Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Chính sách hỗ trợ khởi nghiệp cho các doanh nghiệp khoa học và công nghệ trong lĩnh vực công nghệ thông tin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 85 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
VIỆN CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

ĐẶNG THANH TÙNG

CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ KHỞI NGHIỆP
CHO CÁC DOANH NGHIỆP KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Chuyên ngành: Quản lý Khoa học và Công nghệ
Mã số: 60.34.04.12

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN VĂN HỌC

MỤC LỤC

Hà Nội, 2017


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan:
Luận văn này do chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn
Văn Học


Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và hoàn
toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn
nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi.

Tác giả luận văn

Đặng Thanh Tùng


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KHỞI NGHIỆP VÀ CHÍNH SÁCH HỖ
TRỢ DOANH NGHIỆP KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ KHỞI NGHIỆP 9
1.1. Một số khái niệm công cụ ........................................................................................9
1.2. Các yếu tố và điều kiện giúp doanh nghiệp khoa học và công nghệ tồn tại và phát
triển ................................................................................................................................22
1.3. Kinh nghiệm quốc tế về chính sách khởi nghiệp đối với doanh nghiệp khoa học và
công nghệ .......................................................................................................................28
1.4. Vai trò của Nhà nước trong việc thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp của Doanh nghiệp
khoa học và công nghệ trong lĩnh vực công nghệ thông tin..........................................32
Kết luận chương 1........................................................................................................34
CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH KHỞI NGHIỆP CỦA
DOANH NGHIỆP KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRONG LĨNH VỰC CÔNG
NGHỆ THÔNG TIN ................................................................................................... 36
2.1. Hoạt động khởi nghiệp của doanh nghiệp khoa học và công nghệ trong lĩnh vực
công nghệ thông tin ở Việt Nam ...................................................................................36
2.2. Kinh nghiệm khởi nghiệp của những doanh nghiệp khoa học và công nghệ trong
lĩnh vực công nghệ thông tin .........................................................................................43
2.3. Chủ trương và chính sách của Việt Nam đối với hoạt động khởi nghiệp của doanh
nghiệp khoa học và công nghệ trong lĩnh vực công nghệ thông tin ..............................54

Kết luận chương 2........................................................................................................63

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH
HỖ TRỢ KHỞI NGHIỆP CHO DOANH NGHIỆP KHOA HỌC VÀ CÔNG
NGHỆ LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN .......................................... 64
3.1. Bối cảnh hoàn thiện chính sách hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp cho các doanh nghiệp
khoa học và công nghệ ..................................................................................................64
3.2. Một số kiến nghị về Chính sách thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp cho doanh nghiệp
khoa học và công nghệ lĩnh vực công nghệ thông tin ...................................................66


3.3. Đề xuất một số giải pháp về chính sách thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp cho doanh
nghiệp khoa học và công nghệ lĩnh vực công nghệ thông tin .......................................68
Kết luận chương 3........................................................................................................73

KẾT LUẬN ........................................................................................................ 74
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................... 75


DANH MỤC HÌNH

Trang
Hình 1

Các yếu tố cấu thành một hệ sinh thái khởi nghiệp .......................... 19

Hình 2

Các yếu tố tác động để DN KH&CN tồn tại và phát triển ................ 23


Hình 3

Thói quen sử dụng Internet của người Việt Nam .............................. 36

Hình 4

Yếu tố tác động đến thành công cho DN khởi nghiệp ...................... 47


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Trang
Quá trình sàng lọc ý tưởng kinh doanh đến thương
Bảng 1
mại sản phẩm .......................................................................17
Bảng 2

Các giai đoạn chính sách của chu trình chính sách ..............21

Bảng 3

Các giai đoạn chính sách theo sơ đồ điều khiển học ............22

Bảng 4

Số lượng doanh nghiệp khoa học và công nghệ ...................38


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


CGCN

Chuyển giao công nghệ

CN

Công nghệ

CNC

Công nghệ cao

CNTT

Công nghệ thông tin

DN

Doanh nghiệp

ĐTMH

Đầu tư mạo hiểm

FDI

Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài

KH&CN


Khoa học và công nghệ

NC&TK

Nghiên cứu và triển khai

KNST

Khởi nghiệp sáng tạo

OEDC

Tổ chức hợp tác phát triển kinh tế

TIC

Trung tâm Công nghệ và đổi mới

TMĐT

Thương mại điện tử

TPP

Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương

TRIPS

Quyền sở hữu trí tuệ và tự do trong thương mại quốc tế


TTCN

Thị trường Công nghệ



Trung ương

VSV

Thung lũng Silicon của Việt Nam

WTO

Tổ chức thương mại thế giới



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Giai đoạn phát triển kinh tế của Việt Nam trong những năm qua đã chứng kiến sự
hình thành và phát triển rất năng động của phong trào khởi nghiệp. Có nhiều nhân tố dẫn
đến khởi nghiệp như là một lực lượng mới của nền kinh tế. Trong đó có thể kể đến khả
năng sáng tạo, tinh thần kinh doanh của người Việt; sự phát triển gia tốc của thị trường khi
Việt Nam trở thành quốc gia thu nhập trung bình; sự bùng nổ của công nghệ và sử dụng
công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin; sự tham gia của các quỹ đầu tư và các tổ chức
hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp nói chung và doanh nghiệp khoa học và công nghệ lĩnh
vực công nghệ thông tin nói riêng.
Ngoài ra, tại Việt Nam hiện nay cũng có nhiều quỹ hỗ trợ khởi nghiệp không thuộc
loại đầu tư rủi ro của nước ngoài và tổ chức quốc tế, với phương pháp tiếp cận và hình thức

thực thi khác nhau, từ hỗ trợ kết nối kinh doanh song phương, như chương trình B2B của
Chính phủ Đan Mạch, chương trình hỗ trợ về đào tạo nhân lực cho khởi nghiệp và thương
mại hóa kết quả nghiên cứu như của Chính phủ Anh và Israel, đến cung cấp tài chính không
hoàn lại như chương trình IPP của Chính phủ Phần Lan, hay Quỹ Đổi mới sáng tạo dành
cho người thu nhập thấp VIIP của Ngân hàng Thế giới... Thực tế chưa cho thấy những kết
quả thật sự nổi bật của những chương trình này do những khác biệt về trình độ phát triển
kinh doanh, thiết chế tài chính và văn hóa. Tuy vậy, các chương trình đó thể hiện sự quan
tâm và kỳ vọng đặc biệt của cộng đồng quốc tế đối với phong trào khởi nghiệp của Việt
Nam.
Trong hơn một thập kỉ qua, Nhà nước đã có một số quỹ hỗ trợ thương mại hóa các
kết quả NC&TK của các tổ chức nhà nước và tư nhân, như Quỹ Phát triển Khoa học Công
nghệ Quốc gia NAFOSTED, Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia NATIF... Các quỹ này đóng
góp khá nhiều cho việc hình thành các doanh nghiệp mới từ việc triển khai ứng dụng các
kết quả NC&TK công nghệ. Tuy nhiên, không quỹ nào của Nhà nước có bản chất và cơ
chế hoạt động như một quỹ đầu tư mạo hiểm - nhân tố thiết yếu cho khởi nghiệp kinh doanh
công nghệ trong điều kiện kinh tế hiện đại ngày nay.
Cũng trong thời kỳ này, các hoạt động khởi nghiệp thành công của các doanh nghiệp
khoa học và công nghệ tại Việt Nam cơ bản là nhờ vào nguồn tài chính của các quỹ đầu tư
mạo hiểm của nước ngoài. Các tổ chức hỗ trợ của Nhà nước nêu trên, với nguyên tắc “bảo
1


toàn vốn”, cộng thêm cơ chế và thủ tục phức tạp, đã không thể có tác động hiệu quả tới
phong trào khởi nghiệp của Việt Nam mà bản chất là trên cơ sở đầu tư mạo hiểm với tỷ lệ
rủi ro cao, hoặc rất cao như là sự đánh đổi cho kỳ vọng lợi nhuận lớn.
Vai trò của Nhà nước đối với phong trào khởi nghiệp tại Việt Nam cho đến nay vẫn
chưa rõ nét. Nhà nước chưa có những quy định pháp luật điều chỉnh sự hình thành và phát
triển của những doanh nghiệp khởi nghiệp theo phương thức mới, như quỹ đầu tư mạo
hiểm Việt Nam, sự công nhận giá trị bằng tiền của tài sản vô hình trong góp vốn thành lập
DN hay bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ hữu hiệu đối với doanh nghiệp khởi nghiệp... Vai trò

của Nhà nước cũng chưa được thấy rõ trong lĩnh vực tài chính, đặc biệt là đối với việc khởi
sự kinh doanh tại Việt Nam và tín dụng ngân hàng đối với hoạt động khởi nghiệp của các
doanh nghiệp khoa học và công nghệ.
Khởi nghiệp đã được nhen nhóm hàng chục năm qua theo quy luật tự nhiên của phát
triển kinh tế, bắt nguồn từ óc sáng tạo và tinh thần kinh doanh vốn có của người Việt Nam.
Song không thể “cất cánh” được do thiếu các cú hích cần thiết trong đó là công cụ tài chính,
tín dụng. Một số quỹ đầu tư nước ngoài đã nắm bắt được xu thế này và thực hiện những
phi vụ đầu tư mạo hiểm rất thành công, tạo nên những tên tuổi lớn tại thị trường Việt Nam.
Trong những năm gần đây, Nhà nước đã từng bước thừa nhận vài trò to lớn của doanh
nghiệp vừa và nhỏ tư nhân nói chung và doanh nghiệp khởi nghiệp nói riêng đối với sự
phát triển kinh tế. Để phong trào khởi nghiệp phát triển mạnh và bền vững, Nhà nước cần
nhanh chóng xây dựng các chính sách và quy định pháp luật phù hợp, đồng thời có những
chương trình cụ thể giúp hình thành và phát triển những doanh nghiệp khởi nghiệp mới,
trong đó, việc quan trọng nhất là thiết lập các cơ chế tài chính để tham gia cùng khối đầu
tư tư nhân vào khởi nghiệp, theo mô hình mà nhiều quốc gia đã thực hiện rất thành công.
Các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp và chính các doanh nghiệp khởi nghiệp gần đây đã có
những nỗ lực lớn trong việc hình thành “hệ sinh thái khởi nghiệp”, bao gồm chủ thể khởi
nghiệp, nhà đầu tư, các tổ chức hỗ trợ và Nhà nước. Điều tiết Nhà nước đang là khâu cần
hoàn thiện trong hệ sinh thái khởi nghiệp này, chủ yếu do không thực hiện được chức năng
xây dựng chính sách và pháp luật (chứ không phải do không cung cấp hỗ trợ tài chính) dẫn
đến tình trạng bỏ lỡ những cơ hội kinh doanh tại thị trường nội địa hay thậm chí cả thị
trường quốc tế của các doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam. Hơn thế nữa, khi có những
doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam rất thành công thì người hưởng lợi ở phía nhà đầu tư
2


trong hệ sinh thái lại là các quỹ đầu tư mạo hiểm của nước ngoài, với những quyết định
đầu tư kịp thời, đúng đắn. Do vậy, học viên đề xuất nghiên cứu đề tài “Chính sách hỗ trợ
khởi nghiệp cho các doanh nghiệp khoa học và công nghệ trong lĩnh vực công nghệ
thông tin”.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài
2.1. Ngoài nước
Có số lượng lớn các công trình nước ngoài đã đề cập đến các khía cạnh khác nhau về
DN Spin-off. Khái niệm DN Spin-off đã xuất hiện đầu tiên tại Hoa Kỳ vào những năm cuối
của thập kỷ 1980 xuất phát từ việc nhằm khuyến khích người nghiên cứu biến ý tưởng khoa
học thành sản phẩm, sản xuất và thương mại hóa được những kết quả này.
Steffensen, Rogers, Speakman (1999) và Roberts, Malone (1996) tập trung làm rõ
hơn vai trò của bốn nhóm tác nhân chính tham gia vào quá trình hình thành spin-off bao
gồm: (1) người tạo ra CN - technology originator; (2) Tổ chức mẹ - Parent Organization;
(3) Nhà nghiên cứu hoặc một nhóm nhà nghiên cứu có tinh thần kinh thương – the
entrepreneur or the entrepreneurial team; (4) Nhà đầu tư mạo hiểm – the venture investor.
Nghiên cứu của Consiglo và Antonelli (2001) về sự hình thành và phát triển của DN
spin-off trong tổ chức hàn lâm (academic spin-off) thực hiện đã đưa ra khái niệm cơ bản,
nhận dạng sự hình thành của các DN spin-off do các nhà khoa học thành lập trong đó đánh
giá vai trò của các nhóm tác nhân xã hội đóng góp vào sự hình thành loại DN này.
Chiesa và Piccaluga (2000), tập trung làm rõ vai trò của các nhà khoa học có tinh
thần kinh thương đối với việc hình thành các DN. Davenport, Carr và Bibby (2002) đề cập
đến vai trò của các nhà quản lý, mối quan tâm của nhà quản lý ở viện mẹ, từ đó làm rõ vai
trò của tổ chức nghiên cứu mẹ, xây dựng chiến lược hình thành DN spin-off. Việc hình
thành DN spin-off từ các tổ chức nghiên cứu được xem là một trong những phương thức
thương mại hóa tri thức và CN có hiệu quả nhất, nhấn mạnh rằng các DN khoa học spinoff được thành lập trên cơ sở dịch chuyển nhân lực và SHTT từ cơ quan, tổ chức mẹ. Đây
là quá trình chuyển giao những tri thức dưới dạng ẩn nằm trong những nhà khoa học, khác
với cơ chế thương mại hóa CN thông qua bán CN, chuyển nhượng hay bán quyền sử dụng
bản quyền hoặc liên doanh.
Ndonzuau, Pirnay và Surlemont (2002) phân tích quá trình hình thành DN spin-off
dưới góc độ chuyển giao kết quả nghiên cứu từ tổ chức R&D vào thị trường, hình thành
3


DN khoa học là hình thức chuyển giao CN có hiệu quả. Hàng loạt các vấn đề đặt ra khi

hình thành DN spin-off được đề cập đến như sự cần thiết hình thành vốn đầu tư mạo hiểm
cho các nhà khoa học có tinh thần kinh thương, vai trò của khu CN cao trong việc tạo điều
kiện cho các spin-off hoạt động trong giai đoạn đầu. Theo nghiên cứu của các tác giả, quá
trình hình thành DN khoa học spin-off gồm 4 giai đoạn: (1) Tạo nên ý tưởng kinh doanh
từ kết quả nghiên cứu; (2) Hình thành những dự án đầu tư dựa trên những ý tưởng kinh
doanh; (3) Thành lập DN spin-off từ những dự án đầu tư trên; (4) Tiếp tục hoàn thiện và
khẳng định sự phát triển của DN.
2.2. Trong nước
Ở Việt Nam, loại hình này đã được bàn đến theo cách tiếp cận trực tiếp hoặc gián tiếp
nhưng còn rất hạn chế. Một số tác giả có nhắc đến spin-off thông qua các nghiên cứu khác
nhau như:
Tác giả Bạch Tân Sinh và cộng sự (2005) trong nghiên cứu bàn về khái niệm và quá
trình hình thành DN KH&CN.Trong đó phân tích rõ bản chất loại hình DN KH&CN, xác
định các điều kiện hình thành DN KH&CN, nghiên cứu mô hình chuyển đổi tổ chức
NC&TK sang cơ chế DN.
Nghiên cứu của Hoàng Văn Tuyên (2005) – Viện chiến lược và chính sách KH&CN
khi nghiên cứu về khái niệm và kinh nghiệm quốc tế về mô hình DN KH&CN, các hình
thức đầu tư tài chính cho loại hình DN này.
Tác giả Trần Xuân Định (2005) – Bộ KH&CN bàn về mô hình DN KH&CN và khả
năng áp dụng ở Việt Nam [2, tr10].
Tác giả Võ Văn Tới (2005) – ĐH Tufft Hoa Kỳ lại bàn về việc phát triển loại hình
DN này ở Mỹ và khả năng phát triển ở Việt Nam theo hai cách thức chính để đưa sản phẩm
nghiên cứu ra thị trường dưới dạng sản phẩm hàng hóa: Cách thứ nhất là do chính phủ tài
trợ, theo hai chương trình (1) SBIR – Small Business Innovation Research, người chủ trì
dự án phải thuộc một công ty nhỏ, có thời gian làm cho dự án cũng như trong công ty đó ít
nhất 51% trong khoảng thời gian được tài trợ. (2) STTR – Small Business Technology
Transfer, theo chương trình này người chủ trì dự án phải có liên hệ với một công ty nhỏ,
người đó có quyền tiếp tục công việc của mình trong trường ĐH hoặc trong cơ quan nghiên
cứu khi làm dự án và thời gian làm việc cho dự án phải ít nhất là 30% [2, tr 10].


4


Tác giả Nguyễn Quân (2006), Bộ KH&CN đề cập đến khái niệm về DN KH&CN,
chính sách đối với DN KH&CN, một số vấn đề cần quan tâm khi chuyển đổi các tổ chức
KH&CN công lập thành DN KH&CN. Tác giả coi đây là “quả đấm thép„ của nền kinh tế
trong thời kỳ hội nhập.
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Học - Viện chiến lược và chính sách KH&CN
đã đề cập đến kinh nghiệm quốc tế như của Canada, Liên Bang Nga, Mỹ, Nhật Bản, Hàn
Quốc về tổ chức và hoạt động của DN KH&CN và khả năng áp dụng vào Việt Nam, kinh
nghiệm quản lý nhà nước về DN KH&CN trong các bài có liên quan.
Tác giả Nguyễn Thị Minh Nga và cộng sự (2006) - Viện chiến lược và chính sách
KH&CN bàn về các khía cạnh pháp lý của DN KH&CN như các thủ tục thành lập DN,
hình thức hoạt động, tổ chức và quản lý, liên kết nghiên cứu, các chính sách hỗ trợ DN
KH&CN.
Đề cập trực tiếp đến spin-off trong luận văn thạc sĩ của Trần Văn Dũng (2008) về
Điều kiện hình thành DN spin-off trong các trường ĐH ở Việt Nam (Nghiên cứu trường
ĐH Khoa học Tự nhiên – ĐHQGH, tác giả đưa ra 3 điều kiện hình thành được DN spinoff trong các trường ĐH, đó là: CN có bản quyền, đội ngũ nhà khoa học có tinh thần kinh
thương và có vốn đầu tư.
Đào Thanh Trường và các công sự (2015) với công trình doanh ngiệp KH&CN từ lý
luận đến thực tiễn đã đưa ra một số khái niệm và kinh nghiệm của thế giới trong việc hình
thành và phát triển DN KH&CN, các giải pháp về tài chính hỗ trợ cho loại hình DN này
trong hoạt động đổi mới.
Vũ Cao Đàm (2014) trong công trình Nghịch lý và lối thoát đã tổng kết quy luật tất
yếu mối liên kết khoa học, đào tạo, sản xuất lịch sử hình thành DN KH&CN tài Việt nam
bắt đầu từ cuối thập niên 80 của thế kỷ trước. Tác giả để xuất phương thức tái lập lại mối
quan hệ này vốn đã bị cơ chế hành chính quan liêu đã làm cho tách biệt, tan rã.
Đào Thanh trường và các cộng sự (2016) với công trình nghiên cứu và xây dựng lộ
trình về ươm tạo DN công nghệ giai đoạn 2015-2025 đã chỉ ra các gia đoạn hình thành DN
từ ý tưởng, đến khởi nghiệp, trưởng thành, một số giải pháp hoàn thiện chính sách cho

doanh nghiệp KH&CN Việt nam sau khi khởi nghiệp.
Những nghiên cứu trên đây phần lớn mang tính tổng luận về DN KH&CN. Kết quả
của các nghiên cứu này cho thấy bức tranh tổng thể của loại hình này, hình thức tổ chức và
5


hoạt động cũng như một số bài học gợi suy cho Việt Nam, đặc biệt các nghiên cứu gần đây
có liên quan đến vườn ươm công nghệ với tư cách hỗ trợ khởi nghiệp. Tuy nhiên, một mô
hình cụ thể trong lĩnh vực công nghệ thông tin – công cụ quan trọng để đáp ứng nhu cầu
của làn sóng công nghệ 4.0 chưa được nghiên cứu. Đề tài luận văn được lựa chọn với mong
muốn góp phần giải quyết một số khía cạnh chính sách trong việc hình thành ( khởi nghiệp)
và phát triển DN KH&CN lĩnh vực công nghệ này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Đề xuất, kiến nghị một số giải pháp để xây dựng các hành lang pháp lý khuyến khích,
thúc đẩy các doanh nghiệp khởi nghiệp. Chính sách hỗ khởi nghiệp cho các DN KH&CN
lĩnh vực CNTT nhằm giảm bớt các thủ tục hành chính, phù hợp với thông lệ quốc tế.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
3.2.1. Làm rõ cơ sở lý luận về doanh nghiệp khởi nghiệp
3.2.2. Phân tích thực trạng chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp nói
chung và trong lĩnh vực công nghệ thông tin nói riêng
3.2.3. Đề xuất giải pháp chính sách về tài chính hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là chính sách hỗ trợ của nhà nước ở Việt Nam và quốc tế về
hoạt động khởi nghiệp đối với doanh nghiệp KH&CN.
Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung phân tích các chính sách của nhà nước và
các quốc gia trên thế giới; Kết quả KH&CN trong lĩnh vực CNTT giai đoạn 2011 – 2015
và Chiến lược phát triển KHCN giai đoạn 2011 – 2020.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Tiếp cận lý thuyết

- Tiếp cận tổ chức học: Các loại hình DN KH&CN, cấu trúc của hệ sinh thái khởi
nghiệp và tương ứng với nó là cấu trúc chính sách hỗ trợ.
- Tiếp cận tâm lý học: Nhận diện tinh thần kinh thương – tâm lý doanh nhân quan
trọng cho khởi nghiệp các DN KH&CN; ý trí quyết tâm của Chính phủ trong việc tạo dựng
hệ sinh thái khởi nghiệp.

6


5.2. Tiếp cận phương pháp
- Tiếp cận hệ thống: Đây sẽ là tiếp cận xuyên suốt trong quá trình thực hiện Luận văn
từ việc xây dựng đề cương, phân tích hiện trạng tổ chức và hoạt động của các DN KH&CN,
hiện trạng chính sách hỗ trợ khởi nghiệp nói chung và đối với các DN KH&CN nói riêng.
Đề xuất các giải pháp chính sách hõ trợ đối với các DN KH&CN trong lĩnh vực công nghệ
thông tin;
- Tiếp cận nội quan và ngoại quan: trong nhận xét và phân tích chủ quan và khách
quan về thực trạng tổ chức hoạt động của các DN KH&CN trong lĩnh vực công nghệ thông
tin, các thủ tục thành lập (khởi nghiệp) đối với DN KH&CN; Phản ứng của các DN này
dưới tác động âm tính và dương tính của các chính sách hiện hành.
- Tiếp cận cá biệt /so sánh: Học viên sử dụng tiếp cận này trong nghiên cứu trường
hợp doanh nghiêp KH&CN trongh lĩnh vực công nghệ thông tin; trong nghiên cứu so sánh
kinh nghiệp quốc tế về các chính sách hố trợ khởi nghiệp Mỹ, Israel, Phần Lan nhằm rút ra
các bài học cho Việt nam.
5.3. Các phương pháp thu thập thông tin
- Nghiên cứu tài liệu: Thu thập, xử lý thông tin có liên quan đến đảm bảo cho việc
hình thành, hoạt động và phát triển của các DN KH&CN trong lĩnh vực CNTT cũng như
các thông tin có liên quan đến cơ sở lý luận của đề tài;
- Phương pháp chuyên gia: Học viên sẽ tiến hành phỏng vấn một số chuyên gia, một
số nhà quản lý, một số lãnh đạo DN trong lĩnh vực CNTT về các vấn đề có liên quan tới
quá trình khởi nghiệp từ thủ tục thành lập, hoạt động, cải tổ (tái cấu trúc) và giải thể.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Về mặt lý luận: Luận văn đã luận giải và làm rõ được những vấn đề lý luận về doanh
nghiệp KH&CN nói chung và trong lĩnh vực CNTT nói riêng, lĩnh vực CNTT và hệ sinh
thái khởi nghiệp trong bối cảnh toàn cầu hóa. Luận văn đã đưa ra cách tiếp cận, phương
pháp phân tích và đánh giá hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp của doanh nghiệp KH&CN.
- Về mặt thực tiễn: Luận văn đã làm rõ tính đặc thù của doanh nghiệp KH&CN trong
lĩnh vực CNTT. Đưa ra các giải pháp chính sách nhằm đáp ứng các yêu cầu thực tiễn, thực
hiện tốt công tác quản lý nhà nước, thúc đẩy sự phát triển của hoạt động khởi nghiệp và
đầu tư cho các dự án khởi nghiệp ngành CNTT có tiềm năng, góp phần đẩy mạnh phong

7


trào khởi nghiệp nói chung và khởi nghiệp trong lĩnh vực Công nghệ thông tin tại Việt Nam
nói riêng phát triển mạnh mẽ.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo và các biểu số
liệu, nội dung chính của Luận văn gồm có 3 chương như sau:
Chương 1. Cơ sở lý luận về khởi nghiệp và chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khoa học
và công nghệ khởi nghiệp
Chương 2. Phân tích thực trạng chính sách khởi nghiệp của doanh nghiệp khoa học
và công nghệ lĩnh vực công nghệ thông tin.
Chương 3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách hỗ trợ khởi nghiệp cho doanh
nghiệp khoa học và công nghệ lĩnh vực công nghệ thông tin.

8


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KHỞI NGHIỆP VÀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ

DOANH NGHIỆP KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ KHỞI NGHIỆP
1.1. Một số khái niệm công cụ
1.1.1. Công nghệ
Công nghệ (technology) là tập hợp các phương pháp gia công, chế tạo, làm thay
đổi trạng thái, tính chất, hình dáng nguyên vật liệu hay bán thành phẩm sử dụng trong
quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh” (từ điển kỹ thuật Liên Xô). Ngoài ra,
có rất nhiều khái niệm về công nghệ hình thành theo nhiều cách khác nhau [3, tr.18]
Theo quan niệm cũ: công nghệ là tập hợp các phương pháp gia công, chế tạo làm
thay đổi tính chất, hình dạng, trạng thái của nguyên liệu và bán thành phẩm tạo ra sản
phẩm hoàn chỉnh [3].
Theo quan niệm mới: Công nghệ dùng để chỉ hoạt động trong mọi lĩnh vực có áp
dụng những kiến thức là kết quả của nghiên cứu khoa học ứng dụng nhằm mang lại hiệu
quả cao hơn trong hoạt động của con người [3].
Theo Ủy ban Kinh tế và xã hội khu vực Châu Á Thái Bình Dương của liên hiệp
quốc (ESCAP hay UNESCAP): Công nghệ là kiến thức có hệ thống về quy trình kỹ
thuật dùng để chế biến vật liệu và thông tin. Công nghệ bao gồm kiến thức, thiết bị,
phương pháp và các hệ thống dùng trong việc tạo ra hàng hóa và cung cấp dịch vụ, quản
lý và thông tin. Đồng thời ESCAP đã chỉ ra bốn thành phần cơ bản của công nghệ, gồm:
Phần kỹ thuật (Techno ware), phần này được coi là cốt lõi của công nghệ và có thể thay
đổi được nhưng rất ít; Phần con người (Human ware) giữ vai trò chủ động trong công
nghệ và có thể thay đổi được nhưng chậm; Phần thông tin (Info ware) được coi là sức
mạnh của công nghệ và có thể thay đổi dễ dàng; Phần tổ chức (Orga ware) được coi là
động lực của công nghệ và luôn phải thay đổi sao cho phù hợp. Bốn thành phần công
nghệ có quan hệ hữu cơ với nhau, bổ sung cho nhau và không thể thiếu bất kỳ thành
phần nào.
Tổ chức OEDC, gồm các nước phát triển Châu Âu, Nhật Bản, Mỹ và Canada lại
có một định nghĩa chung: Công nghệ được hiểu là một tập hợp các kỹ thuật, mà bản
thân chúng được định nghĩa là một tập hợp các hành động và quy tắc lựa chọn chỉ dẫn

9



việc ứng dụng có trình tự các kỹ thuật đó mà theo hiểu biết của con người thì sẽ đạt
được một kết quả định trước (và đôi khi được kỳ vọng) trong một hoàn cảnh nhất định.
Theo khoa học luận: CN là tập hợp các phương pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết,
công cụ và phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm.
Luật Khoa học và công nghệ năm 2013 và Luật Chuyển giao công nghệ năm 2006:
Công nghệ là giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm hoặc không kèm công cụ,
phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm. Theo quan niệm này, công
nghệ bao gồm phần cứng (công cụ, phương tiện…) và phần mềm (kỹ năng, bí quyết,
kinh nghiệm…). Công nghệ là tập hợp chứ không phải tổng số, nguồn lực bao gồm
nhân lực, vật lực, tài lực. Sản phẩm của công nghệ có thể dưới dạng hữu hình hoặc vô
hình, vật thể hoặc phi vật thể [15]
Công nghệ là sản phẩm trí tuệ của con người, khi tham gia vào TTCN, nó là hàng
hóa đặc biệt. TTCN là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, trao đổi công nghệ. Việc mua
bán, trao đổi công nghệ thông qua con đường đầu tư nước ngoài là một trong những
kênh phổ biến. Giá trị mua - bán loại hàng hóa này tùy thuộc phần lớn vào các tính chất
và đặc trưng của nó. Với tư cách là một loại hàng hóa, công nghệ có đặc trưng chủ yếu:
Vòng đời của công nghệ (Giới thiệu; Tăng trưởng; Bão hòa; Suy vong); Mức độ phức
tạp, độ tinh vi của các thành tố cấu tạo công nghệ [3]
Tóm lại, công nghệ là toàn bộ hệ thống công cụ, phương tiện kỹ thuật, bí quyết,
phương pháp tổ chức, quản lý nhằm khai thác, biến đổi nguồn lực thành các sản phẩm
hàng hóa, dịch vụ, nhằm đáp ứng nhu cầu của con người.
Là hệ thống các giải pháp được tạo nên bởi sự ứng dụng các tri thức khoa học để
giải quyết một vấn đề thực tiễn.
Là hệ thống quy trình kỹ thuật, chế biến vật chất hoặc chế biến thông tin nhằm
biến đổi các nguồn lực tự nhiên thành nguồn lực được sử dụng.
Là những giải pháp hoặc trí thức mà con người sử dụng trong hoạt động thực tiễn
để đạt được mục đích nhất định, như chế tạo sản phẩm, xây dựng một công trình hay
thực hiện một dịch vụ. Công nghệ là tổng hợp các phương tiện để tiến hành một hoạt

động sản xuất kinh doanh. Cách hiểu này được sử dụng phổ biến trong thực tế.

10


1.1.2. Doanh nghiệp khoa học và công nghệ
DN KH&CN xuất hiện trên thế giới từ khoảng giữa Thế kỷ XX, xuất phát từ mô
hình spin-off (DN khởi nguồn) và start-up (DN khởi nghiệp) được hình thành ở các
nước công nghiệp phát triển. Doanh nghiệp spin-off được khởi nguồn từ trường đại học
(tách ra hoạt động độc lập từ các trường đại học) và các cá nhân tạo ra các tài sản
KH&CN tham gia vào quá trình quản lý của doanh nghiệp mới hình thành. DN start-up
chỉ sự khởi nghiệp của một doanh nghiệp mới hình thành trên nền tảng kết quả KH&CN
[1, tr.35]. Mặc dù có sự khác nhau giữa doanh nghiệp spin-off và start-up, nhưng giữa
chúng đều có đặc điểm chung là: (1) Khởi đầu một doanh nghiệp mới dựa trên kết quả
KH&CN; (2) Doanh nghiệp có khả năng thực hiện đổi mới và thương mại hóa các kết
quả KH&CN để sản xuất các loại sản phẩm mà người tiêu dùng có nhu cầu.
Tại Việt Nam, thuật ngữ doanh nghiệp KH&CN được đề cập lần đầu tiên vào năm
1980, trong kết luận của Hội nghị lần thứ VI Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX:
“Từng bước chuyển các tổ chức KH&CN thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng và
phát triển công nghệ sang cơ chế tự trang trải kinh phí, hoạt động theo cơ chế doanh
nghiệp” [8]. Nhiệm vụ trên được cụ thể hóa trong Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày
05/9/2005 của Chính phủ (Nghị định 115) quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm
của tổ chức KH&CN công lập: “Các tổ chức KH&CN có thể lựa chọn hình thức chuyển
đổi thành doanh nghiệp KH&CN” (Điều 4, Nghị định 115). Chính phủ ban hành Nghị
định số 80/2007/NĐ-CP ngày 19/5/2007 (Nghị định 80) và Nghị định số 96/2010/NĐCP ngày 20/9/2010 (Nghị định 96), trong đó có điều khoản nêu rõ khái niệm doanh
nghiệp KH&CN: “Doanh nghiệp KH&CN là doanh nghiệp do tổ chức, cá nhân Việt
Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài có quyền sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp các kết quả
nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ (NC&PT) thành lập, tổ chức quản lý và
hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật KH&CN. Hoạt động chính của
doanh nghiệp là thực hiện sản xuất, kinh doanh các loại sản phẩm hàng hóa hình thành

từ kết quả NC&PT do doanh nghiệp được quyền sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp; thực
hiện các nhiệm vụ KH&CN. Doanh nghiệp KH&CN thực hiện sản xuất, kinh doanh và
thực hiện các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật” (Điều 1.2, Điều 2, Nghị định
80; Điều 2, Nghị định 96). Năm 2013, quy định về doanh nghiệp KH&CN được đề cập

11


trong văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý cao hơn, đó là Luật khoa học và
công nghệ [3].
Điều kiện để công nhận doanh nghiệp KH&CN được quy định cụ thể tại Thông tư
liên tịch số 17/2012/TTLT-BKHCN-BTC-BNV của liên Bộ KH&CN, Bộ Tài chính và
Bộ Nội vụ ban hành ngày 10/9/2012 (Thông tư 17): “Đối tượng thành lập doanh nghiệp
KH&CN hoàn thành việc ươm tạo và làm chủ công nghệ từ kết quả KH&CN được sở
hữu, sử dụng hợp pháp hoặc sở hữu hợp pháp công nghệ để trực tiếp sản xuất thuộc các
lĩnh vực: (1) Công nghệ thông tin - truyền thông, đặc biệt là công nghệ phần mềm tin
học; (2) Công nghệ sinh học, đặc biệt là công nghệ sinh học phục vụ nông nghiệp, thủy
sản, y tế; (3) Công nghệ tự động hóa; (4) Công nghệ vật liệu mới, đặc biệt là công nghệ
nano; (5) Công nghệ bảo vệ môi trường; (6) Công nghệ năng lượng mới; (7) Công nghệ
vũ trụ và một số công nghệ khác do Bộ KH&CN quy định; chuyển giao công nghệ hoặc
trực tiếp sản xuất trên cơ sở công nghệ đã ươm tạo và làm chủ hay sở hữu hợp pháp
công nghệ theo quy định của pháp luật theo các lĩnh vực đã nói ở trên” (Điều 1.2, Thông
tư 17). Như vậy quan điểm về doanh nghiệp KH&CNđược quy định bởi pháp luật Việt
Nam tương đối phù hợp quan điểm về doanh nghiệp KH&CN hiện nay trên thế giới. Sự
phù hợp được đánh giá mang tính chất “tương đối” vì cùng thống nhất ở những điểm
sau: (1) Mô hình tổ chức đều phải là doanh nghiệp; (2) Doanh nghiệp đó có khả năng
thực hiện đổi mới; (3) Sản xuất, kinh doanh dựa trên kết quả KH&CN. Tuy nhiên, quan
điểm của thế giới về doanh nghiệp KH&CN, là doanh nghiệp phải “thành lập mới (khởi
nguồn, khởi nghiệp)”, còn tại Việt Nam, yếu tố này không được đề cập. Quan điểm này
là phù hợp với điều kiện và bối cảnh thực tế tại Việt Nam. Bởi việc hình thành các

doanh nghiệp mới từ kết quả KH&CN gặp rất nhiều rủi ro, đòi hỏi người quản lý, điều
hành doanh nghiệp vừa phải có kiến thức quản lý, kinh nghiệm thực tiễn điều hành DN,
vừa phải có kiến thức khác liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, kiến thức chuyên môn
kỹ thuật để tiếp nhận và đưa công nghệ mới vào vận hành khai thác, mang lại lợi nhuận
cho doanh nghiệp. Tại các nước tiên tiến trên thế giới, có cả hệ thống trợ giúp ươm tạo
công nghệ (vốn, kỹ thuật, quản lý, thương mại...) để hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp
phát triển. Trong khi đó, tại Việt Nam, các DN KH&CN hầu như đều đang tự xoay xở,
phải dựa rất nhiều và tiềm lực của các DN thực tế đang hoạt động, để hỗ trợ tốt cho các
kết quả KH&CN được ứng dụng vào thực tiễn.
12


Trong thời điểm hiện nay, với các văn bản quy phạm pháp luật có giá trị áp dụng
hiện tại (Nghị định 80, Nghị định 96; Thông tư 06, Thông tư 17), chúng ta thấy rằng:
phạm vi “khái niệm doanh nghiệp KH&CN” rộng hơn “điều kiện thành lập doanh
nghiệp KH&CN”. Sự “rộng” hơn này liên quan đến thuật ngữ “kết quả KH&CN”. Điều
kiện cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN nêu tại Điều 1.2, Thông tư 17 chỉ
chấp nhận “kết quả KH&CN” của 7 lĩnh vực: (1) Công nghệ thông tin - truyền thông;
(2) Công nghệ sinh học; (3) Công nghệ tự động hóa; (4) Công nghệ vật liệu mới; (5)
Công nghệ bảo vệ môi trường; (6) Công nghệ năng lượng mới; (7) Công nghệ vũ trụ và
một số công nghệ khác do Bộ KH&CN quy định.
1.1.3. Doanh nghiệp khởi nghiệp
Khởi nghiệp (tiếng Anh là: startup hoặc start-up) là thuật ngữ chỉ về những doanh
nghiệp đang trong giai đoạn bắt đầu kinh doanh nói chung, nó thường được dùng với
nghĩa hẹp chỉ các DN công nghệ trong giai đoạn lập nghiệp. Khởi nghiệp là một tổ
chức được thiết kế nhằm cung cấp sản phẩm và dịch vụ trong những điều kiện không
chắc chắn nhất.
Vì luật Việt Nam chưa có quy định cụ thể về chế định startup, cho nên thuật ngữ
này đang được hiểu theo thuật ngữ kinh doanh. Tuy nhiên, startup thực chất là một “quá
trình” khởi sự một hoạt động kinh doanh, sự xuất hiện của startup không nhất thiết là

phải gắn với việc thành lập của một DN mới, thậm chí đôi khi bắt đầu chỉ là một ý
tưởng, dự án khởi nghiệp. Khía cạnh khác, mặc dù DN nào, ngành, nghề hoạt động kinh
tế nào cũng phải trải qua giai đoạn khởi nghiệp ban đầu nhưng startup lại thường được
dùng với nghĩa hẹp hơn rất nhiều, ám chỉ các DN công nghệ trong giai đoạn khởi nghiệp.
DN khởi nghiệp (hay nói gọn là startup hoặc start-up) là một loại hình doanh
nghiệp có thể dưới dạng một DN, một hiệp hội hay thậm chí một tổ chức tạm thời được
thiết lập để “mưu tìm” một mô hình kinh doanh ăn khách và linh hoạt. Những startup
này là doanh nghiệp mới thành lập, đang phát triển và đang tìm kiếm thị trường. Cái tên
startup, ngày nay trở nên phổ biến trên thế giới, được khởi đi từ thời bong bóng dot –
com (.com), thời mà vô vàn DN dot – com (DN kinh doanh trên internet với trang web
có đuôi .com) được thành lập. Vì nguồn gốc như thế, nhiều người coi startup chỉ là dạng
DN công nghệ. Nhưng, thời nay, khi công nghệ trở thành yếu tố đương nhiên, thì khi

13


nói đến DN startup ta phải nhấn mạnh đến 3 tính chất quan trọng của chúng: “có sáng
kiến đổi mới, quy mô linh hoạt, tăng trưởng nhanh”.
Steve và Bob (chuyên gia phát triển khách hàng, nhà sáng lập nhiều startup) giải
thích chữ “mưu tìm” trong định nghĩa startup có hai ý: một là từ doanh nghiệp nhỏ,
chẳng hạn một quán ăn, trong một thị trường thành thục, đầy quán sá, hướng đến trở
thành DN khác biệt lớn, hoặc có giá trị cao. Hai là tìm cách thực hiện một chiến lược
kinh doanh đổi mới để có thể khoan thủng thị trường hiện tại, như trường hợp của
Amazon, Uber hay Google.
Thêm nữa, startup không phải là phiên bản nhỏ của DN lớn. Một startup là một tổ
chức tạm thời, được thiết lập để mưu tìm một mô hình kinh doanh và thăm dò mức độ
hút thị trường của sản phẩm hoặc dịch vụ. Ngược lại, một DN lớn là một tổ chức đã tồn
tại lâu dài và đáp ứng tốt thị trường, nó đã được thiết kế để vận hành một mô hình kinh
doanh đã được xác định rõ, được công nhận hoàn toàn, đã vượt qua thử thách, đã được
thẩm tra chứng minh tính ổn định, rõ ràng, không tham vọng, luôn ăn khách và linh

hoạt.
Quá trình đi tìm một mô hình kinh doanh ăn khách và linh hoạt của một startup
chủ yếu là quá trình đi từ thất bại này đến thất bại khác để rút ra bài học từ mỗi thất bại
cái gì là không nên làm. Paul Graham, chuyên gia lập trình, nhà đầu tư rủi ro, nói
“Startup là một DN được thiết lập để kỳ vọng tăng trưởng nhanh”. Việc mới thành
lập, thậm chí thuộc ngành công nghệ, được quỹ đầu tư rủi ro tài trợ hoặc có chiến lược
thoát hiểm tốt cũng không làm cho một DN trở thành một startup. Điều chính yếu để
một DN có là một startup hay không là “tốc độ tăng trưởng” của nó. Ông chủ startup
phải đối đầu với loại vấn đề khó khăn hơn doanh nghiệp thông thường, đó là “phải tìm
cho ra một trong ít ý tưởng hiếm hoi nhằm tạo ra tốc độ tăng trưởng nhanh.”
Aswath, giáo sư tài chính Đại học New York, chuyên gia xác định giá trị doanh
nghiệp, cho rằng giá trị của một hãng startup “nằm hoàn toàn ở tiềm năng tăng trưởng
trong tương lai của nó”. Việc xác định một doanh nghiệp mới có là startup hay không
được Aswath nhấn mạnh vào giai đoạn đang phát triển hơn là vào cấu trúc hay ngành
nghiệp của hãng đó. Từ đó ông rút ra một số đặc trưng mà startup phải có: là tổ chức
không có lịch sử, không có báo cáo tài chính quá khứ, phụ thuộc vốn tư nhân (chứ không
phải vốn chứng khoán) và xác suất sống không cao.
14


1.1.4. Nhà đầu tư
Nhà đầu tư có thể là một DN, một tổ chức hoặc một cá nhân đơn lẻ nắm trong tay
một lượng tiền nhất định. Những người này sẽ đầu tư vào những dự án, sản phẩm khởi
nghiêp khác nhau và mong muốn thu lại lợi nhuận khi dự án đó thành công trong tương
lai. Đối với nhà đầu tư, rủi ro lớn nhất là dự án không thành công hoặc sản phẩm không
được khách hàng chấp nhận. Thông thường, những dự án có độ rủi ro càng cao thì tỷ lệ
lợi nhuận càng lớn. Vì vậy, trong nhiều trường hợp, nhà đầu tư kiêm luôn việc tư
vấn chiến lược, hoạch định, hỗ trợ mối quan hệ cho startup để đảm bảo một tỷ lệ thành
công cao nhât. Do đó, sợi dây liên kết giữa startup và nhà đầu tư không chỉ có vốn mà
còn là kiến thức, kinh nghiệm trên thị trường. Nhà đâu tư có 2 kiểu chính:

a. Đầu tư thiên thần
Đây là những nhà đầu tư với số vốn nhỏ, thường xuất phát từ tài sản cá nhân và
dành cho những doanh nghiệp đang trong giai đoạn đầu tiên, phát triển ý tưởng thành
sản phẩm cụ thể. Số vốn này sẽ dành để trang trải cho việc nghiên cứu phát triển sản
phẩm để có thể tạo ra doanh thu và thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư khác. Các dự án
đầu tư thiên thần thường có giá trị nhỏ, tính rủi ro cao, đòi hỏi thời gian chờ đợi dài (có
thể tới 8 năm), và lợi nhuận chủ yếu chỉ đến sau khi doanh nghiệp khởi nghiệp thành
công, được định giá cao khi bán lại hoặc đưa lên sàn chứng khoán.
b. Đầu tư mạo hiểm
Đây là nhà đầu tư với số vốn lớn hơn nhiều so với đầu tư thiên thần. Những nhà
đầu tư này thường rót vốn cho những doanh nghiệp đã có khách hàng và doanh thu,
muốn mở rộng thị trường và quy mô doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp thành công trong
tương lai, lợi nhuận mà các quỹ đầu tư mạo hiểm thu về sẽ rất lớn. Mặc dù vậy, tỷ lệ rủi
ro bao giờ cũng đi kèm với giới đầu tư, tuy nhiên họ là những người có kinh nghiệm
dày dặn để đánh giá được những rủi ro và tỷ lệ thành công của mỗi doanh nghiệp. Nhà
đầu tư mạo hiểm thường đầu tư vào những doanh nghiệp có đội ngũ nhân lực tốt, có
khả năng phát triển sản phẩm chất lượng và có tính cạnh tranh cao trên thị trường. Điều
này sẽ làm tăng khả năng thành công cũng như giảm thiểu tỷ lệ rủi ro cho nhà đầu tư.
1.1.5. Vườn ươm DN khoa học & công nghệ
a. Khái niệm Vườn ươm DN KH&CN

15


Vườn ươm DN là tổ chức liên kết giữa trung tâm/ viện nghiên cứu, trường đại học,
chính quyền, các DN khởi sự (các nhóm, cá nhân có ý tưởng thành lập DN). Tổ chức
này có mục đích như một lồng ấp, nuôi dưỡng DN khởi sự trong thời gian nhất định để
các đối tượng này có thể vượt qua các khó khăn ban đầu, khẳng định sự tồn tại và phát
triển như những DN độc lập. [5, tr.12].
Các Vườn ươm là nơi có điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng kỹ thuật và cung cấp

dịch vụ để các doanh nghiệp KH&CN được hình thành và phát triển. Các Vườn ươm
hình thành, là một trong những địa chỉ hỗ trợ các nhà khoa học, các chủ sở hữu sáng
chế làm quen với công việc kinh doanh để phát triển sản phẩm của chính mình, góp
phần giải quyết những bất cập, yếu kém của các doanh nghiệp KH&CN khởi sự. Một
số Vườn ươm cũng đã thành công trong việc hoàn thiện, thương mại hóa công nghệ góp
phần nâng cao thương hiệu công nghệ Việt Nam. Nhiều công nghệ tại các Vườn ươm
đã được thương mại hóa trên quy mô nhỏ và bước đầu tiếp cận thị trường như: Hệ thống
tìm kiếm trực tuyến IZOMI, phần mềm EDOVE 2.0 quản lý và điều hành taxi, trường
học trực tuyến…
b. Vai trò của vườn ươm DN KH&CN
Quá trình từ ý tưởng kinh doanh đến sản phẩm tham gia thương mại trên thị trường
có tỷ lệ thành công là 1/1750 [5, 12]. Do đó nổ lực của vườn ươm cung cấp quá trình
nuôi dưỡng những ý tưởng kinh doanh hoặc DN trẻ trong giai đoạn đầu khởi nghiệp,
giai đoạn dễ bị tổn thương nhất, thông qua cung cấp các dịch vụ hỗ trợ DN phát triển
nhanh, giảm thiểu rủi ro kinh doanh với chi phí thấp nhất.

16


Bảng 1. Quá trình sàng lọc ý tưởng kinh doanh đến thương mại sản phẩm

Nguồn: [8]
Do đó vai trò vườn ươm DN KH&CN cung cấp các dịch vụ hỗ trợ các nhà khoa
học và các kỹ thuật viên thành các chủ DN có khả năng nghiên cứu sản phẩm công nghệ
và có khả năng kinh doanh. Thị trường hóa hoạt động nghiên cứu gắn với sản xuất, phục
vụ nền kinh tế. Thông qua đó các quốc gia thực hiện mô hình tăng trưởng kinh tế dựa
vào công nghệ, tăng cường khả năng cạnh tranh xuất khẩu hàng hóa dựa vào DN
KH&CN.
1.1.6. Hệ sinh thái khởi nghiệp
Hệ sinh thái khởi nghiệp là một hệ thống các cá nhân, nhóm cá nhân, doanh nghiệp

khởi nghiệp và các tổ chức, cá nhân hỗ trợ khởi nghiệp trong mối quan hệ liên kết và
tương tác lẫn nhau trong một phạm vi hoạt động nhất định (thành phố, vùng, quốc gia,
lĩnh vực). Hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam bao gồm các thành phần chính sau: các
cá nhân, nhóm cá nhân, doanh nghiệp khởi nghiệp; các nhà đầu tư; trường đại học, viện
nghiên cứu; các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp và chính sách hỗ trợ khởi nghiệp của nhà
nước.
Dựa vào khái niệm hệ sinh thái khởi nghiệp ở trên, ta dễ nhận thấy hệ sinh thái
khởi nghiệp sẽ bao gồm các yếu tố khác nhau tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, chính trị,
giáo dục…của từng địa phương. Isenberg (2014) cũng đã khẳng định rằng sẽ là sai lầm
17


×