Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Motif và biểu tượng trong hồ quý ly của nguyễn xuân khánh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 125 trang )

Motif và biểu tƣợng trong Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------LÊ THỊ HUẾ

MOTIF VÀ BIỂU TƢỢNG TRONG HỒ
QUÝ LY CỦA NGUYỄN XUÂN KHÁNH

LUẬN VĂN THẠC SỸ VĂN HỌC

HÀ NỘI - 2016

Lê Thị Huế

K59- Lý luận Văn học


Motif và biểu tƣợng trong Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐHQGHN
----------------------LÊ THỊ HUẾ

MOTIF VÀ BIỂU TƢỢNG TRONG HỒ QUÝ LY CỦA
NGUYỄN XUÂN KHÁNH

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Lý luận Văn học
Mã số: 60 22 01 20

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Quang Long



HÀ NỘI - 2016

Lê Thị Huế

K59- Lý luận Văn học


Motif và biểu tƣợng trong Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn do tôi thực hiện. Những kết quả từ những
tác giả những nhà nghiên cứu hay những sách lý luận chuyên ngành đƣợc
trích dẫn nguồn rõ ràng, cụ thể trong từng mục và trong phần tài liệu tham
khảo. Khơng có bất kỳ sự không trung thực nào trong các kết quả nghiên cứu.
Nếu có sai trái tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Học viên

Lê Thị Huế

K59- Lý luận Văn học


Motif và biểu tƣợng trong Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn em xin gửi lời cảm ơn đến thầy PGS.TS Phạm
Quang Long ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn, cung cấp các tài liệu tham khảo
cần thiết và tận tình góp ý, chỉnh sửa giúp đỡ em trong suốt quá trình làm luận
văn. Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến Khoa văn học cùng tất cả các thầy cô
trong hội đồng bảo về đề cƣơng đã đóng góp ý kiến giúp em hồn thiện luận
văn này.
Do kiến thức còn nhiều hạn chế nên Luận văn của em khơng tránh khỏi
những sai sót và chƣa hợp lý, em rất mong nhận đƣợc sự góp ý của các thầy
cô. Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Học viên thực hiện

Lê Thị Huế

K59- Lý luận Văn học


Motif và biểu tƣợng trong Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................... 3

2. Lịch sử vấn đề .......................................................................................... 4
3. Đối tƣợng, mục đích và phạm vi nghiên cứu ........................................... 5
4. Phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................................... 7
5. Cấu trúc luận văn ..................................................................................... 8
6. Những đóng góp mới của luận văn ..........................................................
CHƢƠNG 1. MOTIF VÀ BIỂU TƢỢNG NHƢ NHỮNG ĐƠN VỊ LIÊN
VĂN BẢN NGHỆ THUẬT
1.1.Khái niệm, kiểu dạng và chức năng của motif ....................................... 9
1.2.Khái niệm, kiểu dạng và chức năng của biểu tƣợng .............................. 10
1.3.Motif và biểu tƣợng-những đơn vị liên văn bản nghệ thuật ................... 13
CHƢƠNG 2. MOTIF TRONG TIỂU THUYẾT HỒ QUÝ LY
2.1.Motif giấc mơ (chiêm mộng) ................................................................. 15
2.2.Motif hồng nhan bạc mệnh .................................................................... 30
2.3. Motif thù trong giặc ngoài.................................................................... 41
CHƢƠNG 3. BIỂU TƢỢNG TRONG TIỂU THUYẾT HỒ QUÝ LY
3.1.Biểu tƣợng tín ngƣỡng ........................................................................... 53
3.1.1. Biểu tƣợng Âm Dương ....................................................................... 53
3.1.2. Biểu tƣợng Lửa .................................................................................. 64
3.2. Biểu tƣợng về sinh hoạt văn hóa ........................................................... 70

Lê Thị Huế

1

K59- Lý luận Văn học


Motif và biểu tƣợng trong Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh

3.2.1. Biểu tƣợng âm nhạc .......................................................................... 70

3.2.2. Biểu tƣợng về vẽ tranh ...................................................................... 79
3.3. Biểu tƣợng về không gian ..................................................................... 90
3.3.1. Biểu tƣợng chùa ................................................................................. 90
3.3.2. Biểu tƣợng vƣờn cảnh ........................................................................ 97
KẾTLUẬN................................................................................................ 115
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................... 117

Lê Thị Huế

2

K59- Lý luận Văn học


Motif và biểu tƣợng trong Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
“Văn hóa là những gì cịn lại khi ta qn đi tất cả, là cái còn thiếu khi ta
đã học tất cả” (Edouard Herriot), một câu châm ngôn đầy ý nghĩa cho thấy
phạm vi vơ cùng rộng lớn của văn hóa. Iu.Lotman đã chỉ cho chúng ta một
hƣớng tiếp cận văn hóa mới: “các biểu tƣợng là một trong những yếu tố bền
vững nhất của khơng gian văn hóa” [7;220]. Tiểu thuyết Hồ Quý Ly của
Nguyễn Xuân Khánh viết về một giai đoạn lịch sử đầy biến động cuối Trần
đầu Hồ đƣa đến cái nhìn mới về lịch sử và văn hóa của dân tộc.
Hồ Quý Ly mở đầu thành công của tiểu thuyết gia Nguyễn Xuân
Khánh, trong seri tiểu thuyết viết về lịch sử của ơng. Tiếp cận văn hóa học
đang là khuynh hƣớng thời sự trong nghiên cứu văn học thế giới, phân tích
các motif và biểu tƣợng của Hồ Quý Ly nằm trong khuynh hƣớng nghiên
cứu hiện đại đó.

Kí hiệu học nhƣ một bộ môn khoa học mới xuất hiện cách đây chƣa
lâu, mặc dù ngay từ thế kỷ XVII, nhà triết học duy vật Anh J.Locke đã xác
định cực kỳ chính xác đối tƣợng và dung lƣợng của kí hiệu học, nhƣng suốt
một thời gian dài, những tƣ tƣởng sâu sắc của J.Locke không nhận đƣợc sự
ủng hộ. Khái niệm kí hiệu học, một khái niệm do các nhà ngơn ngữ học,
tốn học và logic học cùng sáng tạo ra, đã trở thành khái niệm nền móng của
kí hiệu học. Khơng phải ngẫu nhiên kí hiệu học vẫn thƣờng đƣợc gọi là khoa
học về các hệ thống kí hiệu. Iu.Lotman nhà nghiên cứu văn học, nhà văn
hóa học và kí hiệu học nổi tiếng thế giới một trong số những học giả hàng
đầu của thế kỷ XX, ngƣời đã đóng góp những tƣ tƣởng lịng cốt làm nên Lý
thuyết kí hiệu học văn hóa.

Lê Thị Huế

3

K59- Lý luận Văn học


Motif và biểu tƣợng trong Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh

Việc nghiên cứu nghệ thuật nhƣ một hệ thống kí hiệu là lĩnh vực đặc
biệt, ai cũng biết về tính tích cực xã hội của nghệ thuật, các kí hiệu đƣợc
nghệ sĩ và nhà văn ứng dụng mang lại giá trị xã hội vô giá. Nghiên cứu xem
nghệ thuật kết tụ trong bản thân thơng tin có tầm quan trọng xã hội nhƣ thế
nào là nhiệm vụ thú vị của kí hiệu học.
Tác phẩm nghệ thuật là một phƣơng thức tổ chức cực kỳ tiết kiệm, hàm
súc, thuận tiện cho việc lƣu trữ và truyền đạt thơng tin. Có thể lấy ví dụ nhƣ
thơng tin về tính cách tham vọng đời sống của nhân vật đƣợc miêu tả thông
qua tên gọi, giấc mơ, lồi hoa, lồi vật u thích, khung cảnh và bố trí khu

vƣờn… Sức sống của vƣơng triều qua hình ảnh cuả những ngƣời phụ nữ,
qua sự thay đổi của vƣờn ngự uyển, qua hình ảnh núi Yên Tử… Một lƣợng
thông tin khổng lồ đƣợc nén trong các biểu tƣợng thể hiện chiều sâu của
thông tin và ngụ ý nghệ thuật cuả tác giả vô cùng phong phú.
Hồ Quý Ly đã đƣợc tiếp cận nhiều trên phƣơng diện nghệ thuật từ nghệ
thuật trần thuật đến thế giới nhân vật... Nhƣng trên phƣơng diện văn hóa
học, đi vào giải mã ký hiệu văn hóa ở tác phẩm là một hƣớng đi ít đƣợc
quan tâm. Bởi vậy tơi đã quyết định chọn đề tài Motif và biểu tượng trong
Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh nhƣ một thử nghiệm theo hƣớng đó.
2. Lịch sử vấn đề
Tiểu thuyết Hồ Quý Ly thuộc thể loại tiểu thuyết lịch sử xuất bản năm
2000, đƣợc tái bản rất nhiều lần, ngay từ khi ra đời tiểu thuyết đã nhận đƣợc
nhiều đánh giá, quan tâm của cả độc giả và giới nghiên cứu. Nhiều giải
thƣởng đã đƣợc trao cho Hồ Quý Ly công nhận những nỗ lực của tiểu thuyết
gia U80 nhƣ: Giải thưởng cuộc thi tiểu thuyết (1998 – 2000) của Hội nhà
văn Việt Nam, Giải thưởng của Hội nhà văn Hà Nội, 2001, giải thưởng Mai

Lê Thị Huế

4

K59- Lý luận Văn học


Motif và biểu tƣợng trong Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh

vàng của báo Ngƣời lao động, 2001, giải thưởng Thăng Long của ủy ban
nhân dân thành phố Hà Nội, 2002.
Đã có rất nhiều hội thảo, chuyên luận, luận văn nghiên cứu về tiểu
thuyết Hồ Quý Ly nói riêng và bộ ba tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh

nói chung: tọa đàm Lịch sử và văn hóa qua tự sự nghệ thuật của Nguyễn
Xuân Khánh, Vấn đề xây dựng nhân vật lịch sử trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly
của Nguyễn Xuân Khánh do viện Văn học tổ chức. Những bài báo Nỗi cơ
đơn cuả trí thức trong Hồ Q Ly và Hội thề (Nguyễn Thị Hƣơng Quê), Bài
học canh tân trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh (Thái
Sơn), Nguyễn Xuân Khánh và sự va chạm với cái vảy ngược trên ngực của
những con rồng (Phan Tuấn Anh) đƣợc đăng trên WEBOOK thế giới sách
online của bạn. Các luận văn: Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh: từ lịch
sử đến tiểu thuyết của học viên Lê Thị Kim Loan (2012) (Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn Hà Nội), Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Hồ Quý
Ly và Mẫu thượng ngàn của học viên Lê Thị Thúy Hậu (Đại học Vinh)…
Những cơng trình trên chủ yếu tiếp cận tác phẩm dƣới góc nhìn nghệ thuật,
nhân vật, trần thuật, tự sự học.
Tuy nhiên, theo chúng tôi đƣợc biết, ở Việt Nam chƣa có cơng trình
nào trực tiếp và chuyên sâu nghiên cứu đặc điểm, vai trò của các motif và
biểu tƣợng trong Hồ Quý Ly.
3. Đối tƣợng mục đích và phạm vi nghiên cứu
Luận văn sẽ đi vào khảo sát và cắt nghĩa các biểu tƣợng, motif trong
tác phẩm để thấy đƣợc những liên kết tạo nên sự đa dạng trong phƣơng thức
biểu hiện tác phẩm.
Đối tƣợng nghiên cứu sẽ là các biểu tƣợng và motif đƣợc lặp đi, lặp
lại trong tác phẩm gắn liền với tình huống cốt truyện, số phận các nhân vật

Lê Thị Huế

5

K59- Lý luận Văn học



Motif và biểu tƣợng trong Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh

và không gian của tiểu thuyết. Các biểu tƣợng sẽ đƣợc tìm hiểu từ việc giải
thích ý nghĩa văn hóa sau đó soi chiếu trong từng tình huống cụ thể của tiểu
thuyết.
Các motif trong tiểu thuyết đƣợc khảo sát ở ba motif chính là motif
Giấc mơ, motif hồng nhan bạc mệnh và motif thù trong giặc ngoài, sự sắp
xếp trình tự các motif cho thấy sự tăng dần phạm vi và tầm quan trọng của
vấn đề đƣợc khảo sát. Đi từ thế giới tinh thần của con ngƣời thông qua motif
giấc mơ, đến vấn đề thân phận con ngƣời mà ở đây là thân phận ngƣời phụ
nữ trong motif hồng nhan bạc mệnh và mở rộng ra là vấn đề của quốc gia
dân tộc ở motif thù trong giặc ngồi.
Ba nhóm biểu tƣợng đƣợc khảo sát là nhóm biểu tƣợng về tơn giáo,
nhóm biểu tƣợng về sinh hoạt văn hóa và nhóm biểu tƣợng về khơng gian.
Khơng chỉ khảo sát các biểu tƣợng chính đƣợc nêu ra ở mỗi nhóm biểu
tƣợng mà trong q trình khảo sát cịn mở rộng khảo sát các biểu tƣợng đi
kèm với các biểu tƣợng chính trong sự so sánh đối chiếu ý nghĩa của biểu
tƣợng trong văn hóa phƣơng đơng và văn hóa phƣơng tây trong sự liên hệ
với bối cảnh và thời đại hiện nay.
Luận văn khơng chỉ đi tìm hiểu ý nghĩa của các biểu tƣợng trong bản
thân tác phẩm Hồ Q Ly mà cịn có sự so sánh với hai tiểu thuyết lớn của
Nguyễn Xuân Khánh là Mẫu thượng ngàn (2005) và Đội gạo lên chùa
(2011) để thấy đƣợc dòng chảy văn hóa và sự biến thiên của chúng theo thời
gian. Bởi bộ ba tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh là một sự tiếp nối từ
thời gian cho đến sự kiện: Hồ Quý Ly là giai đoạn cuối Trần đầu Hồ cuối thế
kỷ XIV đầu thế kỷ XV, Mẫu thượng ngàn là cuộc kháng chiến chống Pháp,
Đội gạo lên chùa là khoảng giữa hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống
Mỹ, số phận của con ngƣời, tôn giáo và văn hóa trong dịng chảy lịch sử với

Lê Thị Huế


6

K59- Lý luận Văn học


Motif và biểu tƣợng trong Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh

những thăng trầm và đổi thay. Không phải ngẫu nhiên mà trong bộ ba tiểu
thuyết lớn của mình Nguyễn Xuân Khánh đã gạt hết mọi đề tài mang tính cá
nhân, để hƣớng đến ba giai đoạn lớn đất nƣớc bị ngoại bang xâm lấn những
sự kiện lịch sử đầy tính nhạy cảm mà phần đa vẫn đang né tránh, bàn về
chuyện quốc gia dân tộc về những vấn đề lớn lao mang tính vận mệnh thể
hiện tầm nhìn bao quát của con ngƣời sống qua hai thế kỉ với con mắt bao
dung công tâm và nếm đủ các trải nghiệm để hiểu đƣợc bản thân và những
giá trị đích thực của cuộc sống.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn chủ yếu sử dụng phƣơng pháp tiếp cận thi pháp học, có kết
hợp phƣơng pháp tiếp cận văn hóa học.
Phƣơng pháp tiếp cận thi pháp học đƣợc vận dụng để nghiên cứu hình
thức của tác phẩm, tìm đến những nội dung đƣợc thể hiện trong những hình
thức ấy, khảo sát văn bản, hƣớng đến nội dung tƣ tƣởng, thông điệp tác giả
gửi gắm thông qua tác phẩm.
Phƣơng pháp tiếp cận văn hóa học là phƣơng pháp thuộc khoa học xã
hội nhân văn nghiên cứu bản chất, những quy luật tồn tại và phát triển của
văn hóa, nghiên cứu ý nghĩa nhân bản của văn hóa. Văn hóa học có đối
tƣợng là văn hóa với tƣ cách là tổng thể các hình thái giá trị, chuẩn mực và
biểu tƣợng chi phối cá nhân, xã hội dân tộc và nhân loại. Văn học là một dạng
biểu hiện của văn hóa, nghiên cứu văn học nếu tách khỏi văn hóa sẽ khơng
hiểu đƣợc mơi trƣờng đã sinh ra nó và những liên hệ với mơi trƣờng ấy.

Phƣơng pháp tiếp cận văn hóa học mà chủ yếu là kí hiệu học văn hóa để
tiếp cận các motif và biểu tƣợng, cắt nghĩa từng biểu tƣợng trong từng bối cảnh
văn hóa xã hội, khả năng liên kết xâu chuỗi của nó trong kết cấu tiểu thuyết.

Lê Thị Huế

7

K59- Lý luận Văn học


Motif và biểu tƣợng trong Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh

Ngoài hai phƣơng pháp nghiên cứu trên, trong luận văn cũng vận
dụng các phƣơng pháp nghiên cứu: thống kê, phân tích, tổng hợp.
Phƣơng pháp thống kê nhằm mục đích chỉ ra số lần xuất hiện, tần xuất
của mỗi biểu tƣợng, motif trong tiểu thuyết, liệt kê các sự kiện trong tác
phẩm để thấy đƣợc giá trị và ý nghĩa biểu đạt cũng nhƣ sự liên kết của các
motif và biểu tƣợng.
Phƣơng pháp phân tích từng biểu tƣợng và motif giúp hiểu rõ ý nghĩa
và vai trò biểu hiện, liên kết tác phẩm của chúng cũng nhƣ ngụ ý nghệ thuật
của tác giả trong việc sử dụng và móc nối các chi tiết trong tiểu thuyết.
Phƣơng pháp so sánh cho thấy sự xuất hiện của mỗi biểu tƣợng và motif
trong bối cảnh khác nhau thể hiện hoàn cảnh riêng cũng nhƣ tâm trạng của
nhân vật, để dự báo cho những sự việc xảy ra sau đó.
5. Cấu trúc luận văn
Ngồi mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Motif và biểu tƣợng nhƣ những đơn vị liên văn bản nghệ thuật
Chƣơng 2: Motif trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly
Chƣơng 3: Biểu tƣợng trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly

6. Những đóng góp mới của luận văn
Luận văn đã phần nào cắt nghĩa đƣợc các motif và biểu tƣợng trong
Hồ Quý Ly nói riêng và trong đời sống văn hóa nói chung.
Luận văn đi vào tìm hiểu các biểu tƣợng và motif đƣợc lặp đi lặp lại
trong tác phẩm gắn liền với tình huống cốt truyện, số phận tính cách các nhân
vật và khơng gian tiểu thuyết. Các biểu tƣợng và motif tạo nên sự đa dạng
trong phƣơng thức biểu hiện trở thành công cụ thông tin giao tiếp giữa các
nền văn hóa với ngơn ngữ khác nhau.

Lê Thị Huế

8

K59- Lý luận Văn học


Motif và biểu tƣợng trong Hồ Quý Ly của Nguyễn Xn Khánh

Luận văn khơng chỉ tìm hiểu ý nghĩa của các biểu tƣợng trong tác phẩm
Hồ Quý Ly mà còn so sánh với các tác phẩm khác để thấy đƣợc giá trị văn hóa
kết tinh trong từng motif biểu tƣợng. Mở ra một hƣớng tiếp cận mới cho tác
phẩm văn học theo hƣớng văn hóa học.

Lê Thị Huế

9

K59- Lý luận Văn học



Motif và biểu tƣợng trong Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh

Chƣơng 1: Motif và biểu tƣợng nhƣ những đơn vị liên văn bản nghệ thuật
1.1. Khái niệm, kiểu dạng và chức năng của motif
Motif có thể là yếu tố hoặc ý tƣởng lặp đi lặp lại trong suốt những đoạn
văn, nó khơng nhất thiết phải là một chủ đề mà có thể nhƣ một thơng điệp.
Ngƣời đầu tiên trên thế giới đƣa ra khái niệm motif là nhà Folklore
học ngƣời Nga A.N Vexelopxki vào thế kỷ XIX, trong công trình Thi pháp
học lịch sử, sau đó năm 1910, A.Arnes, năm 1949 S.Thompson đã làm từ
điển về tif và motif. Ở Việt Nam, Lê Bá Hán trong cuốn Từ điển thuật ngữ
văn học, và Trần Đình Sử trong cuốn Dẫn luận thi pháp học đƣợc coi là hai
ngƣời đầu tiên giới thiệu về motif và đƣa ra những khái niệm về nó. Trong
khi đó motif gắn liền với văn hóa dân gian của các dân tộc trên thế giới hình
thành ngay từ buổi bình minh cùng lịch sử lồi ngƣời. Về nguồn gốc của
khái niệm motif đƣợc phiên âm từ tiếng Pháp gắn với văn hóa âm nhạc, với
tƣ cách một phạm trù của nghiên cứu văn học. Các học giả đã khảo sát motif
nhƣ một yếu tố không thể phân chia nhỏ hơn cuả văn bản và ngôn bản, đó là
những sự vật, hình ảnh, là đơn vị nhỏ nhất cuả cốt truyện dân gian. Về sau
motif gắn với tác giả và cảm quan nghệ thuật của tác giả, với việc phân tích
chỉnh thể của tác phẩm.
Theo cuốn 150 Thuật ngữ văn học của Lại Nguyên Ân, motif gắn với
thế giới tƣ tƣởng và cảm xúc của tác giả một cách trực tiếp hơn so với các
thành tố khác của hình thức nghệ thuật, nhƣng khác với các thành tố ấy,
motif khơng mang tính hình tƣợng “độc lập”, khơng mang tính tồn vẹn
thẩm mỹ, chỉ trong q trình phân tích cụ thể sự “vận động” của motif, chỉ
trong việc soi tỏ tính bền vững, tính cá thể ở sự hàm nghĩa của nó, nó mới có
đƣợc ý nghĩa và giá trị nghệ thuật. [1, 210]

Lê Thị Huế


10

K59- Lý luận Văn học


Motif và biểu tƣợng trong Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh

Motif là một trong những thuật ngữ đƣợc sử dụng nhiều nhất hiện nay
trong những nghiên cứu về thể loại tự sự dân gian. Hƣớng nghiên cứu theo
kết cấu và nội dung của motif cũng nhƣ mối quan hệ giữa motif và cốt
truyện ngày càng gia tăng mạnh mẽ. Việc phân tích các motif có vai trị rất
quan trọng: để tìm kiếm những tầng nghĩa sâu xa đƣợc giấu kín trong đó,
những biểu tƣợng văn hóa dân tộc của mỗi quốc gia, phân tích motif để tìm
ra con đƣờng ngắn nhất của các văn bản có yếu tố văn hóa dân gian. Những
motif lặp đi lặp lại trong văn học truyền thống, những ám ảnh tâm lý của con
ngƣời ở những giai đoạn lịch sử với những không gian văn hóa khác nhau là
phác họa chân thực nhất về tiến trình nhận thức của lồi ngƣời.
Các motif đƣợc khảo sát trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly của Nguyễn
Xuân Khánh bao gồm: Motif giấc mộng, motif hồng nhan bạc mệnh, motif
thù trong giặc ngoài. Các motif đi từ vấn đề mang tính cá nhân về thế giới
tinh thần của con ngƣời đến vấn đề thân phận con ngƣời mà cụ thể ở đây là
ngƣời phụ nữ và mở rộng ra bàn đến vấn đề vận mệnh của quốc gia, dân tộc.
Các motif trên không chỉ xuất hiện trong bộ ba tiểu thuyết lớn của Nguyễn
Xuân Khánh mà còn là những vấn đề lớn và trung tâm của văn học dân tộc
mọi thời đại từ văn học dân gian đến văn học hậu hiện đại ngày nay.
1.2. Khái niệm, kiểu dạng và chức năng của biểu tƣợng
Biểu tƣợng (symbol) là các đối tƣợng, các kí tự, con số, mầu sắc đƣợc
sử dụng để đại diện ý tƣởng hoặc khái niệm triù tƣợng. Biểu tƣợng ln hàm
chứa trong nó những giá trị mà đằng sau mỗi giá trị thƣờng ẩn dấu một nhu
cầu nào đó của con ngƣời. Giải mã các biểu tƣợng là chìa khóa để giải mã

đời sống văn hóa, tinh thần của một cộng đồng dƣới góc nhìn kí hiệu học.
Biểu tƣợng trong tiếng Việt là một từ gốc Hán, có nghĩa khá trừu
tƣợng. Theo Từ điển tiếng Việt, biểu tƣợng có hai nghĩa, nghĩa thứ nhất là

Lê Thị Huế

11

K59- Lý luận Văn học


Motif và biểu tƣợng trong Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh

hình ảnh tƣợng trƣng, nghĩa thứ hai là hình thức của nhận thức, cao hơn cảm
giác cho ta hình ảnh của sự vật cịn giữ lại trong đầu óc khi tác động của sự
vật vào giác quan của ta chấm dứt.
Symbol trong tiếng Anh là một từ bắt nguồn từ ngôn ngữ cổ ở châu
Âu (symbolus trong tiếng La Mã và symbolon trong tiếng Hy Lạp), theo Từ
điển biểu tượng văn hóa thế giới thì những gì đƣợc gọi là biểu tƣợng khi nó
đƣợc một nhóm ngƣời đồng ý rằng nó có nhiều hơn một ý nghĩa là đại diện
cho chính bản thân nó, biểu tƣợng có thể chia làm hai nghĩa chính là biểu
hình và biểu ý. Mỗi biểu tƣợng đều có ý nghĩa riêng tùy thuộc vào thời gian,
khơng gian của nó, ý nghĩa mỗi biểu tƣợng phụ thuộc vào nền văn hóa sinh
ra nó, bối cảnh và thời điểm mà nó ra đời.
Có thể hiểu biểu tƣợng là cái dùng để biểu thị một cái gì đó ngồi nó,
nó là hình ảnh tƣợng trƣng phơ bày ra khiến ta cảm nhận một giá trị trừu
xuất. Biểu tƣợng cũng có thể coi nhƣ một vật mơi giới làm trung gian để
biểu hiện những vật khó có thể tri giác đƣợc.
Về mặt chức năng biểu tƣợng còn mang tính thay thế, nó khơng chỉ
thay thế cho các đối tƣợng thực mà cịn thay thế cả các q trình, hiện tƣợng

ý niệm của con ngƣời, bên cạnh đó biểu tƣợng cịn có các thuộc tính chức
năng khác nữa nhƣ giáo dục, liên kết, dự báo, giáo tiếp hay thông tin.
Đặc điểm cực kỳ quan trọng của biểu tƣợng là cơ cấu cảm xúc. Bất kì
một biểu tƣợng nào cũng đều mang trong nó hệ thống cảm xúc nhất định.
Giữa quan hệ với thực tế thể hiện trong hình tƣợng nghệ thuật và cảm xúc
đƣợc ghi nhận trong biểu tƣợng có sự khác biệt đƣơng nhiên đối với ngƣời
cảm thụ nghệ thuật.
Trong Kí hiệu học văn hóa Iu. Lotman đã chỉ ra quá trình biểu tƣợng
đi vào văn bản “biểu tƣợng rơi vào ký ức nhà văn từ chiều sâu của kí ức văn

Lê Thị Huế

12

K59- Lý luận Văn học


Motif và biểu tƣợng trong Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh

hóa và đƣợc làm sống lại trong văn bản mới nhƣ một hạt giống đánh rơi vào
lòng đất. Sự gợi nhớ chuyện cũ, trích dẫn hay gợi nhắc đều là bộ phận hữu
cơ của văn bản mới, thực hiện chức năng trong bình diện đồng đại. Chúng đi
từ văn bản vào chiều sâu của kí ức, cịn biểu tƣợng thì đi từ kí ức vào văn
bản” [7;223]. Ơng cịn cho thấy ý nghĩa của biểu tƣợng là vô cùng rộng lớn
“tiềm năng nghĩa của biểu tƣợng bao giờ cũng rộng hơn sự thực hiện cụ thể
của chúng: các mối liên hệ mà biểu tƣợng xuất hiện nhờ sự biểu hiện của nó
trong hồn cảnh kí hiệu nào đó, khơng thể hiện hết tất cả các giá trị ý nghĩa
của nó. Điều đó tạo nên một trữ lƣợng ý nghĩa mà nhờ đó biểu tƣợng có thể
xuất hiện trong những mối liên hệ bất ngờ, thay đổi bản chất và thay đổi
hình thức của hồn cảnh kí hiệu xung quanh một cách bất ngờ”. [7;221]

Ngôn ngữ biểu tƣợng cho phép con ngƣời ở những nền văn minh
khác nhau, những vùng văn hóa khác nhau, thậm chí ở những khơng gian,
thời gian khác nhau hiểu đƣợc nhau nhờ vào đặc tính căn bản của nó là
thơng tin. Ngơn ngữ biểu tƣợng là thành tố văn hóa do con ngƣời tạo ra để
sử dụng nhƣ một loại công cụ thông tin giao tiếp.
Ferdinand de Saussure cha đẻ của ngành kí hiệu học đã tạo ra những
nền tảng cho khoa học nghiên cứu về biểu tƣợng, với phƣơng pháp tiếp cận
rõ ràng khúc chiết giúp tránh đƣợc đặc tính khó lƣờng của biểu tƣợng là tính
trìu tƣợng và đa nghĩa.
Có rất nhiều kiểu dạng biểu tƣợng trong tiểu thuyết, nhƣng trong luận
văn chủ yếu tập trung vào ba nhóm biểu tƣợng sau: Biểu tƣợng về tín
ngƣỡng bao gồm biểu tƣợng âm dƣơng và lửa; biểu tƣợng sinh hoạt văn hóa
bao gồm biểu tƣợng âm nhạc và vẽ tranh; biểu tƣợng không gian bao gồm
vƣờn cảnh, ngôi chùa. Trong các biểu tƣợng trên ta nhận thấy biểu tƣợng về
âm dƣơng có vai trị chi phối và tồn tại trong tất cả các biểu tƣợng còn lại,

Lê Thị Huế

13

K59- Lý luận Văn học


Motif và biểu tƣợng trong Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh

bởi trong đời sống ngƣời Việt triết lý âm dƣơng ngấm sâu vào nhận thức,
tính chất cộng đồng, văn hóa ứng xử với mơi trƣờng tự nhiên và xã hội của
con ngƣời.
Nếu nhƣ ở motif sự sắp xếp đi từ những vấn đề nhỏ để mở rộng ra vấn
đề mang tính vận mệnh quốc gia dân tộc, thì ở biểu tƣợng sự sắp xếp các

nhóm biểu tƣợng đƣợc thực hiện theo chiều ngƣợc lại đi từ những vấn đề lớn
đến nhỏ để thấy đƣợc sự thấm đẫm và sâu đậm của triết lý âm dƣơng trong
mọi khía cạnh của đời sống.
Biểu tƣợng là sự vật, hình ảnh giúp chúng ta vƣợt qua cái dáng vẻ bên
ngồi để đi tìm ý nghĩa thiêng liêng bên trong, ý nghĩa các biểu tƣợng trong
tiểu thuyết gắn với truyền thống văn hóa của dân tộc đặc biệt là tín ngƣỡng
Phật giáo.
1.3. Motif và biểu tƣợng-những liên văn bản nghệ thuật
Motif và biểu tƣợng tạo nên thế giới nghệ thuật phong phú đa nghĩa
kết hợp cùng với cách đọc liên văn bản đề cao sự so sánh, đối chứng phản
biện mở rộng ý nghĩa giúp Hồ Quý Ly vƣợt qua ý nghĩa của của một tiểu
thuyết lịch sử thông thƣờng trở thành một cuốn bách khoa tồn thƣ về lịch
sử, chính trị, tơn giáo cung cấp những bài học kinh nghiệm quý báu cho các
thế hệ sau.
Liên văn bản là một khái niệm lý luận xuất phát từ phƣơng Tây vào
những năm 60 của thế kỷ XX gắn với tên tuổi của ba lý thuyết gia tiên
phong về trào lƣu giải cấu trúc và phê bình hậu hiên đại là: Jacques Derrida,
Roland Barthes và Julia Kristeva. Với tác phẩm Cái chết của tác giả Roland
Barthes là ngƣời đi đầu cổ xúy, và đánh dấu sự cáo chung vai trò của ngƣời
viết trong quan hệ với tác phẩm, văn bản luôn tồn tại độc lập với tác giả và
hàm chứa một ý nghĩa rộng hơn. Kristeva ngƣời đặt nền móng và xây dựng

Lê Thị Huế

14

K59- Lý luận Văn học


Motif và biểu tƣợng trong Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh


hoàn chỉnh lý thuyết liên văn bản “bất cứ văn bản nào cũng đƣợc tạo nên
nhƣ một bức tranh khảm chứa đựng cả một thiên hà các trích dẫn bất cứ văn
bản nào cũng mang dấu vết của sự hấp thụ và chuyển thể từ các văn bản
khác”[32]. Lý thuyết liên văn bản đã nhắc nhở ngƣời đọc một thực tế mỗi
văn bản đều tồn tại trong sự liên hệ với văn bản khác có thể xuất hiện trƣớc
hoặc cùng thời.
Áp dụng cách đọc theo kiểu hậu hiện đại và liên văn bản là tìm ra
những tƣơng đồng ẩn chứa trong tác phẩm khai thác nhiều tầng nghĩa của
các đối tƣợng trong các mối liên hệ với xã hội để mở rộng phạm vi, giới hạn
cuả tác phẩm ra vô hạn phụ thuộc vào phạm vi kiến thức của ngƣời đọc.
Tiểu thuyết lịch sử là thể loại “tiểu thuyết lấy một giai đoạn lịch sử
làm khung cảnh và mong muốn truyền bá các tinh thần, kiểu cách, và các
điều kiện xã hội của một thời kỳ quá khứ với những chi tiết hiện thực và
trung thành với sự thật lịch sử (tuy nhiên trong một số trƣờng hợp sự trung
thành này chỉ là giả tạo). Cơng trình sáng tạo đó có thể đề cập đến những
nhân vật lịch sử có thật hoặc có thể bao hàm một sự pha trộn nhân vật lịch
sử với nhân vật hƣ cấu” văn học thực sự là nguồn cảm hứng cho tự do sáng
tác văn chƣơng và giá trị tác phẩm lúc này khơng cịn nằm ở chân lý lịch sử
mà nằm ở chân lý nghệ thuật. Trong nền văn học Việt Nam tiểu thuyết lịch
sử trung đại chƣa thực sự thành công phải đến văn học đƣơng đại thể loại
tiểu thuyết lịch sử mới thực sự có chỗ đứng khi con ngƣời lật dở lại lịch sử
“mƣợn lịch sử để bàn về hiện tại “lịch sử giống nhƣ một kho kinh nghiệm
cho con ngƣời của thời đại ngày nay”.[18]
Motif và biểu tƣợng tạo nên những liên kết vƣợt thời gian và không
gian mang đến một thế giới nghệ thuật phong phú cùng sự kết hợp với thể
loại tiểu thuyết lịch sử cung cấp bài học kinh nghiệm quý báu cho ngƣời

Lê Thị Huế


15

K59- Lý luận Văn học


Motif và biểu tƣợng trong Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh

đọc. Motif và biểu tƣợng thực sự là những liên văn bản nghệ thuật kết nối
giá trị văn hóa từ các giai đoạn, thời đại khác nhau tạo nên tính đa tầng đa
nghĩa cho các motif và biểu tƣợng.
Tiểu kết
Motif và biểu tƣợng đƣợc sử dụng nhƣ những đơn vị liên văn bản
nghệ thuật tạo nên sự đa dạng trong phƣơng thức biểu hiện của tác phẩm nói
chung, Hồ Quý Ly nói riêng. Những motif, biểu tƣợng đƣợc khảo sát gắn
liền với tình huống cốt truyện, số phận tính cách của các nhân vật và khơng
gian văn hóa của tiểu thuyết nhằm thể hiện đƣợc nhiều nhất ý đồ của tác giả,
nhƣ một phƣơng thức cảm nhận đời sống và bày tỏ thái độ của mình. Việc
sắp xếp trình tự các motif theo trình tự tăng dần, cịn các biểu tƣợng sắp xếp
theo trình tự giảm dần cho thấy mối quan hệ đa chiều của một hiện thực
phức tạp, đầy biến động, làm nổi rõ những phức tạp trong số phận, tính cách
các nhân vật. Motif, biểu tƣợng trong tiểu thuyết tạo thành khơng gian văn
hóa đa tầng kết nối giá trị từ các thời đại khác nhau, làm cơ sở để cắt nghĩa
hành vi, số phận các nhân vật, cắt nghĩa những ứng xử lịch sử. Nghiên cứu
kí hiệu học đòi hỏi sự bao quát, liên tƣởng, xâu chuỗi để kết nối các giá trị
văn hóa đƣợc tích tụ trong các motif và biểu tƣợng văn hóa.

Lê Thị Huế

16


K59- Lý luận Văn học


Motif và biểu tƣợng trong Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh

Chƣơng 2: Motif trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly
2.1 Motif giấc mơ
Mơ, hay giấc mơ là những trải nghiệm, những ảo tƣợng trong trí óc
khi ngủ, từ hàng ngàn năm trƣớc con ngƣời đã cố gắng lý giải về giấc mơ và
tìm ra ý nghĩa của giấc mơ. Sigmund Freud nhà tâm lý học tiên phong trong
việc đi tìm ý nghĩa của những giấc mơ đã tin rằng giấc mơ mang tính biểu
tƣợng và là cửa sổ cho những ký ức vô thức của chúng ta. Giấc mơ phản ánh
đặc điểm tính cách cuả mỗi cá nhân cũng nhƣ hồn cảnh cá nhân đó trong
đời sống hàng ngày bằng các giấc mơ về điềm gở, tai họa, hay những giấc
mơ mang tính dự báo trƣớc cho tƣơng lai... Kết thúc giấc mơ những trạng
thái tinh thần cịn lại có thể là bất an, hoang tƣởng, yêu thƣơng, thù hận, sợ
hãi…
Giấc mơ cần thiết cho sự cân bằng sinh học giúp giải thoát những
căng thẳng ức chế hằng ngày để thiết lập một cơ chế cân bằng bù trừ trong
đời sống tinh thần của con ngƣời. Giấc mơ là tác nhân chỉ báo tốt nhất về
tình trạng tinh thần của ngƣời nằm mơ “nó cung cấp, nhƣ là một biểu tƣợng
sống, một bức tranh về trạng huống hiện sinh của con ngƣời ấy: đối với
ngƣời nằm mơ, đó là hình ảnh thƣờng bất ngờ của chính họ, nó tiết lộ cái tơi
và cái mình. Nhƣng đồng thời, nó cũng che đậy chúng, giống hệt một biểu
tƣợng, dƣới hình ảnh những sinh linh khác biệt với chủ thể”. [2;166]
Giấc mơ một hiện tƣợng tâm lý vô thức xảy ra trong lúc ngủ, bao gồm
một chuỗi các hình ảnh. Đơi khi nó lộn xộn khơng ý nghĩa, đơi khi nó mạch
lạc nhƣ một câu chuyện. Trong các thời đại khác nhau của lịch sử loài ngƣời
giấc mơ xuất hiện và đã từng có vai trị hết sức quan trọng đối với vận mệnh
của quốc gia, vƣơng triều, khoa học tâm lý đã từng có những tổng kết chi

tiết về ý nghĩa của những giấc mơ.

Lê Thị Huế

17

K59- Lý luận Văn học


Motif và biểu tƣợng trong Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh

Những ác mộng báo trƣớc sự thật điển hình trên thế giới nhƣ: giấc mơ
của tổng thống Mỹ Abraham Lincoln năm 1865, trƣớc khi bị ám sát ông kể
cho bạn bè về một giấc mơ nghe thấy tiếng động đám tang từ căn phịng phía
tây trong nhà Trắng, một cái xác quấn vải niệm với lính gác đứng xung
quanh, Lincoln đã bị ám ảnh bởi giấc mơ và một tuần sau ơng bị ám sát. Ba
năm sau đó 28/5/1968, tâm linh gia Alan Vaughan gửi thƣ cho một chuyên
gia về giấc mơ Stanley Krippner để kể cho ông này giấc mơ về một ngƣời da
đỏ bắn chết Robert Kennedy ứng cử viên tổng thống Mỹ, rồi sau đó
Vaughan mơ thấy cách bảo vệ nạn nhân, nhƣng trƣớc khi nhận đƣợc cảnh
báo ngày 5/6 Kennedy đã bị ám sát… và cịn rất nhiều những giấc mộng báo
trƣớc khác.
Có những tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng đƣợc sáng tác trong vô thức
giấc mơ phải kể đến nhƣ nhạc phẩm Yesterday đƣợc sáng tác bởi nhạc sĩ
Paul McCartney thành viên của nhóm nhạc lừng danh Beatles. Paul
McCartney đã kể rằng: trong một đêm mơ vào tháng 5/1965, “tôi mở mắt ra
với một khúc nhạc đáng yêu trong đầu, nghĩ bụng hay nhỉ, cái khúc nhạc ở
đâu ra nhỉ? McCartney vùng dậy mở đàn piano chơi lại khúc nhạc đang ngân
nga trong đầu và phát triển thành một trong những bản nhạc đƣợc ƣa chuộng
nhất của thế kỷ XX. Nhà thơ Hoàng Cầm của chúng ta cũng sáng tác bài thơ

Lá diêu bông bài thơ dựa trên câu chuyện có thật về mối tình đầu thơ dại của
nhạc sĩ với một ngƣời chị hàng xóm tên Vinh mà sau này nhạc sĩ Trần Tiến
phổ nhạc thành bài hát cùng tên theo thể loại nhạc trữ tình. Bài thơ đƣợc
sáng tác trong vơ thức của giấc mơ. Hoàng Cầm kể rằng vào một đêm năm
1959, khoảng 3 giờ sáng, nhà thơ chợt tỉnh giấc rồi thao thức không ngủ lại
đƣợc, trong đêm khuya thanh vắng nhà thơ văng vẳng trong đầu mấy câu
thơ do một ngƣời đàn bà đọc bằng giọng lanh lảnh: Váy Đình Bảng bng

Lê Thị Huế

18

K59- Lý luận Văn học


Motif và biểu tƣợng trong Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh

chùng cửa võng …từng mẩu kí ức theo những câu thơ cứ thế tuôn ra và ông
lấy giấy bút chép lại.
Thế giới của những giấc mơ vô cùng phong phú và phức tạp, nó trở
thành đối tƣợng nghiên cứu của cả y học và tâm lý học, những nghiên cứu
đầu thế kỷ XX chỉ ra rằng: giấc mơ là hiện thực hóa mong muốn chƣa đạt
đƣợc của mỗi ngƣời, những cơn ác mộng giúp xóa khỏi đầu bạn điều không
mong muốn. Trên quan điểm hiện đại giấc mơ là những trải nghiệm, những
ảo tƣởng trong trí óc ta khi ngủ, phát sinh từ những vùng sâu kín của bản
ngã ta, buộc ta phải nhìn thẳng vào chính mình. Chúng khơng khác gì tấm
gƣơng soi nội tâm phản chiếu bản thân ta, giấc mơ là tiếng nói của vơ thức
nơi thoát ra rất nhiều những xung động bị dồn nén ban ngày, giúp giải phóng
những ƣu tƣ, thù hận, khổ tâm, thèm muốn, bởi vậy ngơn ngữ giấc mơ mang
tính tƣợng trƣng và bí hiểm.

Chiêm mộng cần thiết cho việc cân bằng sinh học và tinh thần giống
nhƣ giấc ngủ nó là lối thốt cho những đè nén phải chịu đựng ban ngày.
Giấc mơ dù xấu hay tốt cũng vô cùng quý báu, giúp ta sống thoải mái hơn,
trong lúc ngủ mơ là để kiểm điểm lại các sự kiện của cuộc sống, tổ chức lại
trí nhớ, loại bỏ những gì bị đè nén làm cho ta có thể sống một ngày mới nhẹ
nhõm hơn.
Giấc mơ mang trong nó rất nhiều những thông điệp và ý nghĩa khác
nhau bởi vậy đi giải mã các giấc mơ là điều nên làm. Theo Từ điển Biểu
tượng văn hóa thế giới “phân tích chiêm mộng phải tìm cho ra cái nội dung
tiềm ẩn … che dấu những ức chế, những nhu cầu và xung năng, những mâu
thuẫn, xung đột trong khát vọng chôn sâu trong tâm khảm. Nội dung chiêm
mộng không chỉ những hình ảnh thể hiện và động thái của chúng mà còn cả
điệu thức, mầu sắc của chúng, tức là cái bầu tâm sự tác động đến chúng”

Lê Thị Huế

19

K59- Lý luận Văn học


Motif và biểu tƣợng trong Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh

[2;167], “việc giải thích mộng mị, cũng nhƣ giải mã của biểu tƣợng, khơng
chỉ đáp ứng sự tị mị của trí tuệ. Nó nâng lên một cấp cao hơn những quan
hệ giữa cái hữu thức và cái vô thức và cải tiến mạng lƣới liên thơng giữa
chúng”.[2;168]
Theo cách nhìn của kí hiệu học: “chiêm bao là tấm gƣơng ký hiệu học,
mỗi ngƣời nhìn thấy ở đó hình ảnh ngơn ngữ của mình” [4,191], Schiller
cũng nghĩ rằng “giấc mơ là giọng nói ẩn ức của lƣơng tri con ngƣời, là vị

quan tịa ẩn kín trong nội tâm. Ngƣời La Mã cổ đại đã nhìn thấy trong giấc
mơ lời tiên tri cuả thần linh, cịn các tín đồ của chủ nghĩa Freud hiện đại lại
thấy ở đó giọng nói của ẩn ức tính dục”. [7;193] Cịn việc giải mộng “Chiêm
bao cần có ngƣời giải đốn – đó sẽ là nhà tâm lý học hiện đại, hay là vị tƣ tế
ngẫu tƣợng giáo. Cịn có một đặc điểm nữa của chiêm bao: nó mang tính cá
nhân, khơng thể thâm nhập vào giấc mơ của ngƣời khác. Cho nên, đó hồn
tồn là “ngơn ngữ dành cho một ngƣời”. Đây là nguyên nhân khiến cho việc
giao tiếp bằng ngơn ngữ này trở nên khó khăn vơ hạn: có thể nói, kể lại giấc
mơ cũng khó nhƣ dùng lời nói để kể lại một tác phẩm âm nhạc. Đặc điểm
không thể kể lại của chiêm bao khiến cho mọi sự ghi nhớ hóa thành một biến
thể chỉ phản ánh gần đúng bản chất của nó”.[7;194]
Motif giấc mơ đã trở thành truyền thống trong cuộc sống và trong văn
học có vai trị phản ánh hiện thực đời sống tinh thần, dự báo tƣơng lai.
Trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly motif giấc mơ xuất hiện ở nhiều nhân vật với
những dạng thức khác nhau, giấc mơ trong tiểu thuyết vừa là điềm báo về
tƣơng lai vừa hé mở bản chất cuả thế giới tinh thần đầy bấn loạn tƣơng ứng
với thế giới hiện thực đầy tàn nhẫn. Motif này khiến cho tác phẩm khoác
thêm mầu sắc huyền ảo, cũng nhƣ một gợi mở về thế giới tinh thần thầm kín
của con ngƣời mà ngay cả khoa học hiện đại cũng chƣa giải mã đƣợc.

Lê Thị Huế

20

K59- Lý luận Văn học


Motif và biểu tƣợng trong Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh

Trong tiểu thuyết xuất hiện 20 giấc mơ ở các nhân vật: Nguyên Trừng

5 giấc mơ (giấc mơ bay, giấc mơ gặp hồn ma cây ngọc lan, giấc mơ thấy
Thanh Mai cƣỡi con voi trắng trong đêm thứ ba của ngày hội Tây Đơ, giấc
mơ cái bóng đen cùng những hình ảnh cuộc hỗn chiến giữa phe canh tân và
phe phục Trần, và giấc mơ thấy Thanh Mai bị bắt khi trở về Tây Đô), Thuận
Tông 3 giấc mơ (giấc mơ báo về cái chết của thái tử Ngạc, giấc mơ ngƣời
cầm dao đuổi theo khi Thuận Tông bị ốm, giấc mơ về ngơi nhà với khu
vƣờn trồng tồn liễu điềm báo sinh thái tử), Hồ Quý Ly có 3 giấc mơ (giấc
mơ Hồ Quý Ly gặp Nghệ Hoàng, giấc mơ Hồ Quý Ly kể với Nguyễn Cẩn bà
Huy Ninh về báo mộng khuyên nên dùng Phạm Sinh, và giấc mơ giữa ban
ngày mà Nguyên Trừng chứng kiến khi ông đối thoại với hồn bà Huy Ninh),
Lý Thái Tổ có 2 giấc mơ đƣợc thần Đồng Cổ về báo mộng (lần đầu khi vua
Lý Thái Tổ đƣa quân đi đánh Chiêm thần Đồng Cổ xin theo giúp phá giặc,
lần thứ hai thần hiện lên báo cho vua việc ba vị em vua đang âm mƣu làm
phản), Trần Duệ Tông cũng có hai giấc mơ (một giấc mơ giả dựa vào giấc
mơ điển hình đƣợc ghi trong sách “mộng kinh” giấc mơ của Tấn Vƣơng, và
một giấc mộng trên đƣờng đi đánh Chiêm gặp thần biển đòi cung phi),
Quỳnh Hoa vợ Nguyên Trừng con Thái bảo Trần Nguyên Hàng với ác mộng
lúc thì lửa cháy, lúc thì đất lở, lúc thì nhà sập. Nguyễn Cẩn với giấc mơ
tiếng nói trong đầu mà Cẩn vẫn cho đó là tiếng nói của đức Phật sau này
đƣợc Thuận Tơng cắt nghĩa, Nghệ Hồng với giấc mơ hầu mõm đỏ nhăm
nhe cƣớp ngôi lầu gà trắng. Giấc mơ của Thánh Ngẫu về cái chết của Thuận
Tông. Giấc mơ của Sử Văn Hoa gặp Bạch Cƣ Dị khi ông đang bị giam trong
ngục thất. Trong hai mƣơi giấc mơ ở trên có một giấc giả mộng nhƣng vẫn báo
đúng sự thật, hai giấc mơ đƣợc thể hiện nội dung bằng thơ (giấc mơ hầu mõm
đỏ của Nghệ Hoàng và giấc mơ về bài thơ “dựng bia” của Sử Văn Hoa).

Lê Thị Huế

21


K59- Lý luận Văn học


×