Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Thực hiện pháp luật về người khuyết tật từ thực tiễn Thành phố Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (681.43 KB, 83 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
k HỌC XÃ HỘI
HỌC VIỆN KHOA

NGUYỄN THỊ HẬU PHƯỢNG

THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ NGƯỜI KHUYẾT TẬT
TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Mã số

: 60.38.01.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:PGS.TS. Hoàng Văn Nghĩa

Hà Nội, 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào, các thông tin trích
dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn

NGUYỄN THỊ HẬU PHƯỢNG


MỤC LỤC


MỞ ĐẦU...................................................................................................................................... 1

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGƯỜI KHUYẾT TẬT VÀ
THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ NGƯỜI KHUYẾT TẬT......................................10
1.1 Khái niệm chung về người khuyết tật..................................................................10
1.2. Pháp luật quốc tế về người khuyết tật ...................................................................17
1.3 Pháp luật quốc gia về người khuyết tật

27

1.4. Thực hiện pháp luật về người khuyết tật...............................................................31
Chương 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ NGƯỜI
KHUYẾT TẬT Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY .........................................41
2.1. Thực trạng người khuyết tật trên địa bàn thành phố Hà Nội ................................41
2.2. Nội dung thực hiện pháp luật về người khuyết tật trên địa bàn Thành phố Hà
Nội

............................................................................................................................43

2.3. Thực tiễn thực hiện pháp luật về người khuyết tật tại Thành phố Hà Nội

45

2.4. Kết quả của hoạt động thực hiện pháp luật về người khuyết tật tại Thành phố
Hà Nội ..........................................................................................................................46
2.5. Những hạn chế và nguyên nhân của thực hiện pháp luật về người khuyết tật
trên địa bàn Thành phố Hà Nội ....................................................................................56
Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THỰC HIỆN PHÁP
LUẬT VỀ NGƯỜI KHUYẾT TẬT Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY..............60
3.1. Quan điểm tăng cường hiệu quả thực hiện pháp luật về người khuyết tật............60

3.2. Một số giải pháp tăng cường thực hiện pháp luật về người khuyết tật .................61
KẾT LUẬN .................................................................................................................74
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................76


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ASEAN

: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

CRPD

: Công ước quốc tế về các quyền của người khuyết tật

ESCAP

: Ủy ban Kinh tế và Xã hội Liên hợp quốc Khu vực châu Á- Thái Bình
Dương

HRBA

: Cách tiếp cận dựa trên quyền con người (a human rights based
approach)

ICCPR

: Công ước quyền dân sự và chính trị

ICESCR


: Công ước quyền kinh tế, xã hội và văn hóa

ILO

: Tổ chức Lao động Quốc tế

Nxb

: Nhà xuất bản

LHQ

: Liên hợp quốc

UNESCO : Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc
UN

: United Nations

UNDP

: Chương trình Phát triển Liên hợp quốc

WHO

: Tổ chức Y tế thế giới


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Cơ cấu theo giới tính của NKT ............................................................ 41

Bảng 2.2. Các dạng khuyết tật .............................................................................. 42
Bảng 2.3. Mức độ khuyết tật................................................................................. 42
Bảng 2.4. NKT còn khả năng lao động ................................................................ 48
Bảng 2.5. Trình độ học vấn của NKT................................................................... 50
Bảng 2.6. NKT được cấp thẻ bảo hiểm ................................................................ 52


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một quốc gia thành viên tích cực của các công ước quốc tế về
quyền con người, bao gồm hai Công ước quan trọng được Liên hợp quốc (LHQ)
thông qua vào năm 1966 và Việt Nam phê chuẩn năm 1982, đó là: Công ước quốc
tế về quyền dân sự, chính trị (ICCPR), Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã
hội và văn hóa (ICESCR), đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về quyền của người
khuyết tật (năm 2007). Nhà nước Việt Nam luôn chăm lo, quan tâm đặc biệt đến
quyền của các nhóm DBTT, trong đó có NKT, thông qua việc ghi nhận, tôn trọng
và thực hiện tận tâm, hiệu quả và có trách nhiệm đối với các nghĩa vụ quốc tế và
các quy định về quyền con người. Sự thay đổi nhận thức từ NKT chỉ được coi là
những đối tượng chính sách, những người bệnh, hay nhóm xã hội, sang là chủ thể
thụ hưởng đầy đủ của các quyền con người, trong hệ thống luật, chính sách và thực
tiễn, đã và đang mang lại những chuyển biến lớn trong luật pháp quốc gia và quốc
tế và việc tôn trọng, bảo đảm và thực hiện các quyền con người của NKT.
Ở Việt Nam, người khuyết tật là một trong những nhóm đối tượng xã hội
được Đảng và nhà nước đặc biệt quan tâm trong quá trình phát triển. Hỗ trợ người
khuyết tật khắc phục khó khăn, hòa nhập xã hội, góp phần vào công cuộc xây dựng
đất nước là trách nhiệm pháp lý của nhà nước, xã hội. Tinh thần đó thể hiện trong
Nghị quyết Đại hội Đảng; Sác lệnh; Nghị định; Hiến pháp các năm 1946,
1959,1980,1992, Hiến pháp 1992(sửa đổi 2001), Luật Người khuyết tật năm 2010...
Sự hiện diện của vấn đề người khuyết tật trong nội dung các Hiến pháp Việt Nam
đã cho thấy tầm quan trọng của vấn đề này đối với xã hội Việt Nam. Hiến pháp đã

khẳng định: “Nhà nước tạo bình đẳng về cơ hội để công dân thụ hưởng phúc lợi xã
hội, phát triển hệ thống an sinh xã hội, có chính sách trợ giúp người cao tuổi,
người khuyết tật, người nghèo và người có hoàn cảnh khó khăn khác” [24], “Nhà
nước ưu tiên phát triển giáo dục ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu
số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; ưu tiên sử dụng, phát
triển nhân tài; tạo điều kiện để người khuyết tật và người nghèo được học văn hóa
và học nghề.” [24].
1


Cụ thể hóa các quan điểm của Đảng, quy định của Hiến pháp, Luật người
khuyết tật năm 2010 cùng với hệ thống các Bộ luật cũng như luật chuyên ngành
quy định chứ những quy phạm liên quan tới người khuyết tật như: Luật người
khuyết tật, Bộ Luật lao động, Bộ Luật Dân sự, Bộ Luật Hình sự, Luật Giáo dục,
Luật Bình đẳng giới, Luật Bảo vệ và chăm sóc, giáo dục trẻ em, Luật công nghệ
thông tin... và nhiều văn bản hướng dẫn thi hành luật các quy định liên quan tới
người khuyết tật của các Luật chuyên ngành của Chính phủ, các Bộ, ngành và các
địa phương đã ban hành, tạo ra cơ sở pháp lý cũng như những điều kiện cho người
khuyết tật thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình trong mọi lĩnh vực kinh tế, chính
trị và văn hóa.
Việc thực hiện pháp luật về người khuyết tật diễn ra ở tất cả các tỉnh thành
trên phạm vi toàn quốc. Tại Hà Nội Thủ đô của nước Việt Nam có nền chính trịkinh tế- văn hóa phát triển.Vì vậy, Thành phố Hà Nội luôn dành những quan tâm
nhất định tới người khuyết tật cũng như chủ trương chính sách pháp luật về người
khuyết tật ngày được quan tâm cũng như ưu tiên phát triển. Trong những năm thực
hiện Luật về người khuyết tật cũng như Hiến pháp, Bộ luật, luật, thông tư, các văn
bản hướng dẫn thi hành của Chính phủ,các bộ ngành, UBND Thành phố Hà Nội
luôn đi đầu trong việc triển khai và thực hiện chính sách pháp luật về người khuyết
tật luật định cũng như đề ra nhiều hoạt động, chính sách phù hợp với người khuyết
tật tại Thành phố Hà Nội.
Việc làm này giúp cho pháp luật về người khuyết tật ngày càng đi vào thực

tiễn đời sống và các chính sách cho người khuyết tật được thực hiện hiệu quả giúp
cho người khuyết tật có được điều kiện tốt nhất để thể hòa nhập với cộng đồng.
Tuy nhiên việc thực hiện pháp luật về người khuyết tật trên Thành phố Hà Nội còn
nhiều khó khăn nhất là trong vấn đề huy động các nguồn lực từ xã hội trợ giúp họ
hoà nhập cộng đồng cũng như phát huy tiềm năng của chính người khuyết tật đo là
những khó khăn về: Nhận thức của xã hội về vấn đề người khuyết tật còn hạn chế;
Sự thiếu đồng bộ trong hệ thống chính sách khiến nhiều người khuyết tật gặp trở
ngại hoà nhập; các cơ chế để thực hiện pháp luật còn nhiều bất cập chưa có sự đồng
bộ và thiếu hiệu quả cao; huy động sự ủng hộ từ bản thân nội lực các cơ quan tổ
chức trong nước chưa nhiều; chưa biết sử dụng có hiệu quả nguồn ủng hộ từ các tổ
2


chức quốc tế mà nguyên nhân chính là do năng lực quản lý; điều kiện giao thông
chưa tiếp cận; các chính sách an sinh xã hội như giáo dục, y tế, việc làm còn chưa
đi vào chiều sâu và hiệu quả; bản thân nhiều người khuyết tật còn chưa khẳng định
được tiếng nói của chính mình trong xã hội do mặc cảm, tự ti…
Từ những lý do trên, việc nghiên cứu: “Thực hiện pháp luật về người khuyết
tật từ thực tiễn Thành phố Hà Nội” làm luận văn thạc sĩ của mình góp phần làm
rõ cả về lý luận và thực tiễn từ đó đưa ra những kiến nghị và giải pháp đảm bảo
việc thực hiện pháp luật về người khuyết tật tại Thành phố Hà Nội nói riêng và cả
nước nói chung.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Việc thực hiện pháp luật về người khuyết tật diễn ra ở rất nhiều lĩnh vực liên
quan tới nhiều Bộ, ngành, các cấp chính quyền vì vậy có rất nhiều những nghiên
cứu, đánh giá trong quá trình tổ chức và hoạt động thực hiện pháp luật về người
khuyết tật.
Quyền con người của các nhóm dễ bị tổn thương nói chung và quyền của
người khuyết tật nói riêng luôn là một đề tài được nghiên cứu, tiếp cận và phân tích

từ nhiều góc độ khác nhau, đặc biệt từ phương diện cách tiếp cận dựa trên quyền
con người, pháp luật và chính sách nói chung cũng như pháp luật về quyền con
người nói riêng. Hàng loạt các công trình nghiên cứu đã đề cập khái quát, tổng thể
và nhiều chiều về quyền con người nói chung và quyền của người khuyết tật nói
riêng. Đáng chú ý là các công trình nghiên cứu của các chuyên gia luật và quyền
con người, đó là:
- GS. Võ Khánh Vinh (2010), chủ biên, Quyền con người tiếp cận đa ngành
và liên ngành luật học , Nxb KHXH .H. Trong công trình nghiên cứu này, các tác
giả đã phân tích và làm rõ đặc trưng và nội dung cơ bản của khoa học về quyền con
người từ cách tiếp cận đa ngành và liên ngành luật học. Công trình đã làm nổi bật
được khái niệm, nội hàm và đặc điểm của các quyền con người, trong đó có các
quyền của các nhóm dễ bị tổn thương bao gồm quyền của người khuyết tật.
- GS.TS. Nguyễn Đăng Dung - Vũ Công Giao – Lã Thanh Tùng (Đồng chủ
biên) (2011), Giáo trình Lý luận và pháp luật về quyền con người, tái bản lần thứ
3


nhất có sửa đổi, bổ sung, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. Các tác giả đã làm rõ
những khía cạnh về lý luận và pháp luật, nhất là pháp luật quốc tế và quốc gia về
quyền con người, bao gồm một số chương, phần và nội dung trực tiếp đề cập đến
quyền của người khuyết tật như là nhóm DBTT.
- GS.TS. Tạ Ngọc Tấn, PGS.TS. Đặng Dũng Chí và PGS.TS. Hoàng Văn
Nghĩa (đồng chủ biên) ( 2016), Sách Thành tựu quyền con người ở Việt Nam 70
năm qua, Nxb Lý luận chính trị, H.,. Với hơn 500 trang được tiếp cận từ góc độ lý
luận và thực tiễn, đây là công trình nghiên cứu công phu và tương đối toàn diện sự
phát triển của các quyền con người, bao gồm các quyền về dân sự chính trị, kinh tế,
xã hội, văn hóa, quyền của các nhóm DBTT, bao gồm NKT, trong suốt 70 năm qua
kể từ khi lập hiến và lập pháp.
- Nguyễn Thị Báo (2008) “Hoàn thiện pháp luật về quyền của người khuyết
tật ở Việt Nam hiện nay”, Luận văn Tiến sĩ (Học viện Chính trị hành chính Quốc

gia Hồ Chí Minh). Tác giả đã phân tích và làm rõ khái niệm, bản chất và nội dung
cơ bản của quyền NKT và hệ thống pháp luật về NKT ở Việt Nam hiện nay.
- Các công trình nghiên cứu khác có liên quan từ góc độ phân tích thành tựu
và thực trạng của hệ thống pháp luật về NKT, bao gồm: Phạm Thị Trang (2016),
“Pháp luật về trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật – từ thực tiễn tại Thành phố
Hà Nội”, Luận văn Thạc sĩ (Đại học Quốc gia Hà Nội); Hồ Thị Trâm (2013),
“Pháp luật về việc làm cho người khuyết tật”, Luận văn Thạc sĩ (Trường Đại học
Luật Hà Nội); và Trần Thị Thúy (2012), “Chế độ giáo dục đối với người khuyết tật
ở Việt Nam”, Luận văn Thạc sĩ (Trường Đại học Luật Hà Nội), …đã tiếp cận từ
nhiều góc độ và lĩnh vực khác nhau liên quan đến NKT ở Việt Nam hiện nay.
- An sinh xã hội đối với lao động là người khuyết tật “Dự án” nâng cao năng
lực của các cơ quan và tổ chức chính quyền Việt Nam trong việc triển khai Nghị
quyết 15/NQTW về một số chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020;
Một số công trình nghiên cứu khác có liên quan tiếp cận NKT từ thực tiễn bảo đảm,
chỉ ra những thành tựu và hạn chế trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về
NKT. Cụ thể: “Báo cáo kết quả 5 năm thực hiện Luật người khuyết tật và Đề án
trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012- 2020 trên địa bàn thành phố Hà Nội”, Sở
Thương binh lao động và xã hội thành phố Hà Nội; “Kế hoạch Thực hiện trợ giúp
4


người khuyết tật thành phố Hà Nội giai đoạn 2013-2020”, Sở Thương binh lao
động và xã hội thành phố Hà Nội; Tạo việc làm cho Người khuyết tật-kinh nghiệm
từ một dự án quốc tế;Thái Ninh Thắng , “Sự cần thiết đưa chuyên đề của Người
khuyết tật ở Việt Nam vào giảng dạy trong chương trình các chuyên đề tự chọn
thuộc môn Luật Hiến pháp”, bài trích số 5 tạp chí Luật học, 2008;- Th.S Đỗ Thị
Dung, “ Chế độ chăm sóc sức khỏe người khuyết tật và phương hướng hoàn thiện”,
Tạp chí Luật học số 10/2013; và Th.S Đinh Thị Cẩm Hà, “Hoàn thiện các quy định
của Hiến pháp bảo đảm quyền của người khuyết tật”, Tạp chí Nghiên cứu Lập
pháp số 9(217) 5/2012.

Một số công trình nghiên cứu cũng đã tiếp cận NKT từ phương diện quyền
con người, đồng thời phân tích và so sánh các quy định của pháp luật quốc gia và
quốc tế về quyền của NKT. Đó là: Đinh Thị Cẩm Hà (2012), “Bảo vệ một số quyền
cơ bản của người khuyết tật. So sánh pháp luật Việt Nam với công ước Liên hợp
quốc về quyền của người khuyết tật”. Sách tham khảo, Thành phố Hồ Chí Minh,
Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh; Th.S Nguyễn Thị Báo, “Quyền của
người khuyết tật trong các văn kiện quốc tế về quyền con người”, Tạp chí Luật học
số 10/2007,TS Trần Thái Dương (Đại học Luật Hà Nội), “Phê chuẩn Công ước về
quyền của Người khuyết tật và việc thực thi nghĩa vụ thành viên công ước”, tạp chí
Cộng sản ngày 30/6/2015; - Eric Rosenthal và Viện Quốc tế bảo vệ quyền người
khuyết tật tâm thần thực hiện theo yêu cầu của UNICEF Việt Nam (tháng 12 năm
2009), “Quyền của trẻ em khuyết tật tại Việt - Đưa Luật pháp của Việt Nam phù
hợp với Công ước Liên Hiệp quốc về Quyền của Người khuyết tật”,… - Công ước
quốc tế về quyền của người khuyết tật, Văn phòng điều phối các hoạt động hỗ trợ
người tàn tật Việt Nam (NCCD), 2008; Bộ lao động thương binh và xã hội, (2013),
“Chiến lược INCHOEN nhằm “thực hiện hóa” cho người khuyết tật khu vực Châu
Á - Thái Bình Dương”, Nxb Lao động xã hội;
Tuy nhiên, cho tới nay chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu một các hệ
thống và đi sâu về việc thực hiện pháp luật về người khuyết tật, đặc biệt trên phạm
vi cụ thể: Thành phố Hà Nội.

5


2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Người khuyết tật, thực hiện pháp luật về người khuyết tật hay việc bảo đảm
quyền của người khuyết tật, luôn là một trong những chủ đề thời sự của các nhà lập
pháp, học giả và hoạt động thực tiễn trên toàn thế giới, đặc biệt là từ sau khi hệ
thống luật nhân quyền liên hợp quốc ra đời (đánh dấu bằng Tuyên ngôn Thế giới về
Nhân quyền năm 1948, 2 Công ước 1966 và 2 Nghị định thư của Công ước

ICCPR). Đã có hàng chục ngàn các công trình nghiên cứu về người khuyết tật,
quyền của người khuyết tật và việc thực thi pháp luật quốc tế, khu vực và quốc gia
về NKT. Điển hình là công trình nghiên cứu “the UN Convention on the Rights of
Persons with Disabilities: European and Scanadivian Perspectives” do tác giả
Gerard Quinn (chủ biên, 2009) đã cung cấp cách tiếp cận của các quốc gia phát
triển ở châu Âu và Bắc Âu về xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính
sách và thực tiễn bảo đảm các quyền của NKT..:
Tác phẩm, “The development of disability rights under international law:
from charity to human rights”, của tác giả Arlene S. Kanter, Abingdon, Rougtlege
Publishers, 2015, đã phân tích và làm rõ những khía cạnh luật pháp quốc tế, nhất là
luật nhân quyền quốc tế, quy định về NKT và quyền của NKT.
Giáo trình nhân quyền quốc tế (Textbook on international human rights),
Rohna K.M. Smith, Nxb Đại học Oxford, phân tích và làm rõ nội hàm, khái niệm
và đặc trưng của các quyền của DBTT trong đó có NKT,…
Công trình nghiên cứu “ASEAN and the convention on the rights of persons
with disabilities: using international law to promote social and economic
development” của tác giả Carole J. Petersen đã phân tích những quy định của luật
quốc tế cũng như các cơ chế, thiết chế của ASEAN trong việc bảo đảm quyền của
những người khuyết tật.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Trên cơ sở tìm hiểu về cơ sở lý luận chung về nhà nước cũng như pháp luật
người khuyết tật dựa trên những hiểu biết và thực trạng của việc thi hành pháp luật
người khuyết tật ở nước ta hiện nay cũng như trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Từ
đó đưa ra những cái nhìn khái quát từ những hạn chế trên cơ sở đó đưa ra những cơ
sở pháp lí cũng như những giải pháp nhằm hoàn thiện hơn hệ thống cơ sở pháp luật
6


về người khuyết tật và nâng cao hiệu quả của việc thực thi pháp luật về người
khuyết tật. Từ đó góp phần bảo đảm cho quyền và nghĩa vụ của người khuyết tật

trên mọi phương diện kinh tế, chính trị và xã hội giúp họ hòa nhập với xã hội trong
và ngoài nước.
Để đạt được mục đích trên cần thực hiện những nhiệm vụ sau đây:
Thứ nhất, nghiên cứu về lý luận và thực tiễn liên quan tới người khuyết tật,
cũng như hệ thống pháp luật về người khuyết tật. Trên cơ sở đặc điểm đặc thù của
người khuyết tật với những người không khuyết tật đó tác động tới việc hình thành
cũng như thực thi pháp luật như thế nào về hình thức, vai trò thực hiện pháp luật về
người khuyết tật.Bên cạnh đó cần liên hệ về người khuyết tật cũng như pháp luật về
người khuyết tật với các quốc gia trên thế giới.
Thứ hai,từ những thực trạng thực tế đánh giá phân tích hoạt động thực hiện
pháp luật về người khuyết tật ở Thành phố Hà nội hiện nay kể từ khi ban hành Luật
người khuyết tật 2010 tại những phạm vi cụ thể. Qua những phân tích, đánh giá cần
đánh giá thực trạng pháp luật về người khuyết tật đã thể hiện hạn chế cũng như
nguyên nhân thực trạng của việc thực hiện pháp luật về người khuyết tật ở Thành
phố Hà Nội.
Thứ ba, từ những nhìn nhận hạn chế để đưa ra những giải pháp cụ thể để hoàn
thiện pháp luật về người khuyết tật và đảm bảo cũng như nâng cao hoạt động thực hiện
pháp luật tại Thành phố Hà Nội.Những giải pháp cần được xây dựng thống nhất, chặt
chẽ và phù hợp với các pháp luật hiện hành và với hoạt động quản lý nhà nước.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu Luận văn là pháp luật về người khuyết tật và việc thực
hiện pháp luật về người khuyết tật.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là việc thực hiện pháp luật về người khuyết
tật trên địa bàn Thành phố Hà Nội, đồng thời giới hạn ở một địa bàn cụ thể
(quận/huyện) của thành phố Hà Nội để phân tích, đánh giá và so sánh.
Giới hạn về nội dung nghiên cứu: Pháp luật về người khuyết tật rất rộng lớn từ
Hiến pháp, Bộ luật, Luật, Thông tư, Nghị định... và rất nhiều văn bản dưới luật.
7



Tuy nhiên trong luận văn sẽ chú trọng đánh giá về Hiến pháp, các Bộ luật và các
luật chuyên ngành quy định về người khuyết tật (như: Bộ Luật lao động, Bộ Luật
Dân sự, Bộ Luật Hình sự, Luật Giáo dục, Luật Bình đẳng giới, Luật Bảo vệ và
chăm sóc, giáo dục trẻ em, Luật công nghệ thông tin...). Đồng thời, luận văn chỉ tập
trung nghiên cứu việc thực hiện pháp luật về NKT trên một số lĩnh vực chủ yếu,
bao gồm: lao động-việc làm, giáo dục, sức khỏe và văn hóa-xã hội (hay việc thực
hiện pháp luật về một số quyền cụ thể của NKT, đó là quyền có việc làm, quyền
được giáo dục, quyền về sức khỏe…).
Giới hạn về thời gian nghiên cứu: Luận văn tập trung phân tích và làm rõ việc
thực hiện pháp luật về người khuyết tật bắt đầu từ năm 2010 cho tới nay (kể từ khi
có luật người khuyết tật 2010).
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Luận văn sử dụng phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng
Hồ Chí Minh về đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước Việt Nam về
người khuyết tật cũng như các bộ luật khác được sử dụng cho việc nghiên cứu.
5.2. Phương pháp và cách tiếp cận
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể đó là là: phương pháp
tổng hợp, phân tích, so sánh, khảo cứu tài liệu, thống kê, luận văn cũng sử dụng các
cách tiếp cận đa ngành và liên ngành luật học và cách tiếp cận dựa trên quyền con
người,…
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Luận văn hệ thống hóa các cơ sở lý luận về người khuyết tật, pháp luật về
người khuyết tật. Qua đó nhận biết chung nhất về chủ trương chính sách của nhà
nước trong việc bảo đảm quyền của người khuyết tật thông qua pháp luật. So sánh
pháp luật về người khuyết tật của Việt Nam với các nước khác trên thế giới.
Đánh giá được thực trạng của hoạt động thực hiện pháp luật về người khuyết
tật từ đó nhận thức được những hạn chế và nguyên nhân của nó.

Ý nghĩa thực tiễn luận văn đó là từ những thực tiễn hoạt động đề ra hệ thống
giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về người khuyết tật và giúp hoạt động thực
hiện pháp luật về người khuyết tật diễn ra hiệu quả.
8


Kết quả của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho những nghiên cứu về
pháp luật về người khuyết tật.
7. Cơ cấu của luận văn
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về người khuyết tật và thực hiện pháp luật
về người khuyết tật
Chương 2: Thực trạng thực hiện pháp luật về người khuyết tật ở thành phố Hà
Nội hiện nay
Chương 3: Quan điểm và giải pháp tăng cường thực hiện pháp luật về người
khuyết tật ở thành phố Hà Nội hiện nay

9


Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGƯỜI KHUYẾT TẬT VÀ THỰC HIỆN
PHÁP LUẬT VỀ NGƯỜI KHUYẾT TẬT
1.1 Khái niệm chung về người khuyết tật
1.1.1 Khái niệm người khuyết tật
1.1.1.1 Quan niệm về người khuyết tật trên thế giới hiện nay
Người khuyết tật là bộ phận dân cư chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong cộng
đồng dân cư trên thế giới. Hiện nay, theo báo cáo đánh giá của Liên hợp quốc, ước
tính có khoảng 10-15% dân số trên thế giới, tức là khoảng 700 triệu cho tới một tỷ
người là người khuyết tật và khuynh hướng tăng thêm gần 10 triệu người mỗi năm
theo số lượng báo cáo của UNDP.

Theo cách phân chia của WHO năm 1978, thì NKT được chia thành 7 nhóm
dạng NKT đó là khuyết tật: về vận động, khiếm thị, khiếm thính, chậm phát triển
tính thần/ trí tuệ, tâm thần, động kinh, mất cảm giác[5]. Tồn tại các quan niệm khác
nhau ở các quốc gia trên thế giới xung quanh thuật ngữ “khuyết tật”, “giảm khả
năng”, “tàn tật” hay “mất khả năng” và “tàn phế” [35]. Tuy nhiên tựu chung lại,
thuật ngữ NKT được tiếp cận và định nghĩa trong các văn kiện của LHQ như sau:
Thứ nhất, tại Tuyên ngôn của LHQ về quyền của NKT,“người khuyết tật” là
“bất cứ người nào mà không có khả năng tự đảm bảo cho bản thân, toàn bộ hay
từng phần, những sự cần thiết của một cá nhân bình thường hay của cuộc sống xã
hội do dự thiếu hụt bẩm sinh hay không bẩm sinh trong những khả năng về thể chất
hay tâm thần của họ”[33].
Thứ hai, Công ước quốc tế về các quyền của người khuyết tật (CRPD) được
Đại hội đồng LHQ thông qua ngày 13-12-2006 đã nhận định: “khuyết tật là một
khái niệm mới và rằng khuyết tật là kết quả của sự tương tác giữa những người có
khiếm khuyết và những rào cản về thái độ và môi trường mà ở đó hạn chế sự tham
gia một cách đầy đủ, và có hiệu quả vào các hoạt động trên cơ sở bình đẳng với
các thành viên khác trong xã hội,” khái niệm này được đưa ra trên cơ sở tiếp cận
NKT một cách toàn diện dưới góc độ quyền con người từ việc nhận này cho rằng
cần những khiếm khuyết tạo ra những rào cản, hạn chế khả năng tham gia đầy đủ
10


và hiệu quả vào xã hội trên cơ sở bình đẳng với những người khác [12] của “những
người khuyết tật”. Hơn vậy, Công ước khẳng định: “Tôn trọng sự khác biệt và
chấp nhận người khuyết tật như là một bộ phận và sự đa dạng của con người và
của nhân loại”(Điều 3)[12] và nhấn mạnh muốn phát triển bền vững nhân loại thì
các vấn đề liên quan tới NKT là một phần quan trọng của chiến lược phát triển.
Như vậy, đã có những thay đổi sâu sắc về NKT trong Công ước bởi tình trạng ảnh
hưởng của khuyết tật không tập trung vào nguyên nhân mà là trách nhiệm của tất cả
mọi người, khuyết tật là một vấn đề của xã hội vì vậy xã hội phải có trách nhiệm

trong việc tháo gỡ những rào cản cho NKT, các quốc gia cần có những định hướng
phát triển xây dựng hệ thống pháp luật phù hợp tạo cơ sở bình đẳng cho NKT.
Thứ ba, thuật ngữ khuyết tật còn được tiếp cận dưới góc độ quyền lao động
việc làm trong một số văn kiện của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) như: Công
ước số 159 về Phục hồi chức năng nghề nghiệp cho người khuyết tật năm 1955 và
Khuyến nghị của ILO số 99 của ILO về Phục hồi chức năng nghề nghiệp cho người
khuyết tật năm 1955 và Khuyến nghị của ILO số 168 về Phục hồi chức năng nghề
nghiệp và việc làm cho người khuyết tật năm 1983. Theo các văn kiện này, thuật
ngữ “người khuyết tật”: “dùng để chỉ người mà triển vọng tìm được một việc làm
thích hợp, cũng như triển vọng tiến bộ về mặt nghề nghiệp, đều bị giảm sút một
cách rõ rệt, do một sự khiếm khuyết về thể chất hoặc tinh thần được Công nhận rõ
ràng.”[11].
Mỗi quốc gia trên thế giới cũng có cách tiếp cận và các định nghĩa riêng về
khuyết tật và NKT. Tại Hoa Kỳ định nghĩa “Người khuyết tật là người có sự suy
yếu về thể chất hay tinh thần gây ảnh hưởng đáng kể đến một hay nhiều hoạt động
quan trọng trong cuộc sống”[18]. Đạo luật sửa đổi đã mở rộng hơn về định nghĩa
“khuyết tật” qua đó mở rộng sự bảo vệ của ADA tới số lượng lớn người dân, ADA
cho rằng NKT là người bị khiếm khuyết hoặc thiếu hụt về thể chất hay tâm thần mà
từ đó dẫn tới sự hạn chế cho những hoạt động hàng ngày trong cuộc sống của cá
nhân đó. Và nó phải diễn ra trong thời gian dài và không áp dụng cho những hoạt
động bị hạn chế ít hơn 6 tháng.
Tại Trung Quốc quy định: “Người khuyết tật là một trong những người bị bất
thường, mất mát của một cơ quan nhất định hoặc chức năng, tâm lý hay sinh lý,
11


hoặc trong cấu trúc giải phẫu và những người đã mất toàn bộ hoặc một phần khả
năng tham gia vào các hoạt động bình thường”[19]
Luật bình đẳng về việc làm của Nam phi định nghĩa NKT là “người bị suy
giảm khả năng về thể lực hoặc trí lực trong một thời gian dài hoặc tiếp diễn

nhiều lần, khiến người đó bị hạn chế đáng kể về khả năng tham gia hoặc phát
triển sự nghiệp.”
Có thể thấy rằng, mỗi quốc gia đều có cách quan niệm, quy định khác nhau
tuy nhiên đều có điểm chung đó là đều dựa trên sự suy giảm chức năng làm căn cứ
định nghĩa NKT.
1.1.1.2. Các cách tiếp cận khái niệm người khuyết tật
Có rất nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm NKT nhưng có thể thấy nó
được nhìn nhận thông qua các quan điểm và cách tiếp cận chính đó là:
Thứ nhất, cách tiếp cận từ góc độ từ thiện: NKT là nạn nhân của những khiếm
khuyết của họ vì vậy họ bị hạn chế trong việc thực hiện những công việc sinh hoạt
cá nhân đó là họ không thể đi lại, ăn uống, nhìn, học tập, làm việc,… Họ dễ trở nên
tự ti và luôn bị coi là gánh nặng của gia đình và xã hội. Việc tiếp cận NKT theo
cách này diễn ra trong một thời gian dài, NKT lúc đó được coi là một góc của xã
hội, liên quan tới những tổ chức đặc biệt nào đó liên quan tới NKT. Cách nhìn nhận
của xã hội đối với NKT chỉ là những người đáng thương, những bi kịch đau khổ mà
họ phải chịu đựng chứ họ chưa được nhìn nhận thấy giá trị của con người họ làm
cho họ mặc cảm về bản thân và xa kánh xã hội hơn.
Thứ hai, cách nhìn nhận dưới góc độ sinh học, y tế hay mô hình cá nhân cho
rằng NKT là do hạn chế của cá nhân của chính con người đó. Theo cách tiếp cận
này NKT trước hết là những người có khiếm khuyết về thể chất cần được chữa trị,
có chế dộ chăm sóc y tế đặc biệt, NKT được nhìn nhận là những người bệnh, hay
bệnh nhân (patient). Họ chịu sự phân biệt về chế độ đãi ngộ, cư xử, về môi trường
hay là về những thể chế của nhà nước đối với NKT và những người không khuyết
tật khác nhau. Điều này dẫn tới trong thực tế khi họ muốn hòa nhập vào xã hội, họ
lại phải đối mặt với những hình thức phân biệt đối xử khác và họ lại rơi vào vai trò
là thụ động.

12



Thứ ba, cách nhìn nhận dưới góc độ xã hội: đây là mô hình được cho là nền
tảng của những chuyển biến của vấn đề của NKT. Từ việc NKT bị tách biệt khỏi
với những người bình thường khác, đến cách nhìn nhận này khuyết tật được nhìn
nhận là hệ quả của việc bị xã hội loại trừ và phân biệt. Bởi những nhận thức chưa
đúng của xã hội về NKT vì vậy dẫn tới NKT phải đối mặt với sự phân biệt đối xử
về vật chất (môi trường xây dựng), vấn đề thể chế (thể chế xã hội, luật pháp, giáo
dục, tôn giáo và chính trị) và vấn đề nhận thức (những giá trị tiêu cực về NKT).
Cách tiếp cận này cho thấy chính xã hội mới biến họ thành khuyết tật, tuy nhiên
cách tiếp cận xã hội không phủ nhận những giá trị của NKT, mô hình này thừa
nhận NKT theo cách tích cực hơn và khiến NKT được hưởng quyền công dân. Từ
đó giúp họ đóng vai trò chủ động và nhận thức được đầy đủ các nghĩa vụ của mình
với tư cách là một công dân trong mọi lĩnh vực đời sống, kinh tế, chính trị, xã hội.
Thứ tư, cách nhìn nhận dưới góc độ quyền hay cách tiếp cận dựa trên quyền
(a human rights-based approach). Cách tiếp cận này là một xu hướng khá phổ biến
của LHQ, cộng đồng quốc tế và các quốc gia hiện nay trong việc hoạch định, thực
hiện và giám sát quá trình chính sách, pháp luật nói chung và liên quan đến NKT
nói riêng-đặc điểm chính đó là tôn trọng quyền NKT như tất cả mọi người khác
trong xã hội, mọi người đều có quyền như nhau. So với các mô hình khác có sự
tách biệt giữa NKT và những người khác, mô hình này cho thấy, xã hội cần có
những thay đổi, phải phá vỡ những rào cản mà xã hội lập nên để thích nghi với
NKT chứ không phải do NKT cần phải thích nghi với điều kiện của xã hội. Một
trong những cách thức hiệu quả nhất đó là Luật pháp và chính sách cần được xây
dựng và thực hiện có hiệu quả. Mô hình này phù hợp với các Công ước quốc tế về
quyền con người cũng như thể hiện việc tôn trọng của quốc gia đối với các quyền
cơ bản của con người. Trong mô hình này hai yếu tố quan trọng nhất đó là trao
quyền-(Empowerment) sự tham gia chủ động của người khuyết tật và trách nhiệm
giải trình-(Accountability) nghĩa là đòi hỏi vai trò, trách nhiệm, và nghĩa vụ của
các cơ quan Nhà nước trong việc đáp ứng và thưc hiện. Cách tiếp cận quyền giúp
cho có cái nhìn tổng quát nhất về quyền của mỗi người được tiếp cận và hưởng thụ
không phân biệt bất kì cá nhân nào.


13


Những cách tiếp cận trên phản ánh quan niệm của xã hội về khuyết tật. Mỗi
cách tiếp cận ảnh hưởng tới suy nghĩ và tương tác với NKT và phải phù hợp với
tình hình phát triển của mỗi quốc gia.Tuy nhiên, trên thực tế, các phong trào khuyết
tật hiện nay trên thế giới đề hướng tới vận động xã hội và Chính phủ áp dụng cách
tiếp cận dưới góc độ quyền con người.
1.1.1.3. Quan niệm về người khuyết tật ở Việt Nam hiện nay
Sự thay đổi trong hiểu biết về khuyết tật cũng như NKT giúp cho quan niệm
về người khuyết tật ngày càng được hoàn thiện hơn nữa. Ở Việt Nam trước khi có
Luật người khuyết tật năm 2010 chính thức ra đời thì hầu hết trong tất cả các văn
kiện của Đảng, các văn bản pháp luật và Pháp lệnh về người tàn tật năm 1998 đều
sử dụng thuật ngữ “Người tàn tật”.
Thuật ngữ “tàn tật” theo Tổ chức Y tế Thế giới định nghĩa là “tình thế bất lợi
xuất phát từ sự khiếm khuyết hoặc khuyết tật hạn chế thực hiện một vai trò được
coi là bình thường đối với tuổi tác, giới tính và các yếu tố xã hội” còn “khuyết tật”
thì được hiểu là “bất kỳ giới hạn hoặc mất chức năng bắt nguồn từ sự khiếm khuyết
làm ngăn cản việc thực hiện một hoạt động trong khoảng thời gian được coi là bình
thường đối với một con người”. Việc thay đổi việc dùng từ “tàn tật” hay “khuyết
tật” Việt Nam đã tổ chức Hội thảo về “Khái niệm và từ ngữ về người tàn tật” do
Văn phòng điều phối các hoạt động hỗ trợ người tàn tật thuộc Bộ lao động-Thương
binh và Xã hội chủ trì ngày 14-7-2006[45]. Sau đó đã đi tới thống nhất việc dùng từ
“khuyết tật” điều này nó thể hiện tính nhân văn cao hơn, không mang tính kì thị,
bắt kịp với xu hướng của xã hội . Hội thảo thống nhất quan điểm là họ mong muốn
mọi người gọi họ là người “khuyết tật” thay cho “tàn tật” để mang tính nhân văn,
tính xã hội nhiều hơn và đáp ứng được nguyện vọng của cộng đồng NKT.
Theo Luật người khuyết tật Việt Nam: “Người khuyết tật là người bị khiếm
khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện

dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn”.( Điều 2)[25].
Có thể thấy so với định nghĩa NKT tại Pháp lệnh về người tàn tật năm 1998
chỉ khác biệt ở việc thuật ngữ được sử dụng là “khuyết tật” và “tàn tật”. Việc thay
thế này thể hiện sự thay đổi trong cách nhận thức của nhà làm luật Việt Nam, đồng

14


thời thay đổi quan niệm này cũng thể hiện nỗ lực đóng góp của bản thân NKT khi
vận động cho sự thay đổi nhận thức này.
Theo tinh thần của Luật Người khuyết tật 2010, NKT bao gồm cả những
người bị khuyết tật bẩm sinh, người bị khiếm khuyết do tai nạn, thương binh, bệnh
binh...Có thể thấy, Luật Người khuyết tật đã đưa ra khái niệm NKT dựa vào mô
hình xã hội và phù hợp với CRPD. Từ cách tiếp cận này, đã chia NKT ra thành 6
dạng khuyết tật: vận động; nghe, nói; nhìn; thần kinh, tâm thần; trí tuệ; các loại
khác và các mức độ khuyết tật khác nhau: khuyết tật nhẹ, khuyết tật nặng, khuyết
tật đặc biệt nặng(Điều 3)[25].
Ngoài ra Nhà nước còn ban hành những nghị định hướng dẫn cách xác định
về các dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật một cách chi tiết và cụ thể [22] giúp
cho việc thực hiện pháp luật về NKT được hiệu quả ứng với mỗi đối tượng NKT
tương ứng. Thực tế cho thấy, NKT bị hạn chế cơ hội tham gia bình đẳng vào các
hoạt động xã hội do những khiếm khuyết về cơ thể hay chức năng, song khó khăn
đó sẽ tăng thêm do ảnh hưởng bởi những rào cản khác trong xã hội. Do đó, chính
sách đối với những NKT không chỉ dừng lại ở việc chăm sóc sức khỏe, phục hồi
chức năng mà còn phải tiến tới giảm thiểu và xóa bỏ các rào cản đối với NKT nhằm
nâng cao nhận thức và trách nhiệm của Nhà nước, xã hội, gia đình, cộng đồng và
của mọi các nhân đối với các người khuyết tật từ đó giúp người khuyết tật có nhiều
cơ hội và chủ động tham gia một cách bình đẳng vào các hoạt động của xã hội.
Những thay đổi đó góp phần tạo nên những đổi mới trong cộng đồng NKT tuy
nhiên vẫn còn bộ phận không nhỏ NKT luôn trong trạng thái tự ti, mặc cảm với số

phận kém may nắm chỉ biết sống dựa vào gia đình và sự trợ giúp của Nhà nước.
Từ những phân tích trên, có thể đưa ra khái niệm tổng thể về NKT như sau:
“Người khuyết tật là những người bị khiếm khuyết một hay nhiều bộ phận cơ thể
hoặc có những rối loạn về sinh lý, tâm lý hay một chức năng nào đó của con người,
không phân biệt nguồn gốc gây ra, dấn đến hạn chế một phần hoặc mất khả năng lao
động và gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt, học tập và hòa nhập cộng đồng”.

15


1.1.2. Đặc điểm của người khuyết tật
1.1.2.1. Đặc điểm của người khuyết tật dưới góc độ sinh học
NKT là những người bị khiếm khuyết một hay toàn bộ cơ thể, hoặc có sự rối
loạn về tâm sinh lý hay một chức năng nào đó của con người. Đó là nguyên nhân
dẫn tới việc NKT bị hạn chế về sức khỏe, việc vận động, giao tiếp hay tự mình có
khả năng thực hiện các công việc cá nhân hàng ngày, tiếp cận giáo dục, y tế, các
dịch vụ an sinh xã hội. NKT thường sống dựa vào gia đình, cộng đồng vì vậy bản
thân họ hay những người khác luôn bi coi là gánh nặng. NKT mang trong mình
những khiếm khuyết tuy nhiên lại không có khả năng tự bảo vệ bản thân vì vậy họ
rất cần tới sự quan tâm chăm sóc, sự hỗ trợ của y tế giúp cho bệnh tật của họ được
phục hồi và thuyên giảm để họ có thể tồn tại và hòa nhập với cộng đồng .
1.1.2.2. Đặc điểm của người khuyết tật dưới góc độ kinh tế - xã hội
Có thể nói NKT là nhóm cư dân đặc biệt thiệt thòi về mặt kinh tế và xã hội.
Những gia đình có NKT thường phải đối mặt với việc thiếu nhân lực lao động
trong khi đó lại phải giúp đỡ NKT trong mọi sinh hoạt đời thường. Hơn thế nữa
NKT đa phần có học vấn thấp, chất lượng lao động kém, không đảm bảo được điều
kiện sức khỏe vì vậy việc tìm việc làm đối với họ là rất khó khăn, hầu hết NKT đều
đối diện với tình trạng thất nghiệp trong đó khuyết tật chính là nguyên nhân dẫn tới
tình trạng đó. Bên cạnh đó, NKT còn phải đối diện với sự kì thị của xã hội. Do
nhận thức của xã hội không đúng về NKT từ đó dẫn tới việc họ bị phân biệt đối xử

họ luôn là người “đáng thương” hay nặng nề hơn là “đồ bỏ đi”... trong mắt mọi
người. Trong số NKT đối tượng phải chịu hậu quả của sự phân biệt đối xử, bạo
hành, lạm dụng tình dục cao hơn nhiều lần so với những NKT khác đó là những
NKT là phụ nữ và trẻ em.
1.1.3. Người khuyết tật và quyền của người khuyết tật
Người khuyết tật trước hết cũng là con người, hơn nữa họ còn là nhóm xã hội
dễ bị tổn thương, vì vậy họ là chủ thể đầy đủ của các quyền con người, được thụ
hưởng các quyền và tự do cơ bản như tất cả trước hết họ đều được hưởng các
quyền tự nhiên cơ bản của con người như mọi người khác trong xã hội bao gồm các
nhóm quyền đó là:

16


Thứ nhất, các quyền dân sự, chính trị bao gồm: Quyền tự do các nhân; Quyền
sống; Quyền tự do tư tưởng, tự do tôn giáo tín ngưỡng, tự do biểu đạt, quyền được
bầu cử, ứng cử; Quyền được xét xử công bằng, các quyền này chủ yếu gắn liền với
tự do cá nhân [4].
Thứ hai, các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa bao gồm: Quyền được hưởng và
duy trì tiêu chuẩn sống thích đáng; Quyền lao động; Quyền giáo dục; Quyền được
hưởng an sinh xã hội; Quyền được tham gia vào đời sống văn hóa và được hưởng
các thành tựu của khoa học.
Thứ ba, các quyền thuộc thế hệ thứ ba, bao gồm: Quyền kết đoàn, Quyền phát
triển, Quyền hòa bình.
NKT đều là chủ thể đầy đủ của các quyền con người này. Tuy nhiên, sự khác
biệt đó chính là trong khi người bình thường thụ hưởng các quyền này đôi khi
không gặp trở ngại về khả năng và năng lực thực hiện thì việc thực hiện và thụ
hưởng hai nhóm quyền này của NKT với những điều kiện đặc thù và đặc biệt.
Chẳng hạn, trong trường hợp khi những NKT không có năng lực hành vi dân sự
hay mất, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì được thực hiện thông qua người

giám hộ của họ. Hay khi họ được hưởng thụ các quyền cơ bản thì việc tự khả năng
NKT thụ hưởng gặp nhiều khó khăn hơn nên cần được Nhà nước quan tâm đặc biệt
và tạo cơ tốt hội hơn trong việc để thụ hưởng được các quyền của mình.
Tuy nhiên bên cạnh những quyền cơ bản đó, do những điểm khác biệt về cơ
thể và thể chất nên NKT có những quyền đặc thù đặc trưng riêng đó là: Quyền
được hòa nhập và hỗ trợ để hòa nhập vào cộng đồng; Quyền được hỗ trợ trong việc
đi lại; Quyền được hỗ trợ để phục hồi chức năng.
1.2. Pháp luật quốc tế về người khuyết tật
1.2.1. Pháp luật quốc tế về người khuyết tật
1.2.1.1. Các điều ước quốc tế về quyền con người
Trước hết khi nghiên cứu về NKT ta cần có cái nhìn tổng quan về quyền con
người vì xét cho cùng NKT trước hết là một con người, họ mang những quyền cơ
bản nhất của con người. Có những khái niệm khác nhau liên quan tới định nghĩa về
quyền con người tuy nhiên tựu chung lại có thể hiểu quyền con người là quyền của

17


tất cả mọi người, là những đòi hỏi xuất phát từ nhân phẩm được chế định trong
pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia.
Quyền con người là giá trị chung của nhân loại, thành quả của cuộc đấu tranh
của con người qua hàng nghìn năm lịch sử cho tới hiện tại, việc bảo đảm thúc đẩy
quyền con người đã trở thành mục tiêu phấn đấu chung của cộng đồng quốc tế và
được thể hiện trong chính sách pháp luật của các quốc gia trên thế giới.
Khi hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, hợp tác quốc tế giữa các nước trên
thế giới ngày càng được mở rộng và thắt chặt hơn nữa. Pháp luật quốc tế rất quan
tâm tới vấn đề quyền con người và được ghi nhận trong các văn kiện quốc tế:
Thứ nhất, ngay ở lời mở đầu Hiến chương đã khẳng định: “Tuyên bố một lần
nữa lòng tin tưởng ở những quyền cơ bản của con người, ở phẩm giá và giá trị của
con người, ở quyền bình đẳng nam, nữ và ở quyền bình đẳng giữa các nước lớn và

nhỏ”[17]- quyền con người được coi là một trong những nội dung quan trọng của
Hiến chương Liên hợp quốc. Bên cạnh đó Hiến chương còn kêu gọi các quốc gia
trên thế giới thực hiện các hợp tác quốc tế giải quyết các vấn đề về kinh tế, văn hóa,
xã hội và nhân đạo (Điều 3)[17],… Trong đó vấn đề bảo vệ quyền con người là một
trong những mục đích chính của Liên hiệp quốc.
Thứ hai, Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền năm 1948, mặc dù không phải là
văn kiện pháp lý ràng buộc nhưng Tuyên ngôn đã được toàn thế giới công nhận là
nền tảng pháp lý cho việc xây dựng công ước về quyền con người. Tuyên ngôn Thế
giới về nhân quyền chính là xuất phát từ sự khao khát muốn có một hệ thống chuẩn
mực mới về nhân quyền trên toàn thế giới [31] và là kim chỉ nam cho các hành
động và định hướng thực hiện quyền con người cho các quốc gia trên thế giới nó
mang ý nghĩa đạo đức và chính trị mà ít có văn kiện nào có được.
Thứ ba, ICCPR và ICESCR hai công ước này cùng với Tuyên ngôn thế giới
về nhân quyền có thể coi là một bộ luật hoàn chỉnh về quyền con người mang tính
quốc tế. Và được xem là những thỏa thuận về quyền con người có tính chất pháp lý
ràng buộc chặt chẽ dưới hình thức Công ước đầu tiên của UN. Công ước đều khẳng
định: quyền tự quyết của dân tộc; nguyên tắc bình đẳng giới không phân biệt đối xử
dựa trên chủng tộc, màu da, giới tính, tôn giáo; sự liên kết giữa các nhóm quyền với

18


nhau mỗi nhóm quyền đều bổ sung cho nhau tạo điều kiện cho việc thực hiện được
đầy đủ hơn, sâu sắc hơn.
Thứ tư, ngoài những văn bản chính bên cạnh đó còn rất nhiều công ước về
quyền con người như: Công ước về xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử
chống lại phụ nữ năm 1979; Công ước về quyền của người tàn tật năm 2006; Công
ước quốc tế về trấn áp việc buôn người và bóc lột mại dâm người khác 1946,… Có
thể nói có hàng trăm văn kiện pháp lý quốc tế được thông qua, bên cạnh đó còn có
các văn kiện có tính pháp lý ở một số khu vực như: Công ước Châu Âu về quyền

con người năm 1950, Công ước Châu Mỹ về quyền con người năm 1969; Hiến
chương Châu Phi về quyền con người và của các dân tộc năm 1981. Hiến chương
ASEAN…
1.2.1.2. Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật
Ngay từ những văn bản pháp lý đầu tiên của Liên hợp quốc (UN) đã đề cập tới
sự cần thiết của việc tôn trọng và thực hiện các quyền và tự do cơ bản của tất cả
mọi người không phân biệt thành phần, tôn giáo, giới tính,…Tuy nhiên những vấn
đề về NKT mới chỉ bắt đầu bằng việc thúc đẩy quyền của họ trong phương pháp
tiếp cận an sinh xã hội (vào những năm 1940, 1950) và những bản công ước sau đó
chưa có điều cụ thể nào về NKT. Bản Tuyên bố của Liên hợp quốc về Quyền
Người chậm phát triển và Tuyên bố về Quyền của Người khuyết tật được thông qua
năm 1970 được coi là văn kiện đầu tiên của quốc tế quy định về các nguyên tắc
nhân quyền liên quan tới NKT. Từ đó những bản công ước và văn kiện pháp lý sau
vấn đề nhân quyền của NKT được để và hoàn thiện hơn nữa. Ngày 19 tháng 12
năm 2001, Đại Hội đồng Liên hợp quốc thông qua Quyết định 56/168 từ đó đưa ra
những đề xuất xem xét xây dựng một công ước quốc tế toàn diện và đầy đủ nhằm
tăng cường và bảo vệ nhân quyền và nhân phẩm của NKT. Sau sáu năm và tám
phiên họp, tại kì họp lần thứ 61 Đại hội đồng UN và toàn thể đại biểu đã nhất trí
thông qua CRPD. Đây được coi là văn bản pháp lý quan trọng, đánh dấu một bước
ngoặt về nhân quyền của NKT trên thế giới. Điều này thể hiện sự quan tâm của thế
giới đối với NKT và là việc làm đó là cần thiết vì muốn có xem xét xã hội đó có
phát triển hay không là bằng cách đánh giá việc quốc gia ấy đối xử với những
người yếu thế trong xã hội như thế nào..
19


CRPD là văn bản mang tính pháp lý có hiệu lực pháp lý cao, đưa ra khung
pháp lý, ghi nhận các chuẩn mực quốc tế về quyền của NKT. Công ước được coi là
công cụ thúc đẩy hành động đầy đủ, toàn diện và hiệu quả về quyền của NKT trên
thế giới. Công ước ghi nhận và đảm bảo thực hiện quyền tự do cơ bản của NKT

như những người khác được hưởng thụ quyền và bình đẳng với nhau trên mọi lĩnh
vực đời sống. Công ước có những yêu cầu của quốc gia thành viên phải thực hiện
đầy đủ những quy tắc khi tham gia công ước và có những chiến lược cụ thể để thực
hiện công ước một cách hiệu quả nhất.
Ngoài CRPD, quyền của NKT còn được cụ thể trong các văn kiện quốc tế
khác như văn kiện của ILO về quyền lao động việc làm của NKT, Công ước về
phục hồi hướng nghiệp và việc làm cho người tàn tật. Bên cạnh đó còn có các văn
kiện khác liên quan tới NKT như: Công ước chống phân biệt đối xử trong giáo dục
của UNESCO, Tuyên bố về sự tham gia đầy đủ và bình đẳng của người khuyết tật
ở khu vực Châu Á- Thái Bình Dương năm 1009,Chương trình hành động của thập
kỷ NKT khu vực châu Á- Thái Bình Dương lần thứ nhất từ 1993-2002, Thập kỷ
người khuyết tật khu vực châu Á - Thái Bình Dương lần thứ hai , từ 2003-2012,…
1.2.1.3. Pháp luật khu vực về người khuyết tật và quyền người khuyết tật
Việt Nam không chỉ là thành viên CRPD mà còn tham gia các tổ chức khu
vực liên quan tới vấn đề NKT ví dụ như việc Việt Nam là thành viên của ESCAP.
Từ ngày 29/10 tới ngày 2/11/2012 các Chính phủ khu vực ESCAP nhóm họp tại
Inchoen, Hàn Quốc bàn về tiến trình trong thập kỷ mới của NKT Châu Á và Thái
Bình Dương giai đoạn 2013-2022 với dự tham gia của đại diện các tổ chức xã hội
phi chính phủ, bao gồm cả các tổ chức của NKT và vì NKT. Bên cạnh đó có các
đại diện của các tổ chức liên chính phủ, cơ quan hợp tác phát triển và hệ thống Liên
hợp quốc. Việc xây dựng bản thảo Chiến lược Incheon nhằm “Hiện thực hóa
quyền” cho NKT tại khu vực Châu Á- Thái Bình Dương được dựa vào những kinh
nghiệm thực hiện liên tiếp hai Thập kỷ Người khuyết tật khu vực Châu Á- Thái
Bình Dương giai đoạn 1993-2002 và 2003-2012. Các nguyên tắc của Chiến lược
Inchoen đều dựa theo những nguyên tắc cơ bản của CRPD. Từ đó đưa ra những
mục tiêu, các định hướng chính sách cho các quốc gia thành viên thực hiện. Các
mục đích và mục tiêu của Incheon bao gồm ba mục đích chính:
20



×