Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI VÙNG HỒ PHÚ NINH – TỈNH QUẢNG NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.18 KB, 14 trang )

TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI VÙNG
HỒ PHÚ NINH – TỈNH QUẢNG NAM
Nhóm SVTH: Nguyễn Phú, Huỳnh Thị Kim Ngân
Phan Thị Hồng Diên, Bùi Văn Quyết
Lớp 09SDL, Khoa Địa Lý, Trường Đại Học Sư Phạm – ĐHĐN
GVHD: ThS. Hoàng Thị Diệu Huyền
Khoa Địa Lý, Trường Đại Học Sư Phạm – ĐHĐN
TÓM TẮT
A. Phần mở đầu
1. Đặt vấn đề
Với nhiều thế mạnh về thiên nhiên, biển đảo, văn hóa – xã hội,… đã làm
cho Quảng Nam trở thành một trong những trung tâm du lịch lớn của khu
vực Duyên hải miền Trung – Tây Nguyên.
Bên cạnh việc đẩy mạnh khai thác, phát triển tài nguyên du lịch nhân
văn thì tài nguyên tự nhiên ở Quảng Nam góp phần rất lớn trong việc hình
thành và phát triển du lịch sinh thái. Trong đó, hồ Phú Ninh – một địa danh “
sơn thủy hữu tình” là điểm du lịch sinh thái giàu tiềm năng. Mặc dù tiềm
năng ở hồ Phú Ninh là rất lớn để phát triển nơi này thành trung tâm du lịch
sinh thái, một khu nghỉ dưỡng lớn của tỉnh và cả nước. Tuy nhiên, du lịch
sinh thái ở hồ Phú Ninh vẫn chưa được đầu tư, khai thác một cách tương
xứng với tiềm năng vốn có của hồ. Chính vì vậy, hiện nay du lịch sinh thái ở
hồ Phú Ninh vẫn chưa phát triển mà vẫn đang trong quá trình quy hoạch, xây
dựng để đẩy mạnh tốc độ phát triển.
Trên cơ sở đó, chúng tôi quyết định chọn đề tài “ Tiềm năng du lịch sinh thái
vùng hồ Phú Ninh – tỉnh Quảng Nam” làm đề tài nghiên cứu khoa học, góp
một phần nhỏ vào việc giới thiệu về khu du lịch thuộc vùng hồ đến với khách
du lịch trong và ngoài tỉnh.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch sinh thái vùng hồ Phú Ninh -
tỉnh Quảng Nam, từ đó đề ra một số giải pháp phát triển ngành du lịch


sinh thái ở địa phương.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan cơ sở lý luận về du lịch và du lịch sinh thái.
- Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch sinh thái của vùng hồ Phú Ninh.
- Đề xuất một số giải pháp phát triển.
3. Giới hạn đề tài
- Nội dung : Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch sinh thái ở hồ Phú
Ninh – tỉnh Quảng Nam.
- Thời gian : Tình hình phát triển du lịch sinh thái ở hồ Phú Ninh – tỉnh
Quảng Nam giai đoạn 2005 -2010.
- Về lãnh thổ : Vùng hồ Phú Ninh – tỉnh Quảng Nam được quy hoạch
phát triển du lịch.
4. Lịch sử nghiên cứu
Du lịch nước ta nói chung, du lịch Quảng Nam và du lịch sinh
thái hồ Phú Ninh nói riêng cũng đã nhiều bài viết, đề tài nghiên cứu, bài
báo khoa học được đăng tải trên các kênh thông tin như :
Nghiên cứu phát triển Cluster (cụm) ngành du lịch: Huế - Đà Nẵng –
Quảng Nam, Nguyễn Thanh Liêm, Nguyễn Văn Long, Trường Đại học
Kinh tế, Đại học Đà Nẵng.
Giới thiệu về Du lịch Quảng Nam(2011), Huỳnh Tiến Dũng.
Sách “Quảng Nam – Đà Nẵng – Di tích thắng cảnh du lịch”, Trương
Văn Tâm.
Trên hồ Phú Ninh(2011), Thanh niên tuần san.
Thế Đạt, Du lịch và du lịch sinh thái, NXB Lao động Hà Nội, 2003.
Một ngày ở Phú Ninh, Vietnam Timeless Charm.
Hồ Phú Ninh - Viên ngọc xanh (2010), theo Vzone.vn.
Hồ Phú Ninh – một điểm đến du lịch, Tuổi trẻ Quảng Nam.com.vn
Và một số các công trình nghiên cứu, bài viết khác.
Những bài viết trên chỉ đề cập nhiều đến việc giới thiệu các nét
đặc trưng của vùng hồ Phú Ninh, có một vài bài viết cũng chỉ đi sâu vào

tìm hiểu các tiềm năng phát triển du lịch sinh thái của vùng hồ. Tuy
nhiên số bài viết và đề tài đi vào tìm hiểu, đánh giá tiềm năng phục vụ
phát triển du lịch của vùng hồ Phú Ninh vẫn còn hạn chế.
5. Quan điểm nghiên cứu
5.1. Quan điểm hệ thống
5.2. Quan điểm sinh thái
5.3. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu
6.2. Phương pháp bản đồ, biểu đồ
6.3. Phương pháp phỏng vấn
6.4. Phương pháp thực địa
7. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, kiến nghị thì nội dung chính của đề
tài được triển khai ra ba chương sau :
Chương 1: Cơ sở lý luận chung
Chương 2: Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái vùng hồ Phú Ninh – tỉnh
Quảng Nam
Chương 3: Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch sinh thái vùng hồ Phú Ninh
và giải pháp phát triển.
B - NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Du lịch
1.1.2. Du lịch sinh thái
1.1.3. Tài nguyên du lịch
1.1.4. Khách du lịch
1.2. Mối quan hệ giữa du lịch sinh thái với môi trường, cộng đồng địa
phương và các loại hình du lịch khác
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch sinh thái

1.3.1. Tài nguyên du lịch
1.3.2. Dân cư và nguồn nhân lực
1.3.3. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất
Chương 2 : TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI
Ở VÙNG PHÚ NINH – TỈNH QUẢNG NAM
2.2.1. Tiềm năng tự nhiên
a. Vị trí, giới hạn vùng hồ Phú Ninh
Giới hạn quy hoạch vùng hồ : Nằm trên các xã thuộc huyện Phú Ninh
và Núi Thành, bao gồm :
+ Phía bắc là các xã : Tam Dân, Tam Thái ( và huyện Phú Ninh ).
+ Phía Nam là các xã Tam Sơn – Tam Thạnh (Núi Thành ).
+ Phía Đông giáp xã Tam Xuân, Tam Thạnh (Núi Thành).
+ Phía Tây giáp các xã : Tam Lãnh – Tam Dân ( huyện Phú Ninh).
b. Địa hình
Quanh vùng hồ Phú Ninh có địa hình chủ yếu là đồi núi thấp. Đặc
biệt là ở giữa hồ Phú Ninh còn trập trùng đảo, bập bềnh những “đảo cây”, có
hơn 30 hòn đảo lớn nhỏ nằm trong lòng hồ như đảo Rùa, đảo Khỉ, đảo Khế,
đảo Su,…làm cho hồ có cảnh đẹp nên thơ “ Sơn thủy hữu tình”.
c. Khí hậu
Vùng hồ Phú Ninh thuộc vùng khí hậu đồng bằng Duyên Hải miền
Trung, khí hậu có 2 mùa : mùa mưa ( từ tháng 8 - tháng 12 ), mùa khô (từ
tháng 1 – tháng 7).
d. Thủy văn
Khu vực hồ Phú Ninh có diện tích mặt hồ rộng 23.409ha, sức chứa
344.000.000m3 nước. Giữa hồ còn có nguồn nước khoáng thiên nhiên chứa
hàm lượng khoáng chất cao, có tác dụng chữa bệnh, đang được khai thác cung
cấp cho hoạt động của nhà máy nước khoáng Phú Ninh.
e. Đa dạng sinh học
Theo nghiên cứu của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn năm 2003
và nghiên cứu từ năm 1997 đến tháng 2/2009, nhóm các nhà khoa học tại

Trường Đại học Khoa học Huế đã xác định tại khu vực hồ Phú Ninh là khu vực
có sự đa dạng sinh học cao.
Đa dạng nguồn gen.
Về thực vật: khu vực hồ Phú Ninh là khu vực có nguồn gen phong phú và
đa dạng của Việt Nam.Trong tổng số 369 loài thực vật bậc cao phát hiện ở đây
thì có 8 loài ghi trong sách đỏ Việt Nam: lim set, trắc nam bộ, đinh, ngũ gia bì,
mã tiền, cam thảo, hương nhu, hoàng đằng.
Về động vật: có 34 loài thú, 26 loại bò sát, trong đó có 11 loài động vật
quý hiếm ghi trong sách đỏ Việt Nam cần bảo vệ: khỉ mặt đỏ, sơn dương, gấu
ngựa, khứu đầu trắng, hươu sao, gà lôi, têtê, rồng đất, sóc đỏ, vọoc chà vá, sói
đỏ
Đa dạng về thành phần loài.
- Về thực vật: rừng Phú Ninh có khoảng 369 loài thực vật, trong đó
nhóm làm thuốc có 211 loài, nhóm cho gỗ 85 loài, nhóm cây làm cảnh, bóng
mát 66 loài, nhóm cây cho quả và lương thực, thực phẩm 50 loài, nhóm cây
cho sợi và nguyên liệu thủ công (14 loài), nhóm cây cho nhựa, dầu, tinh dầu 22
loài. Nhóm thực vật thủy sinh có khoảng 20 loại của 8 họ 3 ngành.
- Về động vật: hệ sinh thái động vật ở khu vực hồ Phú Ninh phong phú và
đa dạng.
+ Động vật có xương sống trên cạn gồm 4 nhóm: lưỡng cư, bò sát, chim,
thú với 148 loài thuộc 69 họ, 27 bộ của 4 lớp.
+ Động vật thủy sinh gồm có 38 loài sinh vật
+ Nhóm động vật nổi: 13 loài.
+ Nhóm cá: 14 loài.
+ Nhóm động vật ở đáy: 11 loài (chủ yếu là trai, ốc).
Hệ côn trùng ở vùng hồ có 150 loại thuộc 11 bộ. Đặc biệt ở Phú Ninh có
loài Vọoc chà vá chân xám mới phát hiện là loại động vật quý hiếm của Việt
Nam và thế giới.
Đa dạng về hệ sinh thái
Ở khu vực Phú ninh có ba hệ sinh thái chính là:

+ Hệ sinh thái rừng trồng.
+ Hệ sinh thái rừng nguyên sinh.
+ Hệ sinh thái dưới nước.
Theo Chi cục kiểm lâm ở đây thì hiện nay khu vực có ba quần xã trên cạn
chủ đạo là: quần xã thực vật rừng thứ sinh trên núi đất, quần xã thực vật trảng
cây bụi, lau lách, cỏ tranh và quần xã rừng trồng.
2.2.2 Tiềm năng kinh tế - xã hội.
a. Dân cư và xã hội
Dân số gần 7.000 người. Thành phần dân tộc chủ yếu là người Kinh, về
phía Nam và Tây Nam có một số đồng bào dân tộc Cơ tu sinh sống.
Có gần 5000 lao động, đa số lao động bằng nghề nông, phát triển kinh
tế vườn và chăn nuôi gia súc, gia cầm
b. Kinh tế
+ Cơ sở hạ tầng: giao thông, cấp điện, cấp nước, viễn thông:
+ Cơ chế, chính sách phát triển du lịch.
2.3. Tình hình phát triển du lịch sinh thái ở vùng hồ Phú Ninh – tỉnh
Quảng Nam giai đoạn 2001 – 2010.
2.3.1. Tình hình hoạt động của khu du lịch giai đoạn 2001 -2010
Giai đoạn 2001 -2004: hoạt động du lịch tại vùng hồ Phú Ninh do Công ty
cổ phần Lương thực – Dịch vụ Quảng Nam đầu tư, khai thác.
Bảng 2.5 : Tình hình hoạt động du lịch tại hồ Phú Ninh giai đoạn 2001 – 2004
STT Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004
Tốc độ tăng
bình quân
(%)
1
Tổng lượt khách
đến Phú Ninh ( lượt
khách)
14.397 16.195 26.050 82.000 78,5

Trong đó
Khách nội địa 14.194 15.850 25.840 81.540 79,1
Khách Quốc tế 200 345 210 460 32,0
2
Doanh thu ( triệu
đồng)
254 388 538 740 42,8
3 Lao động ( người) 16 15 16 15
( Nguồn Sở văn hóa – thể thao –du lịch Quảng Nam, năm 2011)
Giai đoạn 2005 -2010 : Công ty cổ phần Thương Mại – dịch vụ Hùng
Cường làm chủ đầu tư.
Bảng 2.6. Lượng khách du lịch đến khu du lịch sinh thái Phú Ninh từ năm
2005 – 2010
Chỉ tiêu ĐVT 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Tổng lượt khách Lượt
khách
57253 60770 67637 68000 79000 82000
Khách nội địa Lượt
khách
56519 60170 67408 67900 78800 81900
Khách quốc tế Lượt
khách
734 600 229 100 200 100
( Nguồn : Sở văn hóa, thể thao và du lịch Quảng Nam, năm 2011)
2.3.2. Tình hình đầu tư phát triển du lịch ở vùng hồ Phú Ninh giai đoạn
2001- 2010
Giai đoạn 2001 – 2004, Công ty Lương thực – dịch vụ Quảng Nam đầu tư
khai thác du lịch tại hồ Phú Ninh, và một số hạng mục được xây dựng: 1 nhà
đón khách, 1 nhà nghỉ 7 phòng, 2 nhà ăn phục vụ giải khát với 80 ghế, thuyến
máy du lịch 5 thuyền, thuyền đạp nước 7 chiếc, tượng cảnh đảo Su, bến

thuyền, điện nước, đường giao thông cây cảnh, công trình phụ, phục vụ khai
thác dịch vụ lưu trú và các dịch vụ du lịch.
Vào năm 2005, Công ty CP Thương mại – Du lịch – Địa ốc Đất Việt thực
hiện đầu tư khai thác du lịch tắm khoáng, tắm bùn.
Giai đoạn 2005 – 2010: Công ty cổ phần Thương Mại Hùng Cường đầu
tư với tổng số vốn khoảng 187 triệu USD, chia làm 4 giai đoạn với tổng diện
tích quy hoạch là 675,2 ha. Sản phẩm, dịch vụ chính của dự án là : dịch vụ
khách sạn, nhà nghỉ; dịch vụ nhà hàng; dịch vụ vui chơi, giải trí.
CHƯƠNG 3 – ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH
SINH THÁI VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VÙNG HỒ
PHÚ NINH – QUẢNG NAM
3.1. Đánh giá tiềm năng
3.1.1 Chỉ tiêu
Trong phần đánh giá tổng hợp chúng tôi sẽ xây dựng thang đánh giá theo các
mức độ : Rất tốt ( T) – 20, Tốt – 15, khá – 10, TB – 5, và tổng hợp theo hạng
của từng nhân tố để đối chiếu với bảng đánh giá và quy ra điểm, cho kết luận
chung về mức độ thuận lợi.
3.1.2. Chọn chỉ tiêu đánh giá
a. Vị trí địa lý
b. Địa hình
c. Khí hậu
d. Thủy văn
e. Sinh vật
3.2. Đánh giá các tiềm năng phát triển du lịch sinh thái vùng hồ Phú Ninh
– tỉnh Quảng Nam
3.2.1. Đánh giá từng chỉ tiêu
a. Vị trí địa lý
Bảng 3.1. Thang đánh giá mức độ thuận lợi về vị trí địa lý của điểm du
lịch, khu du lịch, trung tâm du lịch đến các điểm du lịch và trung tâm hành
chính quan trọng khác của Đặng Duy Lợi.

Hạng Mức độ Khoảng cách
Số loại phương tiện giao
thông đến được
1 Rất thuận lợi 10 – 100 Km 2 - 3 loại phương tiện
2 Thuận lợi 100 – 200 Km 2 - 3 loại phương tiện
3 Khá thuận lợi Trên 200 Km 1 - 2 loại phương tiện
4 Ít thuận lợi Trên 300 Km 1 – 2 loại phương tiện
So với thang đánh giá mức độ thuận thì vùng hồ Phú Ninh là khu du lịch
thuộc vào hạng 2 ở bảng đánh giá vị trí địa lý, có điều kiện rất thuận lợi để phát
triển mạnh du lịch.
b. Địa hình
Địa hình vùng hồ Phú Ninh chủ yếu là đồi núi thấp, hồ Phú Ninh là vũng
trũng dạng lòng chảo được bao quanh bởi các vùng núi tái sinh, có hướng
nghiêng theo hướng Tây, Tây Nam, Bắc, Đông Bắc.Trong lòng hồ và ven bờ
hồ có khoảng 30 hòn đảo và bán đảo lớn nhỏ được phủ xanh bởi những cánh
rừng thứ sinh, chia cắt lòng hồ thành nhiều ngăn lớn nhỏ khác nhau tạo nên
một cảnh quan đẹp .
Với đặc điểm địa hình như vậy, đã tạo cho vùng hồ một nét đặc trưng
riêng người ta còn gọi hồ Phú Ninh là “ Hạ Long thu nhỏ của miền Trung”. Vì
vậy địa hình vùng hồ Phú Ninh có điều kiện khá thuận lợi, để phát triển một số
loại hình du lịch thu hút khách du lịch.
c. Khí hậu
Bảng 3.2. Một số yếu tố khí hậu của vùng hồ Phú Ninh – Tỉnh Quảng Nam
Yếu
tố
Nhiệt độ trung
bình năm (
0
C)
Nhiệt độ

trung bình
tháng (
0
C)
Biên độ nhiệt
trung bình
(
0
C)
Độ ẩm
trung bình
năm %
Lượng mưa
năm
( mm)
26.4
0
C 26
0
C 7
0
C 85 % 2.491 mm

Bảng 3.3. Bảng chỉ tiêu khí hậu sinh học đối với con người
Hạng Ý nghĩa
Nhiệt độ trung
bình năm (
0
C)
Nhiệt độ TB

tháng (
0
C)
Lượng mưa
năm ( mm)
1 Thích nghi 18 -24
0
C 24 -27
0
C 1250 – 1990
2 Khá thích nghi 24 -27
0
C 27 -29
0
C 1990 -2550
3 Nóng 27 -29
0
C 29 -32
0
C >2550
4 Rất nóng 29 -32
0
C 32 -35
0
C < 1250
5 Không thích nghi >32
0
C > 35
0
C < 650

( Nguồn : Báo cáo tóm tắt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam thời
kỳ 1995 -2010, Tổng cục Du lịch, tr 40).
Chúng ta lấy các yếu tố khí hậu của vùng hồ Phú Ninh ở bảng trên, đem
đối chiếu với bảng chỉ tiêu khí hậu sinh học của con người, để đánh giá mức độ
thích nghi của con người đối với khí hậu vùng cần đánh giá để khai thác phát
triển du lịch. Kết quả đối chiếu các yếu tố ở 2 bảng với nhau mà ta thấy rõ là
khí hậu vùng hồ Phú Ninh xếp vào hạng 2 của bảng chỉ tiêu đánh giá trên, với
mức độ các yếu tố khí hậu khá thích nghi đối với con người.
d . Thủy văn
Nước hồ trong xanh, phẳng lặng, với diện tích mặt hồ rộng lớn. Có
nguồn suối nước khoáng nhiệt độ khá cao từ 60 đến 70
o
C, chứa nhiều yếu tố vi
lượng tốt cho sức khỏe. Do đó có tác dụng rất tốt cho sức khỏe, giúp chữa trị
một số bệnh như: kích thích tiêu hoá, sảng khoái tinh thần, điều trị một số bệnh
về cơ, khớp, gan, mật
Vì vậy nguồn nước vùng hồ Phú Ninh có tiềm năng rất lớn trong việc
khai thác phát triển du lịch sinh thái với nhiều loại hình du lịch: du thuyền
tham quan quanh hồ, câu cá, tắm nước khoáng nóng, ngoài ra còn tạo điều kiện
phát triển nuôi trồng thủy sản nước ngọt, phát triển thủy điện phục vụ nhu cầu
tại chỗ.
e . Sinh vật
Vùng hồ Phú Ninh có thành phần loại thực vật, động vật khá phong phú,
hệ sinh thái rừng ở vùng quanh hồ cũng rất đa dạng, có cả rừng nguyên sinh và
rừng tái sinh đang được bảo tồn, có nhiều loại động vật quý hiếm, và có một số
loại được ghi vào sách đỏ Việt Nam. Chính điều này tạo điều kiện thuận lợi
cho việc phát triển du lịch sinh thái.
3.2.2. Đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên
Bảng 3.5. Hệ thống phân hạng, tổng điểm đánh giá tổng hợp các điều kiện tự
nhiên phát triển du lịch sinh thái vùng hồ Phú Ninh – Tỉnh Quảng Nam

Hạng Ý nghĩa Tổng điểm Đánh giá
I Rất thuận lợi 80 - 100 Rất tốt
II Thuận lợi 60 - 70 Tốt
III Khá thuận lợi 50 – 60 Khá
IV Ít thuận lợi < 50 TB
Bảng 3.6.Bảng đánh giá tổng hợp các yếu tố của vùng hồ Phú Ninh – Quảng
Nam
Yếu tố Vị trí địa lý Địa hình Khí hậu Thủy văn Sinh vật
Hạng I III II I II
Đánh giá Rất tốt Khá Tốt Rất tốt Tốt
Điểm 20 10 15 20 15
Tổng điểm 80
Ý nghĩa Rất thuận lợi
Qua bảng đánh giá trên ta có thể thấy rõ rằng điều kiện tự nhiên ở vùng hồ
Phú Ninh rất thuận lợi cho việc phát triển các loại hình du lịch nói chung và du
lịch sinh thái của vùng nói riêng.
3.3. Các giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái vùng hồ Phú Ninh
– tỉnh Quảng Nam.
3.3.1. Nâng cấp cơ sở hạ tầng -vật chất kĩ thuật phục vụ phát triển du lịch.
3.3.2. Tăng cường thu hút đầu tư, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, xúc tiến
quảng bá du lịch.
3.3.3. Đa dạng hóa các loại hình du lịch, sản phẩm du lịch, dịch vụ du lịch.
3.3.4. Phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển du lịch
3.3.5. Các giải pháp góp phần bảo vệ nguồn tài nguyên và môi trường
C – KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Hồ Phú Ninh là một khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng đầy điểm năng, với
nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng, có vị trí địa lý thuận lợi,… Tất cả các
điều kiện đó đã góp phần làm cho khu du lịch hồ Phú Ninh trở thành một điểm
đến lý tưởng của du khách.

Đề tài đã hệ thống được những cơ sở lý luận về du lịch và du lịch sinh
thái, các nhân tố ảnh hưởng đến du lịch, mối quan hệ của du lịch sinh thái với
các yếu tố khác, một vài chỉ tiêu đánh giá tiềm năng, làm cơ sở cho việc nghiên
cứu đề tài. Khái quát được những đặc điểm cơ bản về tự nhiên, kinh tế - xã hội
của Quảng Nam, tìm hiểu các tài nguyên thiên nhiên phục vụ phát triển du lịch
sinh thái của vùng hồ Phú Ninh. Bên cạnh đó đề tài cũng đã đánh giá sơ bộ
tiềm năng của một số yếu tố tự nhiên để biết được mức độ thuận lợi, không
thuận lợi của các tài nguyên để khai thác phát triển du lịch. Phân tích được tình
hình phát triển của khu du lich sinh thái vùng hồ Phú Ninh giai đoạn 2001
-2010, từ đó có thể thấy tiền đề phát triển của khu du lịch sinh thái vùng hồ
Phú Ninh ở hiện tại cũng như trong thời gian tới.
2. Kiến nghị
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác quảng bá, giới thiệu về khu du lịch sinh thái
vùng hồ Phú Ninh đến với du khách trong và ngoài tỉnh.
- Tăng cường thu hút các nhà đầu tư du lịch, vào đầu tư khai thác các
tiềm năng tại vùng hồ và cần phải có sự kết hợp của nhiều nhà đầu tư khai thác
ở nhiều tiềm năng, để khai thác tổng hợp có hiệu quả các tiềm năng du lịch của
vùng hồ.
- Xây dựng và ban hành quy chế quản lý và khai thác đầu tư du lịch tại
các khu, điểm di tích văn hóa – lịch sử trên địa bàn huyện Phú Ninh nhằm tạo
thuận lợi cho việc quản lý và khai thác sau này.
Hi vọng với những gì có được trong đề tài nghiên cứu này, nó sẽ có một
vài đóng góp nhỏ cho hoạt động du lịch của khu du lịch sinh thái vùng hồ Phú
Ninh phát triển bền vững cả ở hiện tại cũng như trong tương lai
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Huỳnh Tiến Dũng, “ Giới thiệu về du lịch Quảng Nam ”, 2011.
2. TS Phạm Trung Lương, “ Cơ sở khoa học phát triển du lịch sinh thái ở Việt
Nam,1996.
3. Bùi Thị Hải Yến, Phạm Hồng Long, “ Tài nguyên du lịch” 2009 .
4. Nguyễn Đình Hòe, “ Môi trường và phát triển bền vững”.

5. Phạm Trung Lương, “ Du lịch sinh thái, những vấn đề lý luận và thực tiễn ở
.
6. Th.s Hoàng Thị Diệu Huyền, đề cương bài giảng “ Cơ sở địa lý du lịch”.
Đại học sư phạm - Đại học Đà Nẵng, 2010.
7. Th.s Hồ Phong, đề cương bài giảng “Đánh giá tổng hợp tự nhiên”, ĐH Sư
Phạm – ĐH Đà Nẵng , 2010.
8. Thế Đạt, “ Du lịch và du lịch sinh thái”. NXB Lao động Hà Nội, 2003.
9. Vũ Tuấn Cảnh, “ Một số vấn đề về phương pháp luận và phương pháp quy
hoạch phát triển du lịch, 1995.
10.Nguyễn Nghĩa Thìn, “Đa dạng sinh học”.NXBGD ĐHQG Hà Nội, 2005.
11.Sở văn hóa thông tin Quảng Nam.
12.Trung tâm khí tượng thủy văn Quảng Nam
13.Ban quản lí rừng phòng hộ Phú Ninh.
14.Ban quản lí hồ Phú Ninh.
15.UBND Huyện Phú Ninh.
16.Tổng cục du lịch Việt Nam “ Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam giai
đoạn 2001-2010”, 2011.

×