Tiểu luận Trợ giúp xã hội Th.s Nguyễn Trung Hải
Mục lục
I. Lý do chọn đề tài: “Chính sách hỗ trợ việc làm cho người nông dân bị
thu hồi đất nông nghiệp tại xã Cẩm Lý–Lục Nam–Bắc Giang”……………….1
II. Cơ sở lý luận của Chính sách hỗ trợ việc làm cho người nông dân bị
thu hồi đất nông nghiệp tại xã Cẩm Lý–Lục Nam–Bắc Giang……………… 2
III.Thực trạng Chính sách hỗ trợ việc làm cho người nông dân bị thu hồi
đất nông nghiệp tại xã Cẩm Lý–Lục Nam–Bắc Giang…………………………2
1. Tổng quan về xã Cẩm Lý–Lục Nam–Bắc Giang …………………… 2
1.1 Những đặc điểm có liên quan…………………………………………… 2
1.2 Thực trạng việc sử dụng tiền bồi thường thu hồi đất của người nông dân
xã Cẩm Lý …………………………………………………………………………4
2. Hoạt động đào tạo nghề cho người nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp
tại xã Cẩm Lý–Lục Nam–Bắc Giang………………………………………….….5
3. Những kết quả đã đạt được và hạn chế của hoạt động đào tạo nghề đối
với người nông dân bị thu hồi đất tại xã Cẩm Lý_Lục Nam_Bắc Giang……….10
4. Những giải pháp, kiến nghị để khắc phục những hạn chế của hoạt động
đào tạo nghề tại xã Cẩm Lý_Lục Nam_Bắc Giang………………………… 13
IV.Kết luận………………………………………………………………… 15
Danh mục tài liệu tham khảo……………………………………………… 15
SVTH: Nguyễn Thị Ngân Lớp: Đ3CT3
1
Tiểu luận Trợ giúp xã hội Th.s Nguyễn Trung Hải
I. Lý do chọn đề tài: “Chính sách hỗ trợ việc làm cho người nông dân bị
thu hồi đất nông nghiệp tại xã Cẩm Lý–Lục Nam–Bắc Giang”.
Công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nước ta trong những năm qua đã đạt
được nhiều thành tựu to lớn, bên cạnh đó nó cũng đem lại rất nhiều khó khăn,
thách thức. Cùng với việc gia tăng của các đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất…
là sự giảm dần diện tích đất nông nghiệp, ô nhiễm môi trường và nhiều tác động
tiêu cực khác. Những năm gần đây, quá trình đô thị hóa kéo theo nhu cầu xây dựng
các Khu Công Nghiệp, cơ sở hạ tầng và đất ở đô thị đặt người dân bị thu hồi đất
trước nhiều khó khăn về việc làm. Do đó, việc đào tạo nghề và chuyển đổi nghề
nghiệp cho người dân cần có cách giải quyết thỏa đáng.
Trong đó, xã Cẩm Lý–Lục Nam–Bắc Giang là một trong những xã có diện
tích đất nông nghiệp bị thu hồi lớn nhất, mà 75% lao động nơi đây vẫn sống chủ
yếu bằng nghề nông nghiệp. Vì vậy mà việc người nông dân bị thu hồi đất nông
nghiệp đã làm gia tăng nguy cơ thất nghiệp ở người nông dân, do họ mất đi tư liệu
sản xuất là đất đai, mặt khác họ lại gặp nhiều khó khăn học nghề mới vì phần lớn
lại ở độ tuổi cao, trình độ văn hóa hạn chế, không đáp ứng được nhu cầu lao động
chất lượng cao. Chính điều này đã làm cho đời sống của người nông dân lâm vào
tình trạng khó khăn, nghèo đói. Do vậy, mà nhu cầu hỗ trợ đào tạo nghề đã trở
thành một vấn đề cấp thiết đặt ra hiện nay.
Trên cơ sở những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài “Chính sách hỗ trợ việc
làm cho người nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp tại xã Cẩm Lý–Lục Nam–
Bắc Giang” làm đề tài tiểu luận.Trong đó tập chung vào hoạt động đào tạo nghề
để giúp người nông dân vượt qua những khó khăn do mất đất sản xuất, nhanh
chóng ổn định cuộc sống và phát triển kinh tế.
Vì còn nhiều hạn chế, thiếu sót trong quá trình tìm tài liệu và viết bài nên em
mong nhận được sự góp ý từ phía thầy cô và các bạn để bài viết của em hoàn thiện
hơn. Em xin chân thành cảm ơn!
SVTH: Nguyễn Thị Ngân Lớp: Đ3CT3
2
Tiểu luận Trợ giúp xã hội Th.s Nguyễn Trung Hải
II. Cơ sở lý luận của Chính sách hỗ trợ việc làm cho người nông dân bị
thu hồi đất nông nghiệp tại xã Cẩm Lý–Lục Nam–Bắc Giang.
_ Khái niệm chính sách: "Chính sách là những sách lược và kế hoạch cụ thể
nhằm đạt một mục đích nhất định, dựa vào đường lối chính trị chung và tình hình
thực tế mà đề ra”.
_ Khái niệm việc làm: Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập, không
bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm.( Theo Điều 13 Bộ luật lao động)
_ Khái niệm Chính sách hỗ trợ việc làm: là những sách lược và kế hoạch cụ
nhằm giúp người lao động có hoạt động lao động không bị pháp luật cấm và đem
lại thu nhập cho họ.
_ Khái niệm Người nông dân: Người nông dân là người trực tiếp sản xuất và
có nguồn sống chủ yếu sản xuất nông nghiệp.
_ Khái niệm đất nông nghiệp: là đất được xác định chủ yếu sử dụng vào mục
đích trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, trồng rừng hoặc nghiên cứu thí
nghiệm của Nhà Nước. ( Theo Luật Đất đai 2003 )
_ Khái niệm thu hồi đất: là việc Nhà Nước ra quyết định hành chính để thu lại
quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất đã giao cho tổ chức, UBND xã, phường, thị
trấn.( Theo nghị định số 197/2004/NĐ-CP )
> Trên cơ sỏ những khái niệm trên, chúng tôi đưa ra cách hiểu về chính
sách hỗ trợ việc làm cho người nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp: là những sách
lược và kế hoạch cụ thể nhằm trợ giúp người nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp
thay đổi cơ cấu ngành nghề, có việc làm và có thu nhập để nuôi sống bản thân và
gia đình.
III.Thực trạng Chính sách hỗ trợ việc làm cho người nông dân bị thu hồi
đất nông nghiệp tại xã Cẩm Lý–Lục Nam–Bắc Giang.
1. Tổng quan về xã Cẩm Lý–Lục Nam–Bắc Giang .
1.1 Những đặc điểm có liên quan.
SVTH: Nguyễn Thị Ngân Lớp: Đ3CT3
3
Tiểu luận Trợ giúp xã hội Th.s Nguyễn Trung Hải
Cẩm Lý là một xã miền núi của huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang. Được thành
lập ngày 21/01/1957 theo Nghị định số 24/TTg, có tổng diện tích là: 2.802 ha, dân
số có 8.058 người, gồm 3 dân tộc: Kinh, Sán Dìu, Tày, chung sống ở 18 thôn xóm,
địa giới hành chính được bao bọc bởi 2/3 dãy núi Huyền Đinh, có dòng sông Lục
Nam bao quanh 1/4 xã, có dãy núi Bắc Nồi, núi Kim Xa, núi Hòn Tròn và núi Hòn
Chấu. Tạo thành lòng chảo, thế chân kiềng vòng chòn án ngữ trục đường 17 và đệ
tứ chiến khu Đông Triều và vùng rừng núi. Đây là vị trí địa lý quan trọng có ý
nghĩa chiến lược của Lục Ngạn trước đây.
Trước đây xã Cẩm Lý thuộc tổng Cương Sơn, phủ Lục Ngạn, có thời kỳ thuộc
tiểu quân khu Phả Lại, ngày nay phía Đông Nam giáp Chí Linh, Hải Dương; phía
Tây Nam giáp xã Đan Hội, phía Tây giáp xã Vũ Xá, phía Bắc giáp xã Bắc Lũng,
Huyền Sơn, có tuyến đường Quốc lộ 37 chạy qua đi ngược Bắc Giang, Lạng Sơn
và xuôi Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, có đường sắt từ Kép qua Cẩm Lý đi
Hạ Long, Quảng Ninh.
Cẩm Lý có thế mạnh về địa lý tự nhiên, với diện tích là 28 km
2
, có độ dốc
tương đối bình địa, xen lẫn đồi núi, có 18 hệ thống kênh mương tưới tiêu tạo điều
kiện thuận lợi cho xã phát triển Nông, lâm, thuỷ sản.
Trong những năm gần đây, do đường giao thông thuận lợi lại nằm tiếp giáp
với nhiều vùng kinh tế trọng điểm nên ở xã xuất hiện thêm nhiều khu công nghiệp,
khu chế xuất, đặc biệt là chế biến các loại nông sản nhiều nhất là vải thiều. Bên
cạnh những tác động thuận lợi cho người nông dân thì các việc xây dựng các khu
công nghiệp cũng làm cho người nông dân mất đi nguồn tư liệu để sản xuất mà
75% người dân nơi đây sống bằng nghề nông nghiệp cùng với đó trình độ học vấn
của người dân còn nhiều hạn chế; do vậy họ gặp rất nhiều khó khăn trong việc thay
đổi cơ cấu ngành nghề mới, nhiểu gia đình rơi vào cảnh nghèo đói . Vì vậy, việc hỗ
trợ việc làm cho người dân bị mất đất trở lên hết sức cần thiện để họ nhanh chóng
SVTH: Nguyễn Thị Ngân Lớp: Đ3CT3
4
Tiểu luận Trợ giúp xã hội Th.s Nguyễn Trung Hải
vượt qua khó khăn do mất đất, học được ngành nghề mới để nhanh chóng ổn định
cuộc sống.
1.2 Thực trạng việc sử dụng tiền bồi thường thu hồi đất của người nông dân
xã Cẩm Lý .
Trước khi tìm hiểu các hoạt động nhằm hỗ trợ việc làm cho người nông dân bị
thu hồi đất nông nghiệp tại xã Cẩm Lý. Chúng ta sẽ tìm hiểu những hạn chế của
công tác bồi thường thu hồi đất và mục đích sử dụng tiền của người dân để thấy rõ
hơn những bất cập đang đặt ra đối với vấn đề này.
Bảng số liệu dưới đây sẽ cho chúng ta thấy rõ hơn mục đích sử dụng tiền bồi
thường thu hồi đất của người nông dân.
Thứ tự Mục đích sử dụng tiền bồi thường thu hồi đất nông
nghiệp của người dân
Tỷ lệ %
1 Xây nhà 57,5
2 Mua đồ dùng 8,72
3 Đầu tư cho sản xuất phi nông nghiệp 1,27
4 Đầu tư cho học nghề 2,55
5 Gửi tiết kiệm 18,2
6 Khác 11,76
( Theo Điều tra của Đại học Kinh tế Quốc dân)
Nhìn vào bảng số liệu trên cho ta thấy: Phần lớn số tiền bồi thường thu
hồi đất người dân sử dụng để xây nhà chiếm 57,5 %; trong khi việc đầu tư vào sản
xuất phi nông nghiệp chỉ chiếm có 1,27%; đầu tư cho học nghề chiếm 2,55%; sử
dụng mua đồ dùng chiếm 8,72%; dùng để gửi tiết kiệm chiếm 18,2%; dùng vào
việc khác chiếm 11,76% lần lượt gấp 45,28 lần; 22,55 lần; 6,6 lần; 3,16 lần; 4,89
lần.
Như vậy, tuy chính sách thu hồi đất nông nghiệp, bồi thường giải phóng mặt
bằng, hỗ trợ tái định cư đã được đổi mới, hoàn thiện, đảm bảo người nông dân
SVTH: Nguyễn Thị Ngân Lớp: Đ3CT3
5
Tiểu luận Trợ giúp xã hội Th.s Nguyễn Trung Hải
được trả tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư xứng đáng với giá trị quyền sử dụng
đất nông nghiệp bị thu hồi theo cơ chế thị trường Nhưng ta thấy rằng một trong
những hạn chế chủ yếu trong cơ chế chính sách hỗ trợ hiện có của Nhà Nước cũng
như các doanh nghiệp chỉ ra là việc bồi thường, hỗ trợ đều dưới hình thức chi trả
trực tiếp tiền cho người dân bị thu hồi đất, người nông dân với khả năng quản lý tài
chính hạn chế, nhận được khoản tiền bồi thường lớn, đa số nông dân thường sử
dụng vào mục đích tiêu dùng để xây dựng, mua sắm chưa chú trọng vào việc dùng
tiền đầu tư sản xuất kinh doanh đến học nghề, chuyển đổi nghề hay thậm chí gửi
tiền vào ngân hàng để lấy lãi suất tiêu dần trong tương lai. Trong khi đất nông
nghiệp bị thu hồi, không còn tư liệu sản xuất, người dân không biết làm gì để sống,
thường kéo nhau lên thành phố làm thuê tự phát dẫn đến mất ổn định an ninh, dễ
phát sinh tệ nạn xã hội, đời sống của nhân dân gặp nhiều khó khăn.
2. Hoạt động đào tạo nghề cho người nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp tại
xã Cẩm Lý–Lục Nam–Bắc Giang.
Trích đoạn phỏng vấn sâu giả định Ông Phạm Thanh Tùng, chủ tịch UBND
xã Cẩm Lý:
SV: Chào ông, xin ông cho biết đánh giá của mình tình hình đào tạo nghề cho
nông dân bị thu hồi đất tại xã hiện nay?
Ông Tùng: Như mọi người đã biết, người nông dân có duy nhất đất nông
nghiệp là công cụ sản xuất, khi bị thu hồi rồi thì người ta không còn công cụ sản
xuất nữa. Chính vì vậy mà nhu cầu chuyển đổi việc làm là rất cần thiết.
SV:Vâng thưa ông, xin ông cho biết những khó khăn của việc đào tạo nghề
cho người nông dân bị thu hồi đất tại xã hiện nay?
Ông Tùng: Việc đào tạo nghề cho nông dân bị thu hồi đất hiện nay gặp rất
nhiều khó khăn.
SVTH: Nguyễn Thị Ngân Lớp: Đ3CT3
6
Tiểu luận Trợ giúp xã hội Th.s Nguyễn Trung Hải
Đầu tiên là phải kể đến việc người nông dân còn chưa biết cách sử dụng số
tiền bồi thường một cách có hiệu quả, chưa đúng mục đích. Nhận thức của người
lao động còn ỷ lại vào chính sách hỗ trợ Nhà nước, vào tiền đền bù mà chưa tự
mình tìm kiếm việc làm
Thứ hai, là cơ sở đào tạo tại địa bàn còn chưa có hoặc là cơ sở vật chất
không đáp ứng được nhu cầu đào tạo.
Thứ ba, là đội ngũ cán bộ giảng viên trình độ chuyên môn còn kém,trang thiết
bị chưa đáp ứng được nhu cầu.
Thứ tư, là trình độ học vấn của người dân còn thấp, chưa quen với tác phong
công nghiệp do vậy mà không đáp ứng được nhu cầu của các công ty.
SV:Vâng, xin ông cho biết cán bộ xã đã có giải pháp gì để giải quyết những
khó khăn trên chưa?
Ông Tùng: Chúng tôi dự định là sẽ xin vốn đầu tư của các cấp trên đồng thời
kêu gọi sự hỗ trợ của các dự án và doanh nghiệp trên địa bàn xã để có đủ nguồn
vốn cho việc đào tạo. Bên cạnh đó,tăng cường công tác tuyên truyền, định hướng
cho người dân biết cách sử dụng vốn và nhận thức được vai trò quan trọng của
việc đào tạo nghề.
SV: Vâng cảm ơn ông đã trả lời phỏng vấn.Chào ông!
Từ việc đánh giá và xác định số lao động khu vực thu hồi đất nông nghiệp bị
ảnh hưởng để có kế hoạch đào tạo sử dụng lao động (số hộ gia đình bị thu hồi đất
nông nghiệp chia theo diện tích đất bị thu hồi; lao động chia theo độ tuổi trình độ,
giới tính; tình trạng việc làm; nhu cầu đào tạo lao động và nhu cầu tuyển dụng của
các doanh nghiệp trên địa bàn ). Ban lãnh đạo xã đã đưa ra kế hoạch tổ chức, chỉ
đạo, tuyên truyền hướng dẫn cho người lao động ở các địa phương nhận thức được
vai trò quan trọng của việc học nghề cũng như các chính sách hỗ trợ nghề của địa
SVTH: Nguyễn Thị Ngân Lớp: Đ3CT3
7
Tiểu luận Trợ giúp xã hội Th.s Nguyễn Trung Hải
phương đối với những người dân gặp khó khăn do việc thu hồi đất để khuyến
khích người dân tham gia nhiệt tình hơn.
Trích đoạn phỏng vấn sâu giả định bác Lê thị Mơ, một người dân bị thu hồi
đất:
SV: Chào bác, xin bác cho biết suy nghĩ của mình về việc bị thu hồi đất?
Bác Mơ: Chị biết rùi đấy, người nông dân như chúng tôi quanh năm chỉ biết
bám vào mảnh đất để sinh sống đã bao nhiêu năm nay, giờ không còn đất nữa
chúng tôi biết làm gì để sinh sống đây ?
SV: Dạ thưa bác, thế số tiền được bồi thường bác đã sử dụng như thế nào?
Bác Mơ: Số tiền đó ư, tôi mua xe máy, xây cái công trình phụ có còn lại được
bao nhiêu đâu chứ! Hết đất bây giờ lại hết cả tiền,tôi chẳng biết phải làm gì?
SV: Vâng, thế bác có mong muốn gì muốn đề đạt lên cấp trên về vấn đề này?
Bác Mơ: Tôi mong các cấp chính quyền sẽ mở các lớp đào tạo nghề cho
chúng tôi có cái nghề mới để không phải bám vào mảnh đất , con trâu, cái cày nữa
nhất là cho thằng Tèo nhà tui có cái việc làm không thì nó suốt ngày quanh quẩn ở
mấy cái quán chát chít. Và nếu có thể thì cấp cho chúng tôi 1 số vốn để buôn bán
hay nuôi trồng thì tốt quá, chứ cứ như thế này chúng tôi chỉ có đường bỏ quê lên
thành phố làm thuê thôi. Tôi mong chị phản ánh nguyện vọng của chúng tôi đến
các cấp chính quyền.
SV: Vâng, cảm ơn bác đã trả lời phỏng vấn, cháu chào bác!
Dưới đây là bảng số lượng người dân tham gia học nghề phân theo ngành
nghề và giới tính:
STT Ngành nghề đào tạo Số lượng đào Tỷ lệ %
SVTH: Nguyễn Thị Ngân Lớp: Đ3CT3
8
Tiểu luận Trợ giúp xã hội Th.s Nguyễn Trung Hải
tạo(người)
1 May 55 27.5
2 Giầy da 25 12.5
3 Mây, tre, đan 45 22.5
4 Sửa chữa xe máy 35 17.5
5 Điện tử 40 20
Tổng 200 100
(Theo Kết quả điều tra giả định)
STT Ngành nghề
đào tạo
Giới tính Tỷ lệ % Tổng(%)
Nam Nữ Nam Nữ
1 May 10 45 18.19 81.81 100
2 Giấy da 5 20 20 80 100
3 Mây, tre ,đan 20 25 44.44 55.56 100
4 Sửa chữa xe
máy
31 4 88.5
7
11.43 100
5 Điện tử 34 6 85 15 100
( Theo Kết quả điều ta giả định )
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy giữa các loại hình ngành nghề thì chúng ta
có thể thấy sự khác nhau cả về số lượng và giới tính.
Trong đó:
_ Nghề may là nghề có số lượng người học nhiều nhất 55 (người) chiếm
27,5% trong tổng số người học; trong đó nam giới chiếm 18.49%, nữ giới chiếm
81.81%.
_ Đứng thứ 2 là nghề mây, tre , đan 45( người) chiếm 22.5% trong tổng số
người học; trong đó nam giới chiếm 44.44%, nữ giới chiếm 55.56%.
_ Đứng thứ 3 là nghề điện tử 40 (người) chiếm 20% trong tổng số người học;
trong đó nam giới chiếm 85%, nữ giới chiếm 15%.
_ Đứng thứ 4 là nghề sửa chữa xe máy 35(người) chiếm 17,5% trong tổng số
người học; trong đó nam giới chiếm 88.57%, nữ giới chỉ chiếm 11,43%.
SVTH: Nguyễn Thị Ngân Lớp: Đ3CT3
9
Tiểu luận Trợ giúp xã hội Th.s Nguyễn Trung Hải
_ Đứng thứ 5 là nghề giầy da 25( người) chiếm 12,5% trong tổng số người
học; trong đó nam giới chiếm 20%, nữ giới chiếm 80%.
Như vậy, ta có thể thấy số lượng người học nghề may chiếm tỷ lệ cao nhất
mà hầu hết là nữ giới. Nguyên nhân là do :
+ Hầu hết phụ nữ ở xã bị thu hồi đất đều sống chủ yếu bằng nghề nông
nghiệp, trình độ học vấn còn nhiều hạn chế, thích học nghề may vì nghề này đào
tạo trong một thời gian tương đối ngắn và kĩ thuật thường giản đơn, dễ học.
+ Một số phụ nữ đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực này.
+ Bên cạnh đó có một số lượng học sinh nữ đã tốt nghiệp phổ thông là con
cái của các gia đình bị thu hồi đất trên địa bàn có nhu cầu học nghề may.
+ Trên địa bàn đang có nhiều công ty may tuyển dụng lao động, do vậy họ có
nhiều cơ hội để kiếm được việc làm hơn.
_ Nghề mây, tre , đan là nghề có số lượng người học đứng thứ hai và số lượng
người học là nam giới và nữ giới là xấp xỉ nhau. Vì đây là nghề truyền thống của
người dân nơi đây, họ có nhiều kinh nghiệm trong nghề này. Và có số lượng lớn
người lao động quá tuổi tuyển dụng (trên 35 tuổi - độ tuổi khó thích nghi với môi
trường lao động mới) thì sẽ thích hợp hơn với nghề truyền thống này hơn là việc
học thêm những nghề mới.
_ Nghề điện tử là nghề có số lượng người học đứng thứ ba, nghề sửa chữa xe
máy đứng thứ tư và cả hai đều có người học chủ yếu là nam giới. Vì nghề này rất
thích hợp và có sức hấp dẫn với những học viên nam mà chủ yếu là con cái của các
gia đình bị mất đất, nó đòi hỏi phải nắm bắt các kĩ thuật và công nghệ mới. Nếu lực
lượng lao động này được đào tạo tốt sẽ cung cấp nhân lực cho các công ty điện tử
mới xuất hiện tại địa phương.
_ Nghề giầy da là nghề có số lượng người học ít nhất, và chủ yếu là nữ giới vì
nghề này có thường có thu nhập thấp hơn so với các nghề khác và phù hợp với nữ
giới hơn.
SVTH: Nguyễn Thị Ngân Lớp: Đ3CT3
10
Tiểu luận Trợ giúp xã hội Th.s Nguyễn Trung Hải
3. Những kết quả đã đạt được và hạn chế của hoạt động đào tạo nghề đối với
người nông dân bị thu hồi đất tại xã Cẩm Lý_Lục Nam_Bắc Giang.
Sau khi được đào tạo nghề, nhiều người nông dân bi thu hồi đất đã kiếm được
việc làm mới và thu nhập của họ và gia đình được cải thiện đáng kể. Bảng số liệu
dưới đây sẽ cho chúng ta thấy rõ hơn những thành tựu đạt được của công tác này:
STT Ngành nghề đào
tạo
Số lượng nam nữ đã tìm được
việc làm sau khi được đào
tạo(người)
Tỷ lệ % so với số
lượng nam nữ đã
được đào tạo
Nam Nữ Nam Nữ
1 May 5 40 50 88.89
2 Giầy da 1 11 20 55
3 Mây, tre, đan 12 22 60 88
4 Sửa chữa xe
máy
26 1 83.87 25
5 Điện tử 30 2 88.24 33.33
(Theo kết quả điều tra giả định)
Nhìn vào bảng số liệu trên cho ta thấy số lượng người tìm được việc làm sau
khi đào tạo là khá cao và có sự khác nhau giữa các ngành nghề và theo giới tính:
_ Đối với nam giới:
+ Nghề có số người đã tìm được việc làm nhiều nhất là nghề điện tử đạt
88.24% so với số lượng người đã được đào tạo trong ngành nghề đó.
+ Đứng thứ hai là nghề sửa chữa xe máy với số người đã tìm được việc làm
đạt 83.87% so với số lượng người đã được đào tạo trong ngành nghề đó.
+ Đứng thứ ba là nghề mây, tre, đan với số người đã tìm được việc làm đạt
60% so với số lượng người đã được đào tạo trong ngành nghề đó.
+ Đứng thứ tư là nghề may với số người đã tìm được việc làm đạt 50% so với
số lượng người đã được đào tạo trong ngành nghề đó.
SVTH: Nguyễn Thị Ngân Lớp: Đ3CT3
11
Tiểu luận Trợ giúp xã hội Th.s Nguyễn Trung Hải
+ Cuối cùng nghề có số người đã tìm được việc làm ít nhất là nghề giầy da
chiếm 20% so với số lượng người đã được đào tạo trong ngành nghề đó.
_ Đối với nữ giới:
+ Nghề có số người đã tìm được việc làm nhiều nhất là nghề may đạt 88.89%
so với số lượng người đã được đào tạo trong ngành nghề đó.
+ Đứng thứ hai là nghề mây, tre, đan với số người đã tìm được việc làm đạt
88% so với số lượng người đã được đào tạo trong ngành nghề đó.
+ Đứng thứ ba là nghề giầy da với số người đã tìm được việc làm đạt 55% so
với số lượng người đã được đào tạo trong ngành nghề đó.
+ Đứng thứ tư là nghề điện tử với số người đã tìm được việc làm đạt 33.33%
so với số lượng người đã được đào tạo trong ngành nghề đó.
+ Cuối cùng nghề có số người đã tìm được việc làm ít nhất là nghề sửa chữ xe
máy chiếm 25% so với số lượng người đã được đào tạo trong ngành nghề đó.
Nguyên nhân dẫn đến có sự khác nhau về số lượng nam nữ tìm được việc làm
theo loại hình ngành nghề là do tính chất của mỗi công việc, mỗi công việc có
những đòi hỏi khác nhau và thích hợp với nam hoặc với nữ. Như nghề điện tử, sửa
chữa xe máy thì thích hợp hơn đối với nam giới, vì nghề này đòi hỏi phải có sự tư
duy sáng tạo, sự nhanh nhạy trong việc tiếp cận với khoa học kĩ thuật, …Còn đối
với những nghề như nghề may; nghề mây, tre, đan; giầy da thì lại thích hợp với nữ
giới hơn việc những nghề này đòi hỏi sự khéo léo, kiên trì, sự chăm chỉ cần cù…
Nhưng nhìn chung, số lường người tìm được việc làm sau đào tạo là khá cao. Như
vậy, mục đích của việc đào tạo cơ bản là đã đạt được những thành tựu nhất định.
Để thấy rõ hơn những kết quả đạt được của chính sách hỗ trợ việc làm nói
chung và hoạt động đào tạo nghề nói riêng, ta xem xét bảng số liệu về thu nhập của
người dân trước và sau khi tìm được việc làm như sau:
SVTH: Nguyễn Thị Ngân Lớp: Đ3CT3
12
Tiểu luận Trợ giúp xã hội Th.s Nguyễn Trung Hải
Ngành nghề đào tạo Thu nhập bình
quân của
người dân trước
khi có
việc làm
(1000vnđ/tháng)
Thu nhập bình
quân của
người dân sau
khi có
việc làm
(1000vnđ/tháng)
Số thu nhập
tăng
lên(lần)
May 500 1300 2.6
Giầy da 400 1000 2.5
Mây, tre, đan 600 1550 2.58
Sửa chữa xe máy 750 2000 2.67
Điện tử 900 2500 2.78
(Theo kết quả điều tra giả định)
Nhìn vào bảng số liệu trên, ta thấy thu nhập bình quân hàng tháng của người
dân trước khi tìm được việc và sau khi tìm được việc được tăng lên đáng kể ở tất
cả các ngành nghề đã được đào tạo.Trong đó, nghề điện tử là nghề có số lần tăng
thu nhập từ trước khi tìm được việc làm và sau khi tìm được việc làm cao nhất gấp
2.78(lần), thứ hai là nghề sử chữa xe máy tăng gấp 2.67(lần), thứ ba là nghề mây,
tre ,đan tăng gấp 2.58(lần), thứ tư là nghề may tăng gấp 2.6(lần), cuối cùng là nghề
có số lần tăng ít nhất 2.5(lần) là nghề giầy da.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được hoạt động đào tạo nghề còn
tồn tại một số hạn chế như sau:
_ Còn tồn tại một bộ phận không nhỏ người dân bị thu hồi đất gặp khó khăn
trong việc chuyển nghề và tìm kiếm việc làm mới là do không đáp ứng được yêu
cầu về tay nghề. Hơn nữa, số người lao động quá tuổi tuyển dụng (trên 35 tuổi - độ
tuổi khó thích nghi với môi trường lao động mới) còn chiếm tỷ lệ cao.
_ Do cuộc sống còn khó khăn, nhiều nông dân không có điều kiện được theo
học hết THPT, chưa nói tới cao đẳng, Đại học, nhiều người còn mù chữ nên việc
tiếp thu khoa học kỹ thuật và học nghề còn hạn chế.
SVTH: Nguyễn Thị Ngân Lớp: Đ3CT3
13
Tiểu luận Trợ giúp xã hội Th.s Nguyễn Trung Hải
_ Nhiều người dân còn chưa nghiêm túc trong quá trình học nghề, bên cạnh đó
chất lượng đào tạo cũng như trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo viên còn
nhiều hạn chế. Vì vậy mà khi kết thúc khóa đào tạo họ không đáp ứng được các
yêu cầu về tay nghề, kiến thức, tác phong mà các doanh nghiệp đặt ra, do vậy
mà không tìm được việc làm.
_ Đời sống của một bộ phận nhỏ người dân vẫn phụ thuộc vào nông nghiệp,
hoặc phải làm nhưng công việc có thu nhập thấp. Do vậy đời sống còn gặp rất
nhiều khó khăn.
_Việc miễn học phí hoặc hỗ trợ tiền học phí còn nhiều hạn chế, do vậy mà
nhiều người dân không có điều kiện để học nghề.
4. Những giải pháp, kiến nghị để khắc phục những hạn chế của hoạt động đào
tạo nghề tại xã Cẩm Lý_Lục Nam_Bắc Giang.
_ Tăng cường hoạt động đào tạo nghề bằng cách
+ Trước hết là phải tăng cường nguồn vốn đầu tư cho hoạt đông đào tạo nghề
cho người dân bị thu hồi đất như kêu gọi sự hỗ trợ của Nhà nước và sự đầu tư từ
chủ đầu tư các dự án. Đó sẽ là một nguồn tài chính đáng kể để phát triển đào tạo
nghề cho người dân bị thu hồi đất canh tác trên địa bàn .
+ Thực hiện xã hội hóa đào tạo nghề theo hướng khuyến khích việc xây
dựng các cơ sở đào tạo nghề ngoài công lập.
+ Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư sản xuất thành lập các cơ sở đào
tạo nghề, liên kết đào tạo. Đồng thời, khuyến khích các cơ sở đào tạo nghề năng
động, chủ động hơn trong việc tạo lập nguồn thu nhập, chủ động khai thác nguồn
tài trợ. Tăng cường hợp tác giữa các cơ sở đào tạo nghề.
+ Đẩy mạnh thông tin tuyên truyền và nâng cao hơn nữa vai trò của các đơn vị
đoàn, hội tại địa phương nhằm phổ biến các chính sách ưu đãi của Nhà nước,
thành phố về hỗ trợ người dân học nghề, để người dân nằm trong diện bị thu hồi
SVTH: Nguyễn Thị Ngân Lớp: Đ3CT3
14
Tiểu luận Trợ giúp xã hội Th.s Nguyễn Trung Hải
đất canh tác hiểu rõ được ý nghĩa của công tác đào tạo nghề nhằm chuyển đổi nghề
nghiệp, giúp họ yên tâm với cuộc sống mới.
+Tăng cường hỗ trợ tiền học phí, miễn phí để khuyến khích người dân tích
cực tham gia học nghề.Tìm hiểu nhu cầu học nghề của người dân, để có thể đáp
ứng một cách có hiệu quả nhất.
_ Tăng cường chất lượng và số lượng hoạt động đào tạo nghề.
+ Đa dạng hoá các loại hình trường lớp đào tạo, thực hiện người học nghề và
người sử dụng lao động cùng đóng góp kinh phí theo phương thức nhà nước và
nhân dân cùng làm. Cần chú trọng đặc biệt tới tăng dần tỷ trọng đầu tư cho đào tạo
nghề dài hạn
+ Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho nông dân thì bản thân cơ sở đào tạo
nghề này phải phát huy nội lực và sự giúp đỡ của cơ quan quản lý Nhà nước.
Chẳng hạn tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề… Thực hiện chủ
trương xã hội hoá và sự tham gia của DN trong việc đào tạo nghề, rồi đến việc cải
tiến trương trình giảng dạy, nâng chuẩn của giáo viên. Đồng thời các cơ sở đào tạo
và người nông dân phải tiếp cận gần hơn với thị trường lao động.
+ Yêu cầu hoặc khuyến khích các doanh nghiệp đóng tại địa phương, đặc biệt
là doanh nghiệp sử dụng đất thu hồi ưu tiên sử dụng lao động địa phương.
+Tăng cường liên kết với các công ty, doanh nghiệp để tạo việc làm cho
người lao động.
+ Lập quỹ hỗ trợ đào tạo nghề; tăng cường tư vấn dịch vụ hướng nghiệp và
dạy nghề, nhất là đối tượng 15-30 tuổi, đồng thời đào tạo tại chỗ chuyển đổi nghề
đối với lao động trên 35 tuổi với những công việc không đòi hỏi kỹ năng phức tạp.
IV.Kết luận
Viêc thu hồi đất để chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất
công nghiệp, sản xuất dịch vụ; mở rộng khu đô thị; xây dựng kết cấu hạ tầng ở
SVTH: Nguyễn Thị Ngân Lớp: Đ3CT3
15
Tiểu luận Trợ giúp xã hội Th.s Nguyễn Trung Hải
Việt Nam nói chung và ở xã Cẩm Lý nói riêng là một quy luật tất yếu và phù
hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình CNH-HĐH đất nước. Bên
cạnh mặt tốt là đáp ứng nhu cầu cho phát triển của đất nước thì nó cũng gây ra
không ít khó khăn cho người nông dân, nhất là vấn đề việc làm. Do vậy, chính
sách hỗ trợ việc làm nói chung và hoạt động đào tạo nghề cho người nông dân
bị thu hồi đất nông nghiệp là vô cùng cần thiết để người nông dân nhanh chóng
ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế.
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Giáo trình Trợ giúp xã hội_Trường đại học Lao Động Xã Hội_NXB Lao
Động _Xã Hội.
2. Báo Bắc Giang.
3.
4. VOV.New
SVTH: Nguyễn Thị Ngân Lớp: Đ3CT3
16