trọng ảnh hưởng đến sự thành công của cả q trình ni cấy mơ.
Vì vậy để cung cấp cây bản địa cho công tác trồng năm triệu hecta rừng,
chúng ta phải chủ động điều khiển quá trình sản xuất giống đạt chất lượng cao bằng

1


phương pháp nhân giống vơ tính như giâm hom và ni cấy mơ. Xuất phát từ những
lí do trên và dưới sự hướng dẫn của thầy Trần Trọng Nghĩa chúng tơi thực hiện đề
tài“ Bước đầu nhân giống vơ tính bằng kĩ thuật nuôi cấy mô và giâm cành cây dầu
rái ( Dipterocarpus alatus Roxb )”
1.2. Mục đích của đề tài
+ Tìm ra phương pháp khử mẫu tốt nhất trong nhân giống vơ tính bằng phương
pháp ni cấy mơ
+ Chủ động sản xuất cây con sạch bệnh, tuyển chọn bổ sung thêm 1 phương pháp
sản xuất cây con, tăng tính cạnh tranh trên thị trường, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
+ Làm cơ sở để vi nhân giống cho dầu rái sau này.
1.3. Mục tiêu của đề tài
- Xác định được thời gian của chất khử trùng Hypocloricanxi đến mẫu.
- Xác định biện pháp nâng cao mẫu sống bằng ngâm rửa mẫu trong nước cất vô

trùng sau giai đoạn khử trùng
- Tìm ra phương pháp tốt nhất khử trùng cây mẹ ngoài hiện trường trước khi lấy
mẫu cấy.
- Khảo sát nồng độ kích thích đến sự ra rễ của hom giâm
- Tìm ra được chiều dài cành giâm thích hợp
- Xác định được vật liệu trồng khay xốp hay bầu giâm là tốt nhất
1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Một đối tượng mới trong giâm cành và ni cấy mơ là cây dầu rái
- Tìm ra được phương pháp khử mẫu invitro và cách giâm cành cây dầu rái.
1.4. Giới hạn của đề tài
- Thời gian làm đề tài có hạn nên chỉ khảo sát ni cấy mô và giâm hom ở giai đầu
- Tài liệu tham khảo nghiên cứu về gieo ươm, gây trồng bằng các phương pháp vơ
tính và ni cấy mơ cịn q ít. Đó là những khó khăn và hạn chế thu thập, tìm hiểu
tài liệu, kinh nghiệm trong quá trình thực hiện đề tài.
- Thời gian thực hiện đề tài ngắn nên khơng thể tránh những thiếu sót và những chỉ
tiêu khơng đạt được như mong muốn.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Đặc điểm tự nhiên khu vực thí nghiệm
Thành phố Hồ Chí Minh có nguồn gốc rất xa xưa. Trước đây là 1 vùng rừng
rậm đầm lầy, nhờ con người khai phá, xây dựng và phát triển cùng với sự ưu đãi của
thiên nhiên dành cho vùng đất này. Thành phố có 1 vị trí địa lí đặc biệt thuận lợi,
trung tâm của vùng Nam bộ giàu có và đầy tiềm năng.
Thành phố Hồ Chí Minh có toạ độ địa lí:
Cách thủ đơ Hà Nội 1738 km về phía đơng nam
Nằm khoảng 10038’ đến 11010’vĩ độ bắc và 106022’ đến 106045’ kinh độ

Đơng.
Phía tây giáp tỉnh Long An. Phía bắc giáp Tây Ninh. Phía đơng giáp tỉnh
Bình Dương và Đồng Nai.
Phía Nam giáp biển đơng thơng qua huyện Cần Giờ với chiều dài bờ biển là
15 km.
Địa hình thành phố Hồ chí Minh khá bằng phẳng dốc thoai thoải, nghiêng dần theo
hướng tây bắc – đông nam. Có 4 dạng địa hình chính
Dạng đồi gị lượn sóng: cao nhất ở phía bắc Củ Chi. Sau đó là khu vực Hóc
Mơn, Thủ Đức có độ chênh cao từ 5 – 35 m.
Dạng tương đối bằng phẳng : Nam Bình Chánh, 1 phần huyện nhà Bè, quận
ven sơng Sài Gòn chênh cao 1 -2 m.
Dạng trũng lầy thuộc Nam kênh An Hạ, Lê Minh Xuân, nam Nhà Bè, bắc
Cần Giờ…
Dạng thấp ven biển Cần Giờ, ảnh hưởng triều độ cao 0 -1 m
Diện tích tự nhiên là 2093,8 km2, trong đó nội thành 140 km2. Đất phèn chiếm 40%
và đất phù sa nước ngọt chiếm 19,3%, đất mặn 12,2%, đất cồn cát bãi biển 3,2%, và

3


đất phù xa nước ngọt chiếm 2,6%, các loại đất khác và kênh rạch chiếm 22,7% diện
tích của thành phố. Tổng diện tích mảng xanh tồn thành phố khoảng 36000 ha, che
phủ 17% diện tích tự nhiên, bình qn thành phố 75m2/người, trong đó nội thành
8,4 m2/người và ngoại thành 227m2/người ( Theo Việt Nam tồn cảnh, 2000 ).
2.2. Khí hậu
 Về mưa:
- Nằm trong khu vực khí hậu gió mùa có hai mùa rõ rệt:
- Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến kết thúc tháng 11 dương lịch
- Mùa khô tháng 11 đến kết thúc tháng 4 dương lịch năm sau
- Theo lượng mưa đo đếm của trạm khí tượng thuỷ văn ở Tân Sơn Nhất:

Lượng mưa trung bình năm: 1949 mm
Lượng mưa năm cao nhất: 2718 mm
Lượng mưa thấp nhất: 1392 mm
Số ngày mưa bình quân: 159 ngày
 Về nhiệt độ:
- Cũng theo trạm khí tượng Tân Sơn Nhất thì tồn thành phố nhiệt độ cao, ít thay
đổi giữa các tháng trong năm.
Nhiệt độ bình quân năm270C
Nhiệt độ cao tuyệt đối 400C (năm 1912)
Nhiệt độ thấp tuyệt đối 13.80C (năm 1937)
 Về gió:
- Ảnh hưởng hai gió chính:
Gió Tây- Tây Nam ( gió mùa Tây Nam) thổi vào màu mưa tháng năm đến
tháng 10, thường thổi mạnh nhất vào tháng 7-8 và gây ra mưa.
Gió Bắc –Đơng Bắc thổi vào mùa khô ( từ tháng 11 đến tháng 4), thổi mạnh
nhất vào tháng 2 -3, làm tăng lượng bốc hơi.
 Về ánh sáng:

4


- Số giờ chiếu nắng bình quân năm là 2286 giờ, như vậy mỗi ngày có khoảng 6.3
giờ nắng, do còn tuỳ thuộc vào lượng mây nên vào mùa mưa lượng chiếu nắng giảm
và tăng dần vào mùa khô.
- Luợng bốc hơi tương đối lớn: 1399mm/năm, bình quân tháng trong mùa mưa là 2
– 3 mm/ngày, tháng mùa nắng là 5-6 mm/ngày.
 Về thuỷ văn :
- Thành phố Hồ Chí Minh là nơi thuỷ hợp của hai con sông lớn : Sơng Sài Gịn chảy
giữa thành phố và sơng Đồng Nai chảy ven ranh giới phía Đơng, hai sơng này có
nhiều kênh rạch làm thuỷ văn

- Chất lượng nước có thể chia làm 3 khu vực:
Vùng nước ngọt với độ năm dưới 40/00, thuộc huyện Củ Chi
Vùng nước lợ, từ 5 xã Bình Mỹ, Phước Long, Thủ Đức, từ kênh An Hạ đến xã Bình
Khánh huyện Cần Giờ.
Vùng nước mặn, độ mặn từ 18% trở lên ở các xã Cần Giờ.
 Về đất đai:
- Thành phố Hồ Chí Minh có 6 nhóm đất chính:
+ Nhóm đất phù sa bị nhiễm phèn,
+ Nhóm đất xám và đất đỏ vàng phát triển trên phù sa cổ
+ Nhóm đất phèn trung bình và phèn nhiều
+ Nhóm đất mặn
+ Nhóm cát ven biển
+ Nhóm các loại đất khác, phần lớn bạc màu, nghèo dinh duỡng.
2.3. Những thành tựu nuôi cấy mô trên thế giới và Việt Nam
2.3.1. Trên thế giới
Công nghệ vi nhân giống hình thành đầu tiên tại Pháp năm 1960 với quy mô
nhân giông hàng triệu cây lan. Hiện nay hệ thống xí nghiệp cơng nghiệp nhân giống
bằng cấy mơ đã hình thành phổ biến trên thế giới, sản xuất được hàng tỉ cây con
giống/ năm. Các cây có hiệu quả kinh tế cao được nhân giống là: cây ăn quả, cây có

5


củ và cây lâm nghiệp quí, cây rau, cây cải, cây hoa. Thái Lan mỗi năm nhận được
khoảng 50 triệu cây phong lan phục vụ cho công nghiệp hoa lan xuất khẩu.
Trong lĩnh vực cây rừng cịn ít được nghiên cứu, chỉ chú trọng đến những
loài cây mọc nhanh để đáp ứng nhu cầu phủ xanh đất trống đồi núi trọc, cung câp
nguyên liệu cho nền kinh tế. Song cũng đạt được những thành tựu đáng kể: Từ
những năm 1970 người ta đã nuôi cấy thành công mảnh lá, cuống lá, đoạn thân, rễ
bạch đàn ( Albert Sassons, 1998 ). Năm 1973 Afocel (1932) đã khởi sự nghiên cứu

nhân giống vơ tính cây bạch đàn nhằm sản xuất lớn các dịng vơ tính chịu lạnh,
năng suất gỗ cao. Từ 1975 cây cấy mơ được bắt đầu trồng ra ngồi đất với số lượng
20.000 cây/tháng. Hàng loạt các công ty tư nhân sử dụng kĩ thuật cấy mô vào nhân
giống cây cọ cây tếch, tre……ở các nước khu vực Châu Á như Malaysia, Indonesia,
Thái Lan, Ấn Độ ( Theo Trần Văn Minh.1994, nuôi cấy mô tế bào thực vật).
2.3.2.Việt Nam
Ở nước ta, nghiên cứu nuôi cấy mô thực vật chỉ mới bắt đầu từ năm 1975. Ý
thức được triển vọng to lớn của ngành khoa học hiện đại này trong chọn giống và
nhân giống cây trồng nông nghiệp đã xây dựng các phịng ni cấy mơ. Điển hình
là xí nghiệp giống và phục vụ trồng rừng thành phố Hồ Chí Minh đã được chuyển
giao một trung tâm nuôi cấy mô lớn từ Quảng Đông ( Trung Quốc ). Hiện nay trung
tâm có khả năng cung cấp 1 triệu cây con/năm với khoảng 10 dịng bạch đàn và các
lồi tếch, keo lá tràm ( báo cáo tại hội nghị công nghệ sinh học lần III, 1995 ).
Qua đó, ta thấy rằng cơng nghệ nuôi cấy mô tế bào được áp dụng để nhân
nhanh các loài mọc nhanh để đáp ứng nhu cầu cần thiết là phủ xanh đất trống phục
vụ sản xuất. Trong khi đó các lồi cây gỗ hiếm như Dầu rái còn nghiên cứu ở phạm
vi còn hạn hẹp.( Theo Trần Văn Minh.1994, nuôi cấy mô tế bào thực vật).
2.4. Các bước cơ bản của 1 quy trình ni cấy mơ hồn chỉnh
Cơ bản bao gồm 3 bước cơ bản
- Bước 1: Tạo mẫu vô trùng
- Bước 2: Nhân nhanh mẫu
- Bước 3: Tạo cây con hoàn chỉnh

6


Một q trình nhân giống vơ tính bằng ni cấy mơ có thể được tiến hành theo hai
quy trình sau:
+ Chồi gốc là nguồn nguyên liệu nuôi cấy ban đầu:
Plbs1 90%

Chồi gốc

Plbs2

cây con

ngôi

mẫu cấy
(tạo mẫu)

Callus 10%

Invivo

Invitro

Invivo

+ Mô sống bao gồm các bộ phận khác nhau của thực vật ( cuống hoa, đế hoa, lá bắc,
chỉ nhị….) làm nguyên liệu cấy mô ban đầu.

cấy lọc

90% callus
Mô sống

mẫu cấy

10% Plbs1


tạo cây

trung gian
10% Plbs1
100% callus

cấy lọc

10% Plbs1

Trung gian
Invivo

Invitro

Invivo

- Theo quy trình 1: Thì chồi gốc được sử dụng làm mẫu cấy chính. Chồi gốc thì tạo
ra 90% thể chồi và 10% mơ sẹo
- Theo quy trình 2: Thì mơ sống được sử dụng làm mẫu cấy chính. Mơ hình này tạo
ra 90% mơ sẹo và 10% thể chồi.
Chú thích

Plbs1: thể chồi cấp 1 ( chưa hình thành rễ )
Plbs2: thể chồi cấp 2 ( hình thành rễ nhỏ )
Callus: mơ sẹo

- Để hồn các bước trên thường cần 1_2 năm cho những loài nhân giống dễ. Đối với
những lồi nhân giống khó thì phải mất 3_4 năm mới có thể hồn chỉnh được các

bước

7


trên. Chính vì thời gian nghiên cứu ngắn chỉ trong vịng 2 tháng nên chúng tơi tiến
hành nhân giống vơ tính invitro cho cây dầu rái ở giai đoạn tạo mẫu vơ trùng (bước
1) gồm các trình tự sau:
- Chọn mẫu thích hợp
- Khử trùng mẫu bằng hypodrocanxi với thời gian thích hợp
- Rửa mẫu bằng nước cất vơ trùng với thời gian thích hợp
- Mẫu sau khi được khử vô trùng cấy vào môi trường MS.
Sơ đồ chi tiết bước 1:

2.5 Vật liệu nuôi cấy mô thân gỗ
Trong nuôi cấy mô tế bào thực vật, vật liệu nuôi cấy từ nhiều nguồn khác
nhau: Đỉnh sinh trưởng, chồi nách, chóp ngọn, căn hành, chóp rễ, lá… Đối nhân
giống cây rừng người ta thường dùng các cơ quan non của cây hay mầm cây con
được gieo từ hạt trong ống nghiệm.
2.6. Các kết quả giâm hom trên thế giới và ở Việt Nam
2.6.1.Trên thế giới

Nhân giống dinh dưỡng đã được sử dụng trên 100 năm nay. Ngay từ năm
1840 một người Pháp tên là Marrire de Boisedyver đã ghép trên 10 ngàn cây thông
đen (Pinus nigra) trên gốc thông đen non để sản xuất hạt giống phục vụ trồng rừng.
Năm 1880 người Hà Lan đã xây dựng các vườn giống dòng vơ tính Cintrona
ledgeriana trên đảo Java (Indonesia).

8



Năm 1868 Bobet đã cơng bố cơng trình nhân giống thực vật bằng hom rễ và
năm 1883 Valenski.A.H công bố cơng trình nhân giống một số cây lá kim và lá
rộng thường xanh bằng hom. Sau đó một thời gian dài cho đến những năm đầu thập
niên 70 của thế kỷ 20 hàng loạt cơng trình nghiên cứu liên quan tới sinh lý của quá
trình hình thành rễ và tạo hom các lồi cây bụi, cây gỗ, cây cơng nghiệp và cây
thuốc được công bố ở nhiều nước trên thế giới.
Ở Pháp, những năm 1969 trung tâm lâm nghiệp nhiệt đới bắt đầu chương
trình nhân giống cho các lồi bạch đàn. Năm 1973 mới có 1 ha rừng được trồng
bằng cây hom thì đến năm 1998 đã có khoảng 24000 ha rừng được trồng bằng cây
hom. Các rừng này đạt tăng trưởng bình qn 35 m3/ha/năm. Hiện nay, các lồi bạc,
thông radiata đang được nghiên cứu hom tại Pháp.
Ở Ấn Độ, các loại nghiên cứu tạo cây hom phục vụ cho trồng rừng là thông
Patula, thông Roxbughii, bạch đàn trắng, tre, nứa, phi lao.
Tại Nhật Bản, liễu xam (Cryptomeria japonica) được nghiên cứu từ năm
1949. Theo số liệu 1987, hàng năm Nhật Bản sản xuất 49 triệu cây hom liễu xam,
chiếm 25% diện tích trồng rừng.
Cơng ty Hyeleshop (Thuỵ Điển) một năm sản xuất được 4 triệu cây hom vân
sam (picea.sp).Vườn ươm Toalara thuộc bang Queensland (Australia), năm 1993
sản xuất 700 ngàn cây hom thông lai giữa P.elliote và P.caribaea, năm 1994 sản
xuất 1 triệu cây hom.
Những năm gần đây nghiên cứu và sản xuất cây con cũng được tiến hành ở
các nước Đông Nam Á. Ở Thái Lan, trung tâm nghiên cứu cây rừng ASIA –
CANADA đã có những nghiên cứu nhân giống bằng hom từ năm 1988.Một hệ
thống nhân giống với các hệ thống phun sương mù tự động không liên tục được xây
dựng tại các chi nhánh của trung tâm. Các nội dung nghiên cứu là khả năng ra rễ
của các loài cây khác nhau. Các loài được thí nghiệm là Acacia mangium,
Azadirachta indica, Dalbergia cochinchinensis…ở một số lồi khi nghiên cứu có
hiện tượng bảo lưu cục bộ. Các biện pháp khắc phục hiện tượng này đang được


9


nghiên cứu. Hiện nay ở Thái Lan thu được nhiều kết quả các loài họ dầu
(Dipterocarpaceae), cây Acacia mangium và đặc biệt cây keo lai (Acacia mangium
X A. auriculiformis).
Ở Malaysia, nghiên cứu nhân giống các loài cây họ dầu được tiến hành từ
năm 1970 ở các sở nghiên cứu, viện nghiên cứu lâm nghiệp Malaysia (FRIM) và
trường đại học tổng hợp.
Ở Indonexia nghiên cứu đang được dẫn dắt của trung tâm sinh học nhiệt đới
vùng Seameo, trung tâm nghiên cứu và phát triển lâm nghiệp Bogor. Tuy nhiên
nghiên cứu đang được tiến hành tại trạm nghiên cứu cây hô dầu Warariset trong một
dự án hợp tác giữa các cơ quan nghiên cứu và phát triển lâm nghiệp (AFRD) của bộ
lâm nghiệp Indonexia và TROBENBOS ở Hà Lan. Để cung cấp thường xun cây
giống khi khơng có hạt, một phương pháp nhân giống gọi là “tắm bong bóng” được
xây dựng và phát triển. Bằng phương pháp này đã nhân giống thành cơng 23 lồi
cây họ dầu.
Ở Trung Quốc đã xây dựng thành cơng quy trình cơng nghệ sản xuất cây con
bằng môcho hàng chục loại cây gỗ, cây ăn quả, cây hoa cảnh. Tại Quảng Đơng có 4
xưởng sản xuất cây mơ hom, trong đó có 3 xưởng ở cấp huyện đạt công suất 1 triệu
cây/năm. Tại Quảng Tây, viện khoa học lâm nghiệp có một xưởng sản xuất cây con
bằng mô hom từ năm 1990 – 1994 đạt công suất 1 triệu cây/năm.( Trích từ luận văn
của Trần Minh Lâm.2006, luận văn tốt nghiệp)
2.6.2. Nhân giống cây rừng bằng hom ở Việt Nam
Ở Việt Nam lịch sử nhân giống dinh dưỡng đã có từ lâu, trong sản xuất nơng
nghiệp người Việt Nam đã biết sử dụng các phương pháp nhân giống sinh dưỡng
như chiết, ghép để tạo các loài cây ăn quả và một số loài cây hoa cảnh khác. Người
nơng dân đã biết trồng cây hom cho các lồi tre, trúc, mì, mía… xong các lồi cây
rừng bằng hom mới được chú ý từ những năm 70 trở lại đây.
Lần đầu tiên năm 1976 những thực hiện về nhân giống hom với một số lồi

cây thơng, bạch đàn được nghiên cứu tại trung tâm cây có sợi (nay là trung tâm

10


nghiên cứu cây nguyên liệu giấy Phù Ninh). Đây là những nghiên cứu sơ khai song
đã mở đầu cho các nghiên cứu, thực nghiệp tiếp sau này ở Việt Nam.Những năm
1983 – 1984 các thực nghiệp về nhân giống bằng hom được tiến hành tại viện
nghiên cứu lâm nghiệp (nay là viện khoa học lâm nghiệp), đối tượng nghiên cứu là
các loại lát hoa, mỡ, lõi thọ, bạch đàn. (Nguyễn Ngọc Tân, 1983; Phạm Anh Tuấn,
1984), nội dung nghiên cứu chủ yếu tập trung vào đặc điểm cấu tạo giải phẫu của
hom, ảnh hưởng của độ ẩm và nhiệt độ môi trường và xử lý các chất ra rễ đến tỷ lệ
sống và ra rễ của hom giâm. Cũng trong thời gian này ở phân viện lâm nghiệp phía
nam cũng có một số thực nghiệp giâm hom cho một số lồi cây như: Hopea
odorata, Anisoptera spp, Dipterocarpus alatus…Song nhìn chung cách thực hiện
cịn hết sức đơn giản mang tính chất định tính khơng được định lượng nên các kết
luận chưa đủ tin cậy.
Từ năm 1986 – 1990 một chương trình nghiên cứu khá đầy đủ được thực hiện
với cây hồi (Illicium verrum), bạch đàn trắng (Eucalyptus camaldulensis) và cây mỡ
(Manglietia glauca) tại Lạng Sơn, Nguyễn Ngọc Tân đã bố trí một loạt thí nghiệm
để xác định ảnh hưởng của chế độ chiếu sáng, các chất kích thích ra rễ, nồng độ và
thời gian xử lý đối với cây hồi. Với cây mỡ và bạch đàn trắng các nội dung khác
như chọn hom, chồi cây giống hom lấy hom, tuổi cành và ảnh hưởng của cá thể cây
giống hom đến tỷ lệ ra rễ của hom đã được thí nghiệm (Phạm Văn Tuấn, 1986).
Năm 1987 – 1988 Nguyễn Hoàng Nghĩa đã có những nghiên cứu đối với cây sở
(Camellia oleosa Rehd) với 4 loại thuốc được sử dụng là 2,4D; IAA; IBA; NAA với
nồng độ và thời gian sử lý khác nhau. Năm 1990 Lê Đình Khả và các cộng sự đã
nghiên cứu cho loài cây keo lá tràm, keo tai tượng, phi lao. Các thí nghiệm về loại
nhà hom, mơi trường cắm hom, thời vụ và phương pháp sử lý chồi cũng được thực
hiện.

Từ năm 1990 – 1992 tại trung tâm sản xuất khoa học Đông Nam Bộ được sự
hỗ trợ của dự án phát triển lâm nghiệp Úc - Việt đã tiến hành một chương trình
nghiên cứu giâm hom cây bạch đàn, keo lá tràm, keo tai tượng và đã dẫn về vườn
sưu tập hơn 100 dòng bạch đàn, 5 dòng keo tai tượng, 5 dòng keo lá tràm được

11


tuyển chọn từ các lô rừng trồng trong khu vực (Nguyễn Minh Chiến và các cộng
sự).
Từ năm 1992 trở lại đây với sự phát triển của công nghệ sinh học, nội dung
nhân giống cây rừng bằng hom đã được chú ý phát triển trong ngành lâm nghiệp.
Ngoài các cơ sở trên cịn có các cơ sở khác cũng bắt đầu nghiên cứu thực nghiệm và
sản xuất cây giống bằng hom (Xí nghiệp giống và phục vụ trồng rừng TPHCM;
trung tâm ứng dụng khoa học kĩ thuật thuộc sở NN&PTNT TPHCM). Hiện nay
chương trình trồng rừng bằng cây con từ mơ, hom đang được nhà nước quan tâm và
đầu tư nhất là những cây có genotip tốt đã được tuyển chọn qua các khảo nghiệm
hậu thế các dịng vơ tính.
Một vài năm trở lại đây, giâm hom đã được sử dụng rộng rãi trong các vườn
ươm để sản xuất đại trà phục vụ cơng tác trồng rừng.( Trích từ luận văn của Trần
Minh Lâm.2006, luận văn tốt nghiệp)
2.7. Cơ sở sinh lý về giâm hom.
Theo tài liệu cơ sở sinh lí giâm hom của thầy Trần Trọng Nghĩa. 2006
2.7.1 Sinh lý của sự ra rễ
Đối với hầu hết các loài thực vật, vấn đề có ý nghĩa quyết định trong q
trình giâm hom là việc ra rễ. Rễ giữ vai trò quan trọng trong quá trình hút nước, hút
chất dinh dưỡng để nuôi sống cây.
Bản chất ra rễ của giâm hom là một quá trình biến đổi hết sức phức tạp là sự
thay đổi trong quá trình sinh truởng và phát triển.
Do bản chất của cành giâm là một bộ phận không đầy đủ vầ cơ quan sinh

dưỡng đặc biệt là rễ vì thế các nhân tố nội sinh và ngoại sinh có vai trị tác động
quyết định đến tỷ lệ sống và ra rễ của hom giâm.
Trong hom giâm sự hình thành rễ thường xuất hiện ở những mơ sẹo. Trước
hết người ta thấy phần gốc của hom dầy lên, xuất hiện các mơ xốp, đó là dấu hiệu
ban đầu cho sự hình thành rễ. Rễ được hình thành bên cạnh sát ngoài trung tâm của

12


mô mạch và ăn sâu vào trong thân tới gần ống mạch sát bên ngồi thượng tầng.Thời
gian hình thành rễ của các loài cây và trên từng cây là khác nhau. Trong khoảng vài
ngày đối với những lồi dễ hình thành rễ, tới vài tháng đối với lồi khó ra rễ.
2.7.2 Cơ sở sinh lý về giâm hom: Các nhân tố nội sinh và ngoại sinh ảnh hưởng
đến khả năng ra rễ của hom giâm. Hình 2.1: Sơ đồ cành giâm

Nhân tố nội sinh: (1),(2), (3), (10)
Nhân tố ngoại sinh: (4), (5), (6), (7), (8), (9), (10), (11)
Ở thực vật, một hay hai lá mầm…đặc tính tái sinh là một đặc tính đã được
chứng minh từ một tế bào, mơ, cơ quan, bộ phận sống đều có khả năng thành cây
hoàn chỉnh tuỳ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh Invitro và Invivo.
Bản chất sự ra rễ ở giâm hom là một quá trình biến đổi hết sức phức tạp, là
sự thay đổ tương quan về sinh trưởng và phát triển. Do bản chất của cành giâm là
một bộ phận không đầy đủ và cơ quan sinh dưỡng, đặc biệt là rễ vì thế các nhân tố
ngoại sinh và nội sinh đóng vai trị tác động quyết định đến tỷ lệ sống và ra rễ của

13


×