z
Đại học Quốc gia Hà Nội
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
BÀI TIỂU LUẬN:(Chủ đề 1)
Môn học: Nhập môn năng lực thông tin
(Bài tiểu luận kết thúc học phần)
Họ và tên: Vũ Khánh Huyền
Ngày sinh:30/07/1998
Mã sinh viên:16031025
Ngành:Quản trị văn phòng
Khóa học:QH-2016-X.
Hà Nội, ngày 9 tháng 11 năm 2016.
A. MỞ ĐẦU
Như chúng ta đã biết, có rất nhiều nguồn-các phương tiện thông tin đại
chúng để con người ta tiếp nhận, sử dụng cũng như chia sẻ thông tin thường
xuyên như: đài, sách, báo in, các bản tin trên tivi, các tạp chí khoa học,…về tất
cả các lĩnh vực. Ngày nay, trong bối cảnh công nghệ thông tin phát triển mạnh
mẽ thì ngoài những nguồn thông tin quen thuộc trên chúng ta có thể dễ dàng
tiếp nhận được các thông tin từ rất nhiều nguồn khác nhau trên internet và đặc
biệt là thông qua mạng xã hội. Ở Việt Nam, những năm gần đây, các mạng xã
hội phát triển rất mạnh và thu hút một lượng lớn người sử dụng, trong đó chủ
yếu là thanh thiếu niên và sinh viên. Mạng xã hội hiện nay có rất nhiều tính
năng hiện đại nhằm đáp ứng các nhu cầu của người sử dụng như: nhu cầu tương
tác, nhu cầu giải trí, nhu cầu kinh doanh, nhu cầu thể hiện bản thân, tìm kiếm
việc làm và nhu cầu chia sẻ cũng là một trong những nhu cầu quan trọng đó.
Với tốc độ lan truyền cực kì nhanh chóng, có nhiều tính năng thông minh đáp
ứng yêu cầu của người dùng cùng với nguồn thông tin đa dạng, phong phú trên
tất cả các lĩnh vực thì mạng xã hội đã và đang trở thành một phương tiện truyền
thông phổ biến giúp người sử dụng có thể dễ dàng tiếp nhận và chia sẻ thông tin
một cách nhanh chóng. Tuy nhiên thì “mạng xã hội như con dao hai lưỡi” ,
không phải nguồn thông tin nào được chia sẻ trên mạng xã hội cũng đáng tin
cậy vậy nên đòi hỏi người sử dụng mạng xã hội phải có những kiến thức, kỹ
năng và một thái độ nhất định thì mới có thể khai thác, tiếp nhận và chia sẻ
thông tin một cách hiệu quả, có chọn lọc cũng như để tránh các rủi ro về bảo
mật thông tin cá nhân, tránh các trang web đen, lừa đảo,...
Việc chia sẻ thông tin trên mạng xã hội dưới góc độ của năng lực thông tin
theo mô hình ASK và người dùng trên mạng xã hội cần kiến thức và kỹ năng gì
cùng thái độ như thế nào để tiếp nhận, sử dụng hay chia sẻ về một vấn đề/sự
kiện/thông tin ? – Đây sẽ là hai phần chính mà tôi sẽ đề cập đến trong phần nội
dung chính sau đây.
B. NỘI DUNG
1. Khái quát về mô hình ASK trong năng lực thông tin
Trước khi vào nội dung chính chúng ta cần hiểu rõ về mô hình ASK trong
năng lực thông tin là gì ?
Năng lực thông tin (Information literacy) là khả năng làm chủ thế giới
thông tin của mỗi cá nhân, thông qua việc: tiếp cận, xử lý thông tin; ứng
xử/tương tác với thế giới thông tin; hiểu về các khía cạnh đạo đức, pháp luật của
việc khai thác, sử dụng thông tin. Năng lực thông tin liên quan đến 3 khía cạnh:
kỹ năng thông tin; thái độ chủ động và tích cực trong tiếp cận thông tin; hiểu
biết về các khía cạnh đạo đức, xã hội, pháp luật trong khai thác và sử dụng
thông tin. Có thể thấy, năng lực thông tin được cấu thành tương tự như một mô
hình năng lực A.S.K, dựa trên 3 thành tố: Attitude (thái độ), Skills (kỹ năng),
knowledge (kiến thức/thiểu biết).
Kiến thức được hiểu là những năng lực về thu thập thông tin dữ liệu, khả
năng thấu hiểu thông tin, phân tích, tổng hợp và đánh giá thông tin. Thái độ
thường bao gồm các nhân tố thuộc về thế giới quan tiếp nhận và phản ứng lại
trước các nguồn thông tin. Về kỹ năng, đây chính là năng lực thực hiện các công
việc, biến kiến thức thành hành động, là kỹ năng tiếp nhận và sử dụng thông tin,
áp dụng chúng vào thực tiễn, thông thường kỹ năng được chia thành các cấp độ
chính như: bắt chước (quan sát và hành vi khuôn mẫu), ứng dụng (thực hiện một
số hành động bằng cách làm theo hướng dẫn), vận dụng (chính xác hơn với mỗi
hoàn cảnh), vận dụng sáng tạo (trở thành phản xạ tự nhiên).
2. Bình luận việc chia sẻ thông tin trên mạng xã hội dưới góc độ của năng
lực thông tin theo mô hình ASK
Theo Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 8(81) – 2014 thì từ số liệu điều
tra bằng bảng hỏi trên 4.205 sinh viên có sử dụng MXH ở 6 thành phố lớn, các
tác giả đã chỉ ra: trong các MXH sinh viên thường dùng thì Facebook được sử
dụng nhiều nhất (chiếm 86,6%).
Biểu đồ 1: Các mạng xã hội được sinh viên sử dụng (%)
Với thời gian sử dụng trải dài từ 1 giờ đến dưới 5 giờ/ngày.
Biểu đồ 2: Số giờ sử dụng mạng xã hội trong ngày (%)
Với số liệu trên, ta thấy mật độ người sử dụng mạng xã hội phải tiếp xúc
với các nguồn thông tin được chia sẻ mỗi ngày là khá lớn.
Như đã đề cập ở phần trước, các nguồn thông tin được chia sẻ trên mạng xã
hội vô cùng đa dạng và phong phú ở tất cả các lĩnh vực như khoa học hay nghệ
thuật nhưng không phải tất cả trong số chúng đều đáng tin cậy và không phải ai
cũng có thể tiếp nhận và sử dụng được hết các nguồn thông tin đó và có thể ứng
dụng chúng vào thực tiễn. Vì sao ?
Thứ nhất về kiến thức, các nguồn thông tin được chia sẻ trên mạng xã hội
mỗi ngày số lượng vô cùng lớn, từ nhiều nguồn khác nhau vì thế sẽ không thể
tránh khỏi việc người sử dụng đăng tải hay chia sẻ những thông tin phản ánh
chưa đúng hay sát với sự thật của các “báo lá cải” do chưa thấu hiểu hết, phân
tích và đánh giá nội dung của thông tin một cách chính xác trước khi chia sẻ dẫn
đến việc người chia sẻ có cái nhìn sai lệch cũng như đưa ra những kết luận thiếu
đúng đắn.Ví dụ, trong đợt miền Trung gặp lũ vừa qua, ca sĩ Thủy Tiên là một
trong những nghệ sĩ đứng ra trích một số tiền lớn của mình đi đến tận nơi để
ủng hộ đồng bào Miền Trung, nhưng do lịch trình dày đặc và sức khỏe không
được tốt nên nữ ca sĩ đã có những biểu cảm mệt mỏi trên khuôn mặt,cư dân
mạng nhìn thấy bức ảnh đó đã chia sẻ trên mạng xã hội và có những cái nhìn
thiếu chính xác về nữ ca sĩ Thủy Tiên, cho rằng nữ ca sĩ có thái độ không thoải
mái khi đi làm từ thiện, và sau đó ca sĩ Thủy Tiên đã chính thức ra mặt để đính
chính lại thông tin sai sự thật trên.Mặt khác có thể những thông tin được chia sẻ
là đúng nhưng nó mang tính chủ quan của người chia sẻ nên sẽ không đúng với
tất cả mọi người mà chỉ đúng trong một nhóm người nào đó vì thế mà thông tin
đó sẽ không được tiếp nhận và sử dụng rộng rãi. Ví dụ, chị A chia sẻ thông tin,
bí quyết làm đẹp da của mình trên mạng xã hội với mục đích muốn người khác
cũng áp dụng bí quyết của mình thành công và trở nên đẹp hơn như bản thân
mình, thông tin đó là đúng vì chị A đã thực hiện thành công nhưng nó không
đúng với tất cả mọi người vì có nhiều loại da khác nhau nên thông tin đó chỉ
đúng có tính thực tiễn với một nhóm người có cùng kiểu da với chị A. Ngoài ra
còn có trường hợp, những người chia sẻ thông tin trên mạng xã hội chỉ với mục
đích “câu like” nên thông tin thường là những tin sai sự thật hoặc họ thậm chí có
thể chia sẻ các trang web đen, lừa đảo, đa cấp,... với mục đích cá nhân khác. Ví
dụ, nhằm mục đích “câu like” mà họ đưa dẫn một đường link với tiêu đề “giật
tít” gây chú ý với người đọc nhưng khi nhấn vào đường link thì các trang web
đen, lừa đảo hay đa cấp,... sẽ hiện ra.
Thứ hai, về thái độ, người chia sẻ các thông tin trên mạng xã hội thường có
thái độ và cái nhìn mang hơi hướng chủ quan của bản thân, ví dụ khi thấy hoặc
đọc một thông tin nào đó xong thì sau đó người đọc thường nhận định thông tin
đó đúng hay sai theo quan điểm cá nhân của bản thân rồi đăng tải, chia sẻ trên
mạng xã hội cho nhiều người biết, vô hình chung đã làm cho thông tin đó được
phản ánh đến những người khác một cách thiếu khách quan, có thể làm thay đổi
sai lệch cái nhìn của người khác về thông tin đó.
Thứ ba, về kỹ năng, người chia sẻ thông tin trên mạng xã hội thường đã có
những hiểu biết và kỹ năng ứng dụng nhất định về thông tin mà mình chia sẻ
vào thực tiễn tuy nhiên có thể ở những mức độ cao thấp khác nhau. Còn về phía
người sử dụng thông tin thì họ cũng có những kiến thức nhất định để đánh giá
xem thông tin đó liệu có phù hợp với bản thân mình không và liệu mình có thể
ứng dụng nó vào thực tiễn được hay không, và khả năng ứng dụng cũng có thể ở
các mức độ khác nhau tùy vào mỗi người dùng. Ví dụ, chị B làm nghề nội trợ
mới nghĩ ra một món ăn mới rất độc đáo, thơm ngon và đã thực hiện thành công
chị đã chia sẻ công thức của mình trên mạng xã hội cho nhiều người cùng biết
( vậy là chị B đã có những kiến thức nhất định về món ăn mà mình nghĩ ra và
chị có khả năng ứng dụng thực tiễn cao về thông tin mà chị chia sẻ trên mạng xã
hội), chị C thấy công thức của chị B hay nên làm thử nhưng không thành công
do tay nghề kém ( vậy là chị C cũng có những kiến thức nhất định về thông tin
nhưng khả năng ứng dụng kém),và chị D cũng thực hiện theo công thức đó
nhưng lại thành công ( khả năng ứng dụng của chị D là cao).Mặt khác,nếu kỹ
năng ứng dụng của người sử dụng thông tin kém cũng có thể dẫn đến việc bị
người chia sẻ thông tin lợi dụng để nhân cơ hội đánh cắp thông tin cá nhân của
người sử dụng thông tin.Ví dụ, các hacker chuyên nghiệp có thể tạo ra các
đường link giả nhằm đánh cắp thông tin hay tài khoản mật của người sử dụng
sau đó chia sẻ lên mạng xã hội nhưng dưới “vỏ bọc” của một thông tin đáng tin
cậy để lừa người dùng khác nhấp chọn link và rồi “sập bẫy”.
3. Người dùng trên mạng xã hội cần kiến thức và kỹ năng gì cùng thái độ
như thế nào để tiếp nhận, sử dụng hay chia sẻ về một vấn đề/sự kiện/thông
tin?
Để có thể tiếp nhận, sử dụng và chia sẻ một vấn đề/sự kiện/thông tin trên
mạng xã hội một cách hiệu quả thì người dùng cần phải có những kiến thức, kỹ
năng và thái độ nhất định đối với mỗi thông tin cụ thể.
Thứ nhất, về kiến thức, người sử dụng thông tin cần phải có những kiến
thức cơ bản và nền tảng về mạng xã hội và các thông tin được chia sẻ công khai
trên đó. Qua đó, chúng ta mới có thể ứng dụng được các thông tin phù hợp với
bản thân vào thực tiễn có thể ở các mức độ cao thấp khác nhau, phải không
ngừng nâng cao nhận thức của bản thân, phải biết thấu hiểu, chọn lọc thông tin
phân tích cũng như đánh giá độ tin cậy của thông tin trước khi khai thác chúng
để tránh trường hợp sử dụng thông tin sai sự thật và nên lựa chọn mạng xã hội
phù hợp với mục đích của bản thân.Ví dụ, nếu muốn khi thác thông tin bằng
hình ảnh có thể sử dụng facebook, instagram,...muốn khai thác thông tin bằng
video thì có thể sử dụng Youtube,... muốn khai thác thông tin là các bài báo, tin
tức có thể dùng Zing, Yahoo,...
Thứ hai, về thái độ, là một người đi khai thác và sử dụng thông tin được
chia sẻ trên mạng xã hội, bạn phải có thái độ vô cùng cẩn trọng vì nếu cả tin bạn
có thể sẽ sử dụng thông tin không chính xác hoặc bị lừa dẫn vào những đường
link lừa đảo, hay các trang web đen,...Chính vì thế mà đứng trước một thông tin
bạn cần đặt ra các câu hỏi về độ tin cậy của nó, và nếu sự hoài nghi của bạn có
cơ sở thì không nên sử dụng những thông tin đó.
Thứ ba, về kỹ năng, ngoài những kỹ năng phải biết ứng dụng thông tin mà
mình khai thác được vào thực tiễn như đã đề cập ở phần trước thì đối với người
sử dụng thông tin kỹ năng tự bảo mật thông tin cá nhân của bản thân cũng vô
cùng quan trọng. Theo Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 8(81) – 2014 thì
các cách sau thường được sinh viên dùng để bảo mật thông tin cá nhân của mình
trên mạng xã hội.
Biểu đồ 3: Cách thức bảo vệ thông tin của sinh viên (%)
C. KẾT LUẬN
Tóm lại, trong thời kỳ công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ như hiện nay
thì ngoài các kỹ năng mềm cần thiết thì năng lực thông tin cũng là một kỹ năng,
năng lực quan trọng không chỉ cần ở sinh viên mà mọi người đều cần phải có vì
việc cập nhật thông tin trong một xã hội hiện đại như hiện nay là điều nên làm
và cần phải làm, nó giúp chúng ta dễ dàng tìm hiểu, nắm bắt được nhiều thông
tin quan trọng. Học hỏi thêm rất nhiều kiến thức, trau dồi những kĩ năng giúp
cho bạn hoàn thiện bản thân mình hơn nữa. Chính vì thế mà kỹ năng chia sẻ
cũng như tiếp nhận khai thác và sử dụng thông tin một cách hiểu quả, có chọn
lọc trên mạng xã hội là quan trọng hơn bao giờ hết. Ngoài các nguồn thông tin
truyền thống, phổ biến như đã kể thì mạng xã hội đã và đang là một nguồn
thông tin đa dạng,phong phú mà chúng ta nên khai thác, mặc dù có nhiều mặt
trái nhưng nếu biết cách hạn chế, khắc phục chúng và khai thác thông tin một
cách thông minh theo mô hình ASK thì bạn chắc chắn sẽ rất thành công đấy !
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trần, M.D. & Bùi, H.T. (2014). Sử dụng mạng xã hội trong sinh viên Việt Nam.
Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam. 8(81). Truy cập từ
/>UrlListProcess=/noidung/TapChi/Lists/Baiviet&ItemID=123&page=0&al
litem=1
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn-ĐHQGHN. Khoa Thông tinThư Viện (2015). Năng lực thông tin là gì ?. Truy cập từ
/>Tổ chức tư vấn giáo dục Việt Nam-Eduviet Coporation. Năng lực con người
theo mô hình ASK. Truy cập từ />
*****HẾT*****