Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Cộng đồng người Cơ Tu trong phát triển du lịch sinh thái ở huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.73 MB, 103 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TÔ VĂN HẠNH

CỘNG ĐỒNG NGƢỜI CƠ TU TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH
THÁI Ở HUYỆN ĐÔNG GIANG, TỈNH QUẢNG NAM

Chuyên ngành : Việt Nam học
Mã số
: 60 22 01 13

LUẬN VĂN THẠC SĨ VIỆT NAM HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. PHẠM MINH PHÚC

HÀ NỘI - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi – Tô Văn Hạnh,
học viên cao học khóa VI (2015 – 2017), Khoa Việt Nam học, Học viện Khoa học
Xã hội Việt Nam. Tôi xin chịu trách nhiệm trước Hội đồng Khoa học và Đào tạo
Khoa Việt Nam học, Học viện Khoa học Xã hội Việt Nam.

Học viên

Tô Văn Hạnh



DANH MỤC BẢNG BIỂU
Nội dung

Trang

Bảng 2.1: Danh sách công trình tôn giáo - tín ngưỡng xã

48

TT
1

2

3

4

5

Trí Yên phân theo theo loại hình kiến trúc.
Bảng 2.2: Tổng hợp một số tour du lịch chính tham quan
chùa Vĩnh Nghiêm kết hợp với các di tích khác trong tỉnh.

52

Bảng 2.3. Lượng khách du lịch đi theo điểm du lịch trong trỉnh
năm 2014


53

Bảng 2.4: Danh sách di tích đã xếp hạng huyện Yên Dũng.
Tính đến hết năm 2014.

55

Bảng 2.5. Những người tham gia trực tiếp vào các hoạt
động du lịch tại Yên Dũng .

58


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU .............................. 9
1.1. Một số khái niệm cơ bản ................................................................................ 9
1.2. Những nguyên tắc phát triển DLST bền vững ............................................. 13
1.3. Mối quan hệ giữa DLST với các loại hình du lịch khác............................... 13
1.4. Tính tất yếu về sự tham gia của cộng đồng địa phương (CĐĐP) trong hoạt
động DLST ................................................................................................................ 15
1.5. Các tiêu chuẩn đánh giá sự phát triển DLST bền vững ................................ 17
1.6. Khái quát về huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam...................................... 18
Tiểu kết chƣơng 1:................................................................................................... 20
Chƣơng 2: DU LỊCH SINH THÁI TỪ THỰC TIỄN HUYỆN ĐÔNG GIANG,
TỈNH QUẢNG NAM .............................................................................................. 21
2.1. Tiềm năng phát triển DLST ở Đông Giang, Quảng Nam ............................ 21
2.2. Thực trạng phát triển DLST ở huyện Đông Giang - Quảng Nam ................ 32
2.3. Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển DLST ở Đông Giang . 47
2.4. Phân tích cơ hội, thách thức đối với việc phát triển DLST ở Đông Giang 549

Tiểu kết chƣơng 2 .................................................................................................... 58
Chƣơng 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU
LỊCH SINH THÁI TẠI HUYỆN ĐÔNG GIANG - QUẢNG NAM .................. 59
3.1. Định hướng phát triển DLST tại huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam ...... 52
3.2. Một số giải pháp phát triển DLST tại Đông Giang - Quảng Nam ............... 55
3.3. Một số kiến nghị ........................................................................................... 66
3.4. Đề xuất mô hình triển DLST dựa vào văn hóa của đồng bào dân tộc Cơ Tu
tại Đông Giang, Quảng Nam ..................................................................................... 66
Tiểu kết chƣơng 3 .................................................................................................... 78
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 71
PHỤ LỤC .................................................................................................................. 87


DANH MỤC NHỮNG KÝ HIỆU VIẾT TẮT
CB

Chủ biên

CSHT

Cơ sở hạ tầng

CSVCKT

Cơ sở vật chất kỹ thuật

CĐĐP

Cộng đồng địa phương


DL

Du lịch

DLCĐ

Du lịch cộng đồng

DLST

Du lịch sinh thái

TIES

Hiệp hội du lịch sinh thái quốc tế

WTTC

Hội đồng Du lịch Lữ hành Thế giới

KDL

Khách Du lịch

Nxb

Nhà xuất bản

OTOP


Phong trào “mỗi làng một nghề”

QL

Quốc lộ

TNDL

Tài nguyên du lịch

TP

Thành phố

IUCN

Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế

UNWTO

Tổ chức Du lịch Thế giới

TNHH

Trách nhiệm hữu hạng

Tr

Trang


TCN

Trước Công nguyên

WCED

Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới

UBND

Ủy ban nhân dân

VHTT

Văn hóa thông tin


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
STT

Bảng số

01

Hình 1.1

02

Hình 1.2


03

Hình 1.3

04

Hình 1.4

Mối quan hệ giữa DLST với các loại hình DL khác

19

05

Hình 2.1

Bình đồ một làng của người Cơ Tu

29

06

Bảng 2.1

07

Biểu đồ 2.1

08


Bảng 2.2

09

Biểu đồ 2.2

10

Biểu đồ 2.3 Cơ cấu khách DLST theo quốc tịch và độ tuổi

47

11

Biểu đồ 2.4 Tỷ lệ người dân gặp gỡ, tiếp xúc hay giúp đỡ KDL

52

12

Biểu đồ 2.5 Tỷ lệ người dân tham gia hoạt động DL địa phương

54

13

Hình 3.1

Tên bảng

Sự tiếp cận của phát triển bền vững là nền tảng của
DLST (UNWTO, 2009)
DLST là một khái niệm của phát triển bền vững
(UNWTO, 2009)
Phát triển DLST bền vững phải đảm bảo phát triển
cân bằng cả 3 mục tiêu liên quan

Số lượng khách DLST đến Đông Giang, giai đoạn
2013 – 2016
Số lượng khách DLST đến Đông Giang, giai đoạn
2013 – 2016
Doanh thu từ khách DLST huyện Đông Giang, giai
đoạn 2013 – 2016
Doanh thu từ khách DLST huyện Đông Giang, giai
đoạn 2013 – 2016

Mô hình mẫu về quản lý điều hành các hoạt động
DLST gắn với văn hóa Cơ Tu tại Đông Giang

Trang
16

17

18

38

39


46

46

77


DANH MỤC CÁC HỘP SỐ
STT

Hộp số

Tên bảng

01

Hộp số 1

Phỏng vấn khách tại làng du lịch Đhrôồng

39

02

Hộp số 2

Phỏng vấn khách tại nhà dân

40


03

Hộp số 3

Phỏng vấn khách tại làng du lịch Bhơ Hôồng

41

04

Hộp số 4

05

Hộp số 5

06

Hộp số 6

Phỏng vấn đại diện công ty du lịch Vietravel (Chi
nhánh Đà Nẵng)
Phỏng vấn cán bộ phòng VHTT huyện Đông
Giang
Phỏng vấn cán bộ xã Ba, huyện Đông Giang

Trang

42


43
45


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, cuộc sống càng phát triển, trình độ dân trí không ngừng được nâng
cao, nhu cầu về nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí, nhu cầu cảm nhận những giá trị văn hoá để
mở rộng hiểu biết và hoàn thiện bản thân được đặt ra như một tất yếu của cuộc sống và
du lịch (DL) trở thành “ngành kinh tế mũi nhọn”, được ví là “Con gà đẻ trứng vàng”
hay “Ngành công nghiệp không khói”. Theo dự báo, DL còn phát triển mạnh hơn nữa,
tạo ra cơ hội lớn để phát triển kinh tế, nhưng đồng thời cũng mang lại những thách
không nhỏ và những mối đe dọa đối với môi trường sống của con người nếu không
được quản lý tốt. Trước bối cảnh đó, con người ngày càng có nhận thức tiến bộ hơn
trong hoạt động DL, nhận thấy cần phải có trách nhiệm đối với tài nguyên và môi
trường, đối với sự phát triển bền vững. Du lịch sinh thái (DLST) được xem là một
trong những loại hình du lịch tiêu biểu hướng đến phát triển du lịch bền vững với ba
mục tiêu quan trọng: nhằm đem lại lợi ích kinh tế, bảo vệ môi trường tự nhiên và bảo
tồn giá trị văn hóa bản địa, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến việc bảo tồn giá trị văn
hóa bản địa và trao quyền cho cộng đồng địa phương trong phát triển du lịch. Chính vì
thế, DLST đang trở thành xu thế của xã hội.
Quảng Nam là vùng đất được thiên nhiên ưu đãi, có bề dày lịch sử văn hoá lâu
đời, với hai di sản văn hoá thế giới là phố cổ Hội An và Thánh Địa Mỹ Sơn, với Cù
Lao Chàm - Khu dự trữ sinh quyển thế giới,… Đặc biệt, Quảng Nam còn được biết
đến là vùng đất rất đa dạng về văn hoá tộc người – nơi cư trú của đồng bào các dân
tộc Giẻ Triêng, Tà Ôi, Cơ Tu, Xơ Đăng,… Trong đó, văn hoá Cơ Tu là một trong
những nền văn hoá độc đáo mang nét đặc trưng của vùng cao Trường Sơn – Tây
Nguyên. Người Cơ Tu ở Quảng Nam cư trú chủ yếu trên địa bàn các huyện Đông
Giang, Tây Giang và Nam Giang. Tại Đông Giang, người Cơ Tu vẫn lưu giữ được
những giá trị văn hoá bản sắc từ ẩm thực, trang phục, kiến trúc cho đến phong tục

tập quán, lễ hội và các làng nghề truyền thống,… Đây thực sự là những nguồn cảm
hứng tri thức nhân văn đối với du khách trong và ngoài nước, rất thuận lợi để khai
thác trong phát triển du lịch, đặc biệt là DLST dựa vào cồng đồng.

1


Trên thực tế, trong những năm gần đây huyện Đông Giang đã phối hợp với các
đơn vị kinh doanh DL đầu tư, khai thác văn hoá Cơ Tu trong phát triển DL địa
phương và bước đầu đã có những kết quả nhất định. Tuy nhiên, nhìn một cách tổng
thể thì DL Đông Giang vẫn còn chậm phát triển, chưa được nhiều người biết đến,
những giá trị văn hoá Cơ Tu nơi đây cũng như những nét sinh thái tự nhiên vẫn
đang còn ở dạng tiềm năng. Do đó, việc phát triển DLST dựa vào cộng đồng gắn
với xoá đói giảm nghèo bền vững, khôi phục, bảo tồn và giữ gìn các giá trị văn hoá,
các làng nghề truyền thống, tạo ra những sản phẩm không gây ô nhiễm môi trường
ở Đông Giang là rất cần thiết.
Vì những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài: Cộng đồng ngƣời Cơ Tu trong
phát triển du lịch sinh thái ở huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam làm đề tài
luận văn tốt nghiệp của mình. Trong nghiên cứu này, tác giả tập trung làm nổi bật
những giá trị độc đáo của văn hoá Cơ Tu ở Đông Giang có thể phục vụ trong phát
triển DL; đánh giá thực tiễn phát triển DLST ở Đông Giang trong những năm gần
đây. Trên cơ sở đó đề xuất mô hình và những giải pháp phát triển DLST gắn với
văn hoá cộng đồng Cơ Tu, với mục đích tổng thể là hình thành một “Doanh nghiệp
DLST” phù hợp với điều kiện sinh thái thực tiễn ở Đông Giang hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
2.1. Tổng quan những nghiên cứu về ngƣời Cơ Tu
Việt Nam là quốc gia đa dân tộc, do đó những công trình nghiên cứu về tộc
người và văn hoá tộc người được các học giả và các nhà khoa học đặc biệt quan tâm
nghiên cứu, với nhiều tác phẩm. Tiêu biểu trong số đó phải kể đến những tác phẩm
như: Văn hoá các dân tộc ít người Việt Nam của Phạm Nhân Thành (2011), Nxb

Dân Trí [57]; Đặc trưng văn hoá truyền thống 54 dân tộc Việt Nam của Hoàng Nam
(2013), Nxb Khoa học Xã hội [43]; Tôn giáo, tín ngưỡng các dân tộc ở Việt Nam,
của Nguyễn Văn Minh (2013), Nxb Khoa học xã hội [40]; Cuốn: Các dân tộc ít
người ở Việt Nam (Các tỉnh phía Nam) của Viện dân tộc học Việt Nam (2014)
[75],… Tác giả của những công trình này đã đi sau vào việc khảo sát, miêu tả và
thống những nét cơ bản về 54 dân tộc Việt Nam như: cách sinh sống, tổ chức xã
hội, trang phục, ăn uống, kiến trúc, tôn giáo, tín ngưỡng, văn hoá, lễ hội,…
2


Dân tộc Cơ Tu là dân tộc có nhiều giá trị văn hoá độc đáo, hấp dẫn, rất được
các tác giả quan tâm. Trong số đó phải kể đến các công trình tiêu biểu như: Cuốn:
“Góp phần tìm hiểu văn hoá Cơ Tu” của tác giả Lưu Hùng (2006), Nxb Khoa học
xã hội [27]; Cuốn: “Người Cơ tu ở Việt Nam: = The Cơ tu in Viet Nam” (2009),
Nxb Thông Tấn [76] và cuốn: “Bức tranh văn hoá tộc người Cơ Tu” (2013), Nxb
Thời đại [77], của tác giả Trần Tấn Vịnh, các tác giả đã khảo sát và mô tả một cách
khá chân thực, sắc nét về bản làng, nhà cửa, họ hàng và hôn nhân, phương thức
kiếm sống, trang phục, nghệ thuật, lễ hội và phong tục tập quán của người Cơ Tu,…
Đặc biệt là cung cấp những hình ảnh rất sinh động về văn hoá Cơ Tu.
Đề tài về dân tộc Cơ Tu và văn hoá Cơ Tu còn phải kể đến các công trình
nghiên cứu như: Cuốn: “Nhà Gươl của người Cơ Tu” của Đinh Hồng Hải (2006),
Nxb Văn hoá dân tộc [18], tác giả đã giới thiệu những nét tổng quan về người Cơ
Tu. Nghiên cứu chuyên khảo về nhà Gươl - ngôi nhà công cộng của người Cơ Tu.
Ngôi nhà Gươl trong đời sống văn hoá của người Cơ Tu và trong tương quan so
sánh với các ngôi nhà công cộng ở Đông Nam Á. Các thành tố đặc trưng, ý nghĩa
của các hình tượng trang trí kiến trúc và ngôn ngữ tạo hình cũng như sự biến đổi
của nó trong xã hội hiện đại của ngôi nhà Gươl.
Trong cuốn: “Những kẻ săn máu” của tác giả Le Pichon (2011), Nxb Thế giới
[32]; Cuốn “Katu kẻ đầu sóng ngọn nước” của tác giả Nguyễn Hữu Thông, Nxb
Thuận Hóa [61], các tác giả đã khắc họa khá đậm nét về xứ Cơ Tu và người Cơ Tu,

những giá trị về văn hóa làng, những tập tục mê tín, những cuộc săn máu và việc
thờ cúng người chết,… cũng như các lễ hội văn hóa dân gian, qua đó cho chúng ta
một cái nhìn chân thực nhất về văn hóa Cơ Tu.
Trong cuốn: “Dân tộc Cơ Tu” của Phương Thuỷ (biên soạn) (2007), Nxb Kim
Đồng [65], bằng phương pháp nghiên cứu điền giả tác giả đã khảo sát, đi sâu vào
đời sống cộng đồng và rút ra được những nét cơ bản về dân tộc Cơ Tu như: cách
sinh sống, tổ chức cai quản gia đình, buôn làng, trang phục, ăn uống, kiến trúc nhà
cửa, tôn giáo, văn hoá, lễ hội.

3


Cuốn: “Giáo trình múa dân tộc Cơ Tu”, của Nguyễn Thị Ngân Quý (2015),
Nxb Văn hoá dân tộc [48], tác giả đã khái quát về dân tộc Cơ Tu và nghệ thuật múa
truyền thống; giới thiệu hệ thống, quy cách động tác múa dân tộc Cơ Tu.
Về văn hoá Cơ Tu còn phải kể đến tác giả Nguyễn Xuân Hồng (2002), trong
cuốn: “Kinh nghiệm quản lý hệ sinh thái nhân văn trong vùng người Tà Ôi, Cơ Tu,
Bru-Vân Kiều ở Thừa Thiên Huế”, Nxb Văn hóa Dân tộc [24], tác giả đã giới thiệu
về thành phần dân cư, những đặc điểm tộc người, hình thức quản lí làng bản cổ
truyền ở vùng núi, vai trò các thiết chế xã hội truyền thống trong việc quản lí làng
bản của các dân tộc Bru - Vân Kiều, Cơ Tu, Tà Ôi…
2.2. Tổng quan những nghiên cứu về DLST
Viết về DLST phải kể đến các công trình nghiên cứu tiêu biểu như cuốn: “Du
lịch sinh thái những vấn đề về lý luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam” của Phạm
Trung Lương (CB) (2002), Nxb Giáo dục [37], tác giả đã trình bày những cơ sở lý
luận về DLST, tiềm năng, hiện trạng, định hướng và giải pháp cơ bản để phát triển
du lịch sinh thái ở Việt Nam. Cuốn: “Du lịch và du lịch sinh thái”, của tác giả Thế
Đạt (2003), Nxb Lao Động [13] cũng đã tổng quan về ngành kinh tế du lịch, tài
nguyên du lịch của Việt Nam; giới thiệu một số kinh nghiệm về hoạt động du lịch
với DLST; vấn đề phát triển nguồn nhân lực, tổ chức và quản lý kinh tế du lịch...

Cuốn: “Du lịch sinh thái: = Ecotourism”, của Lê Huy Bá (CB), Thái Lê
Nguyên (2006), Nxb Khoa học và Kỹ thuật [8], tác giả đã giới thiệu những kiến
thức sinh thái môi trường học cơ bản (Định nghĩa, lịch sử, các hệ sinh thái,...). Sinh
thái môi trường học phục vụ cho DLST (khái niệm, nguyên tắc, mục tiêu DLST),
quy hoạch và thiết kế hoạt động DLST.
Cuốn: “Phát triển du lịch sinh thái bền vững ở Tây Bắc Việt Nam trên phương
diện đánh giá điều kiện tự nhiên” của Đỗ Trọng Dũng (CB), Đặng Duy Lợi, Phạm
Trung Lương, Nguyễn Ngọc Khánh, Nxb Đại học Thái Nguyên [15], các tác giả đã
giới thiệu những khái niệm cơ bản về lý luận phát triển DLST và việc đánh giá điều
kiện tự nhiên ở tiểu vùng du lịch miền núi Tây Bắc phục vụ phát triển DLST.
Bên cạnh đó còn có các Hội nghị, Hội thảo trong nước và quốc tế liên quan
đến DLST cũng được tổ chức: “Hội nghị Quốc tế về du lịch bền vững” do Tổng cục
4


Du lịch Việt Nam kết hợp với quỹ Hanns Seidel tổ chức tại Huế (1997); Hội thảo:
“Xây dựng chiến lược quốc gia về phát triển DLST tại Việt Nam” (1999), …
2.3. Tổng quan những nghiên cứu về huyện Đông Giang - Quảng Nam
Bài viết của tác giả Nguyễn Thăng Long (2014): “Sinh kế thích ứng của người
KaTu ở vùng tái định cư thủy điện A Vương, Quảng Nam (Nghiên cứu trường hợp
khu tái định cư Kutchrun, xã Mà Cooih, huyện Đông Giang)” [36], trong Kỷ Yếu
Hội thảo quốc tế về phát triển bền vững và xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân
tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi, Nxb Đại học Thái Nguyên, tr 272-280. Tác giả đã
thể hiện khá sinh động về đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội cộng đồng người Cơ Tu
trong vùng tái định cư tại xã Mà Cooih, huyện Đông Giang, Quảng Nam.
Năm 2005, Nxb Thuận Hoá đã cho ra đời cuốn sách: Văn hoá làng miền núi
Trung Bộ Việt Nam: giá trị truyền thống và những bước chuyển lịch sử (dẫn liệu từ
miền núi Quảng Nam), của tác giả Nguyễn Hữu Thông [62], công trình nghiên cứu
đã khái quát về miền Tây Quảng Nam từ góc độ nhân học và địa lý, giới thiệu
những nét đặc trưng truyền thống trong văn hoá làng miền núi Trung Bộ Việt Nam

và những vấn đề đặt ra hiện nay, trong đó có đề cập đến huyện Đông Giang và cộng
đồng Cơ Tu ở Đông Giang.
Năm 2013, Văn phòng dự án ILO/SIT và Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch
Quảng Nam đã cho ra đời cuốn: “Du lịch Tây Quảng Nam”, Nxb Sở Thông tin và
truyền thông Quảng Nam [74], qua đó giới thiệu một cách khái quát về DL Quảng
Nam, trong đó có đề cập đến sự phát triển của DLST, DL văn hóa, DL làng nghề tại
huyện Đông Giang. Đặc biệt đã giới thiệu được các chương trình DL đang khai thác
trên địa bàn huyện Đông Giang.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận văn nhằm đưa ra các giải pháp góp phần thay đổi tích cực
đời sống của cộng đồng người Cơ Tu trên cơ sở khai thác nguồn tài nguyên du lịch
địa phương để phát triển loại hình DLST.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích trên, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là:
5


+ Hệ thống hóa cơ sở lý luận về DLST.
+ Đánh giá tiềm năng phát triển DLST của huyện Đông Giang.
+ Khảo sát và đánh giá thực trạng phát triển du lịch tại huyện Đông Giang.
+ Nghiên cứu xây dựng mô hình điểm về DLST gắn với văn hóa tộc người Cơ
Tu ở huyện Đông Giang.
+ Đề xuất một số giải pháp phát triển DLST tại huyện Đông Giang.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận và thực tiễn về
hoạt động DLST. Các chủ thể tham gia vào công tác quản lý, khai thác tài nguyên,
phát triển hoạt động DLST tại huyện Đông Giang, như: cơ quan quản lý nhà nước,
tổ chức, doanh nghiệp du lịch, cộng đồng người Cơ Tu. Luận văn không đi sâu

nghiên cứu về văn hoá hay các loại hình du lịch khác ngoài DLST.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu điều kiện phát triển DLST ở huyện
Đông Giang, đặc biệt là tài nguyên du lịch văn hóa gắn với đồng bào dân tộc Cơ Tu
và khả năng tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch tại huyện Đông Giang.
- Về không gian nghiên cứu: Đề tài giới hạn trong phạm vi nghiên cứu là
huyện Đông Giang - Quảng Nam, đặt trong khung tham chiếu là địa bàn cư trú của
người Cơ Tu ở Việt Nam.
- Về thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu hoá tộc người từ khi có sự xuất hiện
của người Cơ Tu ở Việt Nam nói chung và Đông Giang nói riêng. Đồng thời,
nghiên cứu hoạt động DLST từ năm 2007 - khi Tỉnh ủy Quảng Nam ban hành Nghị
quyết 06/NQ-TU về việc đẩy mạnh phát triển DL Quảng Nam đến năm 2020, trong
đó xác định hướng phát triển tiếp theo của DL Quảng Nam là DLST, tìm hiểu văn
hóa đồng bào các dân tộc thiểu số và di tích lịch sử cách mạng ở miền núi phía Tây
của tỉnh với sản phẩm chủ đạo “Đường mòn Hồ Chí Minh”.

6


5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phƣơng pháp luận nghiên cứu
Đề tài: “Cộng đồng người Cơ Tu trong phát triển du lịch sinh thái ở huyện
Đông Giang, tỉnh Quảng Nam” là một đề tài nghiên cứu thuộc lĩnh vực DLST gắn
với cộng đồng, do đó phương pháp luận ở đây là nghiên cứu làm rõ những nội dung
lý luận về DLST, mối quan hệ giữa DLST với cộng đồng, trên cơ sở lấy cộng đồng
làm chủ thể trung tâm với những đặc trưng cao nhất về văn hóa, kinh tế, xã hội theo
cách tiếp cận tổng hợp và liên ngành.
5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.2.1. Phương pháp nghiên cứu liên ngành
Đây là phương pháp quan trọng và vận dụng một cách linh hoạt. Đó là việc

vận dụng, việc khai thác các phương pháp, các thao tác cơ bản của các ngành khoa
học xã hội và nhân văn, cũng như các ngành khoa học khác, như: Dân tộc học, sử
học, sinh thái học, xã hội học, địa lý học, nhân học,…
5.2.2. Phương pháp phân tích thống kê
Tác giả sử dụng các nguồn tư liệu thứ cấp đáng tin cậy được thu thập từ các cơ
quan chức năng, các tổ chức, đơn vị kinh doanh du lịch và qua phân tích, thống kê
để đánh giá tiềm năng, thực trạng và tính hiệu quả của hoạt động DLST gắn với
cộng đồng địa phương.
5.2.3. Phương pháp thực địa - điền dã
Thông qua quá trình khảo sát thực tế, tác giả phỏng vấn những nhà quản lý văn
hoá tại Đông Giang, các Già Làng, du khách, cộng đồng địa phương, những người
làm trong lĩnh vực du lịch với các vị trí như: hướng dẫn viên du lịch, các nghệ nhân
và nhân viên trong làng dệt thổ cẩm, đội văn nghệ địa phương phục vụ du lịch của
huyện. Nội dung phỏng vấn tập trung vào các chủ đề như: những giá trị văn hoá đặc
sắc của đồng bào Cơ Tu còn được bảo tồn; sự hấp dẫn của các giá trị văn hoá tộc
người đối với du khách; việc tổ chức, khai thác văn hoá Cơ Tu trong phát triển
DLST bền vững và những vấn đề đặt ra; mức độ tham gia của cộng đồng trong việc
phát triển DLST tại địa phương; lợi ích kinh tế và việc phân chia lợi ích từ các hoạt

7


động DLST gắn với văn hoá tộc người,… Các cuộc phỏng vấn kéo dài từ 30 phút
đến 45 phút.
Tác giả cũng đã tiếp cận với các chuyên gia du lịch đến từ nhiều vùng miền và
quốc gia khác nhau và xin ý kiến nhận xét đánh giá của chuyên gia để bổ sung cho
các nghiên cứu, giúp cho phần phân tích thực trạng ở chương 2 và nêu giải pháp.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Xét về mặt lý thuyết, đề tài hệ thống hóa lý thuyết về DLST. Sau khi hoàn

thành, tác giả hi vọng luận văn sẽ góp một phần nhỏ vào việc bổ sung thêm nguồn
tài liệu nghiên cứu về người Cơ Tu ở Đông giang, đặc biệt về mảng DLST, một
trong những yếu tố hiện nay đang tác động mạnh mẽ tới đời sống của người Cơ
Tu ở huyện Đông Giang - Quảng Nam.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Xét về mặt thực tiễn, đề tài đánh giá thực trạng phát triển DL tại huyện Đông
Giang; phân tích cái được, cái chưa được trong việc phát triển DLST, từ đó rút ra
những bài học kinh nghiệm, giới thiệu những mô hình phát DLST tiêu biểu, cũng
như đề xuất các giải pháp phát triển DLST tại huyện Đông Giang trong thời gian
tới. Trên cơ sở đó, quảng bá, kêu gọi đầu tư, hỗ trợ quy hoạch phát triển DLST tại
huyện Đông Giang.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục đề tài gồm có
03 chương:
- Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và địa bàn nghiên cứu.
- Chƣơng 2: Du lịch sinh thái từ thực tiễn Đông Giang, Quảng Nam.
- Chƣơng 3: Định hướng và một số giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại
Đông Giang, Quảng Nam.

8


Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm du lịch
Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về du lịch. Trong tiếng Pháp, thuật ngữ “Du
lịch” được gọi là “Tourisme” nghĩa là đi một vòng. Trong tiếng Anh, người ta gọi
là “Tourism” và cũng với ý nghĩa tương tự là khởi hành, đi lại. Thuật ngữ
“Tourist” mà ngày nay được sử dụng phổ biến lần đầu tiên xuất hiện trong tiếng

Anh vào khoảng năm 1980. Với người Đức, họ không sử dụng gốc từ trong tiếng
Pháp mà sử dụng từ “der Fremdenverkehrs” là tổ hợp từ 3 từ có nghĩa là: ngoại
(lạ), giao thông (đi lại), và mối quan hệ. Với gốc từ này, người Đức nhìn nhận “Du
lịch” như là mối quan hệ đi lại hay vận chuyển của những người đi du lịch.
Trong Pháp lệnh du lịch Việt Nam, tại Điều 10, thuật ngữ “Du lịch” được hiểu
như sau: “Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của
mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng
thời gian nhất định”.
Như vậy, tùy theo ngôn ngữ khác nhau và các cách hiểu khác nhau về DL ở
các nước khác nhau mà khái niệm về DL được hiểu rất khác nhau. Theo tác giả,
khái niệm DL cần được hiểu trên giác độ kinh tế DL, khái niệm DL phải được xét
về mặt bản chất của nó. Theo đó, DL là tổng hòa của các mối quan hệ và nó được
định nghĩa như sau: “Du lịch là sự kết hợp và tương tác của 4 nhóm nhân tố trong
quá trình phục vụ du khách bao gồm: du khách, nhà cung ứng dịch vụ du lịch, cư
dân sở tại và chính quyền nơi đón khách du lịch.” (Định nghĩa của Michael
Coltman). Có thể thể hiện các mối quan hệ đó bằng sơ đồ sau [14 , tr.15].
1.1.2. Du lịch bền vững
Khái niệm “Phát triển bền vững” lần đầu tiên xuất hiện trong Báo cáo Tương
lai chung của chúng ta (Our Common Future – ngoài ra còn được gọi là Báo cáo
Brundtland), vào năm 1987 của Uỷ ban Môi trường và Phát triển thế giới (WCED).
Theo đó: “Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thoả mãn nhu cầu của hiện tại
song không xâm phạm tới khả năng thoả mãn nhu cầu của các thế hệ tương lai” [16,
9


tr. 100-101]. Sau đó, năm 1992, tại Rio de Janeiro, Brasil, các đại biểu tham gia Hội
nghị về Môi trường và Phát triển của Liên hợp quốc (UNCED) đã xác nhận lại khái
niệm này và đã gửi đi một thông điệp rõ ràng tới tất cả các cấp của các Chính phủ
về sự cấp bách trong việc đẩy mạnh sự hoà hợp kinh tế, phát triển xã hội cùng với
bảo vệ môi trường. Qua đó cho chúng ta thấy rằng, phát triển bền vững có 3 đặc

tính cơ bản: (1) Bền vững về kinh tế; (2) Bền vững về xã hội và văn hoá; (3) Bền
vững, thân thiện về môi trường.
Theo Luật Bảo vệ môi trường của Việt Nam năm 2014: “Phát triển bền vững là
phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng
đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hoà
giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường”.
Về Du lịch bền vững, Hội đồng Du lịch Lữ hành Thế giới (WTTC) và Tổ
chức Du lịch Thế giới (UNWTO) đã đưa ra định nghĩa như sau: “Du lịch bền vững
là loại hình du lịch đáp ứng được nhu cầu hiện tại của du khách và của những
điểm đến mà vẫn bảo đảm và cải thiện nguồn lực cho tương lai. Du lịch bền vững
dẫn tới một phương thức quản lý tất cả các nguồn lực sao cho thỏa mãn nhu cầu
kinh tế, xã hội, thẫm mỹ và vẫn giữ gìn được sự trọn vẹn của văn hóa và môi
trường sống”.
1.1.3. Du lịch sinh thái (DLST)
DLST được quan niệm là một loại hình du lịch bền vững gắn với môi trường
thiên nhiên. Đây là một khái niệm tương đối mới nhưng được hoàn thiện hơn trong
quá trình nghiên cứu. Ngày nay, khái niệm về DLST được hiểu một cách rộng hơn,
dưới nhiều góc độ khác nhau, với những tên gọi khác nhau, như: Du lịch thiên nhiên
(Nature Tourism); Du lịch môi trường (Environmental Tourism); Du lịch xanh
(Green Tourism); Du lịch có trách nhiệm (Responsible Tourism); Du lịch bền vững
(Sustainable Tourism),…
Khái niệm DLST tương đối đầy đủ bao hàm cả du lịch thiên nhiên lẫn du lịch
văn hóa, do nhà bảo vệ môi trường người Mêhicô Hector Ceballos - Lascurain đưa
ra năm 1987: “Du lịch sinh thái là du lịch đến những khu vực tự nhiên còn ít bị thay

10


đổi với những mục đích đặc biệt: nghiên cứu, tham quan với ý thức trân trọng thế
giới hoang dã và những giá trị văn hóa được khám phá” [7 , tr. 80].

Đối với các tổ chức quốc tế, định nghĩa về DLST do Hiệp hội du lịch sinh thái
quốc tế (TIES) đưa ra năm 2009 hiện được sử dụng khá phổ biến như sau: “Du lịch
sinh thái là việc đi lại có trách nhiệm tới các khu vực thiên nhiên mà bảo tồn được
môi trường và cải thiện được phúc lợi cho người dân địa phương”.

Hình 1.1: Sự tiếp cận của phát triển bền vững là nền tảng của DLST
Có rất nhiều định nghĩa khác về DLST trong đó Buckley (1994) đã tổng quát
như sau: “Chỉ có du lịch dựa vào thiên nhiên, được quản lý bền vững, hỗ trợ bảo
tồn, và có giáo dục môi trường mới được xem là du lịch sinh thái”.
Như vậy, DLST là hoạt động du lịch không chỉ đơn thuần là du lịch ít tác động
đến môi trường tự nhiên mà là du lịch có trách nhiệm với môi trường tự nhiên, có
tính giáo dục và diễn giải cao về tự nhiên, có đóng góp cho hoạt động bảo tồn
và đem lại lợi ích cho cộng đồng địa phương.
Ở Việt Nam, theo Luật Du lịch Việt Nam 2005, định nghĩa về DLST: “DLST
là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hóa địa phương với
sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững”.
Còn theo Tổng cục Du lịch Việt Nam năm 1999 cũng đã đưa ra một định nghĩa
về DLST, theo đó: “DLST là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản
địa, gắn với giáo dục môi trường có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền
vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương”.

11


Hình 1.2: DLST là một khái niệm của phát triển bền vững (UNWTO, 2009)
Theo tác giả, các khái niệm về DLST đều có sự thống nhất trên quan điểm
về nội dung đề cập là:
(1) Phát triển dựa vào những giá trị (hấp dẫn) của thiên nhiên và những bản sắc
văn hoá địa phương;
(2) Được giáo dục và quản lý bền vững về môi trường sinh thái;

(3) Có sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương;
(4) Có đóng góp cho những nỗ lực bảo tồn và phát triển cộng đồng.
Như vậy, DLST và DLST bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch
nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại của khách du lịch và người dân bản địa trong
khi đó vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên và phát triển
du lịch trong tương lai”.
Theo đó, phát triển “DLST bền vững” không những đóng góp tích cực cho sự
phát triển bền vững mà còn làm giảm tối thiểu các tác động của khách du lịch đến
văn hoá và môi trường, đảm bảo cho địa phương được hưởng nguồn lợi tài nguyên
do du lịch mang lại và cần chú trọng đến những đóng góp tài chính cho việc bảo tồn
tài nguyên. Phát triển DLST bền vững được thể hiện cụ thể qua sơ đồ sau [8 , tr. 85]:

12


Hình 1.3: Phát triển DLST bền vững phải đảm bảo phát triển
cân bằng cả 3 mục tiêu liên quan.
Qua hình trên ta thấy phát triển “DLST bền vững” phải đảm bảo phát triển cân
bằng cả 3 mục tiêu: tăng trưởng kinh tế; bảo vệ tài nguyên môi trường và nâng cao
đời sống vật chất và văn hoá tinh thần của cộng đồng địa phương.
1.2. Những nguyên tắc phát triển DLST bền vững
DLST khi hướng đến mục tiêu bền vững cần thực hiện các nguyên tắc sau:
- Sử dụng và bảo vệ tài nguyên một cách bền vững.
- Bảo tồn tính đa dạng về tự nhiên, văn hóa,… (chủng loài các hệ động thực
vật, bản sắc văn hóa dân tộc,…): Vì DLST lấy bảo tồn là tiêu chí hàng đầu trong
hoạt động, khai thác du lịch chỉ là hoạt động thứ yếu.
- Thúc đẩy chương trình giáo dục và huấn luyện để cải thiện, quản lý di sản và
các loại tài nguyên thiên nhiên một cách hiệu quả.
- Cần gắn việc phát triển DLST với hỗ trợ phát triển kinh tế địa phương.
- Tạo điều kiện thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương.

1.3. Mối quan hệ giữa DLST với các loại hình du lịch khác
1.3.1. Mối quan hệ đa phƣơng trong hệ thống các loại hình du lịch với DLST
DLST là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên (Nature Based tourism) và các
điều kiện văn hoá, vật chất, tinh thần của cộng đồng địa phương. Để thể hiện mối
quan hệ giữa DLST với các loại hình du lịch khác, chúng tôi đưa ra sơ đồ sau:
13


- Nghỉ dưỡng

Du lịch
dựa- vào
thiên-nhiên
(Nature
Based
tourism)

- Giáo dục
nâng cao
nhận thức

- Tham quan
- Mạo hiểm
- Thể thao

- Có trách
nhiệm bảo tồn

- Thắng cảnh


Du
lịch
Sinh
thái

- Vui chơi giải trí
v.v…

-

Hình 1.4: Mối quan hệ giữa DLST với các loại hình du lịch khác.
Qua sơ đồ trên chúng ta thấy rằng các loại hình DL dựa vào thiên nhiên như
nghỉ dưỡng, tham quan, mạo hiểm,… chủ yếu mới chỉ đưa con người về với thiên
nhiên, còn việc giáo dục, nâng cao nhận thức cho KDL về thiên nhiên, môi trường
và văn hoá cộng đồng địa phương là rất ít. Tuy nhiên, nếu như trong hoạt động du
lịch của những loại hình du lịch này có gắn với việc thực hiện các nguyên tắc của
DLST (như: nâng cao nhận thức, bảo tồn các giá trị tự nhiên và văn hoá cộng đồng,
tạo việc làm và lợi ích cho cộng đồng địa phương) thì bản thân chúng sẽ chuyển hoá
thành loại hình DLST.
1.3.2. Sự kết hợp giữa DLST và các loại hình du lịch khác trong một chƣơng
trình du lịch
Trong cùng một chuyến du lịch, việc tổ chức kết hợp chặt chẽ giữa các loại
hình du lịch sẽ làm tăng thêm hiệu quả. Làm được như vậy cho phép thoả mãn
nhiều hơn những nhu cầu, thị hiếu khác nhau của KDL.
Đồng thời, góp phần làm phong phú, đa dạng sản phẩm du lịch, đồng thời khai
thác triệt để tiềm năng DL sẵn có, làm tăng sức hấp dẫn du lịch đối với du khách,
tránh nhàm chán.
Các ngành du lịch thường xuyên hỗ trợ cho nhau để làm phong phú hơn các
tour du lịch; Khai thác có hiệu quả các tiềm năng du lịch của đất nước, của vùng
làm du lịch để phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, các phúc lợi xã hội.


14


1.4. Tính tất yếu về sự tham gia của cộng đồng địa phƣơng (CĐĐP) trong hoạt
động DLST
1.4.1. Cộng đồng địa phƣơng và những giá trị văn hoá tạo nguồn lực cho phát
triển loại hình DLST
CĐĐP được hiểu là một nhóm dân cư hoặc một tập đoàn người rộng lớn cùng
sinh sống trên một lãnh thổ nhất định được gọi tên như Làng (bản, thôn, buôn, sóc),
xã (phường, thị trấn), huyện (thị xã), tỉnh (thành phố), qua nhiều thế hệ, có sự gắn
kết về truyền thống, tình cảm, có quyền lợi và nghĩa vụ trong việc bảo tồn, phát
triển, sử dụng các nguồn tài nguyên ở địa phương, có các dấu hiệu chung về tôn
giáo, tín ngưỡng, kinh tế - xã hội, truyền thống văn hóa.
Hiện nay, văn hóa của CĐ các tộc người được coi là một hệ thống tài nguyên
du lịch (TNDL); là điều kiện và môi trường để du lịch phát sinh và phát triển. Hệ
thống đó bao gồm các thành tố: cảnh quan văn hóa do con người tạo nên trên những
địa bàn cư trú của mình với hệ thống các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể, tiêu
biểu là các công trình kiến trúc, trang phục, ẩm thực, phương tiện đi lại, vận chuyển,
công cụ sản xuất cổ truyền, nhạc khí, lễ hội, phong tục tập quán, nghi thức, văn học,
nghệ thuật dân gian trong thích ứng, tương tác với môi trường tự nhiên (cao nguyên,
thung lũng, núi cao, rừng rậm.) mang đậm sắc thái tộc người. Đây cũng chính là nơi
cư trú, sinh sống làm ăn của các tộc người được hình thành trong quá trình lịch sử
với các buôn làng, thôn bản.
Các công trình kiến trúc bao gồm hệ thống kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng, sinh
hoạt cộng đồng (đình, đền, chùa, nhà mồ, nhà rông, nhà gươl); các di tích, di chỉ
khảo cổ; các công trình kiến trúc dân dụng. Ở mỗi tộc người, giá trị kiến trúc đó
biểu hiện rất sinh động, gắn bó mật thiết với môi trường sinh thái nhân văn, hài hòa
trong nếp sống tộc người, tạo nên sự hấp dẫn đối với KDL trong nước và quốc tế.
Trang phục cổ truyền các dân tộc là một kho tàng phong phú về nghệ thuật tạo

dáng, trang trí, về chủng loại, thể hiện sự tài hoa, óc thẩm mỹ của người dân và góp
phần quan trọng tạo nên bản sắc văn hóa tộc người, tạo nên nét hấp dẫn cho điểm
đến du lịch.
Văn hóa ẩm thực phản ánh nghệ thuật ăn uống trong mối quan hệ ứng xử của
15


con người với môi trường tự nhiên và xã hội. Những món ăn, đồ uống nổi tiếng của
mỗi dân tộc, mỗi vùng làm nên sức hút lớn đối với du khách và là sản phẩm du lịch
không thể thiếu trong mỗi chuyến đi.
Phương tiện đi lại bằng voi, thuyền, bè... trên các vùng núi, vùng hồ, cao
nguyên... giúp cho môi trường hoạt động du lịch thêm hấp dẫn. Các loại nhạc cụ
độc đáo như: đàn đá, đàn tính, đàn nhị, tù và, cồng chiêng,... Nghề và sản phẩm thủ
công truyền thống của các dân tộc như: nghệ thuật điêu khắc tượng gỗ, trang trí cột,
vật thờ, dệt thổ cẩm, làm đồ trang sức, đan lát (gùi, bồ) là những giá trị tạo nên một
hệ thống sản phẩm du lịch độc đáo, riêng biệt, có sức hút cao.
Bên cạnh đó, mỗi dân tộc còn lưu giữ kho tàng văn hóa tinh thần đa dạng và
phong phú. Đó là hệ thống triết lý về vũ trụ và nhân sinh, là các lễ hội, lễ nghi thờ
cúng tổ tiên, các bộ luật tục giàu giá trị lịch sử, các trò chơi dân gian, là các loại
hình dân ca và nghệ thuật múa dân gian là kho tàng văn học truyền miệng (sử thi,
truyền thuyết, thần thoại, ngụ ngôn.
Những tri thức dân gian như những bài thuốc gia truyền chữa bệnh, bí quyết
kỹ thuật thủ công,… cũng là những giá trị văn hóa tinh thần quý giá trong kho tàng
di sản văn hóa của các dân tộc, tạo nên sức cuốn hút, là đối tượng DL mà du khách
tìm đến.
CĐĐP chính là nguồn nhân công với chi phí thấp nhất trong các dự án đầu tư
phát triển du lịch, điều mà các nhà đầu tư rất quan tâm nhằm tạo ra hiệu quả chi phí
trong đầu tư. Hơn nữa, với nguồn kiến thức bản địa phong phú của mình, nếu được
đào tạo hướng dẫn thì chính họ là những người phục vụ du khách tốt hơn hết trong
hoạt động nghiệp vụ du lịch. Về mặt vĩ mô, sự tham gia và hưởng lợi từ các hoạt

động du lịch của cộng đồng còn đóng góp đáng kể cho các chủ trương chính sách
của Nhà nước về bảo vệ Môi trường, phát triển kinh tế xã hội vùng sâu, vùng xa,
xóa đói giảm nghèo, giảm chênh lệch giữa các vùng trong phát triển, định canh định
cư, ổn định an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội.
Cùng với tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên văn hóa là một trong những điều
kiện đặc trưng cho việc phát triển DL của vùng, của mỗi địa phương. Giá trị của
những di sản văn hóa: di tích lịch sử, tôn giáo, các công trình kiến trúc, các hình
16


thức nghệ thuật, các tập quán, lễ hội, ngành nghề truyền thống... là những đối tượng
cho du khách khám phá, thưởng thức, cho du lịch khai thác, sử dụng. Chính những
tài nguyên này không chỉ tạo ra môi trường và điều kiện cho du lịch phát sinh và
phát triển mà còn quyết định quy mô, thể loại, chất lượng và hiệu quả hoạt động du
lịch của vùng/địa phương.
1.4.2. Tính tất yếu về sự tham gia của CĐĐP trong hoạt động DLST
Sự trải nghiệm của du khách tại điểm đến nhìn chung thường chịu ảnh hưởng
của thái độ của người dân địa phương đối với hoạt động DLST và KDL. Sự tiếp xúc
ngắn ngủi giữa du khách và người dân bản địa có thể góp phần làm cho trải nghiệm
DLST trở nên hoàn hảo hoặc ngược lại. Sự tham gia của CĐ là một trong những đặc
điểm quan trọng nhất trong quá trình phát triển DLST. Điều này được xem là thách
thức và cũng là cơ hội lớn cho cả CĐĐP và các bên tham gia. Do đó, cần xây dựng
những định hướng phát triển phù hợp cùng với những hành động kịp thời nhằm
nâng cao năng lực của CĐĐP và thúc đẩy sự tham gia của họ vào phát triển DLST.
Sự tham gia của CĐĐP vào hoạt động DLST rất cần thiết là vì:
+ CĐĐP chính là người đầu tiên tiếp xúc khai thác sử dụng và có kinh nghiệm
quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên và văn hóa ở địa phương qua nhiều thế hệ.
Do đó, nếu họ nhận được những lợi ích thiết thực từ việc tham gia trong hoạt động
DLST thì có thể họ sẽ cam kết mạnh mẽ hơn nữa đối với quản lý bền vững các
nguồn tài nguyên này.

+ Nếu CĐĐP được tham gia vào phát triển DLST thì họ sẽ càng có thiện cảm
với hoạt động DLST và những kết quả đạt được từ hoạt động này cũng sẽ cao hơn.
+ Kinh nghiệm và những hiểu biết về các nguồn tài nguyên bản địa của người
dân địa phương sẽ góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm DLST.
+ CĐĐP là những người trực tiếp tiếp xúc với du khách hàng ngày, do đó nếu
người dân có thái độ tích cực đối với hoạt động DLST thông qua việc cùng tham
gia, hưởng lợi và cùng quyết định thì điều này sẽ mang lại những nguồn lợi đáng kể
cho chính họ, cũng như thỏa mãn được nhu cầu của du khách.
1.5. Các tiêu chuẩn đánh giá sự phát triển DLST bền vững
Để đánh giá sự phát triển của DLST bền vững, có 3 tiêu chuẩn chính như sau:
17


- Tiêu chuẩn về kinh tế: Mức tăng trưởng kinh tế do quá trình phát triển đem
lại; mức đóng góp cho phát triển kinh tế địa phương; sự phát triển phù hợp với mục
tiêu đề ra trong quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của quốc gia và địa phương.
- Tiêu chuẩn về xã hội, con người: Sự khai thác hợp lý các giá trị văn hóa - xã
hội; giáo dục, xây dựng, phục hồi và phát triển văn hóa truyền thống của dân tộc; sự
hưởng thụ về văn hóa, mức sống và sinh hoạt của cộng động được cải thiện.
- Tiêu chuẩn về môi trường: Mức độ khai thác và bảo vệ tài nguyên; sức chứa
của các điểm đến DLST, mật độ phát triển cho phép; quản lý môi trường của những
hoạt động phát triển, quản lý chất thải; bảo vệ đa dạng sinh học và hệ sinh thái bằng
việc giáo dục nâng cao nhận thức tôn trọng, bảo vệ và phục hồi hệ sinh thái cho các
địa phương tham gia vào hoạt động phát triển.
Các tiêu chuẩn đánh giá nêu trên có ý nghĩa rất quan trọng giúp cho việc định
lượng và định tính về những hoạt động phát triển cho một quốc gia, một vùng, một tỉnh
và từng doanh nghiệp như: giúp cho các nhà hoạch định chiến lược và đề ra chính sách,
xác định nhiệm vụ, mục tiêu phát triển DLST bền vững; giúp đưa ra các quyết định,
chương trình hoạt động để đạt được nhiệm vụ và mục tiêu phát triển bền vững.
1.6. Khái quát về huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam

1.6.1. Đặc điểm tự nhiên
1.6.1.1. Vị trí địa lý
Đông Giang là một trong 09 huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam có tổng diện
tích đất tự nhiên toàn huyện là 81.263,23 ha; cách thành phố Tam Kỳ 145 km về
phía Tây Bắc, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 81 km về phía Tây. Phía Bắc giáp
huyện Nam Đông (Thừa Thiên-Huế); phía Đông giáp huyện Hoà Vang (Đà Nẵng)
và huyện Đại Lộc (Quảng Nam); phía Nam giáp huyện Nam Giang và phía Tây
giáp huyện Tây Giang. Vị trí này tuy có khó khăn về việc đi lại nhưng Đông Giang
có nhiều cơ hội cho phát triển mang tính liên vùng trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là
hoạt động dịch vụ du lịch, huyện có thể kết hợp với Huế hoặc Đà Nẵng trong phát
triển các loại hình DLST hoặc DLST kết hợp ở khu vực Trường Sơn - Tây Nguyên.

18


×