Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP ĐIỆN CÔNG NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.1 MB, 50 trang )

LỜI NÓI ĐẦU 
Thực  tập  tốt  nghiệp  là  hoạt  động  cần  thiết  cho  sinh  viên  chuẩn  bị  tốt 
nghiệp nói chung và sinh viên khoa Điện­Điện công nghiệp nói riêng. Quá trình 
thực tập rất quan trọng, giúp  cho sinh  viên thu thập những kiến thức thực tế rất 
hữu ích cho những bước tiến theo dựa heo  nền tảng kiến thức đã tích lũy được 
khi  còn  ngồi  trên  ghế  nhà  trường.  Để  đạt  được  mục  đích  đó,  em  đã  lựa chọn 
thực tập tại công ty  thương mại và dịch vụ Việt  An và tích lũy kiến thức, kinh 
nghiệm  thực  tế.  Trong  quá  trình  thực  tập  em  đã  nhận  được  sự  giúp đỡ và chỉ 
bảo  tận tình của các anh chị trong công ty  đã hướng dẫn chỉ bảo tận tình trong 
quá  trình thực tập. Khi thực tập ở công ty em đã thu thập được nhiều kiến thức 
thực tế về ngành điện em đang  theo học bên cạnh đó làm quen với các dụng cụ 
vật  liệu  trong nghành.  Thông qua các tài liệu thu thập được em đã sàng lọc so 
sánh, phân tích cùng với những kiến thức em học được trong quá trình thực tập 
để tổng hợp lên bài viết này. 
 
Em  xin chân thành cảm ơn thầy giáo Lương Công Vũ đã hướng dẫn và chỉ 
bảo  tận  tình trong quá trình thực tập  cũng như làm báo cáo thực  tập tổng  hợp. 
Qua bài viết  này em cũng xin được  gửi lời cảm ơn  chân thành tới công ty Việt 
An các anh, chú đã giúp đỡ  hướng dẫn,  cung  cấp tài liệu để em hoàn thành bài 
báo cáo này một cách tốt nhất. 
 
 
 

 




CHƯƠNG 1 
TỔNG QUAN CÔNG TY TNHH TM & DV VIỆT AN 


1.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH TM & DV VIỆT AN 
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 
Tên doanh nghiệp

: Công Ty TNHH TM & DV Việt An 

Địa chỉ

: 89/11 Vân Đồn, Nha Trang, Khánh Hòa 

Điện thoại

: (058)3870444 

Email

:  

Hình thức sở hữu 

: Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn 

1.1.2. Sơ đồ tổ chức

 

 
 
 
 

 
 
 

a) Giám đốc 

Người lãnh đạo điều hành mọi hoạt động và có quyết định cao nhất trong Công 
Ty. 
b) Phòng kinh doanh 




Chức  năng  hoạt  động  của  phòng  kinh doanh là: trưng bày các thiết bị nội thất 
trong nhà, thiết bị phòng tắm, các thiết bị điện.... 
c) Phòng kĩ thuật: 
Các  hoạt  động  chính  của  phòng  kĩ  thuật  là:  hỗ  trợ  khách  hàng,  thi  công  xây 
dựng, lắp đặt các thiết bị cho khách hàng. Kiểm tra thiết bị trước khi xuất hàng, 
ngoài ra phòng kĩ thuật còn sửa chữa, bảo trì những công trình có nhu cầu... 
1.1.3. Lĩnh vực hoạt động của công ty 
Công  ty  thương  mại  và  dịch  vụ  Việt An là công ty chuyên  thiết kế, cung cấp, 
thi công, bảo trì các hang mục sau : 







Hệ thống tổng đài điện thoại, mạng máy tính 

Hệ thống chống trộm, camera quan sát, truyền hình cáp 
Hệ thống thông gió, hút khói, điều hòa không khí 
Hệ thống báo cháy, chữa cháy tự động, chống sét  
Hệ thống điện cấp thoát nước công trình 
Hệ thống điều khiển tự động công nghiệp 

CT TNHH Việt An là 1 công ty hoạt động chủ yếu trong địa bàn thành phố Nha 
Trang. Tuy là  1 công ty TNHH  có  quy mô hoạt động không lớn lắm nhưng đội 
ngũ nhân viên của công ty giàu kinh nghiệm, có thái độ làm việc nhiệt tình, tinh 
thần  trách  nhiệm công việc cao. Mỗi nhân  viên đều có khả năng độc  lập trong 
khả  năng  làm  việc  chính  vì  thế  công  ty  ngày  càng  phát  triển  lớn  mạnh  hơn, 
đóng vài trò tích cực trong việc phát triển cơ cấu hạ tầng của tỉnh nhà. 

 




CHƯƠNG 2 
GIỚI THIỆU SÉT, TÁC HẠI VÀ CÁCH PHÒNG CHỐNG 
2.1. SÉT 
2.1.1. ​
Sự hình thành sét​
  
Sét  là  một  dạng  phóng  điện  tia  lửa   trong  không  khí  với  khoảng cách rất lớn. 
Quá  trình  phóng  điện  có  thể  xảy  ra  trong  đám  mây  giông,  giữa các  đám mây 
với nhau và giữa đám mây với  đất. Ở đây ta chỉ xét sự phóng điện giữa mây và 
đất. 
Có hai loại mây giông : 
       +  Giông  nhiệt:  Hình  thành  từ  các  luồng  khí  nóng  ẩm  bốc  lên  do  sự  đốt 

nóng của ánh nắng mặt trời. 
      +  Giông  front:  Hình  thành  do  sự  gặp  nhau  của  những  luồng  không  khí 
nóng ẩm với luồng không khí năng. 
Sau khi đạt độ cao  nhất định (khoảng vài km trở lên, vùng nhiệt độ âm) luồng 
không  khí   ẩm  này  bị  lạnh  đi,  hơi  nước  ngưng  tụ  thành  những  giọt  nước  li  ti 
hoặc thành các tinh thể băng và tạo thành các đám mây dông. 
Theo  kết  quả  quan  trắc  từ 80 ­ 90% các đám mây giông tích điện tích âm bên 
dưới. 
2.1.2. ​
 Các giai đoạn phát triển của sét  
a) Giai đoạn phóng tia tiên đạo : 
Ban đầu xuất phát từ mây giông một tia tiên đạo sáng mờ, phát triển thành từng 
5​
6​
đợt gián đoạn  về  phía mặt đất, với tốc độ trung bình khoảng 10​
 ­ 10​
m/s. Kênh 
13​
14​
3​
tiên  đạo  là  một  dòng  plasma  mật  độ  điện  khoảng  10​ ¸  10​ion/m​
,  một  phần 
điện  tích  âm  của  mây  giông tràn vào kênh và phân bố tương đối  đều dọc theo 
chiều dài của nó. 
Thời gian phát triển của tia tiên đạo mỗi đợt kéo dài trung bình khoảng 1ms. 
Thời gian tạm ngưng phát triển giữa 2 đợt khoảng 30 ­ 90ms. 





 Đường  đi  của  tia tiên  đạo trong thời gian này không phụ thuộc  vào tình  trạng 
mặt  đất và các vật trên mặt đất, do đó nó gần như hướng thẳng về phía mặt đất. 
Cho  đến  khi  tia  tiên  đạo  đạt  đến độ cao định hướng thì mới bị ảnh hưởng bởi 
các vùng điện tích tập trung dưới mặt đất. 
b) Giai đoạn hình thành khu vực ion hóa : 
Dưới  tác  dụng  của điện trường tạo nên bởi điện tích của mây giông và điện tích 
trong kênh tiên đạo, sẽ có  sự tập  trung điện tích trái dấu trên vùng mặt đất phía 
dưới  đám  mây  giông.  Nếu  vùng  đất  phía  dưới  có  điện  dẫn  đồng  nhất  thì  nơi 
điện   tích tập trung sẽ nằm trực tiếp dưới kênh tiên đạo, nếu vùng đất phía dưới 
có điện dẫn khác nhau thì điện tích chủ yếu tập trung ở vùng kế cận nơi có điện 
dẫn  cao  như  vùng  quặng  kim  loại,  vùng  đất  ẩm, ao  hồ, sông ngòi, vùng nước 
ngầm,  kết  cấu  kim  loại  các  tòa  nhà  cao  tầng,  cột  điện,  cây  cao  bị  ướt  trong 
mưa...  chính  các  vùng  điện  tích  tập  trung này sẽ định hướng hướng phát triển 
của  tia  tiên đạo hướng xuống khi nó đạt đến độ cao định hướng, tia tiên đạo sẽ 
phát  triển  theo  hướng  có  điện  trường  lớn nhất. Do đó các  vùng  tập trung điện 
tích sẽ là nơi sét đánh vào. 
Ở những vật dẫn có độ cao như các nhà cao tầng, cột angten các đài phát thì từ 
đỉnh  của  nó  nơi  các  diện  tích  trái  dấu  tập  trung  nhiều  cũng  sẽ đồng thời xuất 
hiện  dòng  tiên  đạo  phát  triển   hướng  lên  đám  mây  giông.  Chiều dài của  kênh 
tiên  đạo từ dưới lên này tăng theo độ cao của  vật dẫn và tạo điều kiện dễ dàng 
cho sự định hướng của sét vào vật dẫn đó. 
Người  ta  lợi  dụng  tính  chất  chọn  của  sét  để  bảo  vệ chống sét đánh thẳng cho 
các công trình bằng cách dùng các thanh kim loại hay dây thu sét bằng kim loại 
được  nối  đất  tốt,  đặt  cao hơn công trình cần  bảo vệ để hướng sét đánh vào đó 
mà không phóng vào công trình. 
Khi tia  tiên đạo  hướng xuống gần mặt đất hay  tia tiên đạo hướng lên, thì trong 
khoảng cách khí ở giữa do cường độ điện trường tăng cao gây lên ion hóa mãnh 
liệt, dẫn  đến sự hình  thành một dòng plasma có mật độ điện tích cao hơn nhiều 
so với mật độ điện tích của tia tiên đạo, điện dẫn của nó tăng lên hàng trăm lần. 
c) Giai đoạn phóng điện ngược : 

Do  điện  dẫn  của  nó  tăng  cao  như  vậy  nên  điện  tích  cảm  ứng  tràn  vào  dòng 
ngược  mang  điện  thế của đất  làm cho  cường độ trường đầu dòng tăng lên gây 
16​
19​

ion  hóa  mãnh  liệt  và  cứ  như  vậy  dòng  plasma  điện  dẫn cao 10​
 ­ 10​
 ion/m​
tiếp  tục phát  triển ngược lên trên theo  đường dọn sẵn bởi kênh tiên đạo. Đây là 




sự phóng điện ngược hay phóng điện  chủ yếu. Vì mật độ điện tích caođốt nóng 
mãnh liệt cho nên tia phóng điện chủ yếu sáng chói ( đó chính là chớp ). 
7​
Tốc  độ  phát  triển  của  kênh  phóng  điện  ngược  vào  khoảng  1,5  .  10​
 ¸ 
8 ​
1,5.10​
 m/s tức là nhanh  gấp trên trăm lần tốc độ phát triển của kênh tiên đạo. 
Khi kênh  phóng điện chủ yếu lên tới  đám mây thì số điện  tích còn lại của đám 
mây  sẽ  theo  kênh  phóng  điện  chạy  xuống  đất  và  tạo  nên  dòng  điện  có  trị  số 
nhất định. 

Kết  quả quan trắc cho thấy rằng: phóng điện sét thường xảy ra nhiều lần kế tiếp 
nhau  trung  bình  là  3  lần.  Các  lần  phóng  điện  sau  có  dòng  tiên  đạo  phát  triển 
liên  tục  (  không phải từng đợt như lần đầu ), không phân nhánh và  theo  đúng 
6​
qũy đạo của lần đầu nhưng với tốc độ cao hơn ( 2. 10​

m/s). Điều này được giải 
thích: đám mây giông có thể có nhiều trung tâm điện tích khác nhau hình thành 
do  các  dòng  không  khí  xoáy  trong  mây.  Lần  phóng  điện  đầu  tiên  dĩ  nhiên sẽ 
xảy  ra giữa đất và trung tâm điện tích có cường độ điện trường cao nhất. Trong 
giai  đoạn  phóng điện tiên đạo thì hiệu  điện thế giữa các trung tâm này vơí các 
trung  tâm  khác  không  thay  đổi  và  ít  có  ảnh  hưởng  qua  lại.  Nhưng  khi  kênh 
phóng  điện  chủ  yếu  đã  lên  đến  mây  thì  trung  tâm  điện  tích  đầu  tiên của đám 
mây  thực  tế  mang  điện  thế  của  đất,  điều  này làm cho  hiệu thế  giữa trung tâm 
điện  tích  đã  phóng  tới  trung  tâm  điện  thế  lân  cận  tăng  lên  và  có  thể  dẫn  đến 
phóng điện giữa chúng với nhau. Trong khi  đó  thì  kênh phóng điện cũ vẫn còn 
một điện dẫn nhất  định do sự khử ion  chưa hoàn toàn, nên phóng điện tiên đạo 
lần sau theo đúng quỹ đạo đó, liên tục và với tốc độ lớn hơn lần đầu. 
2.1.3. ​
Các thông số sét  
Khi tính toán bảo vệ chống sét các thông số chính cần chú ý là dòng điện sét có 
phạm vi rất rộng, biên độ dòng sét  có  thể lên tới  200­300 KA. Tuy nhiên phần 
lớn tường  hợp  gặp sét đánh ở trị số 50 KA, sét có dòng điện từ 100 KA trở lên 
rất hiếm xảy ra. Do đó tính toán dòng điện sét thường lấy dòng điện sét bằng 50 
KA. 
Dòng điện sét có dạng một  sóng  xung. Thường trong khoảng vài ba micro giây 
dòng  điện tăng  nhanh đến trị số cực đại  tạo thành phần đầu sóng, sau đó giảm 
chậm trong khoảng 20  ­ 100 ms tạo nên phần đuôi sóng. 
Các thông số chủ yếu : 
● Biên độ dòng sét : là giá trị lớn nhất của dòng điện sét. 




● Thời  gian đầu sóng  (t​
) :  là thời gian dòng sét tăng từ 0 đến giá trị cực 

ds​
đại. 
●  Độ dốc dòng điện sét : a = di​
/dt 
s​
● Độ  dài  dòng  điện  sét  (t​
)  :  là  thời  gian  từ  đầu  dòng  điện  sét  đến  khi 
s​
dòng điện giảm bằng 1/2 biên độ. 
a)  Biên độ dòng sét và xác suất xuất hiện : 
Dòng điện sét có trị số lớn nhất vào lúc kênh phóng điện chủ yếu đến trung tâm 
điện tích của đám mây giông. Để đo biên độ dòng sét người ta dùng rộng rãi hệ 
thống điện thiết bị ghi từ. 
Xác suất xuất hiện dòng sét có thể tính gần đúng theo công thức : 
­Is/26​
­is/60
●  Cho vùng đồng bằng : V​
 = e​
 = 10​
 
I​
­Is/30
●  Cho vùng núi cao : V​
 = 10​  
I​
b) Độ dốc đầu sóng dòng điện sét (a) và xác suất xuất hiện : 

Để đo độ dốc dòng điện sét  người ta thường dùng một khung bằng dây dẫn nối 
vào một hoa điện kế. 
Xác suất xuất hiện độ dốc có thể tính theo: 

­a/15,7​
 ­a/36
+ Cho vùng đồng bằng : V​
 = e​
 = 10​
 
a​
­a/18
+ Cho vùng núi cao : V​
 = 10​
 
a​

c) Cường độ hoạt động của sét : 
Cường độ hoạt động của sét được  biểu thị bằng số ngày trung bình có dông sét 
hàng năm hoặc bằng tổng số giờ trung bình có dông sét hàng năm. 
Số lần sét đánh trong một năm vào công trình : 
                              ( W+3h​
)(L+3h​
)n 
x​
x​
                        N =  ¾¾¾¾¾¾¾ 
6
                                         10​
 

trong đó : 





W: chiều rộng của công trình 
 L:chiều dài của công trình 
 h​
:chiều cao tính toán của công trình 
x​
2​
 n:số lần sét đánh trung bình trên 1km​
 trong năm xảy ra ở địa phương      

Mật  độ  của  sét  là  số lần sét đánh trung bình trên  một đơn vị diện  tích mặt  đất 
2​
(1km​
) trong một ngày sét. 
Cường độ sét cũng như mật độ sét thay đổi theo vùng lãnh thổ. 
 
2.1.4. Các tác hại do sét  
a) Khi sét đánh trực tiếp : 
● Do năng lượng của một cú sét lớn nên sức phá hoại của nó rất lớn khi 
một công  trình  bị sét đánh trực tiếp có thể bị ảnh hưởng đến độ bền cơ 
khí,  cơ  học  của  các  thiết  bị  trong  công  trình, nó có thể phá  hủy công 
trình, gây cháy nổ...trong đó : 
● Biên  độ  dòng  sét  ảnh  hưởng  vấn  đề  quá  điện  áp  xung  và  ảnh  hưởng 
đến độ bền cơ khí của các thiết bị trong công trình. 
● Thời  gian  xung  sét  ảnh  hưởng  đến  vấn  đề  quá  điện  áp  xung  trên các 
thiết bị. 
● Thời  gian  tồn  tại  của  xung   sét  thì  ảnh  hưởng  đến  độ  bền cơ học của 
các thiết bị hay công trình bị sét đánh. 
Ngoài  ra, khả  năng cháy nổ cũng xảy ra rất cao  đối với công  trình  bị sét đánh 

trực tiếp. 
b) Ảnh hưởng do sự lan truyền sóng điện từ gây bởi dòng điện sét : 
Khi  xảy  ra  phóng  điện  sét  sẽ gây nên một sóng điện từ  tỏa ra  xung  quanh với 
tốc  độ  rất  lớn,  trong  không  khí  tốc  độ  của  nó  tương  đương  tốc  độ  ánh  sáng. 
Sóng  điện  từ  truyền  vào  công  trình  theo  các  đường  dây  điện  lực,  thông  tin... 
gây  quá điện áp tác dụng lên các thiết bị trong công trình, gây hư hỏng đặc biệt 




đối  với  các  thiết  bị  nhạy  cảm:  thiết  bị  điện  tử,  máy  tính  cũng  như mạng máy 
tính ... gây ra những thiệt hại rất lớn. 
2.2.  CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÒNG CHỐNG 
Các tác hại do sét gây  ra rất lớn nên  đặt ra vấn đề phòng chống sét, mà nguyên 
lý cơ bản dựa vào đặc tính chọn lọc điểm đánh của sét. 
Rõ ràng rằng,  tia  tiên đạo  hướng lên  càng sớm thì nó sẽ gặp tia tiên đạo hướng 
xuống càng sớm và bắt đầu một cú sét cũng như xác định điểm bị sét đánh. Một 
kim thu sét có các điều kiện thích hợp sẽ khởi đầu tia phóng điện lên, bao gồm : 




 

Hình dạng của kim (nhọn). 
Sự tồn tại các electron ban đầu đúng thời điểm. 
Sức mạnh của trường điện từ. 
Hiệu quả của hệ thống nối đất. 

2.2.1. Chống sét đánh trực tiếp  

Có hai loại bảo vệ chính trong việc chống sét đánh trực tiếp: 
● Thanh chống sét (thanh đơn giản hay thanh với thiết bị kích). 
● Đai và lưới thu sét. 
Một hệ thống chống sét dùng kim gồm : 
● Kim thu sét gắn trên đỉnh của một cột nâng đặt trên đỉnh cao nhất của 
tòa nhà được bảo vệ. 
● Một hay hai dây dẫn xuống nối từ kim xuống đất. 
● Một hay hai hệ thống nối đất để tản dòng điện sét vào đất. 
a) Kim Franklin (kim đơn giản) : 
Có  phạm  vi  bảo vệ nhỏ, hình dáng  bên ngoài không hấp dẫn, khó khăn và tốn 
nhiều  thời  gian  để  đặt  trang  thiết  bị, ít tin tưởng trong vận hành, mức  độ  hiệu 
quả không rõ rệt, khá đắt tiền. 


10 

b)  Kim với thiết bị kích : 
Có  nhiều  loại  của  nhiều  hãng  khác  nhau,  trong  phạm  vi  đề tài này  chỉ đề cập 
đến  kim   PREVECTRON  một  sản  phẩm  của  hãng  INDELEC  (Pháp). 
PREVECTRON là một thiết bị  thu sét tạo tia tiên  đạo, với một thiết bị tự động 
kích phóng điện tích. Nó được dùng khi đòi hỏi một vùng bảo vệ rộng. 
Đai và lưới chống sét : 
Hệ thống  bảo vệ này được thành lập từ một mạng lưới kim nhỏ (30 ­ 50cm) và 
các dây dẫn dọc hay ngang  được nối với một số điện cực đất. Hệ thống này chỉ 
bảo vệ khép kín cho một tòa nhà. 
2.2.2.  Chống ảnh hưởng của sét lan truyền  
Để chống ảnh hưởng lan truyền từ dây điện  lực  hay thông tin, người  ta lắp đặt 
một hệ thống cắt và lọc sét trước khi các đường dây này đi vào công trình. 
 


 


11 

CHƯƠNG 3 
XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHỐNG SÉT 
3.1. CÁC BỘ PHẬN CƠ BẢN CỦA HỆ THỐNG CHỐNG SÉT 
Các  bộ  phận  cơ  bản  của  hệ  thống chống 
sét bao gồm:  
● Bộ phận thu sét  
● Bộ phận dây xuống  
● Các loại mối nối  
● Điểm kiểm tra đo đạc  
● Bộ phận dây dẫn nối đất  
● Bộ phận cực nối đất  
3.1.1. Bộ phận thu sét  
a) Các nguyên tắc cơ bản  
Bộ phận thu  sét  có  thể là  các kim thu  sét hoặc  lưới  thu sét hoặc kết hợp cả hai 
(xem minh hoạ tại các hình từ Hình 4 đến Hình 9).  
Khoảng  cách  từ  bất  kỳ  bộ  phận  nào  của  mái  đến  bộ  phận  thu  sét  nằm  ngang 
không nên lớn hơn 5 mét. 
(xem  thêm  Ghi  chú  1  và  Ghi  chú  2  trong  Hình  5).  Đối  với  những  dạng  mái 
bằng có diện tích lớn thường sử dụng lưới thu sét khẩu độ 10 mét x 20 mét. Đối 
với những mái có nhiều nóc, nếu  khoảng cách S giữa hai nóc lớn hơn 10 + 2H, 
trong  đó  H  là  độ  cao  của  nóc  (tất  cả  được  tính  bằng  đơn  vị  mét)  thì  phải  bổ 
sung thêm các dây thu sét (xem Hình 6).  
Đối với  những công trình  bê  tông cốt thép, bộ phận thu sét có thể được đấu nối 
vào  hệ  cốt  thép  của  công  trình  tại  những  vị  trí  thích  ứng  với  số  lượng  dây 
xuống cần thiết theo tính toán.  



12 

Tất cả các  bộ  phận  bằng  kim loại  nằm ngay trên mái hoặc cao hơn  bề mặt của 
mái đều được nối đất như một phần của bộ phận thu sét ( tham khảo Hình 10).  
Lớp phủ đỉnh  tường, đỉnh mái và lan can bằng kim loại (xem mục 9), lưới bằng 
kim  loại  ở  sân  thượng  nên  được tận  dụng  làm một phần  của bộ phận thu sét ( 
Hình 1 và Hình 11).  
b)  Các dạng cấu tạo bộ phận thu sét 
● Nguyên tắc chung 
Các  dạng  cấu tạo bộ phận thu sét  thông dụng nhất  được minh hoạ tại các  hình 
từ Hình 4 đến Hình 9. Việc sử dụng bộ phận thu sét dạng nào là tuỳ thuộc vào 
kiến trúc và kết cấu cũng như vị trí xây dựng của từng công trình. 
● Kim thu sét đơn 
Hình  5  (a)  minh  hoạ  kim  thu  sét  đơn  và  phạm  vi bảo  vệ. Hình 5(c) minh hoạ 
dạng thu sét kết hợp 4 kim thu sét gia tăng phạm vi bảo vệ như thể hiện tại hình 
vẽ mặt bằng bảo vệ. 
● Dây thu sét, lưới thu sét cho nhà mái bằng 
Hình 5 (b) minh hoạ bố trí dây thu sét viền theo chu vi mái của công trình dạng 
khối  chữ nhật và mặt bằng, mặt cắt  phạm vi  bảo vệ. Hình 9 minh hoạ cách  bố 
trí  bộ  phận  chống  sét  điển  hình  đối  với  các  công trình mái bằng  diện tích lớn 
(xem  6.1).  Thông  thường  sử  dụng  lưới  thu  sét  cho  các  công  trình  dạng  này 
nhằm giảm tác động của hiệu ứng lan truyền sét. 
● Công trình có mặt bằng rộng và hình khối phức tạp 
Đối  với  các  công  trình  bao  gồm  nhiều  khối  trong  đó  có  cả  phần  cao  tầng  và 
thấp tầng, như  minh hoạ tại Hình 8, hệ thống  chống sét sẽ bao gồm đầy đủ các 
bộ  phận:  thu  sét,  dây  xuống  và  tiếp  địa.  Khi  thiết  kế  hệ  thống  chống  sét  cho 



13 

phần thấp tầng  cần bỏ qua sự hiện diện của phần cao tầng. Lưới tiếp địa và các 
mối đấu nối được sử dụng theo dạng thông dụng (xem Hình 1).  
Hình  5  minh  hoạ  công trình gồm nhiều khối có mái bằng với các độ cao  khác 
nhau.  Bảo  vệ  các  khối bằng hệ thống  lưới  thu sét viền  xung  quanh chu vi mái 
và  xung quanh  phần mái bên trong  tại vị trí có các khối nhô  cao lên (xem Ghi 
chú  1 tại Hình 5). Tất cả các bộ phận của hệ thống chống sét phải được đấu nối 
với nhau theo quy định ở 4.7 (xem Hình 9)  
GHI  CHÚ:  Trên  Hình  9  bộ  phận  dây  thu  sét  xung  quanh  chân  phần  cao tầng 
được  sử  dụng  để  đấu  nối  lưới  thu  sét  với  dây  xuống  của  phần cao  tầng. Trên 
thực  tế  thì  khu  vực  này  đã  nằm  trong  phạm  vi  bảo  vệ,  nói  cách  khác  là  bình 
thường thì ở đó không cần bố trí dây  thu sét. Hình 6 minh hoạ các dạng mái có 
diện  tích  lớn. Dây  thu sét được bố trí trên mái được đấu nối với nhau ở cả hai 
đầu  mép mái.  Nếu mái rộng hơn 20 mét thì cần bổ sung thêm dây thu sét ngang 
để bảo đảm khoảng cách giữa hai dây thu sét không lớn hơn 20 mét.  
Đối với  các công trình  có độ cao trên 20 mét thì cần phải áp dụng phương pháp 
hình cầu lăn để xác định vị trí lắp đặt bộ phận thu sét (trừ trường hợp công trình 
có kết cấu khung thép). 
● Đối với các công trình mái ngói 
Đối với  các công trình  có  mái không  dẫn điện, dây dẫn sét có thể bố trí ở dưới 
hoặc tốt nhất là bố trí trên mái ngói. Mặc dù việc lắp đặt dây dẫn sét ở dưới mái 
ngói có lợi là đơn giản và giảm được nguy cơ ăn mòn, nhưng tốt hơn là lắp đặt 
dọc  theo bờ nóc của  mái ngói. Trường hợp này có ưu điểm là giảm thiểu nhiều 
hơn  nguy  hại  đối  với  mái  ngói  do  dây  thu  sét  trực  tiếp  và  công  tác  kiểm  tra 
cũng dễ dàng, thuận tiện hơn. 
 
 
 



14 

 
 
  
 


15 

Hình 1. Lan can, lớp phủ đỉnh tường bằng kim loại và cốt thép được sử dụng 
làm kim thu sét và dây xuống 


16 

 
Ký hiệu:  
1. lan can  
2. Liên kết với cốt thép  
3. Liên kết với đỉnh tường  
4. Mối nối phi kim loại (bộ phận có sẵn)  
 
Dây dẫn sét bố trí ở dưới mái ngói chỉ được sử dụng chủ yếu trong trường hợp 
mái  có  độ  dầy  nhỏ  hoặc được đặt ngay dưới lớp phủ bên trên mái, và khoảng 
cách giữa các dây dẫn không lớn hơn 10m.  
 
Đối với  công trình dạng nhà thờ  hoặc dạng kiến trúc, kết cấu tương tự thì xử lý 
như công trình đặc biệt. Phần tháp cao hoàn toàn không tính đến trong quá trình 

thiết kế hệ thống chống sét cho các hạng mục thấp hơn của công trình.  
● Đối với các công trình đơn giản có chứa các chất dễ gây cháy nổ 
Hình 17 minh hoạ giải pháp bố trí hệ thống chống sét chủ yếu được sử dụng đối 
với các công trình đơn giản,  có  chứa các  chất dễ gây cháy nổ. Hệ thống bảo vệ 
chính bao gốm  hai kim thu  sét nối với nhau bằng một dây thu sét. Phạm vi bảo 
vệ  được  thể  hiện  trên  mặt bằng, mặt  cắt  trong hình  vẽ, đồng thời thể  hiện ảnh 
hưởng của độ võng của dây thu sét ngang. 


17 

 

 
Ghi chú: Phủ lớp chống gỉ cho tất cả các nút và liên kết  
 


18 

Hình 2. Đo kiểm tra 
 


19 

 

 
 



20 

Hình 3. Các kiểu kim thu sét điển hình 


21 


22 

Hình 4. Thu sét cho mái bằng 


23 

 


24 

 

 


25 

 



×